Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tranh chấp về nhà đất trong các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THÙY DUNG

TRANH CHẤP VỀ NHÀ ĐẤT TRONG CÁC VỤ ÁN
LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THÙY DUNG

TRANH CHẤP VỀ NHÀ ĐẤT TRONG CÁC VỤ ÁN
LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN CỪ

HÀ NỘI - 2017
ii




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu,
tư liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những
phát hiện đưa ra trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác giả Luận
văn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐẶNG THỊ THÙY DUNG

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾNTRANH CHẤP
VỀ NHÀ, ĐẤT TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN. ................................................ 7
1.1 . Khái niệm, đặc điểm và các vấn đề pháp lý liên quan trong vụ án ly hôn. ... 7
1.1.1.Khái niệm vụ án ly hôn.................................................................................. 7
1.1.2.Đặc điểm vụ án ly hôn................................................................................... 9
1.2.Tranh chấp trong vụ án ly hôn. ........................................................................ 9
1.2.1.Khái niệm. ..................................................................................................... 9
1.2.2.Tranh chấp về tài sản trong vụ án ly hôn. .................................................. 10
1.3. Các vấn đề pháp lý về mặt luật nội dung. ..................................................... 12
1.3.1. Căn cứ pháp lý xác định tài sản chung là nhà, đất của vợ chồng khi ly hôn.

............................................................................................................................. 12
1.3.2. Căn cứ pháp lý xác định tài sản riêng là nhà, đất của vợ chồng khi ly hôn.
............................................................................................................................. 20
1.3.3. Các nguyên tắc phân chia tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất của vợ chồng khi ly hôn. ................................................................................ 23
1.4. Các vấn đề pháp lý về mặt luật tố tụng - Cơ chế giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án
ly hôn. ................................................................................................................... 31
1.4.1: Cơ chế giải quyết ngoài Toà án. ................................................................ 31
1.4.2: Cơ chế giải quyết bằng con đường Tòa án. ............................................... 34

iv


CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ, ĐẤT PHÁT SINH
TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ........ 45
2.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp qua con đường hòa giải ngoài tố tụng ......... 45
2.1.1 Thực trạng chung ........................................................................................ 45
2.1.2 Ví dụ cụ thể.................................................................................................. 46
2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp qua con đường Tòa án................................. 49
2.2.1 Thực trạng chung ........................................................................................ 49
2.2.2 Một số ví dụ cụ thể ...................................................................................... 49
CHƢƠNG 3
NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ
ĐẤT PHÁT SINH TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIẢI QUYẾT
CÁC TRANH CHẤP NHÀ, ĐẤT CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN ............... 59
3.1Một số khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong vụ án ly hôn trên địa

bàn thành phố Hà Nội .......................................................................................... 59
3.1.1 Những vướng mắc trong quy định của pháp luật ....................................... 59
3.1.2 Những vướng mắc trong hoạt động tố tụng ................................................ 64
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như công tác xét xử về vấn đề
giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất phát sinh từ
vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................ 69
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật ................................................................................... 69
3.2.2 Công tác xét xử............................................................................................ 73
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO ............................................................. 78

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luậtDânsự

BLTTDS

:

tụngdânsựHN&GĐ

: Hôn nhân vàgiađìnhLĐĐ :

Bộ


luật

Tố

Luật Đấtđai
TAND

: Tòa ánnhândân

TANDTC

:

dântốicaoUBND

: Ủy ban nhândân

Tòa

vi

án

nhân


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Hiện nay, tình trạng ly hôn ở nước ta, đặc biệt là tại các thành phố lớn,
đang diễn ra vô cùng phổ biến. Điều đó kéo theo các tranh chấp phát sinh từ việc

