Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới tây nam tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Hồng

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI TÂY NAM TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nộii- 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Hồng

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI TÂY NAM TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng
Mã số: 62.85.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm
2. TS. Phạm Quang Anh



i
Hà Nội
- 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm và TS. Phạm Quang Anh. Các kết quả nêu
trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày.......tháng .…... năm 2017
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học tận
tình của PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm và TS. Phạm Quang Anh trong suốt thời gian
nghiên cứu và viết Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn
sự giúp đỡ của các thầy.
Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ
của PGS.TS. Phạm Quang Tuấn, GS.TS. Nguyễn Cao Huần, GS.TS. Trƣơng Quang
Hải, PGS.TS. Đặng Văn Bào,… cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lý, các cán
bộ ở Phòng Sau Đại học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội; các chuyên gia ở Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam cùng các bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ

quý báu đó.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TSKH. Phạm
Hoàng Hải, PGS.TS. Mai Trọng Thông, GS.TS.Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS.
Nguyễn Đăng Hội, TS. Đỗ Hữu Thƣ, KS. Nguyễn Hữu Tứ,…cùng các chuyên gia
trong lĩnh vực Sinh thái cảnh quan, Quản lý tài nguyên và môi trƣờng, Sinh học và
Sinh thái học đã động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện
Luận án.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp ở phòng
Sinh thái Cảnh quan và các phòng chuyên môn khác trong Viện Địa lý đã thƣờng
xuyên động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến bố, mẹ, anh, chị và
những ngƣời thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ cả về
vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Hồng

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Phạm vi và tiếp cận nghiên cứu .................................................................................. 3

4. Những điểm mới của luận án ...................................................................................... 4
5. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................................ 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận án .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN ......... 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan trong và ngoài nƣớc ................... 6
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới ................................. 6
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam ................................ 11
1.1.3. Hệ thống phân loại cảnh quan đƣợc kế thừa trong luận án..................................... 15
1.1.4. Tổng quan các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu .................................. 17

1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 19
1.2.1. Cơ sở lý luận về cảnh quan ..................................................................................... 19
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng bản đồ cảnh quan và bản đồ phần vùng cảnh quan ............. 21
1.2.3. Nguyên tắc phân vùng ............................................................................................ 23
1.2.4. Cơ sở lý thuyết về đánh giá cảnh quan ................................................................... 24
1.2.5. Đa dạng sinh học (ĐDSH) và bảo tồn đa dạng sinh học (BT ĐDSH) ................... 26

1.2.5.1. Đa dạng sinh học ................................................................................... 26
1.2.5.2. Bảo tồn ĐDSH ...................................................................................... 31
1.2.6. Mối liên hệ giữa ĐDSH và cảnh quan .................................................................... 32

1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan ............................................... 33
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................ 33
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 34

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN CÁC HUYỆN BIÊN GIỚI PHÍA TÂY
NAM TỈNH NGHỆ AN ................................................................................................ 45
2.1. Tổ hợp các điều kiện địa lý tự nhiên ...................................................................... 45
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 45

2.1.2. Địa chất ................................................................................................................... 46
2.1.3. Địa hình, địa mạo .................................................................................................... 49
2.1.4. Khí hậu .................................................................................................................... 51
2.1.5. Thủy văn ................................................................................................................. 53
2.1.6. Lớp vỏ thổ nhƣỡng ................................................................................................. 54
2.1.7. Thực vật ................................................................................................................. 56

2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội .......................................................................................... 59
2.2.1. Dân cƣ và dân tộc ................................................................................................... 59
2.2.2. Lao động và việc làm ............................................................................................. 60
iii


2.2.3. Cơ cấu kinh tế ......................................................................................................... 61
2.2.4. Phân vùng bảo tồn trong khu vực nghiên cứu ........................................................ 64

2.3. Các vấn đề môi trƣờng và tai biến ......................................................................... 65
2.3.1. Các quá trình động lực ngoại sinh .......................................................................... 65
2.3.2. Tác động của các công trình thủy điện ................................................................... 66

2.3.2.1. Hiện trạng các công trình thủy điện tại khu vực nghiên cứu ................ 66
2.3.2.2. Tác động của các công trình thủy điện ................................................. 67
2.4. Đặc điểm cảnh quan và phân hóa lãnh thổ các huyện biên giới Tây Nam,
tỉnh Nghệ An ................................................................................................................. 70
2.4.1. Hệ thống phân loại cảnh quan các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ......... 70
2.4.2. Bản đồ cảnh quan và đặc điểm CQ ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ
An...................................................................................................................................... 74

2.4.2.1. Xây dựng tuyến lát cắt cảnh quan tại khu vực nghiên cứu .................. 75
2.4.2.2. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ............................... 75

2.4.3.3. Đặc điểm chức năng cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ........................... 79
2.5. Sự phân hóa thành phần loài thực vật theo các đơn vị cảnh quan ............................. 83
2.6. Phân vùng cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo
tồn đa dạng sinh học ...................................................................................................... 94
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG CẢNH
QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP
VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ....................................................................... 99
3.1. Hiện trạng khai thác sử dụng lãnh thổ ................................................................... 99
3.2. Đối tƣợng, mục tiêu và nguyên tắc đánh giá ....................................................... 102
3.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp ................................................. 103
3.3.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá .................................................................................... 103
3.3.2. Đánh giá thành phần cho mục đích phát triển cây hàng năm, cây công
nghiệp lâu năm và đồng cỏ chăn thả gia súc................................................................... 106
3.3.3. Xác định trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá cho mục đích phát triển cây hàng
năm, cây lâu năm và đồng cỏ chăn thả gia súc ............................................................... 110
3.3.4. Điểm đánh giá thành phần cho mục đích phát triển cây lâu năm, cây hàng
năm và đồng cỏ chăn thả gia súc .................................................................................... 111
3.3.5. Đánh giá chung cho mục đích phát triển cây lâu năm, cây hàng năm và đồng
cỏ chăn thả gia súc .......................................................................................................... 112

3.4. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp .................................................... 115
3.4.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cho phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ ......... 115
3.4.2. Đánh giá thành phần cho phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ ................. 118
3.4.3. Xác định trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển rừng sản xuất và
rừng phòng hộ ................................................................................................................. 119
3.4.4. Điểm đánh giá thành phần cho phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ ......... 121
3.4.5. Đánh giá chung cho phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ .......................... 121

3.5. Đánh giá cảnh quan phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học ....................................... 123
3.5.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học ............................. 123

3.5.2. Đánh giá thành phần cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học .............................. 130
3.5.3. Xác định trọng số cho các chỉ tiêu đánh giá cho mục đích bảo tồn đa dạng
sinh học ........................................................................................................................... 130
3.5.4. Điểm đánh giá thành phần phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học............................. 131
iv


3.5.5. Đánh giá chung phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học .............................................. 131

