Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận trình bày về các thủ tục hành chính bản 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.64 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH
2. CÁC LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
II.
THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ CÁC CẢI
CÁCH THUT TỤC HÀNH CHÍNH
2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
NƯỚC TA HIỆN NAY.
3. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUẾ
III. KẾT LUẬN
PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH DẪN

Lời nói đầu
1


Quản lý hành chính là một hình thức hoạt động của nhà nước, được thực
hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là việc
chấp hành Hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà
nước, nhằm tổ chức một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh
tế, văn hóa xã hội và hành chính – chính trị ở nước ta.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính chủ động, sáng


tạo. Tính chất này gắn liền với việc mặt điều hành của hoạt động quản lý hành
chính, xuất phát từ tính chất và sự phức tạp, phong phú, đa dạng của lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước. Các chủ thể quản lý tìm kiếm các giải pháp xử lý tình
huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Cải cách thủ tục hành chính ngày một
hiệu quả là một phần trong sự sáng tạo đó.
Trong mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn khác nhau, công cuộc cải cách hành
chính phải có những biến chuyển phù hợp với hoàn cảnh quốc tế và nhu cầu phát
triển đất nước. Thực tiễn vừa là cơ sở lý luận vừa là thước đo chất lượng cải cách
hành chính. Cùng với việc tổ chức thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giải
quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.
Cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách trong vấn đề tài nguyên và
môi trường đang tích cực tiến hành đổi mới theo chủ trương chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế thủ tục hành chính hiện nay trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc gây không ít
khó khăn, phiền hà cho người dân. Bài tiểu luận này xin trình bày về các thủ tục
hành chính, sự chồng chéo và cách giải quyết trong vấn đề thuế, hải quan, bảo
hiểm xã hội.
NỘI DUNG
2


I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
Theo nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát hoạt động hành chính của
chính phủ quy định tại khoản 1 điều 3 thì "Thủ tục hành chính” là trình tự, cách
thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Thủ tục hành chính do pháp luật quy định. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ
tục hành chính tạo thành chế định thủ tục hành chính, là chế định quan trọng của
luật hành chính. Bao gồm nguyên tắc thủ tục hành chính và thẩm quyền của các cơ
quan tiến hành thủ tục hành chính; quyền của các bên tham gia thủ tục hành chính;
trình tự tiến hành thủ tục hành chính và nội dung, hình thức văn bản phù hợp với
thủ tục; việc thông qua quyết định cho từng loại thủ tục, truyền đạt đến người thi
hành, việc thực hiện và trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính.
Thủ tục hành chính là phương tiện chuyển tải chính sách, pháp luật của Nhà
nước, là cầu nối giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp với người dân. Thủ tục
hành chính liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp
chính quyền, mà còn liên quan đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với
Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay
ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào,
về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà
nước, các cấp chính quyền quy định, trực tiếp hoặc ủy quyền giải quyết. Chính vì
vậy, cải cách thủ tục hành chính trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong
chương trình công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Đây được xác

3


định là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải
cách hành chính ở nước ta.
Từ đó ta có thể xác định, cải cách thủ tục hành chính là thay đổi phương
thức, quy trình làm việc về thủ tục hành chính với mục đích nhanh, gọn. Cải cách
thủ tục hành chính là một nội dung cụ thể trong cải cách thể chế hành chính, bao
gồm cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực
quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh
nghiệp; cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,

giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh; cải cách thủ tục
hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội
bộ từng cơ quan hành chính nhà nước,…
Do tính chất đa dạng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên không
thể có thủ tục hành chính duy nhất mà có rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau
tương ứng với từng hoạt động quản lý cụ thể. Tùy từng trường hợp mà thủ tục hành
chính được dùng để tổ chức, điều hành các hoạt động mang tính nội bộ trong bộ
máy nhà nước hay để trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến quyền, lợi
ích của các cá nhân, tổ chức trong xã hội nên thủ tục hành chính không chỉ định ra
cho các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước cách thực hiện nhiệm vụ trong quá
trình giải quyết công việc thuộc thẩm quyền mà còn chỉ ra cho các cá nhân, tổ chức
có liên quan các quyền, nghĩa vụ và cách thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó
trong mối quan hệ với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Vì vậy, thủ tục hành
chính hợp lý sẽ tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong bộ máy nhà nước, rút ngắn
thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Thủ tục hành
chính bất hợp lý là mảnh đất tốt cho tệ tham nhũng, cửa quyền, làm giảm lòng tin

