Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Kinh tế và Kinh Doanh Quốc Tế
Chuyên ngành kinh tế quốc tế
------------------
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CỦA EU VÀ TÁC ĐỘNG
TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG EU
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Hệ
: PGS.TS NGUYỄN NHƯ BÌNH
: HỒ THỊ THANH HÀ
: KTQT 46
: CHÍNH QUY
HÀ NỘI tháng 04/2008
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời cảm ơn:
Em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Bình, Viện
trưởng Viện nghiên cứu kinh tế phát triển trường ĐHKTQD, đã dạy
dỗ và hướng dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu để có
thể hoàn thành chuyên đề này
Trong quá trình thực tập tại Bộ Công Thương, bản thân em
đã được các anh chị chuyên viên trong phòng EU tạo cơ hội để học
tập, nâng cao những nhận thức về những vấn đề kinh tế đối ngoại.
Đồng thời được hướng dẫn để hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
TS. Nguyễn Chí Tâm, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Công
Thương
Anh Trần Ngọc Quân, trưởng phòng EU, Vụ châu Âu
Và tất cả các anh chị chuyên viên trrong phòng EU, bộ
Công Thương.
Đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình thực tập
đồng thời tạo điều kiện tối đa để em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong
đợt thực tập tại Bộ Công Thương
Sinh viên
Hồ Thị Thanh Hà
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Đề tài.......................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................7
CHƯƠNG 1............................................................................................................................9
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU - MỘT BỘ PHẬN TRONG CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI CỦA EU.....................................................................................................9
1.1 Cơ sở lý luận về chính sách quản lý nhập khẩu...................................9
1.1.1 Chính sách thương mại quốc tế.............................................................................9
1.1.2 Chính sách thương mại quản lý nhập khẩu (CSQLNK)......................................10
1.1.2.1 Khái niệm CSQLNK...................................................................................10
1.1.2.2 Nội dung CSQLNK.....................................................................................10
1.2 Chính sách quản lý nhập khẩu của EU...............................................11
1.2.1 Mục tiêu chính sách quản lý nhập khẩu..............................................................11
1.2.2 Các biện pháp sử dụng........................................................................................12
1.2.2.1 Thuế quan và hạn ngạch...............................................................................12
Thuế nhập khẩu.......................................................................................................12
Thuế kinh doanh......................................................................................................13
Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan.........................................................................14
1.2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan khác..............................................................14
Khung pháp lý quốc tế cho các rào cản kỹ thuật đối với thương mại :...................14
Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn........................................................................16
Môi trường...............................................................................................................23
Trách nhiệm xã hội..................................................................................................24
Ngoài các tiêu chuẩn quan trọng đối với sức khỏe, an toàn và môi trường, các vấn
đề xã hội ngày càng được trở nên chú ý trong EU. Mặc dù trách nhiệm xã hội
không cần thiết kết hợp chặt chẽ các biện pháp bắt buộc, sự quan trọng của “nhận
thức kinh doanh” như tiêu chí lựa chọn của khách hàng đang tăng. Là các nhà cung
cấp cho các nhà công ty châu Âu, các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển bị
ảnh hưởng do các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội này. Các nhà xuất khẩu sẽ không
chỉ bị đánh giá trên các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm và giá cả mà họ
còn bị đánh giá trên những ảnh hưởng tác động lên xã hội......................................24
Quản lý chất lượng..................................................................................................28
Thủ tục hải quan......................................................................................................29
Quy tắc xuất xứ.......................................................................................................30
Các biện pháp tự vệ.................................................................................................31
1.2.3 Đánh giá chính sách quản lý nhập khẩu của EU.................................................31
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................32
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI EU..............................................................32
2.1 Khái quát về thị trường hàng thủy sản EU........................................32
2.1.1 Dung lượng thị trường EU.................................................................................33
2.1.2 Phân đoạn thị trường..........................................................................................34
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.3 Xu hướng tiêu thụ thủy sản tại EU.....................................................................35
2.1.4 Chính sách thủy sản chung của EU....................................................................37
2.2 Những quy định cụ thể tiếp cận thị trường thủy sản EU.................38
2.2.1 Các hàng rào phi thuế quan................................................................................38
2.2.2 Hạn ngạch và thuế quan.....................................................................................53
2.3 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU...................56
2.3.1. Tình hình chung.................................................................................................56
2.3.2 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo các thị trường chính....................................60
2.3..3 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU..................................................68
2.4 Đánh giá những tác động của chính sách quản lý nhập khẩu của EU
tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam.......................................................69
2.4.1 Hàng rào phi thuế quan và các yêu cầu về chất lượng hàng thủy sản ngày càng
cao................................................................................................................................69
2.4.2 Gia tăng cạnh tranh với mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường EU...........71
2.4.3 Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh trong nước...............72
2.4.4 Tác động tới sản xuất trong nước.......................................................................77
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................81
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CỦA EU
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU
................................................................................................................................................81
3.1 Phương hướng khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản sang EU..................................................................................................82
3.2 Giải pháp cụ thể...................................................................................85
3.2.1 Giải pháp về phía nhà nước................................................................................85
3.2.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp và người dân...................................................89
3.2.2.1 Về phía người dân.......................................................................................89
3.2.2.2 Về phía doanh nghiệp..................................................................................91
KẾT LUẬN...........................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................96
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1 : Các văn bản pháp luật tham chiếu về các sản phẩm phải dán mác EC.........17