3.6. Định hƣớng không gian ƣu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo
tồn đa dạng sinh học .................................................................................................... 133
3.7. Định hƣớng, giải pháp sử dụng cảnh quan cho phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học ............................................................................ 135
3.7.1. Nguyên lý trong định hƣớng sử dụng cảnh quan .................................................. 135
3.7.2. Định hƣớng sử dụng cảnh quan cho phát triển nông nghiệp ............................... 136
3.7.3. Định hƣớng sử dụng cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp .................................. 140
3.7.4. Định hƣớng sử dụng cảnh quan cho bảo tồn đa dạng sinh học ........................... 141

3.7.4.1. Quan điểm và mục tiêu sử dụng cảnh quan cho bảo tồn ĐDSH......... 141
3.7.4.2. Định hƣớng sử dụng cảnh quan cho bảo tồn ĐDSH trong KVNC ..... 142
3.8. Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình ............................................. 143
3.8.1. Cấu trúc mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình ................................................ 143
3.8.2. Tiêu chí xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình ................................ 145
3.8.3. Nguyên tắc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình ........................... 145
3.8.4. Đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình và mô hình hệ kinh tế sinh
thái cấp xã ....................................................................................................................... 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ALES-GIS

Hệ thống đánh giá đất đai tự động - Hệ thông tin địa lý

BTĐDSH

Bảo tồn đa dạng sinh học

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CBD

Công ƣớc Đa dạng sinh học

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CLR-LK


Cây lá rộng - Lá kim

CQ

Cảnh quan

CQNS

Cảnh quan nhân sinh

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐGCQ

Đánh giá cảnh quan

ĐLTN

Địa lý tự nhiên

ĐNN

Đất ngập nƣớc


FAO

Tổ chức Nông lƣơng thế giới

HST

Hệ sinh thái

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NCCB

Nghiên cứu cơ bản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NCS

Nghiên cứu sinh

PTBV


Phát triển bền vững

SDHLTN

Sử dụng hợp lý tài nguyên

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

TX

Thƣờng xanh

UNEP

Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc

VQG

Vƣờn Quốc gia

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev .............................................. 16
Bảng 1.2: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nguyễn Thành Long và nnk (1993) ...... 16
Bảng 1.3: Các phƣơng pháp đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan ............................... 25
Bảng 1.4: Bảng thống kê tính chất của các đơn vị cảnh quan ..................................... 39
Bảng 1.5: Thang 3 điểm (4 bậc) trong đánh giá cảnh quan .......................................... 40
Bảng 1.6a. Bảng cơ sở đánh giá thành phần (trƣờng hợp thang 3 điểm)...................... 40
Bảng 1.6b: Bảng điểm các giá trị của các tính chất địa tổng thể .................................. 40
Bảng 1.7: Bảng cơ sở đánh giá chung ........................................................................... 41
Bảng 2.1. Tỷ lệ diện tích của các hệ tầng trong khu vực nghiên cứu ........................... 49
Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) ...................................... 51
Bảng 2.3. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm) ................................................. 52
Bảng 2.4. Số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm (ngày) .................................... 53
Bảng 2.5: Diện tích, tỷ lệ các loại đất trong khu vực nghiên cứu ................................. 54
Bảng 2.6: Phân bố các họ, loài theo các ngành thực vật bậc cao có mạch ................... 56
Bảng 2.7: Diện tích các loại thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu ......................... 57
Bảng 2.8 Biến động dân số qua các năm của huyện Tƣơng Dƣơng giai đoạn 2010 2015 ............................................................................................................................... 60
Bảng 2.9: Biến động dân số qua các năm của huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2010 -2015 ... 60
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế ở huyện Con Cuông .................. 63
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Kỳ Sơn năm 2010 – 2011 ........ 63
Bảng 2.12: Cơ cấu kinh tế của huyện Tƣơng Dƣơng đến năm 2015 (%) .................... 63
Bảng 2.13: Giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản theo huyện giai
đoạn 2010 - 2015 (%) .................................................................................................... 64
Bảng 2.14: Diện tích các vùng bảo tồn ĐDSH phân theo các huyện ........................... 65
Bảng 2.15: Tổng hợp các công trình thủy điện vừa và nhỏ đƣợc phê duyệt ở ba
huyện theo các Quy hoạch thủy điện tỉnh Nghệ An ..................................................... 67
Bảng 2.16: Hệ thống phân loại cảnh quancác huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ
An .................................................................................................................................. 71

Bảng 2.17: Diện tích và tỷ lệ lớp CQ & phụ lớp CQ .................................................... 77
Bảng 2.18: Diện tích và tỷ lệ hạng CQ ......................................................................... 79
Bảng 2.19: Diện tích các vùng chức năng VQG Pù Mát .............................................. 80
Bảng 2.20: Xếp hạng ƣu tiên theo hệ thống tiêu chí trong hệ thống bảo tồn ............... 80
Bảng 2.21: Sự phân hóa thành phần loài thực vật theo các đơn vị cảnh quan .............. 84
Bảng 2.23: Diện tích và tỷ lệ các đơn vị phân vùng cảnh quan .................................... 97
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá hiện hành phân theo huyện) ............ 99
Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt phân theo huyện năm 2015 ... 100
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây lƣơng thực chính phân theo
huyện năm 2015 .......................................................................................................... 100
vii


Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây hàng năm chính phân theo
huyện năm 2012 .......................................................................................................... 100
Bảng 3.5: Diện tích, sản lƣợng cây chè phân theo huyện năm 2015 .......................... 101
Bảng 3.6: Diện tích, sản lƣợng một số cây ăn quả chính phân theo huyện năm 2015 101
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất Lâm nghiệp theo giá hiện hànhở ba huyện miền núi Tây
Nam tỉnh Nghệ An các năm 2010, 2013 và 2015 ....................................................... 102
Bảng 3.8a: Bảng cơ sở đánh giá thành phần cho phát triển cây công nghiệp lâu năm107
Bảng 3.8b: Bảng cơ sở đánh giá thành phần cho phát triển cây hàng năm ................ 108
Bảng 3.8c: Bảng cơ sở đánh giá thành phần cho phát triển đồng cỏ chăn thả gia súc 108
Bảng 3.9a: Tính toán trọng số các chỉ tiêu đánh giá phát triển cây công nghiệp lâu
năm bằng phƣơng pháp ma trận tam giác ................................................................... 110
Bảng 3.9b: Tính toán trọng số các chỉ tiêu đánh giá ................................................... 111
phát triển cây hàng năm bằng phƣơng pháp ma trận tam giác.................................... 111
Bảng 3.9c: Tính toán trọng số các chỉ tiêu đánh giá phát triển đồng cỏ chăn thả gia
súc bằng phƣơng pháp ma trận tam giác ..................................................................... 111
Bảng 3.10a: Bảng cơ sở đánh giá chung cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ..... 112
Bảng 3.10b: Bảng cơ sở đánh giá chung cho phát triển cây hàng năm ...................... 112

