Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 79 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TĂNG THỊ MAI HƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN -TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2016
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TĂNG THỊ MAI HƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN -TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2016
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: Từ 5/2017 đến 9/2017
HÀ NỘI 2017



LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và kính trọng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Phòng sau đại học, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà – người luôn
tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, nơi tôi công
tác và thực hiện đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi rất nhiều khi tiến
hành nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp
đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn
thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Học viên

Tăng Thị Mai Hương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3

1.1.Tổng quan về danh mục thuốc bệnh viện ................................................... 3
1.1.1. Xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện.............................. 3
1.1.2. Phương pháp phân tích danh mục thuốc .............................................. 4
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại BV ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ............... 7
1.2.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng ..................................................................... 7
1.2.2. Về nguồn gốc xuất xứ .......................................................................... 9
1.2.3. Về thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược ........................ 10
1.2.4. Về cơ cấu nhóm điều trị ..................................................................... 12
1.2.5. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng ..................................................... 13
1.2.6. Về thuốc đơn thành phần, đa thành phần ........................................... 14
1.2.7. Phân tích ABC, VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam .................... 14
1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên ............................... 16
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực ................................................................ 16
1.3.2. Mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc ở trung tâm................. 17
1.3.3. Vài nét về khoa dược ......................................................................... 19
1.3.4. Vài nét về tình hình sử dụng thuốc ở trung tâm ................................ 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng, thời gian, phạm vi, địa điểm nghiên cứu ............................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 22


2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 26
2.2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................... 28
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 29
2.2.5.1. Phân tích ABC ................................................................................ 29
2.2.5.2. Phân tích VEN ................................................................................ 30

2.2.6. Trình bày số liệu ................................................................................ 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Mô tả cơ cấu DMT của Trung tâm........................................................... 32
3.1.1. Kinh phí thuốc sử dụng ...................................................................... 32
3.1.2. Phân tích cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý ......................... 32
3.1.3. Phân tích DMT theo nguồn gốc xuất xứ ............................................ 34
3.1.4. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần ................................... 37
3.1.5. Cơ cấu thuốc mang tên biệt dược gốc và thuốc mang tên Generic ......... 39
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng .......................................................... 41
3.1.7. Cơ cấu thuốc theo quy định quản lý đặc biệt ..................................... 42
3.2. Phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC/VEN ....................... 43
3.2.1 Cơ cấu thuốc sử dụng phân hạng ABC trong năm 2016 .................... 44
3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN........................................ 45
3.2.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN ................ 45
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế Thành
phố Thái Nguyên theo một số chỉ tiêu ............................................................ 51
4.1.1 Về cơ cấu DMT sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ............. 51
4.1.2 Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ............................................ 53


4.1.3 Về cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần ................................ 56
4.1.4. Về cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc và tên generic ..................... 56
4.1.5 Về cơ cấu thuốc theo đường dùng ...................................................... 58
4.1.6. Về cơ cấu thuốc theo quy định quản lý đặc biệt ................................ 59
4.2. Về phân tích DMT sử dụng theo phương pháp ABC/VEN ..................... 59
4.3. Một số hạn chế của đề tài ......................................................................... 62
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế thành
phố Thái Nguyên theo một số chỉ tiêu ............................................................ 63

2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế thành phố Thái
Nguyên năm 2016 theo phương pháp phân tích ABC và VEN ...................... 63
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật năm 2016 của TTYT thành phố Thái Nguyên ... 18
Bảng 2.2. Nhóm biến số mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục
thuốc sử dụng .................................................................................................. 22
Bảng 2.3. Nhóm biến số phân tích ABC, VEN, ma trận ABC/VEN .............. 25
Bảng 2.4. Danh sách các nguồn thu thập số liệu ............................................ 29
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị của thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN ............ 31
Bảng 3.6. Kinh phí thuốc sử dụng................................................................... 32
Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm dược lý và GTSD của các nhóm thuốc năm 2016.... 33
Bảng 3.8. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại trung tâm theo nguồn gốc, xuất xứ .............. 35
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc nhập khẩu ................................................................. 36
Bảng 3.10. Danh mục các thuốc nhập khẩu có khả năng thay thế bằng thuốc
sản xuất trong nước ......................................................................................... 37
Bảng 3.11. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT . 38
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc và thuốc generic trong DMT trung tâm
năm 2016 ......................................................................................................... 39
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc generic .................................................................... 40
Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2016 ................ 41
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc theo quy định quản lý đặc biệt ............................... 43
Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc theo phân hạng ABC .............................................. 44
Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN năm 2016 ................. 45
Bảng 3.18. Phân tích ma trận ABC/VEN........................................................ 46
Bảng 3.19. Cơ cấu tiểu nhóm AV theo tác dụng dược lý ............................... 48

