Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN - XÃ HỘI

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA TRẤN
QUỐC, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Hiền
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp :Đại học Quản lý văn hóa 15B

HÀ NỘI - 2017


Danh sách thành viên nhóm 3:

1

Trần Văn Tùng

2

Lê Xuân Thắng

3

Đào Văn Việt

4


Lộc Văn Cường

5

Nguyễn Viết Nam

6

Lương Mạnh Phú

7

Lò Thị Nhung

8

Nguyễn Thị Hương Liễu

9

Ma Diệu Hương

10

Dương Thuỳ Linh

11

Nguyễn Thuỳ Linh


12

Trần Thị Diệu Linh

13

Vũ Thuỳ Linh

14

Nguyễn Thị Huyền

15

Mào Thị Huế


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu : “Tìm hiểu giá
trị của di tích lịch sử chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội” là đúng sự thật và do chính nhóm chúng tôi thực hiện.
Nếu có gì sai sót, nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về các nội dung trong đề tài đã nghiên cứu.
Thay mặt nhóm
(Kí tên)


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Lê Thị
Hiền - giảng viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”

của khoa Văn hóa - Thông tin và xã hội đã trang bị cho chúng
tôi những kiến thức, kĩ năng cơ bản để chúng tôi hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các nhà sư ở chùa Trấn Quốc đã
tạo điều kiện cho nhóm chúng tôi có thêm hiểu biết về lịch sử,
kiến trúc cũng như các giá trị tâm linh của di tích lịch sử chùa
Trấn Quốc.
Chúng tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung
cấp cho bạn đọc những kiến thức lịch sử - văn hoá cơ bản và cụ
thể về di tích lịch sử chùa Trấn Quốc.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã cố
gắng tổng hợp đầy đủ bề dầy và bề sâu lịch sử - văn hoá và các
giá trị của di tích lịch sử chùa Trấn Quốc nhưng nhóm chúng tôi
khó tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như
trình bày về đề tài nghiên cứu này. Chúng tôi rất mong bạn đọc
thông cảm và mong giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của cô giáo và các nhóm để bài nghiên cứu để nhóm chúng tôi
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2


Từ viết tắt
GHPGVN
UBND

Nội dung viết tắt
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, với vùng miền đều có những nét
văn hoá riêng, đặc trưng riêng tạo nên bản sắc của riêng mình,
góp phần làm phong phú hơn, đa dạng hơn cho nền văn hoá thế
giới. Nói đến Châu Âu, nói đến những người da trắng, chúng ta
nghĩ ngay đến những nhà thờ cổ kinh, trang trọng như kiến trúc
Roman, kiến trúc La mã cổ, kiến trúc Baroque, kiến trúc Gothic,
kiến trúc Phục hưng.. Đến với Nam Á người ta không thể không
nghĩ đến những thánh đường hồi giáo lộng lẫy, đầy trang
nghiêm như thánh đường Faisal Islamabad – Pakistan, … Khi nói
đến Việt Nam, chúng ta không những tự hào về những trang sử
hào hùng về quá trình dựng nước và giữ nước mà ta còn nhớ
đến hình ảnh những ngôi đền mộc mạc, những mái chùa bình
dị, thân quen nhưng không kém phần cổ kính, linh thiêng. Mái
chùa gợi lên tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Bởi lẽ, nó
không chỉ là “chùa chung” của cả dân làng (đất vua, chùa làng,
phong cảnh Bụt) mà nơi đó còn tượng trưng cho hồn dân tộc,
gắn bó, vun đúc tô bồi nếp sống giản dị của những người con
đất Việt.

Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) đã khẳng định: “Di
sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt
lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn
hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn thường nói : “có thờ có
thiêng, có kiêng có lành” . Tâm lý ấy đã ăn sâu vào tiềm thức
của người dân Việt Nam, hình thành nên tục lệ đi lễ chùa vào
dịp đầu năm hay tuần rằm, mùng một. Hệ thống đền, chùa ở
7


