Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phục hồi chức năng tây ninh năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.19 KB, 79 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRƢƠNG VĂN CẢNH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TÂY NINH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRƢƠNG VĂN CẢNH

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG TÂY NINH NĂM 2016

CHUYÊN NGÀNH: TCQLD
MÃ SỐ: CK 60720412

LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng
Thời gian thực hiện: 15/5/2017 – 15/9/2017


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, ban lãnh đạo bệnh viện cùng đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Xuân Thắng
là người thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn
Quản lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi Chức
năng Tây Ninh đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tây Ninh, ngày 20 tháng 9 năm2017
Học viên

Trƣơng Văn Cảnh


MỤC LỤC
T VẤN Ề ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Khái niệm danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ..............3

1.1.1. Khái niệm Danh mục thuốc .......................................................... 3
1.1.2. Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ............................ 3
1.2. Các phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc ....................................................6
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích ABC ........................................................ 7
1.2.2. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị ........................................... 9
1.3. Thực trạng áp dụng các phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc....................9
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 9
1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................... 10
1.4. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở việt nam ....................... 11
1.5. Các giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện chất lƣợng danh mục thuốc bệnh
viện ........................................................................................................................... 14
1.6. Giới thiệu đôi nét về bệnh viện Phục hồi Chức năng Tây Ninh................... 15
1.6.1. Bệnh viện Phục Hồi chức Năng Tây Ninh ................................. 15
1.6.2. Khoa Dƣợc. ................................................................................. 18
1.7. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 22
Chƣơng 2. ỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1. ối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................... 23
2.2.2. Các biến số nghiên cứu ............................................................... 23
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập xử lý và phân tích số liệu. ....................... 27
2.2.4.Mẫu số nghiên cứu ....................................................................... 31
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................... 31
2.2.6. Trình bài số liệu: ......................................................................... 31


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Danh mục thuốc sử dụng tại BV Phục hồi chức năng Tây Ninh .................. 32
3.1.1 Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý ..... 32
3.1.2. Phân tích cơ cấu DMT đƣợc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ . 35

3.1.3. Phân tích cơ cấu DMT đƣợc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ có
trong danh mục TT10 ............................................................................ 36
3.1.4. Phân tích cơ cấu thuốc nhập khẩu đƣợc sử dụng có trong danh
mục TT10 theo nhóm tác dụng dƣợc lý. ............................................... 37
3.1.5. phân tích cơ cấu DMT đƣợc sử dụng theo thuốc đơn thành phần/
đa thành phần. ....................................................................................... 38
3.1.6. Phân tích cơ cấu DMT đƣợc sử dụng theo tên Genergic, tên BD gốc39
3.1.7. Phân tích cơ cấu DMT đƣợc sử dụng theo quy chế thuốc
thƣờng/thuốc GN-HTT ........................................................................... 40
3.1.8. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo phân loại thuốc tân dƣợc/thuốc chế
phẩm YHCT ............................................................................................ 40
3.1.9. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo đƣờng dùng ...................... 40
3.1.10. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo quy định thuốc cần hội
chẩn ....................................................................................................... 41
3.1.11. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo Thông tƣ 01/2012/TTLTBYT-BTC .............................................................................................. 42
3.1.12. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo kết quả đấu thầu 2016 ... 43
3.2. Phân tích DMT sử dụng năm 2106 theo phƣơng pháp ABC ........................ 44
3.2.1 Thực tế sử dụng thuốc tại Bệnh viện sau khi có DM trúng thầu . 48
3.2.2. Các thuốc có số lƣợng trúng thầu nhƣng không có nhu cầu sử
dụng ....................................................................................................... 48
3.2.3.Các thuốc đƣợc sử dụng đúng với số lƣợng trúng thầu năm 201649
3. 2.4. Các thuốc đƣợc sử dụng vƣợt số lƣợng trúng thầu ............................... 49


3.2.5. Các thuốc đƣợc sử dụng ít so với số lƣợng trúng thầu: <20% tổng
số lƣợng trúng thầu. .............................................................................. 49
3.2.6. Số lƣợng các thuốc mà công ty trúng thầu không có khả năng
cung ứng. ............................................................................................... 50
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1. Cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2016 .............................................. 51

4.2. Hạn chế của đề tài............................................................................................. 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
Phụ lục 1: Biểu mẫu thu thập số liệu các biến số nghiên cứu .............................
Phân tích cơ cấu DMT sử dụng tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng Tây Ninh
năm 2016 .............................................................................................................
Phụ lục 2: Biểu mẫu thu thập số liệu biến số nghiên cứu ...................................
Phân tích giá trị DMT sử dụng tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng Tây Ninh
năm 2016 bằng phƣơng pháp ABC .....................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