Bảng 3.10c: Bảng cơ sở đánh giá chung cho phát triển đồng cỏ chăn thả gia súc ..... 112
Bảng 3.11a: Bảng phân hạng thích nghi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm .... 113
Bảng 3.11b: Bảng phân hạng thuận lợi cho phát triển cây hàng năm ......................... 113
Bảng 3.11c: Bảng phân hạng thuận lợi cho phát triển đồng cỏ chăn thả gia súc........ 113
Bảng 3.12a: Bảng cơ sở đánh giá thành phần cho phát triển rừng sản xuất ............... 118
Bảng 3.12b: Bảng cơ sở đánh giá thành phần cho phát triển rừng phòng hộ ............. 118
Bảng 3.13a: Tính toán trọng số các chi tiêu phát triển rừng sản xuất bằng phƣơng
pháp ma trận ................................................................................................................ 120
Bảng 3.13b: Tính toán trọng số các chi tiêu phát triển rừng phòng hộ bằng phƣơng
pháp ma trận ................................................................................................................ 120
Bảng 3.14a : Bảng cơ sở đánh giá chung cho phát triển rừng sản xuất ..................... 121
Bảng 3.14b : Bảng cơ sở đánh giá chung cho phát triển rừng phòng hộ .................... 121
Bảng 3.15a: Bảng phân hạng thuận lợi cho phát triển rừng sản xuất ......................... 122
Bảng 3.15b: Bảng phân hạng thuận lợi cho phát triển rừng phòng hộ ....................... 122
Bảng 3.16: Bảng cơ sở đánh giá thành phần phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học ........ 130
Bảng 3.17: Tính toán trọng số các chỉ tiêu đánh giá bằng phƣơng pháp ma trận cho
mục đích bảo tồn ĐDSH ............................................................................................. 131
Bảng 3.18: Bảng cơ sở đánh giá chung cho bảo tồn đa dạng sinh học ....................... 132
Bảng 3.19: Bảng phân hạng mức độ thuận lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học và loại
CQ tƣơng ứng .............................................................................................................. 132

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát các bƣớc đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan ..................... 24
Hình 1.2: Sơ đồ mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và cảnh quan ........................................ 32
Hình 1.3: Quy trình đánh giá mức độ thuận lợi của cảnh quan ............................................. 38
Hình 1.4: Quy trình các bƣớc nghiên cứu trong luận án ....................................................42
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu............................................................................. 46

Hình 2.2: Bản đồ hành chính ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An............................ 46
Hình 2.3: Bản đồ địa chất ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ................................. 48
Hình 2.4: Bản đồ mô hình số độ cao ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ................ 50
Hình 2.5: Bản đồ địa mạo ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ................................ 50
Hình 2.6: Bản đồ sinh khí hậu ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An .......................... 53
Hình 2.7: Bản đồ đất ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ........................................ 55
Hình 2.8: Bản đồ thảm thực vật ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ....................... 59
Hình 2.9: Bản đồ quy hoạch ba loại rừng ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ........ 59
Hình 2.10: Biểu đồ dân số ba huyện khu vực phía Tây Nam Nghệ An ................................. 59
Hình 2.11: Bản đồ mật độ dân số các huyện trong khu vực nghiên cứu ............................... 60
Hình 2.12: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ................64
Hình 2.13: Bản đồ phân vùng bảo tồn trong khu vực nghiên cứu ......................................... 65
Hình 2.14: Bản đồ cảnh quan ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An .......................... 75
Hình 2.15: Chú giải bản đồ cảnh quan ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ............. 75
Hình 2.16: Sơ đồ tuyến lát cắt cảnh quan AB....................................................................... 76
Hình 2.17: Sơ đồ tuyến lát cắt cảnh quan CD....................................................................... 76
Hình 2.18: Bản đồ phân hóa thực vật theo kiểu cảnh quan ba huyện biên giới Tây Nam
tỉnh Nghệ An .......................................................................................................................... 87
Hình 2.19: Bản đồ phân vùng cảnh quan ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An ......... 96
Hình 3.1: Bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ba huyện biên
giới Tây Nam tỉnh Nghệ An .................................................................................................. 115
Hình 3.2: Bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp ba huyện biên
giới Tây Nam tỉnh Nghệ An .................................................................................................. 123
Hình 3.3: Bản đồ phân hạng mức độ thuận lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học ba huyện
biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An .......................................................................................... 132
Hình 3.4: Bản đồ phân vùng ƣu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và đa dạng sinh
học ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An .................................................................... 134
Hình 3.5: Mô hình hệ kinh tế sinh thái cấp xã ..................................................................... 148
Hình 3.6: Mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình ............................................................... 148
Ghi chú: (Tên hình in thƣờng: Sơ đồ, bản đồ; tên hình in nghiêng: Hình vẽ, biểu đồ)


ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong những năm đổi mới, các huyện miền núi, trong đó có các huyện biên
giới Tây Nam tỉnh Nghệ An đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt, đời sống của đồng bào
các dân tộc đƣợc cải thiện một mức độ nhất định về cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy
nhiên, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng cảnh quan ở miền núi
hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại về các mặt nhƣ điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội, đặc biệt là hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý cũng nhƣ của ngƣời dân
trong việc sử dụng tài nguyên sao cho hợp với quy luật địa sinh thái lãnh thổ để
giảm thiếu sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, để bớt gây ảnh hƣởng xấu tới xu thế
phát triển kinh tế xã hội và đời sống cộng đồng. Do vậy, mục tiêu khai thác, sử
dụng hợp lý nhằm quản lý tổng thể tài nguyên và hƣớng đến việc bảo vệ môi trƣờng
sinh thái tối ƣu trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề mang
tính chiến lƣợc hiện nay.
Các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An giáp nƣớc bạn Lào thuộc vùng
đồi núi đƣợc xác định là một trong ba trung tâm kinh tế động lực của tỉnh. Đây
còn là địa bàn có Vƣờn Quốc gia Pù Mát, thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới
miền Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học cao. Vƣờn Quốc gia Pù Mát là trung
tâm đang lƣu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm về động, thực vật với đầy đủ đại diện
của 4/5 lớp quần hệ thực vật (rừng thƣa, rừng kín, cây bụi và cây thảo). Nơi đây,
không chỉ có các khu rừng nhiệt đới phát triển, có sự đa dạng về cảnh quan, mà
còn có sự đa dạng về văn hóa và các hoạt động truyền thống; Những điều này đã
và đang góp phần tạo nên tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa
học cùng các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục về môi trƣờng, đồng thời
gìn giữ những nét đặc trƣng tiêu biểu về văn hóa của cộng đồng địa phƣơng tại
đây – một nội hàm “Tri thức bản địa” độc đáo.

