Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện quân dân y miền đông q9 thành phố hồ chí minh năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 79 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THU DIỆU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN
DÂN Y MIỀN ĐÔNG - Q9.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ THU DIỆU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN
DÂN Y MIỀN ĐÔNG - Q9.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MS: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: từ 05/2017 đến tháng 10/2017



HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi tới
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - Trưởng Phòng Sau đại học, Trường Đại học
Dược Hà Nội. Người Cô kính mến đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài. Cảm ơn Cô vì ngoài những kiến thức chuyên môn
quý báu mà Cô còn tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo Bộ
môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng Sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội
đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, các thầy, cô
giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, khoa dược Bệnh viện
Quân Dân Y Miền Đông - Cục Hậu Cần Quân Khu 7 đã tạo điều kiện, cung cấp
số liệu và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, những người bạn thân, đồng
nghiệp luôn luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Hà nội, ngày tháng năm 2017
Học viên

Vũ Thị Thu Diệu



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ...................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. KÊ ĐƠN THUỐC VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ .............................. 3
1.1.1. Đơn thuốc .......................................................................................... 3
1.1.2. Kê đơn ............................................................................................... 3
1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc ............................................................. 5
1.1.4. Điều kiện của người kê đơn .............................................................. 5
1.1.5. Kê đơn thuốc trong bệnh viện ........................................................... 5
1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn ........................................................... 6
1.1.7. Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc ................................................... 7
1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY .............................................................................................. 8
1.3. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY ................................................................................................................. 11
1.4. BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG VÀ MỘT VÀI NÉT VỀ THỰC
TRẠNG KÊ ĐƠN TẠI BỆNH VIỆN................................................................ 17
1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ bệnh viện .................................................. 17
1.4.1.1. Khám chữa bệnh ........................................................................ 17
1.4.1.2. Đào tạo cán bộ y tế .................................................................... 17
1.4.2. Biên chế tổ chức và cơ sở vật chất khoa dược bệnh viện quân dân
miền đông ........................................................................................................ 17
1.5. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG VÀ
THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TẠI ĐÂY ............................................... 20



CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài ................................... 22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông Q9 –
Thành Phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 22
2.4. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................... 23
2.5. CỞ MẪU VÀ MẪ NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 24
2.5.2. Cách lấy mẫu................................................................................. 25
2.6. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU .............................................. 25
2.6.1. Các biến số trong khảo sát thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn
thuốc ngoại trú .............................................................................................. 25
2.6.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú...... 29
2.7. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .............................................. 32
2.7.1. Nguồn thu thập ........................................................................... 32
2.7.2. Phương pháp thu thập ................................................................ 32
2.8. XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH ................................................ 33
2.8.1. Công thức tính về chỉ số thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại
trú .................................................................................................................. 33
2.8.2. Công thức tính về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ...................... 34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 37
3.1. Thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú BHYT tại bệnh viện Quân
dân y miền đông ............................................................................................ 37
3.1.1. Ghi thông tinh liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh nhân ...... 37
3.1.2. Số chẩn đoán trung bình ..................................................................... 37


3.1.3. Quy định ghi các thông tin liên quan đến bác sỹ kê đơn ................... 39

3.1.4. Quy định ghi các thông tin liên quan đến thuốc và cách sử dụng
thuốc .............................................................................................................. 39
3.2. Khảo sát các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú BHYT tại Bệnh viện quân
dân y miền đông ............................................................................................ 42
3.2.1. Số lượng thuốc được kê và số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc... 42
3.2. 2. Về sử dụng thuốc kháng sinh và vitamin ........................................... 45
3.2.3. Danh mục thuốc được kê ................................................................... 47
3.2.4. Chi phí trung bình của một đơn thuốc ................................................ 51
3.2.5. Tương tác, mức độ tương tác thuốc và biện pháp can thiệp .............. 52
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ........................................................................... 53
4.1. VỀ THỰC HIỆN QUI CHẾ KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ BỆNH
VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG .................................................... 53
4.1.1 Thông tin liên quan đến thủ tục hành chính của bệnh nhân ....... 53
4.1.2. Thông tin liên quan đến bác sỹ khám và kê đơn ....................... 54
4.1.3. Thông tin liên quan đến thuốc và cách sử dụng thuốc về ghi tên
thuốc ....................................................................................................... 54
4.2. VỀ CÁC CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG .................................................... 57
4.2.1 Số thuốc trong đơn ...................................................................... 57
4.2.2 Đơn thuốc kê kháng sinh và vitamin .......................................... 58
4.2.3 Thuốc kê trong danh mục ........................................................... 59
4.2.4 Tương tác và các biện pháp can thiệp ......................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................ 60
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tiếng Việt

