Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 83 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÒ VĂN CHIẾN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TRÊN
BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÒ VĂN CHIẾN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TRÊN
BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Thời gian thực hiện: 15/5/2017 đến 15/9/2017



HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Hiệu trưởng, Ban giám hiệu,
Phòng Sau đại học, bộ môn Dược lâm sàng và các Thầy Cô trường Đại học Dược
Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương –
Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, động viên, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn BS.CKI Vũ Thị Minh cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2017
Học viên

Lò Văn Chiến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN ................................................................................3

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ..........................................................3
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại ...........................................................................................................3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................................5
1.1.4. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2 ...................................................................6
1.1.5. Biến chứng đái tháo đường ............................................................................6
1.2. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ..........................................................9
1.2.1. Mục tiêu điều trị ..............................................................................................9
1.2.2. Phương pháp điều trị ....................................................................................10
1.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ...........................................13
1.3.1. Các sunfonylurea ...........................................................................................13
1.3.2. Các biguanid ..................................................................................................15
1.3.3. Glitazon (thiazolidinedion – TZD)...............................................................16
1.3.4. Các thuốc ức chế –glucosidase ...................................................................18
1.3.5. Meglitinides ....................................................................................................19
1.3.6. Benflurex ........................................................................................................19
1.3.7. Incretin ...........................................................................................................20
1.3.8. Insulin .............................................................................................................21
CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............24

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ......................................................................................24

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................................24


2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................24
2.2.2. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................24
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................26
2.3.1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú.............26
2.3.2. Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường .........................26
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sau 3 tháng điều trị .......................................................27
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ...................................................................27
2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị ........................................................27
2.4.2. Cơ sở để phân tích việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường cho bệnh
nhân mới chấn đoán ................................................................................................28
2.4.3. Cơ sở để phân tích sử dụng Insulin trên bệnh nhân mới chẩn đoán .......28
2.4.4. Một số công thức sử dụng trong nghiên cứu ..............................................29
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................................................29
CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................30

3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU ...................................30
3.1.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................30
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu (T0) ..........31
3.2. PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ........................................................................32
3.2.1. Khảo sát sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú
...................................................................................................................................32
3.2.2. Phân tích sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường trên bệnh nhân ngoại

trú..............................................................................................................................41
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG ...................................43
3.3.1. Kiểm soát FPG sau 3 tháng ..........................................................................43
3.3.2. Kiểm soát HbA1c sau 3 tháng ......................................................................44
3.3.3. Kiểm soát HA sau 3 tháng điều trị ..............................................................45
3.3.4. Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng..................................................................45


CHƯƠNG 4.

BÀN LUẬN ..................................................................................47

4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU ...................................47
4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu .....................................47
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu .................48
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG NGHIÊN CỨU 49
4.2.1. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu .......................49
4.2.2. Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm T0 ...................................................49
4.2.3. Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm T1 và T2 ........................................55
4.2.4. Phân tích sử dụng thuốc tại thời điểm T3 ...................................................55
4.2.5. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị ..............................57
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 3 THÁNG ...................................57
4.3.1. Kiểm soát FPG sau 3 tháng điều trị ............................................................57
4.3.2. Kiểm soát HbA1c sau 3 tháng điều trị ........................................................58
4.3.3. Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng điều trị......................................................59
4.3.4. Kiểm soát lipid máu ......................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ace–CoA

Acetyl Coenzym A

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association)

ADP

Adenosin Diphosphat

ALAT

Alanin Amino Transferase

ASAT

Aspartat Amino Transferase

ATP

Adenosin Triphosphat

BMI

Chỉ số khối cơ thể hay còn gọi chỉ số Quetelet (Body Mass Index)


BN

Bệnh nhân

BYT

Bộ Y tế

CCĐ

Chống chỉ định

CL-Cr

Độ thanh thải creatinin

DPP – 4

Dipeptidyl peptidase IV

ĐTĐ

Đái tháo đường

FDA

Cục quản lý thuốc & thực phẩm Mỹ (Food and Drug
Administration)


FPG

Glucose huyết tương lúc đói (Fast plasma glucose)

GLP – 2

Glucagon-like peptid

GLUT

Protein vận chuyển glucose vào tế bào (Glucose transporter)

HbA1c

Hemoglobin gắn glucose (Glycosylated Hemoglobin)

HDL – C

High density lipoprotein cholesterol

IDF

Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (International Diabetes
Federation)