Các huyện biên giới phía Tây Nam tỉnh Nghệ An với vị trí địa lý và vị thế
kinh tế rất quan trọng, đƣợc coi là địa bàn chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ An, có tiềm năng và lợi thế phát
triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu. Nằm trên

1


tuyến quốc lộ 7 thông qua CHDCND Lào, cũng rất thuận lợi cho việc giao lƣu văn
hóa và phát triển kinh tế quốc tế với các nƣớc Thái Lan, Miến Điện.
Thực tế và triển vọng cho thấy, giai đoạn nhiều năm tới, sản xuất nông - lâm
nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và bảo tồn đa dạng sinh học vẫn cần tiếp tục
đƣợc quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An nói chung và
các huyện biên giới Tây Nam của tỉnh nói riêng. Vấn đề đặt ra trƣớc mắt đó là biết
và nắm chắc đƣợc các quy luật phát triển của tự nhiên trƣớc khi tiến hành khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Để giải quyết những vấn đề thực tế
mang tính tổng hợp cao nhƣ vậy, hƣớng nghiên cứu đánh giá cảnh quan, một công
việc tiên quyết trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, đã trở thành hƣớng
nghiên cứu quan trọng và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp
nhất cho các mục tiêu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
địa bàn tỉnh Nghệ An còn ít đề cập đến hƣớng này, đặc biệt là việc tổ chức lãnh thổ
và bảo vệ môi trƣờng dựa trên cơ sở khoa học về lý luận địa lý học và cảnh quan
học.
Với vị thế kinh tế và vị thế chiến lƣợc đã nêu, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
cần những luận cứ khoa học để sử dụng hợp lý (hợp quy luật) lãnh thổ và đạt hiệu
quả kinh tế cao cũng nhƣ bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng hữu hiệu, nghiên cứu
sinh đã lựa chọn đề tài “Phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông,
lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ
An”. Những kết quả của đề tài sẽ đóng góp, bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu
cảnh quan ứng dụng miền núi, đồng thời xác lập cơ sở thực tiễn cho tổ chức

lãnh thổ sản xuất nông - lâm nghiệp - bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng nghiên
cứu nói riêng và cảnh quan học ứng dụng nói chung.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu :
- Nghiên cứu làm rõ tính quy luật phân hóa lãnh thổ tự nhiên các huyện biên
giới Tây Nam tỉnh Nghệ An trên cơ sở phân tích cấu trúc, chức năng và động lực
của hệ thống đơn vị cảnh quan thuộc địa bàn nghiên cứu.

2


- Xác lập cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và
lãnh thổ phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học ở các
huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nội dung chính sau:
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận trong nghiên cứu cảnh quan, khái niệm
về đa dạng sinh học và biện pháp bảo tồn nó trên cơ sở tiếp cận sinh thái học và
cảnh quan.
2. Lựa chọn phƣơng pháp luận, các nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan ứng
dụng cho quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển nông, lâm
nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học ở các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An.
3. Thu thập, phân tích và hệ thống hoá các tài liệu, tƣ liệu hiện có về tự
nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu nhằm xác lập cấu trúc cảnh quan khu
vực nghiên cứu.
4. Phân tích, đánh giá cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu phục vụ mục đích phát
triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Đề xuất các giải pháp thực thi việc phát triển nông, lâm nghiệp và bảo
tồn đa dạng sinh học ở các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An.
3. Phạm vi và tiếp cận nghiên cứu
3.1.Phạm vi nghiên cứu: Đƣợc giới hạn trong ba huyện biên giới Tây Nam

tỉnh Nghệ An (Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Con Cuông).
3.2. Tiếp cận nghiên cứu:
- Áp dụng phƣơng pháp tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận sinh thái cảnh quan
để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng
sinh học các huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An.
- Thành lập bản đồ cảnh quan, phân vùng cảnh quan làm cơ sở đánh giá và
định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn
đa dạng sinh học.
-Các đối tượng đánh giá:
+ Các đơn vị cảnh quan;

3


+ Các loại hình sản xuất nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm và đồng cỏ
chăn thả gia súc), lâm nghiệp (rừng sản xuất, rừng đặc dụng) và công tác bảo tồn đa
dạng sinh học.
4. Những điểm mới của luận án
4.1. Đã chứng minh đƣợc tính đặc thù và sự phân hóa cảnh quan với 3 lớp
CQ, 6 phụ lớp CQ, 6 kiểu CQ, 9 hạng CQ và 110 loại CQ ở KVNC; làm rõ mối
quan hệ giữa đa dạng CQ và ĐDSH; trong đó đa dạng CQ là tiền đề của sự đa dạng
ổ sinh thái, chi phối tổ thành loài và ĐDSH.
4.2. Trên cơ sở phân vùng CQ, đánh giá cảnh quan đã xác lập đƣợc 13 không
gian lãnh thổ ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn ĐDSH tại
khu vực nghiên cứu.
5. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Vị trí địa lý và lịch sử kiến tạo lãnh thổ đã xác lập nên đặc
điểm địa lý tự nhiên đặc thù của ba huyện Tây Nam tỉnh Nghệ An. Tác động của
hoàn lƣu gió mùa cùng địa hình đồi núi và thung lũng kéo dài dọc sông Lam theo

hƣớng gần Đông Tây đã tạo ra hiệu ứng Fơn và chế độ mƣa ẩm khô nóng rất khác
biệt so với "Kiểu Đông Tây Trƣờng Sơn" nhƣ các vùng địa lý của Duyên hải Bắc
Trung Bộ, là cơ sở hình thành nên sự phân hóa cảnh quan với 3 lớp CQ, 6 phụ lớp
CQ, 6 kiểu CQ, 9 hạng CQ, 110 loại CQ cho lãnh thổ nghiên cứu.
Luận điểm 2: Tính đa dạng cảnh quan là tiền đề cho đặc điểm đa dạng sinh
thái, làm phát sinh tính đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá
cảnh quan là cơ sở đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý cảnh quan với 13 không gian
ƣu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học ở 3 huyện
Tây Nam tỉnh Nghệ An.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ quy luật phân hoá đa
dạng, phức tạp của điều kiện tự nhiên nhiệt đới, gió mùa Việt Nam nói chung, cũng
nhƣ những đặc điểm đặc thù trong phân hóa cảnh quan tại các huyện biên giới Tây
Nam tỉnh Nghệ An. Đồng thời làm rõ mối tƣơng tác liên vùng giữa ba huyện trong
4


khu vực nghiên cứu với các vùng lãnh thổ phụ cận của quốc gia Lào láng giềng
cũng nhƣ các tỉnh phụ cận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Rút ra hƣớng sử dụng hệ thống đơn vị cảnh quan, hợp
với quy luật cấu trúc lãnh thổ góp phần xây dựng chiến lƣợc phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học cho một địa phƣơng rất đặc thù trên phƣơng
diện địa lý.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu và kết luận, luận án trình bày trong 3 chƣơng gồm có 29 hình
(trong đó có 20 bản đồ, 2 lát cắt) và 60 bảng số liệu. Ngoài ra còn có phần phụ lục
minh hoạ, kèm theo danh mục tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích, đánh giá cảnh quan
Chƣơng 2: Đặc điểm cảnh quan ba huyện biên giới Tây Nam tỉnh Nghệ An
Chƣơng 3: Đánh giá cảnh quan và định hƣớng sử dụng cảnh quan phục vụ

mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học.