Việt Nam vô cùng phong phú với 14.401 ngôi chùa ( theo Số
liệu thống kê của GHPGVN ngày 27/12/2003) và hàng nghìn
ngôi đền. Với người Việt Nam , đền chùa không chỉ là nơi thờ
Phật, là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc như Thánh Gióng, Đức
Thánh Trần Hưng Đạo, … mà còn là nơi linh hồn của người đã
khuất an nghỉ, siêu thoát. Vì là nơi chứa đựng những giá trị tinh
thần vô giá nên đền chùa thường là những nơi người dân Việt
Nam đến cầu an, cầu tài, là nơi che chở cho đời sống tâm linh
của họ.
Nằm trên một bán đảo phía Nam hồ Tây, chùa Trấn Quốc là
một trong những ngôi chùa nổi tiếng và lâu đời nhất Hà Nội,
chùa có lịch sử gần 1500 năm. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài
hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, giữa
nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang và là trung tâm Phật
giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và thời nhà
Trần. Với những giá trị về lịch sử - văn hoá, chùa Trấn Quốc nổi
tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín

đồ Phật tử cũng như khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Trấn Quốc không chỉ là một ngôi chùa mang những
giá trị về tâm linh đối với con người mà còn mang những giá trị
lịch sử, du lịch, khoa học, kiến trúc, giáo dục rất lớn. Đã có rất
nhiều nhà lịch sử học, nhà văn hoá học với những công trình
nghiên cứu rất có giá trị như : “chùa Trấn Quốc” của tác giả Ngô
Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự, “chùa Trấn Quốc - danh thắng bậc
nhất Kinh Kỳ” (Tìm hiểu văn hoá Phật giáo và lịch sử các ngôi
chùa ở Việt Nam) của Quý Long, Kim Thư, ;“ Chùa Trấn Quốc
Cảnh đẹp Hồ Tây “ của tác giả : Hòa thượng Kim Cương Tử, Đại
Đức Thích Thanh Nhã và nhà báo Phạm Kế ( viết 20/3/1934xuấn bản 1994 ) gồm 4 chương :
+ Chương 1 : Cảnh đẹp hồ Tây xưa và nay
8


+Chương 2 : Chùa Trấn Quốc một danh thắng cổ
+ Chương 3: Hòa thượng Kim cương tử trụ trì vài nét về
cuộc đời và sự nghiệp
+ Chương 4 :Phỏng vấn Hòa thượng Kim cương tử
Thời gian qua nhóm chúng tôi đã kết hợp nghiên cứu lý
luận và khảo sát thực tiễn tại chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội, tìm hiểu về lịch sử và những giá trị của di tích
chùa Trấn Quốc, chúng tôi thấy cần phải có những biện pháp
tích cực, phù hợp để bảo vệ, cũng như bảo tồn di tích lịch sử
chùa Trấn Quốc nói riêng và các di tích lịch sử ở Việt Nam nói
chung. Nhóm chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng kiến thức đã
được thầy cô trang bị để thực hiện nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu giá trị di tích lịch sử chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội”.
2. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Các giá trị di tích chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, thành phố

2.1.

Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu những giá trị lịch sử,giá trị

2.2.

tâm linh, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục của quần thể di tích
lịch sử chùa Trấn Quốc và hiện trạng của quần thể di tích lịch sử
-

này :
Về không gian: chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Thời gian : Hiện trạng di tích chùa Trấn Quốc, các giá trị của di

-

tích chùa Trấn Quốc hiện nay.
Nội dung : những giá trị của di tích lịch sử chùa Trấn Quốc, quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về di tích và khái quát về chùa Trấn Quốc,
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Các giá trị của di tích chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, thành
9



phố Hà Nội.
- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử chùa
Trấn Quốc, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
4. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chùa Trấn Quốc đã không còn là đề
tài mới lạ đối với các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên. Đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu, bài luận văn, bài nghiên cứu
khoa học của nhiều tác giả thành công về đề tài này như:
- Chùa Trấn Quốc - cảnh đẹp Hồ Tây được Nhà xuất bản
Lao Động xuất bản năm 2009 đã làm rõ về vị trí địa lý, lịch sử
hình thành và phát triển cũng như đặc điểm kiến trúc của chùa.
- Cuốn sách chùa Trấn Quốc - Khảo cứu và tư liệu Hán Nôm
do Nhà xuất bản Văn Học phát hành năm 2009 đã làm rõ về lịch
sử của chùa cùng các di sản văn hoá phi vạn thể (thơ bằng chữ
Hán, chữ Nôm) ở trong chùa.
- Cuốn sách Chùa Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn,
Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long sáng tác đã làm rõ về lịch sử
hình thành và phát triển của chùa Trấn Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện để tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng các
-

phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhìn đối tượng nghiên cứu như