ADR
BHYT
BVĐK
BN
DLS
DMT
DMTBV
DMTTY
DSĐH
DSTH
CĐD
KS
TB
YHCT
BS
TW
VNĐ
TL
WHO

Advers Drug Reaction (phản ứng có hại của thuốc)
Bảo hiểm Y tế
Bệnh viện đa khoa
Bệnh Nhân
Dược lâm sàng
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện

Danh mục thuốc thiết yếu
Dược sỹ Đại học
Trung học dược
Cao Đẳng Dược
Kháng sinh
Trung bình
Y học cổ truyền
Bác sỹ
Trung ương
Việt Nam đồng
Tỷ lệ
World Health Organization (tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

1.3

Một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

1.4

Về mô hình bệnh tật

Trang
14
19


2.4

Thiết kế nghiên cứu

23

2.5

Các Biến số về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

26

2.6

Một số chỉ số kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú

29

3.7

Ghi thông tin bệnh nhân

37

3.8

Số chẩn đoán trung bình

38


3.9

Ghi các thông tin về ngày kê, đánh số khoản, gạch phần đơn
trắng, sửa chữa và ký tên bác sỹ kê đơn

39

3.10

Ghi các thông tin liên quan đến kê tên thuốc

40

3.11

Ghi các thông tin liên quan đến hướng dẫn sử dụng thuốc

41

3.12

Ghi hàm lượng (nồng độ) thuốc, số lượng thuốc

41

3.13 Số lượng thuốc được kê và số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc

42


3.14

Sự phân bố các nhóm bệnh theo ICD.10

43

3.15

Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin

45

3.16

Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê kháng sinh

46

3.17

Tỷ lệ kê thuốc trong DMTBV, thuốc thiết yếu

47

3.18

Tỷ lệ sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại trong đơn

48


3.19

Tỷ lệ danh mục thuốc được kê theo nguồn gốc

49

3.20

Tỷ lệ danh mục thuốc được kê theo đường dùng

49

3.21

Tỷ lệ danh mục thuốc được kê theo dạng dùng

50

3.22
3.23

Chi phí của một đơn thuốc
Tỷ lệ chi phí đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin

51
51


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

3.1

Biểu đồ về số đơn ghi chẩn đoán

38

3.2

Biểu đồ số thuốc trong đơn thuốc ngoại trú BHYT
Biểu đồ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, vitamin

43

3.4

Biểu đồ về số kháng sinh trong 1 đơn

47

3.5

Biểu đồ thuốc kê trong DMTBV, thuốc thiết yếu

48

3.6


Biểu đồ thể hiện việc sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại

49

3.3

Trang

45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe nhân dân là bổn phận của chính người dân, của gia đình và xã hội,
đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và các cơ
quan Mặt trận tổ quốc, là chương trình hành động mang tính cấp thiết của
mỗi Quốc gia, trong đó ngành Y tế đóng vai trò chủ chốt.Thuốc đóng vai
trò quan trọng và thiết yếu trong công tác chữa bệnh và nâng cao sức khỏe
người dân.
Thuốc được xem như là phương tiện cơ bản và có tính chất quyết
định trong việc bảo vệ và điều trị hữu hiệu nhiều bệnh tật, cải thiện tốt
hơn việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Vì vậy, kê đơn và sử
dụng thuốc an toàn - hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết và được đặt lên
hàng đầu trong công tác Y tế hiện nay.
Trong những năm qua ngành Dược luôn được đổi mới, nhiều công
nghệ mới đã được ứng dụng, để tạo ra các sản phẩm thuốc có chất lượng,
có hiệu quả trong điều trị. Bước đầu, các sản phẩm của ngành Dược đã
đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, do số
lượng và chủng loại thuốc ngày càng phong phú nên việc quản lý sử dụng
thuốc ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Việc sử dụng thuốc