Bảng 3.20. Các thuốc AV có giá trị tiêu thụ lớn nhất ..................................... 49
Bảng 3.21. Các thuốc thuộc nhóm AN ........................................................... 50


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ................................................. 27
Hình 3.2. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại trung tâm theo nguồn gốc, xuất xứ ............... 35
Hình 3.3. Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần ................................. 38
Hình 3.4. Cơ cấu thuốc mang tên generic, thuốc mang tên biệt dược gốc ............. 39
Hình 3.5. Cơ cấu thuốc nhập khẩu .................................................................. 41
Hình 3.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng ....................................................... 42
Hình 3.7. Cơ cấu thuốc theo quy định quản lý đặc biệt .................................. 43


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BYT

Bộ y tế

BV

Bệnh viện

BS

Bác sĩ

BN


Bệnh nhân

BHYT

Bảo hiểm y tế

DSTH

Dược sĩ trung học

DSĐH

Dược sĩ đại học

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

GĐBV

Giám đốc Bệnh viện



Hội đồng


HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

ICD – 10

Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

MHBT

Mô hình bệnh tật

TTT

Thông tin thuốc

TTY

Thuốc thiết yếu

TTYT TP

.

Trung tâm Y tế thành phố


YHCT

Y học cổ truyền

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả, bất hợp lý nói chung và trong bệnh viện
nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Theo một số nghiên
cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 30 – 40% ngân sách ngành Y tế của
nhiều nước và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý
và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả. Các nghiên cứu đã cho thấy
tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Tại các
nước đang phát triển, 30% – 60% bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh gấp 2
lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa số ca viêm đường hô hấp điều
trị kháng sinh không hợp lý.
Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá Danh mục thuốc sử dụng tại
Bệnh viện là rất cần thiết đối với một sơ sở khám chữa bệnh.
Để đáp ứng nhu cầu trên, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 21/2013/TT–
BYT ngày 08/08/2013 quy định về tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị trong Bệnh viện góp phần đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, thông tư
cũng đưa ra các phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc trong đó điển hình
là phương pháp phân tích ABC – VEN.
Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên là đơn vị Y tế hạng III, thực
hiện 02 chức năng: phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình Y tế
Quốc gia và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên

địa bàn thành phố Thái Nguyên với 115 giường bệnh.
Để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả cho
Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài:

1


“Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế Thành
phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên năm 2016” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu về khoản mục và giá trị của danh mục thuốc sử dụng
tại Trung tâm Y tế thành phố Thái nguyên năm 2016 theo một số chỉ tiêu
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế thành phố
Thái Nguyên năm 2016 theo phương pháp phân tích ABC – VEN.
Từ các kết quả nghiên cứu, đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động sử dụng thuốc tại Trung tâm.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1. Xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc bệnh viện là một danh sách các thuốc được lựa chọn
và phê duyệt để dùng trong bệnh viện. Xây dựng được danh mục thuốc hợp lý
thể hiện rõ nét hiệu quả của công tác lựa chọn thuốc trong bối cảnh thị trường
dược phẩm chứng kiến sự gia tăng không ngừng về số lượng chủng loại
thuốc. Lựa chọn thuốc hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc,
sử dụng thuốc hợp lý và giảm chi phí [37, 43]. Một danh mục thuốc được xây
dựng tốt thì có những lợi ích sau:

– Loại bỏ được các thuốc không an toàn và không hiệu quả do đó có
thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
– Giảm được số lượng thuốc mua sắm do đó giảm được số tiền chi tiêu
cho thuốc, hoặc cùng số tiền ấy mà mua sắm được những thuốc tốt hơn, an
toàn và hiệu quả hơn.
– Có thể giảm số ngày nằm viện
– Giúp cung cấp thông tin tập trung và có trọng tâm [35, 38].
Trong chu trình cung ứng thuốc bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị
đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối toàn bộ quá trình cung ứng
thuốc. Trong đó, lựa chọn xây dựng danh mục thuốc là hoạt động đầu tiên
giúp tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện [1, 38]. Hội
đồng thuốc và điều trị phải thống nhất được tiêu chí các thuốc đưa vào danh
mục căn cứ vào tiêu chí sẵn có của WHO, chính sách thuốc quốc gia, các văn
bản hướng dẫn của Bộ Y tế…Trên cơ sở các tiêu chí đã được thống nhất, mỗi
bệnh viện tùy theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, mô hình bệnh tật, chi phí
về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện, các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị
3


đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện, văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế...
để xây dựng danh mục thuốc phù hợp theo nguyên tắc:
– Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
– Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
– Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
– Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
– Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;

– Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Hàng năm danh mục thuốc cần được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp
với tình hình thực tế điều trị, phù hợp với khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật của điều trị [8, 35].
Danh mục thuốc sử dụng là danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe và bác sỹ đã kê đơn thuộc danh mục thuốc đã được
lựa chọn, phê duyệt sau khi có kết quả trúng thầu được phân bổ.
1.1.2. Phương pháp phân tích danh mục thuốc
a) Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện. Phân tích ABC cho thấy những
thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục
hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này cũng được sử dụng để lựa chọn
những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn hoặc tìm ra những liệu pháp
điều trị thay thế cũng như thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc
với giá thấp hơn.
4


Các bước phân tích ABC:
– Liệt kê các sản phẩm thuốc.
– Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu
sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
+ Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
– Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
– Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của
mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.

– Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
– Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt
đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
– Phân hạng sản phẩm như sau:
+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80 % tổng giá trị tiền;
+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20 % tổng giá trị tiền;
+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10 % tổng giá trị tiền.
– Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm,
hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 – 80% [8].
b) Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc
giúp xác định những nhóm điều trị có mức sử dụng thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi
ý những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Phương pháp này cũng giúp hội
đồng thuốc và điều trị xác định những thuốc bị lạm dụng và lựa chọn những
thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị.
Các bước tiến hành phân tích nhóm điều trị:
– Thiết lập danh mục thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị:
5


+ Liệt kê các sản phẩm thuốc.
+ Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: Đơn giá của sản phẩm
(sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo
thời gian); Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
+ Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
+ Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của
mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
– Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu

của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống
phân loại Dược lý – Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ
(AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu – Điều trị – Hóa học (ATC) của
Tổ chức Y tế thế giới.
– Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị
phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào
chiếm chi phí lớn nhất.
c) Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động
mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để
mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc
được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
a) Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
b) Thuốc E (Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh
tật của bệnh viện.
6


c) Thuốc N (Non – Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường
hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả
điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương
xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [8].
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại BV ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, ngành Dược cũng có những bước tiến dài về mọi mặt. Thị trường dược
phẩm thế giới và trong nước ngày càng được mở rộng với sự đa dạng phong

phú cả về chủng loại và số lượng. Công nghiệp dược trong nước có sự phát
triển đáng kể, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc sử dụng [15]. Vì vậy cung
ứng thuốc trong bệnh viện vừa có thêm nhiều thuận lợi vừa phải đối mặt với
những thách thức mới. Sự phong phú của thị trường dược phẩm giúp các bệnh
viện có cơ hội tiếp cận với những thuốc an toàn, chất lượng, có hiệu quả và
kinh tế. Đồng thời sự đa dạng này cũng gây nên những lúng túng và cả tiêu
cực trong các hoạt động lựa chọn thuốc không chỉ với các bệnh viện mà ngay cả
trong cộng đồng [1].
Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân có chất
lượng với giá hợp lý và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế đã
ban hành một số văn bản quy chế giúp các bệnh viện dễ dàng hơn trong công
tác lựa chọn xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Danh mục thuốc thiết yếu
tân dược lần thứ VI ban hành theo thông tư số 45/2013/TT–BYT ngày
26/12/2013. Danh mục đã chuyển từ phân loại theo 04 tuyến (bệnh viện trung
ương, bệnh viện thuộc tỉnh, thành phố, bệnh viện huyện, quận và trạm y tế xã)
sang danh mục phù hợp với xếp hạng bệnh viện và các thông tin về nồng độ,
hàm lượng, chỉ định sử dụng. Một thay đổi lớn so với các lần ban hành trước
là thay vì lồng ghép danh mục thuốc đông y và thuốc từ dược liệu vào phần
cuối của danh mục thuốc thiết yếu, Bộ Y tế đã tách ra và ban hành riêng danh
7