LDL – C

Low density lipoprotein cholesterol

Met


Metformin

NXB

Nhà xuất bản

PPARg

Peroxisome Proliferator Activated Receptor gamma




Quyết định

RLTH

Rối loạn tiêu hóa

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SU

Sulfonylurea

TB


Giá trị trung bình

TDKMM

Tác dụng không mong muốn

THA

Tăng huyết áp

TNFα

Yếu tố hoại tử bướu α (Tumor necrosis factor–α)

TZD

Thiazolidinedione

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt ĐTĐ týp 1 và týp 2 theo IDF (2005) ..........................................4
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ
Y tế năm 2014 .............................................................................................................9
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế
năm 2017 ...................................................................................................................10
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của

BYT 2014 ..................................................................................................................27
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của
BYT 2017 ..................................................................................................................28
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ................................................................30
Bảng 3.2. Chỉ số đường huyết của bệnh nhân tại T0 ................................................31
Bảng 3.3. Phân loại huyết áp bệnh nhân tại T0.........................................................32
Bảng 3.4. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 sử dụng trong nghiên cứu.........32
Bảng 3.5. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp sử dụng trên bệnh nhân .............34
Bảng 3.6. Các nhóm statin sử dụng trên bệnh nhân ..................................................34
Bảng 3.7. Phác đồ điều trị tại thời điểm T0 ..............................................................35
Bảng 3.8. Các phác đồ điều trị đái tháo đường tại T0, T1 và T2 ..............................36
Bảng 3.9. Các phác đồ điều trị tại thời điểm T3 .......................................................37
Bảng 3.10. Các dạng thay đổi phác đồ giữa T0 và T3 ..............................................38
Bảng 3.11. Các dạng thay đổi phác đồ trên bệnh nhân không đạt HbA1c mục tiêu 39
Bảng 3.12. Các tác dụng không mong muốn gặp trong điều trị ...............................40
Bảng 3.13. Ngưỡng đường huyết trên bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp thuốc
đường uống hoặc insulin ...........................................................................................41
Bảng 3.14. Phân loại mức liều metformin theo chức năng thận của bệnh nhân .......42
Bảng 3.15. Phân tích sử dụng thuốc theo BMI của bệnh nhân .................................42
Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ số FPG qua 3 tháng điều trị ...........................................43
Bảng 3.17. Sự thay đổi chỉ số FPG qua 3 tháng điều trị ...........................................44
Bảng 3.18. Sự thay đổi HA qua 3 tháng điều trị .......................................................45
Bảng 3.19. Sự thay đổi chỉ số lipid máu sau 3 tháng điều trị ...................................45


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Kiểm soát FPG sau 3 tháng điều trị ..........................................................43
Hình 3.2. Tỷ lệ bệnh nhânkiểm soát lipid máu theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ BYT
2014 ...........................................................................................................................46



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính có liên quan
đến tăng glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat,
lipid và protein. Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy
mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch. Bệnh có tỷ
lệ mắc cao ở cộng đồng và đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Ở các nước phát triển, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm và được xếp vào nhóm bệnh không lây phát triển
nhanh nhất thế giới. Trong các loại ĐTĐ thì ĐTĐ týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 85% 95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ [4], [22].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415
triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11 người
có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tương đương cứ 10
người có 1 người bị ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm
không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ týp 2 đang có
xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận. Mặc dù vậy có tới 70% trường hợp ĐTĐ týp 2 có
thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh
dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực [9].
Ở Việt Nam, ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức
độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa. Theo nghiên cứu của Bệnh viện nội tiết
Trung ương, năm 2012 cả nước chỉ có 2,7 % dân số mắc bệnh ĐTĐ, nhưng đến
năm 2012 điều tra tại 6 vùng trên cả nước tỷ lệ này đã tăng lên gần 5,7%, đối với tỷ
lệ tiền đái tháo đường cũng có sự gia tăng từ 7,7% (năm 2002) lên tới 12,8% (năm
2012). Tỷ lệ mắc cao nhất là ở Tây nam bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%
[1]. Hiện nay bệnh ĐTĐ tăng nhanh không chỉ ở thành phố và các khu công nghiệp
mà còn cả ở các khu vực trung du và miền núi. Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng
nổ của căn bệnh này là do cách sống thời đại ngày nay: đó là cuộc sống ít hoạt động
theo phong cách công sở và chế độ ăn uống không phù hợp.