tràn lan không có kiểm soát, sử dụng thuốc không đúng, không hợp lý,
ngày càng gây ra nhiều hậu quả tai hại trước mắt cũng như lâu dài cho
người bệnh. Bên cạnh đó, khía cạnh tiêu cực của nền kinh tế thị trường
cũng tác động rất lớn đến việc kê đơn của bác sỹ. Việc kê đơn thuốc
không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê đơn với nhiều
biệt dược, lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm, kê đơn không phải
thuốc thiết yếu mà là kê thuốc có tính thương mại cao, đang có nguy cơ
phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị. Việc kê đơn không
đúng, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả và không an toàn, bệnh không
1


khỏi hoặc kéo dài, làm cho bệnh nhân lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị
cao [25]. Vì vậy việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cần phải hiểu
như là cách dung thuốc thích hợp với yêu cầu điều trị, liều lượng thích
hợp với cá thể bệnh nhân, thời gian điều trị đúng quy định và giá cả phù
hợp với cộng đồng.
Bệnh viện Quân dân Miền Đông là đơn vị sự nghiệp y tế - trực
thuộc Quân khu 7, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong
Quận, bộ đội và các đối tượng chính sách. Trong thời gian qua cùng với
sự tin tưởng của nhân dân chất lượng khám và chữa bệnh của bệnh viện
đã được khẳng định. Bệnh viện thường xuyên có các hoạt động nhằm
kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Tuy nhiên các
nghiên cứu nàytại bệnh viện chưa được đề cập tới. Vì vậy tôi chưa biết
thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Quân dân
y Miền Đông với các chỉ số kê đơn sử dụng thuốc như thế nào. Nhằm
đánh giá tình hình kê đơn ngoại trú tại Bệnh viện và đề xuất các giải pháp
can thiệp. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Phân tích thực trạng kê đơn
thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quân Dân Y Miền
Đông năm 2016” với 2 mục tiêu sau:

1. Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn cho bệnh nhân điều trị
ngoại trú có BH Y Tế tại Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông Q9
– TP.HCM năm 2016.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị
ngoại trú có BH Y Tế tại Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông
Q9 – TP.HCM năm 2016.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú hướng tới sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn và hiệu quả tại đơn vị.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. KÊ ĐƠN THUỐC VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
1.1.1. Đơn thuốc
Khái niệm về đơn thuốc
Đơn thuốc là một “văn bản” chuyên môn mang tính chất pháp lý của
người Thầy thuốc, từ đó quy định chế độ điều trị, ăn uống, sinh hoạt cho
người bệnh và quy định chế độ pha chế, cấp phát, bán thuốc cho cán bộ dược
[3].
1.1.2. Kê đơn thuốc
Để quy chế kê đơn ngày càng hoàn thiện và thích ứng được điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, ngày 29/02/2016 Bộ trưởng Bộ Y tế ra Thông tư
05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, bãi bỏ
Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú năm 2008
Kê đơn thuốc là hoạt động của Bác sỹ xác định xem người bệnh cần
dùng những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Luật
khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc,

người thầy thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc,
hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc . Kê đơn là hoạt
động của bác sỹ xác định xem người bệnh cần dùng những thuốc gì, liều
dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa
các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê
đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn,
điều trị hợp lý gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
✓ Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị, muốn đạt được gì sau điều trị
✓ Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng
cho bệnh nhân, kiểm tra tính hiệu quả và an toàn
3