-

một hệ thống để khảo sát, phân tích.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp quan sát.
Phương pháp điền dã : Khảo sát thực tế.
6. Đóng góp của đề tài

-

Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ trở thành tài liệu tham khảo về

-

chùa Trấn Quốc cho bạn đọc
Ý nghĩa thực tiễn: Qua thực trạng về chùa Trấn Quốc, quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội, các nhà quản lý sẽ vận dụng những
phương pháp bảo vệ, bảo tồn một cách phù hợp vào thực tiễn
góp phần nâng cao các giá trị của di tích.
10


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục đề tài gồm có 03 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích và khái quát về
chùa Trấn Quốc
Chương 2 : Các giá trị của di tích chùa Trấn Quốc,
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Chương 3 : Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di
tích chủa Trấn Quốc

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHÙA TRẤN

QUỐC, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Lý luận chung về di tích
1.1.1 Một số khái niệm
- Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng
đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử.
Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận
theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc
gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di
tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di
tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật
độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong
số đó có 8 di sản thế giới.
(trích />%87t_Nam)
11


- Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những
điều được coi là quan trọng trong các tình huống khác nhau,
niềm tin này định hướng các quyết định và hành động của
chúng ta. ( trích />- Giá trị lịch sử là: những giá trị lịch sử lâu đời qua thời gian
và không gian vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay của một di tích
lịch sử nào đấy. Có thể nố chùa Trấn Quốc là một chùa cổ nhất
Hà thành. Giữa mênh mang sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc
nổi bật lên như một "viên ngọc quý" khiến du khách khi bước
chân vào quên hết đi dòng chảy xô bồ hỗn loạn của cuộc sống
thường nhật này, được hòa mình với thiên nhiên, tìm lại những
giây phút tĩnh lặng của chốn thiên môn - những giá trị lịch sử
văn hóa mà ông cha ta đã ngàn năm xây dựng.

1.1.2 Vai trò của di tích
Di tích lịch sử chùa Trấn Quốc là một bộ phận của di sản
văn hóa dân tộc, là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo
của con người qua nhiều thế hệ, nó mang những giá trị vật chất
và tinh thần phong phú, những chuẩn mực trong văn hóa, xã
hội.


Nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ.
Chùa Trấn Quốc được xây dựng để thờ Phật và đây cũng là
nơi con người gửi gắm mong muốn, hi vọng của mình về một
tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Không gian kiến trúc, mỗi hiện
vật còn lưu giữ làm sống lại từng năm tháng hào hùng trên quê
hương, đất nước. Đến với chùa Trấn Quốc, người dân không chỉ
biết đến chốn cửa Phật linh thiêng mà còn mang trong mình
lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước - những người đã
12


có công xây dựng, phát triển, gìn giữ di tích lịch sử này.


Là nguồn lực để phát triển kinh tế và du lịch.
Nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất đất kinh kỳ,
chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến
vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm hay lễ Tết. Đặc biệt
vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại
đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc
nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua. Các đời chúa Trịnh đã biến nơi
đây thành hành cung (nơi ở của vua chúa khi đi chơi). Còn ngày

nay, chùa Trấn Quốc là nơi để dân chúng đi đến cầu phúc, cầu
bình an vào mỗi dịp lễ tết, tuần rằm, mùng một.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa được công
nhận là di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.
Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật
linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn
là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước
khi đến du lịch Hà Nội. Việc thu hút một lượng du khách lớn đến
với các hoạt động văn hoá dân gian cũng góp phần giữ gìn, bảo
tồn và phát triển những nét đẹp truyền thống của mảnh đất Hà
Nội. Đồng thời quảng bá hình ảnh một vùng đất yên bình, tươi
đẹp với những người dân hiền lành, mến khách...