PHCN

Phục hồi Chức năng

BYT

Bộ Y Tế


DMT

Danh mục thuốc

GTSD

Giá trị sử dụng

TT10

Thông tƣ 10

TDLD

Tác dụng dƣợc lý

H T

Hội đồng thuốc

H T& T

Hội đồng thuốc và điều trị

SL

Số lƣợng

SYT


Sở Y Tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số TT

Tên bảng

Số trang

1.1

Các bƣớc xây dựng và thực hiện DMT Bệnh viện

5

1.2

Nhân lực của Bệnh viện PHCN Tây Ninh

18

1.3

Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện PHCN Tây Ninh

21

2.1


Các chỉ số phân tích DMT

30

3.1

Cơ cấu DMT sử dụng 2016 theo nhóm tác dụng dƣợc lý

32

3.2

Cơ cấu DMT sử dụng 2016 tại BV PHCN Tây Ninh theo nguồn
gốc, xuất xứ

35

3.3

Tỷ lệ thuốc nhập khẩu, thuốc SXTN đƣợc sử dụng có hoạt chất
trong DM TT10

36

3.4

Tỷ lệ thuốc nhập khẩu đƣợc sử dụng có trong danh mục TT10
theo nhóm tác dụng dƣợc lý.

38


3.5

Cơ cấu DMT sử dụng 2016 theo thuốc đơn/đa thành phần

39

3.6

Cơ cấu DMT sử dụng theo tên Generic, tên biệt dƣợc gốc

39

3.7

Cơ cấu DMT sử dụng theo quy chế thuốc thƣờng/ thuốc gây
nghiện- thuốc hƣớng tâm thần

40

3.8

Cơ cấu DMT sử dụng theo đƣờng dùng

41

3.9

Cơ cấu DMT sử dụng theo quy định thuốc cần hội chẩn


42

3.10

Cơ cấu DMT sử dụng theo TT 01/2012/TTLT-BYT-BTC

42

3.11

Cơ cấu DMT sử dụng chia theo kết quả thầu năm 2016

43

3.12

Cơ cấu DMT sử dụng 2016 theo phƣơng pháp ABC

44

3.13

Kết quả phân tích nhóm thuốc A theo nhóm tác dụng dƣợc lý

46

3.14

Cơ cấu thuốc theo thành phần trong danh mục thuốc nhóm A


47

3.15

Cơ cấu thuốc nhóm A theo nguồn, xuất xứ

48

3.16

Các mặt hàng có SL trúng thầu 2016 nhƣng không có sử dụng

48

3.17

Các mặt hàng sử dụng đúng với SL trúng thầu năm 2016

49

3.18

Số lƣợng các mặt hàng đƣợc SD rất ít so với SL trúng thầu 2016

50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT


Tên hình

Số trang

1.1

Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng DMT bệnh viện

4

1.2

Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện PHCN Tây Ninh

17

1.3

Sơ đồ tổ chức Khoa Dƣợc – TTB Bệnh viện PHCN Tây Ninh

20

3.1

Số lƣợng sử dụng của các nhóm dƣợc lý chính trong DMT sử

34

dụng năm 2016 của BV PHCN Tây Ninh
3.2


Giá trị sử dụng các thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

35

3.3

Tỷ lệ giá trị thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nƣớc đƣợc

37

sử dụng có trong danh mục TT10
3.4

Tỷ lệ số lƣợng sử dụng của các thuốc trong các nhóm ABC

45


Đ T VẤN ĐỀ
Từ hàng ngàn năm nay. Các loại thuốc phòng và chữa bệnh đã trở
thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con ngƣời. Với dân số nƣớc ta
hiện nay ngày càng tăng dần, thì việc sử dụng thuốc trong chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho ngƣời dân là vấn đề cần phải hết sức quan tâm của ngành y tế
Việt Nam.
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và vô cùng quan trọng, nó có thể làm
thay đổi chuyển hóa, tâm sinh lý của con ngƣời. Nếu sử dụng thuốc không
đúng hoặc thuốc kém chất lƣợng và bất hợp lý, sẽ gây ảnh hƣởng đến sức
khỏe và tính mạng của ngƣời bệnh. Sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý
và kinh tế là vấn đề mà hiện nay các nƣớc trên Thế Giới đặc biệt quan tâm.

ất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng
mở rộng, các mối quan hệ nƣớc ngoài ngày càng đƣợc nâng cao.

ặc biệt là

từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trƣờng dƣợc phẩm theo
đúng với cam kết khi gia nhập Tổ Chức Thƣơng Mại Thế Giới WTO, thì số
lƣợng các tập đoàn dƣợc phẩm lớn trên Thế Giới xâm nhập vào thị trƣờng
Việt Nam ngày càng nhiều, tạo cho thị trƣờng thuốc Việt Nam vô cùng phong
phú và đa dạng, tuy nhiên cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong việc
chọn lựa, sử dụng thuốc tại các bệnh viện. Trong những năm gần đây Bộ Y tế
đã ban hành nhiều Thông tƣ qui định trong việc đấu thầu cung ứng thuốc sử
dụng cho các bệnh viện. Cụ thể là Thông tƣ 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng
5 năm 2016, qui định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Nhằm
lựa chọn thuốc đảm bảo chất lƣợng, giá cả phù hợp để phục vụ điều trị cho
ngƣời bệnh. Chính vì vậy xây dựng danh mục thuốc sử dụng cho bệnh viện là
vô cùng quan trọng. Một danh mục thuốc đƣợc xây đúng quy trình sẽ mang
lại lợi ích rất lớn cho cả chu trình cung ứng thuốc: Lựa chọn – Mua sắm –
Phân phối – Sử dụng.