Bảng 2 – Chính sách về môi trường của EU về cấp độ công ty và cấp độ sản phẩm. .24
Bảng 3 : Các quy tắc ứng xử - các nhóm lợi ích..........................................................25
Bảng 4: Quy trình xin cấp Giấy chứng thư vệ sinh (áp dụng cho hàng thuỷ sản sản
xuất hoặc xuất khẩu thuộc danh mục bắt buộc kiểm tra nhà nước về chất lượng)......50
Bảng 5: Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước thành viên EU.............................55
Bảng 6: Xuất khẩu thủy sản sang EU năm 2000-2007.................................................57
Bảng 7: Kim ngạch XK TS VN sang các thị trường chính EU....................................61
Bảng 8: Khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.................................63
Bảng 9 - Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN sang EU theo nhóm mặt hàng,..............68
năm 2000- 2005...........................................................................................................68
Bảng 10: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấmsử dụng trong SX- KD thủy sản.........73
Bảng 11: Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong SX- KD thủy sản...75
Đồ thị 1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU năm 2000-2007...............................56
Nguồn: FICen...............................................................................................................57
Đồ thị 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN sang các thị trường EU...................61
chính năm 2005............................................................................................................61
Nguồn: FICen...............................................................................................................61
Đồ thị 3: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản 2005...................................................................69
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Tên viết tắt
EU
Liên minh châu Âu
ECB
Ngân hàng chung châu Âu
EEC
Cộng đồng kinh tế châu Âu
EMS
Liên minh tiền tệ châu Âu
EFTA
Khu vực tự do thương mại châu Âu
EBA
Mọi thứ trừ vũ khí
CFSP
Chính sách ngoại giao và an ninh chung của EU
JHA
Các vấn đề về tư pháp và nội vụ
FTA
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – EU
MFN
Chế độ đối xử tối huệ quốc
GATS
Hiệp định thương mại dich vụ
GSP
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
HACCP
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn
SA 8000
Tiêu chuẩn xã hội
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
LD
Các nước kém phát triển
TREATI
Sáng kiến thương mại liên khu vực ASEAN – EU
TARIC
Biểu thuế quan thống nhất của EU
TBT
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong WTO
WTO
Tổ chức thương mại quốc tế
AFA
Hiệp hội chế biến thủy sản ASEAN
VASEP
Hiệp hội chế biến thủy sản Việt NAM
NAFIQUAVED Cục quản lý và an toàn vệ sinh thú y thủy sản Việt Nam
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành thủy sản Việt Nam khởi đầu là một nền sản xuất phụ thuộc trong nông
nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp phục vụ nhu cầu trong nước. Giờ đây, ngành thủy
sản vươn mình đứng dậy và trở thành một trong những ngành hàng năm có đóng
góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và hoạt động chủ yếu là
hướng ra thị trường xuất khẩu. Khi Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng
vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sân chơi WTO thì cơ hội cho các
sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ càng được mở rộng, nhưng bên cạnh đó
cũng đặt ra không ít thách thức.
Đối với thị trường EU, liên minh châu Âu luôn ủng hộ tự do hóa thương mại.
Điều này có nghĩa rằng các hàng rào phi quan thuế sẽ được bãi bỏ và những hàng
rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà
xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU. Thực tế, việc tiếp cận thị
trường EU trở nên khó khăn hơn nhiều do việc tăng nhanh những quy định và các
yêu cầu trong các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi
trường và xã hội. Hiện nay và cả trong tương lai, quyền lợi của người tiêu dùng
luôn được đặt lên hàng đầu. Việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng
sẽ ngày càng tăng dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và việc làm.
Có thể nói rằng thị trường EU có yêu cầu rất cao về chất lượng. Các quy định
của EU tập trung rất nhiều đến nội dung chất lượng. Đây chính là những thách thức
không nhỏ của ngành thủy sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường EU – một thị
trường tiềm năng nhưng cũng rất khó tính này.
Vì vậy, nghiên cứu thị trường châu Âu, đặc biệt là các biện pháp quản lý xuất
khẩu là điều cần thiết để ngành thủy sản thâm nhập vào thị trường này. Vì chỉ có
phát triển bền vững dựa trên cải tiến công nghệ và đảm bảo quy trình vệ sinh an
toàn thực phẩm mới hy vọng xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng, từ đó có
một chỗ đứng vững chắc ở thị trường này.
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuất phát từ nhận thức những yêu cầu trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu
“Chính sách quản lý nhập khẩu EU và những tác động tới xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang EU” làm ngiên cứu chuyên đề thực tập.
Em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Bình – Viện trưởng viện
nghiên cứu Kinh tế Phát triển , trường ĐH Kinh tế Quốc Dân; cũng như các anh chị
trong phòng EU, Vụ châu Âu đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết
chuyên đề thực tập này.
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU - MỘT BỘ PHẬN
TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU
1.1 Cơ sở lý luận về chính sách quản lý nhập khẩu
1.1.1 Chính sách thương mại quốc tế
• Khái niệm chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế hay còn gọi là chính sách ngoại thương là một
bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại nhằm điều chỉnh các hoạt động thương
mại quốc tế của một quốc gia.
Chính sách thương mại quốc tế bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, công cụ
và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương
mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục
tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó
• Các hình thức và bộ phận của chính sách thương mại quốc tế
Một cách chung nhất có hai hình thức điển hình của chính sách thương mại
quốc tế là chính sách mậu dịch tự do và chính sách bảo hộ mậu dịch. Ngày nay, các
quốc gia đều sử dụng cả hai hình thức này trong chính sách thương mại của quốc
gia mình vì cả hai vừa có những tác động đối lập nhưng lại có sự thống nhất đối với
nhau.
Nếu phân chia theo chiều ngang, chính sách thương mại của một quốc gia bao
gồm những bộ phận sau
-
Chính sách mặt hàng
-
Chính sách thị trường
-
Chính sách hỗ trợ
Trong đó chính sách quản lý nhập khẩu là bộ phận phân chia theo chiều dọc,
bao gồm cả ba nội dung trên và có xu hướng được áp dụng để phục vụ cho mục
đích của chính sách bảo hộ mậu dịch.
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2 Chính sách thương mại quản lý nhập khẩu (CSQLNK)
1.1.2.1 Khái niệm CSQLNK
Chính sách quản lý nhập khẩu là một bộ phận quan trọng của chính sách
thương mại quốc tế. Nó bao gồm các nguyên tắc, công cụ và biện pháp mà nhà
nước sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh hoặc điều tiết hoạt động nhập khẩu hàng
hóa nhằm đạt được các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ nhất định
1.1.2.2 Nội dung CSQLNK
Chính sách quản lý nhập khẩu của một quốc gia cũng bao gồm chính sách mặt
hàng, thị trường và chính sách hỗ trợ. Có nội dung bao gồm các danh mục hàng hóa
cấm, hạn chế hay được phép nhập khẩu, các chính sách đối với các thị trường khác
nhau, và các biện pháp hỗ trợ hay hạn chế các hoạt động nhập khẩu hàng hóa của
quốc gia đó
• Các biện pháp của chính sách quản lý nhập khẩu có thể phân chia thành các
biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan. Các công cụ cụ thể được sử dụng
sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau của chuyên đề
Biện pháp thuế quan bao gồm thuế quan nhập khẩu, thuế kinh doanh (thuế
VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt), có nhiều cách phân loại thuế theo mục đích đánh thuế,
theo xuất xứ hàng hóa đánh thuế, theo cách tính
Mặc dù thuế quan nhập khẩu là biện pháp sử dụng lâu đời trong chính sách
thương mại quốc tế nhưng hiện nay nhưng vai trò của nó đang ngày càng suy giảm
thông qua việc áp dụng các cơ chế ưu đãi MPN, GSP hay các hiệp định thương mại
song phương và khu vực khác. Trong khi đó xu hướng sử dụng các biện pháp hạn
chế mậu dịch phi thuế quan ngày càng gia tăng và đóng vai trò quyết định trong
mậu dịch thế giới.