mục thuốc thiết yếu đông y và thuốc từ dược liệu lần VI tại thông tư
40/2013/TT–BYT. Sự thay đổi này cho thấy chủ trương nâng cao vị thế đẩy
mạnh việc sử dụng thuốc đông y và thuốc từ dược liệu [5,9,10]. Bộ Y tế cũng
ban hành danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y
tế kèm theo thông tư số 40/2014/TT–BYT và danh mục thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y
tế theo thông tư số 05/2015/TT–BYT góp phần giúp các bệnh viện lựa chọn
danh mục thuốc phù hợp cho công tác khám chữa bệnh của đơn vị mình [14].

Bộ Y tế quy định chức năng và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện tại thông tư số 21/2013/TT–BYT ngày 08/08/2013 nhằm phát huy
vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong các vấn đề liên quan đến thuốc
nói chung và lựa chọn danh mục thuốc nói riêng. Văn bản này cũng cung cấp
cho các bệnh viện cơ sở pháp lý và một số công cụ hữu ích để lựa chọn và
đánh giá danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện.
Giá trị sử dụng thuốc tại các bệnh viện liên tục tăng qua các năm. Tổng
số tiền thuốc đã sử dụng năm 2010 là trên 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so
với cùng kỳ năm 2009 [15]. Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy
tiền mua thuốc của các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng
kinh phí các bệnh viện. Theo báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm
2009, 2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7%
(năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [4]. Trong đó
cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng hầu như không thay đổi so với năm
trước, tiền thuốc BHYT chiếm 65,9%, đối tượng viện phí trực tiếp chiếm
28,7% trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng [15]. Trong các nghiên cứu tại các
bệnh viện riêng lẻ trong những năm gần đây cũng cho thấy giá trị tiền thuốc
sử dụng luôn chiếm tỷ trọng cao. Nghiên cứu tại các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh Nam Định năm 2015, chi phí tiền thuốc chiếm trên 40% tổng chi phí
8


khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thấp nhất là bệnh viện Phụ Sản (16%) và cao
nhất là bênh viện Nội tiết (69%) [23].
1.2.2. Về nguồn gốc xuất xứ
Nhìn chung, tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của bệnh viện
các tuyến nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các bệnh viện: tổng
số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng
22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm

38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%). Trong đó, tỷ lệ giá trị thuốc sản
xuất trong nước tại các bệnh viện tuyến trung ương là thấp nhất. Năm 2010,
tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung ương
là hơn 378 tỷ đồng (11,9%), ít hơn so với năm 2009 (12,3%). Tại các bệnh
viện tuyến tỉnh, tỷ lệ giá trị thuốc sản xuất trong nước cao hơn các bệnh viện
tuyến trung ương nhưng cũng chỉ đạt chưa đến 40%. Số liệu báo cáo ở 307
bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố, tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất trong nước là
năm 2010 là 33,9%, tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%). Các bệnh viện tuyến
huyện có tỷ lệ thuốc nội trong danh mục cao hơn bệnh viện tuyến tỉnh và
tuyến trung ương. Số liệu thống kê tại 559 bệnh viện huyện năm 2010, tổng
trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam 2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5%
so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2009 (60,4%)
[15]. Trong danh mục thuốc năm 2009 của bệnh viện E, thuốc nội chiếm
26,2% về số lượng và 25,5% về giá trị [21]. Tại bệnh viện Da liễu Trung
ương, thuốc nội trong danh mục thuốc năm 2009 cao hơn 46,8 % về số lượng
nhưng chỉ chiếm 17,1% về giá trị [26]. Nghiên cứu năm 2009 tại của Vũ Thị
Thu Hương tại một số bệnh viện đa khoa, tại các bệnh viện tuyến trung ương
thuốc nội chiếm từ 25,5 đến 36,8%, tại các bệnh viện tuyến tỉnh, số thuốc nội
cao nhất là 41,1% tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương và thấp nhất là
22,6% (bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng). Tại các bệnh viện tuyến huyện, tỷ
lệ số khoản mục và giá trị thuốc nội sử dụng cao hơn bệnh viện tuyến tỉnh và
9


