Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trục đường nguyễn trãi, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.57 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG DUY HƯNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC
ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

ĐẶNG DUY HƯNG
KHÓA: 2015 – 2017

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC
ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên Ngành: Quy hoạch vùng và đô thị


Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUY HOẠCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÁI HUYỀN

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành
quy hoạch vùng và đô thị, Trường đại học kiến trúc Hà Nội, các quý Thầy Cô đã
giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến sĩ
Nguyễn Thái Huyền đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác chia
sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề
tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành Luận văn.
Hà Nội, tháng ..... năm 2017
Học viên

Đặng Duy Hưng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Các số liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan
và chưa công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng ..... năm 2017
Học viên

Đặng Duy Hưng


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời Cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký kiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 2
* Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
* Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
* Các khái niệm ( thuật ngữ ) ...................................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6
NỘI DUNG......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG
NGUYỄN TRÃI. ............................................................................................................... 7

1.1 Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan ........................................ 7
1.1.1 Hệ thống công trình kiến trúc ............................................................ 7
1.1.2 Hệ thống cây xanh ........................................................................... 13
1.1.3 Hệ thống giao thông ........................................................................ 15
1.1.4 Hệ thống tiện ích đô thị ................................................................... 18
1.2 Các đồ án quy hoạch liên quan đến khu vực nghiên cứu ................... 20
1.3 Đánh giá thực trạng và các vấn đề cần nghiên cứu ............................ 24
1.3.1 Đánh giá về thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ...... 24
1.3.2 Các vấn đề cần nghiên cứu .............................................................. 24


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI. ...................... 26
2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 26
2.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật ..................................................... 26
2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan ......................................................... 27
2.1.3 Định hướng của quy hoạch cấp trên:................................................ 28
2.2 Các sơ sở lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ........ 31
2.2.1 Các lý thuyết về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan................. 31
2.2.2 Xu hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan .......................... 36
2.3 Các yếu tố tác động tới tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ...... 39
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 39
2.3.2 Yếu tố kinh tế .................................................................................. 40
2.3.3 Yếu tố xã hội ................................................................................... 41
2.3.4 Yếu tố hạ tầng kỹ thuật .................................................................... 42
2.3.5 Yếu tố thẩm mỹ ............................................................................... 43
2.3.6 Sự tham gia của cộng đồng .............................................................. 43
2.3.7 Một số yếu tố khác .......................................................................... 44
2.4 Bài học kinh nhiệm trong tổ chức cảnh quan tuyến đường trên thế
giới và Việt Nam ......................................................................................... 45

2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới ................................................................ 45
2.4.2 Kinh nhiệm tại Việt Nam................................................................. 54
CHƯƠNG 3: ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG TRÃI. ....................................................... 58
3.1 Quan điểm mục tiêu và nguyên tắc ..................................................... 58
3.1.1 Quan điểm ....................................................................................... 58
3.1.2 Mục tiêu .......................................................................................... 58
3.1.3 Nguyên tắc ...................................................................................... 59
3.2 Giải pháp phân vùng cảnh quan.......................................................... 60
3.2.1 Định hướng phân vùng cảnh quan ................................................... 60
3.2.2 Giải pháp tổ chức cảnh quan cho từng vùng cảnh quan ................... 62
3.3 Giải pháp tổ chức cảnh quan ............................................................... 66
3.3.1 Giải pháp tổ chức cảnh quan tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát
Linh.............................................................................................................. 66


3.3.2 Công trình kiến trúc. ........................................................................ 69
3.3.3 Cây xanh và không gian đi bộ.......................................................... 71
3.3.4 Biển hiệu, biển quảng cáo ................................................................ 80
3.3.5 Trang thiết bị tiện ích đô thị............................................................. 82
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BXD


Bộ xây dựng

CN, TDTT

Công nghiệp, Thể dục thể thao

CTCC

Công trình công cộng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

NĐ - CP

Nghị định Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng


QH

Quốc hội

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QL

Quốc lộ

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VHXH

Văn hóa xã hội

XHH

Xã hội hóa

GTVT


Giao thông vận tải

QHC

Quy hoạch chung

QLĐT

Quản lý đô thị

VTCC

Vận tải công cộng


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1.1.