1


Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh Tây Ninh là bệnh viện chuyên khoa
tuyến tỉnh trực thuộc sở Y tế Tây Ninh. Chức năng nhiệm vụ chính của bệnh
viện là nơi trực tiếp khám và điều trị Phục hồi Chức năng theo các hình thức
nội trú, ngoại trú, đồng thời cũng là đơn vị chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
ngƣời dân. Thì việc sử dụng thuốc trong điều trị là vấn đề không thể thiếu.
ể đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lƣợng với giá cả
phù hợp thì việc xây dựng danh mục thuốc đóng vai trò thiết yếu trong quy

trình cung ứng thuốc ở bệnh viện, mà vai trò H T& T và khoa dƣợc là chủ
yếu.
Trong những năm qua việc sử dụng thuốc trong điều trị ở bệnh viện
Phục hồi Chức năng Tây Ninh còn nhiều bất cập. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau, do đó để tăng cƣờng chất lƣợng danh mục thuốc Bệnh viện và sử dụng
thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho ngƣời
bệnh đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Hơn nữa từ khi thành lập bệnh viện
đến nay chƣa có nghiên cứu nào phân tích về danh mục thuốc sử dụng tại
bệnh viện Phục hồi Chức năng Tây Ninh. Xuất phát từ thực tế của bệnh viện
trong những năm vừa qua, tôi tiến hành đề tài: "Phân tích danh mục thuốc
sử dụng tại Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh Tây Ninh năm 2016” với
mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Phục hồi
Chức năng Tây Ninh năm 2016.
2. Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Phục hồi
Chức năng Tây Ninh theo phương pháp ABC
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh đƣợc thực
trạng danh mục thuốc và việc sử dụng thuốc của bệnh viện Phục hồi Chức
năng tỉnh Tây Ninh, nhằm đƣa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện danh
mục thuốc bệnh viện và sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh, an toàn, hiệu quả, hợp
lý và kinh tế tại bệnh viện trong những năm tiếp theo.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1. Khái niệm Danh mục thuốc
Danh mục thuốc (DMT) là 1 danh sách các thuốc đƣợc sử dụng trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục

này[33]. DMT của bệnh viện là một danh sách các thuốc đã đƣợc lựa chọn và
phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện [17]
Danh mục thuốc bênh viện là cơ sở để cung ứng thuốc chủ động có kế
hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. Danh mục
thuốc bệnh viện, đƣợc xây dựng hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của
các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp sẽ góp phần rất lớn
trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện.
1.1.2. Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Việc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên
tắc sau: bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí thuốc dùng trong
bệnh viện; phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; căn cứ vào hƣớng
dẫn hoặc phác đồ điều trị đã đƣợc xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng đƣợc với các phƣơng pháp mới, kỹ thuật
mới trong điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện, thống
nhất với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. Việc lựa chọn
và xây dựng danh mục thuốc là 1 nhiệm vụ của H T& T [6].
Theo thông tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y Tế quy
định về tổ chức và hoạt động của H T& T trong bệnh viện, các bƣớc xây
dựng danh mục thuốc đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Khoa Dƣợc sẽ xây dựng DMT bệnh viện và thông qua Hội đồng thuốc
và điều trị (H T& T) góp ý chỉnh sửa, sau khi H T& T thống nhất, khoa
Dƣợc tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc bệnh viện xem
xét và ký duyệt ban hành danh mục chính thức. Việc lựa chọn danh mục
thuốc trong bệnh viện phải căn cứ vào các yếu tố sau:

3


- Mô hình bệnh tật (MHBT) của địa phƣơng và cơ cấu bệnh tật do bệnh
viện thống kê hàng năm;

- Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà bệnh viện đƣợc thực hiện;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ
Y Tế (BYT) ban hành;
- Khả năng kinh phí của bệnh viện: ngân sách Nhà nƣớc, thu một phần
viện phí và Bảo Hiểm y tế (BHYT);
- Xem xét một số tiêu chí nhƣ an toàn, hiệu quả điều trị, hiệu quả - chi
phí hoặc nguồn cung ứng tại chỗ.
DMT bệnh viện phải đƣợc rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho
phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc
đƣợc khái quát trong hình 1.1 nhƣ sau:

Mô hình bệnh tật

Phác đồ điều trị

Danh mục
thuốc thiết yếu

Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật

Danh mục
thuốc chủ yếu

K/n chi trả của BN, quỹ
BHYT, kinh phí

Hội đồng thuốc và
điều trị


DANH MỤC THUỐC
BỆNH VIỆN

Hình 1.1. Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng
DMTBV là rất quan trọng và cần phải đƣợc thực hiện một cách bài bản nhằm
tạo dựng giá trị cũng nhƣ sự tin tƣởng của thầy thuốc khi sử dụng. Tổ chức Y

