Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

70 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.42 KB, 20 trang )

Câu hỏi. Trình bày hoàn cảnh, ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng bộ tỉnh Lào Cai?
Gợi ý trả lời:
* Bối cảnh quốc tế và đất nước:
Bước vào đầu thập kỷ cuối thế kỷ XX, tình hình Chính trị thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp, đặc biệt là sự khủng hoảng và tan vỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô gây tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới. Các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại đứng trước thử thách gay gắt, nhất là phải ra sức đấu tranh giữ vững quan
điểm, lập trường chính trị và đấu tranh chống lại mọi âm mưu phá hoại toàn bộ hệ thống xã
hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch.
Bên cạnh tình hình phức tạp về chính trị, lúc này cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ trên thế giới đã nổ ra thu được những thành tựu to lớn và kỳ diệu trên nhiều lĩnh
vực.
Đối với Việt Nam Sau Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đang có những thuận lợi
cơ bản, Chính quyền cách mạng được thiết lập từ Trung ương đến cơ sở, có Đảng sáng suốt
lãnh đạo được toàn dân ủng hộ. Địa vị của nhân dân ta có sự thay đổi, từ thân phận nô lệ trở
thành người dân làm chủ đất nước, dân tộc mình. Đảng ta từ một Đảng bí mật, bất hợp pháp
trở thành Đảng cầm quyền, xây dựng cơ sở lãnh đạo cách mạng trên cả nước.
* Tình hình trong tỉnh:
Là tỉnh biên giới phía bắc, Lào Cai giữ vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Từ
xa xưa, cha ông ta đã coi nơi đây là «cửa ngõ phên dậu» phía Tây Bắc của đất nước.
Ngay từ thời tự chủ của các triều đại phong kiến, các vua chúa đã hết sức chú trọng
đến việc phòng thủ biên cương phía Bắc. Vì vậy, đã hạn chế phần nào sự tấn công và
sức tàn phá của các thế lực phương Bắc. Từ thời Cận đại, do nằm trên tuyến giao
thông huyết mạch cả đường sắt, đường bộ và đường thủy, Lào Cai có thể dễ dàng bắt
nối với cách mạng Trung Quốc và là một trong những hành lang quan trọng giữa cách
mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc và thế giới. Lào Cai còn nằm giữa hai
khu vực Việt Bắc và Tây Bắc của đất nước. Vì vậy, thực dân Pháp đã tập trung nhiều
lực lượng đánh chiếm Lào Cai, biến Lào Cai thành vùng cát cứ hòng cắt đứt một
trong những mối liên lạc giữa các khu căn cứ cách mạng. Trong xu thế hội nhập ngày
nay, Lào Cai đang trở thành cửa ngõ, một hành lang kinh tế đầy tiềm năng. Rõ ràng,


Lào Cai giữ vì trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, quân sự và chính trị.
Cùng với cả nước, trong quá trình vận động cách mạng, Lào Cai đã có nhiều
cơ hội để thành lập các cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, mở ra bước ngoặt mới cho cách
mạng nước nhà. Ánh sáng tư tưởng của Đảng dần rọi chiếu trên mảnh đất Lào Cai.
Tại Lào Cai, chi bộ nhà tù Sa Pa được thành lập từ đầu những năm 30. Nhưng
ảnh hưởng của chi bộ ra bên ngoài còn rất ít, do sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân
Pháp.
Tuy nhiên, việc triển khai tổ chức thực hiện chủ trương trên đây của Trung
ương Đảng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc là việc làm hết sức khó khăn trong
thập kỷ 30.
Tài liệu tham khảo

1


Năm 1936, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ phát triển mạnh
mẽ cùng với việc Đảng ra hoạt động công khai và nửa hợp pháp. Lúc này, sách báo
của Đảng được lưu truyền rộng rãi đã có tác dụng tích cực đối với nhận thức của
nhân dân thị xã Lào Cai, thị trấn Sa Pa, Phố Lu về con đường đấu tranh chống thực
dân, phong kiến.
Từ nửa sau của thập kỷ 30, do sự hoạt động của chi bộ Đảng Vân Qúy (chi bộ
do các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động ở 2 tỉnh Vân Nam và Quế
Lâm, Trung Quốc thành lập) đã xây dựng được những cơ sở cách mạng trong Việt
kiều từ Côn Minh đến Hà Khẩu, trong đó đã cắm được những đầu mối đầu tiên của
cách mạng ở thị trấn Hà Khẩu và thị xã Lào Cai.
Đầu thập kỷ 40, do sự tác động của báo chí bí mật của Đảng, những người có
tư tưởng tiến bộ trong hãng ôtô vận tải STAI, Sở Thú y, Sở Dây thép, Sở Thủy sản,
Đội Bảo an binh của Nhật…ở thị xã Lào Cai và thị trấn Sa Pa đã hình thành những
nhóm yêu nước. Họ bí mật tuyên truyền tư tưởng cách mạng thông qua sách báo của

Đảng. Hoạt động của những nhóm này đã gây được những ảnh hưởng nhất định trong
các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động của họ chỉ là tự phát, tổ chức còn lỏng
lẻo và nhất là không có sự chỉ đạo của cán bộ cách mạng, nên không thể xây dựng
được cơ sở để phát động phong trào đấu tranh của quần chúng.
Do tầm quan trọng của các tỉnh dọc tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai, vào
khoảng giữa năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ thành lập Khu ủy D để lãnh đạo phong trào ở
các tỉnh : Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Lào
Cai. Trước đòi hỏi của thực tiễn, Ban cán sự Đảng Khu D nhận thấy, cần phải phát
triển phong trào cách mạng ở Lào Cai. Trên tinh thần đó, một số cán bộ đã được cử
lên Lào Cai bắt liên lạc với những đầu mối của chi bộ Vân Qúy trên đây để gây dựng
cơ sở tại địa bàn tỉnh, nhưng không thể thực hiện được do sự chống phá của Quốc
dân Đảng.
Cũng trong thời gian này, không khí cách mạng ở các tỉnh xung quanh đang rất
sôi động, như khởi nghĩa Bắc Sơn (Thái Nguyên) với sự ra đời của căn cứ Bắc SơnVõ Nhai và đội du kích Bắc Sơn, sự phát triển mạnh của khu căn cứ Vần-Hiền Lương
(tây bắc Phú Thọ, đông nam Yên Bái). Song, ảnh hưởng của phong trào cách mạng
này đối với sự phát triển cơ sở cách mạng ở Lào Cai chưa phát huy được tác dụng.
Cũng trong thời gian này, một số cán bộ được Trung ương và Xứ ủy cử lên Lào
Cai để xây dựng cơ sở, nhưng do gặp quá nhiều khó khăn phải quay về.
Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), không khí khởi nghĩa giành
chính quyền đã bao trùm khắp đất nước trong đó có các tỉnh phía Tây Bắc và Đông
Bắc- những tỉnh có phong trào cách mạng phát triển, nhưng sức lan tỏa của nó đối
với Lào Cai còn quá ít.
Trước thực trạng đó, vào khoảng cuối tháng 4-1945, Ban cán sự Đảng Khu D
cử đồng chí Mai Văn Ty, Bí thư chi bộ thị xã Yên Bái lên Lào Cai xây dựng cơ sở
cách mạng. Sau hơn 1 tháng, xây dựng được 1 tổ Việt Minh gồm 14 người. Tuy có
gây được những ảnh hưởng nhất định, song hoạt động của tổ Việt Minh còn rất hạn
chế.
Tài liệu tham khảo