Vai trò gắn kết cộng đồng và phát triển xã hội.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, con người ngày càng bận bịu hơn với công việc, cần
phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống, con người dường như bận
rộn hơn, không còn có thời gian để dành cho các hoạt động sinh
hoạt văn hóa truyền thống và các hoạt động văn hoá cộng
13


đồng. Những điều đó vô hình chung đã cản trở, chiếm lấy thời
gian của con người, khiến cho các hoạt động thiếu đi tính gắn
kết cộng đồng. Thông qua các lễ hội, các hoạt động thăm quan,
vãn cảnh, di tích lịch sử chùa Trấn Quốc cũng góp phần làm cho
quan hệ giữa con người được cải thiện hơn, trở nên gắn kết, bền
chặt hơn.

Với những vai trò quan trọng, chứa đựng trong đó những
giá trị văn hóa của dân tộc, góp phần hoàn thiện con người,
thúc đẩy sự phát triển của xã hội, di tích lịch sử chùa Trấn Quốc
nói riêng và di tích lịch sử Việt Nam nói chung là những di sản
văn hoá vô cùng quý giá cần được bảo tồn và phát huy.
1.2 Khái quát về di tích chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội
1.2.1 Nguồn gốc di tích chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một bán đảo nhỏ phía Đông
Bắc Hồ Tây. Giống như một hòn đảo xanh xinh xắn nằm soi mình
bên sóng nước Hồ Tây, chùa Trấn Quốc ngày nay được xem là
một trong những chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất nhiều tín
đồ Phật tử đến hành lễ, không chỉ bởi địa thế của nó mà còn bởi
lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc đã có lịch sử xây dựng trên 1.500 năm,
được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Thăng Long Hà Nội, là trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý - Trần, là
đóa sen long lanh giữa cõi tâm linh từ thời mở nước. Theo Từ
điển Di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), chùa Trấn Quốc
được xây cất vào thời vua Lý Nam Đế (544-548), và mang tên là
14


Khai Quốc (nghĩa là mở nước, ứng với sự ra đời của nhà nước
Vạn Xuân), tọa lạc trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến
niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên
thành An Quốc. Đến đời Lê Trung Hưng năm 1615, do bãi sông
bị lở gần vào đến chùa, nhân dân phường Yên Hoa (nay là
phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) mới dời chùa
vào đảo Cá Vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây, là địa điểm hiện nay của

chùa. Chùa được dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý)
và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Sau đó, người ta cho đắp
đê Cố Ngự (sau đọc chệch ra Cổ Ngư) và tạo đường nối từ đê với
đảo Cá Vàng. Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục
được trùng tu, mở rộng. Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất
là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Quy mô chùa lúc này so
với trước lớn hơn nhiều. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã
soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn
tạo này. Chùa được trùng tu lần gần đây nhất vào năm 2010 để
chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sau nhiều
lần đổi tên, đến nay chùa được giữ nguyên tên gọi thuở ban đầu
là chùa Trấn Quốc.
1.2.2 Đặc điểm chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu
và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo
nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba
ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối
thành hình chữ Công (工). Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên
nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau
thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba
gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Bên
15


phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Chùa Trấn Quốc toạ lạc
trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà
Nội. Vào thời Hai Bà Trưng (40 - 43), khu vực xung quanh Hồ
Tây dân cư rất thưa thớt, có các hang động vừa và nhỏ và rừng
cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú quý hiếm sinh

tồn.
Thời Lê - Trịnh, chúa Trịnh đã cho xây một dãy hành cung
tại đây, về sau, trở nên xơ xác, tiêu điều, khiến nhà thơ Nguyễn
Thị Hinh (tức Bà Huyện Thanh Quan) phải thốt lên:
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu,
Khách qua đường dễ chạnh lòng đau.
Mấy giò sen rớt hơi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu…
Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại của ngôi
chùa, cảnh quan nơi đây bây giờ được đổi khác hoàn toàn. Bờ
hồ có đường lớn bao quanh, những ngôi nhà biệt thự và công
trình hiện đại hình thành... Một mặt thể hiện sự hoàn thiện tổng
thể kiến trúc của thành phố, nhưng mặt khác vô tình phá vỡ
cảnh quan lịch sử và tâm linh trong quan niệm sống của số dân
cư bản địa. Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện môn
và câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm:
Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sông đứng cửa thiền
Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc
năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu
sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu
vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Trong các năm 1624,
1628 và 1639 (thời Chúa Trịnh), chùa được trùng tu, mở rộng.
16


