Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2003


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2003


MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài

An giang là một tỉnh có cơ cấu nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng. Quá
trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh cũng là quá trình phát triển và đổi mới
các hình thức kinh tế hợp tác trong đó chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp. Kinh tế
hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp thực tế đã đạt được những thành tựu nhất định


và có vai trò khá quan trọng đối với việc ổn định sản xuất, cải thiện đời sống nông
dân, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh.
Đảng và Nhà nước đã khẳng định, kinh tế hợp tác và nòng cốt là hợp tác xã
cùng với kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Làm được điều này bản thân hợp
tác xã phải đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, từ sau những chủ trương đổi mới của Đảng
và Nhà nước về kinh tế nông nghiệp, về đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã trong
điều kiện hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, các hợp tác xã nông nghiệp của An giang
nằm trong tình trạng chung của các hợp tác xã trong cả nước là có sự phân hoá.
Một số hợp tác xã ra đời, thích ứng kịp thời thì tiếp tục phát triển và mở rộng loại
hình dịch vụ; Song vẫn còn khá nhiều hợp tác xã yếu kém, hoạt động cầm chừng,
có nơi tan rã. Một nguyên nhân trong những nguyên nhân liên quan đến công tác
quản lý, trong đó quản lý về tài chính là trọng yếu.
Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý tài chính đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững ở các hợp tác xã nông nghiệp
tỉnh An giang là yêu cầu cấp thiết.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
ƒ

Làm rõ cơ sở lý luận về sự cần thiết ra đời và tồn tại hợp tác xã nông

nghiệp; Sự cần thiết hoàn thiện công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp trong
điều kiện kinh tế hiện nay.
ƒ

Đánh giá hiện trạng tình hình tài chính ở các hợp tác xã, trên cơ sở đó tìm ra

những mặt được và những tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân.
ƒ


Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính hợp

tác xã nông nghiệp trong thời gian tới.
3.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động và tài chính của các hợp tác
xã nông nghiệp dịch vụ (không bao gồm hợp tác xã Thuỷ Sản) trên địa bàn tỉnh
An giang.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

1


ƒ

Phương pháp điều tra, thống kê: Dựa trên tình hình khảo sát thực tế tại các

hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An giang; Các số liệu thu thập được từ Sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn tỉnh An giang, Liên minh hợp tác xã tỉnh An giang, Cục Thống kê
tỉnh An giang.
ƒ

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích hiện trạng các hợp tác xã nông


nghiệp trên địa bàn tỉnh An giang từ khi Luật hợp tác xã có hiệu lực đến năm 2002 để
nhận định, tổng hợp tình hình về hoạt động và tài chính hợp tác xã nông nghiệp.
ƒ

Phương pháp tổng luận: Lý giải và đề xuất một số giải pháp cần thiết góp

phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các hợp tác xã tỉnh An giang.
5.

Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương, với 70 trang, cụ thể:
ƒ

Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp:

Từ trang 1 đến trang 13.
ƒ

Chương 2: Hiện trạng công tác quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp

tỉnh An giang: Từ trang 14 đến trang 51.
ƒ

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong hợp

tác xã nông nghiệp tỉnh An giang: Từ trang 52 đến trang 70.

2



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

NHÀ
DOANH NGHIỆP

YẾU TỔ
BÊN NGOÀI

NHÀ
KHOA HỌC

YẾU TỐ
BÊN TRONG

HTX NÔNG NGHIỆP
DỊCH VỤ
Phục
vụ

DỊCH VỤ ĐẦU VÀO

Cung
ứng
giống
cây
trồng,
vật

nuôi

Cung
cấp
dịch
vụ
thuỷ
nông

Cung
ứng
dịch
vụ cày
xới

Cung
ứng
vật tư
nông
nghiệp

Mua

KINH TẾ HỘ

Bán

DỊCH VỤ ĐẦU RA

Thực

hiện
tiêu
thụ
sản
phẩm

Cung
ứng
chuyển

giao
tiến bộ
kỹ
thuật…

Bảo
quản
sản
phẩm
….

1.1 Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm
ƒ Hợp tác xã: Theo Luật hợp tác xã Việt Nam, Điều 1, hợp tác xã được định
nghĩa như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện
có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. [1]
ƒ Hợp tác xã nông nghiệp: Theo Nghị định 43/CP của Chính phủ (29.4.1997)

về việc ban hành Điều lệ mẫu Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp được

3


định nghĩa: “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những
người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra
theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm
giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình
của các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông
thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. [2]
Từ định nghĩa trên về hợp tác xã nông nghiệp, có thể rút ra mấy đặc điểm chủ yếu sau:
ƒ Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tự chủ của những người nông
dân, người lao động tự nguyện lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã.
ƒ Hợp tác xã nông nghiệp không tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung mà chỉ
tổ chức hoạt động dịch vụ, hỗ trợ cho kinh tế hộ xã viên như: Tưới – tiêu nước; Phòng
trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; Cung ứng vật tư, phân bón thuốc trừ sâu….
ƒ Hợp tác xã nông nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ khác nhau
như: Chế biến, tiêu thụ nông sản… phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển
nông thôn và đời sống của xã viên.
1.1.2 Cần thiết khách quan ra đời và tồn tại loại hình hợp tác xã nông nghiệp
Gần nửa thế kỷ qua, hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta đã trải qua nhiều
thăng trầm. Sau một thời gian tồn tại, mô hình hợp tác xã “kiểu cũ” ngày càng tỏ ra
không phù hợp với đặc điểm yêu cầu của sự phát triển kinh tế trong điều kiện mới.
Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ chính trị (05/4/1988) ra đời đã đánh dấu bước chuyển
biến cơ bản với chủ trương coi hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận
khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng khác với hợp tác xã, còn chủ động
phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ với nhiều hình thức.
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và

có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
Trong các thành phần đó, kinh tế tư thương đang chi phối, lấn át. Thể hiện:

4


NHÀ CUNG
CẤP

NÔNG HỘ

NHÀ TIÊU
THỤ

Với sơ đồ trên ta thấy, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân
chịu sự chi phối của hai đối tượng: Nhà cung cấp và Nhà tiêu thụ. Nếu mọi hoạt động
dịch vụ giữa nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình sản xuất hay giữa nông
hộ và nhà tiêu thụ sản phẩm trong quá trình tiêu thụ diễn ra theo quan hệ trực tiếp, tay
đôi thì:
ƒ Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào: Thị trường dịch vụ của nhà cung
cấp sẽ trở thành thị trường của người bán, đặc điểm của thị trường này là nhiều người
mua nhưng ít người bán, lợi thế thuộc về người bán. Mặt trái của tư thương là khi bán
thì gìm hàng, nâng giá lúc khan hiếm. Hộ nông dân với tư cách là người mua dịch vụ
sẽ bị chèn ép về giá cả và chất lượng.
ƒ Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ đầu ra): Tương tự như vậy, hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của nông hộ diễn ra, thị trường lúc này trở thành thị trường của
người mua, đặc điểm của thị trường này là ít người mua nhưng lại nhiều người bán, lợi
thế lúc này lại thuộc về người mua – tư thương với vai trò là người mua sẽ gìm giá, ép
giá thiệt thòi sẽ trút hết cho nông dân gánh chịu.
Như vậy, việc hộ nông dân tự mình chống chọi và đương đầu với những quan hệ

mua – bán trong cơ chế thị trường với sự chèn ép của tư thương như vậy thì dù mỗi
người dân có cố gắng đến đâu, có làm việc cật lực đến mấy cũng không được đền đáp
xứng đáng, đúng với công sức bỏ ra. Vả lại, nếu tránh tình trạng chèn ép của tư
thương, nông hộ tự mình đảm đương cả phần dịch vụ đầu vào, tự lo đầu ra sản phẩm
sản xuất ra thì không đảm trách xuể hoặc nếu đảm trách thì hiệu quả không cao. Chỉ có
một con đường đó là các nông hộ có cùng nhu cầu liên kết lại với nhau dưới những
hình thức thích hợp thì mới tháo gỡ những khó khăn, hạn chế thiệt hại trong sản xuất
và tiêu thụ, đảm bảo ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân. Một trong
những hình thức hoàn chỉnh nhất của các hình thức hợp tác trong nông nghiệp đó là
Hợp tác xã nông nghiệp.

5


Hợp tác xã nông nghiệp ra đời đã trở thành “Hộ nông dân lớn”, một “Hộ nông
dân chung” đứng ra làm dịch vụ cho mọi nhà. Thể hiện:

HTX NÔNG NGHIỆP
DỊCH VỤ
Phục
vụ

DỊCH VỤ ĐẦU VÀO

Cung
ứng
giống
cây
trồng,
vật

nuôi

Cung
cấp
dịch
vụ
thuỷ
nông

Cung
ứng
dịch
vụ cày
xới

Cung
ứng
vật tư
nông
nghiệp

Mua

KINH TẾ HỘ

Cung
ứng
chuyển

giao

tiến bộ
kỹ
thuật…

Bán

DỊCH VỤ ĐẦU RA

Bảo
quản
sản
phẩm

Thực
hiện
tiêu
thụ sản
phẩm


1.1.3 Cơ sở của sự ra đời và phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa; Trên cơ sở tổng kết thực tiễn kinh tế hợp tác ở nước ta
nhất là kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trong những năm đổi mới và kết hợp nghiên
cứu tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của quốc tế về phát triển hợp tác xã để xây
dựng mô hình hợp tác xã phù hợp với đặc điểm cụ thể của đất nước, tháng 3/1996
Quốc hội nước ta đã thông qua Luật hợp tác xã. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất, Luật đã
xác lập tư cách pháp nhân và tạo điều kiện khuyến khích phát triển hợp tác xã trên
phạm vi toàn quốc và ở mọi lĩnh vực hoạt động.

Sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực (01/01/1997), hàng loạt các văn văn bản dưới
luật cũng được ban hành nhằm hoàn thiện và hỗ trợ hợp tác xã, chẳng hạn: Nghị định
43/CP về Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp, Nghị định 15/CP về Chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác xã, Nghị định 16/CP về Chuyển đổi đăng ký hợp tác xã và tổ
chức hoạt động của liên hiệp hợp tác xã, Nghị định 02/CP về Quản lý Nhà nước đối

6


với hợp tác xã. Ban bí thư Trung Ương đã có Chỉ thị 68CT/TW về phát triển kinh tế
hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế…..
Có thể nói hai văn bản quan trọng: Luật Hợp tác xã và Nghị định 43/CP đã là cơ
sở pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, giúp hợp
tác xã thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
1.2 Nội dung quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các hợp tác xã luôn có các
hoạt động trao đổi, các điều kiện và kết quả sản xuất thông qua các công cụ tài chính
và vật chất. Do vậy, bất kỳ hợp tác xã nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài
chính đa dạng và phức tạp. Các mối quan hệ tài chính được chia thành các nhóm chủ
yếu sau:
Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa hợp tác xã với thị trường tài chính và các
tổ chức tài chính. Thể hiện trên các mặt hoạt động:
· Hợp tác xã vay vốn của các tổ chức tài chính như ngân hàng, bảo hiểm,
các trung gian tài chính….
· Hợp tác xã tham gia các hoạt động đầu tư tài chính.
Thứ hai, quan hệ tài chính giữa hợp tác xã với thị trường (hàng hoá và thị
trường lao động) thông qua các quan hệ thanh toán cho các dịch vụ về hàng hoá và lao
động.
Thứ ba, quan hệ tài chính giữa hợp tác xã với Nhà nước để giải quyết các

nghĩa vụ tài chính theo pháp luật.
Thứ tư, quan hệ tài chính trong nội bộ hợp tác xã. Đó là các khía cạnh tài
chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của hợp tác xã
(Cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ
nội bộ trong hợp tác xã…)
Như vậy, quản lý tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp là sử dụng các công cụ
và biện pháp tác động vào hoạt động tài chính của hợp tác xã (thể hiện ở các mối quan
hệ tài chính) nhằm tạo điều kiện trợ giúp, kiểm soát quá trình kinh doanh và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của hợp tác xã.

