Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
---------------

Đặng Thị Thanh Thái

TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
---------------

Đặng Thị Thanh Thái

TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức
khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng…. năm 2013
Tác giả


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại
lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
Bảng 2.2 Các thời kỳ tự do hóa thương mại giai đoạn 1986-2012 (Đo lường dựa trên
nghiên cứu của Li (2004) và Wacziarg – Welch (2003))
Bảng 3.1 Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.2 Nguồn dữ liệu các biến
Bảng 4.1 Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do
hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Li (2004) giai đoạn 1986 đến
2011)
Bảng 4.2 Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do
hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003)
giai đoạn 1986 đến 2011)

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu (2 cách đo
lường thời điểm tự do hóa)
Bảng 4.4 Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời
điểm tự do hóa của Li (2004)
Bảng 4.5 Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời
điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu (2 cách đo
lường thời điểm tự do hóa)
Bảng 4.7 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời
điểm tự do hóa của Li (2004)
Bảng 4.8 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời
điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại (2
cách đo lường thời điểm tự do hóa)


Bảng 4.10 Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo
lường thời điểm tự do hóa của Li (2004)
Bảng 4.11 Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo
lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Xu hướng thuế tối huệ quốc ở các nước đang phát triển theo từng khu vực
Hình 2.2 Tình hình xuất khẩu của các khu vực trên Thế giới
Hình 2.3 Tình hình nhập khẩu của các khu vực trên Thế giới


1


TÓM TẮT
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các nước cũng dần tiến hành tháo gỡ
các hàng rào mậu dịch của mình tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh tiến đến tự
do hóa thương mại. Bằng cách sử dụng hai cách đo lường thời điểm tự do hóa theo
Li (2004) và Wacziarg – Welch (2003), bài nghiên cứu tiến hành xem xét chiều
hướng tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và tổng thể cán
cân thương mại. Bài nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của tự do
hóa thương mại lên nhập khẩu, xuất khẩu cũng như cán cân thương mại theo cách
đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004).
Kết quả bài nghiên cứu cũng không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của
tự do hóa thương mại lên xuất khẩu các quốc gia theo cách đo lường thời điểm tự
do hóa của Wacziarg – Welch (2003). Tuy nhiên, đối với hoạt động nhập khẩu, kết
quả nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê của tự do hóa
thương mại. Bài nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng cán cân thương mại
trở nên xấu hơn dưới tác động của tự do hóa thương mại ở các nước trong mẫu
nghiên cứu.


2

1. GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của các nước, nó dần trở thành cầu nối gắn kết nền kinh
tế một quốc gia với thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực của mỗi
quốc gia.
Từ khoảng thế kỷ XVI, chủ nghĩa trọng thương đã đặc biệt coi trọng hoạt động
thương mại mà trước hết là ngoại thương, nó được xem là nguồn gốc của sự giàu
có. Tiếp theo đó, hàng loạt các nghiên cứu về sự cần thiết của hoạt thương mại quốc
tế ra đời mà khởi nguồn là lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith (1723-1790). Ông

cho rằng các quốc gia nên sản xuất các mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn các
quốc gia khác để xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế. Tuy nhiên,
với những quốc gia không có lợi thế ở tất cả các mặt hàng thì lý thuyết của Adam
Smith không thể lý giải được. Đó là nguồn gốc cho sự ra đời lý thuyết lợi thế so
sánh của David Ricardo. Theo ông, các quốc gia nên thực hiện chuyên môn hóa sản
xuất các mặt hàng có mức độ bất lợi nhỏ hơn và nhập khẩu các mặt hàng có mức độ
bất lợi lớn hơn. Giải thích của Ricardo góp phần lý giải cho sự hình thành thương
mại quốc tế. Kể từ đó, các nhà kinh tế học cũng ngày càng khẳng định tầm quan
trọng của hoạt động thương mại quốc tế.
Một xu thế chủ đạo trong hoạt động thương mại quốc tế là vấn đề tự do hóa
thương mại ở cả hai bình diện khu vực và quốc tế. Với sự ra đời của các tổ chức
thương mại quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Hiệp định thương mại
tự do các nước ASEAN (AFTA) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), Khối liên minh châu Âu EU,... cùng với các luật lệ, thông lệ kinh doanh
quốc tế mà các nước thành viên phải tuân theo đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi,
môi trường cạnh tranh công bằng hơn cho các quốc gia khi tham gia vào mậu dịch
quốc tế.