2



Trong không khí của cao trào kháng Nhật, cứu nước, nhiều khu căn cứ đã ra
đời, có những khu căn cứ lên tới trên 100 du kích. Đặc biệt là chiến khu Vần-Hiền
Lương, ngày càng được mở rộng. Các đoàn thể Cứu quốc và Mặt trận Việt Minh còn
thu hút được cả một số chức sắc như hào lý tham gia hoặc ủng hộ cách mạng. Nhất là
từ tháng 6- 1945, khi khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm 6 tỉnh : Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên Tuyên Quang và một số tỉnh phụ cận Vĩnh
Yên, Phú Thọ, Yên Bái thì phong trào cách mạng ở Lào Cai hầu như vẫn nằm im.
Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (ngày 14-8-1945), Trung ương Đảng
phát động khởi nghĩa trong toàn quốc và hầu như tất cả các địa phương đã giành được
chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám, nhưng riêng một vài tỉnh, trong đó có Lào
Cai, mặc dù quân Nhật đã rút, hệ thống chính quyền địch đã bị tê liệt, song khởi
nghĩa đã không diễn ra. Khi tình thế cách mạng đã hết sức thuận lợi, vấn đề còn lại
chỉ là tiếp quản và thành lập chính quyền nhân dân. Song, tại thời điểm này, cơ sở
cách mạng của Đảng ở Lào Cai chỉ có tổ Việt Minh và nhóm yêu nước, vì không có
sự chỉ đạo cụ thể, sát sao, đã lúng túng và không có hành động cụ thể. Một công chức
có tinh thần yêu nước ở tòa sứ Lào Cai về Bắc Bộ Phủ báo cáo tình hình Lào Cai với
Trung ương và đề nghị cử người lên lập chính quyền ở Lào Cai.
Trước tình hình đó, giữa tháng 10-1945, Xứ ủy Bắc Kỳ và Kỳ bộ Việt Minh đã
cử đoàn cán bộ do đồng chí Ngô Minh Loan dẫn đầu lên Lào Cai chỉ đạo tổ chức
chính quyền cách mạng trong khi quân Tưởng chưa kịp lập chính quyền tay sai. Chỉ
trong một thời gian rất ngắn, đã thỏa thuận thành lập được chính quyền ở thị xã Lào
Cai, Phố Lu và Sa Pa cùng với các đoàn thể quần chúng, một số cơ sở cách mạng và
lực lượng vũ trang. Việc thành lập chính quyền chỉ là sự thỏa thuận và mang tính hình
thức. Lực lượng cách mạng để giữ và xây dựng chính quyền không có. Vì vậy, ngay
sau đó, đầu tháng 11-1945, Quốc dân Đảng được sự hậu thuẫn của quân đội Tưởng
ngang nhiên tuyên bố thành lập chính quyền của chúng. Đến cuối tháng 11-1945,
phần lớn tỉnh Lào Cai bị Quốc dân Đảng kiểm soát. Nhân dân Lào Cai lại phải sống
trong cảnh khủng bố và cướp bóc rất tàn ác của Quốc dân Đảng.

Trước thực trạng đó, vào khoảng đầu năm 1946, đồng chí Ngô Minh Loan với
tư cách là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, kiêm Vụ giải phóng Lào Cai lại tiếp tục cử một số
cán bộ lên Lào Cai củng cố lại cơ sở, bắt nối lại liên lạc, gây dựng lại phong trào.
Giữa năm 1946, sau khi phát hiện vụ án Ôn Như Hầu ở Hà Nội, Trung ương
Đảng quyết định chiến dịch dẹp trừ Quốc dân Đảng trên phạm vi toàn miền Bắc.
Sau khi các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái được giải phóng, Lào Cai trở
thành sào huyệt cuối cùng của Quốc dân Đảng. Trung ương quyết định tập trung lực
lượng tiêu diệt Quốc dân Đảng ở Lào Cai.
Trước đòi hỏi cấp bách của phong trào cách mạng ở Lào Cai lúc này, Xứ ủy
Bắc Kỳ đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Lào Cai vào đầu tháng 9-1946
do đồng chí Ngô Minh Loan làm trưởng ban, các đồng chí Đào Đình Bảng và Lê
Thanh làm ủy viên.
Việc thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Lào Cai đã mở ra bước ngoặt mới trong
lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng trong tỉnh
Tài liệu tham khảo

3


Ngay sau khi được thành lập, Ban cán sự Đảng bắt tay vào việc chỉ đạo tổ chức
lực lượng kể cả vận động thổ ty tham gia đánh Quốc dân Đảng.
Dưới sự lãnh đạo linh hoạt của Ban cán sự Đảng, Chiến dịch đánh Quốc dân
Đảng diễn ra từ ngày 26-10-1946, đến ngày 12-11-1946, đã giải phóng hoàn toàn
Lào Cai. Sau 1 năm sống dưới sự kìm kẹp của Quốc dân Đảng và 60 năm bị thực dân
đô hộ, nhân dân Lào Cai lần đầu tiên được hưởng độc lập, tự do.
Để chỉ đạo có hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Pháp theo Lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh( 19-12-1946), tháng 1-1947, Khu ủy quyết định thành lập
Tỉnh ủy Lâm thời tỉnh Lào Cai thay cho Ban Cán sự Đảng.
Ngày 5-3-1947, Hội nghị toàn thể đảng viên tỉnh Lào Cai được triệu tập và bầu
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chính thức gồm 7 đồng chí, do đồng chí Lê Thanh làm

Bí thư.
Sự ra đời của Ban Chấp hành Đảng bộ Lào Cai đáp ứng được đòi hỏi của cách
mạng trong tỉnh, đánh dấu bước phát triển về chất sự nghiệp giải phóng và xây dựng
của các dân tộc Lào Cai.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai đang
phát huy cao độ những bài học từ quá khứ và đạt được những thành tựu vượt bậc trên
tất cả các lĩnh vực.
* Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng bộ tỉnh Lào Cai:
Thành lập trong hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt, Dảng bộ Lào Cai ra đời
đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện và vận dụng đường lối kháng chiến của
Đảng vào công cuộc giải phóng địa phương. Trong muôn vàn khó khăn của những
ngày đầu thành lập, Đảng bộ đã sáng suốt nắm vững hoàn cảnh thực tế của Lào Cai
để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp kháng chiến phù hợp, nhanh chóng làm chuyển biến
hình thái đấu tranh. Nhờ đó chỉ sau 4 năm thành lập, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân
đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, giải phóng Lào Cai vào
tháng 11 - 1950, chấm dứt 60 năm đô hộ của thực dân Pháp ở mảnh đất địa đầu Tổ
quốc.
Câu hỏi: Tình bày sự kiện, mốc lịch sử quan trọng phản ánh sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Lào Cai đối với phong trào cách mạng địa phương trong 70 năm qua
Gợi ý trả lời:
Từ đầu năm 1950 Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị mở chiến dịch
Tây Bắc (chiến dịch Lê Hồng Phong I). Tư lệnh chiến dịch là đồng chí Bằng Giang,
chính ủy là đồng chí Song Hào đã phối hợp với các đơn vị chủ lực trung đoàn 102,
trung đoàn 165, tiểu đoàn 11 Phủ Thông, tiểu đoàn 19, tiểu đoàn 40 còn có 3 đại đội
và 10 trung đội Bộ đội địa phương cùng dân quân du kích địa bàn. Chiến dịch diễn ra
từ 07/02/1950 đến hết ngày 15/03/1950. Nhiều trận chiến diễn ra ác liệt tại Thị trấn
Phố Lu, bản Lầu, Bát Xát, Bắc Hà, Cam Đường, Bến Đền gây cho địch nhiều thiệt
hại nặng nề, nhân dân Lào Cai đã tích cực đóng góp ủng hộ chiến dịch một số lượng
vật chất, lương thực, thực phẩm và nhân công phục vụ.
Tài liệu tham khảo


4


Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Biên
giới (Lê Hồng Phong II). Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy, kiêm chính ủy
chiến dịch tỉnh Lào Cai nằm trên hướng kếtt hợp nghi binh, tập trung lược lượng của
địch. Toàn bộ lưc lượng vũ trang tỉnh phối hợp với trung đoàn 165, trung đoàn 148
tham gia chiến dịch. Phối hợp với các đơn vị chủ lực Bộ đội địa phương và dân quân
du kích của ta dũng cảm chiến đấu, lập thành tích xuất sắc, tiêu hao tiêu diệt nhiều
sinh lực địch, lần lượt giải phóng các địa phương và Lào Cai (01/10/1950), tỉnh Lào
Cai đã hoàn toàn giải phóng chấm dứt gần 100 năm dưới ách nô dịch của thực dân
Pháp, đường biên giới Việt-Trung được khai thông.
Sau giải phóng tỉnh Lào Cai đứng trước khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và an ninh. Thực dân Pháp không bỏ ý định quay trở lại đánh chiếm Lào Cai,
hòng âm mưu cấu kết với bọn can thiệp mỹ, quân đội Tưởng Giới Thạch , tàn quân
quốc dân Đảng và bọn tay sai Thổ ty ngụy quân trước để gây Phỉ.
Tháng 9/1951, bộ tư lệnh quyết định mở chiến dịch Lý Thường Kiệt trên
hướng Lào Cai , ngoài việc động viên sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Lực
lượng vũ trang tỉnh phối hợp với tiểu đoàn 920,910, trung đoàn 148 đánh địch trên
tuyến Sa Pa, Bình Lư, Phong Thổ, Than Uyên. Đến 31/12/1950 két thúc chiến dịch
thắng lợi.
Cuối tháng 4/1952, Trung ương đã có chỉ thị phối hợp với bạn quân mở chiến
dịch ở biên giới Lao-Hà, từ Mường Khương- Lào Cai đến Đồng Văn- Hà Giang. Cá
lực lượng của ta liên tục tổ chức bao vây tấn công địch để quân địch vào thế co cum,
lẩn trốn trong dân, trong rừng và đã diễn ra nhiều trận chiến vô cùng gay go, quyết
liệt. Đến cuối năm 1952 thu được nhiều vũ khí, phương tiện quân sự của địch của
địch và trả lại cho dân
sản bị thổ phỉ chiêm đoạt, chiến dịch tiễu phỉ miền Đông cơ bản thắng lợi.
Trong tình hình miền Đông tạm ổn, ở miền tây địch lại thực hiện âm mưu mới,