4


tế Thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh viện bao
gồm 4 giai đoạn với 19 bƣớc [31]. Cụ thể các bƣớc đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các bước xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện
Giai đoạn 1: Quản lý hành chính
Bƣớc 1

Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có đƣợc sự ủng hộ của Ban
giám đốc bệnh viện

Bƣớc 2

Thành lập H T& T

Bƣớc 3

Xây dựng các chính sách và quy trình
Giai đoạn 2: Xây dựng danh mục thuốc


Bƣớc 4

Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị

Bƣớc 5

Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục thuốc hiện tại

Bƣớc 6

Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc

Bƣớc 7

ánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác thảo DMTBV

Bƣớc 8

Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện

Bƣớc 9

ào tạo cho nhân viên trong viện về DMTBV: quy định và quá
trình xây dựng, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh
mục, quy định sử dụng thuốc không có trong danh mục và kê đơn
thuốc tên generic.
Giai đoạn 3: Xây dựng cẩm nang danh mục thuốc

Bƣớc 10 Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc
Bƣớc 11 Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang

Bƣớc 12 Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh mục thuốc
Bƣớc 13 Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang
Bƣớc 14 Xây dựng các hƣớng dẫn tra cứu cẩm nang
Bƣớc 15 In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc
Giai đoạn 4: Duy trì DMTBV
Bƣớc 16 Xây dựng các hƣớng dẫn điều trị chuẩn
Bƣớc 17 Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc

5


Bƣớc 18 Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có hại của thuốc
Bƣớc 19 Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục thuốc
Trong giai đoạn 1, Hội đồng thuốc và điều trị (H T& T) thu thập một
số thông tin để giúp Ban giám đốc bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản
lý tốt DMT từ đó thuyết phục các nhà quản lý ra quyết định về DMT và xem
đây là quy định của bệnh viện [1].
Bƣớc tiếp theo của H T& T là xây dựng hoặc lựa chọn các nhóm
thuốc cho DMTBV. Trƣớc khi xây dựng danh mục, cần thu thập những dữ
liệu cần thiết để phân tích các mô hình sử dụng thuốc hiện có. Các thông tin
cần thu thập trƣớc khi xây dựng DMTBV: Tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng
trong năm trƣớc, tỷ lệ giá trị tiền thuốc so với tổng chi phí của bệnh viện, số
lƣợng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng tại bệnh viện, giá trị của thuốc
bị huỷ trong năm, tên của thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của
thuốc đã đƣợc thu thập, số lƣợng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử
dụng, thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng đã đƣợc thông tin.
Trong giai đoạn tiếp theo, H T& T cần xây dựng một cuốn Cẩm nang
DMT. Thông tin trong cuốn cẩm nang nhằm giúp cán bộ Y tế trong bệnh viện,
đặc biệt là bác sỹ hiểu đƣợc hệ thống DMT và chức năng của H T& T [1].
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng DMTBV là duy trì DMT.

Việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn xảy ra ngay cả khi có một DMT lý
tƣởng. Vì vậy để tăng cƣờng kê đơn hợp lý cần có hƣớng dẫn điều trị chuẩn
hay phác đồ điều trị [33].
1.2. Các phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc
ể giải quyết vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện, bƣớc
đầu tiên cần phải đo lƣờng, phân tích và hiểu đƣợc nguyên nhân sâu xa của các
vấn đề. Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phƣơng pháp chính để làm rõ các vấn đề
sử dụng thuốc tại bệnh viện mà H T& T nên thƣờng xuyên sử dụng, đó là:
- Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: những dữ liệu này đƣợc thu thập từ
ngƣời không kê đơn để có thể xác định đƣợc những vấn đề xung quanh liên quan

6


đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là thƣờng không
có đủ thông tin để có thể điều chỉnh thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán.
- Các phƣơng pháp định tính: nhƣ tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những công cụ hữu ích để xác định nguyên
nhân của vấn đề sử dụng thuốc.
- Các phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu: phƣơng pháp này liên quan đến
các dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, và dữ liệu có thể thu
thập dễ dàng. Phƣơng pháp xác định liều DDD, phân tích ABC và phân tích
VEN…Những phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng để xác định các vấn đề lớn
liên quan đến sử dụng thuốc.
Trong số các phƣơng pháp trên, phân tích danh mục thuốc gồm phân
tích ABC và phân tích VEN là giải pháp hữu ích và cần đƣợc áp dụng để xác
định các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc. Phƣơng pháp phân tích này
sẽ trở thành công cụ cho H T& T quản lý danh mục thuốc.
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích ABC
1.2.1.1. Khái niệm phân tích ABC

Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong chi phí dành cho thuốc của bệnh viện [6]
1.2.1.2. Các bước thực hiện
Theo thông tƣ số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 8 năm 2013 hƣớng
dẫn hoạt động của H T& T, phân tích ABC đƣợc tiến hành theo các bƣớc
sau:
Bƣớc 1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bƣớc 2. iền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
- ơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu
sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
- Số lƣợng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
Bƣớc 3. Tính tổng tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với
số lƣợng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm.