1


Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh mà chỉ là nhằm làm
giảm các triệu chứng, biến chứng do tăng glucose máu gây ra trên mắt, thần kinh,
thận, tim, mạch máu... Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường phải dùng thuốc suốt đời,
theo đó việc dùng thuốc lâu dài trở thành gánh nặng cá nhân, các bệnh viện nói
riêng và cho xã hội nói chung. Đó là chi phí mua thuốc, chi phí khám chữa bệnh
cùng với hậu quả sự giảm sức lao động xã hội của các bệnh nhân mắc bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La là một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thực
hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Hiện nay, Khoa khám
bệnh đã triển khai phòng khám mạn tính để quản lý và theo dõi việc điều trị ngoại
trú của một lượng lớn bệnh nhân đái tháo đường theo chương trình quản lý đái tháo
đường quốc gia. Trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên việc khảo sát,
đánh giá một cách toàn diện tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trên BN ngoại trú
tại bệnh viện vẫn chưa được thực hiện.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều
trị đái tháo đường týp 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Sơn La” với ba mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
2. Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết, huyết áp và lipid máu của bệnh
nhân sau 3 tháng điều trị.
Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị trên bệnh
nhân đái tháo đường týp 2 tại khoa Khám bệnh – phòng khám mạn tính, bệnh viện
Đa khoa tỉnh Sơn La.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính có liên
quan đến sự tăng glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hoá
carbohydrat, lipid và protein. Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh
lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động
mạch [10].
Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ-ADA (2008): ĐTĐ là một nhóm các bệnh
lý chuyển hóa đặc trưng để tăng glucose máu do khiếm khuyết insulin, khiếm
khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây
tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim mạch và mạch máu [2].
Khái niệm khác, ĐTĐ là do thiếu hụt insulin về số lượng hoặc về chất lượng dẫn
đến tăng glucose máu, có thể có đường trong nước tiểu, kèm theo rối loạn chuyển
hoá lipid, protid và các tổn thương của hệ mạch [12].
1.1.2. Phân loại
Dựa vào sinh lý bệnh, ĐTĐ được chia thành hai nhóm cơ bản [2], [7]:
- ĐTĐ typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế
bào β nguyên phát của đảo Langerhans tụy. Tụy không bài tiết đủ insulin nên phải
điều trị bằng insulin bổ sung từ bên ngoài vào.
- ĐTĐ týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): do kháng insulin kết hợp với giảm
khả năng bài tiết insulin, tổn thương tại receptor insulin (giảm số lượng hoặc giảm
tính cảm thụ của receptor). Insulin máu vẫn bình thường hoặc có khi còn tăng.
- Các týp đặc hiệu khác
+ Giảm chức năng tế bào β hoặc giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen.
+ Bệnh lý của tụy ngoại tiết, tụy nội tiết.

+ Bệnh lý tăng glucose huyết do thuốc (hormon tuyến giáp, corticoid..) hoặc hóa
chất.
+ Bệnh nhiễm khuẩn.

3


+ Các thể ĐTĐ qua trung gian miễn dịch không phổ biến.
+ Một số bệnh gen cũng có thể gây ra ĐTĐ.
- Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện
lần đầu trong thai kỳ, không phải ĐTĐ thực sự. Áp dụng với mọi mức độ rối loạn
của dung nạp glucose, đường huyết tiếp tục tăng sau khi sinh và không loại trừ
trường hợp bệnh nhân đã có ĐTĐ từ trước khi có thai nhưng chưa được chẩn đoán.
Bảng 1.1. Phân biệt ĐTĐ týp 1 và týp 2 theo IDF (2005) [16]
Đặc điểm

Đái tháo đường

Đái tháo đường

týp 1

týp 2

Tuổi

Thường < 40 tuổi

Thường > 40 tuổi


Khởi phát

Rầm rộ, đủ các triệu

Chậm, thường không rõ

chứng

triệu chứng

- Sút cân

- Thể trạng béo

nhanh chóng.

- Tiền sử gia đình có người

- Đái nhiều.

mắc bệnh đái tháo đường

- Uống nhiều

týp 2.

Biểu hiện lâm sàng

- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ
mắc cao.