bị thất bại nặng nề vè quân sự trong chiến dịch Tây bắc, chúng âm mưu gây phỉ nổi
loạn ở khu vực tam giác: Phong Thổ, Mường Hum, Kim Hoa, sau đó mở địa ban rộng
cả miền Tây.
Từ tháng 2 đến tháng 10/1953 quân ta đánh bại nhiều đợt tấn công của phỉ ở
Trung Thổ, Sa Pa, Bát Sát, Thị xã Lào Cai.
Tháng 8/1954, Tỉnh ủy quyết định mở chiến dịch tiễu phỉ toàn tỉnh với phương
châm " Lấy tấn công chính trị làm chủ yếu, quân sự làm áp lực, Kiên quyết tiêu diệt
bọn thổ phỉ làm đầu sỏ, ngoan cố không ra hàng nộp vũ khí". Đến tháng 5/1955 toàn
bộ lực lượng phỉ ở 2 miền Đông-Tây bị tan rã, xóa sổ.
Để ổn định đời sống nhân dân ngày 10/6/1950 tỉnh ủy Lào Cai ra Chỉ thị số 16
trong đó nhấn mạnh: tiếp tục củng cố cơ sở đã vận động, mở rộng công tác vận động
quần chúng tiễu phỉ, phát triển sản xuất nông nghiệp, khôi phục kinh tế, ổn định mội
mặt xã hội, bố trí sắp xếp chia lại đơn vụi hành chính.
Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp và mở đường
giao thông để thực hiện việc giao lưu hàng hóa. Cùng với việc khôi phục sản xuất
nông nghiệp từ đầu năn 1955 Nhà nước đã khởi công phục hồi xây dựng tuyến đường
sắt Hà Nội- Lào Cai và tiến hành thăm dò mỏ Aptít. Đến cuối năm 1956 tuyến đường
Tài liệu tham khảo

5


sắt được khôi phục, cuối năm 1957 mỏ Apatit được khai thác bằng máy móc hiện đại.
Công tác củng cố cơ sở văn hóa, giáo dục y tế được trú trọng.
Cũng như nhiều địa phương trên miềm Bắc tỉnh Lào Cai bước sang thời kỳ
khội phục kinh tế. Đến cuối năm 1957 miền Bắc nước ta đã hoàn thành nhiệm vụ
khôi phục kinh tế.
Từ ngày 16 đến 29/4/1958 tại Hà Nội kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa II đã thông
qua Nghị quyết quan trọng. Trước tình hình khó khăn của địa phương Đảng bộ tỉnh
Lào Cai, đã xác định quyết tâm đưa các dân tộc trong tỉnh tiến lên chủ nghĩa xã hội,

muốn thực hiện được trước hết phải tổ chức ngay các đợt học tập đường lối chủ
trương của Đảng.
Từ ngaỳ 16 đến ngày 28/3/1959, tại thị xã Lào Cai, Hội nghị đại biểu Đảng bộ
tỉnh họp, thông qua nghị quyết 2 năm 1959- 1960: là Hoàn thành cải cách dân chủ và
đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tỉnh Lào cai đã có phong trào đổi công rộng rãi
có bình công chấm điểm và xây dựng hợp tác xã thí điểm ở huyện Bảo Thắng. Ngoài
ra việc cải tạo tiểu thương tiểu thủ, công nghiệp cũng được quan tâm phát triển.
Tháng 9/1960 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thư III đảng đã xác định
đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đại hội thông qua nhiệm vụ kế hoạch 5
năm lần thứ 1 (1961-1965) với mục tiêu là phấn đấu thực hiện một bước công nghiệp
hóa hiện đại hóa, xây dựng bước cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời hoàn thành cải tạo
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Trước yêu cầu của tình hình mới, để tiếp tục thực hiện thắng lợi kế hoạch 5
năm lần thứ 1. Đại hội thống nhất chủ trương tiến hành điều tra sơ bộ vùng kinh tế
phát huy ưu thế của vùng kinh tế miền núi; Đẩy mạnh lam thủy lợi, làm ruộng bậc
thang, tăng vụ lúa, phát triển cây màu, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp, phấn đấu tựi túc lương thực, củng cố hợp tác xã; tiếp nhận nhân lực ở
miền xuôi lên khai hoang, phát triển kinh tế -xã hội, ra sức xây dựng tăng cường thiết
bị máy móc công nghiệp quốc doanh địa phương.
Từ giữa năm 1964, phong trào hợp tác hóa được củng cố một bước, tổ chức
419 hợp tác xã. Đây là năm đầu tiên tỉnh có thể tự túc được lương thực; Năm 1965
sản lượng lương thực tiếp tục tăng lên, đạt 36.412 tấn. Đây là mốc quan trọng đánh
dấu sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Lào Cai.
Thất bại trong chiến tranh đặc biệt ở miền Nam đã buộc đế quốc Mỹ phải
chuyển hướng chiên tranh ở Việt Nam. Hội nghị lần thứ 11 của ban chấp hành trưng
ương Đảng khóa III đã ra Nghị quyết nhiệm vụ trước mắt của quân và dân ta kiên
quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, muốn vậy miền Bắc phải
trở thành hậu phương lớn vững chắc của cách mạng miền Nam. Thực hiện nghị quyết
hội nghị lần thứ 11,12 của trung ương đảng , Tỉnh ủy Lào Cai đã chỉ rõ đặc điểm của
Lào Cai là vừa sản xuất, xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu sẵn sàng chiến đấu. Chỉ

thị 73 của tỉnh ủy chỉ ra 3 mục tiêu tập chung xây dựng và phát triển kinh tế địa
phương đó là đẩy mạnh sản xuất nông-lâm nghiệp, phát triển công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp địa phương, phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
Trong cuộc khánh chiến chống Mỹ, cứu nước qua các đợt thực hiện lời kêu gọi
cứu quốc, tỉnh lào Cai đã có 18.749 thanh niên, nam nữ đăng ký tình nguyện lên
Tài liệu tham khảo

6


đường chiến đấu chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong tình hình chiến tranh
lan rộng, miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, chi viện cho miền
Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Công tác phát triển, xây dựng Đảng được chú trọng và phát triển khá mạnh,
tuy nhiên do một số Đảng viên không đủ tiêu chuẩn đưa ra khỏi đảng, đến năm 1975
toàn tỉnh còn 7.004 đảng viên. Hàng năm tỉnh tiến hành phân xếp loại hoạt động của
các địa phương.
Trong nông nghiệp, Đảng bộ xã định rõ thế mạnh của từng vùng và tiến hành
quy hoạch phân vùng để sản xuất, do đó sản lượng nông nghiệp tăng khá nhanh, mặt
hang nông sản trở thành hàng hóa,; Đối với công nghiệp phải xây dựng những xí
nghiệp vừa và nhỏ sản xuất nông cụ và hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Sau đó xây dựng các nhà máy chế biến nông sản.
Sau khi kết thúc chiến tranh biên giới phía bắc tỉnh Hoàng Liên Sơn đã tập
chung khắc phục hậu quả chiến tranh, tổ chức lại sản xuất ổn định đới sống nhân dân
biên giới, củng cố các lực lượng chiến đấu, tổ chức các phong trào "vì an ninh tổ
quốc".
Từ ngày 22-24/9/1980 diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ II.
Đại hội đa đưa ra các nhiệm vụ chính : Ra sức phát triển sản xuất gắn chặt với xây
dựng củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phải vừa sản xuất, vừa sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu và bảo vệ biên giới là hàng đầu.