7


Bƣớc 4. Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
Bƣớc 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bƣớc 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản
phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo
trong danh sách.
Bƣớc 7. Phân nhóm nhƣ sau:
- Nhóm A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
- Nhóm B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
- Nhóm C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
Về số lƣợng, nhóm A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, nhóm B
chiếm 10 – 20% và còn lại là nhóm C chiếm 60 -80% [6],[30].

1.2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của phân tích ABC
Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc đƣợc sử dụng nhiều mà thuốc
thay thế có giá thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên thị trƣờng, có thể
lựa chọn các thuốc thay thế có chỉ số chi phí - hiệu quả tốt hơn, hoặc xác định
các liệu pháp điều trị thay thế, tiếp đến có thể đàm phán với các đơn vị cung
cấp với mức giá thấp hơn.
Áp dụng phƣơng pháp này giúp đo lƣờng mức độ tiêu thụ thuốc, phản
ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vì vậy có thể xác định đƣợc việc
sử dụng thuốc chƣa hợp lý dựa vào lƣợng thuốc tiêu thụ và mô hình bệnh
tật. Bên cạnh đó phân tích ABC có thể xác định việc mua sắm các thuốc
không nằm trong DMT thiết yếu của bệnh viện, ví dụ các thuốc không nằm
trong DMT bảo hiểm.
Tóm lại, phân tích ABC có ƣu điểm là có thể xác định đƣợc những
thuốc nào chiếm phần lớn chi phí dành cho thuốc, nhƣng nhƣợc điểm lớn nhất
của phƣơng pháp này là không cung cấp đƣợc các thông tin để có thể so sánh
các thuốc về sự khác biệt hiệu quả điều trị.

8


1.2.2. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị
Các bƣớc thực hiện:
- Sử dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, % chi phí của từng thuốc
sử dụng trên tổng chi phí sử dụng thuốc toàn viện
- Phân loại nhóm điều trị cho từng thuốc: phân loại này có thể dựa vào
phân loại trong Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc
theo các tài liệu tham khảo khác nhƣ hệ thống phân loại Dƣợc lý - iều trị
của hiệp hội Dƣợc thƣ bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại
Giải phẫu - iều trị - Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới … Trong đề
tài này chúng tôi phân tích nhóm điều trị theo theo Thông tƣ 40/2014/TTBYT. Ban hành và hƣớng dẫn về thực hiện danh mục thuốc tân dƣợc thuộc

phạm vi thanh toán quỷ bảo hiểm y tế ngày 17/11/ 2014.
- Tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí các thuốc trong mỗi nhóm thuốc,
từ đó xác định tình hình kê đơn thuốc thực tế đang tập trung vào những nhóm
thuốc nào thông qua việc xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.
- ối chiếu với mô hình bệnh tật, từ đó phân tích đánh giá tính hợp lý
của mối tƣơng quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và mô hình
bệnh tật thực tế tại bệnh viện.
Ý nghĩa: Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị giúp xác định những
nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất. Trên cơ sở
thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp
lý. Xác định những thuốc đã bị lạm dụng . Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn
những thuốc có chi phí cao nhất trong các nhóm điều trị, để lựa chọn trong
liệu pháp điều trị thay thế.
1.3. Thực trạng áp dụng các phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc
1.3.1. Trên thế giới
Vilfredo Pareto là ngƣời đầu tiên lý thuyết Pareto 20/80 trong quản trị
doanh nghiệp, tức là 80% tổng tiền dành cho mua sắm 20% lƣợng hàng hóa
và phân loại hàng hóa thành các nhóm ABC [29]. Nhờ phân tích đơn giản

9


nhƣng quan trọng này mà có thể đƣa ra hình ảnh rõ nét về tình hình hiện tại
giúp cho quá trình quản lý đƣợc dễ dàng.
Một nghiên cứu của Mỹ (1982) sau khi phân tích ABC, để tiết kiệm chi
phí những thuốc trong nhóm A (chiếm 80% tổng số tiền) mà có giá thành cao
thì có thể tìm nhà cung cấp khác với cùng thuốc nhƣng giá thấp hơn [30].
Trong một nghiên cứu tại Canada (1986), sau phân loại các thuốc vào nhóm
A, B và C, đã có chiến thuật thay đổi tần suất đặt hàng với từng nhóm. Cụ thể
các thuốc nhóm A đƣợc đặt hàng hàng tuần, còn thuốc nhóm B và C đặt hàng

