LỜI CẢM ƠN
Thực tập là hoạt động quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên tất
cả các ngành, các nghề nói chung và sinh viên Quản lý nhà nước nói riêng, vì
hoạt động này giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn hoạt động của cơ quan Hành
chính Nhà nước để kiểm nghiệm kiến thức đã được học, giúp sinh viên cọ sát
với thực tế, học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong thực tiễn để sau này
mỗi sinh viên khi tốt nghiệp, thực hiện hiệu quả với công việc của mình và có
kết quả tốt nhất trong đợt thực tập cuối khóa vào năm sau.
Địa điểm em thực tập là UBND Xã Ngọc Chung, huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng vì dựa trên cơ sở cân nhắc em thấy công việc ở đây phù hợp với
chuyên ngành Quản lý nhà nước mà em đang theo học, hơn nữa quy mô của tổ
chức là UBND cấp xã, phạm vi quản lí địa bàn xã, phù hợp với thời gian thực
tập để có thể tìm hiểu, học hỏi và hoàn thiện bài báo cáo thực tập.
Trong kỳ thực tập vừa qua, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội, các thầy, cô giảng
viên trong khoa Hành chính học, đặc biệt là UBND Xã Ngọc Chung.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nội
Vụ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để các sinh viên như chúng em có một đợt
thực tập bổ ích. Cảm ơn thầy, cô trong khoa đã trang bị cho em kiến thức quý
báu trong thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn UBND Xã Ngọc Chung đã tiếp nhận, và
hướng dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập, cảm ơn các chú, anh trong
phòng tiếp nhận và trả kết quả quả hồ sơ theo cơ chế một cửa UBND xã Ngọc
Chung đã nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm và cung cấp tài liệu
cho em tham khảo, trau dồi kiến thức, kỹ năng để em hoàn thành đợt thực tập.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập có hạn, kinh
nghiệm và vốn hiểu biết còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định.
Vậy em rất mong nhận được sự phản hồi, chỉ bảo và góp ý chân thành của
các thầy, cô và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2017
Sinh viên
La Thị Lanh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2.Mục đích ý nghĩa nghiên cứu thủ tục hành chính........................................3
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.........................................................4
1. Đặc điểm của UBND Xã Ngọc Chung.......................................................4
2. Cơ cấu tổ chức của UBND Xã Ngọc Chung..............................................8
3. Gio giấc làm việc của UBND xã Cao chương..........................................13
II. Các khái niệm liên quan...........................................................................13
1. Khái niệm chung.......................................................................................13
2. Thủ tục hành chính...................................................................................14
3.Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết của cải cách Thủ tục hành
chính.............................................................................................................14
CHƯƠNG II. BIỆN PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
UBND XÃ NGỌC CHUNG..............................................................................15
I. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Xã Ngọc Chung........15
1.Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn.................................................................15
2.Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Xã Ngọc Chung.........15
3.Nội dug cơ bản của cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực cụ thể.16
4. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính.....................................16
4.Đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Xã Ngọc
Chung...........................................................................................................20
II. THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH...................................................21
1. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông.........................................................21
2. Tác động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với giải quyết thủ
tục hành chính theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính
nhà nước.......................................................................................................21
CHƯƠNG III. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH...................................................................23
1. Nhận định về kết quả cải cách thủ tục hành chính UBND xã Ngọc Chung. .23
2. Đề xuất một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính.............................24
3. Một số kiến nghị.......................................................................................25
KẾT LUẬN........................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................29
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QPPL: Quy phạm pháp luật
HCNN: Hành chính nhà nước
UBND: Uỷ ban nhân dân
TTHC: Thủ tục hành chính
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
QLHCNN: Quản lý hành chính nhà nước
LỜI MỞ ĐẦU
Để củng cố kiến thức cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói
chung và khoa Hành Chính Học nói riêng, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có
cơ hội quan sát, tìm hiểu thực tế liên quan đến ngành nghề mà mình theo học
cũng như để củng cố kiến thức trong thực tế với kiến thức được học trong nhà
trường. để sinh viên có cái nhìn khái quát, định hình công việc của mình và
không bỡ ngỡ trước thực tế. Vì vậy khoa Hành Chính Học đã tổ chức cho lớp
hành chính học k4 đi thực tập ngành nghề để sinh viên có cái nhìn tổng quan về
quy trình hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nắm được chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan Hành chính Nhà nước nơi
mình thực tập, nhận biết được vị trí, vai trò công việc cụ thể của cán bộ công
chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
Nhận được sự chỉ đạo từ phía nhà trường và sự hướng dẫn của thầy, cô
trong khoa Hành Chính Học, bản thân em đã quyết định xin thực tập tại UBND
Xã Ngọc Chung, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Được sự cho phép của
Chủ tịch UBND xã và Ban lãnh đạo xã Ngọc Chung em đã xin 01 tháng thực tập
tại đó, để tìm hiểu rõ hơn về công việc hành chính, biết được cách thức cũng
như phương pháp làm việc của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và Hành
chính nói riêng. Qua đó giup cho em có cách nhìn thực tế, khách quan, rõ ràng
hơn, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và làm quen dần với công việc Hành chính
sau này.