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
Trong phạm vi những công trình liên quan đến nghiên cứu cảnh quan mà tác giả
luận án đã tham khảo của các tác giả trên thế giới, có thể đúc kết đƣợc các hƣớng
nghiên cứu cảnh quan chính nhƣ sau:
(1). Hướng nghiên cứu về lý luận cảnh quan:
Khái niệm “Cảnh quan” trong khoa học Địa lý, đƣợc L.S.Becgơ đƣa ra vào năm
1913:“Cảnh quan địa lý là một hợp phần hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong
đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, thực vật và động vật cũng như hoạt động
của con người tương tác với nhau trong một thể thống nhất hoà hợp”. Ông cho rằng,
chính cảnh quan là đối tƣợng nghiên cứu của Địa lý, với quan điểm xác định cảnh
quan thiên nhiên nhƣ là một đơn vị lãnh thổ, trong đó đặc điểm địa hình, khí hậu, thực
vật và lớp phủ thổ nhƣỡng hợp nhất với nhau thành một thể toàn vẹn, thống nhất [41].
Cũng vào khoảng thời gian này, G.F. Môrôzôv đánh giá cao tầm quan trọng của
nghiên cứu phân vùng cảnh quan; ông cho rằng “Kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu
lịch sử thiên nhiên lãnh thổ phải là sự phân chia chúng ra thành một loạt các đơn vị
cảnh quan toàn vẹn, hay là các đơn vị địa lý cá thể” [41]. Đây cũng chính là nhiệm vụ
xác lập cấu trúc lãnh thổ.
Lý luận và thực tiễn nghiên cứu cảnh quan tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn
giữa thế kỷ XX, với sự đóng góp của các nhà khoa học Địa lý Xô Viết nhƣ S.V.
Kalexnhik, A.A. Grigôriev, N.A. Xontxev, V.N. Xukatrop, B.B. Pôlƣnôv, V.I.
Prokaev, V.X. Preobrajenxki và A.G. Ixatsenko phục vụ mục đích phát triển nền kinh
tế quốc dân. Trong đó, N.A. Xontxev đã trình bày những lý luận đầu tiên trên cơ sở

phát triển các quan niệm về cảnh quan trong các công trình trƣớc đó của
L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnhik và đƣa ra một cái nhìn mới, rõ ràng hơn về hình thái
cảnh quan [41].
Nhìn chung, các nghiên cứu cảnh quan của các nhà địa lý Xô Viết có giá trị cao
về mặt lý luận trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng.
Đặc biệt, Hội nghị chuyên đề Cảnh quan học diễn ra ở Lêningrat vào năm 1955 và các
Hội nghị khoa học về các vấn đề Cảnh quan học đƣợc tổ chức gần nhƣ hàng năm đã
công bố nhiều công trình nghiên cứu cảnh quan. Đây đƣợc coi nhƣ là hoạt động
thƣờng niên giúp các nhà cảnh quan hoàn thiện lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, ứng
6


dụng Cảnh quan học, cũng nhƣ mở rộng các công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ
cảnh quan nhiều tỷ lệ khác nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về nguyên tắc, phƣơng
pháp xây dựng bản đồ, phân loại cảnh quan, vấn đề sử dụng học thuyết cảnh quan
trong thực tiễn cũng đƣợc thể hiện qua các công trình của N.I.Mikhailôv, V.B.Xôtsava
(1956),

N.A.Gvozdexki

(1963),

X.V.Kalexnhik

(1964),

A.G.Ixatsenko

(1965),


P.N.Minkov, V.X.Preobrajenxki (1966), N.A.Xôlnxev, V.I.Prôkaev (1971)... [42].
Trong hƣớng nghiên cứu về lý luận cảnh quan cũng có nhiều công trình liên
quan đến các vấn đề nhƣ quần hệ sinh vật, địa hoá học cảnh quan, phân vùng địa lý tự
nhiên. Hƣớng nghiên cứu định lƣợng trong cảnh quan cũng đƣợc quan tâm với các
nghiên cứu của B.B. Pôlƣnôp và tiếp đó A.I. Perelman đã nghiên cứu về sự di động
của các nguyên tố hoá học trong cảnh quan và phân chia cảnh quan. Tiếp theo,
A.L.Armand đề xuất hƣớng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan. Ông đã sử dụng các
phƣơng pháp vật lý hiện đại để nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các thành phần
cấu tạo nên cảnh quan [23,38].
(2) Nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan:
Bên cạnh việc nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên của đơn vị cảnh quan, các
nghiên cứu cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan góp phần hiểu rõ hơn về quy
luật tự nhiên, quá trình vận động và biến đổi của tự nhiên để từ đó có định hƣớng khai
thác TNTN phù hợp [11].
Khai thác TNTN phục vụ sản xuất cần phải hiểu rõ quy luật của tự nhiên, quá
trình vận động và biến đổi của tự nhiên, nên CQ học không thể dừng lại ở việc nghiên
cứu phân hóa các khu vực ĐLTN, mà phải đi vào nghiên cứu cấu trúc, đồng thời với
nghiên cứu chức chức năng và động lực CQ [11].
Quan niệm về cấu trúc CQ hiện nay chƣa thống nhất, có nhiều định nghĩa về
cấu trúc CQ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến cấu trúc không gian (gồm cấu trúc
đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian (chu kì mùa, chu kì ngày đêm...). Việc
nghiên cứu cấu trúc CQ đƣợc rất nhiều tác giả quan tâm nhƣ: X.V. Kalexnik (1978),
Bastian và Steinhardt (2002)... Nghiên cứu chức năng CQ cũng đƣợc đề cập đến trong
nhiều công trình: A.G. Ixatsenko (1961), Forman (1981), De Groot (1992)… Cũng
nhƣ nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu chức năng CQ có nhiều quan niệm khác nhau.
Theo A.G. Ixatsenko (1961), chức năng CQ là “tổng hợp các quá trình trao đổi, biến
đổi vật chất và năng lượng trong CQ”, còn Forman (1981) lại xác định “là dòng năng
lượng, dinh dưỡng khoáng và sinh vật giữa các yếu tố CQ” [6]. Bên cạnh đó, chức
năng của CQ đƣợc hiểu là lợi ích mà con ngƣời thu đƣợc từ các thuộc tính và quá trình
của CQ nhƣ Niemann (1977), De Groot (1992) đã quan niệm… Do đó, có nhiều hệ

7


thống phân loại chức năng CQ. Chức năng CQ gồm chức năng tự nhiên, chức năng
KT-XH, chức năng BVMT... Thực tế thì tiềm năng và khả năng cung cấp vật chất và
phi vật chất của CQ đáp ứng nhu cầu xã hội là rất lớn, rất đa dạng. Vì vậy, trong quy
hoạch CQ còn phổ biến thuật ngữ CQ đa chức năng (nhất là ở châu Âu) [58].
Nghiên cứu động lực CQ cũng rất đƣợc chú trọng, nhất là trong nghiên cứu sinh
thái CQ (nghiên cứu động lực CQ trong nghiên cứu sinh thái CQ). Theo Mc. Garigal
(2002), động lực CQ là “cơ chế biến đổi cấu trúc và các quá trình của hệ sinh thái
trong CQ theo thời gian”. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít các công trình nghiên cứu
riêng biệt về động lực CQ [56].
Từ những năm 1970, ngoài những nghiên cứu CQ tự nhiên còn có những
nghiên cứu theo hƣớng mở rộng nhƣ nghiên cứu CQ văn hóa, CQ nhân sinh. Đồng
thời với việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, CQ học còn đi sâu nghiên cứu từng hợp
phần CQ trong mối quan hệ với các khoa học liên ngành nhƣ: Địa vật lý cảnh quan,
Địa hóa CQ [25], sinh thái CQ [56,58].
(3) Hướng nghiên cứu cảnh quan gắn với sinh thái học và động lực cảnh
quan ở Tây Âu và Châu Mỹ:
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX , ở Tây Âu cũng đã phát triển
khoa học cảnh quan. Ở Đức, vào năm 1943, Z.Passarge (1867 – 1958) đã công bố
công trình lý thuyết về địa lý cảnh quan độc lập với các nghiên cứu ở Nga. Từ đó đến
nay, trƣờng phái này vẫn là một trong các trung tâm nghiên cứu cảnh quan và quy
hoạch cảnh quan lớn của thế giới. [50]
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển của Hiệp hội các nhà Địa lý Mỹ
trong việc nghiên cứu sinh thái cảnh quan. Nổi bật là Havery (1969) và Chorley et
Haggett (1976), với các phƣơng pháp luận trong sinh thái cảnh quan của hai ông đã
đƣợc tiếp tục phát triển và kế thừa sau này. Hƣớng nghiên cứu động lực cảnh quan
cũng đã đƣợc quan tâm nghiên cứu. Đây đƣợc coi là một phƣơng diện quan trọng đánh
giá tác động qua lại giữa sinh vật với môi trƣờng, sự xáo trộn nơi sống và da dạng sinh

