Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Thực hành rửa tay khi chăm sóc trẻ của giáo viên các trường mầm non bán công Thành phố Qui Nhơn năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.39 KB, 58 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
Câu hỏi nghiên cứu:....................................................................................................3
Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN.............................................................................4
1.1. Mốc lịch sử của vệ sinh bàn tay:..........................................................................4
1.2. Vấn đề rửa tay đối với bệnh truyền nhiễm:..........................................................5
1.3. Vấn đề rửa tay trong nước:...................................................................................6
1.4. Chương trình y tế:................................................................................................7
1.5. Nghiên cứu:..........................................................................................................7
1.5.1. Nghiên cứu ở nước ngoài:..............................................................................7
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam:...............................................................................7
1.6. Kiến thức về vệ sinh bàn tay:...............................................................................8
1.6.1. Khái niệm:.....................................................................................................8
1.6.2. Tầm quan trọng của việc rửa tay:...................................................................8
1.6.3. Hướng dẫn rửa tay đúng cách:.......................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP......................................................11
2.1. Thiết kế nghiên cứu:...........................................................................................11
2.2. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................11
2.2.1. Dân số mục tiêu:..........................................................................................11
2.2.2. Dân số chọn mẫu:.........................................................................................11
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu:......................................................................................11
2.2.4. Tiêu chí chọn mẫu:.......................................................................................12
2.3. Thu thập dữ kiện:...............................................................................................12
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ kiện:....................................................................12
2.3.2. Công cụ thu thập dữ kiện:............................................................................12


2.3.3. Kiểm soát sai lệch:.......................................................................................12


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

2.4. Định nghĩa biến số:............................................................................................13
2.4.1. Biến số nền:.................................................................................................13
2.4.2. Kiến thức:....................................................................................................14
2.4.3. Thái độ đối với việc rửa tay:........................................................................16
2.4.4. Thực hành:...................................................................................................17
2.5. Xử lý và phân tích dữ kiện:................................................................................18
2.5.1. Xử lý dữ liệu................................................................................................18
2.5.2. Phân tích số liệu:..........................................................................................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ..............................................................................................19
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:..........................................................................19
3.2. Đã qua tập huấn rửa tay đúng cách:....................................................................20
3.3. Xác định tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có các điều kiện rửa tay:............................21
3.3.1. Tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có vòi nước:......................................................21
3.3.2. Tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có xà phòng trên mỗi vòi nước..........................21
3.3.3. Tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có dán bảng hướng dẫn rửa tay:........................22
3.3.4. Tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có dán bảng nhắc nhở rửa tay:..........................22
3.4. Xác định tỷ lệ giáo viên có kiến thức đúng, thái độ đồng ý, có thực hành về việc
rửa tay :..................................................................................................................... 23
3.4.1. Tỷ lệ giáo viên có kiến thức đúng:...............................................................23
3.4.2. Tỷ lệ giáo viên có thái độ đồng ý:................................................................26
3.4.3. Tỷ lệ giáo viên có thực hành rửa tay:...........................................................26
3.5. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố của mẫu với kiến thức và thực hành quan
sát được..................................................................................................................... 28

3.5.1. Mối liên quan giữa kiến thức đúng với các đặc tính của mẫu:.....................28
3.5.2. Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với các đặc tính
của mẫu:................................................................................................................. 32
3.6. Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng với thực hành rửa tay:..................33


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

3.6.1. Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với kiến thức
đúng về ích lợi của việc rửa tay, kiến thức đúng về thời điểm cần phải rửa tay và
kiến thức chung đúng về rửa tay đúng cách:..........................................................33
3.6.2. Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay bằng xà phòng với kiến thức đúng về
biện pháp vệ sinh tay hiệu quả:..............................................................................34
3.7. Xác định mối liên quan giữa có điều kiện rửa tay với thực hành rửa tay:..........35
3.7.1. Mối liên quan giữa việc quan sát có rửa tay với điều kiện số vòi nước trong
lớp:......................................................................................................................... 35
3.7.2. Mối liên quan giữa việc quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với điều
kiện vòi nước có xà phòng:....................................................................................35
3.7.3. Mối liên quan giữa quan sát rửa tay trước khi cho trẻ ăn với bảng hướng dẫn
rửa tay:...................................................................................................................36
3.8. So sánh số người có thực hành rửa tay khi được phỏng vấn so với số người thực
sự có rửa tay khi được quan sát:................................................................................37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................38
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:..........................................................................38
4.2. Đã qua tập huấn về rửa tay đúng cách:...............................................................38
4.3. Xác định tỷ lệ GV ở trong lớp có các điều kiện rửa tay:.....................................39
4.3.1. Tỷ lệ GV ở trong lớp có vòi nước :..............................................................39
4.3.2. Tỷ lệ GV ở trong lớp có xà phòng trên mỗi vòi nước:.................................39