Biện pháp phi quan bao gồm các biện pháp hành chính (như quota, hạn chế
xuất khẩu tự nguyện…), các biện pháp kỹ thuật (quy định an toàn thực phẩm, vệ
sinh phòng dịch, ký mã hiệu, nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trường…)
Các biện pháp phi thuế quan được sử dụng trong biện pháp quản lý nhập khẩu
nhằm mục đích hạn chế, kiểm soát chất lượng và số lượng hàng hóa nước ngoài
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhập khẩu vào. Các biện pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và tinh vi hơn
do có hiệu quả cao trong quản lý nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên lại gây tốn kém
trong quản lý và không tăng thu ngân sách.
1.2 Chính sách quản lý nhập khẩu của EU
1.2.1 Mục tiêu chính sách quản lý nhập khẩu
Liên minh châu Âu luôn ủng hộ tự do hóa thương mại. Thương mại hàng hóa
và dịch vụ tự do giúp làm giảm chi phí cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Vì vậy
liên minh châu Âu tham gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mại ở ba cấp
độ: đa phương, khu vực và song phương. Kết quả là biểu thuế của EU đối với hàng
công nghiệp là một trong những biểu thuế thấp nhất thế giới. EU cũng cam kết mở
rộng các cơ hội xuất khẩu cho các nước đang phát triển. EU cũng đã kết thúc một
vài hiệp định thương mại song phương và khu vực với các nước đang phát triển và
dành các ưu đãi thương mại thông qua hệ thống thuế quan phổ cập.
Trên cơ sở những mục tiêu chung trong chính sách thương mại quốc tế của
Cộng đồng và vì lợi ích chung của đối tác, mục tiêu quản lý nhập khẩu của EU là
tiến dần tới xóa bỏ những hạn chế trong thương mại và hạ thấp những rào cản thuế
quan, tạo điều kiện thuận lợi thương mại quốc tế.
Mục tiêu nổi bật nữa trong chính sách quản lý nhập khẩu của EU là bảo vệ
sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bảo vệ thương mại công bằng. EU áp
dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp đến nhập khẩu vào lãnh thổ mình như thủ
tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế quan, thuế gián tiếp, giấy phép, biện pháp tự vệ,
quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, chống bán phá giá... EU đang thực hiện
chương trình mở rộng hàng hoá dưới hình thức đẩy mạnh tự do hoá thương mại
(giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá XNK và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, GSP).
Tháng 10/2006, Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố về một sự chuyển
hướng mới trong chính sách thương mại của mình, với sự chú trọng nhằm vào các
thị trường có nền kinh tế mới nổi và dẹp bỏ chủ nghĩa bảo hộ.
Bức thông điệp chính trong sự rà soát lại chính sách thương mại hiện nay của
EU đã rõ ràng, đó là: loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ trong nước; áp dụng chủ nghĩa tích
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cực tại các thị trường mở cửa ở bên ngoài. Đây là tín hiệu cho thấy những cam kết
của Liên minh EU trong việc thực thi các biện pháp quản lý nhập khẩu một cách
minh bạch, xóa bỏ các rào cản bất công và tạo sự công bằng hơn giữa hàng hóa
nhập khẩu và hàng hóa nội địa.
1.2.2 Các biện pháp sử dụng
1.2.2.1 Thuế quan và hạn ngạch
Một số lượng lớn các chính sách thương mại ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị
trường EU. Thuế nhập khẩu trước đây luôn được coi là trọng tâm chính trong các
cuộc đàm phán tự do hóa thị trường nhưng trọng tâm này đã được chuyển sang các
rào cản khác như hạn ngạch và chống bán phá giá. Đây là công cụ quản lý việc cung
cấp hàng hóa từ ngoài EU. Là thành viên của WTO, EU áp dụng các quy tắc “tự do
nhập khẩu” cho chính sách nhập khẩu. Tuy nhiên vẫn có một vài ngoại lệ đối với
các quy định chung này, khi EU thực hiện các công cụ tự vệ thưng mại
• Thuế nhập khẩu
Từ khi xác lập thị trường nội khối EU năm 1992, EU đã có một chính sách
thuế quan chung. Điều đó có nghĩa là các mức thuế nhập khẩu chung được áp dụng
cùng một mức thuế trên toàn biên giới EU. Trong phạm vi EU, hàng hóa có thể tự
do lưu thông giữa các thành viên. Các mức thuế phụ thuộc vào loại sản phẩm nhập
khẩu và với quốc gia xuất xứ hàng nhập khẩu. Các loại sản phẩm được liệt kê trong
danh mục sản phẩm sử dụng tại EU, danh pháp chung (CN). CN gồm hệ thống giữa
danh pháp hài hòa (hoặc HS hệ thống chung ) với một số đoạn chi tiết hơn. EU hỗ
trợ ưu đãi thuế quan theo GSP và các hiệp định thương mại khác., các vấn đề xác
nhận nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu cũng trở nên quan trọng. Cơ sở dữ liệu
TARIC của EU chứa đựng tất cả mức thuế áp dụng theo sản phẩm và nguồn gốc sản
phẩm. Mức thuế nhập khẩu vào EU là tương đối thấp với hàng công nghiệp (thấp
hơn 4%), nhưng cao với hàng nông nghiệp. Tỷ lệ phần trăm của tất cả các dòng thuế
hàng nông sản có mức thuế tối đa khoảng 10%, được áp dụng đối với hàng nông
sản như thịt bò, thịt cừu, sản phẩm bơ sữa và đường. Việc áp dụng mức thuế cao
hơn đối với sản phẩm trái cây và rau đã đem lại kết qủa là quản lý được giá nhập
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khẩu. Nếu sản phẩm nhập vào với giá thấp, mức thuế áp thu bằng với giá nhập khẩu
thấp nhất. Đối với hàng công nghiệp nhạy cảm chịu mức áp thuế cao.