học[57]. Mối tƣơng quan, tác động tƣơng hỗ giữa sự biến đổi cảnh quan nhân sinh và
văn hóa, cũng nhƣ sinh thái học đƣợc thể hiện qua việc lý giải sự hình thành cảnh quan
miền Tây nƣớc Mỹ và những biến đổi của cảnh quan kể từ khi ngƣời Âu - Mỹ đến
định cƣ. Theo đó, Johannessen đã đƣa ra các bằng chứng về quá trình biến đổi ở thung
lũng Williamtte trong suốt 100 năm qua với một loạt các bản đồ lịch sử và những ghi chép
có đƣợc. Minich (1987) đã xây dựng lại cơ chế gây cháy ở giai đoạn cuối thế kỷ thứ XIX,
đầu thế kỷ thứ XX ở Chaparral, Nam California [57].
8


Còn có hƣớng nghiên cứu các quá trình và các mô hình sinh học theo không
gian thông qua điều tra các tác động của các yếu tố văn hoá, vật chất, sinh học đến sự
phân bố cây trồng, vật nuôi và các tác động qua lại lên chu trình sinh học.
(4).Hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng:
Từ những năm 1990 trở lại đây, hƣớng nghiên cứu CQ ứng dụng phát triển mạnh
mẽ và đƣợc các nhà địa lý Nga và các nƣớc Đông Âu quan tâm, đƣợc vận dụng ngày
càng nhiều vào thực tiễn phát triển KT-XH của các vùng, quốc gia, lãnh thổ trên thế
giới. Các công trình nghiên cứu CQ của Nga và một số nƣớc nhƣ Ucraina, Belorutxia,
Litva, Ba Lan, Tiệp Khắc…đều dựa trên Cảnh quan học cơ bản và thống nhất quan
điểm trong nghiên cứu CQ ứng dụng cho các mục đích khác nhau [42]:
- Về hƣớng nghiên cứu phân vùng CQ lãnh thổ Liên bang Nga, nổi bật có công
trình của I.P. Gheraximov (1972) phân chia Liên bang Nga thành 17 miền CQ khác
nhau và đƣợc ứng dụng trong các mục đích xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội đất nƣớc.
- Bacglanov tiến hành nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng của CQ vùng Viễn
Đông, Liên bang Nga và đã đƣa ra những cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ phát
triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nƣớc vào cuối thế kỷ XX.
- Hƣớng CQ ứng dụng ở Ucraina có các công trình: Marinhich nghiên cứu phân
vùng CQ Ucraina, đãlàm rõ đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển, đặc thù từng
vùng, miền CQ cho phát triển KT-XH; khi tiếp tục thiết kế CQ lãnh thổ Ucraina,

Sisenko đã chú trọng CQ đồng cỏ Nam Ucraina. Các ứng dụng trong tổ chức và quy
hoạch lãnh thổ đều dựa trên bản đồ cảnh quan.
(5). Hướng nghiên cứu định lượng trong CQ:
Hƣớng nghiên cứu định lƣợng trong CQ cũng đƣợc quan tâm với các nghiên
cứu của B.B. Pôlƣnôp, tiếp đó A.I. Pérelmen đã nghiên cứu về sự di động của các
nguyên tố hoá học trong CQ và phân chia CQ; M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây
dựng những nguyên tắc phân loại địa hoá các CQ một cách cụ thể hơn và đƣa ra hệ
thống phân loại các CQ địa phƣơng. Hƣớng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan do
A.L.Armand đề xuất; Ông đã sử dụng các phƣơng pháp vật lý hiện đại để nghiên cứu
mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ…[15,38].
(6) Đánh giá cảnh quan:
Việc đánh giá đặc trƣng cảnh quan đã trở thành trọng tâm cho phát triển bền
vững và quản lý đất đai. Nó đƣợc xem là công cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định
chính sách, thông qua việc phân tích định tính và định lƣợng phục vụ quản lý hiệu quả,
9


thích ứng với các yêu cầu mới trong khu vực. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua cuốn sách
của Dirk M. Wascher “European Landscape Charater Areas (Các vùng đặc trưng
cảnh quan Châu Âu)”công bố năm 2005. Đây là công trình nằm trong khuôn khổ dự
án “European Landscape Character Assessment Initiative (bƣớc đầu đánh giá đặc
trƣng cảnh quan Châu Âu)”. Khi tiến hành đánh giá đặc trƣng cảnh quan, có thể ứng
dụng ở nhiều tỷ lệ, từ cấp độ quốc gia đến vùng và địa phƣơng. Tuy nhiên, mục tiêu
của dự án này chỉ dừng lại ở việc xem xét cảnh quan hiện đại thông qua việc đánh giá
đặc trƣng cảnh quan giữa 14 nƣớc thành viên và phân tích vai trò của chính sách và
các bên liên quan ở các cấp độ khác nhau [66].
Cần lƣu ý rằng, khi vận dụng những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn này, phải
lựa chọn các chỉ tiêu cho phù hợp với thực tế, với các tập quán khai thác lãnh thổ cổ
truyền của các cộng đồng dân cƣ ứng với từng vùng, từng miền, từng kiểu địa hình...
cũng nhƣ nguồn dữ liệu, tài liệu cho việc đánh giá có thể thiếu hoặc không đồng bộ ở