4


của nhân dân vào chính quyền. Thủ tục hành chính cần được xây dựng và thực
hiện xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý.
Mỗi thủ tục hành chính chỉ bao gồm những khâu, bước, giai đoạn với sự
tham gia của những chủ thể thực sự cần thiết đểviệc thực hiện thủ tục không bị
lãng phí thời gian, trí tuệ, công sức vào những hoạt động không thiết thực. Như
vậy, thủ tục hành chính vừa dễ thực hiện vừa góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
2. Các loại thủ tục hành chính
Có thể phân loại thủ tục hành chính theo các tiêu chí sau:
-Phân loại theo đối tượng quản lý hành chínhnhà nước. Theo cách phân loại

này, các thủ tục hành chính được xác định cho từng chức năng của bộ máy quản lý
hiện hành.
Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan nhà nước được
giao thực hiện trong quá trình hoạt động của mình.Theo cách phân loại này thì thủ
tục hành chính bao gồm rất nhiều loại như:+ Thủ tục tuyển dụng cán bộ công chức;
+ Thủ tục đăng ký kinh doanh...
-Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan. Các cơ quan chuyên
môn có chức năng thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực mình phụ trách thì cần
phải đảm bảo những thủ tục cần thiết theo yêu cầu của nhà nước để mọi hoạt động
liên quan đến chuyên môn có thể đạt được hiệu quả và đúng pháp luật.
-Phân loại dựa trên quan hệ công tác. Theo cách phân loại này, có thể phân
chia thủ tục hành chính thành ba nhóm: Thủ tục nội bộ, thủ tục liên hệ và thủ tục
văn thư cải cách hành chính không có nghĩa là trong mọi trườnghợp đều phải giảm
bớt giấy tờ, công văn, mà là đảm bảo đủ giấy tờ làm căn cứ đểgiải quyết công việc.

5


Tùy theo chuyên môn cụ thể của từng cơ quan nhà nước mà các cơ quan này xây
dựng các thủ tục văn thư, lưu trữ phù hợp.
II.

THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH

CHÍNH
1. Thực trạng hành chính nước ta hiện nay
Bộ máy hành chính của nước ta là bộ máy hành chính đã được vận hành qua
nhiều thời kỳ, đứng trước đòi hỏi của nền kinh tế mới nó càng ngày càng bộc lộ
những khuyết tật cố hữu không những không theo kịp mà còn tụt hậu so với yêu
cầu phát triển của đất nước, so vớ iyêu cầu và sự kỳ vọng của người dân, doanh

nghiệp. Tổ chức bộ máy vẫn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, thủ
tục điều hành rất nặng nề, gây phiền hà cho dân. Chế độ và trách nhiệm công vụ
không rõ ràng, thiếu minh bạch, năng lực và trình độ của công chức, viên chức còn
thấp, đặc biệt nghiêm trọng là vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực như nhũng
nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng v.v... trong một bộ phận công chức, viên chức.
Một trong những vấn đề cần cải cách cấp bách hiện nay là việc cắt giảm và nâng
cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất
là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp.
Ngày 04/9/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số

181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế "Một cửa" tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương tạo ra cách thức giải quyết công việc hiệu
quả cho công dân, tổ chức thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và công dân
thông qua việc thực hiện cơ chế "Một cửa".
Cơ chế "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân
thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ
đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả"tại
6


cơ quan hành chính nhà nước. Với việc thực hiện cơ chế này, các bộ, ngành và địa
phương đã tích cực rà soát, sửa đổi nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người
dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, thủ tục hành chính trên những lĩnh vực có nhiều bức
xúc như: đất đai, hộ tịch, đầu tư, đăng ký kinh doanh, hải quan, thuế, kho bạc, xuất
nhập khẩu... được rà soát nhiều lần, loại bỏ những thủ tục hành chính phức tạp, gây
phiền hà, bước đầu tạo lập lại niềmtin của người dân và doanh nghiệp vào hoạt
động của các cơ quan công quyền.
Trên cơ sở thực hiện hiệu quả cơ chế "Một cửa"ngày 22/6/2007, Thủ tướng