3

“Tự do hóa thương mại là quá trình các quốc gia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các
rào cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảm các hàng rào thuế quan và hàng rào
phi thuế quan, xóa bỏ phân biệt đối xử tạo lập sự canh tranh bình đẳng nhằm tạo
môi trường thuận lợi hơn cho thương mại phát triển” (TS. Bùi Thị Lý, 2010, trang
42). Tuy nhiên, quá trình tự do hóa thương mại ở mỗi quốc gia lại có những khác
biệt cả về quy mô và mức độ tác động. Vậy liệu việc tham gia vào quá trình tự do
hóa thương mại có luôn luôn cải thiện được cán cân thương mại của các quốc gia
như kỳ vọng của những nhà làm chính sách hay không? Nó tác động đến hoạt động
xuất khẩu của mỗi quốc gia như thế nào, nhập khẩu như thế nào? Chính vì vậy, bài

nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định tác động của tự do hóa thương mại lên xuất
khẩu, nhập khẩu cũng như tổng thể cán cân thương mại của các nước đang phát
triển.
Bài nghiên cứu tiến hành xem xét tác động của tự do hóa thương mại ở 25 quốc
gia đang phát triển giai đoạn 1986-2012 theo 2 cách đo lường thời điểm tự do hóa
của Li (2004) và Wacziarg – Welch (2003). Sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp
System Generalized Method of Moments (GMM) để cho kết quả phù hợp hơn.
Phần còn lại của bài nghiên cứu được chia bố cục như sau: Phần 2 tóm lược các
kết quả nghiên cứu trước đây. Phần 3 thảo luận phương pháp nghiên cứu. Các kết
quả bài nghiên cứu sẽ được trình bày trong phần 4. Cuối cùng, phần 5 tóm lược các
kết quả của bài nghiên cứu.


4

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Tham gia vào thương mại quốc tế, các quốc gia không thể mở cửa hoàn toàn
nền kinh tế của mình do những ảnh hưởng tiêu cực của nó, chính điều này buộc các
quốc gia phải áp đặt các hàng rào mậu dịch để bảo hộ hoạt động thương mại của
nước mình. Tuy nhiên, việc áp dụng này bên cạnh những lợi ích mang lại cũng có
những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại của mỗi quốc gia.
Trong tiến trình tự do hóa thương mại, các nước dần giảm thiểu và xóa bỏ các
hàng rào mậu dịch của mình. Qua đó, tính cạnh tranh giữa các quốc gia cũng ngày
càng được nâng cao, các nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá với nhau nhiều
hơn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
2.1 Tình hình thuế quan của các khu vực và Thế giới thời gian qua:
Theo Báo cáo thương mại Thế giới 2011 của World Bank (World Trade Report
2011), thuế đã giảm mạnh kể từ khi thiết lập Hiệp ước chung về thuế quan và mậu
dịch (GATT) năm 1948 (đến 1995, GATT đổi thành WTO). Trước GATT, mức
thuế trung bình giữa các nước có giao thương với nhau vào khoảng 20 đến 30%.

Qua tám vòng đám phán thương mại đa phương, mức thuế giảm rõ rệt khi các nước
trở thành thành viên của WTO. Năm 2009, thuế trung bình cho tất cả hàng hóa và
các quốc gia khoảng 4%. Tỷ lệ thuế áp dụng ở các nước phát triển ở mức thấp,
trung bình khoảng 6% vào cuối những năm 1980, tiếp tục giảm và xấp xỉ 3% năm
2009.
Mức thuế trung bình theo các khu vực cũng giảm đáng kể. Cụ thể, khu vực
Trung Nam Mỹ, mức thuế trung bình giảm từ 30% vào đầu những năm 1990 đến
thấp hơn 10% vào 10 năm sau đó. Cũng tương tự, thuế ở Đông Á cũng giảm từ
khoảng 15-20% xuống còn 6% năm 2009. Ở Châu Phi, thuế tối huệ quốc (Mostfavoured Nation Tariff) cũng giảm trung bình từ 30% còn 12% năm 2009. Việc cắt
giảm thuế cũng được thực hiện ở Tây Á, trung bình giảm từ 45% xuống còn 15%.