4.3.3. Tỷ lệ GV ở trong lớp có dán bảng hướng dẫn rửa tay:.................................39
4.3.4. Tỷ lệ GV ở trong lớp có dán bảng nhắc nhở rửa tay:...................................39
4.4. Xác định tỷ lệ GV có kiến thức đúng, thái độ đồng ý, có thực hành về việc rửa
tay :........................................................................................................................... 40
4.4.1. Tỷ lệ GV có kiến thức đúng:........................................................................40
4.4.2. Tỷ lệ GV có thái độ đồng ý:.........................................................................40
4.4.3. Tỷ lệ GV có thực hành rửa tay:....................................................................40
4.5. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố của mẫu với kiến thức và thực hành quan
sát được:.................................................................................................................... 41


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

4.5.1. Mối liên quan giữa kiến thức đúng với các đặc tính của mẫu:.....................41
4.5.2. Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với các đặc tính
của mẫu:................................................................................................................. 41
4.6. Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng với thực hành rửa tay:..................42
4.7. Xác định mối liên quan giữa có điều kiện rửa tay với thực hành rửa tay:..........42
4.8. So sánh số người “có thực hành” rửa tay với số người có rửa tay khi được quan
sát:............................................................................................................................. 43
4.9. Về một số ý kiến từ các giáo viên về việc rửa tay theo qui trình hướng dẫn:.....44
4.10. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu:................................................44
4.10.1. Điểm mạnh:................................................................................................44
4.10.2. Những hạn chế:..........................................................................................45
4.11. Khả năng khái quát và tính ứng dụng của đề tài:..............................................45
4.12. Vấn đề y đức....................................................................................................45
KẾT LUẬN..................................................................................................................46
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................49
BỘ CÂU HỎI..................................................................................................................
PHIẾU QUAN SÁT.........................................................................................................
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC RỬA TAY..........................................................................


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1: Kết quả điều tra “Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam”.........6
Bảng 3.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu....................................................................19
Bảng 3.2: Số giáo viên đã qua tập huấn về rửa tay đúng cách (N=79).........................20
Bảng 3.3: Số vòi nước ở trong lớp của GV (N=52).....................................................21
Bảng 3.4: Số vòi nước có xà phòng trong lớp của giáo viên (N=52)............................21
Bảng 3.5: Số bảng hướng dẫn rửa tay được dán trong lớp giáo viên (N=52)................22
Bảng 3.6: Số bảng nhắc nhở được dán trong lớp giáo viên (N=52)..............................22
Bảng 3.7: Tỷ lệ kiến thức đúng về ích lợi rửa tay, biện pháp vệ sinh tay, thời điểm cần
rửa tay (N=79)..............................................................................................................23
Bảng 3.7.1: Tỷ lệ kiến thức đúng về rửa tay đúng cách (N=79)...................................24
Bảng 3.8: Thái độ của giáo viên về việc rửa tay (N=79)..............................................26
Bảng 3.9: Thực hành rửa tay của giáo viên (N=79)......................................................26
Bảng 3.9.1: Quan sát GV rửa tay trước khi cho trẻ ăn (N=52).....................................27
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức đúng về ích lợi phòng bệnh của việc rửa tay
với các đặc tính của mẫu..............................................................................................28
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kiến thức đúng về biện pháp vệ sinh tay hiệu quả với
các đặc tính của mẫu.....................................................................................................29
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa kiến thức đúng về thời điểm cần phải rửa tay với các
đặc tính của mẫu...........................................................................................................30

Bảng 3.13: Mối liên quan giữa kiến thức đúng về rửa tay đúng cách với các đặc tính
của mẫu........................................................................................................................ 31
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với các đặc tính
của mẫu........................................................................................................................ 32
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với kiến thức
ích lợi của việc rửa tay, thời điểm cần phải rửa tay và kiến thức chung đúng về rửa tay
đúng cách (N=52).........................................................................................................33


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa quan sát có rửa tay bằng xà phòng với kiến thức đúng
về biện pháp vệ sinh tay hiệu quả (N=52)....................................................................34
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa việc quan sát có rửa tay với điều kiện số vòi nước trong
lớp (N=52)....................................................................................................................35
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa việc quan sát có rửa tay trước khi cho trẻ ăn với điều
kiện vòi nước có xà phòng (N=52)...............................................................................35
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa bảng hướng dẫn rửa tay với quan sát rửa tay trước khi
cho trẻ ăn (N=52).........................................................................................................36
Bảng 3.20: So sánh số người có thực hành rửa tay khi được phỏng vấn so với số người
thực sự có rửa tay khi được quan sát (N=52)................................................................37


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ kiến thức chung đúng về rửa tay đúng cách............................25
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ kiến thức đúng về từng nội dung rửa tay đúng cách ..............25
Hình 3.3 : Tỷ lệ GV thực sự có rửa tay khi được quan sát trong số 100% GV đã trả lời
“có rửa tay” khi được phỏng vấn................................................................................37