trung ương, với số khoản mục từ 48,5% đến 55,5% và giá trị sử dụng từ
39,3% đến 53,2% [22]. Nghiên cứu năm 2012, tại bệnh viện Trung ương Huế,
các thuốc nhập khẩu từ các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao nhất trong
danh mục 50,7%, thuốc biệt dược chiếm 90,04% [33]. Với bệnh viện trường
đại học Y Dược Huế năm 2010, số lượng thuốc nội chiếm 45% danh trong
danh mục trúng thầu nhưng thực tế sử dụng chỉ chiếm 37,9% và giá trị sử

dụng chỉ chiếm 20,1%. Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015
cho thấy bệnh viện vẫn sử dụng nhiều thuốc nhập khẩu (75,8%), thuốc trong
nước chỉ chiếm 24,2% [30]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung Thanh
Hóa năm 2015, tỷ lệ giá trị thuốc sản xuất trong nước cao hơn là 81,4 %, tỷ lệ
thuốc theo tên gốc chiếm 4,37% [17]. Tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Lộc,
Thanh Hóa năm 2015 thuốc nhập khẩu chiếm 28,9% về giá trị [25]. Nghiên
cứu tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2011, tỷ lệ thuốc sản xuất ở trong
nước là 43,4,6%. Điểm đáng chú ý là trong số các thuốc sản xuất ở nước
ngoài được sử dụng tại các bệnh biện, có một tỷ lệ lớn các thuốc sản xuất tại
các nước đang phát triển...Tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ giá trị mua
thuốc từ các nước Ấn Độ, Bangladesh, Philippin, Hàn Quốc…chiếm 72,7%
[27]. Thuốc thành phẩm xuất xứ từ các quốc gia này chứa các hoạt chất thông
thường, trùng lặp với các sản phẩm trong nước [4]. Đối với bệnh viện đa khoa
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, trong các thuốc nhập khẩu, chủ yếu các thuốc
được sản xuất tại Ấn Độ, Romania, Cyprus, Đức...trong đó thuốc nhập khẩu
từ Ấn Độ chiếm 7,04% giá trị sử dụng [25].
1.2.3. Về thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược
Thuốc mang tên gốc chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục cũng là một
bất cập trong sử dụng thuốc tại các bệnh viện. Theo các chuyên gia, sử dụng
thuốc theo tên thương mại có thể gây lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc do
thuốc mang một tên thương mại có giá thành cao hơn thuốc mang tên gốc, vì
nhà sản xuất phải đầu tư chi phí nghiên cứu, xây dựng thương hiệu và bảo hộ
10


tên thương mại. Nghiên cứu tại 5 bệnh viện tuyến trung ương, 14 bệnh viện
tuyến tỉnh và 17 bệnh viện tuyến huyện năm 2009 cho thấy thấy thuốc mang
tên gốc có số loại và giá trị sử dụng trong các bệnh viện nghiên cứu đều thấp
hơn thuốc mang tên biệt dược và không có sự khác biệt ở các tuyến. Tại các
bệnh viện tuyến trung ương: số khoản mục thuốc mang tên gốc chiếm từ