5

Hình 2.1 Xu hướng thuế tối huệ quốc ở các nước đang phát triển theo từng khu
vực1
2.2 Thực trạng các hàng rào phi thuế quan:
 Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD,
2005) ước tính rằng:
 Việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan dựa trên việc kiểm soát giá,
sản lượng và đo lường tài chính đã giảm đáng kể, khoảng 45% số mã
sản phẩm chịu ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan (NTBs) năm 1994
xuống còn 15% năm 2004, phản ánh cam kết trong các vòng đàm phán
Uruguay.

1

 

Nguồn: Báo cáo thương mại Thế giới 2011 của World Bank - World Trade Report 2011



6

 Tuy nhiên, việc sử dụng các hàng rào phi thuế ngoài kiểm soát giá, sản
lượng và các đo lường tài chính đã tăng từ 55% số mã sản phẩm chịu
tác động của các hàng rào phi thuế quan năm 1994 lên 85% năm 2004.
 Sử dụng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Techincal barriers to
trade - TBT) tăng gấp đôi từ 32% lên 59% số mã sản phẩm trong
khoảng thời gian từ 1994 đến 2004.
 Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát số lượng kết hợp với TBT cũng
tăng nhẹ, từ 21% lên 24% mã sản phẩm, điều này cho thấy các trở ngại
thương mại liên quan đến TBT gia tăng.
 Nghiên cứu về các hàng rào phi thuế quan, John C. Beghin (2006) kết luận
rằng:
 Ngoại trừ trợ cấp xuất khẩu và hạn ngạch thì các hàng rào phi thuế quan
(NTBs) khác trở nên nổi bật hơn so với thuế trong những năm gần đây.
 Trợ cấp xuất khẩu gần như biến mất ngoại trừ một vài thị trường thực
phẩm nông nghiệp.
 Hạn ngạch trở nên ít quan trọng hơn khi chúng được chuyển thành thuế
quan 2 bậc hay hạn ngạch tỷ lệ thuế.
 Khi thuế quan trở nên thấp hơn, nhu cầu bảo hộ đã tạo ra các hàng rào
phi thuế quan mới như can thiệp bằng rào cản kỹ thuật đối với thương
mại (TBT).
 Hiau Looi Kee, Alessandro Nicita và Marcelo Olarreaga (2008) đo lường
các chỉ số hạn chế thương mại ở 78 quốc gia đang phát triển và phát triển cho
thấy:
 Mức thuế trung bình giản đơn của các hàng rào phi thuế quan trong
toàn bộ mẫu là 12% và 10% nếu tính trung bình có trọng số (theo tỷ
trọng nhập khẩu).

 Xem xét ở mức độ các quốc gia, thuế trung bình giản đơn của các hàng
rào phi thuế quan dao động từ 0 đến 51% (và từ 0 đến 39% khi tính
theo tỷ trọng nhập khẩu). Các quốc gia có mức độ thuế trung bình của


7

các hàng rào phi thuế quan cao nhất tập trung ở các nước Châu Phi có
thu nhập thấp như Algeria, Cote d'Ivoire, Morocco, Nigeria, Tanzania
và Sudan. Vài quốc gia thu nhập trung bình có mức thuế trung bình của
các hàng rào phi thuế quan tương đối cao gồm Brazil, Malaysia,
Mexico và Uruguay.
 Cùng với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính gần đây, các cuộc tranh
luận hiện nay về biến đổi khí hậu và mối quan tâm cao về an toàn thực phẩm
đã dẫn tới việc gia tăng sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong thế kỷ 21.
Nhìn chung, các rào cản thương mại cũng đã có những chuyển biến đáng kể
trong thời gian qua, đặc biệt khi các nước ngày càng hội nhập sâu vào thương mại
quốc tế.
Một vấn đề được đặt ra là với tình hình của các rào cản thương mại như trên,
tình hình chung của thương mại Thế giới như thế nào trong thời gian qua?