Mặt đứng tuyến đường Nguyễn Trãi

8


Hình 1.2.

Hiện trạng hình thức ban công cửa sổ

9

Hình 1.3.

Hiện trạng tỷ lệ công trình

10

Hình 1.4.

Hiện trạng màu sắc và vật liệu mái che

12

Hình 1.5.

Hiện trạng chất lượng công trình

13

Hình 1.6.

Hiện trạng cây xanh đô thị

14


Hình 1.7.

Hiện trạng giao thông

16

Hình 1.8.
Hình 1.9.

Mặt cắt đường từ cầu Hà Đông đến ngã tư Khuất
Duy Tiến

17

Hiện trạng chất lượng công trình

18

Hình 1.10. Hiện trạng chất lượng công trình

18

Hình 1.11. Hiện trạng vật liệu hè đường

19

Hình 1.12. Sơ đồ sử dụng đất phân khu đô thị H2-3

21


Hình 1.13. Sơ đồ sử dụng đất phân khu đô thị H2-2

22

Hình 1.14. Sơ đồ khung thiết kế đô thị phân khu đô thị H2-3

23

Hình 2.1

Trục đường Nguyễn Trãi trên Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô

Hình 2.2

Trục đường Nguyễn Trãi trong quy hoạch sử dụng
đất quận Hà Đông đến 2020

29

30

Hình 2.3

Các yếu tố cơ bản trong tạo hình

31

Hình 2.4


Cải tạo toàn tuyến kênh Tân Hóa – Lò Gốm

38

Hình 2.5

Đại lộ Champs-Elysées thủ đô Paris

45

Hình 2.6

Khải Hoàn Môn - điểm cuối của đại lộ Champs-

46


Elysées
Hình 2.7

La Rambla được mệnh danh là con phố không bao
giờ ngủ

46

Hình 2.8

Kiến trúc Gaudi hiện hữu khắp mọi nơi ở La Rambla


47

Hình 2.9

Những họa sĩ đường phố

48

Hình 2.10

Đại lộ Orchard - Singapore

49

Hình 2.11

Bãi đỗ xe thông minh

50

Hình 2.12

Cải tạo tuyến phố thương mại ở Joojakarta

51

Hình 2.13

Tuyến metro trên cao tại Lile, Pháp


52

Hình 2.14

Tuyến metro trên cao tại Miami

53

Hình 2.15

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp

55

Hình 2.16

Tuyến đường Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng

56

Hình 2.17

Tuyến đường Nguyễn Văn Linh - Đà Nẵng

57

Hình 3.1

Sơ đồ phân vùng cảnh quan 1-2 tuyến đường Nguyễn
Trãi


Hình 3.2

Sơ đồ phân vùng cảnh quan 3-5 tuyến đường Nguyễn
Trãi

60

61

Hình 3.3

Minh họa khoảng lùi công trình

62

Hình 3.4

Ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi

63

Hình 3.5

Mặt đứng hiện trạng – cải tạo

64

Hình 3.6


Minh họa lối bộ hành lên ga tàu

67

Hình 3.7

Sử dụng cây thân leo làm giải pháp cảnh quan

67

Hình 3.8

Gợi ý dử dụng không gian phía dưới tuyến đường sắt
đô thị

68

Hình 3.9

Minh họa cây xanh đô thị

72

Hình 3.10

Minh họa một số loại cây trồng trên tuyến

73



Hình 3.11

Một số phương pháp bố cục cây xanh với các yếu tố
khác

74

Hình 3.12

Một số hình thức bố cục, phối kết cây xanh

76

Hình 3.13

Một số hình thức bố cục gạch lát đô thị

77

Hình 3.14

Giải pháp lát gạch vỉa hè

78

Hình 3.15

Minh họa tuyến cây bụi vỉa hè và giải phân cách

80


Hình 3.16

Minh họa biển chỉ dẫn

81

Hình 3.17

Đề xuất một số hình thức, kiểu dáng đèn tín hiệu
giao thông

82

Hình 3.18

Minh họa điểm chờ xe bus

83

Hình 3.19

Minh họa ghế nghỉ - thùng rác

83

Hình 3.20

Minh họa vật liệu trang trí


84

Hình 3.21

Chiếu sáng nghệ thuật

84

Hình 3.22

Chiếu sáng đô thị

85

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1.

