Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Quản lý nhà nước đối với đạo tin lành trên địa bàn tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.6 KB, 31 trang )

Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum

LỜI NÓI ĐẦU
Trong mấy thập kỉ qua, xung đột sắc tộc mang màu sắc tôn giáo nổ ra gây mất ổn
định ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Các thế lực thù địch đã lợi dụng, câu kết với
số cầm đầu các tôn giáo trong âm mưu phá hoại, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu, Liên Xô cũ và ngày nay đang tiếp tục lợi dụng tôn giáo để thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình” đối với các nước còn lại, trong đó có Việt Nam là một trong những
mục tiêu trọng điểm của chúng.
Ở nước ta, từ giữa thập kỷ 80 tình hình tôn giáo có những diễn biến khá phức tạp,
trong đó nổi lên vấn đề đạo Tin lành phục hồi, phát triển nhanh chóng, bất thường đối với
các đồng bào dân tộc ở khu vực Tây nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng đã gián
tiếp tạo nên những nhân tố mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống và
an ninh trật tự nhiều vùng.
Để giải quyết vấn đề cấp bách này được tốt, các cấp ủy Đảng, các ngành liên quan
đặc biệt quan tâm, tìm mọi biện pháp để quản lý tốt hoạt động của đạo Tin lành, nhưng
cho đến nay thực tế vẫn chưa có gì khả quan. Các đối tượng đang thay đổi phương thức
hoạt động nhằm tránh sự kiểm soát, quản lý của chính quyền để chống đối ta. Trong khi
đó việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở cơ sở còn nhiều lúng túng, thiếu thống nhất từ nhận
thức đến chủ trương, biện pháp hành động, công tác phòng ngừa chưa chủ động, hiệu quả
hạn chế và có những khuyết điểm, sai lầm chưa được quản lý, uốn nắn kịp thời.
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ trong
đó có lĩnh vực tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng.
Tình hình hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh đặt ra những yêu cầu mới đối
với công tác quản lý nhà nước và đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực này. Công tác quản lý nhà nước về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh
Kon Tum trong thời gian qua mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên vẫn tồn tại
nhiều hạn chế cần khắc phục, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước… Chính vì
những lý do trên nên em chọn tìm và nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với đạo
Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Để vừa học tập vừa nghiên cứu nhằm nâng cao


kiến thức kinh nghiệm cho bản thân trong lĩnh vực này.

SVTH:

Trang 1

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Phần I: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP
Căn cứ quyết định số 1918/QĐ/HCQG ngày 30/12/2005 của Giám đốc Học viện
Hành chính Quốc gia về việc ban hành quy định về tổ chức thực tập cho sinh viên Đại
học Hành chính hệ chính quy.
I. Kế hoạch thực tập
Thời gian

Những hoạt động chính

Địa điểm

- Liên hệ thực tập;
- Tìm hiểu quy chế cơ quan;
Tuần 1 - Tuần 2

- Tiếp xúc với lãnh đạo và nhân viên của Sở;

(từ 19/02/2013 –
03/3/2013)


- Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức, cơ chế
hoạt động của Sở;

Sở Nội vụ tỉnh
Kon Tum

- Xác định chuyên đề thực tập và xây dựng đề
cương sơ khởi.

- Lập đề cương chính thức;

Tuần 3 - Tuần 6
(từ 04/3/2013 –
31/3/2013)

- Tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện công
việc được giao tại Sở;
- Tìm hiểu, trao đổi các vấn đề với cán bộ chuyên
môn về công tác tôn giáo trên địa bàn và đạo Tin
lành;

Sở Nội vụ tỉnh
Kon Tum

- Thu thập các báo cáo, các tài liệu phục vụ cho
viết báo cáo thực tập;
- Bắt đầu viết báo cáo.


SVTH:

Trang 2

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum

- Tiếp tục công việc tại Sở;
Tuần 7 - Tuần 8

- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập;

(từ 01/4/2013 –
15/4/2013)

- Trình lãnh đạo cơ quan xem xét báo cáo và
nhận xét quá trình thực tập;

Sở Nội vụ tỉnh
Kon Tum

- Tổng kết, rút kinh nghiệm cho đợt thực tập.
II. Những công việc cụ thể
2.1. Nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình thực tập, nhằm tìm hiểu thêm về cơ quan thực tập và chuyên đề báo
cáo thực tập tốt nghiệp, vận dụng và củng cố những kiến thức đã học trong hoạt động
thực tế tại Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, em đã tìm kiếm và nghiên cứu các tài liệu sau:
- Tài liệu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Ủy ban

nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ;
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Sở Nội vụ;
- Các tài liệu, báo cáo của Sở Nội vụ;
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng, tôn giáo;
- Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo;
- Đạo Tin lành ở Việt Nam - Nhà xuất bản Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X;
- Kế hoạch 924/KH-UBND ngày 16/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về
việc triển khai thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành;
- Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ “Hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”;
- Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo;
- Tập tài liệu tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo;
- Các tài liệu về đạo Tin lành;
- Các báo cáo về tình hình hoạt động đạo Tin lành ở Kon Tum.
2.2. Hỗ trợ Sở Nội vụ một số tác nghiệp, nghiệp vụ cụ thể

SVTH:

Trang 3

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Soạn thảo văn bản, in văn bản, photocopy văn bản, giao văn bản tới các phòng
ban…;

