SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: THPT ĐIỂU CẢI
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC TÁC PHẨM THƠ LỚP 12 THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Thị Huyền Trân
Lĩnh vực nghiên cứu:
Phương pháp day học Ngữ văn
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh
Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Huyền Trân
2. Ngày tháng năm sinh: 29/09/1978
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: ấp 114, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: CQ: 0613639043 ; ĐTDĐ: 0988647705
6. E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên trung học, tổ phó chuyên môn, PCT Công đoàn
8. Đơn vị công tác: THPT Điểu Cải
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 15
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy tác phẩm văn chương ở
trường phổ thông.
+ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy
làm văn lớp 12
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phát huy năng lực đọc văn cho
học sinh trong dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT
2
DẠY HỌC TÁC PHẨM THƠ LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo tài liệu hướng dẫn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh” của Bộ giáo dục đào tạo, giáo dục THPT
nước ta đang thực hiện đổi mới từ chương trình giáo dục nội dung sang tiếp cận
năng lực của người học, chuyển đổi từ phương pháp dạy “truyền thụ một chiều”
sang dạy cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực. Định
hướng chương trình sách giáo khoa mới khẳng định phải đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lưc.
Từ năm 2015 đến nay, ngành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói
riêng đã tiến hành kiểm tra, đánh giá giáo dục theo định hướng năng lực, đã tổ
chức các buổi tập huấn chuyên môn cho giáo viên về dạy học theo định hướng
năng lực, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tuy nhiên, các
buổi tập huấn chủ yếu thiên về lí thuyết, chú trọng vào soạn đề kiểm tra, đánh giá
theo hướng phát triển năng lực, chứ chưa có nhiều tiết dạy vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào những bài học cụ thể nhằm phát huy năng lực
cần thiết mà môn học hướng đến cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy tại trường THPT Điểu Cải, vẫn còn nhiều giáo viên
vẫn còn dạy theo phương pháp cũ, chưa chú trọng đổi mới phương pháp. Đối với
việc dạy tác phẩm thơ, giáo viên tuy đã tiến hành dạy đọc hiểu thơ nhưng chỉ xây
dựng các bài tập đọc hiểu văn bản thơ trong hoặc ngoài sách giáo khoa và cho học
sinh luyện tập trong các tiết tự chọn, chứ chưa chú trọng dạy kĩ năng đọc hiểu thơ
và tích hợp liên môn trong thực hành dạy các bài thơ trong giờ dạy chính khóa.
Do đó, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, để chuẩn bị tâm thế dạy học theo
chương trình sách giáo khoa mới và gần hơn là giúp học sinh có được năng lực đọc
hiểu và viết văn, thực hành tốt bài thi tốt nghiệp THPT, thiết nghĩ giáo viên ngữ
văn chúng ta cần tiến hành dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Đây cũng chính là lí do tôi thực hiện chuyên đề: Dạy học tác phẩm thơ
lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1/ Dạy Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Một số năng lực chung cốt lõi mà học sinh cần có để thích ứng với nhu cầu
phát triển xã hội như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp… Trong định hướng chương trình giáo dục, môn ngữ văn
cần hướng đến các năng lực cụ thể sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề: là năng lực chung, thể hiện khả năng nhận thức,
khám phá, xử lí, giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Với môn Ngữ văn, đây là năng lực tiếp nhận thể loại văn học, viết một kiểu loại
3
văn học, lí giải hiện tượng đời sống trong văn bản văn học, thể hiện quan điểm
đánh giá hiện tượng văn học.
- Năng lực sáng tạo: là khả năng học sinh suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, đề xuất
những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống. Môn Ngữ văn sẽ hướng
học sinh đến xác định ý tưởng gửi gắm trong văn bản văn học, trình bày cảm xúc,
suy nghĩ của bản thân về hình ảnh, ngôn ngữ, các giá trị văn học.
- Năng lực hợp tác: là năng lực học sinh cùng nhau làm việc trong nhóm nhỏ
để giải quyết các vấn đề văn học.
- Năng lực tự quản bản thân: Năng lực này thể hiện ở khả năng kiểm soát ,
điểu chỉnh cảm xúc, hành vi; làm việc theo kế hoạch; sống có kỉ luật, biết tôn
trọng mình và người khác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Viêt: là khả năng sử dụng các phương tiện, đặc biệt
là ngôn ngữ để trao đổi thông tin, thiết lập mối quan hệ giữa người và người. Việc
hành thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp, hiệu quả là
mục tiêu quan trọng của môn ngữ văn.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Đây là năng lực đặc thù của môn Ngữ văn.
Thông qua bài học Ngữ văn, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn
học, biết rung động trước cái đẹp, nhận ra các giá trị thẩm mĩ như cái đẹp, cái xấu,
cái cao thượng, cái thấp hèn…, từ đó hình thành nên thế giới quan thẩm mĩ cho
bản thân.
Để phát triển những năng lực nêu trên, khi tổ chức dạy học giáo viên cần sử
dụng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn như:
- Dạy học đọc hiểu: Giáo viên hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách
đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản,
từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động. Học
sinh khi đọc – hiểu cần tìm kiếm thông tin từ văn bản, giải thích, cắt nghĩa, phân
loại, so sánh, kết nối…thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản, đánh giá
văn bản và vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại
văn bản khác nhau.
- Dạy học tích hợp: Giáo viên tổ chức nội dung dạy học sao cho học sinh có
thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập. Trong môn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc
tổ chức phối hợp ba nội dung của các phân môn văn học, tiếng Việt, làm văn trong
bài học nhằm hướng đến mục đích là hình thành cho HS năng lực sử dụng tiếng
Việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản, từ đó hướng tới năng lực phân tích, bình
giá cảm thụ văn học nghệ thuật. Mặt khác, tính tích hợp của môn Ngữ văn còn thể
hiện ở mối liên thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống, giữa kiến thức,
kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn
nhằm giúp HS có được kiến thức và kĩ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo
dục đạo đức công dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,…
4
Bên cạnh đó, giáo viên cần sử dụng phối hợp có hiệu các phương pháp dạy
học tích cực như thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dạy học theo
dự án… và các kĩ thuật dạy học tích cực như chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,
phòng tranh, mảnh ghép, hỏi chuyên gia, bản đồ tư duy…
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, giáo viên cần thiết kế bài
học hướng đến các hoạt động học tập của học sinh, lấy hoạt động học của học sinh
làm trung tâm. Trong mỗi đơn vị kiến thức hay một chủ đề của bài học, giáo viên
cần tổ chức hoạt động học của học sinh theo các bước sau (theo mô hình VNEN):
hoạt động trải nghiệm, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành,
hoạt động ứng dụng và hoạt động bổ sung.