- Chứng tiêu gai đen
- Hội chứng buồng trứng đa
nang
Nhiễm ceton, tăng ceton

Dương tính

Thường không có

C-peptid

Thấp/Mất

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể:

- Kháng thể kháng

- Kháng thể kháng tiểu đảo

Kháng đảo tụy (ICA)

tiểu đảo Langerhans

Langerhans (-)

Kháng Glutamic acid

(+)


- Kháng thể kháng glutamic

decarboxylase 65 (GAD

- Kháng thể kháng

acid decarboxylase (-)

65) Kháng Insulin (IAA)

glutamic acid

trong máu, nước tiểu

4


Kháng Tyrosine

decarboxylase (+0

phosphatase (IA-2)
Kháng Zinc Transporter
8 (ZnT8)
Điều trị

Bắt buộc dùng

Thay đổi lối sống, dùng


insulin

thuốc ĐTĐ uống hoặc
insulin

Cùng hiện diện với với



Hiếm

bệnh tự miễn khác
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
- Đái tháo đường typ 1: Đặc trưng của ĐTĐ týp 1 là sự thiếu hụt insulin tuyệt đối.
Các tế bào β tuyến tụy chủ yếu bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, hiếm
trường hợp là ĐTĐ týp 1 vô căn hoặc thứ phát. Do đó cần phải sử dụng insulin
ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây
hôn mê và tử vong [10].
- Đái tháo đường týp 2: Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin [22].
Rối loạn tiết insulin: Nghĩa là tế bào β đảo tụy bị rối loạn khả năng sản xuất insulin
bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hóa
glucose bình thường. những rối loạn có thể là:
+ Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin.
+ Bất thường về số lượng tiết insulin.
- Rối loạn tiết insulin:
Do tế bào β bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin. Có thể là các nguyên nhân sau:
- Giảm sự xuất hiện protein vận chuyển glucose GLUT2 (glucose-transporter-2).
- Sự tích tụ triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến sự tích tụ triglyceride

trong tụy, là nguyên nhân gây ngộ độc lipid ở tụy.
- Sự tích lũy sợi fibrin giống amyloid trong tế bào β dẫn đến tổn thương và suy
giảm chức năng tế bào β.
- Tăng nhạy cảm tế bào β với chất ức chế trương lực α-andrenaric [23].
5


1.1.4. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2
1.1.4.1. Chẩn đoán xác định.
Theo quyết định số 3879/QĐ - BYT về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh nội tiết - chuyển hóa của bộ y tế năm 2014 [10], đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh ĐTĐ dựa vào:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay ≥7 mmol/L). hoặc mức glucose
huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Hoặc:
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Hoặc, có các triệu chứng của ĐTĐ (lâm
sàng), mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Những điểm cần lưu ý:
- Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung
nạp glucose bằng đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày khác nhau.
- Có những trường hợp được chẩn đoán là ĐTĐ nhưng lại có glucose huyết lúc đói
bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ
"Đái tháo đường týp 2 - Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống".
1.1.4.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường
Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose huyết đói (IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100mg/dL
(5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc:
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi
làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống từ 7,8 mmol/L đến 11,0

mmol/L, hoặc:
- HbA1c từ 5,6 % đến 6,4%.
1.1.5. Biến chứng đái tháo đường
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính
Đái tháo đường hay nói chính xác hơn là tăng glucose máu ảnh hưởng không
nhiều bởi sự tăng glucose tạm thời trong máu mà nguy hiểm trở thành vấn đề thời

6


sự chính là bởi các biến chứng do hậu quả của sự tăng glucose máu kéo dài gây ra.
Có hai nhóm biến chứng cơ bản [2], [20]:
1.1.5.2. Các biến chứng cấp tính
 Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
 Do chuyển hoá không hoàn toàn protid, glucid, lipid vì thiếu insulin tạo ứ
đọng Ace–CoA, dẫn đến tăng tạo ra các thể cetonic trong máu. Nhiễm toan ceton
còn có thể do nhịn đói kéo dài, do rượu. Biến chứng này chủ yếu xảy ra ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 1, khi mà nồng độ glucose máu ≥ 13,9mmol/L (≥ 250mg/dL).
 Nhiễm toan acid lactic
 Là một rối loạn chuyển hoá nặng, tỷ lệ tử vong cao do thiếu oxy tổ chức vì
bất kỳ nguyên nhân nào hoặc do các thuốc ĐTĐ nhóm biguanid, hoặc tổn thương
gan. Biến chứng này thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
 Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
 Khi glucose máu ≥ 33,3 mmol/L (hay ≥ 600mg/dL) làm tăng áp lực thẩm
thấu máu dẫn đến mất nước tế bào, làm rối loạn cân bằng điện giải [10].
 Hạ đường huyết: Đây là một biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở BN
ĐTĐ. Phần lớn nguyên nhân là do điều trị bằng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết
dạng uống. Khoảng 10% BN bị xảy ra các cơn hạ đường huyết nghiêm trọng phải
điều trị cấp cứu. Thông thường khi mức đường huyết giảm dưới 70mg/dL được coi
là hạ đường huyết, nhưng phần lớn các triệu chứng lâm sàng chỉ sảy ra khi mức