- Sắp xếp hồ sơ, công văn, các giấy tờ liên quan đến công việc cần giải quyết;
- Tổng hợp, kiểm tra số liệu từ các huyện, thành phố gửi về cho Sở Nội vụ;
- Rà soát lại lỗi của các văn bản;
- Tham quan các cơ sở tôn giáo: dự lễ đền Trung Lương, các điểm, nhóm của đạo
Tin lành…;
- Tham gia xây dựng sân bóng chuyền ở Sở Nội vụ;
- Tham gia cổ vũ các hoạt động thể thao ở Sở Nội vụ.
III. Kết quả thực tập
3.1. Về kiến thức
 Kiến thức chung
- Nắm được cơ cấu tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước
và thể chế hành chính nhà nước; chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ; nhiệm vụ, quyền
hạn của cán bộ, công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum;
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học với sự giúp đỡ của các cán bộ, công chức
đang làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước;
- Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan thực tập cũng như một số cơ quan khác
tại địa phương thông qua quan sát và tham khảo tài liệu.
 Kiến thức từ chuyên đề báo cáo
- Hiểu biết hơn về các vấn đề tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng;
- Biết rõ hơn đặc điểm của đạo Tin lành ở Việt Nam;
- Nắm được quá trình thâm nhập và phát triển của Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon
Tum hiện nay;
- Nắm được đặc điểm tình hình và hoạt động của Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon
Tum hiện nay;
- Nắm được thực trạng quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon
Tum;
- Thấy được những thành tựu, thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước đối với đạo
Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
- Thấy được hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước đối với đạo
Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum;


SVTH:

Trang 4

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Đã đưa ra được các giải pháp và kiến nghị giúp cho công tác quản lý nhà nước đối
với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt hiệu quả hơn.
3.2. Về kỹ năng
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ
quản lý hành chính nhà nước;
- Trao dồi và hoàn thiện hơn kỹ năng soạn thảo văn bản, viết báo cáo, tổ chức sự
kiện, hội hợp, in văn bản, sử dụng máy photocopy, cách đóng dấu, gửi văn bản tới các
phòng ban…;
- Học hỏi được kỹ năng giao tiếp trong môi trường công sở: Cách giao tiếp với cấp
trên, đồng nghiệp, cấp dưới; cách giao tiếp khi đến các cơ quan khác và với khách đến
làm việc trong cơ quan.
Qua quá trình thực tập em nhận thấy là một người cán bộ công chức thì cần phải
nắm vững những kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành chính, vì thế phải không ngừng
nỗ lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ nhân dân, phải phát
huy vai trò quan trọng của người cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, là cầu
nối giữa nhân dân với nhà nước.
Phần II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
I. TỔNG QUAN VỀ SỞ NỘI VỤ TỈNH KON TUM
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

1.1.1. Vị trí và chức năng
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm:
tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn
thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban
nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Nội vụ.
Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

SVTH:

Trang 5

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ
biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
3. Về tổ chức bộ máy
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối
với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy

ban nhân dân các huyện, thị xã;
b) Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn và đơn
vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các
đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định theo quy định;
c) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập, giải
thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải
thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp
huyện theo quy định để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định
theo thẩm quyền;
đ) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các phòng chuyên môn, đơn
vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh theo
quy định của pháp luật.
4. Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp
a) Xây dựng và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch biên chế trình Hội đồng
nhân dân tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương và thông qua tổng biên
chế hành chính của tỉnh trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp nhà nước;
c) Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo
quy định của pháp luật.
5. Về tổ chức chính quyền
SVTH:


Trang 6

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
a) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp
trên địa bàn;
b) Tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phối
hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội
theo quy định của pháp luật; tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp;
c) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Giúp Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
d) Tham mưu giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; thống kê số lượng, chất lượng đại
biểu Hội đồng nhân dân và thành viên Ủy ban nhân dân các cấp để tổng hợp, báo cáo
theo quy định.
6. Về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính
a) Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định của pháp
luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên quan tới việc thành lập,
sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính, nâng cấp đô thị trong
địa bàn tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; hướng dẫn và tổ chức thực
hiện sau khi có quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền. Giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện, hướng dẫn và quản lý việc phân loại đơn vị hành chính các cấp
theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa giới hành chính của tỉnh
theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội vụ;

c) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố theo quy định của pháp
luật và của Bộ Nội vụ.
7. Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại xã,
phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã;
b) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản
lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
c) Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hướng
SVTH:

Trang 7

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc thực hiện chính sách, chế độ đối
với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm
quyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen
thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ
cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật và

của Bộ Nội vụ; việc phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
của pháp luật;
e) Thống kê, báo cáo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo yêu cầu và theo
quy định của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Phối hợp với các Phòng, Ban liên quan tổng hợp các vấn đề có liên quan trình
Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
9. Về cải cách hành chính
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các nội dung, công việc của cải cách hành chính, bao
gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính; theo dõi,
đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các chủ
trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phối hợp các cơ quan ngành dọc của
Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính;
c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính theo
chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt; việc thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và
Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
tỉnh;
d) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ
tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước và quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính trình phiên họp hàng tháng của
Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính theo quy định;
SVTH:


Trang 8

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
e) Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực
công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở.
10. Về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ
a) Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành
lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ
trong tỉnh. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền đối với các hội, tổ chức phi
Chính phủ vi phạm các quy định của pháp luật, điều lệ hội;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trình Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất và các chế độ, chính sách
khác đối với tổ chức hội theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh ủy nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ
tịch, Ban chấp hành các tổ chức Hội và tổ chức phi Chính phủ.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn chấp hành các chế độ, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ
chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và Trung tâm Lưu
trữ tỉnh;
c) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt "Danh mục nguồn và
thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh"; thẩm tra "Danh mục
tài liệu hết giá trị" của Trung tâm Lưu trữ tỉnh và của các cơ quan thuộc Danh mục nguồn

nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh và Lưu trữ cấp huyện.
12. Về công tác tôn giáo
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn
giáo trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ công tác tôn giáo;
c) Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên
địa bàn tỉnh.
13. Về công tác thi đua, khen thưởng
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
thống nhất quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng; cụ thể hoá chủ trương, chính
SVTH:

Trang 9

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình
thực tế của tỉnh; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh;
b) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua - khen
thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết thi đua; phối hợp với các cơ
quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tổ chức thực
hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc tổ chức và trao
tặng các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp

luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp và theo quy
định của pháp luật;
d) Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng.
14. Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giao theo quy
định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ; giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi
phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định
của pháp luật.
16. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác được
giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo
các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung ương và địa
phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.
17. Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp; số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn, làng,
ấp, bản, tổ dân phố; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,
cán bộ, công chức cấp xã; công tác văn thư, lưu trữ nhà nước; công tác tôn giáo; công tác
thi đua, khen thưởng và các lĩnh vực khác được giao.
18. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
19. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ về
tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính
sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định.
21. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
SVTH:


Trang 10

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
22. Xây dựng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối
quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu của các tổ chức thuộc Sở theo quy
định của pháp luật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm
quyền.
23. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum được miêu tả qua sơ đồ sau đây:

Ban Lãnh đạo

Chi
cục
Văn
thư Lưu
trữ

Ban
Tôn
giáo

Ban

Thi
đua
Khe
n
thư
ởng

Phò
ng

y
dựn
g
Chí
nh
quy
ền

Phò
ng
Côn
g
chứ
c
-Viê
n
chứ
c

Phò

ng
Tổ
chứ
c
Bộ

y

Phò
ng
Côn
g
tác
Tha
nh
niên

Tha
nh
tra
Sở

Văn
phò
ng
Sở

Cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ gồm có:
- Lãnh đạo Sở bao gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn gồm: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Công tác thanh

niên; Phòng Tổ chức Bộ máy; Phòng Công chức - Viên chức; Phòng Xây dựng chính
quyền; BanThi đua - Khen thưởng; Ban Tôn giáo; Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
- Tổ chức sự nghiệp thuộc Sở bao gồm: Trung tâm Lưu trữ tỉnh; Trung tâm Đào tạo,
Bồi dưỡng cán bộ - công chức tỉnh.
Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập các tổ
chức sự nghiệp khác thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
SVTH:

Trang 11

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
1.3. Nhân sự
Số lượng nhân sự của Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum hiện tại có 57 người, gồm cả
lãnh đạo: 01 đồng chí Giám đốc Sở và 04 Phó Giám đốc Sở. Trình độ đội ngũ cán bộ
như sau:
Số lượng

Nam

Nữ

31

26

Trình độ chuyên môn
Dân

Đảng tộc
THPT
viên thiểu Thạc Đại Cao Trung

sỹ
học đẳng cấp
số
CNKT
33

5

4

44

2

5

2

Lý luận chính trị
Cao Đang Trung
cấp, học cấp và
cử
cao tương
nhân cấp đương
11


1

11

1.4. Các mối quan hệ
1. Với Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ
a) Chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh trong quá trình thực hiện nghị quyết
Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân
tỉnh về các mặt công tác được giao.
c) Chịu sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
2. Đối với các Ban của Đảng: Sở phối hợp với các Ban của Đảng trong việc thực
hiện các nghị quyết, quyết định của cấp trên về công tác nội vụ; đồng thời thông qua các
Ban của Đảng, định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất với Ban thường vụ Tỉnh ủy về
công tác nội vụ trên địa bàn tỉnh.
3. Với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Là mối quan hệ giữa quản lý theo ngành
và quản lý theo lãnh thổ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác nội vụ.
4. Đối với các Đoàn thể: Sở phối hợp với các Đoàn thể tổ chức vận động cán bộ,
công chức trong cơ quan tham gia các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ
công tác chuyên môn và nhiệm vụ công tác của Đoàn thể.
5. Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nư ớc về
công tác nội vụ đối với các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra
các doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác nội vụ
theo quy định hiện hành.
1.5. Một số quy trình thủ tục của Sở Nội vụ
- Thủ tục tổ chức lễ hội tín ngưỡng;
- Thủ tục đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở một tỉnh,
thành phố;
SVTH:


Trang 12

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Thủ tục thành lập chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo ở cơ sở;
- Thủ tục đăng ký hoạt động hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều quận,
huyện, thành phố thuộc tỉnh;
- Thủ tục nhận tiền trợ cấp và tiền xe cho các đối tượng chính sách là con dân tộc
thiểu số, con thương binh, liệt sĩ;
- Thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ Tịch nước khen thưởng;
- Thủ tục đề nghị nhà nước khen thưởng cho các cá nhân có quá trình cống hiến lâu
dài trong các tổ chức, cơ quan, đoàn thể;
- Thủ tục đề nghị khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thủ tục tổ chức lại, giải thể các đơn vị;
- Thủ tục thành lập hội đồng, Ban chỉ đạo tổ chức phối hợp liên ngành;
- Thủ tục sáp nhập, hợp nhất hội đồng, Ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành;
- Thủ tục chuyển lương cho cán bộ, công chức cấp xã;
- Thủ tục phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy
ban nhân dân cấp huyện;
- Thủ tục thi nâng ngạch công chức lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương;
- Thủ tục chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành cán bộ công chức cấp huyện, tỉnh;
- Thủ tục thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức…
II. TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về tôn giáo
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội
vì vậy để thay đổi ý thức xã hội cần phải thay đổi tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng

nảy sinh trong tư tưởng con người phải xóa bỏ nguồn gốc gây ra tư tưởng ấy. Khắc phục
dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với cuộc vận động toàn dân đoàn kết
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Sự thống nhất về lợi ích của giai cấp, quốc gia,
dân tộc sẽ tạo điều kiện thống nhất về tư tưởng cho quần chúng nhân dân. Vì vậy phải coi
trọng tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng khoa học cho quần chúng
nhân dân, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa thừa nhận và đảm bảo mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo đều
bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, quyền lợi trước pháp luật. Nhà nước cấm những kẻ lợi
dụng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan và âm mưu, mục đích chính trị phản động.
Ở những thời kì lịch sử khác nhau, vai trò tác động của mỗi tôn giáo đối với đời
sống xã hội khác nhau; quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo dân, giáo sĩ về các lĩnh
SVTH:

Trang 13

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
vực của đời sống xã hội cũng có khác biệt. Vì vậy khi thực hiện chính sách của tôn giáo
phải nhất quán nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, có quan điểm lịch sử khi
xem xét đánh giá và ứng xử với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo là kết quả của quá trình tìm hiểu và kế
thừa những giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo. Đó là Hồ Chí
Minh chủ trương “Đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc”. Với chính sách “Đội quân áo
chùng thâm đi trước, đội quân giày thâm đi sau”, khi tiến hành xâm lược nước ta các thế
lực thù địch đã lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ dân tộc gây ra những mâu thuẫn sâu
sắc giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa những người theo tôn giáo và không theo
tôn giáo. Nhận thức được điều này nên ngay phiên hợp đầu tiên của Chính phủ lâm thời
Người đã chủ trương “Lương giáo đoàn kết”. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín

ngưỡng của nhân dân, tự do là quyền bất khả xâm phạm của nhân dân trong đó có quyền
theo hay không theo một tôn giáo nào.
2.1.2. Khái quát về đạo Tin lành
2.1.2.1. Quan niệm về đạo Tin lành
Về cơ bản, đạo Tin lành vẫn giữ nguyên như Công giáo nhưng về luật lệ, lễ nghi,
cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức Giáo hội có nhiều thay đổi ảnh hưởng khá đậm nét
tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân.
2.1.2.2. Đặc điểm của đạo Tin lành
 Giáo lý cơ bản của đạo Tin lành
- Đạo Tin lành đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất
của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận
36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước. Khác với Công giáo, đạo Tin lành không coi Kinh
thánh là cuốn sách chỉ có một số người được quyền kê cứu, giảng giải mà tín đồ, giáo sĩ
đạo Tin lành đều có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh.
- Đạo Tin lành tin rằng Đức mẹ Maria sinh ra Chúa Giêsu một cách màu nhiệm
nhưng xem bà không phải mẹ Thiên chúa và chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa. Tin
có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng
bái và thờ lạy họ như trong Công giáo. Tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi
trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích hay răng đe, trừng phạt con người.
 Nghi lễ của đạo Tin lành
- Nghi lễ của đạo Tin lành khá đơn giản, đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng
như di vật. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu. Tín đồ đạo Tin lành chỉ
thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó
cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo.
- Tín đồ Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ
có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.
SVTH:

Trang 14


GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
 Tổ chức của đạo Tin lành
- Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mang tính phổ quát cho toàn đạo mà
xây dựng các giáo hội riêng rẻ độc lập với các hình thức khác nhau tùy theo hệ phái và
từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành có cấu trúc hiện đại nhưng được bài trí khá giản đơn.
- Giáo sĩ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo. Các giáo sĩ vẫn có gia
đình bình thường nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền
và vai trò tuyệt đối với các tín đồ.
- Do nghi lễ đơn giản, những tín đồ ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng “giao
thiệp với Chúa”, mặt khác đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hằng
ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục, không có vợ bé,
không cờ bạc, rượi chè…vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.
- Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh,
không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội…là cái bị coi là khác với điều chúa dạy. Vì
lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo,
văn hóa truyền thống của các dân tộc mình.
2.1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành
Tin lành là một trong 6 tôn giáo đang chính thức hoạt động ở nước ta. Thực hiện
quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành cũng tuân theo những nội dung quản lý nhà nước
đối với tôn giáo chung. Vì vậy nội dung quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành cũng được
thực hiện theo những quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Phần thứ nhất: Những nội dung chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm;
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;

- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;
- Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà
nước đối với tôn giáo;
- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm
công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn
giáo.
Phần thứ hai: Những nội dung quản lý cụ thể đối với đạo Tin lành đó là:
- Đăng lý hoạt động tôn giáo;
SVTH:

Trang 15

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức Tin lành trực thuộc;
- Việc mở trường, chiêu sinh, chủng sinh;
- Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử, cách chức, bãi nhiệm mục sư
truyền đạo và các chức vụ lãnh đạo;
- Việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc;
- Đăng ký sinh hoạt tôn giáo hàng năm của các chi hội;
- Việc giảng đạo, truyền đạo của các chức sắc;
- Việc sửa chửa, xây dựng nơi thờ tự;
- Hoạt động từ thiện nhân đạo;
- Việc quan hệ quốc tế.
2.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý nhà nước về
đạo Tin lành
2.1.3.1. Văn bản quy phạm pháp luật

- Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về công tác tôn giáo;
- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;
- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ “Hướng dẫn thi hành
một số điều Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”;
- Chỉ thị số 01/2005/NĐ-CP ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số
công tác đối với đạo Tin lành”;
- Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
2.1.3.2. Các văn bản hướng dẫn của tỉnh
- Kế hoạch 924/KH-UBND ngày 16/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về
việc triển khai thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon
Tum
2.2.1. Sơ lược quá trình thâm nhập, phát triển đạo Tin lành trên địa bàn
tỉnh Kon Tum
Kon Tum nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn từ 13°55’ 15°27’ vĩ độ Bắc đến 107°20’ - 108°32’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp địa phận Quảng
Nam, phía Nam giáp địa phận Gia Lai, phía Đông giáp địa phận Quảng Ngãi, phía Tây có
biên giới dài 142 km giáp Attapeu thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và 95 km giáp
SVTH:

Trang 16

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
với Ratanakiri thuộc Vương quốc Campuchia. Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5
km.