Hình 2.2 Tình hình xuất khẩu của các khu vực trên Thế giới
Nguồn: International Financial Statistics, IMF.


8

Hình 2.3 Tình hình nhập khẩu của các khu vực trên Thế giới
Nguồn: International Financial Statistics, IMF.
Tình hình xuất nhập khẩu của Thế giới nói chung và các khu vực kinh tế nói

riêng có chiều hướng gia tăng qua thời gian. Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu ở
các khu vực trên thế giới bắt đầu gia tăng mạnh trong những năm 2000. Điều này
cho thấy, hoạt động ngoại thương của các khu vực trên Thế giới ngày càng phát
triển, các nước ngày càng chú trọng đến thị trường bên ngoài, tích cực tham gia vào
thương mại Thế giới.
Vậy, liệu việc tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm các hàng rào mậu dịch
thuế quan và phi thuế quan có phải là nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng này? Quá
trình tự do hóa có cải thiện được cán cân thương mại của các quốc gia hay không?
2.3 Các nghiên cứu về tác động của thuế quan lên cán cân thương mại:
 Thuế quan tác động không có ý nghĩa thống kê lên cán cân thương mại:
 Nghiên cứu của Andrew K. Rose và Jonathan D. Ostry (1989):


9

Các tác giả sử dụng 3 bộ dữ liệu thuế để xem xét tác động của thuế quan lên cán
cân thương mại.
-

Bộ dữ liệu đầu tiên của Mỹ với 6 quốc gia khác trong nhóm G7 gồm
Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật hàng tháng từ năm 1967 đến 1988
không cho thấy một kết quả có ý nghĩa thống kê về tác động của thuế
quan lên cán cân thương mại.

-

Bộ dữ liệu thứ hai liên quan đến thương mại giữa Mỹ và Anh hàng
năm từ 1892 đến 1970, kết quả cũng không cho thấy một sự tác động
có ý nghĩa thống kê của thuế quan lên thương mại song phương của
Mỹ với Anh.


-

Bộ dữ liệu thứ ba - bộ dữ liệu bảng hàng năm của 38 quốc gia từ năm
1978 đến 1985, kết quả một lần nữa cũng cho thấy giả thuyết H0 cho
rằng không có tác động của thuế quan lên cán cân thương mại không bị
bác bỏ.

 Năm 1992, Rose và Ostry cũng có một nghiên cứu thực nghiệm với 5
bộ dữ liệu khác nhưng kết quả cũng cho thấy thay đổi thuế nhập khẩu
không có ý nghĩa tác động lên cán cân thương mại.
 Cắt giảm thuế quan làm cải thiện cán cân thương mại:
 Nghiên cứu của Barry Eichengreen và Lawrence H. Goulder (1991)
về tác động của thuế nhập khẩu cố định và thuế nhập khẩu tạm thời lên
thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ những năm 1980 cho thấy thuế cố
định và tạm thời có tác động lên việc cải thiện cán cân thương mại.
Thuế nhập khẩu tạm thời có tác động lớn hơn lên cán cân thương mại
trong ngắn hạn, còn thuế nhập khẩu cố định làm tăng phúc lợi trong
nước.
 Nghiên cứu của Silvia Nenci và Carlo Pietrobelli (2007) về vấn đề tự
do hóa thuế quan có cải thiện thương mại hay không? Nghiên cứu ở Mỹ
Latinh trong dài hạn từ 1900 đến 2000. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy:


10

-

Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa thuế quan và hoạt động thương mại

đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX.

-

Bài nghiên cứu khẳng định có một mối quan hệ ngược chiều có ý
nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thay đổi nhập khẩu và thay đổi thuế quan
trong dài hạn giai đoạn 1960-2000.

-

Các hiệp định đa phương và hiệp định khu vực cũng đóng một vai trò
quan trọng để củng cố tiến trình tự do hóa và thúc đẩy tham gia mậu
dịch quốc tế.