Tập chung phát triển nông- lâm- ngư nghiệp: Sản xuất lương thực phẩm, trồng
các loại cây như chè, mía, quế, đỗ tương; khuyến khích hộ gia đình chăn nuôi lợn gia
cầm; Công nghiệp cũng được trú trọng phát trển hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sản
xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; tăng cường công tác lưu thông phân phối vật
tư tài chính, tiền tệ.
Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ III Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn đã đề ra
nhiệm vụ cơ bản giai đoạn 1983-1985. Tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh biên
giới, điều chỉnh, sắp xếp lại sản xuất.
Hình thành các vùng chuyên canh, đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho hộ dân, tổ
chức kinh doanh theo hướng kết nông lâm hợp, sắp xếp lại sản xuất gắn với định
canh, định cư, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, giải quyết dời sống cho nhân dân. Các hình
thức tổ chức khoán sản phẩm trong sản xuất hợp tác xã, đến hộ xã viên được nhân
dân ủng hội hưởng ứng.
Về y tế giáo dục có bước tiến bộ, nghành giáo dục đưa ra chương trình bộ môn
mới, học sinh lớp 1 học theo hệ 12 năm và theo sách giáo khoa cải cách. Công tác y
tế bảo vệ bà mẹ và trẻ em tiếp tục được tăng cường. Hoạt động văn hóa, thể thao
bước đầu phát triển , tổ chức nhiều hội diễn nghệ thuật quần chúng, biểu diễn văn
nghệ, chiếu phim đến các xã.
Dưới sự lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986- 1991). Từ
thập niên 80 trở đi, sự phát triển kinh tế của khoa học công nghệ hện đại có bước phát
triển nhảy vọt.
Từ ngày 10-13/10/1986 , Đại hội đại biểu tỉnh Hoàng Liên Sơn đã xá định
phương hướng chủ yếu trong 5 năm tới của tỉnh là; Tiếp tục xây dựng thành công chủ
Tài liệu tham khảo

7


nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nông lâm nghiệp thực sự
là mặt trận hàng đầu, trọng tâm là sản xuất lương thực phẩm, đồng thời phát triển

hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Khai thác khả năng công nghiệp thủ công nghiệp,
mở mang giao thông vận tải, làm chủ phân phối lưu thông thị trường, hoàn thiện quan
hệ sản xuất thực hiện công bằng xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh. Đại
hội đề ra 5 nhiệm vụ lớn để thực hiện phương hướng:
Quyết tâm ổn định và phát triển sản xuất: Khai thác mạh mẽ tiềm năng nông,
lâm nghiệp, sắp xếp lại, đầu tư chiều sâu.
Thực hiện tốt chính sách công bằng xã hội, bảo đảm lao động có việc làm, định
canh định cư, phân coonmg lại lao đông nông nghiệp, thực hiện bình đẳng giữa các
dân tộc.
Tăng cường mức tự cân đối ngân sách trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng
làm, phục vụ sản xuất nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh khai hoang, định canh, định
cư, thâm canh, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tăng cường vai trò kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể.
Bảo đảm đầy đủ hơn nhu cầu của quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế với quốc phòng an ninh.
Để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, ngày 3/11/1986, tỉnh ủy Hoàng Liên
Sơn ban hành kế hoạch số 01/KH-TU về tổ chức thự hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ IV. Đến năm 1991, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của
tỉnh , xây dựng hệ thống chính trị trong toàn Đảng bộ đã có những chuyển biến rõ rệt,
cơ bản được ổn định và giữ vững.
Từ khi tái lập tỉnh đến nay qua 25 năm tái lập (1991-2016), tỉnh Lào Cai tiếp
tục đổi mới trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách
thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai, công cuộc đổi mới của tỉnh được tiến
hành một cách toàn diện, là sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, hướng phát
triển bền vững trên các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.
Đại hội Đảng bộ Lào Cai đã chỉ rõ; Phát triển mạnh nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ tình trạng sản xuất độc
canh, phân tán, tự nhiên.
Về nông- lâm nghiệp: Tỉnh Lào Cai đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông

thôn, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực,
tăng độ che phủ rừng. Nông nghiệp chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang nông
nghiệp sản xuất hàng hóa, tiếp cận gần hơn với chế biến và kinh tế thị trường. Giai
đoạn 2006- 2010, Lào Cai xác định nông nghiệp, nông thôn vẫn là mặt trận quan
trọng và tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, chuyển đổi mạnh về chất,
đảm bảo ổn định bền vững.
Kinh tế lâm nghiệp chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước sang phát triển lâm
nghiệp có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Sản lượng và giá trị sản xuất
trong ngành thuỷ sản tăng đều qua các năm
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Các ngành công nghiệp Lào Cai đều
có sự phát triển vượt bậc như: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nông lâm
Tài liệu tham khảo

8


sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, thủy điện. Sản xuất tiểu thủ công
nghiệp tiếp tục được phát triển ổn định.
Về thương mại, du lịch: Thị trường Lào Cai đã có bước phát triển theo hướng
trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế hàng hoá của cả nước. Hoạt động
xuất nhập khẩu tăng mạnh. Du lịch Lào Cai cũng là một ngành kinh tế đầy tiềm năng,
đã và đang được khai thác hiệu quả và ngày càng khẳng định là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đến nay, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển kinh tế
tương đối toàn diện, gắn kết nông nghiệp- công nghiệp- thương mại, dịch vụ. Tỉnh đã
xác định nông nghiệp và nông thôn là mặt trận hàng đầu, công nghiệp- xây dựng là
nền tảng, và thương mại, du lịch, dịch vụ là mũi nhọn.
Giáo dục, đào tạo các bước phát triển tích cực, hoàn thành các mục tiêu phổ
cập giáo dục tiểu học, chống mũ chữ. Hệ thống bảo hiểm xã hội, y tế phát triển rộng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai trong những năm vừa qua nói
chung là cao và khá ổn định. Ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là thương mại

và du lịch, đây cũng là ngành mà tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển.
Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng
sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của các cấp bộ Đảng và chính quyền địa
phương

Tài liệu tham khảo

9


Câu hỏi: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã tổ chức bao nhiêu kỳ
Đại hội? Nêu thời gian tổ chức các kỳ Đại hội; họ và tên các đồng chí trong ban chấp
hành Đảng bộ, Bí thư Tỉnh ủy từ khi thành lập đến nay.
Gợi ý trả lời:
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã tổ chức:
15 kỳ Đại hội
Thời gian tổ chức các kỳ Đại hội:
- Đại hội Đảng bộ lần thứ I được tổ chức vào tháng 4 năm 1951: Từ ngày 12 đến
ngày 18 tháng 4 năm 1951, tại Phố Mới, thị xã Lào Cai. Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Lào Cai lần thứ nhất đã khai mạc. Về dự Đại hội có 46 đại biểu đại diện cho 312
đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu 11 đ/c vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ II được tổ chức vào tháng 3 năm 1959: Từ ngày 16 đến
ngày 28/3/1959 tại thị xã Lào Cai, Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai, 69 đại
biểu thay mặt cho 1.074 đảng viên trong toàn Đảng bộ về dự hội nghị.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ III được tổ chức vào tháng 02 năm 1961: Từ ngày 08 đến
ngày 10 tháng 02 năm 1961 Đảng bộ Lào Cai đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ
lần thứ III. Về dự Đại hội có 153 đại biểu đại diện cho 1.997 đảng viên trong toàn
Đảng bộ.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ IV được tổ chức vào tháng 6 năm 1963: Từ ngày 24 đến
ngày 26 tháng 6 năm 1963, Đảng bộ Lào Cai đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ IV

tại thị xã Lào Cai. Về dự Đại hội có 160 đại biểu đại diện cho 4.100 đảng viên của
257 chi đảng bộ cơ sở.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ V được tổ chức vào tháng 4 năm 1970
- Đại hội Đảng bộ lần thứ VI được tổ chức vào tháng 2 năm 1977: Được sự đồng ý
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) Đại hội Đảng bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn
lần thứ nhất (vòng 1) được tiến hành từ ngày 09 đến ngày 19/11/1976 tại thị xã Lào
Cai. Dự Đại hội có 500 đại biểu chính thức và 41 đại biểu dự khuyết đại diện cho
24.621 đảng viên của 39 đảng bộ trực thuộc toàn tỉnh, đại hội đã bầu đoàn đại biểu
gồm 18 đ/c đi dự Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV. Đại hội Đại biểu Đảng
bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn vòng 2 đã được tiến hành từ ngày 14 đến ngày 24/4/1977.
Đại hội đã bầu 39 đ/c vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong đó có 35 ủy viên chính
thức và 04 ủy viên dự khuyết.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ VII được tổ chức vào tháng 9 năm 1980: Từ ngày 22 đến
ngày 24/9/1980 tại thị xã Yên Bái đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoàng
Liên Sơn lần thứ II (Tính liên tục theo Đảng bộ tỉnh Lào Cai thì đây là Đại hội lần
thứ VII). Dự Đại hội có 342 đại biểu , bao gồm 322 đại biểu chính thức, 20 đại biểu
dự khuyết. Đại hội đã bầu 45 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII được tổ chức vào tháng 01 năm 1983: Đại hội Đảng
bộ tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ III (Tính liên tục theo Đảng bộ tỉnh Lào Cai thì đây
là Đại hội lần thứ VIII). Đại hội đã tiến hành 02 vòng tại thị xã Yên Bái. Vòng 1 diễn
ra từ ngày 06 đến 13/01/1982. Dự Đại hội có 326 đại biểu chính thức, 18 đại biểu dự
khuyết. Vòng 2 tổ chức từ ngày 26 đến 28/01/1983. Đại hội đã bầu 45 đ/c tham gia
BCH Đảng bộ tỉnh khóa III. Trong đó 43 ủy viên chính thức, 02 ủy viên dự khuyết.
Tài liệu tham khảo