Trong đợt thực tập này em đã có cơ hội làm việc tại UBND xã Ngọc
Chung và nhận thấy rằng công việc Hành chính hết sức phức tạp vì liên quan và
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của công dân.
1.Lý do chọn đề tài
Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan Hành chính
Nhà nước giải quyết công việc, thủ tục Hành chính của công dân và các tổ chức
theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và cơ quan có
công việc giải quyết các thủ tục Hành chính.
Hiện nay thủ tục hành chính do nhiều cơ quan Nhà nước, các cấp ban
1
hành các thủ tục Hành chính còn rườm rà, không rõ ràng, thiếu tính thống nhất,
không công khai, không rõ ràng, cụ thể. Từ thực tế như vậy gây phiền hà và
giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước gây trở ngại
trong giao lưu giữa nước ta với các nước khác, giữa cơ quan Hành chính với
người dân, gây ra cửa quyền và sách nhiễu, tham nhũng của một số bộ phận cán
bộ, công chức chuyên môn.
Trong toàn bộ nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy Hành chính tại
địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giống như một khâu đột phá có tính
chất quyết định. Sở dĩ vậy là do nền Hành chính là bộ phận lớn nhất trong cơ
cấu Nhà nước thực hiện chức năng thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều
hành mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp thực hiện đường lối chính
sách của Đảng, thực hiện quyền lực của nhân dân.
Nền hành chính bao gồm: Hệ thống quản lý thể chế xã hội theo pháp luật;
Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy Hành chính, đội ngũ cán
bộ, công chức Hành chính.
Tiến hành cải cách hành chính sẽ làm chuyển động thúc đẩy hoạt động
của bộ máy nhà nước. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhâp với thế
giới và phát triển mới, nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường, mở cửa giao lưu quốc tế dưới sự
quản lý của Nhà nước, thực hiện Dân chủ hóa xã hội, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, tạo lập trật tự kỷ cương xã hội. Chỉ có nền hành chính trong sạch
vững mạnh, có đủ năng lực, quyền lực và từng bước hiện đại hóa đáp ứng được
yêu cầu và nhiệm vụ đó.
Trong nhiều năm qua nền Hành chính nước ta đã từng bước xây dựng và
phát triển có nhiều ưu điểm tiến bộ, nhưng vẫn bộc lộ không ít khuyết điểm và
nhược điểm như: Bệnh quan liêu, tình trạng phân tán thiếu kỷ cương và kỷ luật,
nạn tham nhũng tràn lan, tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém chất lượng, đội ngũ
cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nền hành chính nước ta
cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như: đòi hỏi nhiều giấy tờ, thủ tục còn nặng nề,
2
nhiều cấp trung gian không cần thiết, không rõ ràng, về trách nhiệm, hệ thống
thủ tục hành chính thiếu thống nhất và đồng bộ.
2.Mục đích ý nghĩa nghiên cứu thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ mang tầm chiến lược trong công
cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Mục tiêu là xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho
phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thê giới.
Hiện nay cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức thiết, tất yếu khách
quan được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đó là đòi hỏi chuyển đổi cơ chế quản lý
hành chính bao cấp sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải giải
quyết
Yêu cầu của công tác quản lý mà mục đích là làm sao vừa khai thác được
tiềm năng để đưa đất nước phát triển kinh tế với tốc độ cao vừa hạn chế được
mặt trái của cơ chế thị trường.