nƣớc ta.
(7) Cảnh quan và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:
Trên thế giới, đã có một số tác giả và tổ chức tiếp cận cảnh quan để phục vụ
việc bảo tồn đa dạng sinh học [53,59,61].
- Cuốn“Conservation Across Landscapes”(Tạm dịch: Bảo tồn thông qua
nghiên cứu cảnh quan) của Pramod Krishnan đƣợc xuất bản bởi UNDP năm 2012, cho
rằng, tiếp cận bảo tồn ĐDSH chủ yếu là bảo tồn dƣới sự kiểm soát của chính quyền –
tạo nên khu vực bảo tồn và bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, ĐDSH liên quan tới sự biến đổi môi trƣờng sống trong mối quan hệ giữa
các sinh vật trong các hệ sinh thái, bao gồm: đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. So với
“số lƣợng các loài”, thuật ngữ ĐDSH có phạm vi rộng hơn và bao gồm sự biến đổi
gen giữa các loài, giữa các cá thể trong loài, cũng nhƣ đa dạng các hệ sinh thái: sa
mạc, rừng, đất ngập nƣớc, núi, sông, hồ, cảnh quan nông nghiệp...và đƣợc hình thành
thông qua sự tƣơng tác giữa nhân tố vô sinh và hữu sinh [60].
- Cuốn “The Evolving Landscape of Agricultural Biodiversity Conservation”,
được xuất bản bởi Biodiversity International năm 2013 (tạm dịch: Tiến hóa cảnh quan
trong bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp) cho rằng, hƣớng nghiên cứu cảnh quan sẽ
cho thấy đƣợc mối liên quan giữa đa dạng sinh học nông nghiệp đƣợc hình thành giữa
con ngƣời, nguồn thức ăn và môi trƣờng [62].
-

Cuốn

“Agroforestry

in

Biodiversity

Conservation


in

Tropical

Landscapes”xuất bản năm 2004 (tạm dịch: Nông-Lâm nghiệp trong bảo tồn đa dạng
sinh học ở cảnh quan nhiệt đới) cho rằng, xét ở khía cạnh toàn diện, thông tin đa dạng
10


sinh học đƣợc gắn cùng với các họat động nông-lâm nghiệp và không thể tách rời các
cảnh quan. Sự thiếu hụt thông tin này không chỉ phát hiện trong thực tế bảo tồn và các
dự án phát triển trên thực địa, mà còn trong giảng dạy về nông-lâm nghiệp nhiệt đới,
sinh học bảo tồn và các chủ đề liên quan.Vì vậy, những nghiên cứu hƣớng tới mục tiêu
nghiên cứu tiềm năng của nông - lâm nghiệp phục vụ cho bảo tồn đa dạng sinh học
dƣới góc độ cảnh quan, cũng nhƣ bàn luận về lợi ích liên quan tới đa dạng sinh học
của hệ thống nông-lâm nghiệp và các cảnh quan bên trong nó, có thể làm gia tăng sự
hỗ trợ của các cá nhân và cộng đồng trong chính sách bảo tồn; chỉ ra một số áp lực về
chính trị, kinh tế xã hội và sinh thái đối với đa dạng sinh học [63].
Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về bảo tồn đa dạng sinh học dƣới góc
độ nghiên cứu cảnh quan trên thế giới. Tuy nhiên, khi ứng dụng vào Việt Nam, cần
phải có đối sánh và nghiên cứu cụ thể bởi chính sách bảo tồn cũng nhƣ một số đặc tính
bảo tồn và cảnh quan ở nƣớc ta rất khác biệt và có tính đặc thù.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Khoa học về cảnh quan và những công trình phân tích, đánh giá tổng hợp cảnh
quan đã đƣợc phát triển từ rất sớm (khoảng giữa những năm 50 thế kỷ trƣớc) trên cơ
sở kế thừa những nền tảng, lý luận khoa học cảnh quan của trƣờng phái Xô Viết và các
trƣờng phái khác nhƣ Anh, Đức. Với sự tiếp thu có hệ thống và vận dụng trong điều
kiện cụ thể, các kết quả nghiên cứu cảnh quan trong nƣớc đƣợc rút ra từ thực tiễn đã
góp phần định hƣớng, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.

(1). Hướng nghiên cứu về phương pháp luận trong nghiên cứu cảnh quan:
Năm 1976 - đánh dấu sự ra đời với cuốn “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” của
Vũ Tự Lập. Tác giả cuốn sách cho rằng, tự nhiên là một hệ thống sinh thái hoàn chỉnh,
trong đó các đối tƣợng và hiện tƣợng đều phát sinh và phát triển trong những mối quan
hệ tƣơng hỗ vô cùng mật thiết. Đây là quan điểm kế thừa của Kalesnhik. Vì vậy, khi
nghiên cứu cảnh quan, chúng ta cần tìm hiểu các mối quan hệ biện chứng giữa các
thành phần vật chất và năng lƣợng cấu tạo nên mỗi một địa tổng thể hay còn gọi là
tổng hợp thể tự nhiên. Trong tác phẩm này, Vũ Tự Lập cũng đã trình bày về phƣơng
pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan, hệ thống phân vị và phân loại cảnh
quan; khái quát đặc điểm của tất cả các mặt tự nhiên và phân tích mối quan hệ giữa
chúng trên lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam [17]. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh rằng,
nghiên cứu cảnh quan không những chỉ là sự kế thừa, phân tích có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu chuyên ngành, mà còn là độc lập nghiên cứu từ khảo sát thực địa cho
đến phân tích các tài liệu, tƣ liệu thu thập đƣợc.
11


Năm 1992, thông qua Hội thảo về sinh thái cảnh quan do Hội Địa lý Việt Nam
và Trung tâm Địa lý Tài nguyên tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học đã đề cập tới
phƣơng pháp luận của hƣớng nghiên cứu sinh thái cảnh quan và hƣớng nghiên cứu các
tác động nhân sinh trong sinh thái cảnh quan, cũng nhƣ đi sâu vào phân tích các yếu tố
cấu thành sinh thái cảnh quan. Đây đƣợc xem là một hƣớng nghiên cứu liên ngành và
tổng hợp đƣợc hình thành trên cơ sở kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng của
sinh thái học và tính tổng hợp, tính phân cấp của cảnh quan học nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm này đƣợc tiếp nhận
tƣơng đối sớm và đƣợc ứng dụng khá mạnh mẽ ở Việt Nam. Các nhà khoa học trong
lĩnh vực địa lý học và sinh thái học đã cố gắng gắn kết các đặc trƣng sinh thái vào sự
phân hóa không gian của các tổng hợp thể tự nhiên, với mục đích sử dụng hữu hiệu
lãnh thổ. Điển hình là Thái Văn Trừng (1976, 1999) đã dùng các nhân tố địa lý (cảnh
quan) để lý giải cho việc hình thành các “kiểu lâm hình” (kiểu rừng) trên lãnh thổ Việt