✓ Bước 4: Bắt đầu điều trị
✓ Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo
✓ Bước 6: Theo dõi (và dừng) điều trị
Kê đơn hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an toàn cho
bệnh nhân, không những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh
nhân tại các cơ sở y tế mà còn góp phần giảm chi phí điều trị.
Trái lại, nếu kê đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm
trọng. Kê đơn không hợp lý là việc kê đơn và dùng thuốc không đúng với chỉ
định của bệnh hay trong những tình huống không cần thiết. Một ví dụ cho
trường hợp này là việc bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêm hay các thuốc mới
đắt tiền, trong khi các dạng thuốc đường uống hoặc các loại thuốc thông
thường vẫn còn hiệu quả.
Việc kê đơn không tuân thủ các phác đồ hướng dẫn lâm sàng. Điển hình
cho tình huống này là việc kê đơn sử dụng kháng sinh với liều thấp, không đủ
liệu trình hay sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm
khuẩn, điều này góp phần làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Kê đơn thuốc không hợp lý dẫn đến hậu quả không mong muốn cả về
kinh tế lẫn sức khỏe:
❖ Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến kéo dài thời gian
điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong.
❖ Khó kiểm soát các tác dụng không mong muốn, các phản ứng
phụ và khả năng tương tác giữa các thuốc dẫn đến mất an toàn
trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
của người bệnh.
❖ Sử dụng thuốc không hợp lý làm gia tăng tình trạng kháng thuốc,
nhất là đối với thuốc kháng sinh.
Tất cả các hậu quả nói trên, ngoài ảnh hưởng về mặt sức khỏe đều dẫn
đến việc lãng phí nguồn lực vốn đã hạn hẹp dành cho công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân.
4


1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc
Mỗi quốc gia trên thế giới có qui định riêng về việc kê đơn thuốc nhằm
phù hợp với điều kiện của đất nước mình.Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất
đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc phải có tính hợp lệ và chỉ định chính
xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc đầy đủ
bao gồm các nội dung sau:
➢ Tên, tuổi và địa chỉ của bệnh nhân (bệnh nhi dưới 6 tuổi phải ghi
bằng số tháng và ghi thêm tên bố, mẹ)
➢ Ngày, tháng kê đơn
➢ Chữ ký của người kê đơn
➢ Tên, địa chỉ, số điện thoại của người kê đơn
➢ Tên gốc của thuốc, hàm lượng thuốc
➢ Dạng thuốc, tổng số thuốc
➢ Nhãn bao thuốc: hướng dẫn, cảnh báo…

1.1.4. Điều kiện của người kê đơn
Theo điều 3 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo Thông tư 05/2016/QĐ-BYTngày 02/09/2016 qui định của người kê
đơn như sau:
1. Đang hành nghề cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt
nghiệp Đại học y và được người đứng đầu cơ sở phân công
khám, chữa bệnh.
2. Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi,
vùng khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản
uỷ quyền cho Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y
tế thay thế cho phù hợp với tình hình địa phương.
1.1.5. Quy định về ghi đơn thuốc
Để tăng cường sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê đơn tại
các Bệnh viện trên cả nước, Bộ y tế đã ban hành “ Quy chế kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú” kèm theo Thông Tư số 05/2016/QĐ-BYT ngày 2/9/2016
5


của Bộ trưởng Bộ y tế. Điều 6 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại
trú quy định:
(1). Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong
Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
(2). Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú:
số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
(3). Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên
bố hoặc mẹ của trẻ.
(4). Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại
phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.
(5). Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường

dùng, thời Điểm dùng của mỗi loại thuốc.
(6). Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
(7). Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một
chữ số (nhỏ hơn 10).
(8). Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sửa.
(9). Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến
phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê
đơn.
1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn
Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn và dựa trên
những nguyên tắc sau đây:
+ Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc
+ Đúng mẫu đơn quy định
+ Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất
+ Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về
thuốc
6


+ Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh
+ Liều hợp lý
+ Chỉ định dùng thuốc đúng: thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc
+ Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc
hỗn hợp nhiều thành phần
+ Thận trọng với các phản ứng phụ, phản ứng có hại của thuốc
1.1.7. Các chỉ số đo lường sử dụng thuốc
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện,

Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê đơn
thuốc trong bệnh viện: Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh; Quyết định 04/2008/QĐ - BYT ban hành
kèm theo quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; Thông tư 21/2013/TTBYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện.
Theo thông tư 23/2011/TT-BYT có quy định
Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh.
- Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh.
- Phù hợp với tuổi và cân nặng.
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có).
- Không lạm dụng thuốc.
Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
- Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để
ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
7


- Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo thông tứ số 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến
kê đơn thuốc ngoại trú [8].
➢ Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- TL% thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban hành

➢ Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ Lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc
khách quan
1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TRÊN THẾ GIỚI TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Trong những năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng tuổi thọ,
nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao, nên
thừờng rất đắt. Trong việc sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn, đó là sự tiêu
thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển [23]. Tại
8