Chính phủ tiếp tục ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "Một cửa", "Một cửa liên
thông"tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo quyết định số
93/2007/QĐ-TTg. "Một cửa liên thông"là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức,
cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước
cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải
quyết đến trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy cải cách thủ tục hành chính đã có bước tiến đáng kể nhưng nhiều nơi,
nhiều chỗ kết quả giải quyết hồ sơ hành chính trên một số lĩnh vực cho tổ chức,
công dân vẫn còn thấp so với yêu cầu đề ra. Việc triển khai thực hiện cơ chế "Một
cửa", "Một cửa liên thông"còn thiếu đồng bộ, thủ tục giải quyết một số loại hồ sơ
hành chính còn bị cắt khúc theo cấp hành chính, chưa tạo thành quytrình giải quyết
thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Quan hệ phối hợp trong giải quyết hồ sơ
giữa các cấp, các ngành tuy có tiến bộ nhưng ý thức cộngđồng trách nhiệm giữa
các bên chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm...Triển khai "Một cửa" cơ
bản chúng ta đã cắt được tình trạng nhũng nhiễu dân, nhưng trong một số trường
hợp lại tăng thêm quy trình và thời gian. Ví dụ: theo quy định, thời gian hẹn trả kết
quả tính từ lúc nộp hồ sơ, nhưng trên thực tế phải mất rất nhiều thời gian để hoàn
chỉnh hồ sơ; các thủ tục hành chính liên quan đến chính sách xã hội, thay vì chuyển
7


thẳng cho bộ phận chuyên môn (PhòngLao động, Thương binh và Xã hội) xử lý,
trình lãnh đạo ký, đóng dấu thì người dân lại phải qua bộ phận "một cửa" rất mất
thời gian đi lại và thời gian chờ đợi. Tinh thần làm việc, thái độ phục vụ của đội
ngũ cán bộ, công chức ở bộ phận "Một cửa" cứng nhắc, vô cảm, chưa tận tình. Một
phần cũng vì áp lực công việc khá lớn vì "Một cửa" là nơi thường xuyên va chạm,
tiếp xúc trực tiếp vớidân phải nói nhiều, giải thích nhiều, khối lượng công việc
phải giải quyết hàng ngày lại quá lớn mà chế độ, chính sách, quyền lợi lại không có
gì khác biệt so với các chuyên môn khác dẫn đến tâm lý chán nản trong công tác.
Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận cán bộ công chức hành chính chưa từ bỏ được

bản tính cố hữu là cơ chế "xin cho".
Nhận thức rõ thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính và nguyên
nhân của những hạn chế, ngày 10/1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 30/2007/QQD-TTg phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên
các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là Đề án 30). Kế hoạch
thực hiện Đề án này nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong cải cách thủ tục
hành chính, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ,đơn giản, công khai, minh bạch của
thủ tục hành chính; tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần phòng chống tham nhũng
và lãng phí.
Đề án 30 bao gồm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn 1: Thống kê thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính; yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng
ký, chứng chỉ hành nghề, thẻ, phê duyệt, chứng chỉ, văn bản xác nhận, quyết định
hành chính, giấy xác nhận, bản cam kết, biển hiệu, bằng, văn bản chấp thuận và
các loại khác.

8


-Giai đoạn 2: Rà soát thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính,
các yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính.
-Giai đoạn 3: Thực thi các khuyến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính,
mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục
hành chính sau khi đã được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định
Thông qua việc triển khai đề án, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và hướng dẫn
nghiệp vụ cho hàng chục nghìn cán bộ, công chức các ngành, các cấp về nghiệp vụ

thống kê, rà soát thủ tục hành chính. Riêng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ
tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức trên 60 khóa tập huấn cho 87
tổ công tác của 24 bộ, ngành và 63 địa phương, hướng dẫn trực tiếp hàng ngàn cán
bộ chủ chốt của các đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương về cách thức thống kê và
rà soát thủ tục hành chính. Công tác này không chỉ có tác dụng phục vụ trực tiếp
cho giai đoạn thống kê, rà soát thủ tục hành chính mà còn có tác dụng thiết thực
trong việc góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cũng là bước
chuẩn bị chủ động cho việc triển khai giai đoạn đơn giản hóa thủ tục hành chính tới
đây. Nhìn một cách tổng thể, đề án 30 được triển khai hết sức khẩn trương, nghiêm
túc, bảo đảm đúng tiến độ theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Những kết
quả tích cực đã đạt được trong giai đoạn thống kê và rà soát thể hiện rõ bước
chuyển cơ bản của khâu đột phá, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình cải cách
thủ tục hành chính, đưa nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính đi vào chiều sâu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai đề án không
tránh khỏi những tồn tại và nhược điểm. Thứ nhất, do chưa nhận thức đầy đủ về ý
nghĩa, tầm quan trọng của đề án nên vẫn có tình trạng lãnh đạo một số bộ, ngành
và địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa dành sự quan tâm thỏa đáng,
cần thiết để chỉ đạo triển khai; thứ hai,chất lượng thống kê, rà soát chưa đồng đều,
9