Trải qua thời Tây Sơn, trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối
thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam ngôi chùa bị rơi vào cảnh
hoang phế, khi đó cư dân địa phương đã xin được tu sửa lại
chùa. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm Ất Hợi, niên hiệu Gia

Long 14 (trên văn bia Tái tạo Trấn Quốc tự bi do Tiến sĩ khoa
1779 Phạm Lập Trai soạn văn). Năm 2010, tu bổ để chào mừng
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh
Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào tháng
11/2010. Dự toán kinh phí của đợt tu bổ này là 15 tỷ đồng. Phía
sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng
(thế kỉ XVIII). Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được
xây dựng năm 1998 (ảnh A2, phần phụ lục, trang 30). Bảo tháp
lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm,
trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý . Đỉnh
tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng
bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề
lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm
1959 ( ảnh A1 phần phụ lục trang 29 ). Thượng toạ Thích Thanh
Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì
chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: "Hoa sen tượng
trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị
ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa
bản thể và hiện tượng của các pháp".
Đặc biệt năm 1998, ngôi tháp cảnh Lục độ tòa sen được
xây dựng trong khuôn viên chùa “để tương xứng với ngôi chùa
cổ đã có trước đây gần mười lăm thế kỷ”, Lục độ là: bố thí, trì
giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ. Chùa Trấn Quốc tọa
lạc trên đảo Cá Vàng, phải có tháp Liên Đài, đỉnh trên tháp có
đóa hoa sen tôn quý cao chót vót để xứng đáng với mặt Hồ Tây
17


rộng mênh mông thoáng đãng, ngát hương sen ngày xưa. Lục
độ tòa sen chính là tâm nguyện của cố Hòa thượng Kim Cương

Tử khi còn trụ thế. Từ ngày ngôi bảo tháp được khánh thành,
chùa Trấn Quốc đã đẹp lại càng trở nên ý nghĩa hơn. Cố Đại lão
Hòa thượng Kim Cương Tử bắt đầu trụ trì chùa Trấn Quốc từ
năm 1982, cùng thời gian Hòa thượng nhận nhiệm vụ Phó ban
Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội. Đại lão Hòa
thượng là bậc lãnh đạo được đông đảo Tăng Ni, Phật tử kính
quý, ngưỡng mộ; là bậc thầy mô phạm đã có nhiều đóng góp
cho Phật giáo Thăng Long - Hà Nội nói riêng và trong sự nghiệp
xây dựng, phát triển Phật giáo Việt Nam nói chung. Nếu bước
chân vào vườn tháp của chùa Trấn Quốc, chúng ta sẽ dễ dàng
nhận thấy nhục thân của hoà thượng đang được bảo quản tại
đây, chính là cái lăng hai tầng ẩn khuất cùng các ngôi tháp mộ
khác gần tháp Lục độ tòa sen, trong vườn tháp Tổ tại chùa Trấn
Quốc (Ảnh A4 phần phụ lục trang 32)
Chùa Trấn Quốc được xem là một di sản văn hóa của dân
tộc, nơi danh lam thắng cảnh của kinh thành xưa kia và Thủ đô
ngày nay. Vị Hòa thượng khả kính đã đi vào miền ký ức, tâm
tưởng của đông đảo Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, và ngôi chùa
Trấn Quốc cũng đã đi vào lịch sử như một niềm tự hào của Phật
giáo Việt Nam và của văn hóa dân tộc.

Tiểu kết Chương 1
Các nội dung trong Chương 1 đã nêu lên cơ sở lý luận về di
tích và khái quát một cách chân thực nhất về di tích chùa Trấn
Quộc, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đó là nền tảng để tìm
18


hiểu giá trị của chùa Trấn Quốc sẽ được đề cập ở Chương 2.