7


1.2.2 Nội dung của công tác quản lý tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp:
1.2.2.1 Tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp:
a. Tài sản và nguồn hình thành:
Đối với một hợp tác xã, muốn tiến hành sản xuất – kinh doanh, dịch vụ phải
có những phương tiện – Tài sản và tài sản này có thể có được từ nhiều nguồn khác
nhau.
a1. Tài sản của hợp tác xã: Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác,
tài sản của hợp tác xã bao gồm: tài sản lưu động và tài sản cố định.
- Tài sản lưu động là những tài sản được kỳ vọng chuyển thành tiền
trong vòng một chu kỳ hoạt động hay một năm. Tài sản lưu động bao gồm những
thành phần chủ yếu sau: Tiền và các tài sản tương đương tiền; Các khoản phải thu; Vật
tư, hàng hoá tồn kho.
Tài sản lưu động có tác dụng đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến
hành liên tục.
- Tài sản cố định là những tài sản được đầu tư dùng để phục vụ cho
quá trình hoạt động - sản xuất ,dịch vụ trong hợp tác xã. Tài sản cố định bao gồm
những thành phần chủ yếu sau: Máy móc, thiết bị và dụng cụ quản lý; Phương tiện vận

tải; Nhà, xưởng và vật kiến trúc..
Tài sản cố định có tác dụng đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh của hợp tác
xã.
a2. Nguồn hình thành tài sản:
Theo Thông tư 48, nguồn vốn hợp tác xã sử dụng cho sản xuất kinh
doanh dịch vụ bao gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
(1) Vốn góp của xã viên: Đây là vốn quy định đóng góp khi xã viên
gia nhập hợp tác xã và cũng là một trong những điều kiện để nông hộ trở thành xã
viên. Vấn đề mức, hình thức và thời hạn góp vốn do điều lệ của từng hợp tác xã quy
định. Mức đóng góp của xã viên có thể nhiều hơn mức tối thiểu “Nhưng ở mọi thời
điểm không vượt quá 30% tổng số vốn điều lệ của hợp tác xã”[3].
Như vậy, một trong những nguồn hình thành vốn hợp tác xã là vốn góp xã viên,
điều này làm cho chúng ta liên tưởng đến vốn góp của các cổ đông trong công ty cổ
phần. Vậy có sự khác nhau nào giữa chúng?

8


Đối với hợp tác xã nông nghiệp các xã viên dù mức đóng góp ở mức tối thiểu
hay tối đa thì quyền biểu quyết vẫn ngang nhau, mỗi người một phiếu bầu. Và do việc
tham gia hay ra khỏi hợp tác xã là hoàn toàn tự nguyện nên xã viên hợp tác xã bị
khống chế mức góp vốn tối đa, điều này không xảy ra đối với công ty cổ phần. Vốn
góp xã viên trong hợp tác xã là điều kiện để hợp tác xã có thể hoạt động được, tham
gia vốn hoàn toàn mang tính tương trợ, giúp đỡ nhau cùng hoạt động, cùng hưởng dịch
vụ không phân biệt giàu – nghèo.
(2) Vốn được chuyển giao từ hợp tác xã cũ hoặc từ chính quyền xã:
Do đặc điểm lịch sử đã từng tồn tại hợp tác xã, một số hợp tác xã “kiểu cũ” khi chuyển
sang hoạt động dưới hình thức hợp tác xã “kiểu mới” thì vẫn còn một số nhập nhằng
về vốn, tài sản giữa cũ và mới. Tuy nhiên vấn đề vốn thuộc sở hữu hợp tác xã cũ

chuyển sang lại là nguồn vốn để hợp tác xã mới tiếp tục hoạt động. Đây là nguồn vốn
khá phức tạp nên việc xử lý cần phân định rạch ròi tránh tình trạng nhập nhằng và
không đánh giá đúng giá trị hiện tại của vốn.
(3) Vốn có được từ việc tích luỹ của các quỹ hợp tác xã: Các quỹ hợp
tác xã là nguồn vốn sở hữu tập thể của hợp tác xã chưa sử dụng đến. Hợp tác xã có các
quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế như sau: Quỹ phát triển sản xuất – kinh doanh, quỹ dự
phòng tài chính và quỹ khác do Đại hội xã viên quyết định. Mức trích và việc chi dùng
các quỹ được Đại hội xã viên quyết định và ghi trong điều lệ hợp tác xã.
- Vốn công trợ: Đây là khoản tài trợ của Nhà nước. Nguồn vốn này có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các hợp tác xã khi vốn huy động chưa đáp ứng nhu
cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Nguồn vốn vay và các nguồn vốn chiếm dụng:
(1) Nguồn vốn vay: Đây là nguồn vốn ngoại sinh, nguồn vốn này có
tác dụng đa năng, đối với vay ngắn hạn sẽ bù đắp khoản thiếu hụt tạm thời về vốn đối
với hợp tác xã, bảo đảm cho hợp tác xã sản xuất liên tục; đối với vay dài hạn sẽ bù đắp
việc đầu tư dài hạn, điều này đặc biệt quan trọng đối với hợp tác xã khởi sự và mở
rộng quy mô. Tuy nhiên để sử dụng được nguồn vốn này hợp tác xã cần phải đáp ứng
những điều kiện vay vốn.
(2) Nguồn vốn chiếm dụng: Là các khoản nợ phải thanh toán nhưng
chưa đến hạn thanh toán. Nguồn vốn này có tác dụng tiết kiệm đáng kể đối với các
khoản vốn phải đầu tư.

9


- Các nguồn vốn huy động khác: Gồm vốn nhận liên kết, liên doanh, tài
trợ, hỗ trợ của các cá nhân trong và ngoài nước.
Như vậy trong cơ chế thị trường, vốn hoạt động dịch vụ hợp tác xã nông nghiệp
có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, cả bên trong lẫn bên ngoài. Vấn đề khi có
nhu cầu vốn hợp tác xã phải cân nhắc khi quyết định nên chọn nguồn nào để đạt hiệu

quả kinh tế.
b. Thu – chi trong hợp tác xã:
b1.Thu trong hợp tác xã:
Như trên đã phân tích, hợp tác xã nông nghiệp là “hộ nông dân lớn”, một “Hộ
nông dân chung” đứng ra làm dịch vụ cho mọi nhà. Để hoạt động được hợp tác xã phải
có lượng tài sản nhất định, lượng tài sản này được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng cơ hữu và chính yếu vẫn từ việc đóng góp xã viên, nên để bảo toàn và
phát triển “vốn chung” này hợp tác xã phải đảm bảo sự quay về của vốn thông qua các
nguồn thu. Có thể nói, thu chính là phương tiện để hợp tác xã hoạt động. Đối với hợp
tác xã nông nghiệp dịch vụ, nguồn thu có được từ:
-

Dịch vụ phí: Đây là khoản thu từ việc cung ứng dịch vụ cho hộ xã viên.