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

TP QN

Thành phố Qui Nhơn

KTC

Khoảng tin cậy

GDSK

Giáo dục sức khỏe

WHO

World Health Organization


THỰC HÀNH RỬA TAY
KHI CHĂM SÓC TRẺ
CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM
NON BÁN CÔNG
THÀNH PHỐ QUI NHƠN NĂM 2010


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay là phần quan trọng của cuộc sống con người, là phương tiện cầm nắm,
giao tiếp, chăm sóc cơ thể. Hàng ngày tiếp xúc với mọi thứ, bàn tay cũng là nơi tập
trung nhiều loại vi khuẩn khác nhau, chứa nhiều mầm bệnh. Việc giao tiếp qua lại giữa
người với vật, người với người hiện nay càng làm cho sự lây nhiễm chéo trở nên
nghiêm trọng, nhất là ở các tập thể đông đúc như trường học, bệnh viện và cả trong gia
đình. Điều này góp phần làm cho bệnh truyền nhiễm lây lan dễ dàng, nhất là các bệnh
ở đường hô hấp (SARS, cúm A-H5N1, A-H1N1,…) và tiêu chảy - vẫn đang là mối
nguy đe dọa đến sinh mạng con người trong những năm gần đây.
Để làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ bàn tay, tổ chức Y Tế Thế Giới kêu gọi mọi
người cùng thực hiện biện pháp đơn giản và hiệu quả là rửa tay. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), rửa tay sạch bằng xà phòng là một biện pháp vệ sinh rất đơn giản nhưng
lại có thể ngăn chặn được 47% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, rửa tay cũng có

thể ngăn ngừa hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp và một số bệnh như
H5N1, chân tay miệng[2].
Tuy nhiên, công việc tưởng chừng đơn giản này lại chưa được nhiều người quan
tâm đúng mức. Kết quả điều tra “Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam”
tháng 6-2006 của Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam (Bộ Y tế) cũng cho thấy
tỷ lệ rửa tay thường xuyên với xà phòng rất thấp, chỉ chiếm 12,8% trước khi ăn, 15,5%
sau khi tiểu tiện và 16,9% sau khi đại tiện[3]. Là việc đơn giản, quen thuộc nên việc rửa
tay ít được coi trọng và dễ quên. Quan tâm đến vai trò của vệ sinh bàn tay ngày
20/4/2009, Bộ Y tế cam kết ủng hộ phong trào vệ sinh bàn tay và kiểm soát nhiễm
khuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới phát động. Cũng trong năm 2009, Bộ Y tế ban hành
Thông tư số 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh mà điều đầu tiên của Thông tư 18 là quy
định rất đơn giản, dễ làm, và hiệu quả đó là rửa tay[2].

1


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Bộ y tế cũng phát động nhiều chiến dịch tuyên truyền, huấn luyện về rửa tay sạch
tại các bệnh viện, trường học, và đến mọi người dân [1] [5]. Các buổi giáo dục sức khỏe
về rửa tay, các chương trình tập huấn rửa tay đúng cách được tổ chức rộng rãi cho mọi
người. Việc thực hành rửa tay trong môi trường học đường được chú ý hơn, nhất là các
trường mầm non[4], vì ở đây, trẻ em dưới 6 tuổi, là những đối tượng nhạy cảm, dễ mắc
bệnh, thì việc chăm sóc sức khỏe càng được quan tâm, và người làm công việc chăm
sóc trẻ càng cần có kiến thức về rửa tay đúng cách để thực hành và hướng dẫn cho trẻ.
Nghiên cứu về việc thực hành rửa tay trên giáo viên trường mầm non bán công tại
thành phố Qui Nhơn nhằm khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay của những

người hiện đang trực tiếp chăm sóc trẻ. Qua đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nào
cho ngành y tế, giáo dục mầm non có những biện pháp hỗ trợ, truyền thông phù hợp,
để phát huy thói quen rửa tay trong trường học và trong cộng đồng.

2


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Câu hỏi nghiên cứu:
Trong tháng 4/2010, tại các trường mầm non bán công ở thành phố Qui Nhơn, có
bao nhiêu giáo viên ở trong lớp có các điều kiện cho việc rửa tay? tỷ lệ các giáo viên
có kiến thức đúng, thái độ đồng ý, có thực hành rửa tay khi chăm sóc trẻ là bao nhiêu,
và có mối liên quan giữa các đặc điểm dân số của mẫu với kiến thức, thái độ, thực hành
của các giáo viên hay không?
Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu chung:
Xác định tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có điều kiện rửa tay tại trường mầm non, tỷ lệ
giáo viên có kiến thức đúng, thái độ đồng ý, có thực hành rửa tay và các yếu tố liên
quan đến kiến thức, thái độ, thực hành đối với việc rửa tay.
 Mục tiêu cụ thể:
1)
Xác định tỷ lệ giáo viên ở trong lớp có các điều kiện cho việc rửa tay (số vòi
rửa tay, số vòi có xà phòng, bảng hướng dẫn rửa tay, bảng nhắc nhở rửa tay.)
2)
Xác định tỷ lệ các giáo viên tại trường có kiến thức đúng, thái độ đồng ý, có
thực hành rửa tay khi chăm sóc trẻ .
3)