32,6% đến 35,1%, tại bệnh viện C Đà Nẵng là 35,1%, tại bệnh viện E là
32,6%. Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm từ 21,1% đến 31,2%, tại bệnh
viện C Đà Nẵng là 31,2%, tại bệnh viện Chợ rẫy là 21,1%. Tại các bệnh viện
tuyến tỉnh, thuốc mang tên gốc chiếm tỷ lệ từ 22,4% đến 46%, tại bệnh viện
đa khoa Điện Biên chiếm 46%, tại bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội chiếm
22,4%. Giá trị sử dụng nhóm thuốc này chiếm tỷ lệ từ 12,1% đến 38,1%, tại
bệnh viện đa khoa Điện Biên chiếm 38,1%, tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng
chiếm 12,1% [22]. Tại các bệnh viện tuyến huyện, số thuốc mang tên gốc
chiếm tỷ lệ cao nhất, nằm trong khoảng 35,5% (Bệnh viện Thủ Đức– Thành
phố Hồ Chí Minh) đến 47,8% (Bệnh viện huyện Simacai– Lào Cai). Tuy
nhiên, giá trị sử dụng thuốc mang tên gốc của tuyến bệnh viện này chỉ chiếm
tỷ lệ từ 17,8% đến 21,8%, thấp hơn tuyến trung ương và tuyến tỉnh [22].
Thông tư 21/2013/TT–BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc
genergic) hoặc thuốc mang tên chung quốc tế (INN), hạn chế sử dụng tên
biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [8]. Thuốc generic có giá thành thấp
hơn thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu
chi phí điều trị. Thực tế cho thấy hiện nay các bệnh viện đang ưu tiên sử dụng
các nhóm thuốc generic, chỉ ngoại trừ một số hoạt chất chuyên khoa đặc trị
được nhập từ các nước phát triển. Theo một nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình Dương năm 2015 chủ yếu là các thuốc generic chiếm tỷ lệ 95,7%
khoản mục thuốc và 88,9% tổng giá trị sử dụng [34]. Kết quả này khá tương
đồng với kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện như Bệnh viện đa khoa Bà
Rịa năm 2015, thuốc generic chiếm 82,1% về số lượng và 73,54% về giá trị
11


sử dụng [16]. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, tỷ lệ số lượng thuốc
Generic chiếm 92,8% và giá trị sử dụng chiếm 95,5% [19]. Tại bệnh viện đa
khoa huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa thuốc gốc chiếm 75,45% [25].
1.2.4. Về cơ cấu nhóm điều trị

Phân tích cơ cấu nhóm thuốc sử dụng tại một số bệnh viện đa khoa của
Vũ Thị Thu Hương năm 2009 cho thấy 3 tuyến bệnh viện có chung một số
nhóm có giá trị sử dụng cao nhất là: kháng sinh, tim mạch, tiêu hóa, dịch
truyền, NSAIDS, nội tiết tố và vitamin. Nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao
nhất ở cả ba tuyến, trong đó tỷ trọng kháng sinh của bệnh viện tuyến huyện
cao nhất 43,1% và tuyến trung ương thấp nhất 25,7 %. Vitamin, dịch truyền
và corticoid cũng là những nhóm trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao
nhất tại tất cả các tuyến bệnh viện. Năm 2009, giá trị vitamin chiếm 2,7% ở
tuyến trung ương, 2,2% ở tuyến tỉnh và 6,3% ở bệnh viện tuyến huyện được
nghiên cứu [22]. Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện năm 2010, tỷ lệ tiền
thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ
so với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong
cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5%
(năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010). Nghiên cứu tại các bệnh viện trên
địa bàn tỉnh Nam Định năm 2014, khoáng chất và vitamin đứng thứ tư về giá
trị sử dụng sau nhóm kháng sinh, tim mạch, hocmon và thuốc tác động vào hệ
thống nội tiết với 3%. Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử dụng
thuốc hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt tuyến tỉnh, huyện chưa
thực hiện tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho người
bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh [15]. Ngoài ra một số bệnh viện tỷ lệ
thuốc nhóm khoáng chất và vitamin còn tương đối cao. Nghiên cứu tại các
bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nam Định, khoáng chất và vitamin đứng thứ tư về
giá trị sử dụng sau nhóm kháng sinh, tim mạch, hocmon và thuốc tác động
vào hệ thống nội tiết.
12


1.2.5. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng
Đường đưa thuốc vào cơ thể là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới sự hấp thu,
tác dụng của thuốc. Một số thuốc khi dùng theo các đường đưa thuốc khác