1.2 Đặc trưng của thể loại thơ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể
hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh
và nhất là có nhịp điệu". Nghĩa là, thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc con
người, của những rung động trái tim trước cuộc đời được thể hiện qua hình ảnh
thơ, ngôn ngữ thơ và nhịp điệu thơ. Điều cần lưu ý là hình ảnh, ngôn ngữ thơ có
đặc trưng riêng. Hình ảnh thơ là hình ảnh thực, vừa lạ, vừa quen được sàng lọc
bằng nhận thức của người làm thơ. Tuỳ trường hợp mà hình ảnh thơ được gợi lên
từ một từ, một cụm từ, một câu thơ hay một khổ, một đoạn thơ. Hình ảnh thơ
thường gắn với các biện pháp tu từ như: hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng...
Ngôn ngữ thơ tuy cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ ngữ trong đời sống, nhưng được tổ
chức đặc biệt. Ngôn ngữ thơ thường sử dụng phổ biến các phương thức chuyển
nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ. Do đó, nghĩa của thơ còn nằm ở ngoài lời thơ. Nhạc
điệu là đặc điểm rất quan trọng của ngôn ngữ thơ. Chúng được hình thành từ sự
tổng hợp của nhiều yếu tố như thanh điệu cao thấp, độ âm vang của các chữ, đến
vần, cách ngắt nhịp và cả nhịp điệu của hình ảnh, nhịp điệu của cảm xúc.
Như vậy, khi giảng dạy các tác phẩm thơ, giáo viên cần vận dụng các phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, đặc thù của môn ngữ văn để học sinh tự khám
phá, tìm hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại và hướng tới hình thành các năng
lực cần thiết mà môn học hướng tới.
2. Cơ sở thực tiễn
Như đã nói trên, giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ hướng
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, từ việc quan tâm học sinh học
gì sang học sinh vận dụng được gì qua việc học vào cuộc sống. Đề án đổi mới
chương trình sách giáo khoa phổ thông sau 2015 nêu rõ quan điểm là sẽ hướng đến
cách tiếp cận này. Do đó, dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
người học ngay bây giờ là việc làm cần thiết.
5
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy
việc dạy học các tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng vẫn còn
truyền thụ một chiều chưa hướng tới phát huy năng lực của học sinh. Giáo viên
vẫn chủ yếu giảng bình, đọc chép nội dung thơ mà chưa dạy học sinh cách đọc
hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại, chưa phối kết hợp tốt ba phân môn văn
học, tiếng Việt và làm văn trong dạy văn bản thơ. Phần đông học sinh hiện nay
chưa có kĩ năng đọc hiểu và viết bài văn nghị luận về thơ.
Về sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy tác phẩm
thơ, tuy có vận dụng nhưng vẫn chưa vận dụng hiệu quả bởi nhiều lí do như: Học
sinh vốn lười học, ham chơi và thụ động khiến các em không tích cực học tập.
Giáo viên vẫn e ngại vận dụng phương pháp mới vì áp lực chương trình, vì thái độ
học tập của học sinh, vì phải mất nhiều thời gian nghiên cứu ứng dụng CNTT và
làm đồ dùng dạy học.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Tổ chức các hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực trong
dạy một số tác phẩm thơ lớp 12
1.1 Hoạt động trải nghiệm
Mục đích của hoạt động trải nghiệm là tạo hứng thú, huy động kiến thức đã có
để tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới. Giáo viên có thể tổ chức cho hoc sinh xem
tranh, ảnh, nghe nhạc liên quan đến bài học hoặc tổ chức thi đọc thơ, tổ chức trò
chơi…
Ví dụ:
Đối với bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc, giáo viên sưu tầm các đoạn phim, hình
ảnh liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, những bài hát như
Đoàn vệ quốc quân, Chiến thắng Điện Biên…, trình chiếu cho học sinh xem để dẫn
dắt học sinh vào không khí của cuộc kháng chiến, thấy được những gian khổ cũng
như những chiến công, tình thần chống giặc của chiến sĩ cùng tình đồng chí đồng
đội. Từ đó, khơi gợi niềm tự hào của học sinh về cuộc kháng chiến của dân tộc,
đồng thời giúp học sinh có được những kiến thức nền tảng để tìm hiểu tác phẩm.
Với bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, giáo viên có thể cho học sinh
chơi trò chơi với hình thức “Ai nhanh hơn” là nêu ra những hình ảnh tiêu biểu cho
đất nước Việt Nam. Sau đó, GV cho học sinh xem những hình ảnh tiêu biểu về đất
nước Việt Nam mà bài thơ nhắc đến, song song với nghe audio diễn ngâm đoạn
thơ.
Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh): Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đọc một số bài
thơ của Xuân Quỳnh ở nhà và đọc những câu thơ trích trong những bài thơ viết về
tình yêu tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh ở trên lớp. Giáo viên cho học
sinh xem đoạn video giới thiệu các nhà nghiên cứu nhận xét, đánh giá về thơ Xuân
Quỳnh và nghe các bài hát được phổ nhạc từ bài thơ Xuân Quỳnh như Thuyền và
biển, sóng.
6
Với bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, GV có thể vào bài bằng một bài thơ được
viết theo lối tượng trưng siêu thực viết sau 1975. Cho học sinh xem video giới
thiệu về Lorca, nghe bài hát “Cây đàn ghi ta của Lorca” và xem một số hình ảnh
về đất nước Tây Ban Nha vốn là thi ảnh của bài thơ. Hoặc GV có thể tổ chức cho
học sinh đàn hát bài hát “Cây đàn ghi ta của Lorca”.
1.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới
thông qua hệ thống các bài tập/nhiệm vụ. Giáo viên thiết kế câu hỏi, bài tập cho
học sinh tìm hiểu đặc điểm thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn bản. Các bài tập
hướng tới tích hợp kiến thức kỹ năng tiếng Việt và làm văn, kết hợp hoạt động cá
nhân với hoạt động nhóm. Nhiệm vụ trọng tâm là giáo viên tổ chức cho học sinh
đọc hiểu văn bản và phải tích hợp tiếng Việt và làm văn. Vấn đề lưu ý khi đọc hiểu
thơ: thứ nhất là đọc - hiểu ngôn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản); thứ hai là đọc hiểu hình tượng như là cái biểu đạt và ba là hiểu ý nghĩa như là cái được biểu đạt;
và không chỉ là đọc bằng kĩ thuật mà còn phải đọc bằng tâm hồn. Đọc để hiểu, để
bộc lộ chính mình, phát triển vốn liếng ngôn ngữ và văn hóa, đồng thời phát huy
khả năng liên hệ sinh động, tự nhiên giữa văn bản tác phẩm với cuộc sống.