EU cũng có thể tăng thuế nhập khẩu một cách tạm thời nếu muốn hạn chế
nhập khẩu. Nếu sản phẩm được bán phá giá tại thị trường EU thì sẽ bị đánh thuế cao
hơn, khi sản phẩm bán với giá thấp hơn so với giá thị trường xuất xứ. Nếu có sự gia
tăng đột biến lượng nhập khẩu một sản phẩm nào đó sang EU có thể gây tổn thất
cho ngành công nghiệp nội khối thì các biện pháp tự vệ dưới dạng tăng thuế nhập
khẩu có thể được áp dụng. WTO đã thành lập các quy tắc đa phương về việc sử
dụng các công cụ này để ngăn cặn việc sử dụng chúng cho mục đích bảo hộ.
• Thuế kinh doanh
o Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Tất cả các hàng hóa tại EU đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). VAT là
một loại thuế tiêu thụ chung, tỷ lệ thuận một cách trực tiếp với giá hàng hóa và dịch
vụ. Mức thuế VAT khác nhau giữa và trong phạm vi các nước thành viên, nhưng có
sự thỏa thuận về loại hình các giao dịch phải chịu thuế VAT, cũng như các quy tắc
của VAT trong EU, tiến tới một chính sách thuế dựa trên xuất xứ chung, theo đó các
nước thành viên EU khác nhau bị đánh thuế theo cùng một cách thức.
o Thuế tiêu thụ đặc biệt
Một số sản phẩm như rượu bia và thuốc lá bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Quyết định đánh thuế sản phẩm tiêu thụ đặc biệt được xem xét dựa trên các yếu tố
sức khỏe cộng đồng, môi trường và tiết kiệm năng lượng. Các mức thuế tiêu thụ đặc
biệt khác nhau giữa các thành viên, nhưng các mức thuế tối thiểu được quyết định ở
cấp EU. Các mức thuể tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu bằng mức đối với
hàng sản xuất trong EU.
o Thuế thực phẩm
Để bảo vệ sản xuất thực phẩm trong Liên minh, EU ban hành chính sách nông
nghiệp chung (CAP). Theo hệ thống CAP, nếu giá nhập khẩu thực phẩm nhỏ hơn
mức giá tối thiểu, thì sẽ bị đánh thuế thêm. Hệ thống thuế này áp dụng với các loại
quả quanh năm như cà chua, dưa chuột, bí xanh và theo mùa như cam, quýt, táo,
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mơ, atisô, anh đào, đào, mận và nho. Hệ thống thuế nhập khẩu thực phẩm không có
hiệu lực đối với rau quả EU không trồng
• Hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan
Hạn ngạch là các hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu và được thiết kế để
bảo vệ các nhà sản xuất châu Âu khỏi nhập khẩu hàng hóa giá rẻ. Được EU sử dụng
để điều tiết hàng dệt may và hàng nông sản nhập khẩu. Hiệp định về hàng dệt may
của WTO quy định dỡ bỏ tất cả các hạn ngạch trước tháng 1 năm 2005. Hạn ngạch
sản phẩm nông nghiệp đã và đang bị loại bỏ dần vì EU đã áp dụng chế độ hạn
ngạch thuế quan.
Theo chế độ hạn ngạch thuế quan, một mức thuế nhập khẩu tương đối thấp
được áp dụng đối với một khối lượng hàng hóa nhập khẩu nhất định, nếu vượt quá
hạn ngạch đó thì sẽ chịu thuế cao hơn. Hạn ngạch thuế quan được phân bổ theo
nguyên tắc ai đến trước được trước hoặc theo giấy phép hoặc theo tình hình nhập
khẩu của thời kỳ trước.
1.2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan khác
Rào cản thương mại phi thuế quan hay là các rào cản kỹ thuật xuất hiện trong
hầu hết các lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến thương mại phát sinh từ các chi
phí điều chỉnh sản phẩm và các phương tiện sản xuất để đáp ứng các luật lệ khác
nhau và các yêu cầu kỹ thuật ở thị trường xuất khẩt và những chi phí chứng minh
tuân thủ các yêu cầu này. Đối với nhiều nhà xuất khẩu, đặc biệt từ các nước phát
triển, luật và các yêu cầu kỹ thuật trở thành một trào cản thương mại mới mặc dù có
những đặc điểm khác biệt nhau.
Khung pháp lý quốc tế cho các rào cản kỹ thuật đối với
thương mại :
Các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển thường phàn nàn về các rào cản
kỹ thuật và thậm chí chất vấn là sự áp dụng chúng có hợp pháp hay không. Hiệp
định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý
đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật.(xem các rào cản kỹ thuật của WTO phần
dưới)
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Như vật rõ ràng, các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn với Hiệp định
TBT. Các Chính phủ quan tâm đến khả năng đáp ứng của các ngành công nghiệp
với các yêu cầu kỹ thuật trong các thị trường xuất khẩu và theo các nghĩa vụ theo
Hiệp định TBT trong chính nước họ. Kết quả là, Ủy ban TBT của WTO đang phát
triển chương trình hợp tác kỹ thuật theo yêu cầu do EU đóng góp tài chính. Sự hợp
tác và hỗ trợ kỹ thuật có thể bao gồm việc nâng cao nhận thức về các rào cản kỹ
thuật trong thương mại, xây dựng các thể chế tiêu chuẩn và cơ sở thử nghiệm, hỗ
trợ các cam kết vùng nhằm vào những quan tâm chung về TBT, và sự hỗ trợ tham
gia của các nước đang phát triển vào tiến trình tiêu chuẩn hóa quốc tế.