Nam [50]. Bên cạnh đó công trình “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam” [40]
của ông là căn cứ để phân chia các kiểu thảm thực vật phục vụ vào việc thành lập chú
giải bản đồ cảnh quan và bản đồ cảnh quan.
Tính đến nay, đã có hàng loạt các công trình lý luận về cảnh quan và bản đồ
cảnh quan các khu vực nhƣ: Bản đồ cảnh quan Việt Nam 1:1000.000 đƣợc công bố
năm 2006 (Phạm Hoàng Hải) [11]; bản đồ cảnh quan khu vực và của các tỉnh đƣợc các
tác giả này thành lập ở các tỷ lệ khác nhau cho Bắc Ninh, Thái Bình, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Nghệ An, Đồng bằng sông Hồng, Nam Định....
(2). Hướng cảnh quan ứng dụng: Quan điểm sinh thái cảnh quan ứng dụng chỉ
đƣợc áp dụng rộng rãi vào những năm cuối của thế kỷ XX.
+ Trong báo cáo “Về hƣớng tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan
nhiệt đới, gió mùa Việt Nam” đƣợc công bố năm 1992, Phạm Hoàng Hải cho rằng,
sinh thái cảnh quan là hƣớng nghiên cứu địa lý tổng hợp hay hƣớng nghiên cứu cảnh
quan ứng dụng, trong đó có sự chú trọng đặc biệt đến các đặc trƣng sinh thái của các
địa tổng thể. Theo Ông, trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan, cần phải làm rõ vai trò
chức năng sinh thái của địa tổng thể, thông qua các đặc trƣng về cân bằng vật chất và
năng lƣợng của chúng trong các tác động trực tiếp của con ngƣời. Về mặt phƣơng
pháp, có thể vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp các hệ sinh thái và các tổng
hợp thể tự nhiên, trong đó đặc biệt đề cập đến khía cạnh định lƣợng để tìm ra cân bằng
vật chất trong các đơn vị tự nhiên đó [50].
+ Nguyễn Ngọc Khánh cũng có đóng góp về quan điểm và phƣơng pháp luận
trong sinh thái cảnh quan với báo cáo: “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhân sinh ở
12


Việt Nam”. Ông cho rằng, khi thực hiện hƣớng nghiên cứu này, cần xem xét đến khả
năng và đặc điểm khai thác tài nguyên, tổ chức sản xuất, mức độ phát triển của nền
kinh tế cũng nhƣ khả năng tổ chức xã hội, các đặc điểm cộng đồng dân tộc, điều kiện
sinh sống của dân cƣ... Điều này sẽ có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong công tác
xây dựng phƣơng hƣớng sử dụng hợp lý cũng nhƣ phục hồi tài nguyên thiên nhiên,

hay trong việc định hƣớng tổ chức lãnh thổ tối ƣu và phát triển kinh tế bền vững và
bảo vệ môi trƣờng [50].
+ Cũng trong khuôn khổ Hội thảo về sinh thái cảnh quan năm 1992, Trần Tý đã
khẳng định thảm thực vật là một trong những yếu tố hình thành cảnh quan và có mức
độ biến động lớn hơn các yếu tố tự nhiên khác. Ông cùng quan điểm với Sukasốp, đã
coi thảm thực vật nhƣ tấm gƣơng phản chiếu trung thành nhất và kịp thời nhất của điều
kiện sinh thái môi trƣờng. Ông cho rằng, thảm thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để
phân loại các cảnh quan ở các cấp phân vị khác nhau, trong đó cấp nhỏ nhất của cảnh
quan phản ánh trạng thái hiện tại của thảm. Các trạng thái này thƣờng rất khác biệt với
trạng thái nguyên sinh, nó nói lên mức độ tác động của con ngƣời lên cảnh quan, xác
định mức độ suy thoái của cảnh quan nói chung và đất nói riêng. Do vậy, thảm thực
vật đƣợc coi nhƣ một yếu tổ chỉ thị môi trƣờng [50].
Một xu hƣớng khác là nghiên cứu cảnh quan đƣợc tiến hành theo hƣớng phân
loại không dựa vào các cá thể địa tổng thể. Hƣớng nghiên cứu này có thể thấy rất rõ
trong một số công trình nhƣ:
+ Nguyễn Thành Long, Phạm Thế Vĩnh và nnk trong“Bản đồ cảnh quan Tây
Nguyên 1:250.000” do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Địa lý tài
nguyên, xuất bản năm 1988 [18].
+ Nguyễn Thành Long, Phạm Thế Vĩnh và nnk trong “Nghiên cứu xây dựng
bản đồ cảnh quan các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam”do Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, Trung tâm Địa lý tài nguyên, xuất bản năm 1993.
Năm 1997, trong cuốn“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ”, các tác giả Phạm Hoàng Hải,
Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi
của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dƣới các tác động của con ngƣời, đồng
thời đƣa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng [12].
(3). Hướng đánh giá cảnh quan:
Năm 2005, trong cuốn “Đánh giá cảnh quan (Theo hướng tiếp cận kinh tế sinh
thái)”, Nguyễn Cao Huần đã bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh
quan, đồng thời đã đƣa ra quy trình và các phƣơng pháp đánh giá cảnh quan theo

13


hƣớng tiếp cận kinh tế sinh thái: đánh giá thích nghi, đánh giá độ bền vững môi
trƣờng, đánh giá kinh tế, phân tích độ bền vững xã hội của sử dụng cảnh quan và đánh
giá tích hợp (đánh giá tổng hợp) [15]. Đây là tài liệu có tính khái quát và lý luận cao
với sự phản ánh cụ thể những kết quả nghiên cứu ứng dụng của một số phƣơng pháp
đánh giá cảnh quan.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều luận án Tiến sĩ đã lựa chọn hƣớng đánh giá cảnh
quan để phục vụ cho các mục đích khác nhau:
- Phạm Quang Anh (1996 )“Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng
tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam”. Trên cơ sở lý luận cấu trúc sinh thái cảnh quan và mối liên hệ
của nó với du lịch xanh, tác giả tiến hành phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan của Việt Nam và
ứng dụng của nó để định hƣớng tổ chức du lịch [3].
- Phạm Quang Tuấn (2003) “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục
vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh
Lạng Sơn”. Đây là công trình dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm các nhân tố hình thành và
sự phân hoá cảnh quan để đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh
quan đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Tác giả đề ra một số định hƣớng sử
dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng đối với cây cà phê chè, vải, na, nhãn.

- Nguyễn Đăng Hội (2004) “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh
thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng”. Trong công trình này, tác
giả nghiên cứu sự biến đổi và diễn thế của cảnh quan nhân sinh nhằm xác định tính
phù hợp của các dạng khai thác CQ nhân sinh và đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý
tài nguyên đất, rừng lãnh thổ Kon Tum.

(4) Hướng tiếp cận nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp:
Trong những năm gần đây, hƣớng tiếp cận nghiên cứu đánh giá cảnh quan đƣợc

ứng dụng nhiều vào định hƣớng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó đối
tƣợng đánh giá, tập trung vào phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng
rừng, bảo vệ rừng tại các Vƣờn quốc gia, các vùng đệm.
Cũng đã có nhiều luận án lựa chọn đối tƣợng nông nghiệp, lâm nghiệp để nghiên
cứu đánh giá cảnh quan. Đơn cử, tác giả Nguyễn An Thịnh (2007), với luận án tiến
sĩ“Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp
và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ của ba hợp
phần sinh thái cảnh quan – quần xã sinh vật - cộng đồng dân cƣ và nghiên cứu diễn thế
sinh thái của các CQ điển hình, luận án đã làm rõ chức năng đặc thù về phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp á nhiệt đới. Từ đó, đánh giá cảnh quan theo hƣớng tiếp cận kinh tế
sinh thái là căn cứ định hƣởng sử dụng hợp lý tài nguyên. Ở một số luận án khác, các tác
14


×