Goa (Ấn Độ) khi tiến hành nghiên cứu người ta nhận thấy: Với 990 đơn thuốc
khảo sát, thì có tới hơn một phần ba, trong tổng số đơn thuốc, thông tin xác
định bác sỹ điều trị là không rõ ràng. Hơn một nửa các đơn thuốc, không ghi
đầy đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi...) Theo
một nghiên cứu đánh giá, việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessie Referral ở
Dessie, Ethiopia: với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một
đơn thuốc là 1,8, phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6-1,8). Tỷ lệ % thuốc
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của quốc gia (DEL) là 91,7% thấp hơn so
với giá trị lý tƣởng của WHO là 100%. Tỷ lệ % thuốc được kê theo generic là
93,9%, thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn của WHO là 100%. Tỷ lệ % đơn có
kê kháng sinh là 52,8%, cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (20,0% 26,8%). Tỷ lệ % đơn thuốc có kê vitamin là 31% cao hơn so với giá trị khuyến

cáo của WHO (13,4- 24,1%). Các kháng sinh đƣợc kê đơn nhiều nhất là
Amoxicillin (22,2%) và Ampicillin (21,3%). Qua các chỉ số nghiên cứu cho
thấy có độ chênh lệch lớn giữa thực hành với khuyến cáo của WHO. Vì vậy,
sự cần thiết phải có một chương trình giáo dục y tế để hợp lý việc kê đơn [27].
Thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một số đặc điểm
chung là thuốc generic chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70%, theo đánh giá của IMS. Có
thể thấy rằng trong các nước ASEAN, thuốc generic chiếm một tỷ trọng đáng
kể. Thuốc generic là một thị trường tiềm năng, đồng thời là một giải pháp lựa
chọn, để người dân các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc
thiết yếu theo chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới WHO [22].
Ở nhiều nước đang phát triển, người ta đã thống kê số thuốc được bán
ra cao hơn rất nhiều so với số lượng bệnh tật cần điều trị. Kết quả phân tích
cho thấy, có khoảng 45% bệnh nhân trên toàn cầu có sử dụng kháng sinh khi
ốm đau, đặc biệt tỷ lệ này lên tới trên 70% ở một số nước như Indonesia, Ấn
Độ, Pakistan. Nghiên cứu về việc kê đơn tại một bệnh viện thực hành ở Thái
Lan Udomthavomusuk cho thấy, có tới 52,3% dùng kháng sinh không đúng
9


và không cần thiết. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng ngoại khoa cũng có tỷ
lệ không hợp lý cao (79,7%) [26]. Tình trạng kê đơn quá nhiều thuốc, lạm
dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được nhắc đến ở rất nhiều nghiên cứu
khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, nhiều nước đã thực thi một danh mục
thuốc hạn chế và xây dựng phác đồ chuẩn để hướng dẫn việc sử dụng thuốc
hợp lý nhưng những cố gắng này chỉ làm giảm được việc tiêu thụ thuốc mà
không cải thiện được đáng kể chất lượng của việc kê đơn [29].
Nghiên cứu về việc điều trị các chứng bệnh thông thường như ho, cảm
lạnh, ỉa chảy cho trẻ em ở Philippine cho thấy, có tới 80% các trường hợp
được cha mẹ tự điều trị và hầu hết các trường hợp là không đúng, không cần.
Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau cũng được dùng nhiều nhất và đặc biệt là các