Ngoài ra hợp tác xã nông nghiệp còn có các khoản thu khác:
-

Thu về các hoạt động tài chính;

-

Thu từ việc thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định, vật tư…..

-

Các khoản nợ không ai đòi…

Tuy nhiên thu từ dịch vụ phí đối với các hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu.
b2. Chi tiêu trong hợp tác xã:

Các hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tuỳ loại hình hoạt động cụ thể có các khoản
chi khác nhau, nhưng cơ bản gồm các khoản chi tiêu sau đây:
-

Chi mua vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất – kinh doanh, dịch vụ;

-

Chi trả tiền công lao động trực tiếp và gián tiếp;

-

Chi xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định;

-

Chi khen thưởng;

-

Chi về phúc lợi tập thể;

-

Các khoản chi sản xuất – kinh doanh, dịch vụ khác;

-

Các khoản nộp cho Nhà nước;


10


-

Chi trả nợ ngân hàng.
c. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong hợp tác xã

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất – kinh
doanh, dịch vụ và các hoạt động khác mang lại, là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế
các hoạt động của hợp tác xã.
Lợi nhuận của hợp tác xã là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ các
khoản mà hợp tác xã chi để có được thu nhập đó từ các hoạt động của hợp tác xã. Như
vậy, hợp tác xã có được lợi nhuận từ: Hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ: là lợi nhuận thu được từ việc cung
ứng dịch vụ trong nông nghiệp của hợp tác xã. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tạo ra dịch vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
- Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa khoản thu – chi tạo
ra hoạt động đó. Thông thường lợi nhuận từ những hoạt động khác trong hợp tác xã
bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là chênh lệch giữa thu và chi của hoạt
động cho thuê tài sản; mua bán chứng khoán; mua bán ngoại tệ; lãi tiền gửi ngân
hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay vốn; lợi tức cổ phần và lợi nhuận được chia
từ vốn góp liên doanh, liên kết;….
+ Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: Bao gồm các khoản phải trả nhưng
không trả được do phía chủ nợ; khoản nợ khó đòi đã duyệt bỏ nhưng nay thu hồi
được; khoản thu vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát; khoản chênh
lệch do thanh lý, nhượng bán tài sản…..
Lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của hợp tác xã vì

lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động, đến tình hình tài chính trong hợp tác xã.
Là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất , là nguồn vốn quan trọng để đầu tư
phát triển, là nguồn tham gia đóng góp theo luật định vào ngân sách nhà nước. Việc
phấn đấu thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài
chính của hợp tác xã được ổn định, vững chắc.
1.2.2.2 Nội dung của công tác quản lý tài chính trong hợp tác xã nông
nghiệp
Nợ ngắn
hạn cầu đầu tư
a. Huy động các nguồn tài chính nhằm đảm
bảo nhu
Nợ dài hạn

Tài sản lưu động
Tài sản cố định

11
Tạo nguồn

Vốn chủ sở hữu


Sơ đồ 1: Quá trình tạo nguồn và sử dụng vốn

Sơ đồ 1 cho thấy, khi hợp tác xã mới thành lập, vốn chủ sở hữu và các khoản nợ
chính là nguồn cơ hữu đối với việc đầu tư tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh
doanh, dịch vụ của hợp tác xã.
Nội dung của công tác quản lý tài chính hợp tác xã giai đoạn này là thực hiện tốt
việc huy động các nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn và sử dụng chúng một cách có
hiệu quả.

Để làm tốt công tác quản lý tài chính ở giai đoạn này cần:


Tính toán đúng nhu cầu vốn;



Xem xét cân nhắc giữa cơ cấu vốn huy động (vốn vay và vốn chủ sở hữu);



Đầu tư vào những tài sản thật sự cần thiết, tránh tình trạng quá thừa hay quá

thiếu trong đầu tư.

b. Sử dụng vốn có hiệu quả, điều tiết thu – chi đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động được liên tục.

TIỀN
THU NỢ

KHOẢN PHẢI THU
BÁN CHỊU

SẢN XUẤT

HÀNG TỒN KHO

ĐẦU TƯ


TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

trả tiền mặt

KHẤU HAO

Sơ đồ 2: Chu kỳ sản xuất và dòng ngân lưu

12


Sơ đồ 2 cho thấy vòng lưu chuyển tiền tệ - sản xuất trong hợp tác xã, cụ thể: Từ
nguồn vốn huy động được hợp tác xã tiến hành đầu tư, một phần dùng để mua sắm
máy móc, thiết bị cho hoạt động sản xuất; phần còn lại dùng để mua nguyên, nhiên,
vật liệu và thuê mướn nhân công. Với những yếu tố đầu vào này, hợp tác xã tiến hành
sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ. Như vậy tài sản tiền tệ (vốn bằng tiền) của hợp
tác xã đã trở thành tài sản vật chất (hàng hoá lưu trữ, dịch vụ cung ứng). Những hàng
hoá lưu trữ hoặc dịch vụ cung cấp cho xã viên sẽ trở thành tài sản tiền tệ. Nếu việc
cung ứng theo kiểu trả ngay, thì tài sản vật chất sẽ trở thành tài sản tiền tệ ngay; nếu
việc cung ứng phải thu sau mỗi vụ thì tài sản vật chất trở thành khoản phải thu và chỉ
trở lại hình thái tiền tệ khi các khoản phải thu được thanh toán. Đây chỉ là sự vận động
đơn giản từ tiền sang hàng, tới khoản phải thu và quay trở lại thành tiền trong một chu
kỳ kinh doanh.
Một hoạt động khác thể hiện trong sơ đồ 2 là hoạt động đầu tư. Diễn ra trong chu
kỳ kinh doanh. Tài sản cố định của hợp tác xã được sử dụng và bị hao mòn trong quá
trình tạo ra dịch vụ, giá trị hao mòn của chúng được thu hồi qua khấu hao tài sản cố
định.
Như vậy, nội dung của công tác quản lý tài chính ở giai đoạn tạo ra dịch vụ là
nhằm đảm bảo sự tái tạo và tăng lên của tài sản - tiền tệ sau một chu kỳ hoạt động. Để
làm tốt công tác quản lý giai đoạn này cần thực hiện một số công việc sau:





Đối với tài sản lưu động:
-

Quản lý tốt hàng tồn kho;

-

Thực hiện tốt công tác thu hồi các khoản phải thu.