Ví dụ:
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn thơ đầu của bài thơ Tây Tiến, GV cho học
sinh thảo luận nhóm, sử dụng các kĩ thuật như mảnh ghép, thuyết trình, hỏi đáp với
những yêu cầu cụ thể sau:
- Nêu cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ? Cảm xúc đó được thể hiện qua những
từ ngữ nào? Nhận xét về nghệ thuật thể hiện cảm xúc?
- Xác định ý nghĩa của cụm từ “hoa về trong đêm hơi”? Nhận xét cách dùng
từ của tác giả.
- Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng
trong các câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm …. Nhà ai Pha Luông mưa
xa khơi”, từ đó nêu bật bút pháp nghệ thuật miêu tả chủ yếu của nhà thơ. (lưu ý học
sinh về biện pháp điệp thanh)
- Tìm đọc những câu thơ miêu tả người lính Tây Tiến trong đoạn thơ và cho
biết tinh thần và thái độ của người lính Tây Tiến đối diện với gian khổ, cái chết
như thế nào?
- Cảm xúc nhớ nhung trào dâng của Quang Dũng được thể hiện qua câu thơ
nào? Nỗi nhớ hướng đến hình ảnh gì? Cảm nhận của em về cách sử dụng từ ngữ
tạo hình ảnh của tác giả?
Sau khi cho học sinh đọc hiểu ý nghĩa ngôn từ, ý nghĩa hình tượng trong đoạn
thơ đầu của bài Tây Tiến, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bằng hình thức
thuyết trình, thiết lập sơ đồ, hỏi đáp…, hoặc, viết một đoạn văn ngắn khoảng (710) dòng nêu cảm nhận về thiên nhiên núi rừng Tây bắc và vẻ đẹp của người lính
Tây Tiến trên con đường hành quân gian khổ.
7
Ở đoạn thơ thứ hai của bài Tây Tiến, GV có thể cho học sinh làm việc nhóm,
thảo luận, vẽ sơ đồ tư duy hoặc đóng chuyên gia nghiên cứu văn học giải đáp, làm
rõ ý nghĩa đoạn thơ qua các câu hỏi/nhiệm vụ sau:
- Phân tích ý nghĩa biểu đạt của từ “bừng”.
- Cảm nhận vẻ đẹp của “em” và phân tích hai chữ “kìa em” để thấy được cảm
xúc của người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của “em”.
- Sự phối hợp thanh điệu trong câu thơ “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” như
thế nào? Có tác dụng diễn tả ý gì?
- Không gian “chiều sương” với hình ảnh “hồn lau, thuyền độc mộc, hoa
đong đưa” cùng các câu hỏi tu từ “có thấy…? Có nhớ...?” mang lại ấn tượng gì về
thiên nhiên Tây Bắc và cảm xúc gì của tác giả? Tìm những câu thơ miêu tả cảnh
“sương” ở Tây bắc ở các bài thơ khác đã học.
- Phân tích cách đọc và cú pháp câu của hai câu thơ “Có nhớ dáng người trên
độc mộc – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”, từ đó nêu các cách hiểu ý nghĩa của
hình ảnh, ngôn ngữ thơ. (Nếu đọc dính liền hai câu thì hai câu thơ chỉ là một câu
có nghĩa: thuyền độc mộc trôi trên dòng lũ có dáng người đẹp trên đó giống như
hoa đong đưa trên dòng nước. Nếu đọc tách rời thì câu thơ thứ hai có đảo trật tự cú
pháp là hoa trôi đong đưa trên dòng lũ hoặc dòng lũ trôi và hoa đong đưa. Vậy cần
làm rõ: Hoa đong đưa là hoa gì? Hoa bị vứt giữa dòng lũ hay hoa hai bên bờ đong
đưa. Đặt vấn đề khai thác theo hướng này mới thấy câu thơ giàu chất tạo hình, từ
ngữ hàm xúc và rất lý thú và học sinh sẽ nâng cao được năng lực đọc và năng lực
thẩm mĩ.)
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn thơ: “Trong anh và em hôm nay … Làm
nên đất nước muôn đời”, GV đặt câu hỏi/ nhiệm vụ:
- Xác định ý chính của đoạn thơ?
- Mối quan hệ giữa cá nhân và đất nước được thể hiện qua những từ ngữ, hình
ảnh nào?
- Phân tích ý nghĩa của các trạng ngữ: “trong anh và em hôm nay, khi hai đứa
cầm tay, khi chúng ta cầm tay mọi người, mai này” và các tính từ: “hài hòa nồng
thắm, vẹn tròn, to lớn, mơ mộng”.
- Chỉ ra hiệu quả của phép điệp cấu trúc trong cấu trúc : Phải biết” + động từ
(“Phải biết + gắn bó, san sẻ, hóa thân”).
- Đoạn thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Nêu rõ biểu hiện của
phong cách đó trong đoạn thơ? (Bài tập này hướng hs đến sự kết hợp chất chính
luận và trữ tình, một trong những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, đồng thời rèn
luyện cho học sinh kĩ năng nhận diện phong cách ngôn ngữ tiếng Việt.)
Lưu ý: Thay vì cho học sinh soạn bài trước ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn của
sách giáo khoa, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện những bài tập/ nhiệm
vụ này ở nhà trước khi lên lớp.
1.3/ Hoạt động thực hành
8
Mục đích của hoạt động thực hành là học sinh phải vận dụng những kiến thức
vừa mới học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, hình thành kĩ năng. Thông
qua đó, giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức ở mức độ nào. Ở hoạt động
này, giáo viên xây dựng câu hỏi, bài tập hướng hình thành các kĩ năng đọc hiểu,
tiếng việt và làm văn. Đây là hoạt động gắn với thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ
như: trình bày, viết văn… Kết thúc hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên
để được bổ sung, uốn nắn những nội dung chưa đúng. Giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh giải quyết các bài lập luyện tập trong sách giáo khoa, cũng có thể ra
những bài tập tương tự để phát triển năng lực vận dụng ở học sinh.
Ví dụ:
Sau khi tiến hành đọc hiểu xong bài thơ Việt Bắc, giáo viên có thể:
- Yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn hoặc một bài văn nêu cảm nhận về tình
nghĩa thủy chung giữa người dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Hay, chỉ rõ biểu
hiện của tính dân tộc trong đoạn thơ/bài thơ.
