Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty lương thực Long An đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHAN THỊ NGỌC DUNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CÔNG TY LƯƠNG THỰC LONG AN
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHAN THỊ NGỌC DUNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CÔNG TY LƯƠNG THỰC LONG AN
ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THANH TÚ

TP. Hồ Chí Minh – 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu, phân tích và thực hiện của riêng tôi.
Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc trích
dẫn rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 01 năm 2014
Tác giả luận văn

Phan Thị Ngọc Dung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

5

1.1 Khái niệm về cạnh tranh

5

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

5


1.1.2 Lợi thế cạnh tranh

5

1.1.2.1 Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh

5

1.1.2.2 Lợi thế cạnh tranh

6

1.1.3 Năng lực cạnh tranh

7

1.2 Cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của CTLT- Mô hình chuỗi giá trị
của Michael Porter

8

1.2.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo mô hình chuỗi giá trị
của Michael Porter

8

1.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của CTLT theo mô hình chuỗi giá trị
của Michael Porter


9

1.2.2.1 Các hoạt động chủ yếu

9

1.2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ

10

1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

12

1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

12

1.4.1.1 Các nguồn nhân lực

13

1.4.1.2 Năng lực kho bảo quản và máy móc

13

1.4.1.3 Năng lực sản xuất chế biến

14


1.4.1.4 Năng lực quản lý chất lượng

14


1.4.1.5 Năng lực kinh doanh và marketing

15

1.4.1.6 Năng lực quản trị tài chính

15

1.4.1.7 Năng lực quản lý điều hành

16

1.4.1.8 Năng lực công nghệ

16

1.4.1.9 Uy tín, thương hiệu

16

1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh

17

1.5.2.1 Tác động của môi trường vi mô (môi trường ngành)


17

1.5.2.2 Tác động của môi trường vĩ mô

20

Tóm tắt chương 1

21

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC LONG AN

22

2.1 Tổng quan về Công ty Lương thực Long An

22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTLTLA

22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của CTLTLA

23

2.1.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CTLTLA


24

2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của CTLTLA

25

2.2.1 Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của CTLTLA

25

2.2.1.1 Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh

25

2.2.1.2 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh

26

2.2.2 Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của CTLTLA

26

2.2.2.1 Nguồn nhân lực

26

2.2.2.2 Năng lực bảo quản

29


2.2.2.3 Năng lực sản xuất chế biến

33

2.2.2.4 Quản trị tài chính

36

2.2.2.5 Quản trị quản lý điều hành

39

2.2.2.6 Hoạt động kinh doanh và marketing

42

2.2.2.7 Năng lực quản trị chất lượng

45

2.2.2.8 Năng lực công nghệ

47

2.2.2.9 Uy tín thương hiệu

49


2.2.3 Đánh giá tác động của các nhân tố bên ngoài


54

2.2.3.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô

55

2.2.3.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

57

2.3 Đánh giá chung

60

2.3.1 Ưu điểm

60

2.3.2 Nhược điểm

61

Tóm tắt chương 2

63

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC LONG AN ĐẾN NĂM 2020


64

3.1 Sứ mạng, mục tiêu

64

3.1.1 Xác định sứ mạng

64

3.1.2 Xác định mục tiêu

64

3.1.1.1 Cơ sở đề xác định mục tiêu

64

3.1.2.1 Mục tiêu chung

64

3.1.2.3 Mục tiêu cụ thể

64

3.1.3 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

65


3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTLTLA

66

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

66

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực kho bảo quản

67

3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất – chế biến

68

3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính

69

3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý điều hành

70

3.2.6 Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh – Marketing

72

3.2.6.1 Giải pháp về sản phẩm


72

3.2.6.2 Giải pháp chính sách giá cả

72

3.2.6.3 Xác định thị trường mục tiêu

73

3.2.6.4 Truyền thông và quảng cáo

74

3.2.7 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng

75

3.2.8 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý công nghệ

76


3.2.9 Giải pháp nâng cao uy tín thương hiệu

77

3.3 Kiến nghị

79


3.3.1 Đối với Chính phủ, Bộ nông nghiệp-PTNT, Bộ công thương

79

3.3.1.1 Đối với Chính phủ

79

3.3.1.2 Kiến nghị đối với Bộ nông nghiệp-PTNT, Bộ công thương

80

3.3.2 Đối với Tổng công ty Lương thực MiềnNam

81

Tóm tắt chương 3

81

KẾT LUẬN

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

DANH MUC BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1: Lao động ở các xí nghiệp trực thuộc CTLTLA đến ngày