đường huyết từ 45-50 mg/dL.
 Các bệnh nhiễm trùng cấp tính
 Khi glucose tăng cao sẽ làm chậm khả năng di chuyển của các bạch cầu hạt
dẫn đến sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm trùng. Và khi nhiễm trùng lại là nguy cơ
gây tăng glucose tạo vòng tròn bệnh lý làm nhiễm trùng nặng hơn.
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính của ĐTĐ liên quan chặt chẽ tới tổn thương hệ mạch. Bao
gồm hai nhóm bệnh là tổn thương trên vi mạch và tổn thương trên mạch máu lớn:
Tổn thương trên vi mạch

7


Tình trạng tăng nồng độ glucose máu mạn tính dẫn đến tăng quá trình
glucosyl hoá của hemoglobin (tạo ra HbA1c), của albumin (tạo ra fructosamin) sinh
ra các gốc tự do phá huỷ tế bào và vi mạch. Một giả thuyết khác: trong ĐTĐ,
glucose phải chuyển hoá polyol tạo ra fructose + sorbitol. Và chính sorbitol gây ra
bệnh lý thần kinh mạch máu phá huỷ mô [26].
 Tổn thương mắt
Bao gồm: Đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp, tổn thương đáy mắt.
 Bệnh lý cầu thận, thận
Thường xuất hiện sau 3 – 5 năm mắc bệnh ĐTĐ. Biểu hiện trước tiên là sự
tăng bài tiết microalbumin niệu, dần dần giảm khả năng lọc của cầu thận dẫn đến
giữ nước và phù xuất hiện [2].
 Bệnh lý thần kinh
Thường xuất hiện rất sớm và có tác giả cho rằng đó là một triệu chứng chứ
không phải biến chứng. Tổn thương thần kinh đặc hiệu nhất là tổn thương ngoại vi,
tỷ lệ tăng theo tuổi và thời gian bị bệnh. Đó là các triệu chứng đau, nóng rát ở bàn
chân, cẳng tay, cảm giác tê bì, kiến bò, liệt dương [6].
Tổn thương trên mạch máu lớn

 Bệnh tim mạch
Chính quá trình tăng sinh gốc tự do của ĐTĐ đã làm giảm tổng hợp nitro
oxyd (NO), từ đó phá huỷ lớp tế bào nội mạc. Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh
nhân ĐTĐ cao gấp 2,5 lần người không ĐTĐ [6].
 Tổn thương bàn chân
Là do sự phối hợp tổn thương mạch máu và thần kinh: loét bàn chân, nhiễm
trùng, hoại tử đầu chi, căng phồng mạch máu ở mu bàn chân.
 Tổn thương răng miệng
Do glucose máu tăng cao đã gây viêm, hoại tử các tổ chức quanh răng dẫn đến
viêm lợi, sâu răng, rụng răng.
Biến chứng thận: biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến
chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng dần theo thời gian. Bệnh nhân đái tháo
đường khởi phát bằng xuất hiện protein niệu. Sau đó khi chức năng thận giảm
8


xuống, ure máu và creatinin sẽ tích tụ trong máu. Bệnh nhân đái tháo đường là
nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Người mắc bệnh ĐTĐ
týp 2 sau 20 năm có tỷ lệ mắc bệnh thận từ 5% - 10% [18].
1.2. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
1.2.1. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 là đưa các rối loạn chuyển hóa về trạng thái bình
thường nhằm ngăn chặn và làm chậm tiến triển biến chứng mạn tính của ĐTĐ. Mục
tiêu điều trị nên được cá thể hóa trên từng bệnh nhân, duy trì glucose máu khi đói,
glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các
biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. Giảm cân nặng (với người
thừa cân) và không tăng cân (với người không thừa cân). Theo Quyết định số
3879/QĐ/BYT của Bộ Y tế năm 2014 về chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2, mục tiêu
điều trị ĐTĐ týp 2 được đặt ra như sau [10].
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

của Bộ Y tế năm 2014
Chỉ số

Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém

mmol/L

4,4- 6,1

≤ 6,5

> 7,0

4,4 - 7,8

7,8- ≤ 9,0

> 9,0

Glucose máu
Lúc đói
Sau ăn
HbA1c*


%

≤ 7,0

>7 đến ≤7,5

>7,5

Huyết áp

mmHg

≤ 130/80**

130/80 đến

>140/90

≤ 140/80

140/90

kg/m2

18,5 -23

18,5 - 23

≥ 23


Cholesterol toàn phần

mmol/L

<4,5

4,5 - ≤ 5,2

≥5,3

HDL-C

mmol/L

>1,1

≥0,9

<0,9

Triglycerid

mmol/L

1,5

≤ 2,3

>2,3


LDL-C

mmol/L

<1,7**

≤ 2,0

≥ 3,4

Non - HDL

mmol/L

2,5

3,4 - 4,1

> 4,1

BMI

* Mức HbA1C được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng.