- Hoặc, chọn trong đoạn trích hai đoạn tiêu biểu:
+ Một đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
+ Một đoạn về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
Phân tích một trong hai đoạn thơ đó.
Ví dụ về mộtvài bài tập thực hành cho bài thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa
Điềm):
- Phân tích một đoạn thơ cụ thể trích từ bài thơ.
- Bàn về chín câu thơ đầu của bài thơ Đất Nước, có ý kiến cho rằng: Trong
đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh đất nước gần gũi, giản
dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của
mình không lặp lại người khác.” Ý kiến của em thế nào?
- Trong đoạn trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước
thông qua những hi sinh, đóng góp to lớn của nhân dân trên nhiều phương diện.
Hãy phân tích sự cảm nhận đó của nhà thơ trên một phương diện cụ thể.
1.4/ Hoạt động ứng dụng
Mục đích của hoạt động là giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học
để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Giáo viên tổ chức bài tập, nhiệm
vụ hướng học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện
tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Hoạt động này có thể triển khai ở lớp, ở
nhà, cộng đồng…
Ví dụ về một số bài tập ứng dụng:
Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hình ảnh người lính kháng chiến
chống Pháp trong hai bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và Đồng Chí (Chính Hữu).
Hoặc, Cảm nhận về hình ảnh người lính trong các bài thơ cùng đề tài: Đồng chí
(Chính Hữu), Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Cuộc chia ly màu đỏ
(Nguyễn Mỹ) và Tây Tiến (Quang Dũng).
9
Sưu tầm một số bài ca dao có sử dụng cặp từ “mình – ta” và phân tích sự
tương đồng, khác biệt trong cách dùng đại từ đó ở các bài ca dao và ở bài thơ Việt
Bắc của Tố Hữu.
Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà em thích. Phân tích cả bài hoặc một đoạn
trong bài thơ đó.
Em hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện nỗi nhớ của
Xuân Quỳnh và tác giả dân gian trong hai đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ khóng yên.”
(Ca dao)
Từ bài thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), hãy viết một đoạn văn, bài văn
trình bày suy nghĩ về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân mình đối với đất nước.
1.5/ Hoạt động bổ sung
Mục đích là giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng. GV thiết kế
bài tập giúp học sinh có thể đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan. Hoạt
động này chủ yếu là thiết kế cho học sinh tự làm việc ở nhà. Để mở rộng kiến thức,
kỹ năng, học sinh có thể tìm đọc trên sách, báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi
với người thân,…
Chẳng hạn, sau khi học bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc, giáo viên có thể yêu cầu
học sinh viết bài nghiên cứu, giới thiệu về chân dung người lính trong kháng chiến
chống Pháp và Mĩ ở địa phương bằng hoạt động trải nghiệm là tổ chức theo nhóm,
tới thăm gia đình cựu chiến binh ở địa phương nơi học sinh sinh sống để trò
chuyện về những trận đánh mà họ từng trải qua, về cuộc sống người lính ở chiến
trường… để có thêm những hiểu biết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ.
10
Với bài thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Gv yêu cầu học sinh thực hành
lối sống văn hóa của người Việt trong nhà trường, thực hiện hành động hướng về
biển đảo, để giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
2. Giáo án minh họa
BÀI: ĐÀN GHI TA CỦA LORCA (THANH THẢO)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh
Thảo;
- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.
- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.
3. Năng lực hình thành:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp tiếng Viêt
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Vào bài: Chúng ta tạm chia tay với những vầng thơ giản dị, mang khuynh sử
thi và lãng mạn của thơ ca kháng chiến để đến với những vầng thơ thời hậu chiến
có những đổi mới về nội dung và nghệ thuật với phương châm nhìn thẳng vào sự
thật. Thời gian qua, chúng ta chưa từng được nghe những vầng thơ như:
“Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30(...)
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!” (Ai, Chế Lan Viên)
Hay những vầng thơ lạ lẫm:
“nhấp cần câu
câu giấc mơ ngày cũ
những giấc mơ
tớp dưới bóng lục bình
xanh buồn bã” (Không đề, Thanh Thảo)
11
Trong công cuộc đổi mới đầy cam go của nghệ thuật thơ ca, Thanh thảo là
những người đi đầu, là người có những suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống, về văn học
nghệ thuật. Chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”?
Hoạt động của GV-HS
TIẾT 1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- GV phân chia lớp thành các
nhóm và yêu cầu các nhóm
tìm hiểu tác giả và tác phẩm
(cuộc đời, phong cách thơ,
hoàn cảnh sáng tác, thể loại,
bố cục, chủ đề) trước ở nhà.
- GV chọn những HS giỏi làm
chuyên gia trình bày trước lớp
những hiểu biết của mình về
tác giả, tác phẩm.
- HS trình bày bằng hình thức
thuyết trình kết hợp với minh
họa bằng hình ảnh, sơ đồ…
- HS còn lại đặt câu hỏi đối
với những vấn đề mà bản thân
chưa rõ. GV đặt câu hỏi bổ
sung cho HS giải đáp.
- GV củng cố kiến thức về tác
giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ
bằng cách trình chiếu video
giới thiệu về Thanh Thảo và
Lorca để tạo hứng thú cho hs.
- GV hệ thống kiến thức thể
loại thơ tượng trưng siêu thực
bằng sơ đồ.
Kiến thức cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1) Tác giả:
- Thanh Thảo là một
trong những gương
mặt tiêu biểu cho thế
hệ các nhà thơ trưởng
thành
trong
cuộc
kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
- Ngòi bút hướng nội
giàu suy tư, trăn trở về
cuộc sống của nhân
dân, dất nước và thời
đại; luôn tìm tòi những
hình thức biểu đạt mới.
2) Tác phẩm:
a/ Xuất xứ, hoàn
cảnh sáng tác:
- Bài thơ in trong tập
thơ “Khối vuông rubich” (1985)
-Tác giả ngưởng mộ
tài năng của Lorca
(1898-1936), một nhà
thơ thiên tài của TBN,
người có khát vọng tự
do và khát vọng cách
tân nghệ thuật mãnh
liệt, đã bị chính quyền
phản động thân phát
xít bắt giam và giết
hại.
b/ Thể loại: thơ hiện
đại viết theo phong
cách tượng trưng, siêu
thực.
c/ Chủ đề: Bài thơ là
sự ngưởng mộ, đồng
Năng lực hình thành
Năng lực giải quyết
vấn đề
Năng lực hợp tác
Năng lực tự quản bản
thân
Năng lực sáng tạo
Năng lực giao tiếp
tiếng Viêt
Năng lực hợp tác
Năng lực giao tiếp
tiếng Viêt
12
cảm, thương tiếc của
Thanh Thảo trước bi
kịch thương và nhân
cách của Lorca; đồng
thời khẳng định sự bất
tử của nghệ thuật.
d/ Bố cục: 4 phần
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản
Hoạt động chuẩn bị:
- GV yêu cầu học sinh tìm
hiểu ở nhà ý nghĩa của các từ
ngữ, hình ảnh, các biện pháp
nghệ thuật trong từng câu thơ;
sưu tầm những hình ảnh mà
bài thơ gợi ra.