Chương 2
CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH CHÙA TRẤN QUỐC, QUẬN TÂY
HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Giá trị lịch sử
Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ,
chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến
vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào
thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây
như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ
ngơi, thư giãn của nhà vua.
Các đời chúa Trịnh đã biến nơi đây thành hành cung (nơi ở
của vua chúa khi đi chơi). Sau khi chúa Trịnh bị diệt, vua Lê
Chiêu Thống hạ lệnh đốt hết những nơi chúa Trịnh đã ở. Nhờ sự
bảo vệ của dân trong phường nên lính của vua Lê chỉ đốt những
phòng dựng trên bè nổi quanh chùa do chúa Trịnh làm cho bọn
hoạn quan và cung nữ, còn chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.
Đến chùa, du khách không chỉ lễ Phật cầu kinh mà còn
được đắm mình vào không gian của nghệ thuật của thiên nhiên
hài hòa, thấy hồn mình tĩnh tại giữa những dấu xưa mang hồn
đất Việt ngàn đời.
Đánh giá cao những giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh
19


quan của ngôi chùa, trước kia, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã từng
xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong Toàn xứ
Đông Dương, là một trong 12 di tích lớn của đất nước đã được
Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng đợt đầu tiên vào năm 1962.
Sau đó, chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá
cấp quốc gia vào năm 1989.

2.2 Giá trị tâm linh
Chùa Trấn Quốc – thắng cảnh tâm linh của Hà Nội
Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, chùa là nơi tĩnh
lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để
tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia
đình. Khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, cuộc sống
ngày càng hiện đại, thì dường như con người lại hướng linh hồn
mình vào gần hơn với Phật giáo, gần hơn với cửa chùa. Ngày
xưa, người ta đi chùa thứ nhất là những người theo đạo Phật, họ
quy y, tìm thấy trong Đức Phật những tín điều phù hợp với ý
thức của mình đối với cuộc sống, cuộc đời, tìm thấy trong những
điều Phật dậy, sự gợi mở để khiến tâm hồn tĩnh lặng, và hướng
thiện, thứ hai đi chùa để vãn cảnh, vì không gian và kiến trúc
Phật giáo luôn luôn khơi thông dòng suy nghĩ, khiến cho cuộc
sống chợt lặng lại, những nốt trầm trong dòng chảy thường
ngày được tấu lên, đến chùa với những mái chùa cong vút,
những đầu đao được chạm trổ sinh động, những bức tượng thờ
được điêu khắc đẹp và tỉ mẩn đầy thần khí, không gian chùa
rộng mở, gần gũi với thiên nhiên, với mặt nước và cây xanh
được chăm chút sạch sẽ và quy củ, không khí thanh khiết và
trầm mặc, qua cổng Tam Quan của chùa, ta như được đắm mình
trong một nơi chốn khác, tách biệt hẳn khỏi cuộc sống tấp nập
20


ngày nay. Thời hiện đại, người ta đang được chứng kiến một sự
bùng nổ mạnh mẽ của Phật giáo trong đời sống của người dân,
đặc biệt là người dân thành thị, rất nhiều chùa chiền mới được
xây dựng, nhiều chùa cũ được mở rộng, xây mới hoặc được cải
tạo mới, Phật tử không tiếc tiền, tiếc công sức để vun đắp cho

Phật giáo ngày càng giàu mạnh, ngày càng gần gũi và có chăng
đã trở thành tôn giáo chính của cả dân tộc Việt, có lẽ vì vậy
ngày nay, những tầng lớp người dân đi lễ chùa trong các ngày lễ
đã đa dạng hơn rất nhiều, không còn bó hẹp trong những người
theo đạo Phật và những người đi vãn cảnh chùa nữa. Chùa trong
sự lên xuống đầy biến động của nền kinh tế, đã trở thành một
không gian tâm linh đặc biệt để mọi người tìm đến như một cứu
cánh cho cuộc sống của mình. Giống như một không gian đồng
điệu, người ta đến chùa trong tâm thế mà Đức Phật đã trở thành
như một vị thánh, một vị cha già, một người có quyền năng đặc
biệt. Tết đến, cái lễ dành cho Chùa càng được thể hiện rõ hơn
bao giờ hết, những dòng chảy người đi lễ chùa đầu năm đã
chứng tỏ hết tất cả những điều đấy. Lễ chùa đầu năm - một nét
đẹp của tâm linh người Việt, và nó vẫn mãi là một nét đẹp
không thể xóa mờ, không thể thiếu, chỉ có điều, trong những
dòng chảy đấy, không phải dòng chảy nào cũng đồng nhất một
khái niệm chùa, và một mục đích lễ. Từ bao đời nay, đi chùa lễ
Phật, cầu an, cầu phước trong những ngày đầu năm đã trở
thành một thông lệ không thể thiếu trong lễ Tết của Việt Nam.
Đạo Phật đã đi vào lòng nếp sống văn hóa của dân tộc, như
trong câu thơ của cố hòa thượng Mãn Giác:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tiên
21