tiến độ còn chậm so với thời gian quy định; thứ ba, do thời gian triển khai ngắn,
khối lượng công việc nhiều, công việc lại mới mẻ, phức tạp nên phải vừa làm vừa
điều chỉnh, rút kinh nghiệm; thứ tư, nguồn lực cả về con người cũng như tài chính
chậm được bố trí kịp thời. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích và
thu hút cán bộ có chuyên môn cao tham gia đề án. Ở một số bộ, ngành, địa
phương, vẫn còn tình trạng cán bộ không muốn về làm việc tại tổ công tác thực
hiện đề án 30.
2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
NƯỚC TA HIỆN NAY.

Những năm trước đây nhiều người dân, doanh nghiệp hay phàn nàn về thủ
tục hành chính (TTHC) còn mất thời gian tốn kém chi phí, phức tạp. Chính vì lẽ
đó, thời gian gần đây Chính phủ thực hiện rất quyết liệt, nhất là Bộ Tài chính đã
mạnh dạn đưa ra các chủ trương cải tiến TTHC, trong đó có TTHC trong lĩnh vực
thuế. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Tài chính đã tổ
chức triển khai và chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp, biện pháp về mặt chính sách và quản lý để đẩy mạnh công tác cải cách
TTHC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đáp ứng tối đa theo yêu cầu
của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của xã hội, nhân dân, cộng đồng
doanh nghiệp và của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ những chủ trương đó, một trong những lĩnh vực dễ nhận thấy là ngành
thuế, hải quan đã đi đầu trong tiết giảm TTHC và đã có được kết quả đáng khích lệ.
Những chủ trương của Bộ Tài chính đưa ra được người dân đồng tình, các cơ quan
trong bộ chủ quản, cán bộ, công chức trực tiếp làm ở lĩnh vực TTHC đã tích cực
nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để cải tiến, giảm thời gian đi lại của người dân,
doanh nghiệp, tiết kiệm kinh phí. Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đã ban hành
10


Thông tư số 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và mẫu
biểu của 7 Thông tư nhằm cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế. Thông tư
đã bãi bỏ, đơn giản nhiều bảng kê; làm rõ căn cứ xác định thuế hộ nộp thuế khoán
được miễn, giảm; sửa đổi, bổ sung nội dung về khai, nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp theo hướng đơn giản hơn.
Theo tính toán việc triển khai đồng bộ các nội dung của Thông tư này cắt
giảm 201,5 giờ làm thủ tục về thuế cho người nộp thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính
đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều quy định về thuế. Theo đó đã sửa đổi, bổ sung về các loại thuế có tác động
làm giảm số giờ nộp thuế và tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế, như: Về thuế

thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bỏ quy định khai tạm tính thuế TNDN theo quý,
theo đó doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khai quyết toán thuế TNDN một lần/năm
và tạm nộp theo quý. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT), nâng mức doanh thu khai
thuế GTGT theo quý từ dưới 20 tỷ đồng/năm lên 50 tỷ đồng/năm… Tổng số giờ
nộp thuế giảm được khi thực hiện các giải pháp của Nghị định 91/2014/NĐ-CP là
88,36 giờ. Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua
tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII Luật thuế sửa đổi, bổ sung 5 Luật thuế và Luật
Quản lý thuế. Với các giải pháp quy định trong Luật thuế, theo tính toán cắt giảm
thêm khoảng 80 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp. Như vậy, với việc triển khai đồng
bộ các giải pháp quy định tại các Luật, Nghị định và Thông tư quy định về thuế
nêu trên đã cắt giảm được 370 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.
Việc giảm được giờ kê khai thuế đã góp phần tiết kiệm chi phí đi lại cho
doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian… Có thể nói việc tiết kiệm này đã giảm chi phí
hàng nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp trong một năm. Hay ngành hải quan, khi
thông qua TTHC triển khai nhanh gọn, các mục kê khai TTHC qua mạng điện tử
đã giảm bớt các thủ tục cho các đơn vị, doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có uy
tín được ưu tiên cấp luồng xanh nên rất thuận lợi và nhanh chóng được thông quan
11