Như vậy mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với công dân và
doanh nghiệp bằng các thủ tục hành chính cần được đổi mới và cải cách để đáp
ứng yêu cầu phát triển và quản lý một nền kinh tế năng động, một nền Hành
chính mới, hiện đại.
3. Phương pháp nghiên cứu
Từ những kiến thức đã được học trong nhà trường thông qua sự giảng dạy
của thầy, cô và những kiến thức tìm hiểu trong thực tế của công cuộc cải cách
hành chính và cải cách các thủ tục hành chính của đảng và nhà nước ta hiện nay,
đồng thời được sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách tại UBND xã và quá trình
nghiên cứu tài liệu, em chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã
Ngọc Chung, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Đặc điểm của UBND Xã Ngọc Chung
a. Vị trí địa lý
Ngọc Chung là một xã vùng 2 thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng,
Ngọc Chung là một xã miền núi ở phía tây nam của huyện Trùng Khánh kề cận
với trung tâm huyện lỵ với vị trí địa lý như sau:
Phía đông giáp Xã Xuân Nội huyện Trùng Khánh
Phía tây giáp xã Lưu Ngọc huyện Trùng Khánh
Phía nam giáp xã Quốc Toản huyện Trùng Khánh, Phi Hải, huyện Quảng
Uyên.
Phía Bắc giáp thị trấn Hùng Quốc, xã quang Hán huyện Trùng Khánh.
Xã có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế xã hội, địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 205 chạy giữa trung tâm xã nối
với cửa khẩu Trùng Khánh đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa
phát triển kinh tế.
Hiện nay xã gồm 17 xóm: từ 1 xóm 1 đến xóm 17, với tổng số dân là
2.956 dân; có 4 dân tộc chính: Tày, Nùng, Hmông, kinh. Sinh sống xen kẽ với
nhau theo phân bố dân cư 17 đơn vị hành chính(xóm) với quy mô dân số không
đồng đều về diện tích đất đâi dân số. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là
2.875ha, chiếm 11,19% toorg diện tích toàn huyện, trong đó : đất nông nghiệp
545,25 ha, chiếm 19,0%. Đất trồng lúa 302,44 ha, đất trồng màu 221,98 ha, đất
ở 28,61 ha. Đất chưa sử dụng 54.52 ha. Xã có hệ thống sông suối tương đối
đồng đều, có sông Trùng Khánh chảy giữa địa bàn xã và một số suối nhỏ nằm
rải rác trên địa bàn xã. Nhìn chung, lưu lượng và chất lượng đáp ứng được nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cug cấp nước ổn định cũng tạo điều kiện
thuận lợi để thâm canh tăng vụ.
Sự kết hợp hài hòa của thiên nhiên và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ
thuật vào sản xã được chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng núi đá: nằm ở phía tây nam của xã, có nhiều núi cao, độ cao từ
700- 900m, có địa hình hiểm trở, nhiều suối ngầm, khu vực này thuận lợi cho
4
sản xuất nông nghiệp.
- Vùng núi đất: có độ cao từ 600- 800m, giữa các vùng dốc đá núi tạo nên
các vùng thung lũng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất cùng với con người đã làm nên một xã Ngọc Chung với nề kinh
tế phát triển heo xu hướng tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh hững thuận lợi trên do điều kiện tự nhiên mang lại còn có những
khó khăn không nhỏ như:
- Nhiều vùng trên địa bàn bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc phát
triển giao thông, canh tác cây trồng đồng thời gây xói mòn và rửa trôi.
- Khí hậu khắc nghiệt về mùa đông ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và
vật nuôi, gây hiện tượng thiếu nước cho sản xuất, nhất là ở vùng núi đá vôi gây
khó khăn không nhỏ trong việc thâm canh tăng vụ và sinh hoạt của nhân dân.
- Rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt tronh thời gian dài làm mất đi sự cân
bằng sinh thái ảnh hưởng đến lưu lượng nước của các con suối, đến sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
a. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND Xã Ngọc Chung
UBND do HĐND cùng cấp bầu ra gồm chủ tịch, phó chủ tịch và ủy
viên( theo diều 2 luật tổ chức HĐND Và UBND của luật số 11/2003/QH11)
Chức năng: UBND Xã được ủy nhiệm thực hiện chức năng quản lý hành
chính Nhà Nước theo chuyên ngành nghiệp vụ chuyên môn trên địa bàn xã
( theo Quyết định số 11/QĐ/2006/QĐ- UBND Ngày 26 tháng 6 năm 2006)
-UBND Xã có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo việc thi hành hợp pháp, Hiến
pháp, pháp luật, luật và các văn bản của nhà nước cấp trên, nghị quyết của
HĐND cùng cấp.
-Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND xã ra
quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành văn bản đó.
-UBND Xã phối hợp với thường trực HĐND cùng cấp chuẩn bị nội dung
các kỳ họp HĐND, xây dựng đề án trình HĐND xem xét, quyết định.
-quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong
địa bàn xã.
5
b. Nhiệm vụ quyền hạn:
- Trong lĩnh vực kinh tế:
+ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hằng năm trình HĐND
cùng cấp thông qua để trình UBND Huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế
hoạch đó.
+ lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dụ toán thu, chi ngân
sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
+ Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất thực hiện để lại phục vụ
các nhu cầu công ích địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công
cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo
quy định của pháp luật.
+ huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản
lý các khoản đóng góp này phải công khai, dân chủ, có kiểm tra, kiểm soát và
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu
thủ công nghiệp, UBND xã tực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
để sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật
nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chhung và phòng trừ các bệnh
dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
+ tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ: thực hiện bảo vệ
rừng phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời
những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại địa phương
+ quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
+ tổ chức, hướng dẫn việ khai thác sử dụng và phát triển ngành nghề
truyền thống ở địa phương.
- trong lĩnh vực xây dựng , giao thông vận tải:
6
+ tổ chức, thực hiện việc tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp.
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp
luật.
+ tổ chức, thực hiện việc kiểm tra, xử lí hành vi xâm phạmđường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của
pháp luật.
+ hhuy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
giao thông. Cầu, cống trong xã theo quy định.
- trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:
+ thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp trường học.
+ tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu
giáo,mầm non, trường Tiểu Học, THCS trên địa bàn.
+ tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia
đình.
+ xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt độg văn hóa.
+ thực hiện chính sách chế độ đối vơi thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, gia đình có công vơi cách mạng.
+ Tổ chức hoạt động từ thiện nhân đạo.
- Trong việc thhi hành pháp luật:
+ tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền.
+ Tổ chức thực hiện và phối hợp trong việc thi hành án theo quy định của
pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật.
- UBND Có nhiệm vụ và quyền hạn sau;
+ tổ chức thực hiện các nghị quyếtcủa HĐND xã về việc bảo đảm thực
hiện thống nhất khoạch phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa
7
ở khu dân cư, phòng,chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh sạch đẹp
trên địa bàn.
+ Kiểm tra việc sử dụng đất đai sủa tổ chức, cá nhân trên địa bafntheo quy
định của pháp luật.
+ Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo phân cấp,
ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng theo quy định
của pháp luật.
+ Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã; lập
biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy
phép, trái với quy định của giấy phép và báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét, giải quyết.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND Xã Ngọc Chung
cơ cấu tổ chức của UBND Xã
UBND Xã Ngọc Chung có cơ cấu tổ chức như sau:
a. UBND Xã do HĐND bầu ra. Là cơ quan hành chínhNhà nước ở
địa phương, cơ qua chấp hành của HĐND và chịu trách nhiệm truwsc
HĐND cùng cấp và cơ quan cấp trên.
b. UBND xã Cao chương có cơ cấu tổ chức bao gồm:
- ChỦ tịch UBND Xã: là người đứng đầu UBND Xã, lãnh đạo và điều
hành mọi công việc của UBD Xã chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình theo quy định ( điều 127 luật tổ chức HĐND và UBND năm
2003), đồng thời cùng với tập thể UBND Xã chịu trách nhiệm tập thể và hoạt
động của UBND Xã chịu trách nhiệm và hoạt động của UBND Xã trước Đảng
ủy, HĐND cùng cấp và UBND Huyện.
- Phó chủ tịch xã: là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do chhur tịch
UBND xã phân công; chỉ đạo các lĩnh vực công tác của UBND xã và phải chịu
trách nhiệm trước chủ tịch về việc thực hiệ hiệm vụ, quyền hạn được giao. Là
một xã vùng 2 theo quy định có một phó.