Tên bảng
Đánh giá hiện trạng tầng cao trung bình

Tran
g
10


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài

Ngay từ khi hình thành, trục đường Nguyễn Trãi đã có vai trò quan trọng
trong việc liên hệ các khu vực khác nhau trong thành phố. Tính chất là trục chính
đô thị, trục cửa ngõ phía Tây - Nam liên kết tạo nên vị trí của tuyến đối với toàn đô
thị Hà Nội. Từ trục đường Nguyễn Trãi là những dẫn hướng trực tiếp với khu Đống
Đa, khu phố cổ trung tâm – hồ Gươm, liên hệ với khu bên ngoài đê và dẫn hướng
với nhiều khu vực các quận khác trong thành phố như quận Đống Đa, Hai Bà
Trưng. Giới hạn nghiên cứu trục đường là bản thân tuyến với chức năng giao thông
của Hà Nội và các công trình thuộc lớp công trình đầu tiên, phía mặt đứng các công
trình và không gian này ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức mặt đứng tuyến và đóng
vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của tuyến, đồng thời,
tạo nên đặc trưng cho trục đường Nguyễn Trãi.
Bên cạnh đó, trục đường Nguyễn Trãi với rất nhiều các công trình kiến trúc
khác có giá trị thẩm mỹ và giá trị lịch sử. Đây cũng là trục đường còn giữ lại được
phần lớn các công trình kiến trúc nguyên bản và đặc trưng thời Liên xô cũ. Tuy
nhiên, do những tác động của thời gian, nhu cầu sử dụng thay đổi và những áp lực
lớn của sự bùng nổ dân số, áp lực của hội nhập và phát triển, các công trình kiến
trúc có giá trị và đặc trưng này đang chịu những biến đổi như sự xuống cấp, hư hại,
thay đổi chức năng và thậm chí là bị phá bỏ để thay vào đó là các công trình hiện
đại, cao tầng, diện tích sử dụng và tiện ích cao hơn. Đứng trước những tác động
mạnh mẽ đó, việc đầu tư, thu hút đầu tư cũng như thực hiện công tác thiết kế đô thị
nhằm cải tạo, bảo tồn các bản sắc và những đặc trưng của trục đường Nguyễn Trãi,
hướng đến phát triển lâu dài là rất cấp thiết và có ý nghĩa về mọi mặt, nhất là để đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu của chính những người dân sinh sống và làm việc trong
khu vực. Toàn bộ khu vực phía Nam trục đường Nguyễn Trãi là khu vực Hà Đông,
nay là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà


2
Nội 10 km về phía Tây. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp
thành phố; Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là

một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Quận Hà
Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của
Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu
của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và Hà Nam, Ninh
Bình.
Hiện nay, trục đường Nguyễn Trãi đang chịu sự tác động chung của quá
trình phát triển trên tất cả các không gian đô thị của tuyến. Các công trình cơ quan
hành chính vẫn được giữ lại nhưng chịu nhiều tác động ở các mức độ khác nhau,
làm thay đổi nhiều hơn về cơ cấu, chức năng sử dụng, hình thức kiến trúc, hoặc bị
hư hại một phần do thời gian. Mỗi thời kỳ sau đó đều tác động ít nhiều đến tuyến,
với các công trình xây dựng khác nhau, xong các công trình này đều cần có đầu tư,
thiết kế và tiến hành cải tạo. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn tên đề tài nghiên
cứu khoa học chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị là: “Tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan trục đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Nội.”.
* Mục đích nghiên cứu
Tìm kiếm, đề xuất các giải pháp tổ chức cảnh quan trục đường Nguyễn Trãi
nhằm phát triển hài hòa giữa cảnh quan khu vực nghiên cứu với cảnh quan xung
quanh các khu vực lân cận và cảnh quan trong khu vực nghiên cứu đồng bộ, nâng
cao chất lượng sống cho người dân, đồng thời tạo ra những đặc trưng riêng về
không gian cảnh quan cho trục đường
Đưa ra hình ảnh một trục đường có hình ảnh đẹp, nâng cao chất lượng sống,
chất lượng dịch vụ...mang lại giá trị về kinh tế, xã hội cho khu vực.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Cảnh quan hai bến tuyến đường Nguyễn Trãi, TP. Hà Nội.