9


** Huyết áp < 140/80mmHg khi không có bệnh thận ĐTĐ và < 130/80mmHg
cho người bệnh thận ĐTĐ.
*** Người có tổn thương tim mạch, LDL - C nên dưới 1,7mmol/l (dưới

70mg/dl).
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 theo Hướng dẫn điều trị ĐTĐ của Bộ Y
tế năm 2017 [9]
Mục tiêu

Chỉ số

HbA1c

< 7%

Glucose huyết tương

80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)

mao mạch lúc đói,
Đỉnh
huyết
trước glucose
ăn

<180 mg/dL (10.0 mmol/L)

tương mao mạch sau
ăn 1-2 giờ
Huyết áp

Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trương < 90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg
LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có

biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh

Lipid máu

tim mạch.
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và
>50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

1.2.2. Phương pháp điều trị
1.2.2.1. Chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn là một nguyên tắc cơ bản trong điều trị, tuy nhiên theo
nhiều nghiên cứu cho thấy già nửa số người bệnh không kiểm soát được chế độ ăn.
Việc điều trị bằng chế độ ăn phải đảm bảo các muc tiêu: Kiểm soát đường máu ở
mức thích hợp, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhất là rối loạn lipid máu và
THA, khẩu phần ăn phải đầy đủ dinh dưỡng cũng như vitamin và khoáng chất vi

10


lượng. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần khẩu phần ăn có thể giảm cân, nhất là đối với
người thừa cân [5].
Theo khuyến cáo của WHO BN ĐTĐ cần [16].
- Chọn thức ăn có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn chế độ ăn ít mỡ bão hòa.
- Hạn chế muối đường.
- Tăng lượng rau quả.
- Sử dụng hạn chế rượu, bia.
Việc phân bố bữa ăn hợp lý là rất quan trọng, ngoài 3 bữa ăn chính còn các bữa

ăn phụ vào giữa các buổi sáng, trưa và chiều. Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ là cần
thiết vì tránh được tai biến hạ glucose máu vào ban đêm và hiệu ứng somogyi vào
buổi sáng hôm sau [2], [23].
1.2.2.2. Chế độ luyện tập
Để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol và ĐTĐ, người trưởng thành
cần 30 phút hoạt động vừa phải trong hầu hết và tốt nhất là tất cả những ngày trong
tuần bằng các hoạt động đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi ... Mức hoạt động này
cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, ung thư đại tràng, THA, ĐTĐ và những vấn
đề sức khỏe khác với cường độ về sau càng tăng hơn. Thời gian trong một ngày có
thể chia ra mỗi lần 15 phút hoặc 10 phút. Nếu cần cố gắng để duy trì cân nặng và dự
phòng tăng cân, cần 60 phút hoạt động từ vừa đén mạnh hết những ngày trong tuần,
đồng thời cần chú ý lượng calo thu vào chỉ cần vừa đủ dể duy trì cân nặng, nếu cần
để giảm cân nên cố gắng 60 phút - 90 phút hoạt động mạnh vừa phải và không thu
nhận thừa calo. Cần chọn những hoạt động dễ thực hiện và trở thành thói quen hàng
ngày, đảm bảo thuận lợi thời gian để duy trì hoạt động [24].
1.2.2.3. Điều trị bằng thuốc
Lựa chọn ban đầu:
- Với chế độ đơn trị liệu, nên dùng metformin.
- Với những người có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) trên 23,0
và/hoặc vòng eo lớn, người có BMI dưới 23 nên chọn nhóm sulfonylurea.