Xác định mối liên quan giữa các yếu tố (nhóm tuổi, dân tộc, trình độ chuyên
môn, đã qua huấn luyện rửa tay, nhóm tuổi nghề, lớp đang dạy) với kiến thức, thái độ,
thực hành rửa tay khi chăm sóc trẻ của các giáo viên.
4)
Xác định mối liên quan giữa kiến thức; điều kiện với thực hành rửa tay khi
chăm sóc trẻ của các giáo viên.
5)
So sánh tỷ lệ GV có thực hành rửa tay khi được phỏng vấn với tỷ lệ GV thực
sự có rửa tay khi được quan sát.

3


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Mốc lịch sử của vệ sinh bàn tay:
Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con tại bệnh
viện đã tử vong do sốt hậu sản. Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Mỹ) yêu cầu
một bác sĩ của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một tháng sau 2 trường hợp bà
mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn tay của bác sĩ đó. Ý kiến của
ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối.
Vào những năm 1840, Ignaz Semmelweis khám phá ra sự khác biệt về tỷ lệ tử
vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa sản của bệnh viện. Năm 1846,
Semmelweis nghiên cứu tại hai khoa sản của bệnh viện, cùng thực hành một kỹ thuật
rửa tay. Khoa thứ nhất có tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản (13,10%), cao gấp gần 5 lần so
với khoa thứ 2(2,03%). Ông quan sát và thấy rằng các bác sĩ và sinh viên y khoa ở
khoa thứ nhất thường không rửa tay sau khi thăm khám mỗi bệnh nhân, thậm chí sau

khi mổ tử thi bệnh nhân. Ông cho rằng nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không
rửa của các bác sỹ và các sinh viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh. Ông đã đề xuất sử
dụng dung dịch nước vôi trong (chứa chlorine) để rửa tay vào thời điểm chuyển tiếp
sau mổ tử thi sang thăm khám bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm
từ 12,24 % xuống 2,38%. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng khuyến
cáo rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh của Semmelweis là quá nhiều và
không bác sĩ nào chấp nhận đôi bàn tay của họ chính là nguyên nhân gây tử vong hậu
sản.
Năm 1910, Bác sĩ Rosephine Baker (Hoa Kỳ) đã tổ chức khoá tập huấn đầu tiên
giảng dạy về vệ sinh bàn tay cho những cán bộ y tế chăm bệnh nhi.
Từ đó đến nay, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc rửa tay có ảnh hưởng quan
trọng đối với sức khỏe và bệnh tật [7] [16] [17]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, rửa tay được coi
là liều vắc xin tự chế, rất đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí cũng như có thể
cứu sống hàng triệu người. Thứ Tư 15/10/2008 là ngày Thế giới Rửa tay đầu tiên trong
lịch sử. Cho đến nay, hàng loạt các hoạt động đã được tổ chức tại hơn 20 quốc gia đang
phát triển nhằm kêu gọi hàng triệu người rửa tay bằng xà phòng[4] [5] [6] .
4


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

( Nguồn: Cục Quản lý khám chữa bệnh )
1.2. Vấn đề rửa tay đối với bệnh truyền nhiễm:
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến những tác động nặng nề của
các vụ dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và xuất hiện trở lại.
Từ tháng 12 năm 2003, vi rút cúm gia cầm độc lực cao A/(H5N1) đã tấn công gia
cầm tại các quốc gia châu Á và một phần châu Âu và châu Phi. Trong một vài năm qua,
Việt Nam cũng đã phải chịu những đợt bùng phát lớn về một số loại dịch bệnh mới

xuất hiện nghiêm trọng, như bệnh SARS cúm A (H5N1), và cúm A(H1N1) của năm
2009 đến nay. Sự bùng phát những bệnh truyền nhiễm đã biết tiếp tục xảy ra thường
xuyên ở Việt Nam và khu vực Tây Thái Bình Dương[8].
Và tiêu chảy vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại. Tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai
gây tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn cầu. Gần một phần năm-khoảng
1.500.000 trẻ em tử vong mỗi năm - là do tiêu chảy[9].
Thông thường tiêu chảy là kết quả của tiếp xúc các tác nhân gây bệnh hoặc độc tố
từ bàn tay bẩn hoặc qua nước hoặc thức ăn đã bị nhiễm bẩn [19]. Đã có nhiều nghiên cứu
khẳng định, bàn tay chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho con người [15]. Một nghiên
cứu phân tích của Taylor CE cho thấy rửa tay bằng xà phòng giảm được 14-48% nguy
cơ tiêu chảy[20]. Một phân tích tổng hợp khác do nhóm Cairncross S thực hiện, cho
thấy rửa tay bằng xà phòng có thể giảm nguy cơ bệnh tiêu chảy khoảng 36%[3] [20].
Mặt khác, việc rửa tay cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp
từ 19-45%[1].Từ đó cho thấy việc rửa tay là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cá
nhân và cộng đồng. Hầu hết các báo cáo tại Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương lần thứ III và thứ IV (7/2007, 7/2009) có chung một khuyến
cáo, đó là cần tăng cường sự tuân thủ rửa tay[1].
( Nguồn: Cục y tế giao thông; WHO – Communicable diseases )