Không chỉ trong dịp tết mà nhà chùa liên tục mở cửa đón
phật tử và nhân dân đến hành lễ, chiêm bái. Đặc biệt, trong
đêm giao thừa tết Nguyên đán, nhà chùa mở cửa và tổ chức
khóa lễ cầu nguyện cầu quốc thái dân an, đây là khóa lễ thiêng

liêng nhất trong năm do nhà chùa tổ chức.
Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những địa danh được
nhiều người và gia đình lựa chọn để thể hiện những tín ngưỡng
về tâm linh của mình. Hằng năm vào đêm giao thừa chùa đón
trên 400 người đến chùa để cầu mong thần Phật phù hộ cho
mình một năm mới bình an và may mắn, họ xin lộc chùa, xin
được gia hộ. Đặc biệt là ngày mồng một, gần như mặc định, rất
nhiều gia đình, chọn chùa là địa điểm đầu tiên để đến trong
năm mới. Người Việt vốn sống thiên về tình cảm, trọng cuộc
sống gia đình, cộng đồng, chính vì vậy, đến với không gian
chùa, họ không chỉ mong muốn cho bản thân mình được một
năm mới thuận lợi, mà còn là nơi để họ cầu mong cho những
người thân của mình được bình an, vạn sự như ý. Chùa đã nâng
cao đời sống tâm hồn Việt, nâng cao những giá trị luân lý của
cái đẹp, cái thiện, cái mỹ , cái chân và duy trì những nét truyền
thống đang ngày càng mai một trong một xã hội hiện đại. Ngoài
ra vào ngày rằm, ngày mồng một hoặc vào ngày dỗ của tổ tiên
chùa Trấn Quốc cũng đón rất nhiều lượt người đến cầu siêu và
thắp hương để cầu nguyện, nhớ tới ông bà tổ tiên, hướng về
nguồn cội. Họ luôn mong sao những người thân của họ dù ở bất
cứ nơi đâu, dù ở nơi xa xôi cũng vẫn sẽ có được sự yên bình
nhất. (Ảnh A5 phần phụ lục trang 33).
Chùa Trấn Quốc cũng là một nơi mang đậm giá trị tâm linh
của người Việt và được coi như một gía trị sống của chuỗi phát
triển của ông cha ta từ xa xưa cho tới ngày nay, vì vậy chúng ta
22


phải biết chân trọng gìn giữ những giá trị văn hoá của cha ông
ta để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, và bạn bè trên toàn

thế giới biết về nét đẹp văn hoá của dân tộc ta.
2.3 Giá trị giáo dục
Chùa Trấn Quốc còn mang giá trị giáo dục hết sức sâu sắc
sắc. Cùng với lịch sử hàng nghìn năm, ngôi chùa cổ nhất thế
Việt Nam mang bao dấu ấn từ thời Lí Nam Đế, chùa Trấn Quốc
được coi là chốn cửa phật linh thiêng của các phật tử hướng về,
là cơ sở tu học, truyền bá phật pháp, là nơi xuất phát của thiền
phái Thảo Đường của cả nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử
chùa Trấn Quốc vẫn vững vàng với thời gian như tên gọi của
chùa (Trấn Quốc là bảo vệ sự yên lành cho quốc gia dân tộc).
Năm 639 trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn thảo văn bia ở
chùa, đến nay vẫn tồn tại theo thời gian, chùa cũng là nơi
truyền bá tư tưởng, giáo dục của Đức Phật Chùa Trấn Quốc
mang nhiều giá trị giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho giới trẻ về
cái đức, cái tâm, cho tâm an lành, tu tập đạo đức của bản thân
mỗi người, giữa cuộc sống mưu sinh, nên tìm đến thiền môn với
khung cảnh yên bình, tịch mịch giữa chốn thành đô tấp nập sẽ
khiến tâm hồn lắng xuống, sẽ học được cách buông bỏ những
thứ không quan trọng trong cuộc đời này, bỏ lại dối trá, lừa lọc,
không cần gặp ai, chẳng màng học hỏi, chỉ cần ngắm cảnh
thanh nhàn u tịch, cảm thấy nhẹ lòng khoan khoái, học được
lòng tĩnh tâm.
Chùa Trấn Quốc mang phần giáo dục con người về lòng tự
hào dân tộc, về sự nghiệp gìn dữ bờ cõi non sông của ông cha
ta trong nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Hơn thế nữa
chùa còn là nơi giáo dục nên những tấm lòng nhân ái, giáo dục
đạo đức con người thoát khỏi cái sân si, bom chen, lừa lọc của
xã hội, trở về với sự thanh bình, nhẹ nhàng thanh thản, với cái
23