với tần suất thấp hơn. Kết quả là hiệu quả kiểm soát hàng tồn kho tăng lên
đáng kể (50%) sau khi tiến hành can thiệp.
1.3.2. Tại Việt Nam
Việc phân tích ABC đã đƣợc đƣa vào thông tƣ số 21/2013/TT-BYT
ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phƣơng pháp phân
tích để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bƣớc đầu tiên trong quy trình
xây dựng DMTBV [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Hằng Nga (2008) đã thực hiện phân tích ABC
ở 3 bệnh viện: BV Nhi Trung Ƣơng, BV Hữu Nghị, BV Lao phổi Trung
Ƣơng. Kết quả: tỷ lệ theo chủng loại nhóm A ở Bệnh viện Nhi Trung Ƣơng
(9,6%), Lao phổi Trung Ƣơng (9,9%) thấp hơn ở bệnh viện Hữu Nghị là
15,7% [19]. Trong nghiên cứu của Hà ăng Quang (2009) phân tích ABC
danh mục thuốc tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần trong 3 năm liên tiếp cho
thấy tỷ lệ giá trị tiêu thụ của từng thuốc trong nhóm A, B, C là tƣơng đƣơng
nhau, nhƣng số lƣợng và giá trị tiêu thụ thực tế tăng rất nhiều qua từng năm.
Hơn nữa, tỷ lệ mặt hàng trong các nhóm có thay đổi rõ ràng: các thuốc nhóm
A và B có tỷ lệ giảm qua các năm [22].
Tại Bệnh viện trung ƣơng quân đội 108 năm 2013: 4 nhóm sử dụng
kinh phí lớn nhất là thuốc kháng sinh (20,3% kinh phí), thuốc điều trị ung thƣ
chiếm 21,7%, thuốc tim mạch chiếm 15%, thuốc đƣờng tiêu hóa chiếm
10,5%. Thuốc nhóm A chiếm 18,5% khoản mục tƣơng đƣơng giá trị sử
dụng 73,8%. Thuốc nhóm B chiếm 71,8% khoản mục tƣơng đƣơng giá trị sử
dụng 24,7%. Thuốc nhóm C chiếm 9,7% khoản mục tƣơng đƣơng giá trị sử

10


dụng 1,5%. Thực hiện quy chế chuyên môn: 100% ghi đầy đủ thông tin bệnh
nhân; trên 90% bệnh án ghi đủ tên thuốc, nồng độ; 100% bệnh án đánh số
thứ tự ngày dùng thuốc với thuốc có quy đinh đánh số thứ tự ngày dùng

thuốc. Một số nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp sử dụng phân tích
ABC, để kịp thời phát hiện và can thiệp những tồn tại và bất hợp lý trong
sử dụng thuốc, tăng cƣờng quản lý sử dụng kháng sinh dự phòng cho phẫu
thuật, giảm số lƣợng thuốc trung bình trong một đơn [14].
1.4. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở việt nam
Trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số kinh phí bệnh viện. Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho
thấy tiền mua thuốc cho các BV tăng cả về số lƣợng và tỷ trọng so với
tổng kinh phí các BV. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh
năm 2009-2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7%
(năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong BV [12].
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc kháng sinh
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Kết quả khảo sát
của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm
tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc sử dụng [18].
Nghiên cứu tại 38 bệnh viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ƣơng
và 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng
trên cả nƣớc cũng cho kết quả tƣơng tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh
ở 3 tuyến BV trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện
(43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện tuyến trung ƣơng (25,7%) [17]. Tại BV đa
khoa tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử
dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 22,6% tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng [27]. Tƣơng tự tại BV đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014
kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5% tổng giá
trị sử dụng) [15]. Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt

11



Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm
dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.
Tình hình sử dụng vitamin và thuốc bổ trợ
Vitamin là hoạt chất thƣờng đƣợc sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao.
Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nƣớc năm 2009 cho thấy vitamin
là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến
BV. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng đƣợc sử dụng nhiều tại BV Hữu Nghị
từ năm 2008-2010 . Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 giá trị
sử dụng vitamin và khoáng chất là 2,7 tỷ chiếm 2,7% [27].
Nhóm thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chƣa rõ ràng cũng
đang đƣợc sử dụng phổ biến trong cả nƣớc. Kết quả khảo sát về thực trạng
thanh toán thuốc bảo hiểm Y tế (BHYT) trong cả nƣớc năm 2010 cho thấy
trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả thuốc bổ trợ là
L-ornithin-L-aspartate, Glucosamine, Ginkgobiloba, Arginine, Glutathion.
Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartate nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ
lệ lớn nhất về giá trị thanh toán [23]. ể khắc phục tình trạng chỉ định rộng
rãi các thuốc này, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có công văn số
2503/BHXH-DVT ngày 02/07/2012 yêu cầu không thanh toán theo chế độ
BHYT khi sử dụng các thuốc nêu trên nhƣ thuốc bổ thông thƣờng, chỉ thanh
toán khi thuốc đƣợc sử dụng phù hợp với các công văn hƣớng dẫn có liên
quan của Cục Quản lý dƣợc các chỉ định của thuốc đã đƣợc phê duyệt và tình
trạng bệnh nhân. ối với các trƣờng hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở
khám chữa bệnh lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao,
chi phí điều trị lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù
hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.
Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng nhóm thuốc hỗ trợ tiêu hóa có
giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh viện, đặc biệt là các thuốc hỗ trợ điều trị
bệnh gan mật (nhƣ L-ornithin-L-aspartate, Arginine). Sản phầm chứa Lornithin-L-aspartate dạng tiêm tại một BV trung ƣơng có giá trị sử dụng là 21