5


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

1.3. Vấn đề rửa tay trong nước:
Kết quả điều tra “ Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam” của Cục Y
Tế dự phòng mới đây cho thấy, tỷ lệ không rửa tay thường xuyên của người dân cả
nước khá cao, đa phần người dân quan niệm chỉ cần rửa khi tay có mùi hôi hoặc bị

bẩn[2].
Đối tượng
Không rửa tay thường xuyên

Thời điểm
Trước khi ăn
Sau khi tiểu tiện
Sau khi đại tiện

Trước khi ăn
Rửa tay thường xuyên với xà Sau khi tiểu tiện
Sau khi đại tiện
phòng

Tỷ lệ %
69,7
79,6
68,1
12,8
15,5
16,9

Bảng1.1: Kết quả điều tra “Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam”
Từ những con số trên cho thấy, rửa tay với xà phòng là một việc đơn giản, dễ thực
hiện nhưng không phải ai cũng làm, không phải ai cũng biết đó là việc quan trọng và
không phải ai cũng rửa tay đúng cách. Vì thế, cải thiện hành vi rửa tay với xà phòng,
giữ gìn vệ sinh cá nhân đã trở thành một vấn đề cấp bách nhằm đảm bảo khả năng phát
triển toàn diện của người dân, phòng tránh các dịch bệnh lây lan và giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống, tạo ra một môi trường sống thật sự khỏe mạnh và văn minh.
Từ ngày 1/12/2009, vệ sinh tay đã là một nội dung bắt buộc trong thông tư 18 của

Bộ Y tế, về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chéo trong
các cơ sở khám, chữa bệnh[1]. Bộ y tế cũng đã thực hiện các chương trình nhằm tăng
cường việc thực hiện rửa tay trong cộng đồng.

1.4. Chương trình y tế:
Từ tháng 6-2008, một chiến dịch truyền thông sức khỏe đã được Bộ Y tế khởi
xướng nhằm tuyên truyền đến người dân Việt Nam một thông điệp: “Hãy rửa tay với
xà phòng!” Chương trình đã diễn ra tại tám tỉnh gồm Sơn La, Phú Thọ, Hưng Yên,

6


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Vĩnh Long, chủ yếu hướng đến phụ nữ
có con dưới năm tuổi[18].
Kế hoạch công tác trường học tháng 3,4,5/ năm 2010, có nội dung truyền thông
trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Truyền đạt cho các em biết được, mức
độ nguy hiểm của bàn tay dơ, tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay- là một trong các kế
hoạch cần thực hiện của công tác y tế trường học.
( Nguồn: Ban chỉ đạo y tế trường học )
1.5. Nghiên cứu:
1.5.1. Nghiên cứu ở nước ngoài:
Một nghiên cứu được tiến hành trong 11 tháng (từ 9/2007 - 8/2008) tại 2.145 hộ
gia đình ở Mumbai, Ấn Độ. Kết quả cho thấy trong hơn 1.000 hộ gia đình có tiến hành
can thiệp giáo dục nhằm thay đổi nhận thức và hành vi đối với việc rửa tay bằng xà
phòng và vệ sinh cá nhân thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm đến 25%, qua đó tỷ lệ trẻ đi
học thường xuyên hơn tăng lên 40%, so với 1.000 hộ không tiến hành can thiệp [14].

1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam:
Chưa tìm thấy nghiên cứu nào khảo sát về kiến thức thái độ và quan sát hành vi
rửa tay trên giáo viên mầm non.

1.6. Kiến thức về vệ sinh bàn tay:
1.6.1. Khái niệm:
Rửa tay là việc làm sạch các tay với nước hoặc một loại chất lỏng, có hoặc không
có việc sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, với mục đích loại bỏ đất hay vi sinh
vật[11] [12].