10


- Đại hội Đảng bộ lần thứ IX được tổ chức vào tháng 10 năm 1986: Đại hội Đảng bộ
tỉnh Hoàng Liên Sơn lần thứ IV (Tính liên tục theo Đảng bộ tỉnh Lào Cai thì đây là

Đại hội lần thứ IX) diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13/10/1986 tại thị xã Yên Bái. Tham
dự Đại hội có 372 đại biểu thay mặt cho gần ba vạn đảng viên trong tỉnh. Đại hội đã
bầu 58 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ X được tổ chức vào tháng 01 năm 1992: Đại hội Đảng bộ
tỉnh Lào Cai lần thứ X được tổ chức từ ngày 09 đến ngày 11/01/1992 tại Hội trường
lớn Công ty Apatit Việt Nam (thị xã Cam Đường). Về dự Đại hội có 15 đoàn đại biểu
của 14 đảng bộ trực thuộc với 130 đại biểu thay mặt cho trên 12.000 đảng viên trong
toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu 41 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ XI được tổ chức vào tháng 5 năm 1996: Từ ngày 02 đến
ngày 04/5/1996 Đại hội đại biểu tỉnh Lào Cai được tổ chức tại hội trường lớn UBND
tỉnh. Dự Đại hội có 202 đại biểu thay mặt cho hơn 12 nghìn đảng viên trong toàn
Đảng bộ. Đại hội đã bầu 47 đồng chí vào ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Đại hội Đảng bộ lần thứ XII được tổ chức vào tháng 12 năm 2000: Từ ngày 26 đến
ngày 29/12/2000 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XII đã họp tại hội
trường lớn UBND tỉnh, dự Đại hội có 262 đại biểu thay mặt cho 16 nghìn đảng viên
trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu 45 đại biểu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
nhiệm kỳ 2001 - 2005
- Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII được tổ chức vào tháng 12 năm 2005: Từ ngày 18 đến
ngày 21/12/2005 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII đã họp, dự Đại
hội có 297 đại biểu thay mặt cho 23 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã
bầu 47 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2006 - 2010
- Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV được tổ chức vào tháng 10 năm 2010: Từ ngày 26 đến
ngày 28/10/2010 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV đã bầu 55 đồng
chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2010 - 2015
- Đại hội Đảng bộ lần thứ XV được tổ chức vào tháng 9 năm 1915: Từ ngày 22 đến
ngày 24/9/2015 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV đã bầu 51 đồng
chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
 Họ và tên các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ, Bí thư Tỉnh ủy từ khi thành
lập đến nay:
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA I (ĐẠI HỘI THÁNG 4/1951)

- Bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Quy
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Trường Minh
- Các Tỉnh ủy viên: Trần Phượng; Hồng Quang; Bình Dương; Bình Phương; Nguyễn
Vũ; Lê Bá Hội; Trần Long.
- Các Tỉnh ủy viên dự khuyết: Nguyễn Thị Xuân An; Phạm Cao Sáng.
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA II (ĐẠI HỘI THÁNG 3/1959)
- Bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Trường Minh
Tài liệu tham khảo

11


- Phó bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Quy
Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Hồng Quang
- Các Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Trần Long; Phạm Gia Tuân; Nguyễn Văn Lang; Vi
Khánh Vinh
- Các Tỉnh ủy viên: Thái Tăng Khiêm; Lê Bá Hội; Nguyễn Như Hường; Ma Văn Sơn;
Hồ Vàng Páo; Nguyễn Cận; Lương Tuấn; Nguyễn Văn Thăng; Vũ Văn Thân; Dương
Việt Tiến; Nguyễn Xuân Tiếu; Đặng Khế; Đỗ Thanh Thủy; Nguyễn Ân
- Các Tỉnh ủy viên dự khuyết: Hoàng Việt Sơn; Vũ Hiển Mô; Trần Đức Minh; Khổng
Minh Hợi; Nguyễn Trí Nghị
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA III (ĐẠI HỘI THÁNG 2/1961)
- Bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Khải Luận (Hoàng Trường Minh)
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Quy
- Các Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Vi Văn Quyền; Phạm Gia Tuân; Dương Trung;
Trần Long; Dương Việt Tiến
- Các Tỉnh ủy viên: Lương Tuấn; Nguyễn Văn Ân; Đoàn Việt Hùng; Lê Bá Hội; Long
Châu; Đỗ Thanh Thủy; Ma Văn Sơn; Nguyễn Lợi; Nông Công Thương; Vũ Hiển Mô;
Khổng Minh Hợi; Hồ Vàng Páo; Nguyễn Xuân Tiếu; Hoàng Việt Sơn
- Các Tỉnh ủy viên dự khuyết: Nguyễn Trí Nghị; Ngô Vi Tâm; Hồng Dương; Hoàng

Thị Triệu; Lê Cư
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA IV (ĐẠI HỘI THÁNG 6/1963)
- Bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Trường Minh
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Phạm Gia Tuân
Phó bí thư Tỉnh ủy: Dương Trung
- Các Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Dương Việt Tiến; Trần Long; Vi Khánh Linh; Lê
Bá Hội
- Các Tỉnh ủy viên: Nguyễn Ân; Vũ Hiển Mô; Hồ Vàng Páo; Nông Công Thương;
Nguyễn Trí Nghị; Lê Cư; Hoàng Thị Triệu; Nguyễn Lợi; Nguyễn Xuân Tiếu; Cư Hòa
Vần; Hoàng Việt Sơn; Ma Văn Sơn; Đỗ Thanh Thủy; Nguyễn Tất
- Các Tỉnh ủy viên dự khuyết: Ngô Đình Kính; Tráng Seo Tả
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA V (ĐẠI HỘI THÁNG 4/1970)
- Bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Trường Minh
- Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy: Phạm Gia Tuân
Phó bí thư Tỉnh ủy: Nông Công Thương
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Cư Hòa Vần; Vi Khánh Linh; Dương Việt Tiến; Lương
Quyết Định
- Tỉnh ủy viên: Nguyễn Ân; Nguyễn Trí Nghị; Kiều Đức Hạnh; Trần Đức Minh; Bàn
A Hàn; Hoàng Thị Triệu; Giàng Seo Phù; Nguyễn Xuân Tiếu; Ma Văn Sơn; Lê Cư;
Tài liệu tham khảo

12


Phạm Kham; Lê Bá Hội; Nguyễn Tất; Nguyễn Trọng Luật; Đỗ Thanh Thủy; Nguyễn
Hữu Đài; Trần Văn Sẩu; Hoàng Trá Quang; Tráng Seo Tả; Lê Cam
- Tỉnh ủy viên dự khuyết: Đỗ Viết Sính; Phạm Hồng Phúc
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA VI (ĐẠI HỘI THÁNG 2/1977)
- Bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Ngọc Cừ
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Cư Hòa Vần

- Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Ngọc Hồ
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Bùi Hữu Bỉnh; Dương Việt Tiến; Hà Thiết Hùng;
Nguyễn Liêm
- Tỉnh ủy viên: Lê Cư; Nguyễn Cánh; Dương Xuân Cương; Đỗ Khắc Cương; Hoàng
Chính; Nguyễn Đình Dương; Lương Quyết Định; Hà Hữu Hỗ; Vi Thị Hóa; Vũ Ngọc
Ký; Hoàng Mạc; Trần Đức Minh; Bùi Năng; Hoàng Ngọc; Hoàng Đình Nhương;
Trần Nghĩa; Kiều Việt Nguyên; Giàng A Páo; Hoàng Kim Phấn; Giàng Seo Phù;Trần
Văn Sẩu; Nguyễn Cảnh Sợi; Lê Như Sửu; Đỗ Viết Sính; Nguyễn Ân; Phạm Kham;
Trần Lục; Lê Đình Tịch
- Tỉnh ủy viên dự khuyết: Hán Văn Đô; Bàn A Hàn; Tráng A Pao; Nguyễn Văn Tuất
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA VII (ĐẠI HỘI THÁNG 9/1980)
- Bí thư Tỉnh ủy: Dương Việt Tiến
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Hà Thiết Hùng
Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Ngọc Hồ
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Bùi Hữu Bình; Hoàng Kim Phấn; Tráng A Pao; Lê
Đình Tịch; Trần Đức Minh; Trần Lục; Lê Khay; Phạm Kham; Đỗ Khắc Cương;
Giàng A Páo; Hà Đình Khiêm
- Tỉnh ủy viên: Nguyễn Quý Đăng; Ngô Đình Kính; Vũ Gia Khoa; Hà Hữu Hỗ;
Nguyễn Đình Dương; Kiều Việt Nguyên; Trần Văn Hào; Hán Văn Đô; Hoàng Hồng
Dương; Vũ Văn Sửu; Vi Thị Hóa; Lương Quyết Định; Bàn A Hàn; Nguyễn Văn Kỷ;
Nguyễn Xuân Tư; Hoàng Đình Quốc; Lý Trung Thuộc; Dương Xuân Cương; Mông
Văn Thin; Nguyễn Đức Xuyên; Bùi Mạnh Hùng; Nguyễn Văn Tung; Lê Huy Hợp;
Nguyễn Ngọc Xá; Lê Văn Cung; Giàng Sáy Sinh; Nguyễn Đình Túc; Đỗ Viết Sính;
Lê Như Sửu
- Tỉnh ủy viên dự khuyết: Đỗ Văn Tuế; Nông Thị Kim Hồng
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA VIII (ĐẠI HỘI THÁNG 01/1983)
- Bí thư Tỉnh ủy: Hà Thiết Hùng
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Đỗ Khắc Cương
Phó bí thư Tỉnh ủy: Kiều Việt Nguyên