Dân số: 453.200 người, trong đó số nam: 237.100 người; số nữ: 216.100 người
(điều tra dân số ngày 2012). Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 63 tỉnh,
thành phố. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,4%
dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xê Đăng chiếm 25,1%, người Ba Na 12 %; người Giẻ
Triêng 8,1%; người Gia Rai 5,1%... Nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển, tỉ lệ hộ
nghèo còn cao, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn.
Ngay từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Hội Truyền giáo CMA, hội thánh Tin
lành Việt Nam đã triển khai công cuộc truyền giáo lên Tây Nguyên, đặc biệt chú trọng
phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến năm 1975 ở các tỉnh Tây
Nguyên có 61.500 tín đồ, 216 chi hội, 42 mục sư, 91 truyền đạo và 50 truyền đạo sinh,
216 nhà thờ, 42 mục sư. Một trong những thành công của công cuộc truyền giáo là năm
1959 đạo Tin lành được truyền bá vào tỉnh Kon Tum, đến năm 1975 trên địa bàn tỉnh đã
có 130 người theo đạo. Sau năm 1975 do một số chức sắc, tín đồ trên địa bàn tỉnh đã
quan hệ với tổ chức phản động Fulro nên chính quyền đã ngưng các hoạt động của đạo
Tin lành để giải quyết vấn đề Fulro, ổn định tình hình chính trị. Thời gian gần đây, nhiều
nguyên nhân khác nhau như: Dựa vào chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước, đạo Tin lành đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền mở rộng phạm vi ảnh
hưởng và thu hút tín đồ. Các hoạt động truyền đạo phát triển nhanh với các hình thức,
thiết thực nên đã chiếm được cảm tình của đông đảo đồng bào. Đồng thời, tín ngưỡng cổ
truyền của người dân tộc thiểu số tỏ ra không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Với những điều kiện thuận lợi trên, đạo Tin lành đã phát triển nhanh chóng ở Kon Tum
kể cả về số lượng tín đồ cũng như tổ chức.
Theo thống kê năm 2012, toàn tỉnh Kon Tum đã có tổng số hơn 15.000 tín đồ trong
đó có hơn 14.000 tín đồ là người dân tộc thiểu số, thuộc 5 tổ chức, hệ phái Tin lành: Tin
lành thuộc phái truyền đạo CMA, Tin lành Liên hữu Cơ đốc, Tin lành Bắp Tít, Tin lành
Cơ đốc Phúc lâm, Tin lành Cơ đốc Truyền giáo.
2.2.2. Tình hình hoạt động của Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện
nay
2.2.2.1. Đặc điểm tình hình
Về số lượng tín đồ: Kon Tum là tỉnh có số lượng tín đồ theo đạo Tin lành đông với

hơn 15.000 tín đồ, chiếm 2,9% dân số tỉnh. Đồng bào theo đạo trên địa bàn tỉnh đã hình
thành tình cảm, niềm tin tôn giáo, trở thành một thực tế tôn giáo khá ổn định.
Về phân bố: Tín đồ Tin lành phân bố ở hầu hết các huyện, xã, thị trấn. Huyện có số
lượng tín đồ đông nhất là huyện Đăk Glie và thành phố Kon Tum.
Bản tổng hợp tình hình phân bố Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2012:

SVTH:

Trang 17

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum

TT

Huyện,
Thành phố

Tổng
số tín
đồ

Kinh

Giẻ
Triêng



Lăng

Ja
Rai

Ba
Na


Ngao

Co


Đăng

1

Thành Phố
Kon Tum

1.030

365

427

10

17


106

82

11

12

2

Huyện
Đăk Hà

465

236

7

12

11

27

9

44


119

3

Huyện
Đăk Tô

550

213

3

205

31

13

18

22

45

4

Huyện
Ngọc Hồi


38

2

22

4

1

3

0

1

5

5

Huyện
Kon Plong

678

410

1

8


12

23

19

198

7

6

Huyện
Đăk Glei

11.398

115

8.253

2.913

24

19

12


35

27

7

Huyện Sa
Thầy

841

97

5

6

636

14

21

34

28

15.000

1.438


8.718

3.158

732

205

161

345

243

Tổng

Về tổ chức: Trên địa bàn tỉnh có 5 hệ phái Tin lành hoạt động, trong đó có 39 điểm
nhóm và 32 điểm nhóm đã đăng ký hoạt động.
Hệ phái
TT

1

Huyện, Thành Phố

Thành Phố
Kon Tum

CMA


Cơ đốc
Liên hữu

Bắp Tít

Cơ đốc
Phúc lâm

Cơ đốc
Truyền
giáo

15

949

214

2

407

2

Huyện Đăk Hà

1

26


13

10

195

3

Huyện Đăk Tô

6

72

30

18

201

SVTH:

Trang 18

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum


4

Huyện Ngọc Hồi

12

33

17

3

97

5

Huyện Kon Plong

3

47

26

5

10.547

6


Huyện Đăk Glei

462

96

42

8

185

7

Huyện Sa Thầy

337

119

36

136

630

836

1.342


378

182

12.262

Tổng

Về mối quan hệ giữa chức sắc, chức việc với các cấp chính quyền thì được tăng
cường qua các cuộc thăm hỏi của các đoàn đại biểu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân
dịp các ngày lễ và sự tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, huyện, chính quyền
xã với các chức sắc tôn giáo về các vấn đề liên quan như: đất đai, thành lập tôn giáo…
Cũng như những vướng mắc của tín đồ để giúp họ hiểu, tạo sự đồng thuận và tin tưởng
vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2.2.2.2. Hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện
nay
Tín đồ Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum ngày một đông và hầu hết là nhân dân
lao động, có niềm tin tôn giáo sâu sắc, có tinh thần đoàn kết yêu nước, có tinh thần truyền
thống cách mạng và đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.
Hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn trong những năm gần đây đã có những
chuyển biến tích cực, tổ chức chặt chẽ hơn, các chi hội, điểm nhóm có nội bộ ổn định,
sinh hoạt đạo đi vào nề nếp, theo khuôn khổ pháp luật, quan hệ tốt với cấp chính quyền.
Các tín đồ phấn khởi với những thành tựu của đất nước và tin tưởng vào đường lối đổi
mới của Đảng, tích cực xây dựng cuộc sống, hài hòa giữa “Đạo” và “Đời”.
Tuy nhiên, đức tin và nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật của phần đông
các chức sắc, chức việc, người hướng dẫn và bà con tín đồ còn nhiều hạn chế nên dễ bị
những phần tử phản động lợi dụng và kích động để chống phá, gây rối loạn an ninh, chia
rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt một số hệ phái Tin lành chưa được công nhận về
mặt tổ chức, có nhiều hoạt động thu hút tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã
và đang xảy ra tình trạng lôi kéo tín đồ chuyển từ hệ phái này sang hệ phái khác; một số