Các hoạt động trên lớp:
- HS đọc văn bản và nêu cảm
nhận chung về bài thơ.
- HS giải thích ý nghĩa tên đề.
- GV hỏi: 6 câu thơ đầu mang
đến cho em những hình ảnh
nào?
HS trả lời; GV dán những tấm
hình đã sưu tầm liên quan đến
đoạn thơ lên bảng:
+ đàn ghi ta
1. Ý nghĩa tên đề
Hình ảnh hoán dụ cho:
- Con người và nghệ
thuật của Lorca
- Tình yêu của Lorca
dành cho đất nước.
2. Nội dung và nghệ
thuật của bài thơ
a/ Hình ảnh Lor-ca
trong bối cảnh chính
trị và nghệ thuật TBN
- “những tiếng đàn bọt
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết
vấn đề
Năng lực tự quản bản
thân
Năng lực cảm thụ
thẩm mĩ
Năng lực giải quyết
vấn đề
Năng lực cảm thụ
thẩm mĩ
Năng lực cảm thụ
thẩm mĩ
Năng lực giao tiếp
Năng lực giải quyết
vấn đề
13
+ đấu trường bò tót
+ kị sĩ đơn độc, nghệ sĩ du ca
+ bộ tộc Digan sống du mục
trên thảo nguyên.
+ Hoa Tử đinh hương
-GV hỏi: Kết nối những hình
ảnh này gợi cho em cảm nhận
gì về đất nước TBN và Lorca?
- HS trả lời cá nhân.
-GV chia HS hành các nhóm
nhỏ (4hs), tổ chức cho HS
hoạt động nhóm, với nhiệm vụ
cụ thể:
1. Cảm nhận về ý nghĩa biểu
tượng của âm thanh tiếng đàn
và hình ảnh bọt nước trong
câu “những tiếng đàn bọt
nước” và cho biết câu thơ đã
sử dụng biện pháp tu từ gì?
Hiệu quả?
2. Hình ảnh “áo choàng đỏ”
gợi cho em liên tưởng đến
điều gì về đất nước TBN và
Lorca? Phân tích hiệu quả của
tính từ “gắt” trong câu thơ
“Tây Ban Nha áo choàng đỏ
gắt”.
3. Nêu cảm nhận về nhịp điệu,
nhạc điệu của câu thơ “lilalila-lila”. Nhạc điệu đó gợi
cho em liên tưởng đến điều
gì?
4. Trong ba câu thơ cuối khổ
1, hãy nêu ý nghĩa ẩn dụ của
hình ảnh “vầng trăng, yên
ngựa” và xác định các từ láy
và nêu sắc thái ý nghĩa của
chúng.
HS hoạt động theo nhóm và
cử đại diện trình bày.
GV nhận xét và định hướng
nội dung đúng.
nước” (cảm nhận bằng
thính giác + thị giác):
Tiếng đàn hoán dụ cho
con người và nghệ
thuật của Lorca. Bọt
nước ẩn dụ cho số
phận và nghệ thuật
mỏng manh dễ tan vỡ.
-“áo choàng đỏ/gắt”
gợi khung cảnh đấu
trường (bò tót, chính
trị và nghệ thuật) xung
đột dữ dội. Cuộc chiến
đấu giữa khát vọng
dân chủ, cách tân nghệ
thuật của Lorca với
chế độ chính trị độc
tài, nền nghệ thuật già
nua TBN.
- “li-la li-la li-la”:
+Nhịp 2/2/2, điệp ngữ,
thanh bằng
+ Chuỗi hợp âm tiếng
ghi ta da diết tiếng
thơ, tiếng nhạc của
Lorca.
- “đi lang thang về
miền đơn độc”: không
gian hoang vắng,Lorca
đơn độc.
-với vầng trăng chếnh
choáng”: vầng trăng
xô lệch, tâm thế thăng
hoa, ngả nghiêng say
với nghệ thuật.
-trên yên ngựa mỏi
mòn”: thời gian dằng
dặc, hành trình chiến
đấu không điểm dừng.
Năng lực hợp tác
Năng lực tự quản bản
thân
Năng lực sáng tạo
Năng lực giao tiếp
tiếng Viêt
Năng lực cảm thụ
thẩm mĩ
Lorca là một nghệ sĩ
dân gian, đơn độc.
Ông là một tâm hồn
lãng mạn, tài hoa hoa,
Năng lực giải quyết
vấn đề
Năng lực sử dụng
tiếng Viêt
14
say sưa với tiếng đàn,
đi khắp TBN để cổ vũ
phong trào đấu tranh
cho tự do, chống mọi
thế lực áp chế và thúc
đẩy mạnh mẽ những
cách tân trong các lĩnh
vực nghệ thuật.
GV: Cả đoạn thơ gợi cho em
cảm nhận thế nào về chân
dung Lorca. Viết một đoạn
văn khoảng 5 dòng trình cảm
nhận của mình.
Bài tập ứng dụng, bổ sung:
1. Là học sinh, em học tập
được điều gì từ Lorca?
2. Về hình tượng Lor-ca trong
bài thơ, có ý kiến cho rằng:
“Thi phẩm đã khắc họa vẻ đẹp
người nghệ sĩ vĩ đại”. Ý kiến
khác thì khẳng định: “Bài thơ
xây dựng chân dung người
chiến sĩ kiên cường”. Trình
bày suy nghĩ của em về ý kiến
trên. HS trình bày ý kiến trên
lớp và viết thành bài văn ở
nhà.
Năng lực tự học
* Luyện tập
Năng lực giải quyết
1.
vấn đề
- Sự sáng tạo trong học Năng lực tự quản bản
tập.
thân
- Tinh thần đấu tranh
Năng lực sáng tạo
chống cái xấu, cái ác
Năng lực sử dụng và
và những tư tưởng lỗi giao tiếp tiếng Viêt
thời lạc hậu.