Tài liệu tham khảo

13


- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Ngô Đình Kính; Hoàng Kim Phấn; Lê Đình Tịch; Trần
Lục; Phạm Kham; Hà Đình Khiêm; Hà Hữu Hỗ; Tráng A Pao; Lê Huy Hợp; Hùng
Tân
- Tỉnh ủy viên: Lý Trung Thuộc; Thào A Tráng; Nguyễn Mai Hồng; Nông Thị Kim
Hồng; Bàn A Hàn; Vũ Sửu; Phàn Thị Hoa; Nguyễn Đình Dương; Nguyễn Quý Đăng;
Đỗ Văn Tuế; Trần Văn Hào; Nguyễn Tuấn Duyệt; Trần Bá Châu; Lê Kình; Nguyễn
Đức Thăng; Trần văn Ngữ; Nguyễn Ngọc Xá; Nguyễn Đức Xuyên; Phạm Giảng;
Nguyễn Đức Thịnh; Sùng A Chơ; Mai Ngọc Giao; Hoàng Đình Tom; Nguyễn Xuân
Tư; Giàng Thị Mỷ; Nguyễn Kỷ; Nguyễn Viết Hội; Tiêu Đức Hội; Nông Đức Hành;
Nguyễn Kế
- Tỉnh ủy viên dự khuyết: Phạm Trung Trường; Trần Thị Thiệp
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA IX (ĐẠI HỘI THÁNG 10/1986)
- Bí thư Tỉnh ủy: Hà Thiết Hùng
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Đỗ Khắc Cương
Phó bí thư Tỉnh ủy: Kiều Việt Nguyên
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Ngô Đình Kính; Tráng A Pao; Hà Đình Khiêm; Lê Huy
Hợp; Đỗ Văn Tuế; Nguyễn Quý Đăng; Tiêu Đức Hội; Trần Bá Châu; Hoàng Tuyển;
Lò Văn Nhài; Tạ Hữu Thanh; Hoàng Công Dung
- Tỉnh ủy viên: Thào A Tráng; Bàn A Hàn; Nguyễn Đình Dương; Nguyễn Mai Hồng;
Nguyễn Văn Ý; Nguyễn Tuấn Duyệt; Lê Kình; Phạm Trung Trường; Nguyễn Đức
Thịnh; Sùng A Chơ; Đào Mạnh Cơ; Mai Ngọc Giao; Vũ Sửu; Nguyễn Ngọc Tín;
Trần Văn Luân; Nguyễn Nghĩa Vụ; Nguyễn Kỷ; Đình Huê; Hoàng Ngọc Lâm; Hoàng
Thị Chiên; Phan Văn Giới; Bùi Quang Vinh; Đỗ Văn Liên; Nguyễn Ngọc Hà; Phàn
Thị Hoa; Giàng Thị Mỷ; Nguyễn Ngọc Sắc; Trần Xuân Nam; Nguyễn Đức Thăng;
Trần Thị Thiệp

- Tỉnh ủy viên dự khuyết: Tạ Duy Hiển; Nguyễn Trọng Khang; Hà Phú An; Hoàng
Ngọc Niên; Địch Ngọc Lân; Nguyễn Thiệp; Phạm Đạo; Hà Đình Giai; Phạm Văn
Giá; Lê Đôn; Lê Ngọc Ban; Nguyễn Ngọc Kim; Ngô Thị Hương
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA X (ĐẠI HỘI THÁNG 01/1992)
- Bí thư Tỉnh ủy: Tráng A Pao
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Nghĩa Vụ
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Quý Đăng
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Đức Thăng; Thào A Tráng; Trần Ngọc Tín;
Phàn Thị Hoa; Bùi Quang Vinh; Hoàng Ngọc Lâm; Giàng Seo Dín; Lê Ngọc Ban
- Tỉnh ủy viên: Nguyễn Kim Cương; Trần Mạnh Diệm; Ninh Quang Đại; Tạ Duy
Hiển; Triệu Viết Hanh; Nguyễn Trọng Khang; Nguyễn Kế; Trần Văn Luân; Lục Văn
Liêm; Đào Văn Ngoạn; Lý Hán Minh; Hoàng Trá Quang; Bùi Bằng Thịnh; Nguyễn
Công Tiến; Đào Vĩnh; Vũ Ngọc Cừ; Trịnh Minh Giáp; Nguyễn Văn Hòa; Hà Văn
Hiền; Nguyễn Ngọc Kim; Hoàng Phú Khèn; Đặng Quốc Lộng; Hà Lát; Giàng Thị
Tài liệu tham khảo

14


Mỷ; Lương Xuân Mầu; Giàng Seo Phử; Phạm Ngọc Sửu; Nguyễn Thành Tín; Cao Trí
Thức; Nguyễn Hữu Vạn
Bầu bổ sung giữa nhiệm kỳ 9 ủy viên tại Hội nghị tháng 3 năm 1994: Nguyễn Tiến
Doanh; Vũ Đình Đỗi; Hồ Xuân Đoan; Hà Ngọc Đông; Lò Hải Luân; Ngô Bá Lại;
Nguyễn Văn Lăng; Cao Văn Tư; Nguyễn Đình Vững
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA XI (ĐẠI HỘI THÁNG 5/1996)
- Bí thư Tỉnh ủy: Tráng A Pao
- Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Nghĩa Vụ
Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Quý Đăng
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Lương Xuân Mầu; Bùi Quang Vinh; Phạm Ngọc Sửu;
Nguyễn Đức Thăng; Hoàng Minh Ngọc; Vũ Đình Đỗi; Thào A Tráng; Nguyễn Văn

Lăng; Giàng Seo Phử; Nguyễn Đình Vững
- Tỉnh ủy viên: Nguyễn Thanh Bình; Lý Quang Cấn; Trần Mạnh Diệm; Nguyễn Tiến
Doanh; Vũ Đình Doãn; Nguyễn Ngọc Dũng; Hà Ngọc Đông; Nguyễn Xuân Đạc; Hồ
Xuân Đoan; Vi Văn Đông; Trịnh Minh Giáp; Nguyễn Văn Hòa; Lê Thị Thúy Hào;
Triệu Viết Hanh; Trần Tiến Hòa; Nguyễn Ngọc Kim; Phạm Kỳ; Hoàng Phú Khèn; Hà
Xuân Kiến; Đặng Quốc Lộng; Ngô Bá Lại; Lục Văn Liêm; Hoàng Văn Liễu; Giàng
Thị Mỷ; Hoàng Mịch; Lý Hán Minh; Trần Nguyên; Giàng A Pao; Nguyễn Công Tiến;
Cao Văn Tư; Cao Trí Thức; Nguyễn An Toàn; Nguyễn Hữu Vạn; Đào Vĩnh
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA XII (ĐẠI HỘI THÁNG 12/2000)
- Bí thư Tỉnh ủy: Giàng Seo Phử
- Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy: Nguyễn Đức Thăng
Phó bí thư Tỉnh ủy: Bùi Quang Vinh
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Lăng; Nguyễn Đình Vững; Đặng Quốc
Lộng; Nguyễn Hữu Vạn; Hoàng Minh Ngọc; Giàng Thị Mỷ; Phạm Kỳ; Ngô Văn
Hùng; Nguyễn Ngọc Kim; Trần Nguyên; Nguyễn Tiến Doanh; Nguyễn An Toàn; Hà
Xuân Kiến; Hồ Xuân Đoan; Hà Ngọc Đông; Lục Văn Liêm; Lý Hán Minh; Triệu Viết
Hạnh; Cao Văn Tư; Nguyễn Ngọc Dũng; Hà Đức Miều; Lù Thị Hiệp; Hoàng Văn
Chinh; Trịnh Quang Chinh; Trần Xuân Cộng; Phạm Văn Cường; Giàng A Pao; Lý
Văn Hải; Ma Quang Trung; Trang Thị Xinh; Sùng Chúng; Nguyễn Văn Cự; Doãn
Văn Hưởng; Phạm Đình Phương; Vũ Quang Tụng; Vi Lam Sơn; Tẩn Láo San; Phạm
Đình Chương; Phạm Ngọc Thăng; Hoàng Thị Tráng; Phạm Khắc Xương; Nguyễn
Văn Hòa
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA XIII (ĐẠI HỘI THÁNG 12/2005)
- Bí thư Tỉnh ủy: Bùi Quang Vinh
- Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy: Sùng Chúng
Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Hữu Vạn
Tài liệu tham khảo

