Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhận định Luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.75 KB, 4 trang )

NHẬN ĐỊNH LUẬT HÌNH SỰ
Câu 1: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương Các tội xâm
phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhận định trên là sai.
Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương Các tội xâm phạm sở
hữu không chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn có thể là một số hành vi khác như:
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS), hành vi sử dụng trái phép tài
sản (Điều 142 BLHS), hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143
BLHS), hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145 BLHS)…
Câu 3: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của
các tội xâm phạm sở hữu.
Nhận định trên là đúng.
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, các tài sản trên chỉ trở thành đối tượng tác động
của các tội xâm phạm sở hữu khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định chứ không phải
mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
Một số trường hợp tài sản bị chiếm đoạt nhưng không là đối tượng tác động của các tội
phạm xâm phạm sở hữu như:
Vật:
Những vật có sẵn trong tự nhiên
Vật có tính năng đặc biệt
Vật không có giá trị
Vật đã bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu
Tiền giả
Giấy tờ có giá mà trên đó ghi tên chủ sở hữu
Quyền tài sản.
Câu 5: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành
tội Cướp tài sản (Điều 133 BLHS)
Nhận định trên là sai.



Không phải mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành tội
Cướp tài sản mà hành vi đe dọa dùng vũ lực đó phải đe dọa xảy ra “ngay tức khắc”.
Nếu chỉ là hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể cấu thành
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS) hoặc Tội cưỡng đoạt tài sản
(Điều 135 BLHS).
Câu 13: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản (Điều 138
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Nhận định trên là sai.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản chỉ cần là lén lút với người
quản lý tài sản.
Thông thường, người phạm tội có tâm lý muốn che giấu hành vi phạm tội của mình
đối với người không có trách nhiệm quản lý tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, có thể người phạm tội cong khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình trước
người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này không ảnh
hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.
Câu 14: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian
dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)
Nhận định trên là sai
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối còn là
hành vi cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 104 BLHS)
Câu 15: Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở
lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS)
Nhận định trên là sai.
Không phải mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà chỉ những
hành vi không trả lại mà dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản
hoặc dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng chi
trả mới phạm tội tại Điều 140 BLHS



Câu 17: Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng
trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữa trái phép tài sản (Điều
141 BLHS)
Nhận định trên là sai
Hành vi cấu thành Tội chiếm giữa trái phép tài sản phải là cố tình không trả lại cho chủ
sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm khi có yêu cầu trả lại
hoặc giao nộp lại tài sản của người có quyền.
Câu 40: Thẩm phán, Hội thẩm có thể là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm
hình sự người không có tội theo Điều 293 BLHS
Nhận định trên SAI
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, phải là người có thẩm quyền trong việc thực
hiện các hành vi tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Các chủ thể đó phải là các chủ
thể được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự là: Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều
tra viên được phân công điều tra vụ án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó
thì Hội thẩm và thẩm phán không có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự nên
Thẩm phán và Hội thẩm không là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người
không có tội theo Điều 293 BLHS.
Câu 42: Mọi hành vi ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều cấu thành Tội ra quyết định trái pháp
luật (Điều 296 BLHS).
Nhận định trên SAI
Chủ thể của Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296) là người có thẩm quyền trong
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Nếu một người không có thẩm quyền
mà ra quyết định biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án thì quyết định đó tuy trái pháp luật nhưng người ra quyết định đó không
phạm Tội ra quyết định trái pháp luật, mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282).
Câu 45: Người bị hại có thể là chủ thể của Tội khai báo gian dối (Điều 307 BLHS)



Nhận định trên SAI
Chủ thể của Tội khai báo gian dối tại Điều 307 chỉ giới hạn bởi ba loại người tham gia
tố tụng là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Các đương sự khác
trong tố tụng nếu có hành vi khai báo gian dối không bị xử lý về hình sự.
Câu 47: Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà
giúp họ lẩn trốn đều cấu thành Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS).
Nhận định SAI.
Không phải hành vi che giấu tội phạm nào cũng cấu thành tội che giấu tội phạm. Điều
kiện đặt ra để hành vi che giấu tội phạm cấu thành tội phạm là không có hứa hẹn trước
mà che giấu tội phạm thuộc một trong những tội phạm được nêu tại Điều 313 BLHS
như Tội giết người (Điều 93), Tội cướp tài sản (Điều 133), Tội sản xuất trái phép chất
ma túy(Điều 193),…
Như vậy, trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ
lẩn trốn chỉ cấu thành tội che giấu tội phạm khi che giấu tội phạm thuộc một trong
những tội phạm được nêu tại Điều 313.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×