tỷ, chiếm 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Tại các BV trung ƣơng và tuyến tỉnh,
nhóm thuốc giải độc và dùng trong trƣờng hợp ngộ độc cũng chiếm tỷ lệ cao

12


về giá trị và phần lớn giá trị của các nhóm này tập trung vào các thuốc có giá
thành cao, hiệu quả không rõ ràng nhƣ Glutathion, Alfoscerat [14].
Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Trong năm 2012 Cục quản lý Dƣợc đã tổ chức thành công diễn đàn
“Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam”. ây là một trong những
giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dƣợc Việt Nam phát triển bền vững,
bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ
thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Tổng giá trị tiền thuốc ƣớc sử
dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc
sản xuất trong nƣớc năm 2012 ƣớc tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng
5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu
USD và bình quân tiền thuốc đầu ngƣời là 29,5 USD [24]. Các kết quả khảo
sát tại một số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy
các thuốc sản xuất trong nƣớc chỉ chiếm 25,5%-43,3% số khoản mục thuốc và
37%-57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các BV tuyến trung
ƣơng [14]. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, tổng giá trị sử dụng thuốc
nội là 29,7 tỷ chiếm 29,64% tổng giá trị sử dụng và 35,93 % số lƣợng biệt
dƣợc sử dụng tại bệnh viện [27]. Tỷ lệ thuốc nội ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc
Cạn là 31,3% ứng với khoảng 7,8 tỷ đồng [15].
Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc.
Tại một số bệnh viện, các thuốc biệt dƣợc thƣờng chiếm tỷ lệ cao trong
DMTBV. Nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 thuốc
mang tên thƣơng mại chiếm 11,13%; bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2012 số
lƣợng thuốc tên biệt dƣợc chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa ông Anh năm

2012 thuốc tên biệt dƣợc chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử dụng
[21],[26],[27]. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 tỷ lệ thuốc
mang tên biệt dƣợc gốc chiếm 7,2% số lƣợng và 4,5% giá trị sử dụng. Sử
dụng các thuốc mang tên gốc (generic) đƣợc xem là một trong những cách
làm giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đƣa
ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện.
Tình hình sử dụng thuốc ngoài DMT Bệnh viện

13


Nghiên cứu trong năm 2012, tại bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng có 2
thuốc sử dụng ngoài DMTBV là Colimycin 1M.U.I và Luveris; có 24 trên
tổng số 174 hoạt chất của DMT không đƣợc sử dụng trên thực tế; bệnh viện
phụ sản Hà Nội có 5 thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện; bệnh viện đa khoa
ông Anh có 4% thuốc sử dụng không nằm trong DMTBV [21],[26].
1.5. Các giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện chất lƣợng danh mục thuốc
bệnh viện
Về danh mục thuốc, mặc dù danh sách các thuốc đƣợc chấp thuận trong
bệnh viện để sử dụng trong một điều kiện nhất định gọi là danh mục thuốc, ở
một nghĩa tối thiểu là việc bổ sung vào các đặc tính kỹ thuật để chỉ ra thuốc
đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Nhiều bệnh viện ở Mỹ việc quản lý danh mục
thuốc đƣợc thực hiện theo cách này. Hơn nữa, việc quản lý danh mục mở
rộng ra việc quản lý hồ sơ thuốc để hƣớng dẫn danh mục thuốc. Hƣớng dẫn
này bao gồm một hoặc nhiều sự chọn lựa bao gồm các đối tƣợng nhƣ là kê
đơn, quy định/giới hạn thuốc cần thiết, hƣớng dẫn hạn chế chi phí, thông tin
về H T& T và quy định bổ sung thuốc vào trong danh mục, quy định sử
dụng thuốc, đóng gói, dán nhãn, dùng thuốc đƣờng tĩnh mạch [32].
Can thiệp phổ biến nhất đƣợc tiến hành trong lựa chọn thuốc là xây
dựng danh mục thuốc hạn chế để đƣa vào danh mục thuốc bệnh viện. Căn cứ