thuốc cầm ỉa chảy, các kháng sinh cũng được dùng rộng rãi, lãng phí và nguy
hiểm. Một nghiên cứu khác cho thấy ngay tại thủ đô Manila (Philippine), việc
mua kháng sinh không có đơn của thầy thuốc chiếm tới 66%, trong đó có cả
những trường hợp mua kháng sinh để “dự phòng” bệnh tật [26].
Một nghiên cứu tại cộng đồng Mexico thì có 64,4% bệnh nhân sử dụng
kháng sinh sai liều và 53,1% bệnh nhân chỉ sử dụng trong khoảng một thời
gian ngắn thì ngừng (có sự giám sát của Bác sỹ) và tỷ lệ này còn cao hơn
(82,6% và 95,6%) khi không có sự giám sát của Bác sỹ. Về thời gian sử dụng
kháng sinh thì có tới 22% số người sử dụng kháng sinh 1 ngày, 19% sử dụng
2 ngày, 21% sử dụng 3 ngày, 11% sử dụng 4 ngày, 14% sử dụng 5 ngày và
còn lại là sử dụng trên 5 ngày [28].
Thuốc là “con dao hai lưỡi” và có thể gây ra những phản ứng có hại
(Advers Drug Reaction - ADR) ở nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả dùng
đúng liều, đúng quy định. Điều trị và phòng bệnh có sử dụng nhiều thuốc thì
tần suất ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc có trong 1 lần điều
trị. Tại Mỹ, một đánh giá trên nghiên cứu của Lazarou cho thấy năm 2004 có
2,2 triệu phản ứng có hại (ADR) của thuốc đã xảy ra ở những người đang điều
trị trong bệnh viện là khoảng 6,7% và gây ra 106.000 ca tử vong [24].
10


Tình hình quảng cáo thuốc cũng đáng lo ngại. Tìm hiểu 183 quảng cáo thuốc
ở 11 nước khu vực châu Âu, với các thuốc không phải kê đơn, người ta chỉ
thấy có 3 quảng cáo đảm bảo đủ các yêu cầu theo quy định của liên minh châu
Âu và các tiêu chuẩn về đạo đức của Tổ chức y tế thế giới, 91 quảng cáo
không chỉ dẫn cụ thể cách dùng, 53 quảng cáo mang tính y tế cho các sản
phẩm không được đăng ký là thuốc, 53 quảng cáo không ghi tên gốc (chỉ ghi
biệt dược).... Đặc biệt, khoảng không gian dành cho tranh hay các bức hình
minh họa thường lớn hơn nhiều so với lời ghi hướng dẫn [26].
1.3. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TẠI VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Nền kinh tế phát triển, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân
đang ngày càng được cải thiện, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng
và kéo theo tăng nhu cầu sử dụng thuốc.
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi
thường gặp nhất của thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc. Kê đơn
thuốc không đúng với yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một
hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Những lỗi thường gặp của
thầy thuốc khi kê đơn đó là viết nhầm tên thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc,
nhầm lẫn về liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng, nhầm lẫn về tần
suất dùng thuốc trong ngày, viết chữ quá khó đọc, không thận trọng khi dùng
chữ viết tắt, không chú ý đến tương tác, không chú ý điều chỉnh liều lượng,
không quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc.
Thông tin của bệnh nhân dù không tác động trực tiếp đến việc sử dụng
thuốc trong đơn nhưng là một yếu tố rất quan trọng, qua thông tin thủ tục hành
chính trên bệnh nhân có định hướng lựa chọn thuốc, lựa chọn liều dùng, cách
dùng, có định hướng theo dõi và quản lý sử dụng thuốc… Vì vậy, cần phải
thông tin đến người bệnh như các thông tin về thuốc và thông tin điều trị sau
kê đơn, bao gồm hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị tại nhà, thông báo thu
11


hồi thuốc có vấn đề về chất lượng...
Chưa có thống kê hệ thống việc không tuân thủ ghi đầy đủ các thông tin
thủ tục hành chính cho bệnh nhân và ảnh hưởng của việc ghi không đủ một
cách chính xác và thuyết phục, các kết quả nghiên cứu mới mang tính chất
thống kê.
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy, các đơn thuốc
có sai sót thông tin bệnh nhân về họ tên, tuổi, giới, địa chỉ là 98%, một số