- Các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
giao .
8
- Uỷ viên UBND xã, cán bộ, công chức , cán bộ không chuyên trách giúp
việc của UBND Xã được ủy nhiệm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà
nước theo chuyên ngành nghiệp vụ chuyên môn trên địa bàn xã.
- Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBND
được theo quyết định của chủ tịch, văn phòng – thống kê xã (gọi là văn phòng).
+Văn phòng thống kê gồm:
. Một cán bộ công chức văn phòng - thống kê.
. Một cán bộ không chuyên trách phụ trách văn thư – lưu trữ.
Những người được tuyển dụng , giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND xã (gọi chug là công chức cấp xã ), gồm các chức daanh
sau:
1- Văn phòng – Thống kê.
2- Tư pháp – Hộ tịch.
3- Trưởng công an.
4- Chỉ huy trưởng quân sự.
5- Địa chính – Xây dựng.
6- Tài chính – Kế toán.
7- Văn hóa – Xã hội.
c.Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của từng đơn vị trực thuộc:
Công chức văn phòng –Thống kê xã.
- Văn phòng là cơ quan giúp việc thường trực của UBND xã có chức
năng tham mưu, tổng hợp và hậu cần với các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Giup UBND xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo
dõi chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội,
tham mưu giúp UBND trong chỉ đạ thực hiện.
+ Giúp UBND soạn thảo văn bản, báo cáo trình cấp có thẩm quyền và gửi
lên cấp trên.
+ Quản lý công văn đi, đến; sổ sách, giấy tờ con dấu các loại của HĐND,
UBND và các ban ngành của xã theo quy định; quản lý công việc lập hồ sơ lưu
trữ, các bảng biểu báo cáo thống kê.
9
+ Thực hiện nhiệm vụ thống kê Nhà nước và các cuộc điều tra thhu thập
sô liệu
Phản ánh tình hình kinh tế - xã hội theo địh kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp
trên.
+ Lập, quản lý danh sách đại biểu HĐND cán bộ nghỉ việc hưởng trợ cấp
ở xã, theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức của chính
quyền xã, làm thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ xã như: tuyển
dụng, điều động, xếp lương, nghỉ việc ..trình cấp trên theo quy định.
+ Giup HĐND tổ chức kỳ họp giúp UBND tổ cức tiế dân va tiếp khách,
nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, kịp thời chuyển đến người có trách
nhiệm giải quyết; gửi đơn từ, hồ sơ vượt quá thẩm quyền cấp xã leencow quan
có thẩm quyền tiếp tục giải quyết.
+ Đảm bảo các diều kiện vật chất cho tổ chức các kỳ họp của HĐND Và
UBND.
+ Giup UBND về thi đua khen thưởng.
+ Giup HĐND Và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu
HĐND và UBND.
+ giúp UBND theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện quy chế một cửa tại
UBND Xã.
* Công tác Tư pháp – Hộ tịch.
- Giúp UBND Xã soạn thảo, ban hành các văn bản mang tính chất pháp
lý quản lý của chính quyền xã theo quy định của pháp luật.
- Giup UBND xã phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân
trong địa bàn.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách tho
quy định của pháp luật.
- Quản lý tủ sách pháp luật tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu các văn
bản pháp luật.
- Phối hợp vơi trưởng thôn sơ kết, tổng kết hòa giải báo cáo với UBND
Xã và cơ quan tư pháp cấp trên.
10
- Giup UBND Xã thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo về quyề sử dụng
đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc đăng ký quản lý hộ tịch.
- Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp xã.
- Công chứng, chứng thực.
- Giup UBND xã về công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ thể được phân
cấp.
*. Trưởng công an.
- Thực hiện an ninh trật tự.
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên
quan tới an ninh trật tự.
- Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội,
các vi pham khác trên địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, giữ vững trật tự công cộng
quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bà.
- Quản lý giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật,
- Chỉ đạo bảo vệ hiện trường.
- Tuần tra bao vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tê, quốc phòng –
an ninh.
- Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã : trong sạch, vững mạnh và thực
hiện một số nhiệm vụ khác do cấp Uỷ Đảng, UBND Xã và công an cấp trên
giao.