Phụ lục 5

31-12-2012
Bảng 2.2: Hệ thống kho bảo quản của CTLTLA
Bảng 2.3:Đánh giá nguồn nhân lực của CTLTLA và các đối thủ

Phụ lục 6
28

Bảng 2.4: Hệ thống kho bảo quản của CTLTLA

Phụ lục 7

Bảng 2.5:Năng lực kho bảo quản của các DN mạnh trong

Phụ lục 8

TCTLTMN đến ngày 31/12/2012
Bảng 2.6: Đánh giá năng lực kho bảo quản của CTLTLA và các đối

31

thủ
Bảng 2.7: Năng lực sản xuất của CTLTLA


Phụ lục 9

Bảng 2.8: Năng lực máy móc- thiết bị trong các DN mạnh

Phụ lục 10

Bảng 2.9: Đánh giá năng lực sản xuất CTLTLA và các đối thủ
Bảng 2.10: Kết quả sản xuất – kinh doanh của CTLTLA năm 2008

35
Phụ lục 11

- 2012
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các DN trong

Phụ lục 12

TCTLTMN đến ngày 31/12/2012
Bảng 2.13: Đánh giá năng lực quản lý điều hành CTLTLA và các

40

đối thủ
Bảng 2.14: Đánh giá hoạt động kinh doanh và marketing của

43

CTLTLA và các đối thủ cạnh tranh
Bảng 2.16: Bảng đánh giá năng lực công nghệ của CTLTLA và các

đối thủ cạnh tranh

47


DANH MUC BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.17: Bảng đánh giá uy tín thương hiệu và các đối thủ cạnh

50

tranh
Bảng 2.18: Đánh giá mức độ ảnh hưởng các tiêu chí đấn nang lực

52

cạnh tranh CTLTLA
Bảng 2.19: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của CTLTLA

53

Bảng 2.20: Đánh giá mức độ ảnh hưởng nhân tố bên ngoài

59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


TRANG

Hình 1.1 Chuỗi giá trị chung

9

Hình 1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

12

Hình 1.3 Mô hình năm áp lực cạnh tranh

18


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CB- CNV

Cán bộ công nhân viên

CTLT

Công ty Lương thực

CTLTLA


Công ty Lương thực Long An

CTLTTG

Công ty Lương thực Tiền Giang

CTLTĐT

Công ty Lương thực Đồng Tháp

CTLTTPVL

Công ty Lương thực TP Vĩnh Long

CTLTSH

Công ty Lương thực Sông Hậu

CBLT

Chế biến lương thực

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học công nghệ



Lao động

LT

Lương thực

MBA

Master of Business Administration Thạc sỹ quản trị
kinh doanh

NLCT

Năng lực cạnh tranh


NS

Ngân sách

TCTLTMN

Tổng công ty lương thực Miền Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh


Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

UBQĐ

Ủy ban quyết định

THV

Thương hiệu Việt

VUSTA

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Miền Nam

VN


Việt Nam

WTO

World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế
giới

MBA

Master of Business Administration Thạc sỹ quản trị
kinh doanh

TTNS

Trung tâm nông sản

LT

Lương thực

T.p

Thành phố

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới WTO, tư tưởng cạnh tranh bắt đầu được các doanh nghiệp
nhận thức đầy đủ, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu
khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng phục vụ lợi
ích của chính doanh nghiệp.Trong môi trường cạnh tranh với nhiều cơ hội thuận lợi
và không ít những khó khăn, thử thách như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt
động trong nền kinh tế thị trường phải đối mặt với quy luật: mạnh được yếu thua”.
Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ
doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình .
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính trên thế giới vẫn chưa phục
hồi, tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu nhiều ngành, sản phẩm , trong đó
có mặt hàng nông sản của Việt Nam; tình hình cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng
gay gắt giữa các nước trong khu vực; hàng tồn kho nhiều, giá xuất khẩu luôn biến
động theo chiều hướng đầu năm giảm, cuối năm tăng; nhu cầu gạo thế giới tăng
giảm với biên độ khá lớn qua các thời điểm trong năm làm giá lúa gạo trong nước
biến động mạnh. Trong khi tình hình trong nước chi phí đầu vào như giá vật tư
nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu rầy; chi phí nhân công cao…
Từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
đã dẫn đến tình hình giá cả lúa gạo cùng nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước Việt
Nam đã không ổn định, lên xuống thất thường, sản lượng lúa gạo mua vào bán ra
lúc thì khan hiếm lúc lại tồn đọng trong kho quá nhiều đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động SXKD của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lương thực thực phẩm
nói chung cũng như mặt hàng lúa gạo nói riêng. Trước tình hình đó, Công ty lương
thực tỉnh Long An đã có nhiều cố gắng nổ lực vượt bật bằng nhiều biện pháp hữu
hiệu và năng động trong các hoạt động SXKD của mình. Để Công ty tiếp tục phát
triển trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa, việc phân tích môi trường,

đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh


2

của Công ty là hết sức cấp thiết. Trước yêu cầu thực tiễn đó, tôi đã chọn nghiên cứu
đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Lương thực Long An đến
năm 2020”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
ngành lương thực, đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành
lương thực.
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Lương thực
Long An thông qua nghiên cứu xem xét năng lực nội tại của Công ty và các yếu tố
môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Lương thực Long An.
- Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Lương
thực Long An, đồng thời đề xuất kiến nghị cần thiết các cấp thẩm quyền của Nhà
nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Lương thực Long An đến
năm 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
+ Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của CTLTLA như: nguồn nhân lực,
năng lực kho bảo quản và máy móc, năng lực sản xuất chế biến, năng lực quản trị
chất lượng, năng lực kinh doanh và Marketing, năng lực quản trị tài chính, năng lực
quản lý điều hành, năng lực công nghệ, uy tín thương hiệu.
+ Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
CTLTLA: kinh tế, chính trị và pháp luật, văn hóa xã hội, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật
và công nghệ.
+ Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

CTLTLA: đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp
và khách hàng.


3

+ Đối tượng khảo sát của đề tài: các chuyên gia là Ban Giám đốc và Trưởng
Phó phòng, chuyên viên của Công ty, lãnh đạo các xí nghiệp, các đại lý, nhân viên
văn phòng tiêu thụ sản phẩm gạo.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Công ty Lương thực Long An, địa bàn tỉnh Long An.
- Về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009- 2012
+ Thời gian khảo sát: tháng 01 năm 2013
+ Thời gian ứng dụng: từ thời điểm hoàn thành đề tài nghiên cứu (dự kiến
tháng 04/2014 .đến năm 2020 )
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính: từ dữ liệu thống kê của CTLTLA và các công ty khác, phân
tích năng lực cạnh tranh của CTLTL, phỏng vấn chuyên gia, xây dựng bảng câu hỏi
chuyên gia.
Cách thức nghiên cứu:
- Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng đo lường
các khái niệm đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty lương thực về sản phẩm
gạo.
Thực hiện biện pháp phân tích dữ liệu thứ cấp gồm: các dữ liệu phân tích
Tổng công ty lương thực Miền Nam trong những năm gần đây, Công ty lương thực
Long An: hoạt động sản xuất kinh doanh các dữ liệu số lượng thu mua và tiêu thụ
gạo, doanh thu, lợi nhuận….
Thực hiện cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của Ban lãnh đạo, Trưởng Phó
phòng của Công ty và các xí nghiệp trực thuộc về năng lực cạnh tranh của Công ty

lương thực Long An đến năm 2020.
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp,
khảo sát chuyên gia, khách hàng tiêu thụ sản phẩm gạo, sử dụng phần mềm Excel
để xử lý.


4

Cách thức nghiên cứu: Đo lường cảm nhận của chuyên gia, khách hàng về
năng lực cạnh tranh .
Nhằm đánh giá đúng các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh của Công ty
Lương thực Long An theo cảm nhận của chuyên gia, tác giả thiết lập bảng câu hỏi
thăm dò ý kiến chuyên gia. Bảng câu hỏi được đo lường bằng 21 biến quan sát đánh
giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty.
Tác giả thiết lập phiếu khảo sát ý kiến khách hàng. Bảng câu hỏi được đo
lường bằng 17 biến quan sát đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
ủa công ty.
Thang đo nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc:
Bậc 1: rất yếu , bậc 2: yếu, bậc 3: trung bình, bậc 4: khá mạnh , bậc 5::mạnh
Các chỉ số trung bình thống kê được tính toán và dựa trên thang đo Likert từ
đó tác giả rút ra những nhận định về năng lực cạnh tranh của Công ty theo các cấp
độ:
-

Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,50

-

Yếu: điểm trung bình từ 1,51đến 2,60


-

Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,60

-

Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,61 đến 4,50

-

Mạnh: điểm trung bình từ 4,51 đến 5,00
Kích thước mẫu: 150
Sau khi phỏng vấn thu hồi bảng khảo sát, tác giả tổng hợp và đưa ra xử lý

phân tích dữ liệu .
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của CTLTLA
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTLTLA


5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh
Theo kinh tế học định nghĩa: Cạnh tranh là sự giành giật thị trường để tiêu
thụ hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập đến cạnh

tranh trong điều kiện sản phẩm, hàng hóa.
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: “Cạnh tranh (kinh tế) là
giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi
nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”.
Theo Các Mác:”Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản, để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa,
để thu hút được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Giáo sư tiến sĩ Tôn Thất Nguyễn Thiêm – Giám đốc chương trình đào
tạo MBA thuộc Viện quản trị kinh doanh Brussels UBI (Bỉ) tại VN thì “cạnh tranh
trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ
đối thủ của mình mà là để mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn
hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của
mình”.
Ngày nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và
xem cạnh tranh không chỉ tác động thúc đẩy sự phát triển mà còn là yếu tố quan
trọng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội, tạo động lực cho nền kinh tế thị
trường.
1.1.2

Lợi thế cạnh tranh

1.2.1.1 Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh
Các nguồn lực
B.Wernerfelt ( 1994) cho rằng các nguồn lực theo nghĩa rộng, bao gồm một
loạt các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự vật chất, tài chính của công ty. Các nguồn
lực có thể chia thành hai loại, nguồn lực hữu hình và vô hình. Các nguồn lực hữu


6


hình bao gồm: nguồn lực tài chính, tổ chức, điều kiện vật chất và công nghệ. Các
nguồn lực vô hình bao gồm nhân sự, khả năng cải tiếng và danh tiếng.
Nguồn lực tự nó không tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Để sinh ra khả
năng khác biệt, các nguồn lực phải độc đáo và đáng giá.
Các khả năng tiềm tàng
C.E.Helfat & R.S .Raubitschek (2000) cho rằng khả năng tiềm tàng là khả
năng của công ty sử dụng các nguồn lực đã được tích hợp một cách có mục đích để
đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn.
Theo M. A Hiu , R. D Ireland, & H Lee ( 2000): điều cốt yếu để tạo lợi thế
cạnh tranh, các khả năng thường dựa trên sự phát triển, truyền dẫn, và trao đổi
thông tin và kiến thức thông qua nguồn vốn nhân sự.
Năng lực tạo ra sự khác biệt của công ty là mạnh nhất, không dễ dàng bắt
chước, có tính chất năng động.
Năng lực cốt lõi
Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang ( 2007) cho rằng năng lực cốt lõi
là năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong
nội bộ.
Năng lực cốt lõi làm cho một công ty có tính cạnh tranh và phẩm chất riêng
có của nó. Năng lực cốt lõi phát sinh theo thời gian thông qua quá trình học tập, tích
lũy một cách có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và khả năng khác
nhau.
1.2.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Theo Giáo sư Michael Porter, lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh
nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh
mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh.
Chi phí: Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được.
Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn trong
quá trình cạnh tranh, tạo điều kiện để tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong
ngành.



7

Sự khác biệt hóa: Là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay
quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường.
Trong tác phẩm The Competitive Advantage of Nation ( lợi thế cạnh tranh
của quốc gia), Michael Porter cũng thừa nhận không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt
đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo Ông: “ Để có thể cạnh tranh thành công,
các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được
chi phí sản xuất thấp hơn, hoặc là có khái niệm khác biệt hóa sản phẩm, để đạt được
mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần
ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp
những hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng cao hơn, hoặc sản xuất có hiệu suất cao
hơn.” .
Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi có tỷ lệ lợi nhuận của nó
cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành, và công ty có một lợi thế cạnh tranh bền vững
khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài.
Hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận của một công ty, đó là lượng giá
trị mà các khách hàng cảm nhận về hàng hóa hay dịch vụ của công ty, và chi phí sản
xuất của nó.
Giá trị cảm nhận của khách hàng là sự lưu giữ trong tâm trí của họ về những
gì mà họ cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Nói chung, giá trị
mà khách hàng cảm nhận và đánh giá vể sản phẩm của công ty thường cao hơn giá
mà công ty có thể đòi hỏi về các sản phẩm dịch vụ của mình.
Theo các nhà kinh tế phần cao hơn đó chính là thặng dư nhà tiêu dùng mà
khách hàng có thể giành được. Cạnh tranh càng mạnh phần thặng dư tiêu dùng càng
lớn. Hơn nữa, công ty khó thể phân đoạn thị trường chi tiết đến mức có thể đòi hỏi
mỗi khách hàng một mức giá phản ánh đúng đắn những cảm nhận riêng của họ về
giá trị sản phẩm .
1.1.3