nghiên cứu khác về hoạt động bảo đảm cung ứng thuốc chữa bệnh tại Phòng
quân y – Bộ tổng tham mưu – Cơ quan Bộ quốc phòng… cũng cho thấy có bất
cập trong vấn đề này.
Việc áp dụng quy trình kê đơn điện tử chưa được áp dụng rộng rãi mà
mới chỉ phổ cập ở một vài bệnh viện lớn. Đa số các bệnh viện trên cả nước
vẫn kê đơn viết tay. Một nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội cho
thấy, kê đơn điện tử được xem như một biện pháp can thiệp có hiệu quả để
làm giảm một cách có ý nghĩa số lượng đơn kê có sai sót cả về thủ tục hành
chính và chuyên môn. Tại các bệnh viện công lập Việt nam, khu vực điều trị
ngoại trú luôn gặp áp lực bệnh nhân đông, thời gian khám, kê đơn và tư vấn
dùng thuốc của bác sỹ bị rút ngắn làm gia tăng khả năng xảy ra sai sót kê đơn,
nhất là khi đơn thuốc được ghi bằng tay [23].
Theo kết quả khảo sát tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2009, do
chưa ứng dụng phần mềm trong kê đơn trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo
quy chế về ghi các thông tin về bệnh nhân và thông tin về thuốc chưa cao. Có
35% đơn khảo sát ghi rõ, đầy đủ các thông tin về bệnh nhân như số nhà,
đường phố hoặc thôn xã, 100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân, chuẩn đoán cho
bệnh nhân nhưng còn viết tắt nhiều.
Nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 về việc
thực hiện kê đơn điện tử mở ra nhiều triển vọng, giảm được nhiều sai sót,
100% đơn thuốc khảo sát đã ghi đúng, đầy đủ, các thông tin về họ tên, bệnh
nhân, chuẩn đoán bệnh song vẫn còn một số đơn chưa ghi tuổi bệnh nhân và
12


thiếu chữ ký của Bác sỹ kê đơn, 13,7% số đơn thuốc chưa ghi rõ thời điểm
dùng và cách dùng thuốc, 29,5% số đơn chưa ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân
chính xác đến số nhà đường phố hoặc thôn xã [11]. Kết quả khảo sát của
Nguyễn Thị Thanh Hải tại bệnh viện C Thái Nguyên năm 2015 cho kết quả
việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú như sau: 100% đơn thuốc ngoại trú

BHYT ghi đầy đủ các thủ tục hành chính. Còn nghiên cứu của Lê Thị Hiền tại
Bệnh viện thành phố Thái Bình Năm 2015 thì cũng cho kết quả tương tự như
ở bệnh viện C Thái Nguyên. Kết quả khảo sát của Phan Hữu Hợi năm 2016
thấy 100% đơn thuốc ghi đầy đủ các thủ tục hành chính.
Các chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn
thuốc tại các bệnh viện. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện được thể
hiện ở bảng sau:

13


+ Bảng 1.3 một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

TT

BVĐK

BVĐK

Chỉ số kê

phố Bắc

Bắc

Bỉm Sơn

đơn


Ninh

Giang

Thanh Hoá

(2015)[14]

(2015)[9]

(2015)[17]

3,2 (biên

4,2 (biên độ

độ 1-7)

1-8)

23,5

42,7

44,6

44,8

11,2


23,3

50,6

49,8

Số thuốc
1

trung bình

4,1 (SD=1,0)

/đơn
2

3

4

BVĐK

TTYT thành

% đơn kê
KS
% đơn kê
vitamin
% đơn kê
thuốc tiêm


3,4

huyện
Vĩnh Cửu
tỉnh Đồng
Nai[5]

4,5

8,2

Hiện tượng các bác sỹ kê đơn thuốc theo tên biệt dược đang diễn ra phổ
biến. Tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc tại các bệnh viện cũng rất khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều không đạt tỷ lệ 100% theo khuyến cáo
của WHO. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Bình tại TTYT huyện
Hớn Quản, tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc chiếm 38,1%; nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Hoàng Khiêm tại BVĐK huyện An Biên tỷ lệ này chỉ đạt 5,4%;
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu tại BVĐK tỉnh Bắc Giang tỷ lệ này cũng
chỉ đạt 14,7% hay nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh triết ở bệnh viện đa
khoa khu vực Tháp Mười là 74,5%.
Trong khuyến cáo của WHO chỉ đánh giá việc thuốc được kê đơn có
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu hay không và khuyến cáo là thuốc phải
đạt 100%. Kết quả nghiên cứu tại BVĐK Bỉm Sơn Thanh Hoá cho thấy tỷ lệ
này cũng đạt 100%.
14


