Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.42 KB, 16 trang )

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Ai có quyền tự khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho chính mình ?
a. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm bị xâm phạm
b. Mọi cá nhân.
c. Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp
phụ nữ, Công đoàn cấp trên của công đoàn cấp cơ sở
d. Mọi cá nhân, Công đoàn cấp trên của công đoàn cấp cơ sở
2. Mọi cá nhân có năng lực tố tụng hành vi dân sự, có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại thì
đều có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
a. Đúng
b. Sai
c. Đúng với một số trường hợp
d. Đúng với một trường hợp
3. Trường hợp nào sau đây đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự đối với tranh chấp về giao dịch
dân sự:
a. Bảo đảm điều kiện về chủ thể; thẩm quyền giải quyết của tòa án; Chưa được giải quyết bằng
một bản án, quyết định của Tòa án hay quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu
lực pháp luật.
b. Bảo đảm điều kiện về chủ thể; về thẩm quyền giải quyết của tòa án; Còn thời hiệu khởi kiện
c. Bảo đảm điều kiện về chủ thể; Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của
Tòa án hay quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật; Đã hòa giải
tiền tố tụng
d. Bảo đảm điều kiện về chủ thể; về thẩm quyền giải quyết của tòa án; Còn thời hiệu khởi kiện;
Đã hòa giải tiền tố tụng
4. Ai có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích của
Nhà nước?
a. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức


b. Chỉ có cơ quan, tổ chức


c. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời lợi ích công cộng,
lợi ích của Nhà nước đó phải thuộc lĩnh vực do chính cơ quan, tổ chức đó phụ trách
d. Chỉ có cơ quan Nhà nước
5. Hình thức khởi kiện vụ án dân sự?
a. Bằng văn bản hoặc bằng lời nói
b. Chỉ có thể là văn bản
c. Không nhất thiết bằng văn bản
d. Chỉ có thể trình bày bằng lời nói tại tòa án
6. Khi người khởi kiện gửi đơn khởi kiện cho Tòa án:
a. Nhất thiết phải gửi kèm theo tài liệu chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có
căn cứ
b. Không nhất thiết phải gửi kèm theo tài liệu chứng cứ ngay mà có thể gửi sau khi Tòa án ra
thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ
c. Nhất thiết phải gửi kèm theo đầy đủ tất cả các tài liệu chứng cứ cùng đơn khởi kiện
d. Chỉ cần đơn khởi kiện.
7. Tòa án có thể không phải trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào sau đây?
a. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực tố tụng hành vi dân sự
b. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
c. Chưa đủ diều kiện khởi kiện
d. Hết thời hiệu khởi kiện
8. Sau khi nhận đơn khởi kiện. Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ nội dung theo khoản 4
ĐIều 189 BLTTDS thì thẩm phán:
a. Trả đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện
b. Ra văn bản thông báo yêu cầu người khởi kiện phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy
định pháp luật
c. Tiến hành thụ lý vụ án, sau đó yêu cầu người khởi kiện sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện


d. Tiến hành thụ lý vụ án một cách bình thường

9. Tòa án thụ lý khi:
a. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện
b. Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
c. Người khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện
d. Người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí (nếu không thuộc trường hợp
được miễn)
10. Sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại đến:
a. Chánh án Tòa án trực tiếp trả lại đơn khởi kiện
b. Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện yêu trả lời
c. Viện trưởng VKS cùng cấp với Tòa án trả lại đơn khởi kiện
d. Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện
11. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho:
a. Nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải
quyết vụ án
b. Nguyên đơn, bị đơn, Viện kiểm sát cùng cấp
c. Nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải
quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp
d. Bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án,
VKS cùng cấp
12. Yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ đặt ra đối với:
a. Nguyên đơn
b. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
c. Nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
d. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập
13. Những người nào có quyền phản tố đối với nguyên đơn?
a. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
b. Bị đơn


c. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

d. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập
14. Những yêu cầu nào sau đây được cho là yêu cầu phản tố:
a. Để thấy rõ trách nhiệm của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập
b. Để có cơ sở cho Tòa án bác đơn khởi kiện của nguyên đơn hoặc đơn yêu cầu độc lập của
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
c. Để Tòa án giải quyết trong cùng một vụ án sẽ làm cho việc giải quyết vụ án được nhanh hơn
và chính xác hơn
d. Để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập
15. Những yêu cầu nào sau đây không được cho là yêu cầu phản tố:
a. Yêu cầu của bị đơn để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b. Yêu cầu của bị đơn được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c. Giữa yêu cầu bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm
cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
d. Yêu cầu của bị đơn là cơ sở để Tòa án bác đơn khởi kiện của nguyên đơn hoặc đơn yêu
cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
16. Quyền yêu cầu phản tố phải đưa ra:
a. Trước thời điểm mở phiên tòa
b. Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải
c. Trước khi Hội đồng xét xử ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm
d. Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
17. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công không phải thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn gì sau đây:
a. Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng



b. Làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án
c. Đình chỉ giải quyết vụ án do đương sự không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
d. Tiến hành hòa giải đối với vụ án yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản
Nhà nước
18. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án nào sau đây là 4 tháng?
a. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi
nhận
b. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhận
c. Tranh chấp giữa những người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển
nhượng vốn góp với công ty, thành viên công ty
d. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động
19. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án nào sau đây là 2 tháng?
a. Tranh chấp ly hôn
b. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá
theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
c. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật
20. Tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
21. Để đảm bảo nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự. Mọi vụ án dân sự đều phải được Tòa
án tiến hành hòa giải trước khi đưa vụ án ra xét xử?
a. Đúng
b. Sai
c. Đúng, nhưng trừ trường hợp yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản Nhà
nước
d. Đúng, nhưng trừ trường hợp đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng
lực hành vi dấn sự
22. Ai không có trong thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai, chứng
cứ và hòa giải
a. Thẩm phán chủ trì phiên họp



b. Thư ký tòa án ghi biên bản phiên họp
c. Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát
d. Đương sự
23. Sau khi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tòa án phải gửi quyết định
đó cho VKS trong thời hạn?
a. Ngay sau khi ra quyết định
b. 3 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
c. 5 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
d. 7 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
24. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau thì:
a. Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
b. Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự
c. Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự
d. Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự
25. Đối với vụ án dân sự không có phản tố và không có yêu cầu độc lập thì trường hợp nào sau
đây Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
a. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá
nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó
b. Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo
pháp luật
c. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế
d. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do
26. Đâu không phải là căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
a. Đương sự là người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp
luật.

b. Chấm dứt dại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế


c. Chờ kết quả giám định lại, giám định bổ
d. Sự việc được pháp luật quy định phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết
được vụ án
27. Khi tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thì tiền tạm ứng án phí được giải
quyết:
a. Trả lại cho đương sự cho đến khi tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
b. Vẫn được để ở cơ quan thi hành án
c. Được gửi vào kho bạc Nhà nước
d. Được chuyển về tài khoản của Tòa án đang giải quyết vụ án
28. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
a. 01 tháng, kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định
b. 03 tháng, kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định
c. Kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định cho đến khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa
29. Kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định cho đến khi có quyết định tiếp tục giải quyết vụ
án dân sự
30. Ai không thuộc thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hòa giải:
a. Người đại diện hợp pháp của đương sự
b. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
c. Người giám định
d. Người phiên dịch
31. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn:
a. Ngay sau khi Tòa án ra quyết định
b. 1 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
c. 3 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
d. 5 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định
32. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa do phải thay đổi kiểm sát viên

thì thời hạn hoãn phiên tòa không quá:
a. 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa


b. 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa
c. 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa
d. 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa
33. Trường hợp nào sau đây không thuộc thủ tục bắt đầu phiên tòa?
a. Hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không
b. Hỏi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
không
c. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu không
d. Hỏi người làm chứng hoặc hỏi người giám định
34. Tại phần thủ tục hỏi tại phiên tòa mà nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn
vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì:
a. Bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn
b. Vị trí tố tụng không thay đổi
c. Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa
d. Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
35. Trong vụ án dân sự có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là cá nhân
thì việc xét xử vụ án bằng việc nghe trình bày theo thứ tự nào?
a. Nguyên đơn trình bày yêu cầu khởi kiện của mình, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho nguyên đơn sẽ bổ sung ý kiến
b. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên
đơn
và nguyên đơn bổ sung ý kiến
c. Tùy theo sự thống nhất của nguyên đơn với luật sư
d. Do Chủ tọa phiên tòa yêu cầu.
36. Trường hợp nào sau đây cho dù đã có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền giải
quyết nhưng người khởi kiện vẫn tiếp tục được quyền khởi kiện?