ly hôn cũng ngày càng nhiều và phức tạp. Các tranh chấp trong vụ việc ly hôn
thường gặp đó là những tranh chấp về phân chia tài sản và tranh chấp quyền nuôi
con. Thực tiễn cho thấy tại Tòa án, tranh chấp về tài sản trong các án kiện ly hôn
chiếm phần lớn trong các vụ tranh chấp tài sản dân sự, trong đó tranh chấp phổ
biến nhất và gay gắt nhất chính là tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam, “tấc đất tấc vàng”, nhà là nơi
cư ngụ, là nơi ổn định an cư, là nguồn kinh tế cơ bản, là tài sản có giá trị và quan
trọng nhất của mỗi người. Cũng vì ý nghĩa và giá trị lớn lao của quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội, vấn đề giải quyết tranh chấp
về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong các án kiện ly hôn là vấn đề
phức tạp và khó giải quyết. Một số vấn đề phức tạp của các tranh chấp về quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ kiện ly hôn có thể kể đến như:
không xác định rõ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất là tài sản chung hay
riêng, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tranh chấp đang thuộc sở hữu
chung với hộ gia đình, liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba, hoặc
chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong những năm qua, Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã
làm tốt nhiệm vụ xét xử, giải quyết được nhiều tranh chấp phức tạp liên quan đến
chia tài sản sau khi ly hôn, đặc biệt là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất,
ban hành những bản án hợp lý, hợp tình. Tuy nhiên do khung pháp lý về vấn đề
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất cũng như phân định tài sản của vợ
chồng còn một số vấn đề bất cập, đồng thời một phần do trình độ yếu kém và
1


chưa đồng đều của các cán bộ Tòa án, nên việc giải quyết các tranh chấp về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ kiện ly hôn vẫn còn nhiều
hạn chế diễn ra. Xét thấy việc nghiên cứu về các tranh chấp tài sản là nhà ở và
quyền sử dụng đất của vợ chồng trong các vụ án ly hôn là quan trọng và cần
thiết, đồng thời qua phân tích những số liệu cụ thể và những vụ án có thật về các

tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn tại
thành phố Hà Nội, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Tranh chấp về quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Hà
Nội” để nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được:
- Làm rõ các cơ sở lý luận về tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất trong những vụ án ly hôn.
- Làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các tranh chấp
nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Hà
Nội, đánh giá tình hình thực tiễn, từ đó xác định những hạn chế trong quy định
của pháp luật về các tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án ly
hôn.
- Đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm giúp giải quyết
tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn một cách hợp
pháp và hợp lý. Đồng thời đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về
giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất phát sinh khi
ly hôn nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, xã
hội và công dân.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn
về các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án
2


ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đặc biệt nghiên cứu thực trạng
qua các tranh chấp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các số liệu thực tế và
các vụ án thực tiễn đã được Tòa án các cấp tại thành phố Hà Nội thụ lý và xét
xử.
Luận văn phân tích, đánh giá và chỉ ra những vướng mắc, bất cập thực tế

của các quy định pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất trong những vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Đồng thời luận văn nêu ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật trên cơ sở
những vướng mắc, bất cập được nêu.
Trước đây đã từng có những đề tài luận văn nghiên cứu về vấn đề tranh
chấp tài sản cũng như tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn. Tuy
nhiên trong khuôn khổ đề tài, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu thực tiễn những
tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn phát
sinh và được giải quyết tại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội - một
trong những thành phố tập trung đông dân cư và trình độ dân trí cao, đồng thời
tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất xảy ra thường xuyên và
phức tạp nhất cả nước.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động xây dựng pháp
luật của các nhà làm luật.Ngoài ra luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành
luật dân sự.
4. Đối tƣợng, phạm vinghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề pháp lý về
tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất phát sinh
trong các vụ án ly hôn, thực trạng của các tranh chấp này trên địa bàn thành phố
Hà Nội qua những số liệu và bản án cụ thể và đưa ra những giải pháp, kiến nghị
hoàn thiện.
3


Phạm vi nghiên cứu: Những quy định pháp luật về các định tài sản
chung, tài sản riêng là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng
khi ly hôn, bao gồm các quy định trong Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014,
Bộ luật dân sự 2005, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở 2014…
5. Phƣơng pháp và địa điểm nghiên cứu,

Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các
phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ những
quy định của pháp luật liên quan đến tài sản của vợ chồng, các quy định về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất có liên quan.
2. Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên
cứu một cách hệ thống, làm cho các vấn đề nghiên cứu trở nên hợp lý, dễ hiểu.
3. Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật
hiện hành về tài sản là bất động sản của vợ chồng qua từng giai đoạn và so sánh
với các quy định của một số nước khác.
4. Phương pháp thống kê: Được sử dụng để cung cấp những số liệu cụ thể
liên quan đến các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong
các vụ án ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 qua thực tiễn xét xử tại
các Tòa án các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm có 3 chương và có kết cấu như sau:
Chương 1: Khái quát về các vấn đền pháp lý liên quan đến tranh chấp
về nhà, đất trong vụ án ly hôn.
4


1.1. Khái niệm, đặc điểm và các vấn đề pháp lý liên quan trong vụ án
ly hôn.
1.1.1. Khái niệm vụ án ly hôn
1.1.2. Đặc điểm vụ án ly hôn.
1.2. Tranh chấp trong vụ án ly hôn.

1.2.1. Khái niệm.
1.2.2. Các tranh chấp xảy ra trong vụ án ly hôn
1.2.2.1. Tranh chấp về quyền nuôi con.
1.2.2.2. Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con.
1.2.2.3. Tranh chấp về tài sản.
1.3. Các vấn đề giải quyết tranh chấp về mặt luật nội dung.
1.3.1. Căn cứ pháp lý xác định tài sản chung là quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
1.3.2. Căn cứ pháp lý xác định tài sản riêng là quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
1.3.3 Các nguyên tắc phân chia tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
1.4. Các vấn đề pháp lý về mặt luật tố tụng - Cơ chế giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
trong các vụ án ly hôn.
1.4.1. Cơ chế giải quyết ngoài Tòa án.
1.4.2. Cơ chế giải quyết bằng con đường Tòa án.
1.4.2.1. Vấn đề về hòa giải trước phiên tòa trong các tranh chấp phát sinh
từ tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.
1.4.2.2. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất từ các vụ án ly hôn thông qua hoạt động xét xử.

5


Chương 2: Thực tiễn việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất phát sinh trong các vụ án ly hôn trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp qua con đƣờng hòa giải ngoài tố
tụng - một số ví dụ cụ thể.

2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp qua con đƣờng Tòa án - một số ví
dụ cụ thể.
Chương 3: Những bất cập trong việc giải quyết tranh chấp về nhà đất
phát sinh trong các vụ án ly hôn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả việc giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.
3.1. Một số khó khăn vƣớng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ tài sản là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất trong vụ án
ly hôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.1.1. Những vướng mắc trong quy định của pháp luật.
3.1.1.1. Trong cơ chế xác định tài sản chung, tài sản riêng giữa vợ, chồng.
3.1.1.2. Trong cơ chế xác định tài sản chung, tài sản riêng với bên thứ ba.
3.1.2. Những vướng mắc trong hoạt động tố tụng.
- Nhận thức của Thẩm phán.
- Nhận thức của đương sự.
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ công tác xét xử về
vấn đề giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
phát sinh từ vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2.1.Công tác hoàn thiện pháp luật.
3.2.2. Cải thiện công tác xét xử các tranh chấp về tài sản trong các vụ án ly
hôn.

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
TRANH CHẤP VỀ NHÀ, ĐẤT TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN.
1.1 . Khái niệm, đặc điểm và các vấn đề pháp lý liên quan trong vụán
ly hôn.

1.1.1. Khái niệm vụ án ly hôn.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt hơn.
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá
trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng đang dần bị phá vỡ, tình trạng
ly thân, ly hôn gần đây có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, trở thành một
hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu
cầu của vợ hoặc của chồng hay của cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm
pháp lý và các ràng buộc dân sự khác.
Theo Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Ly hôn là việc
chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án”.
Khái niệm trên thể hiện bản chất của ly hôn chính là việc chấm dứt quan
hệ hôn nhân, đồng nghĩa với việc các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên vợ, chồng
cũng sẽ kết thúc. Để thực hiện việc này, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm
quyền ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