-

Tổ chức và kiểm soát tốt luân chuyển tiền.

Đối với tài sản cố định:
Thực hiện công tác khấu hao và bảo quản tốt tài sản hiện vật nhằm đảm bảo

năng lực phục vụ và khả năng tái đầu tư tài sản.
c. Thực hiện công tác phân phối trong hợp tác xã

Tạo nguồn

Tài sản lưu động
Tài sản cố định

13


Trả cổ tức, lãi,nợ

10 4


Sơ đồ 3 là giai đoạn phân phối lợi nhuận sau một chu kỳ hoạt động của hợp tác
xã. Lợi nhuận của hợp tác xã là chênh lệch giữa toàn bộ giá trị của dịch vụ cung ứng
Nợ phải trả
Tái đầu tư
Lợi nhuận tạo ra

Vốn chủ sở hữu

Thuế

tổng chi phí tạo ra toàn bộ dịch vụ đó; Nó chính là kết quả hoạt động sản xuất kinh
Sơ đồ 3: Phân phối lợi nhuận

doanh dịch vụ của hợp tác xã trong một chu kỳ hay một năm. Lợi nhuận của một hợp
tác xã được phân phối như sau:


Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;



Chi trả các khoản nợ;




Thực hiện tái đầu tư và trích lập các quỹ;



Chia lãi cho xã viên.

Nội dung của công tác quản lý tài chính giai đoạn này cần làm tốt các việc sau:


Thực hiện phân phối lợi nhuận đảm bảo tính hợp lý và công bằng.

1.2.3 Điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính:


Đội ngũ quản lý tài chính có trình độ và am hiểu nghiệp vụ;



Tổ chức tốt bộ máy quản lý tài chính;



Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính.

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và công tác kiểm tra tài chính trong hợp tác
xã nông nghiệp
1.3.1 Bộ phận quản lý tài chính
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế của hộ nông dân, vì vậy mỗi xã viên đều có nhiệm
vụ và có quyền tham gia quản lý mọi mặt công tác của hợp tác xã, từ sản xuất tới lưu
thông, phân phối, tiêu thụ, từ quản lý lao động, vật tư đến quản lý tài chính, bảo đảm

thực hiện đúng đường lối chính sách của Nhà nước, kết hợp đúng đắn lợi ích xã hội
với lợi ích của tập thể và xã viên, phát triển được sản xuất, cải thiện được đời sống.

14


-

Đại hội xã viên: Là đại biểu cho quyền làm chủ tập thể của xã viên, là cơ

quan quyền lực cao nhất trong hợp tác xã, có quyền thảo luận và quyết định mọi vấn
đề cả về sản xuất lẫn tài chính của hợp tác xã.
-

Ban quản trị là cơ quan quản lý và điều hành mọi công việc của hợp tác xã

do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Chủ Nhiệm hợp tác xã và các thành viên khác.
Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định. Những hợp tác xã có
số xã viên dưới mười lăm người thì có thể chỉ bầu Chủ Nhiệm hợp tác xã để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị. Hợp tác xã có quy mô lớn được bầu Hội đồng
quản trị để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Ban quản trị. [1]
-

Tổ kế toán – tài vụ: Đây là bộ phận được chọn cử bởi Ban quản trị, bộ phận

này thực hiện việc ghi chép, tổng hợp, báo cáo những phát sinh trong quá trình hoạt
động của hợp tác xã; thực hiện và quản lý việc thu – chi tài chính.
-

Thủ kho: Đây là bộ phận quản lý tài sản bằng hiện vật đối với hợp tác xã


1.3.2 Bộ phận kiểm tra tài chính trong hợp tác xã:
Một trong những chức năng của tài chính hợp tác xã là chức năng giám đốc mọi
hoạt động kinh tế của hợp tác xã. Chức năng này được thực hiện gắn liền với việc thực
hiện chức năng phân phối trong công tác quản lý vốn, quản lý và phân phối thu nhập,
trong công tác thu – chi bằng tiền. Song công tác tài chính cũng phải được kiểm tra,
kiểm soát chặt chẽ. Chỉ có như vậy mới bảo đảm được quyền làm chủ tập thể của xã
viên trong từng công tác tài chính.
Trong hợp tác xã nông nghiệp, Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu trực tiếp.
Công việc của Ban kiểm soát là kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, nội quy hợp tác xã và
Nghị quyết của Đại hội xã viên; giám sát hoạt động của Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp
tác xã và xã viên theo đúng pháp luật và Điều lệ, nội quy hợp tác xã; kiểm tra về tài
chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của hợp tác
xã, sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ của Nhà nước….
Để đảm bảo tính trung thực và nâng cao hiệu quả trong quản lý, ngoài việc thực
hiện kiểm tra tài chính nội bộ, cần có sự kiểm tra của Nhà nước đối với công tác tài
chính trong hợp tác xã.
*

*

*

*

*

*

*


15

*


Như vậy, hợp tác là biện pháp tất yếu để hộ nông dân đạt hiệu quả cao trong sản
xuất nông nghiệp; hợp tác xã là loại hình hoàn chỉnh nhất, là một tổ chức làm chức
năng hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế hộ và thay mặt hộ hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm góp phần tăng thu nhập bản thân hợp tác xã và hộ gia đình.
Để hoạt động có hiệu quả, mỗi hợp tác xã ngoài việc làm tốt chức năng cung ứng
dịch vụ, phải thật sự chú ý và thực hiện tốt công tác quản lý tài chính. Tổ chức và quản
lý tốt tài chính hợp tác xã là điều kiện đảm bảo cho hợp tác xã có đủ những yếu tố cơ
bản để không ngừng mở rộng kinh doanh dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh của
hợp tác xã trên thị trường; qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hợp tác xã góp phần
cải thiện đời sống nông dân, từng bước xây dựng nông thôn mới.
Lý luận về công tác quản lý tài chính là tất yếu đối với hợp tác xã, nhưng hiện
trạng thực thi đối với các hợp tác xã cần phải được xem xét để từ đó có hướng giải
quyết phù hợp.