Năng lực cảm thụ
2.
thẩm mĩ
MB: Giới thiệu tác giả,
tác phẩm, giới thiệu ý
kiến
TB:
- Phân tích đoạn thơ
làm rõ hai khía cạnh:
+ Lorca là nghệ sĩ trẻ
thánh thiện với lời thơ,
tiếng nhạc rong ruỗi
khắp TBN thể hiện
khát vọng cách tân
nghệ thuật.
+ Lorca là chiến sĩ yêu
tự do, bền bỉ, đơn độc
chống lại chế độ phát
xít độc tài.
-Bình luận ý kiến:
+ Khẳng định hai ý
kiến đều đúng. Hai ý
kiến không mâu thuẫn,
đối lập mà bổ sung cho
nhau, thể hiện trọn ven
hình tượng Lorca.
+ Khắc họa hình tượng
Lorca, Thanh Thảo
vận dụng thành công
15
thủ pháp thơ siêu thực
với chuỗi biểu tượng
ẩn dụ, qua đó thể hiện
sự yêu mến, ngưởng
mộ Lorca.
KB: khẳng định ý
nghĩa của ý kiến và
hình tượng Lora đối
với văn học và đời
sống.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài : ĐÀN GHI TA CUA LORCA (TIẾT 1)
Hoạt động của học sinh
Nội dung học sinh ghi
(Học sinh chuẩn bị ở nhà, đến lớp trả lời
cá nhân hoặc thảo luận nhóm )
Giới thiệu vài nét về tác giả:
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Cuộc đời:
1. Tác giả
…………………………………………
…………………………………………
Đặc điểm sáng tác:
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………
…………………………………………
Tác phẩm chính:
Giới thiệu tác phẩm:
2. Bài thơ
Xuất xứ
a/ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
………………………………………… …………………………………………………
………………………………………… …………………………………………………
………………………………………
………………………………………………
………………………………………… ………………………………………………
…………………………………………
16
Thể loại:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Chủ đề:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Bố cục:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………
II. Đọc hiểu văn bản
Hãy nêu ý nghĩa tên đề: Đàn ghi ta của
Lorca
………………………………………..
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
b/ Thể loại:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
c/ Chủ đề:
…………………………………………………
………………………………………………..
…………………………………………………
…………………………………………………
d/ Bố cục: 4 phần
II. Đọc hiểu văn bản
Ý nghĩa tên đề: Đàn ghi ta của Lorca
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
- Sáu câu thơ đầu mang đến cho em 2. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ
những hình ảnh nào?
…………………………………………
………………………………………
………………………………………
- Kết nối những hình ảnh này gợi cho em
cảm nhận gì về đất nước TBN và Lorca?
………………………………………
………………………………………
………………………………………
- Cảm nhận về ý nghĩa biểu tượng của
âm thanh tiếng đàn và hình ảnh bọt nước
ở câu thơ đầu và cho biết câu thơ đã sử
dụng biện pháp tu từ gì?
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………
- Hình ảnh “áo choàng đỏ” gợi cho em
liên tưởng đến điều gì về đất nước TBN
và Lorca? Phân tích hiệu quả của tính từ
“gắt” trong câu thơ thứ hai.
…………………………………………
…………………………………………
1.
- “những tiếng đàn bọt nước”
…………………………………………………
………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
- “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
………………………………………………….
17
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
- Nêu cảm nhận về nhịp điệu, nhạc điệu
của câu thơ “lila-lila-lila”. Nhạc điệu đó
gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………
- Trong ba câu thơ cuối khổ 1, hãy nêu
ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vầng trăng,
yên ngựa” và xác định các từ láy và nêu
sắc thái ý nghĩa của chúng.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
- Cả đoạn thơ gợi cho em cảm nhận thế
nào về chân dung Lorca? Viết một đoạn
văn khoảng 5 dòng trình bày cảm nhận
của mình.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………
………………………………………
- Là học sinh, em học tập được điều gì từ
Lorca?
…………………………………………
………………………………………
- “li-la li-la li-la”
…………………………………………………..
………………………………………………….
………………………………………………….
…………………………………………………..
………………………………………………….
“đi lang thang về miền đơn độc”
…………………………………………………
………………………………………………
“với vầng trăng chếnh choáng”
…………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………
“trên yên ngựa mỏi mòn”
………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Vẻ đẹp chân dung Lorca
………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
-Lập dàn ý trình bày ý kiến về: Đoạn
thơ cho thấy Lora là nghệ sĩ vĩ đại hay
một chiến sĩ ngoan cường?
BÀI: SÓNG – XUÂN QUỲNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ
nữ đang yêu;
18
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu,
ngôn từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi
nổi, nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Năng lực hình thành:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp tiếng Viêt
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Vào bài: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Thuyền và biển (nhạc: Phan
Huỳnh Điểu; thơ: Xuân Quỳnh), yêu cầu học sinh lắng nghe và nêu cảm nhận về
bài hát. Ca khúc phổ thơ Xuân Quỳnh trở thành thông điệp tình yêu gửi nhiều
thế hệ. Sóng, một bài thơ khác của Xuân Quỳnh, một bông hoa dọc chiến hào,
lặng lẽ dâng cho đời vẻ đẹp của tình yêu.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực hình
thành
TIẾT 1
I. Tìm hiểu chung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1) Tác giả:
GV: Dựa vào tiểu dẫn, hãy
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988), Năng lực giao
giới thiệu đôi nét về tác giả
Hà Tây (SGK)
tiếp tiếng Viêt
XQ ?
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng
- HS đọc SGK trả lời.
lòng của một tâm hồn phụ nữ
- GV cho HS xem một số hình nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên,
ảnh về Xuân Quỳnh và cho HS tươi tắn vừa chân thành, đằm
xem một đoạn phim tư liệu về thắm và luôn da diết trong
cuốn thơ Xuân Quỳnh được
khát vọng về hạnh phúc đời
dịch sang tiếng Pháp với tựa
thường.
đề “Nếu ngày mai”
- GV yêu cầu HS đọc một số
Năng lực tự học
câu thơ của XQ và GV đọc
Năng lực giải
thêm một số câu thơ tiêu biểu
quyết vấn đề
của XQ, từ đó khái quát phong
19
cách thơ Xuân Quỳnh.
2) Văn bản:
- GV cho HS nghe bài hát
- Sáng tác năm 1967, trong
“Sóng” của Xuân Quỳnh do
chuyến đi công tác tại vùng
Diễm Phương phổ nhạc.
biển Diêm Điềm, được in
- GV Yêu cầu HS giới thiệu về trong tập thơ Hoa dọc chiến
hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ hào ( 1968 )
của bài thơ.
- Tiêu biểu cho hồn thơ của
- GV yêu cầu HS chia bố cục
Xuân Quỳnh.
của bài thơ.