7


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

1.6.2. Tầm quan trọng của việc rửa tay:
Phân con người là nguồn chính của các mầm bệnh tiêu chảy. Chúng là nguồn gốc
của shigellosis, thương hàn, tả, tất cả các bệnh nhiễm trùng dạ dày-ruột thông thường
khác và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm và viêm phổi. Một gram duy
nhất của phân con người có thể chứa 10.000.000 virus và 1 triệu vi khuẩn.
Những mầm bệnh được truyền từ một vật chủ bị nhiễm tới một vật mới thông
qua các đường khác nhau (ruồi, ngón tay, chất lỏng, và các bề mặt), nhưng tất cả những
mầm bệnh có từ phân.
Để ngăn chặn các mầm bệnh từ phân, có các biện pháp được áp dụng (xử lý thực
phẩm, đun sôi hoặc khử trùng nước, và kiểm soát ruồi, côn trùng bay), nhưng vệ sinh
và rửa tay đem lại sự bảo vệ cần thiết chống lại mầm bệnh từ phân, đem lại lợi ích về
chi phí - hiệu quả nhiều hơn. Rửa tay bằng xà phòng ngừng việc truyền tải các tác nhân
bệnh tật và vì vậy có thể làm giảm đáng kể tiêu chảy và nhiễm trùng hô hấp, và có thể

tác động nhiễm trùng da và mắt.
Nghiên cứu cho thấy trẻ em sống trong các hộ gia đình được tiếp xúc với xà
phòng rửa tay có tỷ lệ tiêu chảy bằng một nữa so với trẻ em đang sống trong các khu
phố. Vì rửa tay có thể ngăn cản việc truyền tải một loạt các tác nhân gây bệnh, rửa tay
có thể hiệu quả hơn khi dùng bất cứ loại thuốc duy nhất nào. Thúc đẩy trên một quy
mô rộng, rửa tay bằng xà phòng có thể được dùng như một loại vaccine[13].
( Nguồn: WHO - Handwashing with soap )
1.6.3. Hướng dẫn rửa tay đúng cách:
1.6.3.1. Qui trình rửa tay:
Theo khuyến cáo của các chuyên gia WHO và Bộ Y tế, thời gian cần cho mỗi lần
rửa tay tối thiểu là một phút với sáu bước[10]:
Bước 1. Làm ướt tay dưới vòi nước hoặc bằng dụng cụ sạch để múc nước. Xoa xà
phòng và chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

8


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Bước 2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay
của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3. Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của
bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay
đi xoay lại.
Bước 6. Xả cho tay hết sạch xà phòng bằng nguồn nước sạch, lau khô tay bằng
khăn hoặc giấy sạch.

(Theo công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12 /10/2007)
Ghi nhớ: Mỗi bước “chà” 5 lần. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử
dụng các chất rửa tay có cồn. Bàn tay sau khi rửa sạch, không trực tiếp chạm vào vòi
nước, để ngăn chặn việc bàn tay bị bẩn một lần nữa mà nên tận dụng giấy, vừa lau tay
vừa đóng vòi nước và đóng cửa nhà vệ sinh.
1.6.3.2. Thời điểm cần rửa tay:
- Trước khi sửa soạn bữa ăn hoặc trước khi ăn.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Sau khi thay tã hoặc làm vệ sinh cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh.
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
- Sau khi cầm thức ăn chưa nấu chín, đặc biệt là thịt sống, gia cầm hoặc cá.
- Sau khi hỉ mũi, ho, hoặc hắt hơi.
- Sau khi cầm nắm hoặc vứt bỏ súc vật.
- Sau khi cầm rác.
- Trước và sau khi chăm sóc vết cắt hay vết thương.
- Sau khi chạm vào các vật bẩn trong nước ngập hoặc nước thải.
- Khi tay bạn có vết bẩn.
( nguồn : WHO-Clean Hands Save Lives [10] )

9


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu:

-

Cắt ngang mô tả.

-

Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/4 / 2010 đến 1/7/2010.

-

Địa điểm nghiên cứu: Các trường mầm non bán công trong TP Qui Nhơn.

2.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Dân số mục tiêu:
Các giáo viên hiện đang làm việc ở các trường mầm non bán công tại thành phố
Qui Nhơn.
2.2.2. Dân số chọn mẫu:
Giáo viên hiện đang làm việc, trực tiếp nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non bán
công tại TP Qui Nhơn.
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu:
-

Chọn mẫu toàn bộ : 79

-

Thành phố Qui Nhơn có 7 trường mầm non bán công. Số lượng GV các

trường mầm non bán công trong thời gian nghiên cứu như sau:
Bảng 2.1 : Danh sách trường và số giáo viên các trường

TT
1
2
3
4
5
6
7

-

Tên trường
Số GV
Hoa Mai
14
Phong Lan
11
Hoa Sen
7
8/3
12
Hoa Hồng
5
Hương Sen
13
2/9
17
Tổng số GV
79
Điều tra viên đi đến các trường theo danh sách trên để thu thập số liệu.