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG
2.1 Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An giang
2.1.1 Cơ sở ra đời và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An giang.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tỉnh An giang cụ thể hoá đường lối “Đổi
mới” trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, ra sức giải phóng năng lực sản xuất, cải tạo
hình thức hợp tác theo kiểu tập thể hoá tư liệu sản xuất theo cơ chế cũ, tạo ra bước đột
phá trong phát triển kinh tế địa phương, trước hết là trên lĩnh vực nông nghiệp.

Kinh tế hộ phát triển, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, nhu cầu hợp tác sản
xuất và cung ứng dịch vụ để giảm giá thành sản xuất cho hộ nông dân được đặt ra
ngày càng bức bách. Trên cơ sở đó, ngày 27/11/1991, Uỷ ban nhân dân tỉnh An giang
đã ra chỉ thị 25/CT.UB về việc xây dựng các hình thức tổ chức nông dân liên kết, hợp
tác đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Luật hợp tác xã được thông qua, ngày
24/5/1996 Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 68/CT – TƯ , ngày 27/7/1996 tỉnh

16


Uỷ An giang đề ra chương trình hành động số 02/CT.TU nhằm thực hiện chỉ thị 68 của
Ban bí thư. Sau Nghị định 43/CP, ngày 01/7/1998 Uỷ ban nhân dân tỉnh An giang có
Chỉ thị về tập trung đẩy mạnh phát triển hợp tác xã gắn công tác xoá đói giảm nghèo.
Tháng 8/2001 Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật hợp tác xã đã đánh giá toàn bộ
quá trình phát triển hợp tác xã và xây dựng đề án phát triển hợp tác xã giai đoạn 2001
– 2005. Sau đề án phát triển hợp tác xã (20-21/8/2001) được triển khai, trên cơ sở ra
đời Nghị quyết 13 - Nghị quyết Trung ương Hội nghị lần thứ 5 Ban bí thư trung ương
Đảng khoá IX, tỉnh Uỷ An giang đã ban hành chỉ thị số 10 – CT/TU ngày 02/8/2002
về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Như vậy, một trong những yếu tố chủ yếu của việc hình thành và phát triển hợp
tác xã nông nghiệp tỉnh An giang là tỉnh uỷ đã sớm có chủ trương, Uỷ ban nhân dân
tỉnh chỉ đạo kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các Ban, Ngành đoàn thể, các cấp Uỷ
Đảng, chính quyền địa phương tích cực chủ động trong việc tuyên truyền vận động,
xây dựng, hỗ trợ cho hợp tác xã.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An
giang
2.1.2.1. Giai đoạn trước khi Luật Hợp tác xã ra đời
Là một tỉnh nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thường xuyên
chịu thiên tai, do vậy hình thức hợp tác trong nông nghiệp đã sớm tồn tại ở An giang.
Năm 1976, phát triển hình thức hợp tác dưới dạng Tổ Đoàn Kết Sản Xuất, bắt đầu từ

tổ đường nước số 18 ở Phú Lâm (Phú Tân) và đến tháng 10/1978 mới bắt đầu xây
dựng thí điểm hình thức Tập Đoàn Sản Xuất rồi đến Hợp Tác Xã. Đến cuối năm 1980,
An giang có 347 Tập đoàn sản xuất, 6 Hợp tác xã, 1693 Tổ đoàn kết sản xuất và 69
Tập đoàn máy.
30/4/1985, An giang công bố hoàn thành cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp
với gần 80% ruộng đất nông nghiệp được tập thể hoá. Toàn tỉnh có 2.607 Tập đoàn
sản xuất, 7 Hợp tác xã, tập thể hoá 93% diện tích canh tác trong đó gần 100% diện tích
lúa, còn 132 Liên tập đoàn sản xuất gồm 560 tập đoàn viên.
Từ Đại hội IV tỉnh Đảng bộ An giang (1998), đã sớm thừa nhận hộ là đơn
vị kinh tế tự chủ đã tạo nên động lực đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hoá,
giúp nền kinh tế của tỉnh đạt nhiều thành tựu.

17


Trên cơ sở xác định kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở, từ năm 1988 –
1989, tỉnh đã thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ dân và có chủ
trương chuyển đổi các ban quản lý tập đoàn sản xuất, hợp tác xã qua làm dịch vụ phục
vụ xã viên, tập đoàn viên. Do vấn đề đặt ra quá mới, hầu hết các hợp tác xã nông
nghiệp kiểu cũ, tập đoàn sản xuất đã không thích ứng được và tự tan rã.
Tuy vậy, khi kinh tế hộ phát triển, sản xuất ra nhiều hàng hoá, nhu cầu
hợp tác sản xuất và cung ứng dịch vụ để giảm giá thành sản xuất cho hộ nông dân
được đặt ra ngày càng bức bách, với chỉ thị 25/CT.UB (27/11/1991) của Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh An giang về xây dựng các hình thức tổ chức nông dân liên kết đã có 11 tổ
nông dân liên kết sản xuất lần đầu tiên ra đời. Đến năm 1993, toàn tỉnh đã có 3.748 tổ
nông dân liên kết sản xuất đa dạng theo ngành nghề với 113.668 hộ tổ viên và 108.297
ha đất sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1996, đã có 4.704 tổ nông dân liên kết sản xuất
với 124.986 hộ và 122.598 ha đất.
Quy mô càng lớn nhu cầu liên kết càng tăng. Đặc biệt từ sau năm 1996 khi
Luật hợp tác xã ban hành An giang đã bắt đầu thí điểm chuyển đổi tổ nông dân liên kết

sản xuất thành hợp tác xã kiểu mới.
2.1.2.2 Sự ra đời và phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ khi chuyển
đổi theo Luật hợp tác xã đến năm 2002
Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị và Luật đất đai ra đời đã tạo điều kiện cho
kinh tế hộ gia đình phát triển độc lập. Điều này đòi hỏi hợp tác xã phải đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động. Nhạy bén trước nhu cầu thực tiễn, Đảng bộ và chính
quyền An giang đã có nhiều hội nghị bàn bạc, đề ra chủ trương chính sách điều chỉnh
cho phù hợp. Tuy nhiên, chỉ sau khi có Luật hợp tác xã, chỉ thị 68/CT-TW và Nghị
định 15, Nghị định 16/CP của Chính Phủ thì việc chuyển đổi hợp tác xã và đặc biệt là
hợp tác xã nông nghiệp chuyển biến khá nhanh, thể hiện:
a. Về số lượng
Bảng 1: SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THÀNH LẬP (1997- 2002)
NĂM
1997 1998 1999 2000 2001 2002
TỔNG SỐ
7
61
78
86
102 107
Trong đó:
· Số hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi
0
0
0
0
0
0
· Số hợp tác xã nông nghiệp mới thành lập
7