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO
Hiệp định TBT nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của những yêu cầu kỹ thuật
đối với thương mại. Tuy nhiên, các Chính phủ giữa quyền có các biện pháp cần
thiết để bảo vệ sức khỏe, an toàn, và môi trường. Hiệp định TBT chỉ nhằm đảm bảo
các biện pháp như vậy đã được thông qua và áp dụng theo cách ”thuận tiện cho
thương mại”. Hiệp định TBT là một phần quan trọng của Hiệp định WTO và bao
hàm các quy định kỹ thuật có tính chất bắt buộc, các tiêu chuẩn tự nguyện và các
thủ tục đánh giá hợp chuẩn (các thủ thục này đề ra quy trình với các quy định và
tiêu chuẩn kỹ thuật).
Các biện pháp trong Hiệp định WTO về các biện pháp vệ sinh và vệ sinh
thực vật không nằm trong phạm vi của Hiệp định TBT. Các nguyên tắc chính trong
Hiệp định TBT là:
(1)
Không phân biệt đối xử;
(2)
Tính vừa đủ: các biện pháp sẽ không được hạn chế thương mại hơn
mức cần thiết để đạt được các mục tiêu theo đuổi;
(3)
Tính hài hòa: các thành viên WTO có nghĩa vụ dùng các tiêu chuẩn
quốc tế liên quan làm cơ sở cho các quy định về kỹ thuật; và
(4)
Tính minh bạch nghĩa là các bình luận của nước thứ ba về dự thảo
các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn gửi tới Ủy ban TBT phải
được xem xét.
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
•
Các yêu cầu về sức khỏe và an toàn
Để đảm bảo mức bảo vệ cao cho sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng là
điều cực kỳ quan trọng đối với EU. Vì lý do này, EU đang áp dụng rộng rãi các tiêu
chuẩn và luật pháp châu Âu, cả đối tượng hàng công nghiệp và hàng thực phẩm.
Các yêu cầu này có thể chia ra làm 2 loại:
- Các yêu cầu mang tính pháp lý: được thể hiên thông qua các nghị định và
chỉ dẫn, có giá trị bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu. Dựa trên cơ sở bảo vệ sức
khỏe và sự an toàn cho người tiêu dùng, như là ký mã hiệu CE..; và trên cơ sở bảo
vệ môi trường.
- Các yêu cầu không mang tính pháp lý hoặc các tiêu chuẩn tự nguyện, cùng
với tiêu chuẩn chất lượng, sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, các yêu cầu
mang tính xã hội và môi trường ngày càng quan trọng trong thương mại quóc tế.
Các yêu cầu này thường do người tiêu dùng đưa ra thông qua các công cụ như nhãn
mác, quy tắc ứng xử và các hệ thống quản lý.
Dưới đây sẽ mô tả một vài quy định quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe và
an toàn mang tính pháp lý
a. Các sản phẩm công nghiệp
Dán mác CE
Mục tiêu của dán mác CE là để áp đặt yêu cầu chung cho các nhà sản xuất
chỉ được đưa ra những sản phẩm an toàn vào thị trường EU. Dấu CE dùng bắt buộc
cho các sản phẩm (và những chất độc hại) trong danh sách của các Chỉ thị tiếp cận
mới và áp dụng trên diện rộng đối với sản phẩm công nghiệp như máy móc, trang
thiết bị điện áp thấp, đồ chơi, trang bị an toàn cá nhân, thiết bị y tế, và những thứ
khác. Có ba nhóm sản phẩm trong phạm vi của các Chỉ thị Tiếp cận mới, và những
sản phẩm muốn vào thị trường EU phải đóng dấu CE :
1.Tất cả sản phẩm mới dù được sản xuất trong EU hay ở nước thứ ba;
2. Các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc đồ second-hand nhập khẩu từ nước thứ ba; và
3. Các sản phẩm đã biến đổi về căn bản và được quy định trong các Chỉ thị như sản
phẩm mới.
Dấu CE không áp dụng đối với đồ gỗ, hàng dệt may, đồ da và nhiều sản
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phẩm khác. Một danh sách đầy đủ về các loại sản phẩm được đưa ra trong bảng
dưới đây:
Bảng 1 : Các văn bản pháp luật tham chiếu về các sản phẩm phải dán mác EC
Nhóm sản phẩm/ chất độc hại
Vật liệu xây dựng
Các hệ thống đường dây cáp thiết kế để chở
người
Hiệu suất của các nồi hơi sởi ấm trung tâm
đốt bằng nhiên liệu lỏng hoặc khí ga
Hiệu suất năng lượng của các tủ lạnh dùng
điện trong các bộ phận gia đình, các máy
làm lạnh và những kết hợp với chúng
Khả năng tương thích điện từ
Trang thiết bị và hệ thống bảo vệ ở nơi dễ
cháy nổ
Chất nổ dùng trong quân sự
Thiết bị dùng ga
Thang máy
Thiết bị có điện thế thấp
Máy móc
Thiết bị y tế : ống phóng xạ
Thiết bị y tế : thông thường
Thiết bị y tế : chuẩn đoán thủy tinh
Các thiết bị cân phi tự động
Thiết bị bảo vệ cá nhân
Thiết bị nén
Thuyền du lịch
Thiết bị radio và thiết bị đầu cuối dùng
trong ngành viễn thông
Các bình áp lực đơn giản
Đồ chơi
Bao bì và các chất thải bao bì
Thiết bị hàng hải
Hệ thồng đường ray cao tốc và quy ước trên
cao xuyên châu Âu
Chỉ thị tham chiếu
89/106/EEC
2000/9/EC
92/42/EC
96/57/EC
89/336/EEC&92/31/EEC
93/15/EEC
90/396/EEC
95/16/EEC
73/23/EEC
89/392/EEC& 91/368/EEC&
93/44/EEC & 98/37/EC
90/385/EEC
93/42/EEC & 2000/70/EC
98/79/EC
09/385/EEC
89/686/EEC &93/68/EEC
&93/95/EEC
97/23//EC
94/25/EC
1999/5/EC
87/404/EEC
90/488/EEC
88/378/EEC
94/62/EC &96/98/EC
69/48/EC & 2001/16/EC
Nguồn:
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Việc gắn mác CE thể hiện sự đáp ứng của sản phẩm đối với các quy định liên
quan của EU đối với nhà sản xuất trong các vấn đề an toàn, sức khỏe, bảo vệ mộ
trường và bảo vệ người tiêu dùng. Mác CE gắn vào sản phẩm là một sự tuyên bố
của người có trách nhiệm rằng sản phẩm đó tuân thủ tất cả các quy định liên quan
của EU và các thủ tục đánh giá sự tuân thủ thích hợp đã được hoàn tất. Tuy nhiên
mác CE không phải là mác xuất xứ vì nó không thể hiện rằng sản phẩm đã được sản
xuất ở EU cũng như không phải là mác đảm bảo về chất lượng.