 Nhìn chung, các nghiên cứu có các kết quả trái ngược nhau về sự tác
động của thuế lên cán cân thương mại.
2.4 Các nghiên cứu về tác động của các hàng rào phi thuế quan lên cán
cân thương mại (UNCTAD, 2010):
 Nghiên cứu của Andriamananjara và các cộng sự (2004) cho thấy
việc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs) mang lại cho lợi ích
toàn cầu khoảng 90 tỷ đô la Mỹ năm 2011.
 Nghiên cứu mở rộng của Wilson, Mann, and Otsuki (2005) đo lường
về sự thuận lợi trong thương mại ở các nước đang phát triển làm tăng
thương mại hàng hóa toàn cầu khoảng 377 tỷ đô la Mỹ (khoảng 9,7%)
trong năm 2000-2001.
 Nghiên cứu gần đây của Berden và các cộng sự (2009) về tác động
của hàng rào phi thuế quan đến hoạt động thương mại của EU và Mỹ
cho thấy việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan và quy định thống
nhất các luật lệ tạo ra thu nhập trong ngắn hạn khoảng 85 tỷ đôla Mỹ và
trong dài hạn khoảng 210 tỷ đôla Mỹ.

Việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hoạt động thương mại các quốc gia, đặc biệt tạo môi trường cạnh tranh công bằng
giữa các quốc gia góp phần cải thiện cán cân thương mại của các nước.


11

Nhìn chung, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có những ảnh hưởng quan
trọng đến hoạt động thương mại. Việc giảm bớt hay xóa bỏ chúng có ảnh hưởng
tích cực lên hoạt động thương mại các quốc gia. Đó là mục tiêu mà các nước theo
đuổi tự do hóa thương mại hướng đến. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại có luôn
đem lại những ảnh hưởng tích cực như vậy cho các nước hay không? Chính vì vậy,
vấn đề tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại cần được nghiên
cứu thực nghiệm sâu hơn.
Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm cũng được thực hiện để xem xét mối
quan hệ giữa tự do hóa thương mại với xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
của một quốc gia.
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại
lên xuất khẩu:
 Tự do hóa thương mại có tác động cùng chiều lên hoạt động xuất khẩu:
 Nghiên cứu của Amelia U. Santos–Paulino (2000) về “Tự do hóa
thương mại và hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển” giai
đoạn 1972-1997 cho thấy:
-

Thuế xuất khẩu như một chỉ tiêu quan trọng có tác động ngược chiều
lên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặc dù ảnh hưởng của nó thì nhỏ.

-


Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng quá trình tự do hóa nổi lên như
một nhân tố quan trọng có tác động cùng chiều lên hoạt động xuất
khẩu.

 Nghiên cứu của Chris Milner và Evious Zgovu (2003):
-

Sử dụng hàm xuất khẩu để đo lường tác động của các chính sách
thương mại và các rào cản tự nhiên lên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
trong nghiên cứu của mình về đất nước Malawi giai đoạn 1970-1998.

-

Kết quả bài nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến thuế xuất khẩu
mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Hàm ý, một sự gia tăng trong
thuế xuất khẩu làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Cụ thể, tăng


12

1% trong thuế xuất khẩu dẫn đến sự sụt giảm trong sản lượng xuất
khẩu truyền thống khoảng 0,65% và phi truyền thống khoảng 0,54%.
 Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy việc thực hiện chương
trình tự do hóa thương mại đã giúp các nước cải thiện hoạt động xuất
khẩu của mình như trong nghiên cứu của Thomas và các cộng sự, 1991;
Weiss, 1992; Joshi và Little, 1996; Helleiner, 1994 và Ahmed, 2000.
 Trong khi đó, kết quả của UNCTAD, 1989; Agosín, 1991; Clarke và
Kirkpatrick, 1992; Greenaway và Sapsford, 1994; Shafaeddin, 1994; và
Jenkins, 1996 tìm thấy ít bằng chứng thể hiện mối quan hệ giữa tự do hóa
thương mại và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

2.6 Các kết quả kiểm định về tác động của tự do hóa thương mại lên nhập
khẩu:
Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy một mối tương quan dương. Điều
này hàm ý, tự do hóa làm gia tăng nhập khẩu ở các quốc gia (Amelia U. SantosPaulino – 2001).
 Melo và Vogt (1984) tiến hành phân tích hai giả thuyết về tác động của
tự do hóa trong trường hợp của Venezuela.
-

Giả thuyết thứ nhất cho rằng khi tăng cường tự do hóa nhập khẩu sẽ
làm độ co giãn theo thu nhập của cầu nhập khẩu cũng gia tăng. Hàm ý
rằng, các kiểm soát nhập khẩu được nới lỏng dẫn đến việc gia tăng độ
co giãn theo thu nhập của cầu nhập khẩu.