7


Thông thường, căn cứ vào yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ thụ lý, giải
quyết ly hôn theo hai thủ tục, đó là vụ hoặc việc dân sự.
Theo Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Toà án giải quyết các
tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao
động. Các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được Tòa án thụ lý giải quyết gọi

là vụ việc dân sư. Việc dân sự được xem xét khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không
có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự
kiện pháp lý. Vụ án dân sự là các tranh chấp, mâu thuẫn về quyền và lợi ích xảy
ra giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không thể tự hòa giải, được các chủ thể
này hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nếu như các đương sự thỏa thuận
được về việc nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn, và các vấn đề khác liên quan,
có yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, khi đó do vụ việc không có tranh
chấp, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân sự, ra quyết định công
nhận thuận tình ly hôn và các thỏa thuận khác của các bên.
Phổ biến trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là việc giải quyết các vụ
án ly hôn. Trong tranh chấp ly hôn, thông thường có ba vấn đề cần được giải
quyết, đó là: việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, xác định
người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, và chia tài sản khi ly hôn. Tùy từng
trường hợp hai bên vợ chồng có thể thỏa thuận được với nhau một, hai hoặc
tất cả các nội dung nói trên, hoặc không thỏa thuận được vấn đề nào. Đối với
vụ việc ly hôn có tranh chấp, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục vụ án
dân sự.
Từ những phân tích ở trên mà ta có thể hiểu “Vụ án ly hôn là những tranh
chấp, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ
8


hôn nhân mà không thể tự hòa giải được, được các chủ thể này hoặc thông qua
người khác, khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết”.
1.1.2. Đặc điểm vụ án ly hôn.
Vụ án ly hôn có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong vụ án ly hôn tồn tại những tranh chấp, mâu thuẫn về quyền và
nghĩa vụ, mà các bên trong quan hệ hôn nhân là vợ và chồng không thể tự hòa

giải được.
- Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn được tiến hành khi có yêu cầu của một
bên vợ, chồng, hoặc cá nhân khác theo quy định của pháp luật, cùng với các giấy
tờ, văn bản chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là hợp lệ. Các cá nhân
khác theo quy định tại khoản 2, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình, đó là:
“Điều 51.Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.
- Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thụ lý và ra bản án, quyết
định giải quyết vụ án ly hôn.
1.2. Tranh chấp trong vụ án ly hôn.
1.2.1. Khái niệm.
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học năm
1998) “Tranh chấp là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong
vấn đề quyền lợi giữa hai bên”.
Theo Từ điển Black’s Law Dictionary thì “Tranh chấp là sự mâu thuẫn
hoặc tranh cãi về các quyền hay yêu cầu, theo đó sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu từ
bên này, được đáp lại bởi một yêu cầu hay lý luận trái ngược của bên kia”.
9


Vì vậy, tranh chấp trong vụ án ly hôn là những tranh cãi, mâu thuẫn về
quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ hôn nhân, không thể tự hòa
giải được và có yêu cầu Tòa án giải quyết.
1.2.2.

Tranh chấp về tài sản trong vụ án ly hôn.


Các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn chủ yếu bao gồm các
trường hợp sau đây:
- Tranh chấp về việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng. Ví dụ:
Tài sản do vợ, chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân như nhà, đất nhưng
trong giấy tờ mua bán hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ đứng tên vợ
hoặc chồng; tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ chồng nhưng khi ly hôn
thì bố mẹ lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc cha mẹ đòi lại; tài sản
riêng vợ chồng có trước khi kết hôn nhưng lại đưa vào sử dụng chung trong thời
kỳ hôn nhân….
- Tranh chấp về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng hay của gia đình (trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình
mà ly hôn).
Trên đây là hai loại tranh chấp phổ biến thường xảy ra trong vụ án ly hôn.
Nước ta theo phong tục, truyền thống “nên duyên thì thành vợ thành chồng, sống
cùng mái nhà góp gạo thổi cơm chung” hay “của chồng công vợ”, do đó vợ
chồng thường có tâm lý ngại ngùng, e dè khi phải phân định rạch ròi tài sản
trong thời kỳ hôn nhân, sinh ra nhiều những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến
quan hệ hôn nhân. Chính sự nhập nhèm trong việc phân định tài sản này, dẫn đến
trong những vụ án ly hôn thường phát sinh những tranh chấp mâu thuẫn có liên
quan đến việc xác định tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng
của vợ chồng, gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc giải quyết vụ án, cũng
như làm tiêu tốn thời gian và tiền bạc của đương sự. Những tranh chấp này