Nhà sản xuất có trách nhiệm đối với sự tuân thủ/ phù hợp của sản phẩm
chiếu theo các điều khoản của Quy định EC liên quan đối với việc gắn mác CE. Thủ
tục cho việc gắn mác CE có thể khác nhau theo từng Quy định và từng loại sản
phẩm. EU đã lập một hệ thống phân nhóm với 8 loại khác nhau (từ nhóm A đến
nhóm H). Nhóm A là các sản phẩm có độ rủi ro/nguy cơ về an toàn thấp nhất, nhóm
H lá các sản phẩm có độ rủi ro/nguy cơ về an toàn cao nhất.
Mác CE có thể gắn tại một nước ngoài EU chừng nào việc đánh giá tuân thủ/
phù hợp được tiến hành theo các Quy định của EU.
Mác CE phải được gắn vào sản phẩm hoặc biển dữ liệu của sản phẩm tại vị
trí dễ nhìn thấy, đễ đọc và thể tấy xóa. Mác CE có thể được đóng vào bao bì nếu
như đặc tính của sản phẩm không cho phép gắn mác CE trực tiếp.
b. Thực phẩm
Việc hài hòa trong các luật thực phẩm trong EU đã dẫn tới quy định pháp lý
“ngang” bao trùm các khía cạnh liên quan đến tất cả các loại thực phẩm, ví dụ như
chất phụ gia, vấn đề nhãn mác hay vệ sinh , và các quy định pháp lý “dọc” đối với
từng loại sản phẩm cụ thể, như các sản phẩm cacao hay socola, đường, mật ong,
nước quả, mứt quả và thực phẩm mới lạ. Các loại thực phẩm nhập khẩu phải đáp
ứng quy định pháp luật của nước thành viên cụ thể trong các trường hợp mà quá
trình hài hòa hóa pháp luật của EU chưa hoàn tất. Vì vậy, các nhà xuất khẩu phải
lưu ý rằng các khía cạnh nhất định không được điều chỉnh ở cấp EU có thể được xử
lý khác nhau giữa các nước thành viên, chẳng hạn như việc có thể chấp nhận các
nhãn mác được dán dính. Các chi phí đăng ký và kiểm tra cũng rất khác nhau. Các
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sáng kiến lập pháp đối với các vấn đề tiêu chuẩn đối với vitamin, thực phẩm pha
trộn ( được phép lưu hành tại một số nước thành viên nhưng lại bị cấm ở các nước
thành viên khác), khoáng chất và các dư lượng thuốc trừ sâu nhất định và các yêu
cầu đối với việc gắn nhãn dị ứng vẫn đang trong quá trình thảo luận.
Luật thực phẩm trong EU
Mục tiêu chung của Luật Thực phẩm là nhằm đạt tới một mức độ bảo vệ cao
đối với cuộc sống và sức khỏe con người và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao
gồm các tập quán công bằng trong buôn bán thực phẩm, và xem xét việc bảo vệ sức
khỏe và cuộc sống động vật, sức khỏe cây trồng và môi trường. Để đạt được những
mục tiêu này, luật thực phẩm đã dựa trên một báo cáo, đánh giá nguy cơ chi tiết và
ý tưởng về “khả năng có thể truy tìm”.
Luật thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà xuất khẩu ở các nước
đang phát triển, bởi nó là một tuyên bố rõ ràng rằng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các Điều khoản có liên quan của Luật này hoặc các
điều kiện tương đương được EU công nhận.
HACCP
Điểm kiểm soát tới hạn phân tích những nguy hiểm/ rủi ro (HCCP)là một hệ
thống sản xuất và kiểm tra dựa trên cơ sở khoa học nhằm đảm bảo an toàn thực
phẩm. Hệ thống HCCP áp dụng đối với toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm trong EU, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quy định về vệ sinh thực
phẩm (93/43/EC) ghi rõ ràng:‘Các công ty thực phẩm sẽ xác định từng khía cạnh
trong các hoạt động của mình có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và đảm
bảo rằng các trình tự an toàn đã được thiết lập, áp dụng, duy trì, tái xét trên cơ sở hệ
thống HACCP’.
Quy định này hiện đang được tái xét bởi một quy định mới ban hành các yêu
cầu vệ sinh chung và cụ thể đối với các hộ kinh doanh thực phẩm, bao gồm cả hoạt
động sản xuất thô sơ.
Quy định mới nêu rõ rằng ”các hộ kinh doanh thực phẩm không phải ở cấp
sản xuất thô sơ sẽ xây dựng, thực hiện và duy trì một trình tự thủ tục thường xuyên
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được phát triển theo các nguyên tắc của hệ thống HACCP”. Các hộ kinh doanh thực
phẩm ở cấp thô sơ phải tuân thủ các điều khoản vệ sinh chung nêu trong quy định
mới, về các yêu cầu áp dụng cho tất cả các thể loại thực phẩm, các sản phẩm có
nguồn gốc động vật, các điều khoản cụ thể khác nêu trong các quy định khác có thể
được ban hành trong tương lai.
Các nguyên tắc cơ bản của HACCP
-
Phân tích các nguy cơ độc hại: xác định tất cả các nguy cơ độc hại cớ thể xảy
ra đối với sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm.
-
Xác định các điểm kiểm soát quan trọng, tức là điểm trong quá trình sản xuất
thực phẩm – từ lúc còn sống đến lúc tiêu dùng – mà tại đó sự độc hại tiềm
tàng có thể được kiểm soát hoặc bị loại trừ
-
Thiết lập các biện pháp phòng ngừa với các giới hạn quan trọng đối với một
điểm kiểm soát.
-
Xây dựng các trình tự/ thủ tục để theo dõi các điểm kiểm soát quan trọng và
lập kế hoạch hành động cho các trường hợp khi có một giới hạn quan trọng
nào đó không được bảo đảm.
-
Ban hành một trình tự/ thủ tục thẩm định, bao gồm cả các kiểm nghiệm và
trình tự bổ sung để kiểm tra tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống HACCP.