*. Chỉ huy trưởng quân sự.
- Tham mưu đè xuất với cấp Uỷ Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, quân sự và lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
- Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị tư tưởng và
pháp luật , huấn luyện quân sự.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quốc phòng, quân sự trên địa bàn.
- Chỉ đạo dân quân phối hợp vơí công an bảo vệ an ninh trật tự.
11
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- Thực hiện nghiêm chế độ quarnlys, sử dụng bảo quản trang vũ khí.
- Thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kế, tổng kết công tác quốc phòng
quân sự tại địa bàn.
*. Công chức Địa chính – Xây dựng.
- Tham mưu cho UBND Xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng phân bố đất
đai.
- Thực hiện chế độ bác cáo, thống kê đất đai theo thời gia và mẫu quy
định.
- Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính.
- Đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt
bằng.
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai.
*. Công chức Tài chính – Kế toán.
- Thực hiện vấn đề thu chi ngân sách Nhà nước.
- Kiểm tra tài chính khác hằng năm của xã.
- Tực hiệ quan lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn xã theo
quy định.
- Báo cáo tài chính ngân sách đúng quy định.
- Thực hiện tốt các quy định của luật ngân sách.
- Nắm chính xác toàn bộ việc thu chi,các nguồn kinh phí, tài sản công của
xã; kiểm tra việc sử dụng và giữ gìn tài sản, kinh phí của xã theo quy định của
pháp luật.
*. Công chức Văn hóa – Xã hội.
- Thực hiện các vấn đề chính sách xã hội.
- Quản lý công tác giáo dục.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin
tuyên truyền, thể dục ,thể thao, công tác lao động thương binh xã hội ở địa
phương.
- Quản lý công tác y tế.
12
- Quản lý công tác thể dục thể thao.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền.
3. Gio giấc làm việc của UBND xã Cao chương
Gio mùa hè: Buổi sang từ 7h00 đến 11h00
Buổi chiều từ 13h30 đến 11h30
Giờ mùa đông: Buổi sang từ 7h30 đến 11h30
Buổi chiều từ 13h30 đến 11h30
1. Đánh giá nhận xét.
Nhìn chung việc thực hiện giờ giấc của UBND khá đúng theo nôi quy
của UBND Xã. Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của
pháp luật. về cơ cấu tổ chức, UBND Xã có đầy đù các chức danh có trình độ,
bằng cấp từ trung cấp đến đại học và có kinh nghiệm làm việc lâu năm, tận tụy
với công việc, không hách dịch cửa quyền.
Tuy nhiên còn hiện tượng đi sớm về muộn.
II. Các khái niệm liên quan
1. Khái niệm chung
- UBND và HĐND Bầu là do cơ quan chấp hành của HĐND, cơ qua
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật
các văn bản của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và nghị quyết của
HĐND.
- Cơ quan hành chính nhà nước: cơ quan hành chính đảm bảo chức năng
quản lý, điều hành xã hội mang tính chất chuyên nghiệp. cơ quan hành chính
nhà nước được tổ chức thành một hệ thống hành chính thống nhất từ Trung
Ưowng đến địa phương do cơ quan quyền lực nhà nước lập ra chịu trách nhiệm
báo cáo trước cơ quan đại diện đó. Ở nước ta hiện nay hệ thống hành chính gồm
Chính phủ, các bọ, ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành trực thuộc.
+ chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, đứg đầu hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại
của nhà nước.
13
+ UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm
chấp hành hiến pháp, pháp luật cac văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và
HĐND cùng cấp.
2. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính: là trình tự cách thức giải quyết công việc của cơ
quan HCNN có thẩm quyền để giải quyết công việc cụ thể giữa các cơ qua
HCNN với các tổ chức, công dân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định,
buộc cơ quan nhà nước các tổ chức, công dân phải tuân thủ khi thực hiện thủ
tục.
Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan HCNN với
công dân và tổ chức. Tạo khả năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình
quản lý làm cho nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện của trình
độ văn hóa, từ đó biểu hiện mức độ văn minh của nền hành chính.
3.Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết của cải cách Thủ tục
hành chính
Cải cách hành chính nhà nước là một quá trình liên tục theo định hướng
nhất định nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp thích ứng với đòi
hỏi sự vận động, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia một cách có hiệu lực,
hiệu quả.