a. Tòa án bác đơn khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện được một trong các bên yêu cầu Tòa án áp
dụng quy định về thời hiệu
b. Tòa án bác đơn ly hôn mà án đã có hiệu lực được 1 năm


c. Toà án bác đơn khởi kiện đòi quyền sử dụng đất cho thuê
d. Chỉ trường hợp c, b
37. Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự không có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi:
a. Do tình trạng sức khỏe của kiểm sát viên mà không có người thay thế
b. Do tình trạng sức khỏe của nguyên đơn
c. Do các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng để họ nhờ người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp
d. Do các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng để họ tự hòa giải
38. Tại phiên tòa, nếu phải chờ kết quả giám định bổ sung hoặc giám định lại thì tòa án ra quyết
định:
a. Tạm ngừng phiên tòa
b. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án chờ kết quả giám định bổ sung hoặc giám định lại
c. Hoãn phiên tòa
d. Đình chỉ giải quyết vụ án
39. Xét xử phúc thẩm dân sự được hiểu là:
a. Việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại bản án của Tòa án cấp sơ thẩm
b. Việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
c. Việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm bị
kháng cáo kháng nghị
d. Việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị
40. Người nào có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toán án cấp sơ thẩm:
a. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
b. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự

c. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
41. Đơn kháng cáo phải được gửi cho:
a. Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sở thẩm


b. Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản án, quyết định sở thẩm
c. Tòa án cấp sơ thẩm đã đã ra bản án, quyết định sở thẩm
d. Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã đã ra bản án, quyết định sở thẩm
42. Ai có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm
a. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với Toàn án đã ra bản án quyết định bị kháng nghị
b. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với Toàn án đã ra bản án quyết định bị kháng nghị
c. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
d. Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
43. Những khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng
a. Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên họp xem xét quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi
có kháng cáo, kháng nghị
b. Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên họp xem xét bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có kháng cáo, kháng nghị
c. Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa xem xét bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định
đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có kháng cáo, kháng nghị
d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng
44. NHững khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng
a. Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự khi có kháng cáo, kháng nghị bản án.
(BLTTDS)
b. Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự khi có kháng cáo, kháng nghị quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
c. Tòa án cấp phúc thẩm mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự khi có kháng cáo, kháng nghị bản án,
quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

d. Cả 3 trường hợp trên đều đúng.
45. Những quyết định nào sau đây có thể bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết theo thủ tục
phúc thẩm:
a. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
b. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án


c. Tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
d. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
46. Thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp (có kiểm sát viên
tham gia phiên tòa, đương sự có mặt tại phiên tòa) đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là:
a. 7 ngày, kể từ ngày nhận được bản án
b. 10 ngày, kể từ ngày tuyên án
c. 15 ngày, kể từ ngày tuyên án
d. 15 ngày kể từ ngày tuyên án (đối với đương sự), 15 ngày kể từ ngày VKS cùng cấp nhận
được
bản án
47. Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn:
a. 7 ngày đối với các quyết định, 10 ngày đối với bản án, kể từ ngày Tòa sơ thẩm tuyên án
b. 5 ngày đối với các quyết định, 10 ngày đối với bản án, kể từ ngày Tòa sơ thẩm tuyên án
c. 7 ngày đối với các quyết định, 7 ngày đối với bản án, kể từ ngày Tòa sơ thẩm tuyên án
d. 5 ngày đối với các quyết định, 7 ngày đối với bản án, kể từ ngày Tòa sơ thẩm tuyên án
48. Tại phiên tòa phúc thẩm mà thời hạn kháng cáo đã hết, người kháng cáo bản án:
a. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được vượt qúa phạm `vi kháng cáo
ban
đầu
b. Không có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo
c. Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo
d. Có quyền bổ sung, nhưng không có quyền thay đổi kháng cáo
49. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:

a. 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, 15 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên, kể từ ngày Tòa
án cấp sơ thẩm ra quyết định
b. 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, 15 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên, kể từ ngày
Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
c. 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, 10 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên, kể từ ngày
Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm


d. 7 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp, 10 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên, kể từ ngày Tòa
án cấp sơ thẩm ra quyết định
50. Chọn khẳng định đúng. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:
a. Nguyên đơn có quyền rút kháng cáo mà không lệ thuộc vào sự đồng ý của bị đơn
b. Nguyên đơn có quyền rút kháng cáo, nhưng phải có sự vào sự đồng ý của bị đơn
c. Nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện mà không lệ thuộc vào sự đồng ý của bị đơn
d. Nguyên đơn có quyền rút đơn kháng cáo, đơn khởi kiện mà không lệ thuộc mà không lệ
thuộc vào sự đồng ý của bị đơn
51. Trong thời hạn chẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán được phân công giải quyết không được
ra quyết định nào sau đây:
a. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
b. Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm
c. Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
d. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
52. Đối với vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử đất mà không có tính chất phức tạp, không có
trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là:
a. 4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo trình tự xét xử phúc thẩm
b. 3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo trình tự xét xử phúc thẩm
c. 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo trình tự xét xử phúc thẩm
d. 1 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo trình tự xét xử phúc thẩm
53. Tòa án cấp phúc thẩm quyết đình đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp nào?
a. Nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế

b. Cơ quan tổ chức đã đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa
quyền và nghĩa vụ tố tụng
c. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc VKS rút một phần kháng nghị
d. Cả hai trường hợp a, b
54. VKS có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ vụ án từ tòa án cấp phúc thẩm chuyển giao?
a. 7 ngày


b. 15 ngày
c. 21 ngày
d. 30 ngày
55. Thành phần xét xử vụ án dân sự theo thủ tục gút gọn
a. 1 thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân
b. 1 thẩm phán và 1 hội thẩm nhân dân
c. 1 thẩm phán
d. 1 thẩm phán, trường hợp đặc biệt 3 thẩm phán
56. Sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự. Chủ tọa phiên tòa
không được tiến hành công việc gì sau đây?
a. Điều hành phiên tòa phúc thẩm
b. Công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị
c. Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay không, hỏi người kháng cáo, kiểm sát viên có thay
đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không
d. Hòa giải dân sự (tòa án chỉ tiến hành hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
57. Đâu không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
a. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền,
nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng
quy định của pháp luật;

c. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không
đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ
d. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
58. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật
thì trong thời hạn bao lâu đương sự được quyền đề nghị với người có thẩm xem xét để kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.


a. 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
b. 2 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
c. 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
d. 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
59. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
a. Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao
b. Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án tòa án nhân
dân cấp tỉnh
c. Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân cấp cao,
Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân cấp tỉnh
d. Trương hợp b, c
60. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền
a. Hủy bản án, quyết định đang được thi hành
b. Ra quyết định đình chỉ thi hành bản án
c. Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án
d. Ra quyết hoãn thi hành bản án, quyết định
61. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
a. 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
b. 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
c. 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

d. 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được kéo dài thêm 2 năm
(nếu đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị)
62. Nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, thì quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi đến:
a. Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực bị kháng nghị, Tòa án có
thẩm quyền giám đốc thẩm
b. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên, Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực bị
kháng nghị


c. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên, Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu
lực bị
kháng nghị, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đang thi hành
d. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên, Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực bị
kháng nghị, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đang thi hành, đương sự
63. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm:
a. 03 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị kèm theo hồ
sơ vụ án
b. 04 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị kèm
theo hồ
sơ vụ án
c. 05 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị kèm theo hồ
sơ vụ án
d. 06 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị kèm theo hồ
sơ vụ án
64. Thẩm quyền nào của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không được ghi nhận trong BLTTDS
2004, SĐ, BS năm 2011.
a. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết
định
đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

b. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử
lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
c. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
d. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
65. Đâu không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
a. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ án;
b. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ
án gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự


c. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng
sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
d. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết
luận
trái pháp luật;
66. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
a. 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị
b. 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
c. 03 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị
d. 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
67. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a. Đình chỉ xét xử phúc thẩm
b. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ
thẩm giải quyết lại vụ án
c. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
d. Cả 3 trường hợp trên




×