3
+ Không gian: Từ tim đường Nguyễn Trãi vào hết lớp công trình thứ
nhất, điểm đầu tại nút giao thông Ngã tư Sở , điểm cuối tại khu vực Phùng

Khoang, Hà Đông.
Tổng diện tích 60 ha.
Chiều dài nghiên cứu toàn tuyến khoảng 4,0km.
+ Thời gian: Trong thời gian đến năm 2030 (theo quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050) được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011.
* Nội dung nghiên cứu
Dựa vào cơ sở pháp lý và cơ sở lý thuyết
Đề xuất giải pháp tổ chức cảnh quan khu vực trục đường Nguyễn Trãi:
- Tổ chức cảnh quan nhân tạo
- Tổ chức công trình kiến trúc
- Tổ chức tiện ích đô thị
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp khảo sát thực địa là khởi
điểm và cơ sở của quá trình nhận thức cảnh quan, là phương pháp quan trọng
trong điều tra cảnh quan lãnh thổ khu vực nghiên cứu. Khảo sát thực địa
thông qua 2 giai đoạn: Khảo sát sơ bộ và khảo sát chi tiết.
Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu, tài liệu: Điều tra khảo sát thực
địa, quan sát ghi chép thực địa, lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến chuyên gia và
từ các nguồn tài liệu về cảnh quan tuyến phố, trục đường qua sách báo, tài
liệu và các đề tài có liên quan trong và ngoài nước.
Phương pháp bản đồ: Việc nghiên cứu cảnh quan trong công tác điều
tra tổng hợp lãnh thổ không thể thiếu vai trò của hệ thống bản đồ. Bản đồ là
công cụ thể hiện những dố liệu điều tra cở bản về điều kiện tự nhiên, tài


4
nguyên thiên nhiên, kinh tế- xã hội của các cấp hành chính khác nhau (Địa
phương, tỉnh, quốc gia, khu vực, châu lục, toàn cầu) góp phần giải quyết

những vấn đề quy hoạch, xây dựng, phát triển, nguồn lao động, sử dụng hợp
lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
* Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Tạo cảnh quan cho khu vực nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa
sâu sắc trong việc tổ chức cảnh quan cho tổng thể trục đường Nguyễn Trãi
một cách hài hòa.
Đề tài góp phần vào việc tổ chức cảnh quan và bảo vệ môi trường, khai
thác và phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế sẵn có để tạo ra một trục đường
có cảnh quan đẹp, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho các trục đường trong và ngoài nước
có điều kiện tương đồng.
* Các khái niệm ( thuật ngữ )
Cảnh quan: Theo Dictionary.com Cảnh quan (landscape) là một khu
vực rộng rãi có thể nhìn thấy từ một điểm. Định nghĩa này xét trên khía cạnh
phạm vi, cung cấp cho ta một cái nhìn hợp lý và dễ hiểu. Nhưng khi xét theo
một hướng tổng quát và rộng hơn về mặt địa lý, văn hóa, tự nhiên thì cảnh
quan là gì ? Theo Wikipedia.org định nghĩa, cảnh quan là bao gồm: Các yếu
tố vật lý của địa hình như núi, đồi, nguồn nước như sông, hồ, ao, biển, các
yếu tố con người bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa nhà
và các cấu trúc: Các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời tiết.
Cảnh quan: Là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và
những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa
chúng với bên ngoài. Cảnh quan thiên nhiên: Theo PGS. Hàn Tất Ngạn là một
bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa dình, khí hậu,
thủy văn, đất đai, động thực vật.