61
78
86 102 107

18


(Nguồn: Số liệu tổng hợp)
ĐỒ THỊ 1: SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ MỚI THÀNH LẬP QUA CÁC NĂM
120
102

100

107

86

80

78
61

60
40
20
7
0
1996


1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực (1997) tỉnh An giang chỉ có loại hình hợp
tác trong nông nghiệp. Đến cuối 1997 toàn tỉnh thành lập được 07 hợp tác xã nông
nghiệp và xuất phát từ nhu cầu hợp tác trong quá trình sản xuất kinh tế hộ số lượng
hợp tác xã mới thành lập trên địa bàn An giang ngày càng tăng lên qua các năm, trung
bình mỗi năm tăng từ 15 – 16 hợp tác xã, riêng năm 1998 số lượng hợp tác xã mới
thành lập là 54 hợp tác xã làm tổng lượng hợp tác xã đến năm 1998 lên đến 61 hợp tác
xã. Đặc biệt trong năm 2001, tháng 8 năm 2001 số hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
toàn tỉnh là 86 hợp tác xã (tức là 8 tháng đầu năm 2001 không một hợp tác xã nào ra
đời kể từ năm 2000), nhưng sau khi đề án phát triển hợp tác xã của tỉnh được triển khai
có đến 16 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập vào những tháng còn lại của năm
2001, nâng số hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh lên 102 hợp tác xã. Tính đến cuối năm
2002 số lượng hợp tác xã nông nghiệp hiện có gấp hơn 15 lần so với 1997.
Số lượng hợp tác xã mới thành lập tuy có tăng qua các năm, nhưng những hợp
tác xã ra đời từ trước cũng đã có một số chuyển biến:
·


Đã có sự sáp nhập giữa các hợp tác xã lại với nhau, cụ thể: Hợp tác xã nông

nghiệp An Hoà và hợp tác xã nông nghiệp Long An huyện Chợ Mới sáp nhập lại thành
hợp tác xã nông nghiệp Hiệp Hoà (Huyện Chợ Mới); Hợp tác xã nông nghiệp Long
Thạnh và hợp tác xã nông nghiệp Long Mỹ sáp nhập thành hợp tác xã nông nghiệp
Long Thạnh (Huyện Chợ Mới); Hợp tác xã nông nghiệp Phú Hữu và hợp tác xã nông

19


nghiệp Chợ Vàm nhập lại thành hợp tác xã nông nghiệp Chợ Vàm (Huyện Phú Tân);
Hợp tác xã nông nghiệp Phú Trung và Thọ Mỹ Hưng nhập lại thành hợp tác xã nông
nghiệp Thọ Mỹ Hưng (Huyện Phú Tân).
·

Có một hợp tác xã nông nghiệp ngưng hoạt động đó là hợp tác xã nông

nghiệp Long Hưng 2 (Thành phố Long Xuyên).
Như vậy, số lượng hợp tác xã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực cả về số
lượng lẫn chất lượng qua mỗi năm cho thấy nhu cầu hợp tác trong nông nghiệp là thật
sự cần thiết và mô hình hợp tác xã kiểu mới là phù hợp. Tuy nhiên, không chỉ xuất
phát từ nhu cầu mà cần phải có khả năng. Chính vì vậy qua quá trình sàng lọc, một số
đã chuyển biến về số lượng lẫn cách thức hợp tác (không chỉ hợp tác để thiết lập hợp
tác xã phục vụ lẫn nhau mà còn hợp tác cả trong quản lý, cụ thể có một số hợp tác xã
đã sáp nhập với nhau cùng quản lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nông
nghiệp).
Số lượng hợp tác xã nông nghiệp mới thành lập cũng được rãi đều khắp các
huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh. Nếu như năm 1997 chỉ tập trung ở 2 huyện Chợ
Mới và Tân Châu thì đến năm 2002 số hợp tác xã nông nghiệp đã có ở hầu hết 11
huyện, thị, thành phố của tỉnh An giang. Cụ thể:

BẢNG 2: SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP THEO HUYỆN

NĂM

1997 1998 1999 2000 2001 2002

TỔNG SỐ

7

61

78

86

102

107

1.

Huyện Chợ Mới

4

24

27


27

25

25

2.

Huyện Tân Châu

3

8

11

11

11

13

3.

Huyện Phú Tân

0

4


9

14

20

22

4.

Huyện Tịnh Biên

0

1

3

5

6

6

5.

Huyện Tri Tôn

0


2

2

2

2

3

6.

Huyện Thoại Sơn

0

13

13

13

13

13

7.

Huyện Châu Phú


0

1

2

3

13

13

8.

Huyện Châu Thành

0

2

4

4

5

5

9.


Huyện An Phú

0

1

1

1

1

1

10.

Tp. Long Xuyên

0

3

4

4

4

4


11.

Thị xã Châu Đốc

0

2

2

2

2

2

(Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán)

20


ĐỒ THỊ 2: SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THÀNH LẬP THEO HUYỆN

SỐ HỢP TÁC XÃ

30
25

CHÚ THÍCH:
1. Huyện Chợ Mới

2. Huyện Tân Châu
3. Huyện Phú Tân
4. Huyện Tịnh Biên
5. Huyện Tri Tôn
6. Huyện Thoại Sơn
7. Huyện Châu Phú
8. Huyện Châu Thành
9. Huyện An Phú
10. Tp. Long Xuyên
11. Thị xã Châu Đốc