15



- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Đình Vững; Phạm Kỳ; Hoàng Thị Cháng;
Hoàng Minh Ngọc; Phạm Lâm Hồng; Nguyễn Văn Hòa; Cao Đức Hải; Vi Lam Sơn;
Tẩn Láo San; Nguyễn Ngọc Kim
- Tỉnh ủy viên: Tạ Đình Bảng;Vũ Đình Bình; Giàng Thị Bình; Trịnh Quang Chinh;
Hoàng Văn Chinh; Phạm Đình Chương; Hoàng Ngọc Chuyên; Trần Xuân Cộng;
Nguyễn Văn Cự; Phạm Văn Cường; Bùi Thị Kim Dung; Nguyễn Ngọc Dũng;
Nguyễn Thanh Dương; Hoàng Bích Hằng; Triệu Viết Hạnh; Phan Duy Hạnh; Giàng
Seo Hòa; Đinh Thị Hưng; Doãn Văn Hưởng; Sí Xuân Kìn;Nguyễn Thị Lan; Lý Seo
Lùng; Trương Kim Minh; Hà Thị Nga; Trần Hữu Sơn; Lương Công Sỹ; Hà Kim
Tam; Nguyễn Hữu Thể; Đỗ Đức Thịnh; Ma Quang Trung; Nguyễn Văn Vịnh; Hoàng
Văn Vịnh; Trang Thị Xinh; Phạm Khắc Xương
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA XIV (ĐẠI HỘI THÁNG 10/2010)
- Bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Hữu Vạn
- Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy: Sùng Chúng
Phó bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Vịnh
Phó bí thư Tỉnh ủy: Tô Quang Thu
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Tạ Đình Bảng; Hoàng Thị Cháng; Phạm Văn Cường;
Huỳnh Ngọc Hà; Cao Đức Hải; Nguyễn Văn Hòa; Doãn văn Hưởng; Hầu A Lềnh;
Hoàng Ngọc Thành; Nguyễn Hữu Thể; Ma Quang Trung
- Tỉnh ủy viên: Giàng Thị Bình; Nông Tiến Cương; Vũ Xuân Cường; Lý Seo Dìn;
Giàng Thị Dung; Nguyễn Thanh Dương; Vũ Năng Đại; Mai Đình Định; Đỗ Trường
Giang; Lê Thị Thu Hà; Nguyễn Trọng Hài; Lý Văn Hải; Bùi Đức Hạnh; Ngô Văn
Hinh; Hoàng Thế Hùng; Tạ Thị Thu Huyền; Lê Ngọc Hưng; Đinh Thị Hưng; Nông
Văn Hưng; Sì Xuân Kìn; Nguyễn Thị Lan; Phạm Văn Liên; Bùi Hữu Lợi; Phạm
Ngọc Lương; Hà Thị Nga; Giàng Mạnh Nhà; Nguyễn Anh Ninh; Đặng Xuân Phong;
Tăng Ngọc Phòng; Trần Hữu Sơn; Đỗ Trường Sơn; Đỗ Đức Thịnh; Nguyễn Văn
Thực; Đinh Văn Toản; Tô Trọng Tôn; Nguyễn Quốc Trị; Lưu Đức Trưởng; Đặng Phi
Vân; Phạm Xuân; Dương Hùng Yên
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHÓA XV (ĐẠI HỘI THÁNG 9/2015)

- Bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Vịnh
- Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy: Hà Thị Nga
Phó bí thư Tỉnh ủy: Đặng Xuân Phong
- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy: Vũ Xuân Cường; Tăng Ngọc Phòng; Đặng Phi Vân; Đỗ
Trường Sơn; Hoàng Thế Hùng; Lý Seo Dìn; Nguyễn Thanh Dương; Nguyễn Hữu
Thể; Giàng Seo Vần; Đinh Tiến Quân; Thái Minh Đường; Mai Đình Định
- Tỉnh ủy viên: Ngô Đức Ảnh; Giàng Thị Bình; Vũ Văn Cài; Nông Tiến Cương;
Giàng Thị Dung; Nguyễn Tiến Dũng; Đỗ Trường Giang; Đinh Minh Hà; Lê Thị Thu
Hà; Nguyễn Trọng Hài; Lý Văn Hải; Bùi Đức Hạnh; Hoàng Thị Hồng Hạnh; Ngô
Văn Hinh; Dương Đức Huy; Đinh Thị Hưng; Giàng Quốc Hưng; Lê Ngọc Hưng;
Tài liệu tham khảo

16


Hoàng Quốc Khánh; Nguyễn Hữu Long; Lê Quang Minh; Lý Bình Minh; Giàng
Mạnh Nhà; Nguyễn Anh Ninh; Nguyễn Văn Phúc; Nguyễn Chí Sử; Đặng Xuân
Thanh; Hà Văn Thắng; Phạm Toàn Thắng; Nguyễn Văn Thực; Phan Đăng Toàn; Đinh
Văn Toản; Trịnh Xuân Trường; Nguyễn Anh Tuấn; Lý Thị Vinh; Dương Hùng Yên.
Câu hỏi
Trình bày những nét nổi bật trong công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh từ năm
1947 đến năm 2016. Ý nghĩa của những kết quả đạt được trong công tác xây dựng
Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ lịch sử, cần trình bày và làm rõ các nội dung sau:
- Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng;
- Công tác xây dựng Đảng về tổ chức cán bộ;
- Công tác kiểm tra, gám sát; chỉnh đốn Đảng.
* Gợi ý trả lời:
Công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ năm 1947 đến nay:
- Đảng bộ Lào Cai ra đời lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1947 - 1950)

Nhìn chung giai đoạn này công tác xây dựng Đảng được coi trọng cả hai mặt
phát triển và củng cố, tổ chức bồi dưỡng cán bộ Chi ủy viên, nâng cao nhận thức cho
đảng viên, duy trì nếp sinh hoạt chi bộ, đề cao tinh thần đoàn kết đấu tranh. Được rèn
luyện trong các cuộc vận động cách mạng ở địa phương, cán bộ, đảng viện đã trưởng
thành thêm một bước về nhận thức chính trị, lập trường tư tưởng và năng lực công
tác, có được một số kinh nghiệm về công tác vận động quàn chúng ở miền núi, biên
giới, có nhiều dân tộc sinh sống. Qua thực tế cán bộ có nhận thức đúng đắn về vấn đề
dân tộc. Các cán bộ, đảng viên nhân thức rõ ràng: Việc xây dựng cơ sở trong vùng
sau lưng địch chủ yếu phải nắm quần chúng cơ bản, nhưng ở vùng cao lại phải tranh
thủ nắm bắt các nhân vật tầng lớp trên có uy tín trong nhân dân để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển cơ sở vùng cao trong quần chúng cơ bản.
- Đảng bộ lãnh đạo công cuộc tiễu phỉ, phát triển kinh tế xã hội cùng cả nước
đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp (1950 - 1954). Giai đoạn này Đảng bộ đã
lãnh đạo ổn định đời sống nhân dân, bước đầu phát triển kinh tế xã hội. Công tác xây
dựng đảng ngay sau ngày Lào cai được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân
Pháp (năm 1950), tuy tỉnh có khuyết điểm trong việc thực hiện một cách máy móc
chỉ thị tạm ngừng phát triển Đảng của Trung ương, không phát triển thêm đảng viên
nào ở địa phương nhưng đã rất quan tâm đến củng cố tổ chức đảng, nâng cao chất
lượng đảng viên, một số cán bộ đảng viên có vấn đê chính trị phức tạp, thoái hóa biến
chất đã bị sàng lọc, các tổ chức đảng đều được củng cố trong sách và vững mạnh, cán
bộ, đảng viên đều trưởng thành về lập trường, quan điểm và trình độ năng lực công
tác. Trong hai năm 1953 – 1954 Tỉnh ủy Lào Cai còn tổ chức các lớp chỉnh đảng,
chỉnh huấn, chỉnh quân cho cán bộ, đảng viên và chiến sỹ lực lượng vũ trang địa
phương nhằm nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng, củng cố quan điểm lập
trường giai cấp cho cán bộ, đảng viên và các chiến sỹ; mở một lớp chỉnh đảng cho 61
đồng chí, 3 lớp chỉnh quân cho 267 cán bộ chiến sỹ, 3 lớp cho cán bộ, công nhân viên
Tài liệu tham khảo