11


- Với những người có mức glucose máu cao (glucose lúc đói trên 13,0mmol/l;
HbA1c trên 9,0% có thể dùng cân nhắc dùng hai loại thuốc viên hạ glucose máu.
+ Nếu HBA1C > 9,0% mà mức đường huyết lúc đói >15,0mmol/l có thể chỉ
định dùng ngay insulin [10].
Bảng 1.4. Chọn thuốc uống đái tháo đường týp 2 [3].
Thuốc


Nên chọn

Không nên chọn
– Tình trạng nhiễm
toan lactic

Metfomin/Glitazon

– Béo phì
– Rối loạn lipid

Sulfonylurea

– Glucose máu lúc đói> 13,7 mmol/L – Hạ glucose máu
– Glucose máu bất kỳ>16,5 mmol/L – Tăng cân trở lại

– Dị ứng thuốc
Acarbosse–Voglibose

– Tăng glucose máu sau ăn.

– Rối loạn tiêu hóa

Thiazolidinedines–
Glitazon

– Béo phì
– Rối loạn lipid máu, điều trị
metformin không kết quả.


– Bệnh mạch vành
– Bệnh gan

Metfomin/Sulfonylure

– Béo phì
– Rối loạn lipid
– Glucose máu lúc đói> 13,7 mmol/L
– Glucose máu bất kỳ>16,5 mmol/L

– Tình trạng nhiễm
toan lactic
– Thiếu Oxy tổ chức
– Hạ glucose máu
– Dị ứng thuốc

ThiazolidinedinesSulfonylurea

– Béo phì
– Rối loạn lipid
– Không dung nạp với meformin
– Glucose máu bất kỳ>16,5 mmol/L

– Hạ glucose máu
– Tăng cân trở lại
– Dị ứng thuốc

Acarbosse–
Sulfonylurea


– Tăng glucose máu sau ăn.
– Rối loạn tiêu hóa
– Glucose máu lúc đói> 13,7 mmol/L – Hạ glucose máu
– Glucose máu bất kỳ>16,5 mmol/L – Dị ứng thuốc
– Glucose máu sau kiểm soát kém

– Sulfonylurea/ insulin

– Glucose máu lúc đói> 13,7 mmol/L – Hạ glucose
– Glucose máu bất kỳ>16,5 mmol/L. – Dị ứng thuốc

12


1.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Hiện nay trong điều trị ĐTĐ cả týp 1 và týp 2 có 2 nhóm cơ bản:
- Nhóm bào chế dạng tiêm: insulin và chế phẩm.
- Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 được chia thành các nhóm chính dựa trên
cơ chế tác dụng:
+ Nhóm kích thích và bài tiết insulin: sulfolyurea, meglitimid.
+ Nhóm tăng tác dụng insulin tại cơ quan đích biguanid (metfomin),
thiazolidinedione, benfluorex.
+ Nhóm có tác dụng giống incretin hoặc kéo dài tác dụng của incretin: đồng
vận GLP-1 và thuốc ức chế DPP-4.
+ Nhóm ức chế hấp thụ glucose tại ruột: acarbose và miglitol.
1.3.1. Các sunfonylurea
+ Phân loại: chia làm hai thế hệ [8].
- Thế hệ 1 gồm: acetohexamid, carbatamid, clopropamid, tolazamid, tolbutamid.
Hiện ít sử dụng do có nhiều tác dụng phụ (carbatamid ức chế tủy xương, tolbutamid

tác dụng trên tim mạch...).
- Thế hệ 2 gồm: glibenclamid, gliclazid, glimepirid, glipizid, gliquidon, gliburid.
Cơ chế tác dụng
- Các sunfolylurea tác động nhiều vào các khâu khác nhau để tăng nồng độ
insulin trong máu đó là :
Kích thích tụy tiết insulin: Thông qua các kênh kali phụ thuộc ATP (gọi tắt là
kênh K-ATP) và kênh canxi phụ thuộc điện thế nằm trên thành tế bào β của tụy,
hoạt động của các hợp thụ thể này gây mở kênh canxi phụ thuộc điện thế, đưa Ca2+
vào trong mảng tế bào liên kết với calmodulin gây giải phóng insulin từ các hạt
chứa ra ngoài tế bào máu.
Các phân tử glucose cũng gây tăng tiết insulin tương tự như SU: glucose vào nội
bào được phosphoryl hóa bởi glucokianase và chuyển hóa trong ty lạp thể, tại đây
ATP được tạo ra từ ADP, khi nồng độ ATP cao và ADP thấp hoặc khi glucose
huyết tăng sẽ làm kênh K-ATP đóng lại, ion K+ tích lũy trong nội bào tăng cao gây
khử cực, kênh canxi phụ thuộc hiệu điện thế lại mở ra, ion Ca2+ vào trong màng tế