Mục sư lợi dụng vào thần quyền, giáo lý, lợi dụng vào lòng tin của tín đồ để truyền đạo
trái phép ở những địa bàn là vùng đệm của xã biên giới. Cụ thể tình hình hoạt động của
đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua như sau:
Hoạt động của chi hội và các điểm nhóm đã đăng ký sinh hoạt: Các chi hội Tin lành
và các điểm nhóm được đăng ký tổ chức và hoạt động theo tiêu chuẩn đã quy định, các
chức sắc, chức việc và tín đồ theo đạo cơ bản chấp hành tốt các đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia tích cực các cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
SVTH:

Trang 19

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Hoạt động của các chi hội, điểm nhóm đã đi dần vào nề nếp, hoạt động khá ổn định
và quan hệ tốt với chính quyền địa phương. Một số cá nhân tích cực đã phối hợp với
chính quyền địa phương trong tuyên truyền chính sách, pháp luật cho các tín đồ, phát
động trong tín đồ những phong trào phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động của các chi hội và các điểm nhóm đã đăng
ký sinh hoạt thời gian qua vẫn tồn tại những nhạy cảm và phức tạp: Tổ chức các hoạt
động không đúng với nội dung đã ký, không xin phép trong một số nội dung đã hoạt
động, truyền đạo trái phép, thiếu tổ chức… Các chi hội, điểm nhóm thiếu sự liên kết với
nhau trong quá trình hoạt động như tổ chức kỹ niệm những ngày lễ trọng, cũng như quan
hệ với chính quyền địa phương. Tồn tại các hệ phái khác nhau, chưa có tiếng nói chung,
thống nhất giữa các chức sắc, tín đồ trong toàn tỉnh. Các chức sắc, tín đồ còn nôn nóng
trong việc tu sửa, xây dựng mới các cơ sở thờ tự, chưa hiểu rõ chính sách đất đai của Nhà
nước nên gây khó khăn cho công tác quản lý. Việc quản lý các tín đồ chưa chặt chẽ, còn
tình trạng các tín đồ sinh hoạt chưa đúng địa điểm đăng ký, sự thay đổi số lượng tín đồ

trong các hệ phái không báo cáo kịp thời cho chính quyền. Vẫn còn tồn tại những biểu
hiện coi thường pháp luật, thực hiện pháp luật theo kiểu hình thức, miễn cưỡng. Ở một số
thôn làng vẫn tiềm ẩn những vấn đề khó giải quyết.
Hoạt động của các điểm nhóm Tin lành chưa đăng ký sinh hoạt: Đây là những nhóm
nhỏ, phân tán, chủ yếu sinh hoạt tại gia hay nhà nguyện tự tạo. Số lượng tín đồ ít, chủ yếu
thuộc 5 hệ phái. Các tín đồ hoạt động theo giáo lý, giáo luật. Một bộ phận đã tích cực
tham gia sinh hoạt tại các điểm nhóm và đã được chính quyền hướng dẫn đăng ký sinh
hoạt. Tuy nhiên, có một số cốt cán, tín đồ không chấp nhận đúng quy định, đã tự ý tập
trung sinh hoạt theo từng nhóm, hoạt động tự phát. Các ban chấp sự dùng giáo quyền để
huy động, quyên góp tài chính trái phép, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất
của nhiều hộ dân. Trong thời gian tới, chính quyền cần tăng cường quản lý và hướng dẫn
thủ tục đăng ký sinh hoạt cho các điểm nhóm này.
2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh
Kon Tum
2.2.3.1. Công tác chỉ đạo triển khai các văn bản quy phạm pháp luật
của cấp trên
Sau khi có Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
“Về một số công tác đối với đạo Tin lành”; Kế hoạch 924/KH-UBND ngày 16/6/2005
của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Tỉnh đã tổ chức các chương trình, kế hoạch để chỉ
đạo thực hiện chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Để
tạo sự thống nhất chung trong nhận thức và ý chí hành động của cấp ủy, chính quyền, các
ban, ngành, các cấp trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đối với đạo Tin lành trong tình hình mới. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức hội
nghị quán triệt Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22/2004/NĐ-CP của Chính
phủ; Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 92/2012/NĐ-CP của
Chính phủ cho cán bộ cốt cán các ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố. Sau hội
SVTH:

Trang 20


GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
nghị đã có chương trình kế hoạch cụ thể để chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thị trấn tổ
chức quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên sâu rộng trong đội ngủ cán
bộ chủ chốt, cốt cán của các huyện, thành phố. Công tác quán triệt phổ biến Pháp lệnh
Tín ngưỡng, tôn giáo, các văn bản của Đảng, Nhà nước đối với đạo Tin lành được các
cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ. Một số huyện ngoài việc tổ chức
quán triệt phổ biến trong đội ngũ cán bộ Đảng viên, còn tổ chức phổ biến sâu rộng trong
các chức sắc tôn giáo, hội viên, đoàn viên của các đoàn thể và người có đạo.
Tuy nhiên việc tổ chức quán triệt Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số
22/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị
định số 92/NĐ-CP của Chính Phủ tiến độ còn chậm, chưa tạo được sự phối hợp tốt trong
cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở.
Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo; Nghị
định số 22,92 của Chính phủ đối với các tôn giáo nói chung và Chỉ thị số 01 của Thủ
tướng Chính phủ, nhất là với đạo Tin lành. Tỉnh sẽ tập trung tuyên truyền vận động để
mọi tín đồ tôn giáo hiểu và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo,
tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân; kịp thời phát hiện và kiên quyết nghiêm
trị những kẻ lôi kéo nhân dân nhẹ dạ cả tin, kích động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo,
chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
2.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đạo Tin lành
Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước trên
lĩnh vực tôn giáo, đảm nhận chuyên môn về công tác tôn giáo. Theo nghị định 13,14/NĐCP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, theo đó Ban Tôn giáo thuộc văn phòng Hội đồng nhân
dân - Ủy ban nhân dân tỉnh sáp nhập vào Sở Nội vụ. Bộ máy của Ban Tôn giáo có
Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, có cán bộ quản lý
về đạo Tin lành. Cấp huyện, tỉnh Kon Tum có 07 huyện, thành phố, ở các huyện, phân
công 01 Phó Chủ tịch kiêm nhiệm công tác tôn giáo và các một cán bộ chuyên trách về