5
Cảnh quan nhân tạo: Theo PGS. Hàn Tất Ngạn là cảnh quan được hình
thành do hệ quả của quá trình tác động của con người làm biến đổi cảnh quan

thiên nhiên.
Kiến trúc cảnh quan: Là tổ hợp không gian có định hướng của con
người tác động vào môi trường để tạo lập mối quan hệ hài hòa giữa thiên
nhiên và con người nhằm nâng cao chất lượng sống và bảo vệ môi trường.
Tạo lập sự tổng hòa thiên nhiên – con người – kiến trúc.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


86
KẾT LUẬN
Trục đường Nguyễn Trãi là một trong số các trục đường chính đô thị, có vị
trí quan trọng và cảnh quan tuyến đường góp phần tạo dựng hình ảnh đặc trưng của
Thủ đô Hà Nội.
Không gian tuyến đường đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều công trình
chức năng khác nhau, có hình thức và kiểu cách kiến trúc khác nhau. Đặc biệt trên
trục đường nghiên cứu còn mang giá trị đặc trưng của các trường đâị học trong khu
vực.
Trải qua quá trình phát triển, các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, trang
thiết bị tiện ích đô thị, được đầu tư xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau tuy đa
dạng nhưng không đồng bộ và thống nhất, đã dẫn đến hình ảnh tuyến đường lộn

xộn, chắp vá.
Các vấn đề cần giải quyết trong quá trình khẳng định hình ảnh đặc trưng của
trục đường Nguyễn Trãi là bảo tồn, gìn giữ các không gian đô thị, các công trình
kiến trúc, các không gian trống mang trong mình các giá trị vốn có kết hợp với việc
cải tạo, làm mới từ các công trình chi tiết công trình và không gian trống tạo nên
tổng thể tuyến đúng theo phong cách và bản sắc của trục đường. Nhằm đạt tới hiệu
quả cao nhất trong việc phát triển lâu dài và bền vững hình ảnh đô thị đặc trưng của
trục đường.
Những định hướng cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan đặc
trưng của trục đường Nguyễn Trãi
- Cải tạo, chỉnh trang những không gian đô thị, những công trình và các yếu
tố tạo thành mang đặc trưng của trục đường có giá trị về văn hóa, lịch sử kiến trúc,
quy hoạch cảnh quan, là những hình ảnh đô thị đặc trưng của trục.
- Phục hồi, tôn tạo những không gian đô thị những công trình và các yếu tố
tạo thành mang đặc trưng của trục đường đang bị hư hỏng, xuống cấp, thay đổi
chức năng và không gian sử dụng.


87
- Cải tạo và xây mới các không gian đô thị. Các công trình ít giá trị thẩm mỹ,
giá trị văn hóa, kiến trúc, hoặc các công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, không
phù hợp với hình ảnh chung của trục đường.
- Kết hợp hài hòa mọi không gian đô thị, mọi công trình và các thành tố
tuyến trong một tổng thể thống nhất mang bản sắc vốn có của trục đường, tạo nên
hình ảnh đô thị đặc trưng nhất hấp dẫn nhất, phát triển bền vững nhất của toàn trục
KIẾN NGHỊ
Tuyến đường Nguyễn Trãi là một tuyến đường được hình thành sau thời kì
đổi mới, đồng thời đóng vai trò là một thành tố quan trọng của thủ đô Hà Nội, nói
chung cần có các chính sách phát triển đồng bộ và kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau cho
tuyến đường, cụ thể:

Đối với các cấp chính quyền:
+ Cần xây dựng Quy chế duy tu, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên các
kiến trúc đô thị, bao gồm cả cây xanh, các hạ tầng kỹ thuật khác như giao thông,
điện, nước...
+ Cần tổ chức giao thông hợp lý để phục vụ người dân, đặc biệt là khu vực
gần nút giao thông trung tâm quận Hà Đông – Thanh Xuân, là nơi tập trung đông
người, gắn với hệ thống các trung tâm thương mại.
+ Xây dựng các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyến khích,
hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế trên toàn tuyến.
+ Các quy định cụ thể trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc,
thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo gìn giữ đặc trưng và bản sắc
của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong cả khu vực.
+ Các chính sách thu nhút sự tham gia và quyết định của cộng đồng, trong toàn bộ
quá trình thực hiện các công tác phát triển tuyến đường, nhất là công tác thiết kế đô
thị và quản lý tuyến phố cần được thực hiện với sự phối hợp của người dân.