dẫn đến hàng hóa không bị ứ đọng tại cửa khẩu hay cảng biển. Qua đó cho thấy,
nếu thông quan nhanh hơn một ngày sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp mỗi năm hàng
tỷ đô la bởi đỡ tốn tiền lưu kho, lưu bãi. Việc này rất quan trọng và có ý nghĩa đối
với người dân và cộng đồng doanh nghiệp bởi tiết kiệm thời gian, chi phí bỏ ra.
Tôi đánh giá rất cao về chủ trương của Bộ Tài chính trong việc cải tiến TTHC,
người dân, doanh nghiệp phấn khởi hơn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho
người dân.
Trước đây, khi sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành thì hàng tháng
doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục mua hóa đơn. Cứ từ ngày 20 trở đi, nhân viên
kế toán của doanh nghiệp phải xếp hàng rồng rắn tại các chi cục thuế để mua hoá

đơn. Nếu suôn sẻ, thì bình quân mỗi nhân viên kế toán mất khoảng 1,5 giờ đồng hồ
đi - về, xếp hàng chờ đến lượt mua hoá đơn mất khoảng 1,5 giờ và mất thêm 2 giờ
để đóng dấu lên từng tờ hoá đơn. Ngoài ra, hàng tháng, nhân viên kế toán cũng
phải mất chừng ấy thời gian chỉ để báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn với cơ quan
thuế.Các thủ tục này được đặt ra với các mục đích bảo đảm tuân thủ trong việc nộp
thuế giá trị gia tăng (GTGT) thông qua quản lý số lượng hàng hóa, dịch vụ mua
vào và bán ra của các đơn vị kinh doanh; cung cấp bằng chứng về lượng thuế
GTGT phải nộp cũng như là cơ sở hoàn thuế cho đơn vị kinh doanh; phòng ngừa
và hạn chế việc gian lận thuế GTGT. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy ngoài mục tiêu
cung cấp bằng chứng về lượng thuế GTGT phải nộp cũng như là cơ sở hoàn thuế
cho đơn vị kinh doanh, các TTHC này đã không đạt được các mục tiêu đặt ra là
bảo đảm việc tuân thủ trong việc nộp thuế GTGT thông qua việc quản lý số lượng
hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra của các đơn vị kinh doanh; đồng thời, phòng
ngừa và hạn chế việc gian lận thuế GTGT. Cụ thể là, đơn vị kinh doanh vẫn có thể
gian lận thuế GTGT thông qua việc (1) bán hàng không xuất hóa đơn GTGT; (2)
kê khai giá trị hàng hóa khác nhau giữa các liên hóa đơn; (3) làm giả, tẩy xóa hóa
đơn có giá trị nhỏ thành hóa đơn có giá trị lớn nhằm kê khai hoàn thuế GTGT.
12


Với các bất cập nêu trên, các TTHC này được đề xuất đơn giản hóa theo
hướng mở rộng các đối tượng được quyền sử dụng hóa đơn tự phát hành theo các
tiêu chí được Bộ Tài chính quy định; các tổ chức, cá nhân phải tự tổ chức các điều
kiện để có thể tự in hóa đơn để sử dụng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh
và chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hóa đơn của mình để phục vụ kinh
doanh. Chỉ áp dụng việc mua hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ Tài chính phát hành
đối với các tổ chức mới thành lập, các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, không có khả
năng tự in hóa đơn. Chính phủ đã ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số
51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định
tại Điều 6 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã chuyển từ mua hóa đơn VAT
do Bộ Tài chính phát hành sang sử dụng hóa đơn tự in đối với các doanh nghiệp,
ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp
đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
Theo đánh giá, việc thực hiện cơ chế sử dụng hoá đơn tự in là một trong hai
chính sách cải cách TTHC mạnh mẽ nhất của ngành tài chính đã được xã hội đón
nhận. Doanh nghiệp đánh giá cao cơ chế này cũng như cơ chế tự tính, tự khai và tự
nộp thuế, bởi nó phù hợp với cuộc sống và mang lại những lợi ích thiết thực.
Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và
Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ phân loại đối tượng để quy định tần
suất kê khai thuế GTGT theo hướng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa kê khai thuế
GTGT 03 tháng/lần; các doanh nghiệp lớn: kê khai thuế GTGT 01 tháng/lần.
3. Ý kiến đóng góp cải cách thủ tục hành chính thuế:
13