tôn giáo, trong đó có đạo Tin lành.
Thực tế cho thấy, khâu tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo tại huyện, thành phố là
khâu quan trọng, đây là đơn vị trực tiếp quan hệ với các chức sắc, chức việc và tín đồ;
trực tiếp xử lý các vụ việc theo quy định hoặc giải quyết tạm thời trong khi chờ sự có mặt
của cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo và đạo Tin
lành ở tỉnh Kon Tum đang ngày càng được cũng cố, hoàn thiện để thực hiện tốt h ơn
nhiệm vụ. Các hoạt động của Sở cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và công tác
tham mưu cho Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý và giải quyết tốt các nhu
cầu của tôn giáo. Nhưng hiện nay, việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm là chưa hợp lý bởi vì
thiếu trình độ chuyên sâu và thời gian dành cho công tác tôn giáo, thiếu kinh nghiệm…
cho nên thiếu tính chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và giải kịp thời các vấn đề
phát sinh của các tổ chức tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng.

SVTH:

Trang 21

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
2.2.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác về đạo Tin lành
Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng trên địa
bàn tỉnh đã có những nỗ lực đáng kể trong việc khắc phục những khó khăn, vượt qua
nhiều thách thức trong công tác trước những diễn biến phức tạp vừa qua, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần cầu tiến và tận tụy với công việc, tạo dựng được mối
quan hệ thân mật với các chức sắc, tín đồ tôn giáo trong toàn tỉnh. Tham mưu cho cấp ủy
chính quyền giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, đúng thời gian quy định
của Nhà nước và những vướng mắc phát sinh hàng ngày.
Nhưng bên cạnh đó đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo chưa

được đào tạo bài bản, thay đổi thường xuyên nên không thể phụ trách được hết địa bàn
rộng, tình hình tôn giáo phức tạp. Trình độ của các cán bộ cấp huyện còn hạn chế nên khó
khăn cho việc trao đổi công việc, thông tin liên lạc với cấp trên, và áp dụng chính sách
pháp luật của nhà nước về tôn giáo. Đa số cán bộ làm công tác tôn giáo là người kinh mà
số lượng người theo đạo là dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn nên khó khăn cho việc
quản lý và trao đổi công việc thường ngày.
Hiện nay, tỉnh đã chú trọng tăng cường cử cán bộ, công chức đi học các lớp nâng
cao chuyên môn, nghiệp vụ quản lý tôn giáo, các buổi tập huấn… để cán bộ, công chức
hoạt động, làm việc trong lĩnh vực tôn giáo hiệu quả hơn.
2.2.3.4. Việc quản lý đối với từng nội dung quản lý cụ thể
Về cơ sở thờ tự, tỉnh đã có các quyết định cho phép xây dựng một nhà thờ, các tín
đồ Tin lành chủ yếu thờ tự tại gia và tại các điểm, nhóm sinh hoạt. Việc sửa chửa, cải tạo
các công trình tôn giáo không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực thì không phải xin
giấy phép xây dựng, nhưng trước khi cải tạo, sửa chửa quản nhiệm chi hội Tin lành phải
thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Mọi cơ sở thờ tự được quản lý chặt
chẽ, tạo sự ổn định cho tín đồ hoạt động.
Về tín đồ, số lượng tín đồ theo đạo Tin lành có sự gia tăng nhanh chóng.

Thời điểm

Tổng số tín đồ theo đạo

Tỷ lệ tăng
%

Năm 1959 – 1973

1.010 người, trong đó: Dân tộc: 1.000 người, Kinh:
10 người


100%

Năm 1975

2.524 người, trong đó: Dân tộc: 2.445 người, Kinh:
79 người

250%

Năm 1986

5.245 người, trong đó: Dân tộc: 5.145 người, Kinh:
100 người

519%

SVTH:

Trang 22

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Năm 1990

8.832 người, trong đó: Dân tộc: 8.682 người, Kinh:
150 người


874%

Năm 2000

8.972 người, trong đó: Dân tộc: 8.780 người, Kinh:
192 người

888%

Năm 2012

15.000 người, trong đó: Dân tộc: 13.562 người,
Kinh: 1.438 người

1485%

Vì vậy, công tác quản lý tin đồ theo đạo ngày càng được chú trọng hơn. Tỉnh đã chỉ
đạo cán bộ trực tiếp đến các huyện, xã để điều tra, thống kê số lượng tín đồ, gia đình theo
đạo để nắm tình hình và kịp thời đưa ra các chính sách, quyết định quản lý phù hợp. Phối
hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý tín đồ.
Đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành thì phải đặc biệt chú trọng vì họ là những
người gần, ảnh hưởng rất lớn đến các tín đồ theo đạo có thể lôi kéo, kích động tín đồ có
những hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Số lượng chức sắc, chức
việc, nhà tu hành, truyền đạo cũng có sự thay đổi bất thường.
Tổng

Sau năm 1975

Năm 1986


Năm 2000

Hiện nay

Tổng số tín đồ

2.524

5.245

8.972

15.000

Số lượng ban chấp sự

0

2

29

58

Số người truyền đạo

1

72


147

250

Số chức sắc

1

1

2

9

Việc phong chức, phong phẩm, đào tạo cho chức sắc tôn giáo, được quản lý chặt
chẽ, thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, quy định, giám sát, kiểm tra của các cơ quan
chức năng Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Tỉnh cũng đã có các chính sách quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đồ dùng việc
đạo như kinh, sách, tượng…, các cơ sở vật chất khác và sinh hoạt tôn giáo. Tiến hành xét
duyệt quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo, việc in, ấn, xuất, nhập các sản
phẩm thuộc văn hóa tôn giáo theo các văn bản quy phạm pháp luật.
2.2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động
của đạo Tin lành
Để đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng.
Các hoạt động thanh tra, kiểm tra được diễn ra ở tất cả các huyện, xã nơi có tín đồ theo
đạo Tin lành và phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động tôn giáo như tổ chức sinh hoạt,
SVTH:

Trang 23


GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
xây dựng nơi thờ tự trái phép, chức sắc tham gia chưa đăng kí… đã có những biện pháp
xử lý. Bên cạnh đó cũng kịp thời phát hiện, ngăn chặn mâu thuẫn giữa các tín đồ theo đạo
và không theo đạo, tranh chấp đất đai làm nơi thờ tự… Đặc biệt, nhờ hoạt động thanh tra,
kiểm tra đã ngăn chặn và bắt các đối tượng lợi dụng truyền bá chống phá nhà nước, xử lý
các tín đồ bị lợi dụng làm mất ổn định an ninh chính trị.
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn
tỉnh Kon Tum
2.3.1. Những kết quả đạt được khi thực hiện quản lý đối với đạo Tin lành
trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý đối với tôn
giao nói chung, đạo Tin lành nói riêng. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ cùng các cơ quan, ban,
ngành thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành, kịp
thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp không ngừng được
cũng cố, bồi dưỡng tạo thành một hệ thống quản lý vững mạnh. Do đó công tác quản lý
nhà nước với đạo Tin lành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự ổn
định chung của hoạt động tôn giáo trên địa bàn.
Được các cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng các ban, ngành chức năng quan tâm
chỉ đạo với tinh thần trách nhiệm cao và phương thức quản lý thích hợp nên công tác
quản lý nhà nước với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh đã được kết quả khá cao. Hoạt động
của đạo Tin lành trong thời gian qua tương đối ổn định, tổ chức, tín đồ theo đạo đều chấp
hành tốt pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương. Mối quan hệ giữa
các chức sắc, tín đồ, người có đạo, người không có đạo được cởi mở, đoàn kết. Khối đại
đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn được giữ vững và phát huy.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến và

thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của
Thủ tướng Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo Tin lành”; Kế hoạch 924/KHUBND ngày 16/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai thực hiện
Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ, thường xuyên làm
tốt công tác tranh thủ tiếp xúc với chức sắc trong các tổ chức Tin lành để nắm bắt tình
hình, tuyên truyền vân động giáo dân thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy vai trò nồng cốt trong công tác vận động,
tập hợp quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Thành lập các tổ chức công tác về các làng có đa số
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, nâng cao
nhận thức về truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết nhân dân, chống âm mưu địch
lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo nhằm chia rẽ dân tộc của các kẻ thù.

SVTH:

Trang 24

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Bên cạnh đó các cơ quan, phòng, ban, ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức các Hội
nghị biểu dương người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, gặp mặt các
chức sắc tôn giáo. Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên gặp gỡ, trao đổi
với các chức sắc, tín đồ tôn giáo để nắm bắt tâm tư, tình cảm và làm sáng tỏ những
vướng mắc, hiểu nhằm giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền tạo ra sự đồng thuận
trong đồng bào có đạo với các cấp chính quyền. Nhân dịp lễ, tết của đồng bào giáo dân
như: Năm mới, lễ Noel, lễ Phục sinh,… lãnh đạo tỉnh đã thành lập các đoàn đến các cơ sở
thờ tự chúc mừng các chức sắc, các tín đồ theo đạo Tin lành nên đã tạo được lòng tin của
họ với chính quyền địa phương.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực phối hợp giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong địa bàn, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trường
lành mạnh trong địa bàn. Thực hiện tốt các chính sách xã hội như giải quyết việc làm, đất
sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, củng cố mở rộng trường lớp nên đời sống của đồng
bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo từng bước được nâng lên.
Qua đó cho thấy, nhận thức của hệ thống chính trị về các quan điểm, chủ trương,
giải pháp để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác tôn giáo
ngày càng đầy đủ, tạo sự đồng thuận về tư tưởng, hành động, cán bộ và nhân dân. Thông
qua công tác tôn giáo và công tác đối với đạo Tin lành đã góp phần quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, hệ thống chính trị được củng cố.
Khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững, tư tưởng, nhận thức các tín đồ tôn giáo
ngày một chuyển biến hơn, thể hiện rõ tính năng động, sáng tạo trên các mặt của đời sống
xã hội, dân chủ được phát huy, mối quan hệ Đảng, Nhà nước và nhân dân được củng cố,
nhận thức và đời sống của đồng bào giáo dân được nâng cao rõ rệt.
2.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên
địa bàn tỉnh Kon Tum
Mặc dù thời gian qua công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành trên địa bàn
tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, song vẫn còn một số hạn chế:
- Nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác đạo
Tin lành trong cấp ủy, chính quyền, cán bộ ở cơ sở còn hạn chế. Một số ít cán bộ, đảng
viên vẫn còn tư tưởng thành kiến, chưa đồng ý cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo Tin
lành. Có nơi cán bộ chưa nắm vững tình hình hoạt động của đạo Tin lành nên để các thế
lực thù địch lợi dụng trình độ văn hóa thấp, sự nhẹ dạ của một số đồng bào theo đạo để
tuyên truyền, kích động lôi kéo vào các hoạt động chống phá chính quyền.
- Việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, đặc biệt là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về một số công tác đối
với đạo Tin lành” vẫn còn hạn chế, chưa thường xuyên. Công tác tuyên truyền và tỷ lệ tập
hợp quần chúng là người có đạo vào các tổ chức đoàn, hội tuy có chuyển biến hơn trước
nhưng chất lượng chưa cao.

SVTH:

Trang 25

GVHD: Kiều Thị Hồng Hà


×