20
15
10
5
0

HUYỆN

1 2 2 4 5 6 7 8 9 10 11

Qua số liệu cho
thấy, từ năm 1997 –

2002 huyện An phú là huyện có số hợp tác xã nông nghiệp thành lập ít nhất, chỉ ra đời
và tồn tại 1 hợp tác xã; Huyện có số hợp tác xã hoạt động cao nhất là huyện Chợ Mới.
Tuy đến năm 2002 còn 25 hợp tác xã nhưng do sáp nhập 4 hợp tác xã thành 2 nên số
lượng vẫn không có gì thay đổi.
Ngay từ khi Luật hợp tác xã có hiệu lực, Chợ Mới là một trong những Huyện có
hợp tác xã nông nghiệp thành lập đầu tiên, số lượng hợp tác xã thành lập ngày càng

tăng lên qua các năm và đến nay là huyện có số lượng hợp tác xã nông nghiệp nhiều
nhất toàn tỉnh. Xét về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, Chợ Mới có 22.350 ha đứng
thứ 6 sau Thoại Sơn (39.851 ha), Châu Phú ( 37.381 ha), Tri Tôn ( 31.548 ha), Châu
Thành ( 30.563 ha), Phú Tân ( 26.313 ha). Mặc dù Chợ Mới là huyện có số nông hộ
nhiều nhất tỉnh nhưng vẫn không phải là yếu tố chính quyết định sự đứng đầu tỉnh về
số lượng hợp tác xã nông nghiệp; một vấn đề cơ bản chính là huyện Chợ Mới có được
hệ thống đê bao chống lũ bao phủ toàn huyện. Đây là cơ sở chính yếu thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp đặc biệt là đối với tỉnh An giang, một tỉnh thường xuyên chịu ảnh
hưởng bởi lũ hàng năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển, ngày càng nảy sinh nhu cầu
hợp tác về nhiều mặt.
Còn huyện An phú, một huyện đầu nguồn tỉnh An giang, mỗi năm lũ về An phú
chịu ảnh hưởng và thiệt hại rất nặng nề (khoảng 80%), do vậy việc đầu tư mở rộng sản

21


xuất lâu dài không được chú trọng, hộ nông dân chỉ lo sản xuất vào những mùa không
có lũ tàn phá để duy trì cuộc sống khi lũ về, nên có nhu cầu hợp tác nhưng ở phạm vi
hợp tác xã không thể giải quyết nổi.
Như vậy, qua đánh giá sơ lược tình hình một số huyện cho thấy hợp tác xã nông
nghiệp ra đời hoàn toàn dựa trên nhu cầu hợp tác trong sản xuất. Diện tích đất, dân số
đông…không là yếu tố chính. Đất có rộng, người có đông nhưng thiên nhiên không
thuận cũng không thể tiến hành sản xuất, cũng không tạo nhu cầu hợp tác. “Thiên thời
- địa lợi – nhân hoà” kết hợp với khả năng quản lý sẽ đảm bảo sự ra đời, tồn tại và phát
triển hợp tác xã một cách bền vững.
b. Về thành phần hộ xã viên tham gia hợp tác xã nông nghiệp
Thành phần hộ xã viên tham gia hợp tác xã cũng rất đa dạng, bao
gồm:
·


Hộ xã viên có đất;

·

Hộ xã viên không có đất;

·

Hộ xã viên là cán bộ công nhân viên;

·

Hộ xã viên là hộ nghèo.

Cụ thể:
BẢNG 3: THÀNH PHẦN XÃ VIÊN THAM GIA HỢP TÁC XÃ
NĂM
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng số hộ xã viên
825 7.132 7.864 7.218 7.946 8.612
. Hộ xã viên có đất
458 5.763 6.333 5.638 6.061 6.639
. Hộ xã viên không đất
367 1.369 1.531 1.580 1.885 1.973
. Hộ xã viên là cán bộ công nhân viên
171 1.210 986 962 842 856
. Hộ xã viên là hộ nghèo
0 938 1.341 1.426 1.030 1.050
Bình quân hộ xã viên có đất /1 hợp tác 65,43 94,48 81,19 65,56 59,42 62,05


Bình quân hộ xã viên không đất/ hợp
52,43 22,44 19,63 18,37 18,48 18,44
tác xã
(Nguồn số liệu tổng hợp và tính toán)
BẢNG 4: TỶ TỆ HỘ XÃ VIÊN CÓ ĐẤT VÀ KHÔNG ĐẤT TRONG TỔNG SỐ
NĂM
Tỷ lệ hộ xã viên có đất trong tổng số hộ
xã viên
Tỷ lệ hộ xã viên không đất trong tổng số
hộ xã viên

1997 1998 1999 2000 2001 2002
55,52 80,80 80,53 78,11 76,28 77,09
%
%
%
%
%
%
44,48 19,20 19,47 21,89 23,72 22,91
%
%
%
%
%
%
(Nguồn số liệu tổng hợp và tính toán

22



ĐỒ THỊ 3: TỶ LỆ XÃ VIÊN CÓ ĐẤT VÀ KHÔNG ĐẤT THAM GIA HTX

Hộ có đất/ Tổng hộ xã viên

100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
1996

Hộ không đất/Tổng hộ xã viên

1998

2000

2002

Bình quân số xã viên trong mỗi hợp tác xã có sự biến động tăng giảm không
đáng kể qua các năm. Tổng kết 58 hợp tác xã nông nghiệp trên toàn tỉnh tồn tại ổn
định từ năm 1998 đến nay cho thấy:
BẢNG 5: BIẾN ĐỘNG XÃ VIÊN THAM GIA HTX TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NĂM 2002

Biến động xã viên theo hướng:

Số hợp tác xã


Tỷ trọng

6

10,3 %

Tăng so với khi thành lập:

12

20,7%

Giảm so với khi thành lập:

38

65,6%

2

3,4%

Không đổi từ khi thành lập đến năm 2002:

Hợp tác xã không có xã viên tham gia:
Tổng

58

100 %


(Nguồn số liệu tổng hợp và tính toán)
Như vậy, hộ xã viên giảm so với khi thành lập chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số.
Tính đến cuối năm 2002, số hộ xã viên tham gia nhiều nhất là 505 hộ (của hợp tác xã
Châu Phú A thị xã Châu Đốc) và số hộ xã viên tham gia ít nhất là 11 hộ xã viên (của
hợp tác xã Bình Chơn huyên Châu Phú).
Về thành phần xã viên tham gia cũng có một số biến động. Đa số các hợp tác xã
đều có thành phần hộ xã viên tham gia bao gồm: hộ có đất, hộ không đất, hộ là cán bộ
công nhân viên và cả hộ nghèo. Riêng hợp tác xã Tân Long huyện Chợ Mới số hộ

23


×