10


thường liên quan đến các tài sản có giá trị lớn, thường là quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở…
- Tranh chấp về việc phân chia hiện vật. Những tài sản này thường liên

quan đến các vật dụng sinh hoạt trong gia đình như bàn ghế, nồi niêu xoong
chảo, ti vi, tủ lạnh….
- Tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp. Tranh chấp
này thường phát sinh sau khi vợ, chồng đã giải quyết xong các vấn đề về việc
phân định tài sản chung, tài sản riêng và bên nào nhận tài sản phải thanh toán
cho bên kia phần giá trị tương ứng đối với tài sản được nhận. Với tâm lý “yêu
nhau thì củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông” nên các đương
sự thường có xu hướng định giá tài sản theo hướng có lợi cho mình, dẫn đến việc
khó khăn khi thỏa thuận giá trị tài sản, từ đó làm phát sinh tranh chấp. Trong
trường hợp này, thì thường có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức định giá tài
sản vào việc giải quyết vụ án.
- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với ngƣời thứ ba.
Thông thường các tranh chấp này liên quan đến các khoản nợ chung, nợ riêng
của vợ chồng đối với người thứ ba. Vì có khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ
về tài sản này là của ai, bên này-bên kia phải thực hiện nghĩa vụ như thế nào…
dẫn đến việc vợ, chồng không thỏa thuận được và phát sinh tranh chấp.
Đề cập đến các tranh chấp phát sinh trong vụ án ly hôn, có lẽ không thể
không đền cập đến các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, quyền sử
dụng đất. Bởi lẽ, đây đề là những tài sản có giá trị lớn và thường trở thành đối
tượng tranh chấp trong các vụ án ly hôn. Việc giải quyết các tranh chấp có liên
quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tương đối phức tạp đòi hỏi
thẩm phán không chỉ cần nắm vững kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn,
mà còn phải có kiến thức xã hội, khả năng nắm bắt được tâm lý, hoàn cảnh của
11


đương sự để có thể giải quyết vụ án đúng đắn, hợp lý nhất. Đây cũng là hướng
nghiên cứu chính của luận văn, nhằm đóng góp cho quá trình giải quyết những
tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được thuận lợi
hơn

1.3. Các vấn đề pháp lý về mặt luật nội dung.
1.3.1. Căn cứ pháp lý xác định tài sản chung là nhà, đất của vợ chồng
khi ly hôn.
- Căn cƣ́ vào Hiế n pháp năm 2013:
Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản
và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Từ
những quy định đó là cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác. Nghĩa
là các quy phạm pháp luật hiến pháp chỉ quy định một cách chung nhất, trên cơ
sở đó các ngành luật khác sẽ cụ thể trong từng trường hợp xác định. Liên quan
tới việc xác định tài sản nhà , đấ t chung c ủa vợ chồng, Điề u 32 Hiế n pháp năm
2013 có quy định về chế độ tài sản là nhà ở gi ữa vợ và chồng trong phạm vi
quyền sở hữu của công dân là:
“Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà
ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc
trong các tổ chức kinh tế khác”.[11]
Theo đó khi công dân có quyền sở hữu các tài sản là nhà ở thì các tài s ản
đó được công nhận là tài sản hợp pháp của họ.Vợ chồng cũng là những công dân
và họ đương nhiên có quyền đó. Khi có quyền sở hữu tài sản là nhà ở thì m ới có
thể tạo lập nên khối tài sản dù là tài sản chung hay riêng của cá nhân trong xã
hội.
- Căn cƣ́ vào Luật HNGĐ năm 2014.
Tài sản chung là nhà, đấ t của vợ chồng được quy định tại Điều 33, Luật
HNGĐ năm 2014. Theo đó: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,
12


chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,
trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ
chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ

chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.[13]
Như vậy một tài sản nhà , đấ t được coi là tài sản chung của vợ chồng nếu
nó được hình thành từ việc kết hôn hợp pháp và những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thƣ́ 1: Tài sản nhà , đấ t hình thành do công s ức lao động
của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều này có nghĩa, sau khi đăng ký kết
hôn thì tài sản là nhà, đấ t vợ chồng có được từ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh , lao đô ̣ng
của vợ hoặc chồng hoặc cả 2 hai kiế m tiề n và mua đươ ̣c , hình thành trong quá
trình hôn nhân… thì đương nhiên được coi là tài sản nhà, đấ t chung, kể cả tài sản
nhà, đấ t đó chỉ do một người làm ra sau khi đăng ký kết hôn.
Nguyên nhân thƣ́ 2: Vợ, chồng được thừa kế chung hoặc người khác tặng
cho chung trong thời kỳ hôn nhân.Điều này thường xảy ra khi vợ, chồng được
cha mẹ tặng cho tài sản là nhà , đấ t, trong đó nêu rõ tài sản này được tặng cho cả
hai vợ chồng.
Nguyên nhân thƣ́ 3: Tài sản nhà , đấ t mà v ợ, chồng có được từ trước khi
đăng ký kết hôn nhưng vợ, chồng đồng ý đưa tài sản nhà , đấ t đó vào tài s ản
chung của vợ chồng. Chẳng hạn như trước khi kết hôn người chồng có mua một
mảnh đất đứng tên riêng người chồng, sau khi kết hôn người chồng tiến hành
làm sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng. Việc đồng ý làm sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng
đồng nghĩa với việc người chồng đã chấp nhận gộp tài sản riêng của mình vào
khối tài sản chung của vợ chồng.
13


Các nhà làm luật đã dựa vào các nguyên nhân trên đ ể làm cơ sở xác định
tài sản chung là nhà , đấ t c ủa vợ chồng. Sau đây ta cùng phân tić h các yế u tố
trong các nguyên nhân trên để hiể u rõ hơn vấ n đề :
Yế u tố thứ nhấ t : Thời điểm tài sản nhà, đất phát sinh ra có thuộc thời kì

hôn nhân hay không?
Thời điể m xác đinh
̣ tài sản nhà , đấ t chung trong thời kì hôn nhân đươ ̣c
tính dựa trên th ời điểm phát sinh và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo quy định
của pháp luât, thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân được tính theo các trường
hợp sau:
Trường hợp thứ 1: Được tính dựa trên giấ y đăng kí kế t hôn có ghi rõ thời
gian hai người đươ ̣c nhà nước công nhâ ̣n là vơ ̣ , chồ ng cho tới khi chấ m d ứt hôn
nhân. Sự chấm dứt hôn nhân có thể do Tòa án tuyên bằng quyết định hoặc bản
án có hiệu lực công nhận sự ly hôn của hai vợ chồng. Hoặc có thể do một trong
hai bên đã chết.
Trường hợp thứ 2: Hôn nhân thực tế: vẫn còn tồn tại tình trạng hôn nhân
thực tế và để giải quyết tình trạng đó thì pháp luật Nhà nước đã ban hành một số
văn bản pháp luật nhằm giải quyết hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế khi giải
quyết các tranh chấp về tài sản nhà , đấ t gi ữa vợ chồng. Đối với những trường
hợp mà quan hệ vợ chồng được xác lập trước thời điểm 03/01/1987 thì dù có
đăng ký kết hôn hay không “thời kỳ hôn nhân” của họ vẫn được tính từ ngày họ
chung sống với nhau như vợ chồng. Và tài sản nhà, đấ t của họ cũng được xác lập
từ thời điểm sống chung như vợ chồng chứ không phải từ thời điểm từ ngày kết
hôn. Hiện nay tính đến thời điểm này theo các văn bản được ban hành của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền “quan hệ hôn nhân thực tế” có giá trị pháp lý như
hôn nhân hợp pháp chỉ được công nhận đối với trường hợp nam nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 03/01/1987.