17



chức. Phân công các tỉnh ủy viên lãnh đạo, kiểm tra, gám sát các lớp chỉnh quân
chính trị mở tại địa phương.
Về công tác tổ chức cán bộ giai đoạn này, lực lượng cán bộ của Lào Cai luôn
có hai nguonf bổ xung: Cán bộ, đảng viên từ nơi khác điều động tới và cán bộ đảng
viên là người thuộc các dân tộc địa phương được đào tạo, bồi dưỡng từ phong trào
cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Cả hai nguồn bổ xung này đề quan trọng, không
thể coi nhẹ nguồn nào.
- Đảng bộ lãnh đạo cộng cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng quan
hệ sản xuất mới góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ (1955 1975).
Đầu năm 1961 Đảng bộ tỉnh Lào cai mở cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân.
Đây là cuộc vận động lớn trong Đảng bộ nhằm tăng cường nhận thức về nhiệm vụ
cách mạng mới trong cán bộ đảng viên, củng cố nhận thức về lý tưởng cộng sản và
chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện hai nghiệm vụ chiến lược của Đảng là xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. trong cuộc chỉnh huấn này, 100% các chi bộ, đảng bộ đã tổ chức quán triệt học
tập, thảo luận, tự phê bình và phên bình, 90 – 95 đảng viên đăng ký hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Năm 1963 Đảng bộ đã tiến hành tổ chức quán triệt quan điểm tư tưởng cho
đảng viên, chuẩn bị và tiến hành cho các tổ chức cơ sở đảng đăng ký phấn đấu “4
tốt”, đã nâng cao chất lượng toàn diện của các tổ chức cơ sở đảng. Tuy nhiên sau 2
năm tiến hành cuộc vận động cũng bộc lộ những hạn chế, tồn tại cần khắc phục: Việc
phổ biến quán triệt nghị quyết ở một số chi bộ, đảng bộ còn làm lướt, chạy theo thành
tích, chưa có đề án công tác đảm bảo chất lượng lãnh đạo toàn diện…Trước tình hình
trên, cuối năm 1964 Tỉnh ủy Lào Cai có Chỉ thị phê phán và chỉ đạo uốn nắn 4 quan
điểm lệch lạc trong công tác xây dựng Đảng chống biểu hiện cầu toàn ngại khó,
chống tuần tự bậc thang, khắc phục tư tưởng coi công tác xây dựng Đảng là của tổ
chức cơ sở đảng, của cấp ủy và quan điểm đóng cửa xây dựng đảng trong nội bộ
đảng.
- Đảng bộ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội đánh bại chiến tranh phá hoại của

đế quốc Mỹ, chi viện cho miền Nam cùng cả nước đánh thắng đế quóc Mỹ xâm lược
(1965 – 1975)
Chỉ thị số 09 – CT/TU, ngày 29 tháng 3 năm 1966 về công tác tư tưởng trong
tình hình mới; Chỉ thị nhấn mạnh đến công các giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng
đến cong tác xây dựng Đảng, kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng theo 4 yêu cầu lớn:
Nâng cao chất lượng đảng viên, củng cố tổ chức cơ sở đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ mới; đẩy mạnh công tác phát triển đảng; tăng cường công tác lãnh đạo đoàn thể
quần chúng; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng Chi bộ, đảng bộ “4 tốt, xây
dựng Huyện Ủy “4 tốt”.
- Lào Cai trong tỉnh Hoàng Liên Sơn giai đoạn 1976 – 1991.
Xuyên suốt chặng đường hơn 10 năm lãnh đạo quân và dân trong tỉnh thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng bộ Hoàng Liên Sơn. Tăng
cường công tác chính trị tư tưởng những năm 1975 – 1991 là giai đoạn có nhiều sự
Tài liệu tham khảo

18


kiện lịch sử đối với tỉnh Hoàng Liên Sơn. Nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị tư
tưởng nên những xáo động lớn trong cán bộ đảng viên và nhan dân, các mục tiêu
chính trị đặt ra đều hoàn thành, các đợt sinh.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị từ năm 1976, tỉnh đã mở
nhiều đợt sinh hoạch chính trị nhằm quán triệt Nghị quyết số 23 và 24 của Ban chấp
hành Trung ương. Tỉnh ủy chú trọng công tác củng cố tổ chức của Đảng từ cơ sở đến
tỉnh; các Đảng ủy, chi ủy được kiện toàn và tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Công tác phát triển đảng viên mới được quan tâm, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục
của Điều lệ Đảng, coi trọng chất lượng hơn số lượng.
Đối với công tác cán bộ, ngay sau khi tỉnh Hoàng Liên Sơn đi vào hoạt động,
Đảng bộ chú trọng công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; công
tác điều động cán bộ cho vùng cao, vùng biên giới trong tình hình mới được tiến hành

mạnh mẽ, năm 1976 tỉnh đã được tăng cường 594 cán bộ cho các huyện. Năm 1981
đã kiện toàn, thay thế 112 cán bộ cấp ủy ở các xã biê giới, kết nạp 524 đảng viên mới.
Công tác kiểm tra, giám sát; năm 1985 tỉnh ủy giao cho UBKT tỉnh ủy chỉ đạo
thí điểm huyện Yên Bình về thực hiện Chỉ thị 34 của Ban bí thư về “kiểm tra thi hành
chỉ thị, nghị quyết”
- Tái lập tỉnh Lào Cai và những chủ trương mới của Đảng bộ.
Ở giai đoạn này Tỉnh ủy lào cai đã ban hành Chương trình hành động đề ra 4
nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng: Trong đó có tăng cường công tác chính trị, tư
tưởng, kiên định con đường mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tập chung giải quyết những
vấn đề bứ xúc về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng đảng, tạo ra sự
chuyển biến rõ nét, thực hiện “nói đi đôi với làm” tạo niềm tin trong nhân dân. Nâng
cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cần sớm hình thành trường
chính trị.
Tập chung rà soát, bổ xung quy hoạch, quy trình đánh giá cán bộ; từng bước
điều chỉnh, bổ sung bộ máy tổ chức cán bộ.
- Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ lãnh đạo tiến hành công nhiệp hóa, hiện
đại hóa giai đoạn 1996 – 2007.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được thực hiện thường xuyên. Việc quán
triệt học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin, tư
tưởng Hồ chí Minh, giáo dục truyền thống cách mạng và tuyên truyền các ngày lễ,
ngày kỷ niệm lớn hàng năm được triển khai rộng rãi trong toàn Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội.
Công tác cán bộ được xác định là khâu đọt phá trong công tác xây dựng Đảng
với các giải pháp đồng bộ, quyết tâm cao nên đã giành được kết quả quan trọng. Việc
quy hoạch cán bộ được triển khai tích cực đảm bảo tính dân chủ, thống nhất đồng bộ
giữa các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng
và thực hiện chính sách cán bộ.
Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, các cấp ủy Đảng đã đặc biệt quan tâm đến công
tác kiểm tra; đối với việc kiểm tra các đảng viên và tổ chức đảng có dâu hiệu vi phạm
sau kiểm tra đều có kết luận rõ ràng, xử lý công minh, yêu cầu khắc phục sửa chữa và

tiến hành kiểm tra việc sửa chữa khuyết điểm.
Tài liệu tham khảo

19


Tóm lại những nét nổi bật trong công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh từ năm 1947
đến năm 2016: Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố theo hướng trong sạch
vững mạnh; đặc biệt công tác xây dựng Đảng đã được quan tâm đúng mức. Công tác
chính trị tư tưởng tiếp tục được đổi mới về nội dung và hình thức, góp phần tạo sự
đoàn kết thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Cuộc vận động xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, gắn với cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai thực
hiện nghiêm túc trong toàn Đảng bộ.
Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến
cơ sở, đặc biệt chú trọng củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng.
Coi trọng và đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, trong đó trọng tâm
đổi mới phương thức hoạt động pù hợp với nhận thức của nhân dân, luận tạo sự đoàn
kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội

Tài liệu tham khảo

20



×