2.2.4. Tiêu chí chọn mẫu:
 Tiêu chí đưa vào :
10


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

-

Bùi Thị Bạch Yến

Các giáo viên trường mầm non có trong danh sách GV của các trường mầm

non bán công và đồng ý tham gia nghiên cứu.
-

Các giáo viên hiện đang chủ nhiệm lớp và trực tiếp nuôi dạy trẻ của lớp đó.
 Tiêu chí loại ra:

-

Giáo viên không đồng ý trả lời bộ câu hỏi.

-

Giáo viên vắng mặt trên 3 lần trong thời gian nghiên cứu được tiến hành.

2.3. Thu thập dữ kiện:
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ kiện:

Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt.
2.3.2. Công cụ thu thập dữ kiện:
Sử dụng bộ câu hỏi có sẵn.
2.3.3. Kiểm soát sai lệch:
 Kiểm soát sai lệch thông tin:
-

Đối với công cụ thu thập:

-

Bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.

-

Phỏng vấn thử trước khi điều tra thật : 20 người
 Đối với người thu thập:

-

Cần được tập huấn kỹ về phương pháp phỏng vấn, cách hướng dẫn để tránh

sai lệch thông tin.
 Đối với đối tượng:
-

Không thúc giục, dẫn dắt hay gợi ý trả lời.

-


Hướng dẫn đối tượng trả lời các câu hỏi.
 Kiểm soát sai lệch chọn lựa:
Phải đúng đối tượng là giáo viên trường mầm non bán công, đang trực tiếp nuôi

dạy trẻ. Trong quá trình phỏng vấn, nếu vì lý do nào GV không trả lời phỏng vấn, thì
hẹn lại lần sau, nếu sau 3 lần không phỏng vấn được thì bỏ qua GV này.

11


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

2.4. Định nghĩa biến số:
2.4.1. Biến số nền:
2.4.1.1. Các đặc điểm dân số của mẫu:






Nhóm tuổi: Biến số thứ tự. Gồm các giá trị :


<30 tuổi




Từ 30 tuổi đến <40 tuổi.



> 40 tuổi.

Dân tộc: Biến số danh định, các giá trị


Kinh.



Dân tộc khác: là các dân tộc không thuộc dân tộc Kinh

Trình độ chuyên môn: Biến số thứ tự, gồm các giá trị sau:


Trung cấp: đã được đào tạo về chuyên ngành mầm non ở trường trung
cấp.





Cao đẳng: đã được đào tạo về chuyên ngành mầm non ở trường cao đẳng.



Đại học: đã được đào tạo về chuyên ngành mầm non ở trường đại học.


Tuổi nghề: Thời gian từ lúc đối tượng bắt đầu làm việc tại các trường mầm

non đến nay ( không phân biệt tại trường nào) Biến số thứ tự. Gồm các giá trị:





< 2 năm.



Từ 2 đến < 5 năm



≥5 năm.

Lớp đang dạy: Là lớp mà đối tượng đang chủ nhiệm. Biến số danh định. Gồm

các giá trị


Nhóm nhỡ: Giáo viên chủ nhiệm lớp nhóm nhỡ, là lớp có độ tuổi từ 12
đến 24 tháng tuổi



Nhóm lớn: Giáo viên chủ nhiệm lớp nhóm lớn, là lớp có độ tuổi từ 25 đến

36 tháng tuổi.



Mầm: Giáo viên chủ nhiệm lớp mầm, là lớp có độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi.
12


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến



Chồi: Giáo viên chủ nhiệm lớp chồi, là lớp có độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi.



Lá: Giáo viên chủ nhiệm lớp lá, là lớp có độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi.

2.4.1.2. Điều kiện rửa tay:


Số vòi nước trong lớp: Biến số định lượng không liên tục. Đơn vị: Vòi nước.



Số vòi nước có xà phòng trong lớp : Biến số định lượng không liên tục. Đơn

vị: Vòi nước.



Số bảng hướng dẫn rửa tay: Là bảng hướng dẫn 6 bước rửa tay theo qui định

của Bộ y tế ban hành năm 2009. Biến số định lượng không liên tục. Đơn vị: bảng.
 Số bảng nhắc nhở rửa tay: biến số định lượng không liên tục. Đơn vị :bảng.
2.4.1.3. Đã qua tập huấn rửa tay:
 Tập huấn các bước rửa tay thường qui. Biến số nhị giá, có các giá trị là “ Có”, “
không”:


Có: Đã từng được hướng dẫn, tập huấn về các bước rửa tay thường qui.



Không: Chưa được hướng dẫn, tập huấn các bước rửa tay thường qui.

2.4.2. Kiến thức:
 Ích lợi của việc rửa tay:
Rửa tay là biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, tay
chân miệng.
Rửa tay không phải là biện pháp phòng ngừa đối với bệnh sốt xuất huyết và
bệnh còi xương.
Biến nhị giá:


Đúng: Đúng kiến thức trên.