-
Văn bản hóa tất cả các trình tự / thủ tục và các kết quả kiểm nghiệm.
Các công ty, các nhà nhập khẩu thực phẩm trong EU cũng có thể yêu cầu các
nhà cung cấp ngoài EU sản xuất theo một hệ thống HACCP. Các công ty ở các nước
xuất khẩu có thể kiếm tìm sự trợ giúp của các tổ chức có uy tín để giúp họ triển khai
một hệ thống HACCP và để được chứng nhận HACCP.
Trong ngành Thủy sản, các nhà xuất khẩu buộc phải tuân thủ Quy định
91/493/EEC và Quy định 91/492/EEC để có thể nhận được sự phê chuẩn cho phép
xuất khẩu thủy sản sang EU. Các quy định này ngụ ý rằng họ phải thực thi một hệ
thống HACCP. Một kiểm nghiệm được Ủy ban châu Âu ủy quyền thực hiện việc
thanh tra trong các cơ sở chế biến thủy sản . Chỉ khi công ty qua được mọi cuộc
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kiểm tra, họ sẽ nhận được sự phê chuẩn chính thức và được đưa vào một danh sách
hạn chế các công ty được phép xuất khẩu sang EU.
Phụ gia thực phẩm và gia vị
Phụ gia thực phẩm và gia vị chịu sự điều chỉnh của luật pháp EU ban hành
các quy định đối với chất làm ngọt, chất mầu, và các phụ gia thực phẩm khác được
sử dụng trong đồ ăn. Chỉ những phụ gia nào được phép sử dụng một cách rõ ràng
theo Quy định mới có thể được dùng trong EU. Các chất phụ gia thực phẩm được
phép sử dụng mới có số xác minh. Số này sẽ có một chữ E đứng trước (E number).
Các phụ gia thực phẩm phải được ghi rõ ràng trong danh mục thành phần in trên
bao bì ( tên của nó có trong phụ gia hay số E của nó ).
Quy định về nhãn mác
Quy định chi tiết về nhãn mác, trình bày, quảng cáo thực phẩm trong EU
nhằm bảo đảm sự an toàn cho khách hàng. Ngoài việc gắn mác như đã trình bày ở
trên còn có một số quy định cấm một số nhãn mác nhất định, chẳng hạn như các
tuyên bố y tế về chữa bệnh cho người.
Thông tin về nhãn mác
Thông tin bắt buộc về nhãn mác đối với thực phẩm
-
Tên theo đó sản phẩm được bán;
-
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, người đóng gói hoặc người bán hàng được
thành lập trong EU;
-
Địa điểm xuất xứ hoặc nguồn gốc
-
Thời hạn sử dụng được thể hiện bằng những từ” Dùng tốt nhất trước ngày…”
hoặc “Dùng tốt nhất trước khi kết thúc ngày…”
-
Những điều kiện cất trữ đặc biệt hoặc những điều kiện sử dụng;
-
Hướng dẫn sử dụng;
-
Danh mục thành phần, theo thứ tự trọng lượng.
-
Một vài thành phần cần phải có thông báo cụ thể trên nhãn mác (nghĩa là
GMO, khí đóng gói, chất làm ngọt, aspartame, polyol, quinine và caffein);
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
-
Những thành phần khác có thể được thay thế bằng tên của chủng loại chứ
không có tên cụ thể (tức là chất béo, dầu, cá, phomát, gia vị, thảo mộc, chất
gôm , đường, dextrose, glucose, syrup, protein sữa, bơ cacao, quả rắc đường
kính, rau và rượu vang);
-
2001/101/EC bổ sung chủng loại thịt và định nghĩa thuật ngữ “thịt” cho việc
gắn mác đối với những sản phẩm từ thịt được đóng gói sẵn;
-
Khối lượng những thành phần hoặc chủng loại thành phần (QUID);
-
Khối lượng tịnh của sản phẩm trước khi đóng gói được thể hiện dưới dạng
các đơn vị đo lường ( lít, xăngtilít, mililít, kg hoặc gram );
-
Độ cồn thực của đồ uống chứa trên 1,2% lượng cồn;
-
Đánh dấu để xác lô hay mẻ sản xuất của thực phẩm, được xác định bởi nhà
sản xuất, chế tạo hoặc đóng gói hay người bán hàng đầu tiên ở EU;
-
Các công đoạn xử lý đã được thực hiện với những chỉ dẫn cụ thể cho thực
phẩm đã qua chiếu xạ và thực phẩm đông lạnh sâu.
Thông tin bổ sung với sản phẩm đông lạnh
-
Chỉ dẫn rõ ràng “Làm lạnh nhanh” và “Không làm lạnh lại sau khi làm tan
giá”
-
Hạn sử dụng;
-
Thời hạn cất dữ tối đa sau khi mua;
-
Nhiệt độ chất bảo quản và/hoặc thiết bị bảo quản;
-
Thông tin về mẻ/đợt sản xuất.
Nguồn: GAIN (mạng thông tin nông nghiệp toàn cầu), báo cáo #E22084,
Cục nông nghiệp đối ngoại thuộc USDA.
Quy định pháp luật khác
Như đã đề cập ở trên, ngoài ra còn có những văn bản pháp luật khác liên
quan, ví dụ về mức độ dư lượng tối đa thưốc trừ sâu, kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh
và phóng xạ và thanh tra về vệ sinh (Chỉ thị 2000/29/EC).
Mức độ dư lượng tối đa
Đặc biệt luật pháp EU liên quan đến Mức độ Dư lượng Tối đa (MRL) trong
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thực phẩm liên quan đến những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển. MRL là
dư lượng thuốc trừ sâu tối đa cho phép trong thực phẩm. Một chương trình về thiết
lập MRL cho thuốc trừ sâu sử dụng ở các nước thành viên EU đang được triển khai.
MRL cũng có thể áp dụng cho thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng ở EU nhưng vẫn được
sử dụng ở những nước khác. Ngoài EU hài hòa, các cơ quan quốc gia có thể thiết
lập MRL của riêng họ cho những hợp chất thuốc trừ sâu/hàng hóa thô ở những nơi
không có MRL EU. Lý do cho việc thiết lập MRL quốc gia ở những nơi chưa có
luật pháp hài hòa là để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
• Môi trường
Trong những năm qua, nguyên tắc phát triển bền vững đã dẫn đến sự gia tăng
nhận thức về môi trường trên khắp thế giới. Người tiêu dùng trở nên quan tâm hơn
tới những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Kết quả là những sản
phẩm không thân thiện với môi trường ít có cơ hội tiếp cận thị trường.