Năng lực cạnh tranh

1.1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên cấp độ


8

quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, hiện nay chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn
có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết chuẩn về năng lực cạnh
tranh. Các quan điểm về năng lực cạnh tranh như sau:
Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh.tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra năng suất và chất lượng
cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát
triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao.
Theo từ điển tiếng Bách khoa toàn thư Việt Nam:” Năng lực cạnh tranh được
hiểu là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành
thắng lợi kể cả giành lại.một phần hay toàn bộ thị phần.”
Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài
chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… mà năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan
điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh
doanh…
Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp
trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam đã

gia nhập WTO, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải hiểu rõ
các yêu cầu của WTO đối với ngành SXKD của đơn vị, từ đó thông qua phương
pháp so sánh trực tiếp các yếu tố để đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp,
đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2 Cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Mô hình chuỗi giá
trị của Michael Porter.
1.2.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo mô hình chuỗi giá trị
Theo Michael Porter, chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi các hoạt


9

động chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra tạo giá trị cho khách hàng. Quá trình
chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra bao gồm một số hoạt động chính và các hoạt
động hổ trợ. mỗi hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
1.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá
trị của Michael Porter
Cơ sơ hạ tầng của công ty

Giá

Quản lý nguồn nhân lực

trị

Phát triển công nghệ

gia

Cung ứng


tăng

Dịch Vụ
Hậu
cần đầu
vào

Sản xuất

Hậu cần
đầu ra

Marketing
và bán
hàng

Dịch vụ

Giá
trị
gia

tăng
Hình 1.1 Chuỗi giá trị chung
( Nguồn: Grunig & Kuhn, “ Hoạch định chiến lược theo quá trình”, 2005,
trang 28)
1.2.2.1 Các hoạt động chủ yếu:
Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Đó là hoạt động đầu vào, sản xuất, hoạt động đầu ra,
marketing và dịch vụ hậu mãi.
Hoạt động đầu vào:
Hoạt động đầu vào gắn liền các yếu tố đầu vào như thu mua , quản lý vật tư,
tồn trữ bảo quản , kiểm soát tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào. Yêu cầu của kho
bảo quản lúa gạo không bị trộm cắp, hư hỏng và ảnh hưởng của thời tiết. Công ty
cần có kho dự trữ tại điểm thu mua, chợ đầu mối , nhà máy xay. Kho tồn trữ rất


10

quan trọng trong việc kinh doanh .
Hoạt động sản xuất:
Hoạt động sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố
đầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chất lượng, vận
hành và bảo trì thiết bị.
Hoạt động đầu ra:
Hoạt động đầu ra bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến các khách
hàng của công ty, bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các đơn hàng.
Marketing:
Marketing xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và
kênh phân phối. Thông qua định vị nhãn hiệu và quảng cáo chức năng marketing có
thể tăng giá trị mà khách hàng nhận thức được trong sản phẩm của công ty.
Dịch vụ hậu mãi:
Dịch vụ hậu mãi ngày càng được các nhà quản trị quan tâm, bao gồm các
hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện khách hàng, giải quyết các vấn đề của
khách hàng và hỗ trợ khách hàng sau khi họ mua sản phẩm.
1.2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ:
Là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm, nhờ những
hoạt động hỗ trợ các hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn. Bao gồm

những hoạt động nguồn nhân lực, cấu trúc hạ tầng, phát triển công nghệ, kiểm soát
mua sắm chi tiêu.
Nguồn nhân lực:
Bao gồm các nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở tất cả các bộ
phận, họ là nguổn lực quan trọng có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích của
việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của
từng nhà quản trị các cấp nhằm xem xét và đánh giá đạo đức nghề nghiệp, các kỹ
năng chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy và những kết quả đạt được
trong quá trình thực hiện nhằm đánh giá tay nghề , trỉnh độ chuyên môn , đạo đức
nghề nghiệp và kết quả đạt được trong từng thời kỳ liên quan đến nghề nghiệp các