- Bố cục: chia làm 3 phần
- HS trả lời cá nhân.
GV: Xuyên suốt bài thơ là 2
hình tượng nào?
GV: Vị trí của 2 hình tượng
Sóng và em?
- HS trả lời cá nhân.
-GV định hướng nội dung.
- Hình tượng Sóng và em
+ Em là nhân vật trữ tình,
một trái tim phụ nữ hồn hậu,
chân thành, mãnh liệt.
+ Sóng: là hình tượng ẩn dụ,
sự hoá thân của nhân vật trữ
tình “em”
- Sóng và em: song hành, khi
tách rời, khi hoà nhập
nét độc đáo trong cấu trúc
hình tượng, diễn tả sâu sắc,
sinh động, mãnh liệt khát
vọng của Xuân Quỳnh.
II. Đọc hiểu văn bản
*GV yêu cầu HS đọc bài thơ: 1. Sóng- Cảm nhận tình yêu
Chú ý âm điệu dạt dào, sôi nổi a. Khổ 1
lúc sâu lắng dịu êm.
- 2 câu “Dữ dội và dịu êm;
* GV hướng dẫn HS tìm Ồn ào và lặng lẽ”
hiểu khổ 1:
+ Nhịp:2/3: nhịp của lời thơ,
GV cho HS thảo luận 2 vấn
nhịp của sóng.
đề:
+ Thanh điệu: T- B/ B- T: âm
Tổ 1, 2 thảo luận vấn đề 1:
hưởng lên xuống thất thường
của sóng.
+ Bốn tính từ: dữ dội, dịu êm,
ồn ào, lặng lẽ: phức tạp, đa
dạng, thất thường của sóng.
+ Liên từ “và”: sự bao hàm
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực tự quản
bản thân
Năng lực sáng tạo
Năng lực hợp tác
20
nhau.
Trạng thái đối lập, đa dạng,
thất thường của sóng và liên
tưởng đến tâm lí phức tạp,
thất thường của người phụ nữ
khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt
khi dịu dàng, sâu lắng).
- 2 câu: “Sông không hiểu nổi
mình; Sóng tìm ra tận bể”
+ Nếu sông không hiểu sóng
thì sóng sẽ tìm ra tận bể: Khát
Tổ 3,4 thảo luận vấn đề 2:
khao tri âm.
+ Ở sông, sóng không hiểu
chính minh nên sóng tìm ra
tận bể lớn: Khát khao được
sống là chính mình, khát khao
sự lớn lao, bao dung trong
tình yêu.
Hành trình “tìm ra tận bể”
của sóng cũng chính là quá
trình tự khám phá, tự nhận
thức, chính bản thân, khát
khao sự đồng cảm, đồng điệu
HS thảo luận và trình bày
trong tình yêu..
GV định hướng nội dung.
b. Khổ 2
+ Quy luật của sóng:Sóng:
ngày xưa, ngày sau: vẫn thế
sự trường tồn của sóng
trước thời gian: vẫn dạt dào,
sôi nổi.
+ Quy luật của tình cảm:
“Khát vọng tình yêu - bồi hồi
* Gv hướng dẫn HS tìm hiểu trong ngực trẻ”
Tình yêu là khát vọng lớn
khổ 2:
lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và
GV: Hãy chỉ ra quy luật của
sóng và quy luật của tình yêu? nhân loại.
*Xuân Quỳnh đã liên hệ tình
- HS trả lời.
yêu tuổi trẻ với con sóng đại
- GV định hướng nội dung
dương. Cũng như sóng, tình
yêu luôn phức tạp, thất
thường, khát khao tri âm, khát
khao cái rộng lớn bao dung;
con người đã đến và mãi mãi
đến với tình yêu. Đó là quy
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
21
GV: Soi mình vào sóng, Xuân
Quỳnh đã cảm nhận điều gì?
luật muôn đời.
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Hoạt động củng cố bài học
(kết thúc tiết 1)
- GV cho HS xem sơ đồ tư
duy, và yêu cầu HS trình bày
những nội dung đã học.
- Sau đó, GV yêu cầu HS về
nhà vẽ tiếp sơ đồ cho tiết học
sau.
TIẾT 2
GV cho HS trình bày sơ đồ tư
duy mà HS về nhà làm trong
tiết 1. HS trình bày sản phẩm
ở nhà.
GV hướng dẫn HS phân tích
các khổ thơ còn lại để đối
chiếu với sơ đồ mà HS trình
bày.
* Khổ 3, 4
GV: Điệp từ “em nghĩ” nói lên
được điều gì trong nhận thức
tình yêu của em?
GV: Xuân Quỳnh đã đưa ra
những câu hỏi nào? Mục đích
của các câu hỏi đó là gì?
HS trả lời
GV định hướng
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
2. Sóng- suy tư về những
biểu hiện của tình yêu
a. Khổ 3-4: Đi tìm khởi
nguồn của tình yêu
Điệp từ: “em nghĩ” (anh, em;
biển lớn= tình yêu) nhà thơ
tự nhìn lại để nhận thức và
khám phá tình yêu
Tình yêu chín chắn, đầy
suy nghĩ và trăn trở.
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
b. Khổ 5: Nỗi nhớ
* Về ngữ nghĩa
+ Bao trùm cả không gian :
“sóng dưới lòng sâu, sóng
trên mặt nước”
22
* Khổ 5
GV nêu vấn đề, chia lớp thành
các nhóm nhỏ (4hs) thảo luận
các yêu cầu sau:
1. Chỉ ra và phân tích các biện
pháp nghệ thuật được sử dụng
trong khổ thơ.
2. Nhận xét về âm điệu của
đoạn thơ
3. Phân tích những biểu hiện
của nỗi nhớ qua các từ ngữ:
dưới lòng sâu, trên mặt nước,
ngày đêm, trong mơ còn thức.
So sánh với cách thể hiện khác
trong văn học về nỗi nhớ.
HS thảo luận và trình bày
GV định hướng
+ Thao thức trong mọi thời
gian : “ngày đêm không ngủ
được”
+ Em nhớ anh - cả trong mơ
còn thức.
* Ngữ âm: Phép đối, điệp từ
con sóng với vị trí thay đổi từ
ngoài vào trong gợi âm
hưởng những con sóng dồn
dập, xu thế vào bờ, giọng thơ
dào dạt, náo nức, mãnh liệt.
Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha
thiết, còn em nhớ anh đắm
say hơn bội phần. Cách nói
cường điệu nhưng hợp lí :
nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng
ngợp cõi lòng không chỉ
trong ý thức mà thấm sâu vào
trong tiềm thức).