14


Ngoài ra các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn sẽ không được nhà nước công nhận quan hệ vợ chồng và việc
phân chia tài sản nhà, đất sẽ được giải quyết theo 1 vụ án dân sự chứ không

phải giải quyết theo vụ án HNGĐ . Theo khoản 1 Điề u 14 Luật HNGĐ năm
2014 có quy định trong trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ
chồng.
Yế u tố thứ hai : Nguồ n gố c đấ t , bao gồm cả các tài sản là nhà , đấ t do v ợ
hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
Khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 đã quy định rõ tài sản của vợ
chồng nói chung, tài sản là nhà , đấ t nói riêng do v ợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập
do lao động, hoạt động sản xuât kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đề u đươ ̣c coi là tài sả

n chung. Tài sản

nhà,đấ t do v ợ chồng tạo ra được hiểu là vợ chồng dựa theo công việc, chuyên
môn của mình đã trực tiếp tạo ra tài sản đó bằng chính sức lao động của mình
như xây dựng nhà ở hay thuê người khác tạo ra những tài sản đó thông qua các
hợp đồng cụ thể. Những tài sản nhà, đấ t tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối
tài sản chung của vợ chồng. Điều này phù hợp hơn với điều kiện kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và cũng hoàn toàn
phù hợp với quy định về quyền nhân thân của vợ chồng là tự do lựa chọn việc
làm. Chính công việc cũng như công sức lao động của mỗi người đều góp phần
vào khối tài sản chung của gia đình.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài
sản chung của vợ chồng. Ví dụ: anh A và chi ̣B là vơ ̣ chồ ng cùng bỏ tiề n mua
mảnh đất ở Hà Đông, Hà Nội diện tích 330m2 với mu ̣c đić h xây biê ̣t thự để an
cư lâ ̣p nghiê ̣p thuộc thửa 18+02 tờ bản đồ số 13+08. Đương nhiên quyền sử dụng
mảnh đất ấy thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng anh chị. Trong thực tế
15



khi xảy ra vấn đề chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn thì luật phải dự
liệu để xác định rõ tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất có thuộc
khối tài sản chung của vợ chồng hay không hay thuộc tài sản riêng để căn cứ vào
đó mà Toà án có thể giải quyết các tranh chấp theo quy định pháp luật.
Yế u tố thứ ba : Một trong những chứng cứ chứng minh nhà ở, quyền sử
dụng đất đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng là Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và/hoặc quyền sử dụng đất
Điều 34 Luật HNGĐ quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối
với tài sản chung.“Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng
mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng
nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ
chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.[13]
Điều 12 Nghị định 126/2014 ngày 31/12/2014 quy định về đăng ký tài sản
chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34
của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác
mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên
vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi
giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và
chồng.
3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà
trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên
cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu
cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định
của Tòa án về chia tài sản chung”.[15]
16



Điều luật trên quy định rõ các tài sản nhà , đấ t thuộc sở hữu chung của vợ
chồng khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở , quyền sử du ̣ng đấ tph ải ghi tên của cả
vợ và chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật HNGĐ bao gồm: nhà
ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng
ký quyền sở hữu, còn trườn g hơ ̣p thoả thuâ ̣n khác ta sẽ đề câ ̣p trong yế u tố thứ
4.
Điềunày phù hợp với Khoản 4 Điều 98Luật Đất đai năm 2013: Nguyên tắc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ
và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi
tên một người”.[12]
Tuy nhiên trên thực tế, người chồng thường thường đứng tên một mình
trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng
đất đai có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa
bảo đảm sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ về tài sản nhà , đấ t. Trên
thực tế việc chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn là quyền sở hữu nhà,
quyền sử dụng đất rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử
dụng đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản
chung hay riêng để bảo đảm lợi ích chính đáng của mỗi người là rất khó khăn.
Luật HNGĐ năm 2014 quy định một cách rõ ràng quyền sử dụng đất mà vợ
chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, hoặc có được trước khi kết
hôn mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung là cơ sở pháp lý cần thiết cho
vấn đề giải quyết tranh chấp về đất đai khi chia tài sản chung của vợchồng.