-

Giả thuyết thứ hai cho rằng, độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu
cũng gia tăng khi khả năng thay thế hàng nhập khẩu bằng sản xuất xuất
trong nước (thay thế nhập khẩu) dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, khi
khả năng sản xuất trong nước gia tăng, một sự thay đổi giá trong hàng
hóa nhập khẩu sẽ ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu nhập khẩu (tác động
ngược chiều giữa giá cả hàng nhập khẩu và nhu cầu nhập khẩu).


13

-

Các kết quả hồi quy tìm thấy sự phù hợp với hai giả thuyết ban đầu của
các tác giả.


 Tuy nhiên, Boylan và Cuddy (1987) kiểm tra hai giả thuyết trên cho
trường hợp của Ireland nhưng không tìm thấy các kết quả ủng hộ cho
hai giả thuyết này.
 Đến năm 1999, Mah nghiên cứu và cho rằng các kết quả của Boylan
và Cuddy không chính xác vì một vài sai sót trong phương pháp. Mah
(1999) đã kiểm tra lại hai giả thuyết của Melo và Vogt (1984) trong
suốt thời kỳ phát triển kinh tế của Thái Lan.
-

Kết quả ủng hộ giả thuyết liên quan đến độ co giãn theo thu nhập, cho
rằng độ co giãn theo thu nhập tăng lên như là một kết quả của tự do
hóa thương mại.

-

Tuy nhiên, không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho tác động của tự do
hóa thương mại lên độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu.

 Bertola và Faini (1991) nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại
lên cầu nhập khẩu của một nền kinh tế đang phát triển bằng việc xem
xét phản ứng của hoạt động nhập khẩu khi loại bỏ các hàng rào phi thuế
quan.
-

Thông qua việc phát triển mô hình lý thuyết và ứng dụng thực nghiệm
cho Morocco, các tác giả chỉ ra rằng hạn chế sản lượng (QRs) tác động
có ý nghĩa thống kê không chỉ lên mức độ nhập khẩu mà còn lên độ co
giãn theo thu nhập và giá của hàm nhập khẩu.

-


Thật vậy, khi gỡ bỏ hạn chế sản lượng QRs đối với hàng hóa tiêu dùng
năm 1985, độ co giãn theo thu nhập của nhập khẩu tăng từ 0,93 lên
1,2.

 Faini và các cộng sự (1992) cũng tiến hành nghiên cứu tác động của
chính sách thương mại lên cầu nhập khẩu ở các nước đang phát triển.
Cụ thể xem xét tác động của việc kiểm soát nhập khẩu như hạn chế
nhập khẩu và khả năng tự do gia nhập quốc gia.


14

-

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ co giãn theo thu nhập ở các nước
đang phát triển lớn hơn 1, độ co giãn theo giá nhỏ hơn 1.

-

Ngoài ra, khi một chính sách hạn chế thương mại có hiệu quả hạn chế
dòng nhập khẩu, tác động của độ co giãn theo giá và thu nhập trở nên
ít rõ ràng hơn.

 Năm 2001 Amelia U. Santos-Paulino nghiên cứu tác động của tự do
hóa thương mại lên nhập khẩu ở các quốc gia đang phát triển khi các
kiểm soát nhập khẩu như thuế quan và phi thuế quan được xem xét.
-

Kết quả cho thấy, thuế nhập khẩu có tác động ngược chiều lên tốc độ

tăng trưởng nhập khẩu, trong khi đó tự do hóa thương mại (biến giả cải
cách chính sách thương mại) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa
thống kê.