nhau thì tác dụng của thuốc cũng khác nhau. Đường dùng được khuyến cáo
trong các trường hợp điều trị thông thường là đường uống nhưng trong một số
trường hợp cần thiết vẫn cần đường tiêm, tiêm truyền và các đường dùng
khác. Việc sản xuất thuốc tiêm cần có công nghệ cao, dây chuyền sản xuất
hiện đại, trang thiết bị phức tạp hơn so với các thuốc khác. Do đó, giá thành
chi phí cho thuốc tiêm cũng như việc sử dụng loại thuốc này thường cao hơn
các dạng thuốc khác rất nhiều lần [34]. Trong một nghiên cứu của Vũ Thị Thu
Hương năm 2009 tại một số bệnh viện đa khoa thì các khoản mục thuốc tiêm
truyền và giá trị tiêu thụ của thuốc tiêm truyền chiếm một tỷ lệ rất cao ở tất cả
các tuyến bệnh viện. Tại các bệnh viện tuyến trung ương, số khoản mục thuốc
tiêm chiếm tỷ lệ từ 62,6% đến 69,7%. Trong đó tại bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên có 69,7%, Bệnh viện E (62,6%). Giá trị sử dụng nhóm
thuốc tiêm của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chiếm 74,7%.
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh giá trị sử dụng thuốc tiêm chiếm tỷ lệ từ 46,1%
đến 65,3%. Trong đó Bệnh viện Đa khoa Hải Dương có 65,3% giá trị thuốc
sử dụng là thuốc tiêm trong tổng chi phí thuốc của bệnh viện. Tại các bệnh
viện tuyến huyện: Tỷ lệ giá trị sử dụng của thuốc tiêm truyền trong tổng chi
phí thuốc của bệnh viện có thấp hơn ở các bệnh viện tuyến trung ương và
tuyến tỉnh nhưng vẫn ở mức cao dao động từ 44,1% đến 51,2%. Các dạng
thuốc khác (thuốc đặt, thuốc phun mù, thuốc dùng ngoài da...) chiếm tỷ lệ
thấp trong danh mục. Số thuốc nhóm này chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 6,7%
với giá trị sử dụng trung bình chiếm khoảng 4,5% [22].

13


1.2.6. Về thuốc đơn thành phần, đa thành phần
Hiện nay nhiều hãng dược phẩm nghiên cứu kết hợp 2 - 3 hoạt chất
trong một thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị, hoặc tạo sự tiện lợi trong sử
dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự kết hợp nhiều hoạt chất chỉ

nhằm mục đích tạo nên sự khác biệt tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường dược phẩm gây khó khăn cho việc lựa chọn thuốc của các bệnh
viện. Ưu tiên sử dụng thuốc đơn thành phần là chủ trương của Bộ Y tế. Tại
các bệnh viện, thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ lớn về số lượng và giá trị sử
dụng. Trong một nghiên cứu năm 2009, tỷ lệ trung bình số thuốc và giá trị sử
dụng của thuốc đơn thành phần khoảng 86%, tuy nhiên tỷ lệ này giữa các
tuyến bệnh viện không giống nhau. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần tại các bệnh
viện tuyến huyện cao hơn tuyến trung ương. Các thuốc đa thành phần tập
trung ở một số nhóm thuốc kháng sinh, tim mạch, vitamin, đái tháo đường,
thuốc mắt và thuốc dùng ngoài da [22]. Nghiên cứu của Lê Văn Lâm tại bệnh
viện đa khoa Vĩnh Lộc, Thanh Hóa năm 2015, thuốc đơn thành phần chiếm
93,54% về số lượng, 92,92% về giá trị [25]. Còn tại Bệnh viện nội tiết Thanh
Hóa, thuốc đơn thành phần chiếm 86,6% về số lượng 74,6% về giá trị [29].
1.2.7. Phân tích ABC, VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam
Phân tích ABC/VEN cùng với các phương pháp khác như phân tích
nhóm điều trị; phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD)
đều là công cụ hữu ích giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục và phát hiện được
các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý. Tại Việt Nam Việc phân tích
ABC, VEN ở nước ta đã được Bộ Y tế đưa vào Thông tư số 21/2013/TT-BYT
ban hành ngày 08/8/2013, đây là một trong những phương pháp phân tích để
phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây
dựng DMT bệnh viện. Vũ Thị Thu Hương sử dụng phương pháp phân tích
ABC là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây
dựng và thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa và nhận thấy các bệnh
14


viện đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất
trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% - 13,1% số
khoản mục thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong

bệnh viện. Chính vì thế cần ưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ
các thuốc thuộc nhóm A này [22]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lâm thì
tại bệnh viện huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2015 thuốc A chiếm 80%
giá trị sử dụng với 22% số khoản mục. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc chế phẩm y học cổ truyền có số khoản
mục cao nhất. Trong các thuốc nhóm A, thuốc tối cần (V) chỉ chiếm 10% về
giá trị sử dụng, nhóm thuốc không thiết yếu (N) chiếm 35% về giá trị sử
dụng. Các thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn tập trung ở nhóm chế
phẩm y học cổ truyền, nhóm thuốc điều trị tai, mũi họng, thuốc đường tiêu
hóa, thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm, điều trị gut, vitamin và khoáng chất
[25]. Theo nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc
hạng A chiếm 8,7% về số lượng khoản mục và 81% về giá trị sử dụng, thuốc
hạng B chiếm 15,7% về số lượng khoản mục và 14,1% về giá trị sử dụng,
thuốc hạng C chiếm 75,6% về số lượng khoản mục và 4,9% về giá trị sử
dụng. Cũng tại bệnh viện này, thuốc nhóm E có số khoản mục chiếm tỷ lệ cao
nhất 68,7% và cao nhất về giá trị sử dụng 74,7% . Nhóm V chiếm tỷ lệ 22,4%
số khoản mục và chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng 17,7% . Nhóm N chiếm tỷ lệ
thấp nhất về khoản mục 8,9% cũng như giá trị sử dụng 7,6% [19]. Tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bình Dương, hạng A có số loại thuốc ít nhất, chiếm tổng giá
trị sử dụng cao nhất, gồm có 90 hoạt chất với 123 khoản mục chiếm 16,6%;
giá trị sử dụng là 108.296,4 triệu đồng chiếm 78,8% tổng giá trị sử dụng
thuốc. Hạng B gồm có 147 khoản mục chiếm 19,8%; giá trị sử dụng là
20.784,2 triệu đồng chiếm 15,1% tổng giá trị sử dụng thuốc. Hạng C có số
loại thuốc nhiều nhất, chiếm tổng giá trị sử dụng thấp nhất gồm có 471 khoản
mục chiếm 63,6%; giá trị sử dụng là 8.310,9 triệu đồng chiếm 6,0% tổng giá
15


trị sử dụng thuốc. Nhóm AE là nhóm cần thiết cho điều trị sử dụng nhiều
ngân sách nhất gồm 75 khoản mục chiếm 42,6% tổng giá trị sử dụng thuốc.

Nhóm AN gồm có 03 nhóm thuốc tác dụng dược lý, gồm có 04 thuốc thuộc
nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung
dịch tiêm truyền khác chiếm 42,3% tổng giá trị nhóm AN sử dụng. Thuốc
Bisoprolol (Concor Cor 2.5mg) được sử dụng số lượng rất lớn, chiếm giá trị
sử dụng cao nhất trong nhóm AN là 45,9% [34]. Như vậy, việc thực hiện
phân tích ABC, VEN đã cung cấp một dữ liệu khá khách quan trong việc phát
hiện những bất cập, giúp giảm thiểu chi phí và loại bỏ các vấn đề đã phát sinh
trong quá trình mua sắm và sử dụng thuốc tại các bệnh viện.
1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và nhân lực
Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên là mô hình lồng ghép quản lý 2 phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật (tuyến 3 và tuyến 4) tương đương bệnh viện hạng
III với quy mô 115 giường bệnh. Trung tâm có chức năng dự phòng: Thực
hiện các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu từ tuyến cơ sở, củng cố hoàn thiện mạng lưới
y tế cơ sở. Chức năng khám, chữa bệnh của trung tâm là khám, chữa bệnh ban
đầu của người có thẻ bảo hiểm y tế và các đối tượng khác. Tại Trung tâm đã
thực hiện được 2003 dịch vụ kỹ thuật thuộc các chuyên ngành: Hồi sức cấp
cứu, Ngoại, Sản, Nội, Nhi, Lây, Y học cổ truyền, phục hồi chức năng, Tai –
Mũi – Họng, Răng – Hàm mặt, Mắt. Các kỹ thuật cận lâm sàng gồm: X
quang, siêu âm màu, điện tim, điện não. Các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm
an toàn sinh học cấp 2. Trung tâm đang triển khai lắp đặt trang thiết bị để
triển khai thực hiện các ký thuật đo loãng xương, đo chức năng hô hấp, đo độ
ô nhiễm môi trường khí hậu.
Để đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh được hiệu quả và phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên đã
16



×