Không đúng: Nếu cho rằng rửa tay là biện pháp phòng ngừa đối với ít
nhất 1 trong 2 bệnh là sốt xuất huyết và còi xương. Hoặc không biết rửa
tay có thể phòng ngừa được bệnh gì. Hoặc biết không đủ cả 3 bệnh tiêu
chảy; nhiễm khuẩn hô hấp và tay chân miệng.

13


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

 Biện pháp làm sạch tay hiệu quả:
Biến số nhị giá.


Đúng: Nếu cho rằng Rửa tay dưới vòi nước với xà phòng là biện pháp vệ
sinh tay hiệu quả



Không đúng: Nếu không biết, hoặc không cho rằng Rửa tay dưới vòi
nước với xà phòng là biện pháp vệ sinh tay hiệu quả.

 Thời điểm rửa tay:
Biến số nhị giá gồm các giá trị :


Đúng: Nếu cho rằng thời điểm cần phải rửa tay là trước khi ăn, sau khi đi
vệ sinh, sau khi cầm thức ăn chưa nấu chín ( đặc biệt là thịt sống, gia cầm,

cá), sau khi cầm vật bẩn



Không đúng: Nếu không có ít nhất 1 thời điểm trong 4 thời điểm trên.

 Kiến thức về rửa tay đúng cách:




Số bước rửa tay: Biến số nhị giá.


Đúng: Nếu cho rằng rửa tay đúng cách có 6 bước.



Không đúng: ý kiến khác

Các bước rửa tay thường qui: Biến thứ tự
Kiến thức về các bước rửa tay thường qui như sau:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào
lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt
từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và
ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các
ngón của bàn tay kia và ngược lại.


14


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia
bằng cách xoay đi, xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau
khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch[1].







Đúng: Nếu mô tả đúng được cả 6 bước.



Không đúng: Mô tả đúng dưới 6 bước .

Số lần “chà” cho mỗi bước: Biến nhị giá


Đúng: cho rằng có 5 lần “chà” cho mỗi bước.




Không đúng: ý kiến khác

Thời gian tối thiểu cho mỗi lần rửa tay: Biến nhị giá


Đúng: cho rằng thời gian rửa tay tối thiểu là 1 phút.



Không đúng: ý kiến khác

Kiến thức chung đúng về rửa tay đúng cách là khi đúng ít nhất 3 trong 4 kiến thức
thành phần trên, trong đó phải đúng kiến thức “các bước rửa tay thường qui” (mô tả
đúng hết cả 6 bước).
2.4.3. Thái độ đối với việc rửa tay:
Thái độ được đo bằng thang đo Likert. Gồm 1 câu hỏi đóng có 1 mệnh đề với 5 lựa
chọn :
1 điểm
Mức V:
Rất không

2 điểm
Mức IV:
Không đồng ý

3 điểm
Mức III:
Không ý kiến


4 điểm
Mức II:
Đồng ý

5 điểm
Mức I:
Rất đồng ý

đồng ý
Mức độ đồng ý càng cao thì được điểm càng cao. Mức của số la mã đi ngược với số
điểm đồng ý.
-

Đối tượng được xem là có thái độ đồng ý nếu đạt các mức độ I, II.

-

Đối tượng được xem là có thái độ không đồng ý nếu đạt các mức độ III, IV,V.
15


Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng 2010

Bùi Thị Bạch Yến

Thái độ gồm 5 biến số sau đây:
 Rửa tay với xà phòng.
 Rửa tay cần phải đúng cách
 Rửa tay trước khi ăn là cần thiết

 Rửa tay sau khi đi vệ sinh là cần thiết
 Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là việc quan trọng
Mỗi biến số trên đều là biến số nhị giá với giá trị là :


Đồng ý: Nếu chọn mức I, II.



Không đồng ý: Nếu chọn mức II, IV, V

2.4.4. Thực hành:
2.4.1.1. Phần khảo sát phỏng vấn:
 Rửa tay sau khi làm vệ sinh cho trẻ: Biến nhị giá


Có: Giáo viên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho trẻ.



Không: Giáo viên không rửa tay sau khi làm vệ sinh cho trẻ.

 Rửa tay khi đi vệ sinh: Biến nhị giá


Có: Giáo viên rửa tay sau khi đi vệ sinh ở lần gần đây nhất.



Không: Giáo viên không rửa tay sau khi đi vệ sinh ở lần gần đây nhất.


 Rửa tay trước khi cho trẻ ăn: Biến nhị giá


Có: Giáo viên rửa tay trước khi cho trẻ ăn ở lần gần đây nhất.



Không: Giáo viên không rửa tay trước khi cho trẻ ăn ở lần gần đây nhất.

2.4.1.2. Phần quan sát thực hiện hành vi rửa tay:
 Rửa tay trước khi cho trẻ ăn: Biến nhị giá


Có: Giáo viên có rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc soạn thức ăn cho trẻ.



Không: Giáo viên không có rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc soạn thức.

 Rửa tay với xà phòng : Biến nhị giá
16


×