11

nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp, từ đó hoạch định các kế
hoạch đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện để nâng cao chất lượng.
Cấu trúc hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng bao gồm cấu trúc tổ chức, hệ thống kiểm soát và văn hóa công
ty. Các yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động
kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của Công ty bao gồm: hệ thống các phương tiện vận tải,
hệ thống thông tin, hệ thống nhà kho, cửa hàng, văn phòng…Điều kiện tự nhiên
cũng là yếu tố rất được Công ty quan tâm từ khi bắt đầu hoạt động cũng như nắng,
mưa, bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh được Công ty rất chú ý theo dõi để phòng ngừa vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phát triển công nghệ:
Công nghệ gắn liền với các hoạt động tạo giá trị trong một doanh nghiệp. Nó
gắn liền với sự đổi mới và đầu tư công nghệ kỹ thuật, khai thác và sử dụng thết bị
mới, khả năng cạnh tranh công nghệ.
Kiểm soát mua sắm chi tiêu:
Bao gồm hoạt động thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây

chuyền giá trị của doanh nghiệp.Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện sẽ dẫn
đến những yếu tố đầu vào có chất lượng với chi phí thấp.
Quan tâm các nhà cung ứng đầu vào nhất là nguyên liệu cho sản xuất vì đối
với sản phẩm của công ty thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 80% giá thành sản
phẩm. Việc duy trì được nguồn hàng tốt với giả cả phải chăng sẽ góp phần quan
trọng vào việc hạ giá thành sản phẩm của công ty từ đó dẫn tới việc giảm giá bán
sản phẩm, đây là một trong những yếu tố giúp công ty có thể nâng cao khả năng
cạnh tranh.


12

1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào bản thân các nguồn lực
nội tại và hiện có của doanh nghiệp.
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: nguồn
nhân lực, năng lực kho bảo quản máy móc, năng lực sản xuất chế biến, quản trị chất
lượng, năng lực kinh doanh và Marketing, quản trị tài chính, quản lý điều hành,
năng lực công nghệ, uy tín thương hiệu.
1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Kho bảo quản
máy móc

Năng lực sản
xuất chế biến

Năng lực quản
lý chất lượng


Nguồn nhân lực

NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP

Năng lực kinh
doanh và
marketing

Uy tín thương
hiệu

Năng lực công
nghệ
Năng lực quản
lý tài chính

Năng lực quản lý
điều hành

Hình 1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh


13

1.4.1.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của công ty.
Muốn có năng lực cạnh tranh cao phải đảm bảo nguồn lực dồi dào và chất lượng lao
động cao. Công ty cần nâng cao công tác đào tạo nhân lực tạo ra đội ngũ nhân viên

có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, đội ngũ công nhân có tay nghề .
Việc đặt đúng người vào đúng việc là phương tiện quan trọng nhằm phối hợp
thực tiễn quản trị con người với mục tiêu phát triển của tổ chức.( Trần Kim Dung,
trang 7)
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp biểu hiện ở hai mặt:
- Số lượng:
Doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ nhân viên đủ số lượng để có thể phát
triển mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng. Bên cạnh việc phát
triển đội ngũ lao động về số lượng, cần xem xét đến mối tương quan với hệ thống
mạng lưới và hiệu quả kinh doanh để đánh giá năng suất lao động của cán bộ nhân
viên .
- Chất lượng:
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua:
+ Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ
trợ như ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết
vấn đề...
+ Kỹ năng quản trị điều hành của cán bộ quản lý, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của nhân viên.
Chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.1.2 Năng lực kho bảo quản và máy móc
Kho bảo quản sản phẩm tốt giữ được chất lượng và số lượng trong quá trình
lưu giữ. Bảo quản là khâu quan trọng nhất sau thu hoạch , việc bảo đảm số lượng
lớn, thời gian dài cần được thường xuyên nghiên cứu thay đổi hoàn thiện công nghệ
đảm bảo chất lượng tốt hơn, hao hụt về số lượng thấp hơn.


×