Tuy nhiên, thực tế hiện nay khi xây dựng danh mục thuốc của bệnh
viện hoặc trung tâm y tế thì lại không dựa trên danh mục này mà dựa vào danh

mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả.Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá
tiêu chí thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả (trước
đây là danh mục thuốc chủ yếu) và thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc của
bệnh viện hoặc trung tâm. Nghiên cứu của tác giả Hà Văn Đạt trung tâm y tế
Dầu Tiếng hay nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Anh thì cho thấy 100%
thuốc được kê trong đơn bảo hiểm y tế là nằm trong danh mục thuốc của trung
tâm; nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Khiêm bệnh viện đa khoa An Biên có
98,6% thuốc được kê trong danh mục. Hiện nay, các trung tâm đều xây dựng
quy trình lựa chọn thuốc và danh mục thuốc riêng cho từng đơn vị. Tuy nhiên,
qua một số nghiên cứu cho thấy công tác lựa chọn thuốc chủ yếu vẫn dựa trên
kinh nghiệm, số liệu sử dụng thuốc năm trước, kinh phí thuốc của năm hiện
tại và dự báo nhu cầu thuốc do các khoa phòng lâm sàng đề nghị. Yếu tố về
mô hình bệnh tật và xâydựng thuốc phải dựa trên phác đồ điều trị chuẩn vẫn
chưa được chú trọng. Nghiên cứu của Trần thị Thanh Bình tại trung tâm y tế
Hớn Quản, danh mục thuốc của bệnh viện chỉ mới áp dụng cho bệnh nhân
điều trị nội trú và ngoại trú có thẻ BHYT mà chưa áp dụng cho đối tượng
bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà thuốc.
Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn do các bác sỹ kê đơn theo
kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều
trị theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng
sinh đồ, đây là một xét nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do
tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5 ngày). Chính điều này đã tạo
thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho
một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị. Kết quả
nghiên cứu tại một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở trên cho thấy tỷ lệ kê
đơn kháng sinh cao chỉ duy nhất trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh là nằm
trong giới hạn khuyến cáo của WHO còn các bệnh viện còn lại đều cao hơn
15



(khuyến cáo 20,0-26,8%). Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh
Bình tại trung tâm y tế huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước năm 2015 cũng cho
thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh còn thấp hơn so với khuyến cáo của WHO, chiếm
tỷ lệ 11%. Số kháng sinh trung bình/tổng số đơn thuốc có kê kháng sinh 1,08;
tỷ lệ đơn thuốc kê 1 loại kháng sinh là 98,1% và không có đơn nào kê trên 3
loại kháng sinh [15]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Giang cũng cho thấy số lượng thuốc kháng sinh trung bình ở
những đơn có kê kháng sinh là 1,3 [9]. Chi phí tiền thuốc dùng cho kháng sinh
cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh
Hoá chi phí tiền thuốc kháng sinh trung bình là 12.290 VNĐ trong khi tại
bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên chi phí này là 31.384 VNĐ.
Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là
thuốc bổ trợ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ kê đơn vitamin tại các
bệnh viện có sự khác nhau: có những trung tâm kê với tỷ lệ thấp những có
những bệnh viện còn lạm dụng kê đơn thuốc vitamin nhiều trên 50,0% [5, 9,
14, 17]. Chi phí tiền vitamin trung bình trong 1 đơn thuốc tại bệnh viện đa
khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá là 20.197 VNĐ.
Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng, không phải ai cũng có thể dùng
được mà đòi hỏi phải có nhân viên y tế có kỹ thuật tiêm truyền đã được đào
tạo (ít nhất là điều dưỡng), khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và dưới sự
giám sát của nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (ít nhất là y sĩ)
hoặc phải là các dạng bút tiêm chuyên dụng như bút tiêm insulin chi phí đắt
đỏ. Vì vậy, việc hạn chế kê đơn thuốc tiêm sẽ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Tỷ
lệ kê đơn thuốc tiêm tại một số bệnh viện, trung tâm ở trên đều thấp hơn so
với khuyến cáo của WHO [5, 9, 14,17]. Chi phí tiền thuốc tiêm trung bình tại
bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hoá là 25.422 VNĐ.
Trong kê đơn, việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu chiếm tỷ lệ
cao. Theo khảo sát của tác giả Trần Thị Thanh Bình trung tâm Y tế huyện
Hớn Quản có tới 20,4% giá trị sử dụng trong tổng giá trị năm 2015 hay kết
16



×