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực tự quản
bản thân
Năng lực hợp tác
c.Khổ 6 : Lòng chung thủy
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Xa xôi, cách trở
Dẫu ngược về phương Nam
Khó khăn
* Khổ 6
GV cho HS đọc lại khổ thơ, và
yêu cầu HS xác định nội dung
của khổ thơ.
GV tiếp tục đặt câu hỏi gợi
mở: Những từ “Phương Bắc,
phương Nam, xuôi, ngược”
gợi em suy nghĩ về điều gì?
Phép điệp trong khổ thơ có tác
dụng gì?
-HS trả lời
- GV định hướng
Nơi nào em cũng nghĩ
Khẳng định
Hướng về anh một phương”
+ Cách nói khẳng định :
em: dẫu xuôi - phương bắc;
dẫu ngược - phương nam,
Năng lực giao
em : vẫn Hướng về anh một
tiếp tiếng Viêt
phương
Năng lực giải
→ Lời thề thủy chung tuyệt
quyết vấn đề
đối trong tình yêu : dù đi đâu
về đâu vẫn hướng về người
mình đang thương nhớ đợi
chờ.
+ Các điệp ngữ: dẫu xuôi về,
dẫu ngược về + điệp từ
phương + các từ em cũng
nghĩ, hướng về anh
Khẳng định niềm tin đợi
chờ trong tình yêu. Với em,
chỉ có 1 phương duy nhất là
23
phương trời có anh.
d. Khổ 7: Niềm tin
- Quy luật tất yếu của sóng:
Trăm ngàn con sóng ở ngoài
đại dương, con nào cũng tới
bờ.
- Quy luật tình yêu: Lòng
thủy chung trong tình yêu là
* Khổ 7
sức mạnh vượt qua mọi trở
GV đọc khổ thơ và đặt câu nại để tình yêu đến bến bờ
hỏi:
hạnh phúc.
? Nhà thơ đã nói về quy luật gì →Lời khẳng định của trái tim
của tự nhiên? Soi vào đó, nhà phụ nữ luôn tin vào tình yêu.
thơ muốn khẳng định điều gì?
HS trả lời cá nhân
3. Sóng- suy ngẫm về những
GV định hướng
khát vọng tình yêu (khổ 8-9)
- Triết lý về cuộc đời
+ Cuộc đời tuy dài nhưng
năm tháng vẫn đi qua cuộc
đời (Thời gian) Biển dẫu
rộng nhưng mây nhỏ bé vẫn
bay qua biển (không gian)
* Khổ 8
Hữu hạn > < vô hạn
GV: Ở khổ thơ thứ 8 có các
→Cuộc đời thì hữu hạn, tình
hình ảnh đối lập. Đó là những yêu thì ngắn ngủi mong manh
hảnh nào? Vấn đề mà nhà thơ trước sự vô hạn của thời gian,
muốn đặt ra ở đây là gì?
vũ trụ.
HS thảo luận cặp đôi và trình
- Khát vọng hành động để
bày
tình yêu bất tử
GV định hướng nội dung.
+ Làm sao được tan ra thành
* Khổ 9
trăm con sóng: sự hy sinh
GV liên hệ với bài thơ Tự hát dâng hiến cho tình yêu.
“Em trở về đúng nghĩa trái
+ Giữa biển lớn tình yêu…
tim em (...)
ngàn năm còn vỗ: Khát vọng
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời
sống mãi trong tình yêu, để
không còn nữa;
tình yêu bất tử.
Nhưng biết yêu anh cả khi
III. Kết luận
chết đi rồi.”
1.Nghệ thuật:
Để tình yêu bất tử, Xuân
- Thể thơ 5 chữ truyền thống,
Quỳnh đã lựa chọn cho mình
cách ngắt nhịp , gieo vần độc
cách sống nào? Lí giải.
đáo, gợi liên tưởng (nhịp thơ
HS trình bày cá nhân
phù hợp vói nhịp sóng).
GV định hướng
- Xây dựng hình ảnh ẩn dụ,
Hướng dẫn HS tổng kết
giọng thơ tha thiết.
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực tự học
Năng lực giải
quyết vấn đề
Năng lực tự quản
bản thân
Năng lực sáng tạo
Năng lực hợp tác
Năng lực giao
tiếp tiếng Viêt
Năng lực giải
quyết vấn đề
24
GV yêu cẩu HS nêu những
nhận xét về nghệ thuật và nội
dung của văn bản.
HS trả lời
GV định hướng nội dung
2.Ý nghĩa văn bản
(Ghi nhớ SGK)
Củng cố: GV củng cố bằng sơ đồ tư duy
Trăn trở về khởi
nguồn Ty
Nỗi nhớ da diết
Thủy chung
Niểm tin
Vĩnh hằng
Triết lí cuộc đời
Hy sinh
IV. HIỆU QUẢ
Trong năm học vừa qua, sau khi thực hiện dạy học ngữ văn nói chung và tác
phẩm thơ nói riêng theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bản thân tôi nhận
thấy kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh nâng lên rõ rệt. Cụ thể, năm học
2015-2016, kết quả thi THPT Quốc gia môn ngữ văn ở các lớp tôi dạy, tỉ lệ hs đạt
điểm trung bình trở lên là 81,65 %. Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của
bộ môn ngữ văn của trường THPT Điểu Cải: 57.9%. Học sinh đã bước đầu có
những năng lực cần thiết để có thể đọc hiểu được những văn bản thơ ngoài chương
trình giáo khoa. Trong năm học này, ở các kì kiểm tra tập trung, các lớp tôi dạy đều
có tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên đứng đầu khối lớp 12.
Bảng thống kê điểm kiểm tra với đề bài:
I. Phần Đọc - hiểu (4 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Hữu Thỉnh cũng như Nguyễn Khoa Điềm đưa thơ từ hướng ngoại trong
những năm chiến tranh trở về hướng nội, khi cuộc chiến tranh kết thúc và cuộc
sống mới đặt ra bao vấn đề ngổn ngang, phức tạp. Giờ đây thơ không thể khích lệ,
động viên cho một trách nhiệm bức xúc với thời cuộc, mà là lời tâm sự, giãi bày
của người viết trước cuộc đời. Trong thời kì đổi mới, họ là người đã đi trước một
chặng đường, với thế hệ sau họ cũng là người đồng hành. Thơ trong chặng đường
mới phải vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Thơ hướng ngoại là thơ khám phá, ca
ngợi hành động hữu ích và giá trị xây dựng cho cuộc sống con người. Thơ hướng
25