13


bào, nồng độ cao Ca2+ nội bào làm di chuyển các hạt chứa insulin ra bề mặt tế bào
và giải phóng insulin ra ngoài.
Ngoài nhóm glinid cũng cùng cơ chế tác động với sunfonylurea. Tỷ lệ
ATP/ADP tăng cao cũng làm đóng kênh K-ATP.
Dược động học: các SU hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa, tuy vậy thức ăn và tình
trạng tăng glucose máu có thể làm giảm hấp thụ. Tỷ lệ gắn với protein huyết tương
cao (90-99%). Thể tích phân bố của các SU là khoảng 0,2L/kg. Thuốc chuyển hóa ở
gan và thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng: Các thuốc thế hệ 2 có tác dụng hạ glucose máu tốt, ít độc hơn các thuốc
thế hệ một. Điều trị với các sunfonylurea làm giảm HbA1c trung bình từ 1%-2%,
glucose huyết lúc đói cũng giảm trung bình từ 60-70 mg/dL [21].

Chỉ định cách dùng:
ĐTĐ týp 2 trên BN gầy hoặc bình thường (BMI <23).
Khởi đầu với liều thấp nhất có thể sau đó tăng dần sau mỗi 2 tuần dựa trên mức
độ kiểm soát glucose máu và các triệu chứng. Khi dùng liều thấp uống 1 lần/ngày
vào trước bữa sáng, liều cao hơn sẽ chia làm 2-3 lần/ngày. Việc sử dụng liều thấp
đặc biệt quan trọng với người già vì hạ có nguy cơ hạ đường huyết quá mức.
Chống chỉ định.
+ ĐTĐ týp 1.
+ Hôn mê hay tiền hôn mê do ĐTĐ.
+ Suy gan, suy thận nặng.
+ Phụ nữ có thai và cho con bú.
+ Nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn.
+ Dị ứng với các thành phần của thuốc.
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp là gây hạ glucose máu quá mức, đặc biệt là người già và người suy
giảm chức năng gan thận.
- Rối loạn tiêu hóa < 2%: Hạn chế bằng cách uống cùng bữa ăn ngoại trừ
glipirid.
- Phản ứng da < 2%.

14


- Gây tăng cân.
1.3.2. Các biguanid
Phân loại: gồm 3 thuốc chính: phenformin, buformin và metformin.
- Hiện nay, phenformin không còn lưu hành trên thị trường [10].
- Buformin còn được sử dụng hạn chế tại một số nước.
- Metformin được Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép năm
1995 và hiện nay đang là thuốc dùng phổ biến nhất, trở thành thuốc đầu tay trong

các phác đồ, là một biguanid có tỷ lệ nhiễm toan lactic rất ít.
Cơ chế tác dụng
– Metformin làm tăng độ nhạy cảm của insulin, không làm tăng tiết insulin như
sulfonylure mà làm tăng hiệu quả của insulin có sẵn trong cơ thể, tức làm giảm tính
kháng insulin.
- Ức chế quá trình tân tạo glucose (từ glycogen, lactat… tại gan).
- Ức chế hấp thu carbohydrat qua ruột.
- Kích thích sử dụng glucose tại các mô.
- Metformin còn làm giảm nồng độ chất ức chế hoạt hoá plasminogen typ 1
(PAI–1: Plasminogen Activator Inhibitor typ 1), tăng adiponectin. PAI–1 và
adiponectin là những chất do tế bào mô mỡ tiết, trong ĐTĐ và nhồi máu cơ tim thì
nồng độ adiponectin giảm hơn bình thường. Vì vậy metformin còn có tác dụng trên
tim mạch.
Dược động học:
Sinh khả dụng của metformin khoảng 50%-60%. Metformin không gắn với
protein huyết tương, không chuyển hóa và thải trừ nguyên vẹn qua thận. Khoảng
90% thuốc được hấp thu sẽ đào thải qua thận trong vòng 12 giờ. Thời gian bán thải
là 1,5 - 4,5 giờ nhưng tác dụng hạ glucose huyết có thể kéo dài lên tới 24 giờ. Độ
thanh thải của metformin giảm ở bệnh nhân suy thận và người cao tuổi. Có thể xảy
ra nguy cơ tích lũy thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận [11].
Tác dụng: Hạ glucose trong khoảng 2 - 4 mmol/l và giảm HbA1c đến 2%. Vì nó
không kích thích tụy chế tiết insulin nên không gây hạ glucose máu khi sử dụng đơn
độc metformin còn là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng để điều trị người bị

15


×