tâm cái tĩnh, từ bi hỉ xạ, giáo dục con người sống bằng cái tâm,
sống phải có đạo Đức, phải có y thiện và tu tỉnh Đất nước đang
trong giai đoạn phát triển.
Chùa còn nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng thu hút rất
nhiều tín đồ phật tử chính những điều này đã khiến chùa Trấn
Quốc mang trong mình những giá tri giáo dục sâu sắc đối với
người dân Việt Nam. Những giá trị lịch sử của chùa Trấn Quốc đã
trở thành nền tảng giáo dục cho thế hệ đi sau đặc biệt là giới
trẻ về truyền thống quý báu "uống nước nhớ nguồn" của dân
tộc ta, về lòng tự hào dân tộc, sự nghiệp dựng nước giữ nước
của ông cha ta. Mỗi khi được hưởng thành quả nào chúng, ta
phải có nghĩa vụ giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà
ông cha ta đã cố gắng xây dựng và bảo vệ. Đặc biệt hơn nữa
chùa Trấn Quốc còn là nơi cửa Phật linh thiêng chính ở đây đức
phật đã đi vào đời sống đạo đức của người dân Việt Nam thông
qua chức chức năng giáo dục hướng con người tới những giá trị
tốt đẹp, nhân văn đó chính là lòng yêu thương của con người với
triết lý từ bi hỷ xả, khuyến khích con người hướng tới cái thiện,
sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Tất cả những điều đó là những
giá trị giáo dục đạo đức tích cực giúp cho thế hệ trẻ vững bước
trước cám dỗ của cuộc đời, sống lương thiện coi trọng tính nhân
bản, coi trọng thiên nhiên. Qua đây ta có thể khẳng định giá trị
giáo dục của chùa Trấn Quốc là vô cùng quan trọng và cần thiết
trong xã hội hiện nay nhất là đối với giới trẻ- những chủ nhân
tương lai của đất nước.
2.4 Giá trị du lịch
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà
Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Đông Bắc của Hồ
Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh

thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về
24


lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật
linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham
quan, du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, vào những ngày
mồng 1, 15 âm lịch hàng tháng và các ngày lễ tết, mọi người
đến chùa rất đông để cầu bình an, để tham gia các hoạt động lễ
chùa ở đây. Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh
kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến
vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào
thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây
như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ
ngơi, thư giãn của nhà vua. Các đời chúa Trịnh đã biến nơi đây
thành hành cung (nơi ở của vua chúa khi đi chơi). Sau khi chúa
Trịnh bị diệt, vua Lê Chiêu Thống hạ lệnh đốt hết những nơi
chúa Trịnh đã ở. Nhờ sự bảo vệ của dân trong phường nên lính
của vua Lê chỉ đốt những phòng dựng trên bè nổi quanh chùa
do chúa Trịnh làm cho bọn hoạn quan và cung nữ, còn chùa vẫn
giữ được nguyên vẹn.
Đến chùa, du khách không chỉ lễ Phật cầu kinh mà còn
được đắm mình vào không gian của nghệ thuật của thiên nhiên
hài hòa, thấy hồn mình tĩnh tại giữa những dấu xưa mang hồn
đất Việt ngàn đời. Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt
Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự
và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Bằng sự cổ kính của
mình chùa Trấn Quốc đã thu hút được nhiều khách tham quan
trong nước và nước ngoài.
Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn là ngôi chùa đón nhiều vị

lãnh đạo quốc gia và các đoàn nguyên thủ, du khách quốc tế
đến đây thăm quan, vãn cảnh rất thành kính và bày tỏ tình cảm
quý mến.
25


×