88
+ Chính quyền cơ sở cấp phường là cơ quan quản lý thực hiện theo sự hướng
dẫn của cấp Quận, các quy định chung của Thành phố. Thực hiện theo đúng Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011, Quy hoạch chi tiết Quận Hà Đông – Thanh Xuân, quy hoạch phân khu
đô thị H2-2, H2-3 và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
+ Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và sự giám sát của cộng đồng dân cư.
+ Công khai công tác thiết kế đô thị trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân
cư.
- Đối với cộng đồng dân cư:
+ Nâng cao ý thực cộng đồng trong quá trình sử dụng các khu vực công
cộng, tạo nếp sống văn minh đô thị.

+ Tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chất lượng thiết kế đô thị,
các quy định, quy chế liên quan đến đến tuyến đường để công tác vận hành được
hiệu quả, phục vụ tốt hơn nữa cho chính các cư dân tại khu vực.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các quy định, quy
chế được cấp có thẩm quyền ban hành có liên quan đến khu vực tuyến đường
Nguyễn Trãi.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Hoàng Hải Anh, Lý thuyết quy hoạch đô thị theo phương đứng, T/C Quy
hoạch xây dựng, số 18/2005.
2. Nguyễn Việt Châu (1999), “nhìn nhận về quy hoạch kiến trúc cảnh quan
đường phố”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, số 7/2004.
3. Hoàng Duy Liêm (2012), Giải pháp thiết kế đô thị tuyến phố Trần Duy
Hưng, Luận văn thạc sĩ, trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội.
4. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
5. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, (Đặng Thái Hoàng
dịch), NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. Trần Thị Lâm Hà (2008), Giải pháp thiết kế đô thị cho tuyến phố Trần
Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kiến trúc,
Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội.
7. Đỗ Trần Tín (2005), Khai thác yếu tố cây xanh mặt nước trong thiết kế kiến
trúc cảnh quan khu đô thị mới tại Hà Nội (áp dựng cho KĐT Bắc Linh Đàm),
Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội.
8. Nguyễn Thế Bá (1997), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây
dựng.
9. Nguyễn Quốc Thông (1997), Mô hình và phương pháp cải tạo, phát triển
khu phố trung tâm cũ thành phố Hà Nội, Luận án phó Tiến sĩ ngành kỹ thuật.

10. Nguyễn Cao Lãnh (2005), Quy hoạch phát triển các business park, mô
hình tất yếu cho đô thị hiện đại.
11. Tô Thị Toàn (1996), Một số vấn đề định hướng quy hoạch cải tạo phố cổ
Hà Nội, Luận án phó Tiến sĩ khoa học kỹ thuật.


12. Phạm Hùng Cường (2007), Phân tích và cảm nhận không gian đô thị,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
13. Đồng Mạnh Cường (2007), Cải tạo không gian tuyến phố Hàng Đào,
Đồng Xuân, Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường Đại Học
Kiến trúc Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Quang (2008), Cơ sở khoa học và giải pháp quy hoạch
cảnh quan trục đường thành phố Ninh Bình –Cố đô Hoa Lư trong mối quan
hệ phát triển du lịch bền vững. Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường Đại Học
Kiến trúc Hà Nội.
Tiếng Anh
15. Kevin Lynch (1960), Image of city, The MIT Press, Boston – Jersey CityLos Angeles.
16. Roger Trancik (1986), Finding Lost Space, Theories of Urban Desgn, Van
nostrand Company, New York.
17. Anderson J.R (1985) The Ralative Ineffcency of Quota. The Cheese cace,
American Economics Riview.
18. Cerntal Satistical oraganastion (1995), Statitical year book, Bejing.
19. Garrett Eckbo (1990), Element and Total Concept of Urban street funiture
design, Japan.
20. Tom Turner, Landscape Planning, By Centure Hutchinson Ltd, London
WC2N, Thames and Hudson.
21. Zeng Hong (2006), Image Design of Beijing City Image Project in 2008,
Beijing, China.
22. Boulding K.E (1995), Economic Analysis, Hamish hamilton, London.
23. FAO (1971), Agriculturral Commodity Proections (1970-1980), Vol.II,

Rome.


24. Borkakati R.P.Virmani.S.S(1997), Genetics of thermonensitive genic male
– sterility in Rice, Euphytica 88.
Nguồn Internet
25. />26.



×