Một là tăng cường công tác rà soát và hoàn thiện các văn bản quy định về
thủ tục hành chính. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể về sửa đổi,
bổ sung các văn bản luật quan trọng về tổ chức bộ máy, rà soát, ban hành các văn
bản quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp và ban
hành các thể chế về công chức, công vụ, về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp dịch vụ công.
Hai là đơn giản hóa thủ tục hành chính tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh và thuế của nhân dân nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành
chính từ khâu dự thảo đến việc thực thi trên thực tế, đồng thời tăng cường kỷ luật,

kỷ cương hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
Ba là tiếp tục xây dựng và triển khai việc ứng dụng công nghệ hiện đại đặc
biệt là Chính phủ điện tử khi thực hiện các thủ tục hành chính nhằm giúp đơn giản,
nhanh gọn các thủ tục hành chính. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành
tập trung, thống nhất của Chính phủ và hệ thống hành chính các cấp. Chính phủ sử
dụng công nghệ thông tin và viễn thông để tự động hóa và triển khai các thủ tục
hành chính, cho phép công dân truy cập các thủ tục hành chính thông qua các
phương tiện điện tử như internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác. Chính
phủ làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày/tuần, người dân có thể thụ hưởng
dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu.
III.

Kết luận

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta cũng đã chỉ rõ sự
cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng
14


góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội. Chúng ta đã tiến hành
cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng
khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải
cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành
chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra
ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách.
Cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục thuế vẫn đang được tiến
hành từng giai đoạn. Về cải tiến TTHC tuy đã đạt được những kết quả như vậy, có
thuận lơi hơn rất nhiều so với trước đây nhưng Chính phủ và Bộ Tài chính cần tiếp
tục cải tiến lĩnh vực này tốt hơn nữa. Các doanh nghiệp mong muốn Bộ Tài chính

tiếp tục đưa ra những kế hoạch, những chiến lược để làm sao giảm thời gian làm
TTHC, đi lại cho các doanh nghiệp, không còn hiện tượng ách tắc, gây phiền hà
trong lĩnh vực TTHC nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc quản lý của nhà nước.
Cộng đồng doanh nghiệp và người dân mong muốn những lĩnh vực như kê
khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục cải tiến văn bản, có các giải pháp
hướng dẫn không chỉ đối với các cán bộ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
trong quản lý mà còn có biện pháp hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp tiếp
cận được TTHC nhanh nhất, thuận lợi nhất. Đồng thời tiết kiệm được chi phí đi lại
của người dân, doanh nghiệp khi đến các cơ quan làm các TTHC.
Khi cải cách thủ tục hành chính đạt được một hiệu suất tuyệt vời thì khi đó
nền hành chính sẽ hoạt động một cách tối đa. Việc giải quyết các công việc liên
quan đến hành chính của người dân, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ nhanh
chóng và hiệu quả. Chính phủ khóa mới đã đi vào hoạt động, chúng ta hãy cùng hi

15


vọng vào một nền hành chính thành công, tiện lợi và nhanh chóng sẽ xuất hiện
trong tương lai không xa.

PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH DẪN
Giáo trình luật hành chính đại học kiểm sát Hà Nội
Báo cáo của Tổng cục thuế bộ tài chính
Luật quản lý thuế 2006
Nghị định số 91/2014/NĐ-CP của chính phủ
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của chính phủ
Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ
Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính
Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính
Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của chính phủ

Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của chính phủ
Nghị định Về kiểm soát thủ tục hành chính Số: 63/2010/NĐ-CP
Quyết định số 30/2007/QQD-TTg của thủ tướng chính phủ
Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
Thông tư số 119/2014/TT-BTC của bộ tài chính

16


Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính
Phát biểu của TS. Ngô Hải Phan Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành
chính, Bộ Tư pháp
Phát biểu của Ông Đỗ Văn Vẻ đại biểu quốc hội tỉnh Thái Bình bên lề kỳ
họp thứ 9 quốc hội thứ XIII

17



×