-

Thuế nhập khẩu làm giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhưng tác
động này khác nhau theo vùng và các chế độ chính sách phổ biến ở
mỗi quốc gia, chẳng hạn tác động mạnh nhất của thuế nhập khẩu là ở
Châu Phi.

-

Tác động của thuế nhập khẩu cũng khác nhau và có ý nghĩa thống kê
khi xem xét theo mức độ bảo hộ và các biến dạng trong chính sách
thương mại của các quốc gia. Các quốc gia có mức độ bảo hộ cao và
rất cao bị ảnh hưởng mạnh bởi thuế nhập khẩu.

-

Nhìn chung, tự do hóa thương mại làm tăng tốc độ nhập khẩu tất cả
các quốc gia, nhưng kết quả có sự khác biệt khi xem xét theo vùng và
chính sách thương mại.

Đối với những nhà làm chính sách, khi xem xét tác động của tự do hóa thương
mại, một câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra là tác động của nó lên tổng thể cán cân
thương mại như thế nào?


15


2.7 Nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương
mại:
 Tự do hóa thương mại làm cải thiện cán cân thương mại:
 Báo cáo của Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
UNCTAD (1999) đã tiến hành nghiên cứu tác động của tự do hóa
thương mại lên cán cân thương mại cho 15 quốc gia đang phát triển giai
đoạn 1970 đến 1995.
-

Các kiểm định tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và tác
động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) cho dữ liệu bảng
được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của tự do hóa thương mại lên
thâm hụt cán cân thương mại (sử dụng biến giả tự do hóa theo phương
thức đo lường của Sachs và Warner (1995)).

-

Kết quả bài nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều có ý
nghĩa thống kê, hàm ý tự do hóa thương mại làm xấu hơn cán cân
thương mại. Trong 2 năm đầu tiên sau tự do hóa (giai đoạn 1), nhập
khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu ở tất cả các quốc gia ngoại trừ 3
quốc gia ở Châu Phi (Ghana, Morrocco và Tunisia). Chỉ có 5 quốc gia
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bằng (Malaysia và Tunisia) hoặc vượt
hơn (Argentina, Chile, Colombia) tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trong
suốt giai đoạn 2 (10 năm sau tự do hóa).

 Năm 2003, Santos-Paulino, Amelia U. thực hiện một nghiên cứu về
“Tự do hóa thương mại và hoạt động thương mại ở Cộng hòa
Dominican” nhằm xem xét tác động của tự do hóa thương mại lên xuất

khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Dominican từ 1960 đến
2000.
-

Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, tiến trình tự do hóa có ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu với mức độ gần tương
đương nhau mặc dù phản ứng của hoạt động xuất khẩu có phần cao
hơn.


16

-

Tự do hóa thương mại có tác động cải thiện cán cân thương mại, hàm ý
một tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu sau tự do hóa
thương mại.

 Hầu hết các nghiên cứu khác cho rằng tự do hóa thương mại làm cán
cân thương mại trở nên xấu hơn.
 Năm 2002 Santos-Paulino, Amelia U. cũng tiến hành phân tích tác
động của việc giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan lên
cán cân thương mại của 22 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi, Mỹ
Latinh, Đông Á và Nam Á giai đoạn 1972-1997.
-

Sử dụng các kỹ thuật tác động cố định (FEM), GMM và hồi quy
chéo/chuỗi thời gian cho dữ liệu bảng cùng với việc xem xét vấn đề tự
do hóa thương mại thông qua thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và biến
giả cho năm tự do hóa.


-

Bài nghiên cứu cho thấy, giảm thuế xuất khẩu cải thiện cán cân thương
mại, trong khi đó giảm thuế nhập khẩu làm xấu hơn cán cân thương
mại.

-

Tự do hóa thương mại cũng làm xấu hơn cán cân thương mại do nhập
khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu.

-

Khi xem xét theo vùng cũng như theo chính sách thương mại, tác động
của tự do hóa thương mại cũng khác nhau. Một kết quả khác của bài
nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều của tự do hóa thương mại
thì cao hơn ở các quốc gia bắt đầu thực hiện tự do hóa từ một nền kinh
tế bảo hộ cao.

 Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế và
cán cân thương mại của 42 quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á,
Châu Phi và Mỹ Latinh cũng được Ashok Parikh và Corneliu Stirbu
nghiên cứu năm 2004.
-

Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tuy nhiên sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế



17

lại có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại. Và khi đó, có một
sự tác động tiêu cực trở lại lên tốc độ tăng trưởng do sự suy thoái trong
cán cân thương mại và các điều khoản thương mại.
 Penélope Pacheco-López (2005) nghiên cứu “Tác động của tự do hóa
thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thanh toán và tăng
trưởng kinh tế ở Mexico” những năm 1980 với 2 thời kỳ tự do hóa là
gia nhập GATT (1986) và tham gia Hiệp định thương mại tự do Bắc
Mỹ NAFTA (1994).
-

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cải cách thương mại giữa
những năm 1980 (gia nhập GATT) có tác động cùng chiều có ý nghĩa
thống kê lên xuất khẩu và nhập khẩu nhưng có tác động ngược chiều
có ý nghĩa thống kê lên cán cân thương mại.

-

Từ giữa những năm 1980, nhập khẩu có khuynh hướng vượt trội xuất
khẩu, điều này làm xấu hơn cán cân thương mại của Mexico.

-

Trong khi đó việc tham gia NAFTA tác động có ý nghĩa thống kê lên
tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhưng không có ý nghĩa thống kê lên tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu và cán cân thương mại.

 Năm 2008, Yi Wu và Li Zeng cũng chỉ ra rằng cả xuất khẩu và nhập
khẩu đều gia tăng sau khi tiến hành tự do hóa thương mại, tuy nhiên

bằng chứng cho thấy tự do hóa thương mại làm xấu hơn cán cân thương
mại thì không vững.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu vẫn có những kết luận trái chiều về ảnh
hưởng của tự do hóa lên cán cân thương mại. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này tiến
hành kiểm định lại tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và
cán cân thương mại ở các nước đang phát triển với bộ dữ liệu sẽ được trình bày
trong phần sau.


18

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa
thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
Bài nghiên cứu

Tương quan

Kết quả

Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu
• Thomas và các cộng

- Thuế xuất khẩu có tương quan

sự (1991);

ngược chiều với tốc độ tăng

• Weiss (1992);


trưởng xuất khẩu.

• Joshi



Little

- Tự do hóa thương mại như là

(1996);
• Helleiner (1994 );

+

• Ahmed (2000);

một nhân tố quan trọng có tác
động cùng chiều lên hoạt động
xuất khẩu.

• Santos–Paulino
(2000);
• Milner



Zgovu

(2003).

• UNCTAD (1989);
• Agosín (1991);
• Clarke



Kirkpatrick, (1992);
• Greenaway



Sapsford, (1994);

Không có một
chiều hướng rõ
ràng

• Shafaeddin (1994);
• Jenkins (1996)
Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu


19

• Melo



Vogt


- Thuế nhập khẩu có tác động

(1984);

ngược chiều lên tốc độ tăng

• Boylan và Cuddy

trưởng nhập khẩu

(1987);

- Tự do hóa thương mại có tác

• Mah (1999);
• Bertola



Faini

động cùng chiều và có ý nghĩa

+

thống kê lên nhập khẩu.

(1991);
• Faini và các cộng sự
(1992);

• Amelia U. SantosPaulino (2001)

Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại
-

• UNCTAD (1999);

2 năm đầu sau tự do hóa,

nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
+/-

-

Giai đoạn 2 (10 năm sau tự

do hóa) 5 quốc gia có xuất khẩu
lớn hơn hoặc bằng nhập khẩu.
• Santos-Paulino
(2003);

+

- Tự do hóa thương mại có tác động
cải thiện cán cân thương mại.

• Santos-Paulino

- Tự do hóa thương mại làm xấu


(2002);

hơn cán cân thương mại do nhập

• Ashok Parikh và

khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu.

Corneliu

Stirbu

(2004);
• Penélope PachecoLópez (2005)
• Yi Wu và Li Zeng
(2008)

-

- Khi xem xét theo vùng cũng như
chính sách thương mại, tác động của
tự do hóa cũng khác nhau.


×