17



Để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong trường hợp tài sản nhà, đấ t do vợ
chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền
sử du ̣ng đấ t nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử du ̣ng đấ t chỉ ghi tên vợ hoặc
chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản nhà , đấ t chung c ủa vợ chồng,
nếu có tranh chấp là tài sản nhà, đất riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản nhà , đấ t này do đư ợc thừa kế riêng,
tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản
riêng quy định tài khoản 1 Điều 43 Luâ ̣t HNGĐ. Trong trường hợp không chứng
minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản nhà , đấ t riêng thì theo quy
định tại khoản 3 Điều 33 Luâ ̣t HNGĐ tài s ản đó là tài sản nhà ,đấ t chung của vợ
chồng
Như vậy, đối với những trường hợp không ghi tên cả hai vợ chồng thì nếu
có tranh chấp các bên phải xuất trình các giấy tờ khác chứng minh đó là tài sản
nhà, đấ t riêng của mình, còn trong trường hợp không chứng minh được là tài sản
riêng thì đó là tài sản chung. Đây là quy định mới khẳng định sự bình đẳng vợ
chồng trong quan hệ về tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ
quyền sở hữu nhà , quyề n sử du ̣ng đấ t c ủa vợ, chồng. Việc pháp luật quy định
quyền được ghi tên của cả vợ và chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử du ̣ng đấ t ,
nhà ở là tài s ản chung vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở
hữu là để đảm bảo quy ền như nhau của cả vợ và chồng đối với việc sử du ̣ng đấ t
và nhà ở t hu nhập, kiểm soát, quản lý, hưởng thụ và sử dụng tài sản nhà , đấ t là
biện pháp bảo đảm an toàn về mặt pháp lý quyền sử du ̣ng đấ t , nhà ở của phụ nữ
đối với tài sản nhà , đấ t chung trong th ời kỳ hôn nhân; mặt khác qua đó có thể
tránh được những tranh chấp phát sinh giữa vợ chồng, đồng thời, tạo cơ sở để
Tòa án giải quyết một cách đúng đắn việc phân chia tài sản nhà , đấ t bảo vệ tốt
hơn quyền lợi của phụ nữ.

18



Yế u tố thứ tư : Yế u tố mới được ghi nhận trong Luật HNGĐ năm 2014 đó
là sự thoả thuận giữa hai vợ chồ ng về tài sản.
Có những tài sản nhà, đấ t thuộc về sở hữu, sử du ̣ng riêng của vợ hoặc của
chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được thừa kế , được tặng cho
riêng về nguyên tắc là tài sản nhà, đấ t riêng, tuy nhiên, những tài sản nhà, đấ t đó
sẽ là tài sản chung nếu như trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thỏa thuận coi
đó là tài s ản nhà , đấ t chung c ủa vợ chồng. Nếu cả hai bên vợ chồng cùng thoả
thuận và đồng ý nhập tài sản nhà , đấ t vào khối chung thì đó là tài sản chung của
vợ chồng. Thực tế cuộc sống chung giữa vợ chồng, sau nhiều năm tháng trong
thời kì hôn nhân, nhiều khi là suốt đời cho thấy do quan hệ vợ chồng được xác
lập dựa trên yếu tố tình cảm, yêu thương gắn bó giữa vợ chồng, khi cuộc sống
hòa thuận hạnh phúc, vợ chồng thường không phân biệt tài sản nhà, đấ t chung và
tài sản nhà , đấ t riêng c ủa vợ, chồng. Cả vợ và chồ ng đ ều mong muốn sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, của vợ chồng; giữa vợ chồng thường
không phân biệt “ranh giới” giữa tài sản nhà, đấ t chung và tài sản nhà, đấ t riêng,
không phân biệt “của anh, của tôi”. Vì vậy, trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự
định đoạt tài sản nhà , đât của vợ chồng, giữa vợ chồng có thể thỏa thuận cho
rằng tài sản nhà , đấ t đó là tài s ản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của
vợ, chồng. Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt,nhằm bảo đảm quyền tự
định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản nhà ,đấ t thu ộc sở hữu
chung hợp nhất. Quy định này cũng phù hợp xu hướng phát triển của pháp luật
nước ta là ưu tiên và khuyến khích việc xây dựng, củng cố chế độ tài sản nhà, đấ t
chung hợp nhất của vợ chồng , góp phần củng cố sự bền vững của gia đình.
Tài sản nhà , đấ t chung c ủa vợ chồng còn bao gồm tài sản nhà , đấ t riêng
của mỗi bên vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản nhà ,đấ t riêng c ủa mình vào
khối tài sản chung của vợ chồng có thể là mặc nhiên hoặc bằng văn bản. Đời
sống chung của gia đình, nhiều trường hợp tài sản nhà , đấ t riêng của mỗi bên để
19



×