Trong năm 2000, EU thông qua chương trình hành động môi trường thứ 6
(2000-2010). Chương trình này đưa ra những ưu tiên và mục tiêu chính cho chính
sách môi trường trong vòng 10 năm và các biện pháp thực hiện. Mục tiêu chính của
chương trình là đưa những đóng góp của doanh nghiệp và những lợi ích người tiêu
dùng vào những mô thức tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Những hậu quả trước mắt đối với các nhà xuất khẩu của các nước phát triển
là những biện pháp bắt buộc nhằm giảm khối lượng rác thải đóng gói và sử dụng tái
chế nguyên liệu đóng gói. Một biện pháp môi trường quan trọng khác là luật pháp
liên quan đến sử dụng những chất nguy hiểm nhất định .Ví dụ như Chỉ thị của EU
về việc hạn chế các chất độc hại trong các thiết bị điện tử (ROHS)…
Việc áp dụng các yêu cầu thị trường tự nguyện cũng cho thấy một số xu
hướng ngày càng tăng về thực hiện quản lý kinh tế môi trường và triển khai các hệ
thống đánh giá, tầm quan trọng ngày càng tăng các dấu hiệu phân biệt cho một loạt
các sản phẩm của người tiêu dùng châu Âu. Hơn nữa những sản phẩm không thân
thiện với môi trường sẽ bị cấm vào thị trường châu Âu.
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2 – Chính sách về môi trường của EU về cấp độ công ty
và cấp độ sản phẩm
Cấp sản phẩm
Cấp công ty
Đánh giá phế thải đóng Sản xuất và đánh giá Đánh giá thực hiện môi
gói
vòng dời sản phẩm
Quản lý phế thải đóng gói Nhãn mác môi trường
trường
Hệ thống quản lý môi
trường
<Bắt buộc>
<Tự nguyện>
Nguồn: Xuất khẩu sang EU – những điều cần biết, tr62, Vụ châu Âu- Bộ
Công Thương
EU tin rằng những tiêu chuẩn quản lý môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp
đánh giá và cải thiện các hoạt động môi trường của họ. Những nhà xuất khẩu ở các
nước đang phát triển phải tuân thủ luật pháp về môi trường để có thể xuất khẩu vào
EU.
c. Quản lý phế thải bao bì
EU đã ban hành một Chỉ thị về bao bì và phế thải bao bì (94/62/EEC) với
mục tiêu là nhằm hài hòa các biện pháp quốc gia liên quan đến việc quản lý đóng
gói và thải bao bì. Chỉ thị này đề ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa tạo ra các chất
thải bao bì, tái sử dụng bao bì, tái chế và giảm phần vứt bỏ/ tiêu hủy cuối cùng của
chất thải đó và quy định mức tối đa kim loại nặng chức trong bao bì và yêu cầu cụ
thể trong sản xuất và cấu thành bao bì.
Nhiều chương trình đã được áp dụng nhưng chương trình chất thải bao bì đã
thực hiện được biết đến nhiều nhất ở châu Âu là hệ thống “Grune Punkt” hay
“Green Dot” của Đức..
• Trách nhiệm xã hội
Ngoài các tiêu chuẩn quan trọng đối với sức khỏe, an toàn và môi trường,
các vấn đề xã hội ngày càng được trở nên chú ý trong EU. Mặc dù trách nhiệm xã
hội không cần thiết kết hợp chặt chẽ các biện pháp bắt buộc, sự quan trọng của
“nhận thức kinh doanh” như tiêu chí lựa chọn của khách hàng đang tăng. Là các nhà
cung cấp cho các nhà công ty châu Âu, các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển bị ảnh hưởng do các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội này. Các nhà xuất khẩu sẽ
không chỉ bị đánh giá trên các vấn đề liên quan tới chất lượng sản phẩm và giá cả
mà họ còn bị đánh giá trên những ảnh hưởng tác động lên xã hội.
Có vài cách cho các công ty chứng tỏ trách nhiệm xã hội của họ: qua các
nguyên tắc kinh doanh minh bạch và công khai các quy tắc ứng xử bằng việc có
nhãn mác thương mại công bằng hoặc xã hội trên các sản phẩm của họ.
a. Quy tắc ứng xử
Đạo đức kinh doanh, tính chính trực và trách nhiệm xã hội đã trở thành điều
quyết định quan trọng về chất lượng của một công ty, và các công ty đang giữ các
vai trò xã hội của họ. Các nhóm lợi ích, các chính phủ, các hiệp hội ngành hàng và
các tổ chức khuyến khích các công ty và toàn bộ các ngành thi hành quy tắc ứng xử
để cải tiến các điều kiện về lao động của các nhà cung cấp ở các nước đang phát
triển, vì vậy các công ty đang thiết lập các nguyên tắc kinh doanh tổng thể hoặc quy
tắc ứng xử của chính họ, theo cách khẳng định của các tổ chức này.
Quy tắc ứng xử là một tuyên bố chính thức những giá trị và tập quán kinh
doanh của một công ty, nó phản ánh lập trường của một công ty về đạo đức kinh
doanh, các điều kiện về lao động và môi trường, về cách thức công ty đóng góp một
cách tích cực cho các yếu tố này. Bên cạnh đó, công ty phải ban hành các cơ chế
bảo đảm, đã được thiết kế để đánh gía những tác động thực của Quy tắc ứng xử
Bảng 3 : Các quy tắc ứng xử - các nhóm lợi ích
Các quy tắc ứng xử - các nhóm lợi ích
Quy tắc ứng xử châu Âu ở trang
Quy tắc ứng xử của Bỉ,
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan.
Quy tắc thực hành lao động chiến dịch quần áo sạch cho
ngành công nghiệp dệt may
được phát triển thành
một quy tắc mẫu cho các tiêu chuẩn lao động và một hệ thống
kiểm tra cho các công ty trong ngành công nghiệp dệt may.
Hồ Thị Thanh Hà
Lớp: KTQT 46