để xác định vấn đề cần can thiệp là danh mục thuốc thiết yếu, sử dụng phân
tích nhƣ ABC, VEN, hƣớng dẫn điều trị chuẩn…
Một nghiên cứu về quản lý danh mục thuốc tại một bệnh viện 1.500
giƣờng tại Nam Phi. Trong nghiên cứu này, 15 nhóm thuốc đƣợc đánh giá bởi
Ủy ban kiểm soát thuốc kết hợp với chuyên gia đặc biệt dựa vào theo dõi chi
tiết ngân sách thuốc những năm trƣớc đó. Việc sử dụng thuốc đƣợc hợp lý
hóa bởi việc chi trả chú ý các thuốc đắt tiền, thay thế các thuốc rẻ tiền hơn,
loại bỏ các thuốc không thiết yếu ra khỏi danh mục, giới hạn một số thuốc
bằng cách giữ ngân sách cố định. Kết quả, 65 thuốc bị loại khỏi danh mục. Xu
hƣớng tăng ngân sách hằng năm đƣợc kiểm soát. Trƣớc can thiệp 20 thuốc
chiếm 31% ngân sách thuốc, sau can thiệp, ngân sách thuốc giảm đi 23%.

14


Trong số 15 nhóm thuốc nghiên cứu có 14 nhóm giảm ngân sách sử dụng sau
can thiệp với chi phí tiết kiệm tổng cộng 20% ngân sách.
Tại Việt Nam, với tác động can thiệp của H T& T, chất lƣợng danh
mục đã đƣợc cải thiện dù là chƣa đạt đƣợc yêu cầu cần thiết của một danh
mục thuốc bệnh viện. Một nghiên cứu tại 29 bệnh viện cho thấy 93% (27/29)
danh mục thuốc bệnh viện thƣờng xuyên cập nhật hoặc bổ sung/ loại bỏ [3].
Việc thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT của Bộ y tế dẫn đến kết quả là 100%
các bệnh viện đều xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện và đảm
bảo đủ thuốc chữa bệnh chủ yếu.
Các can thiệp của lựa chọn thuốc trong bệnh viện cũng đã bƣớc đầu đƣợc
ứng dụng. H T& T các bệnh viện nhƣ Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, bệnh viện
nhân dân 115… đã áp dụng các phƣơng pháp phân tích ABC, VEN để phân tích
tình hình sử dụng thuốc. Bệnh viện nhân dân 115 đã sử dụng can thiệp dựa trên
phân tích ABC, VEN để nhận diện các bất hợp lý từ đó tác động đến H T& T
nhằm kiểm soát thuốc nhóm A, giảm bớt thuốc nhóm N, hạn chế sử dụng thuốc

ngoài danh mục kết quả đã làm giảm thuốc không thiết yếu sử dụng nhiều ngân
sách, loại khỏi danh mục 167 loại thuốc không thiết yếu [28].
1.6. Giới thiệu đôi nét về bệnh viện Phục hồi Chức năng Tây Ninh
1.6.1. Bệnh viện Phục Hồi chức Năng Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng miền ông Nam Bộ, Tây Ninh nằm ở
vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Vƣơng quốc Campuchia và là
một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trƣớc năm 1975 Tây Ninh là vùng căn cứ địa Cách mạng miền Nam
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hậu quả hai cuộc chiến
tranh đã để lại cho nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Tây Ninh nói
riêng một tổn thất rất nặng nề, trong đó đặc biệt là chiến tranh hoá học của đế
quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tây Ninh là một trong năm tỉnh bị ảnh
hƣởng nặng nhất. Nó đã để lại cho thế hệ con cháu những bệnh tật, thƣơng tật
và dị tật vĩnh viễn, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

15


Xuất phát từ những vấn đề trên, đƣợc sự quan tâm của chỉ đạo của
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Sở Y tế Tây Ninh, đồng thời với sự giúp
đỡ của tổ chức Phi Chính phủ Làng Hòa Bình quốc tế Cộng Hoà Liên Bang
ức. Làng Hoà bình Tây Ninh đƣợc thành lập theo Quyết định số 07/Q -UB
ngày 26 tháng 2 năm 1994 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Chức năng nhiệm vụ của Làng Hoà bình là chăm sóc và điều trị phục hồi
chức năng cho trẻ khuyết tật trong tỉnh.
Nhằm để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong chăm sóc, điều dƣỡng-phục
hồi chức năng cho ngƣời dân trong tỉnh, Làng Hòa bình Tây Ninh chuyển đổi
thành Bệnh viện

iều dƣỡng - Phục hồi Chức năng Tây Ninh theo quyết định


số 162/Q -UBND ngày 15/11/2006 của UBND tỉnh Tây Ninh với quy mô 40
giƣờng bệnh.
ể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu điều trị PHCN của ngƣời bệnh, bệnh
viện xây dựng ề án nâng cấp từ 40 giƣờng bệnh lên 50 giƣờng vào năm 2011.
Thực hiện Thông tƣ số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2014 của Bộ Y tế
Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức
năng, bệnh viện đổi tên sang Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh Tây Ninh
theo Quyết định số 39/Q -UBND ngày 08/01/2015 của UBND tỉnh Tây
Ninh.
* Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện Phục hồi Chức năng Tây Ninh
1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú,
và tổ chức an dƣỡng;
2. ào tạo nhân lực:
3. Nghiên cứu khoa học:
4. Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:

16


×