Nếu những quy định của thủ tục hành chính càng rỗ rang, đơn giản, dễ
hiểu dễ thực hiện. Những quy định đó xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Đội ngũ
cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức công vụ, có thái độ phục vụ công dân và tổ
chức tận tình, không hách dịch cửa quyền, không gây khó dễ cho người dân sẽ
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ.
Đặt ra yêu cầu cải cách thủ tục hành chính phải diễn ra thường xuyên,
liên tục
.
14
CHƯƠNG II. BIỆN PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
UBND XÃ NGỌC CHUNG
I.Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Xã Ngọc Chung
1.Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn
- Nghị quyết của hội nghị trung ương VIII Khóa VII tháng 1/1995 tiếp
tục xây dựng và hoàn thiệnNhà nước CHXHCN Việt Nam trọng tâm là CCHC
- nghi quyết số 38/1994/ NQ-CP ban hành ngày 4/5/1994 của chish phủ về
cải cách một bước của Thủ tục hành chính trog việc giải quyết công việc của
công dân và tổ chức.
- Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ban hành ngày 4/9/2003 của Thủ
tướng chính phủ về việc ban hành quuy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ
quan HCNN tại địa phương.
- Quyết định số 30/1997/QĐ-TTg ban hành ngày 10/01/2007 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt đề án đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh
vực QLNN giai đoạn 2007- 2010.
2.Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Xã Ngọc Chung
Trong những năm qua xã Ngọc Chung đã có nhiều nỗ lực trong việc thực
hiện và tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông.
Đã chuẩn hóa, thống nhất và công bố thhur tục hành chính
Công khai các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của cơ quan
HCNN để người dân biết, thực hiệ và giám sát.
Nâng cao thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải
quyết cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó chú trọng đến chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức trực
tiêp tham gia giải quyết thủ tục hành chính cho công dân, tổ chức.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như thủ tục hành chính vẫn còn một
số điểm phức tạp, không rõ rang, nhất quán. Việc áp dụng CNTT còn hạn chế,
quy chế làm việc, cung cách làm việc còn hạn chế.
15
3.Nội dug cơ bản của cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực cụ
thể
3.1 Lĩnh vực tư pháp
Thủ tục khai sinh
1. Tên thủ tục hành chính:
Thủ tục đăng ký khai sinh
2. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính
UBND cấp xã
3. Hồ sơ hành chính
Hồ sơ xuất trình
Chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu
Hồ sơ cần nộp
- Giấy chưng sinh(theo quy định)
- Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng :
văn bản xác nhận của gười làm chứng.
- Trong trường hợp hoog có người làm chứng thì người đi khai sinh phải
làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.
- Bản sao hộ khẩu, đăng ký kết hôn của cha mẹ (nếu có).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người đi đăng ký.
4. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện
Bước 1: cha, mẹ hoặc người giám hộ nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa
UBND cấp xã
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ hợp lệ và làm thủ
tục đăng ký cho người đi đăg ký. Xong cán bộ tư pháp hộ tịch trả lại hồ sơ, 1
bản chính giấy khai sinh bản sao giấy khai sinh cấp theo yêu cầu của người đi
đăng ký .
Trong trườn hợp người đi đăng ký khai sinh chưa có đủ giấy tờ hợp lệ
cần phải xác minh thì cán bộ tư pháp – hộ tịch viết phiếu hẹn giải quyết và trả
kết quả.
16
Bước 3: Công dân nhận kết quả tai nơi nộp hồ sơ.
5.Thời hạn giải quyết và trả hồ sơ
Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc
Kết quả: Bản chính và bản sao giấy khai sinh.
6.Phí và lệ phí
Không
7. Cơ sở pháp lý
Nghị địh số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng
ký quản lý hộ tịch.
Thông tư số 01/2008/TT-BTP
Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của bộ tư pháp về việc
ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ biểu mẫu hộ tịch.
3.2.Lĩnh vực xây dựng
1. Tên thủ tục hành chính
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những địa điểm dân
cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt.
2. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chinh
UBND Cấp xã
3.Hồ sơ hành chính
Hồ sơ cần xuất trình
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu.
Hồ sơ cần nộp
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng ( theo mẫu ).
+ Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xi
cấp giấy phép xây dựng phải có bản cam kết tự tháo dỡ công trình không được
bồi thường kh nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
+ Bản sao chứng thực của giấy tờ hợp lệ về quyề sử dụng đất
+ Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề
nếu có (bản vẽ).
4. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
17
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại
UBND Xã
Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý về nội
dung hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra nội dung, quy cách hồ sơ, phân loại, ghi
vào sổ theo dõi và chuyển hồ sơ cho cán bộ chuyên môn. Uỷ ban nhân dân xã,
thị trấn cử cán bộ đi kiểm tra trực tiếp, xét thấy đủ điều kiện thì làm thủ tục trình
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và cấ cho người xin cấp phép một bản
chính.
Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ công chức có trách hiệm
hướng dẫn để công dân bổ xung đầy đủ.
Bước 3: Công dân nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Trực tiếp tại UBND Xã.
5. Thời hạn giải quyết trả kết quả của thủ tục hành chính.
Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày.
Kết quả: giấy phép xây dựng.
6. Phí và lệ phí
50.000đ/01 giấy phép.
7. Cơ sở pháp lý
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 26/3/2003 của Quốc Hội;
- Nghị định số 2009/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất
lượng công trình.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP Về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định 39/2005/QĐ-TTg.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung nghi định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của
chính phủ;
3.3. Các thủ tục khác
Thủ tục giải quyết tố cáo
18
1. Tên thủ tục hành chính
Thủ tục giải quyết tố cáo.
2. Thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính
UBND Cấp xã.
3. Hồ sơ hành chính
Hồ sơ cần xuất trình
- Chứng minh nhân dân.
Hồ sơ cần nộp
- Đơn tố cáo theo mẫu.
- Tài liệu khác liên quan đến nội dung tố ( nếu có).
4. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện
Bước 1: Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBD
Xã.
UBND Xã tiếp nhận và tiến hành xác minh, giải quyết.
Bước 3: UBND Xã trả kết quua cho công dân.
5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả của thủ tục hành chính.
Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc ( sự việc phức tạp: 50 ngày )
Kết quả: văn bản trả lời.
6. Phí và lệ phí
Không
7. Cơ sở pháp lý
- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
- Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 vầ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật khiếu nại tố cáo năm 2005.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành một số điều Luật sửa đổi bổ sung, Luật khiếu nại tố cáo.
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 16/8/2008 của Thanh tra
chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết
19
khiếu nại, tố cáo.
- Thông tư số 04/2010/TT- TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo đơn phản ánh đơn kiến
nghị liên quan đến khiếu nại tố cáo.
4.Đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND Xã Ngọc
Chung.
Việc CCTTHC theo cơ chế “ Một cửa” đã đáp ứng được nguyện vọng
của tổ chức , công dân trong xã trong việc giải quyết các TTHC, hạn chế tối đa
sư phiền hà cho nhân dân.
Việc công khai các thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết từng loại, thủ
tục, lệ phí đã giúp co các tổ chức, công dân tiết kiệm được công sức, thời gian
của mình. Điều đó góp phần tích cực vào việc thực hiện quy chế dân chủ, tránh
được hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu trong nhân dân. Từng bước tạo niềm tin
trong nhân dân.
Thực hiện tốt quy chế “Một cửa” theo sự hướng dẫn cúa các cơ quan
HCNN cấp trên trong việc thiết lập sổ sách, phiếu, biểu mẫu, mẫu giúp ccho các
cán bộ, công chức thuận lợ dễ dàng hơn trong công tác theo dõi, kiểm tra, giám
sát đối với hoạt độg của bộ phận “Một cửa”. Nhờ vậy, khối lượng hồ sơ ngày
một nhiều nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu giải quyết của các tổ chức, cá nhân
theo đúng thời gian quy định.
Việc thực hiện CCTTHC đã giúp cho các cán bộ công chức nhận thức ró
hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc của công dân, từ bỏ thái
độ cửa quyền, sách nhiễu trong nhân dân thay vào đó là thái độ tận tình đối với
công việc.
Nhân dân qua đó có thể kiểm tra, đánh giá được phẩm chất, năng lực của
cán bộ, công chức, có thể đóng góp s kiến hay kiến nghị về phẩm chất đạo đức
của người cán bộ.
20