Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện ung bướu tỉnh bắc giang năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ KIỀU MAI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ KIỀU MAI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
TỈNH BẮC GIANG NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: Từ tháng 15/5/2017- đến 15/9/2017



HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trong suốt thời gian nghiên cứu
và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà-Trưởng phòng Đào tạo
sau đại họcngườithầy đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn,
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Quản lý
vàKinh tế dược, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,
phòng Tài chính kế toán, Khoa dược bệnhh việnUng bướu tỉnh Bắc
Giang đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu
cho luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn sát cánh động viên, giúp
đỡ tôi trong cuộc sống và học tập!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Học viên

Dương Thị Kiều Mai



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………….

1

Chương1: TỔNG QUAN……………………………………………

3

1.1.KÊ ĐƠN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN………………………

3

1.1.1. Hoạt động kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc………………

3

1.1.2. Các chỉ số về kê đơn thuốc điều trị nội trú……………………

4

1.2.THỰC TRẠNG VỀ BỆNH UNG THƯ VÀ KÊ ĐƠN THUỐC
TẠI CÁC BỆNH VIỆN UNG THƯ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY…………………………………………………………..

7


1.2.1. Bệnh ung thư……………………………………………………

7

1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại các bệnh viện ung thư ở Việt Nam.

9

1.3.MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH BẮC
GIANG…………………………………………………………………

12

1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện……………………………

12

1.3.2. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Ung bướu Bắc Giang.

13

1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược……………………

15

1.3.4. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện Ung
bướu tỉnh Bắc Giang………………………………………………….

16


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……

18

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………

18

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU……………………

18

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………

18

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………

18

2.3.2. Mẫu nghiên cứu……………………………………………..…

20


2.3.3. Biến số nghiên cứu……………………………………………

21


2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………

27

2.3.5. Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu. ………….

27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………

33

3.1. PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG KÊ ĐƠN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ……………………

33

3.1.1. Thực hiện ghi thông tin bệnh nhân, chẩn đoán bệnh…………...

33

3.1.2. Thực hiện ghi chỉ định thuốc…………………………………

33

3.1.3. Thực hiện ghi hướng dẫn sử dụng thuốc………………………

34

3.1.4. Thực hiện đánh số thứ tự ngày dùng và đợt dùng thuốc………


34

3.1.5. Thực hiện ghi biên bản hội chẩn, phiếu theo dõi truyền dịch,
test kháng sinh, thử kháng sinh đồ……………………………………
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHỈ ĐỊNH THUỐC TRONG
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ…………………………………………………

35

36

3.2.1. Phân bố bệnh theo mã ICD…………………………………….

36

3.2.2.Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý …………………….

37

3.2.3.Cơ cấu thuốc ung thư theo cơ chế tác dụng …………………….

38

3.2.4. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ …………………………

40

3.2.5. Cơ cấu thuốc ung thư theo nguồn gốc xuất xứ ………………


40

3.2.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng ………………………………

41

3.2.7. Cơ cấu thuốc ung thư theo đường dùng ………………………

41

3.2.8. Phối hợp kháng sinh và thay đổi kháng sinh trong điều trị …...

42

3.2.9. Ngày điều trị trung bình, số thuốc trung bình, chi phí thuốc
trung bình cho một đợt điều trị ………………………………………

44

3.2.10. Sử dụng kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau sau phẫu thuật

45

3.2.11. Về ADR………………………………………………………

46

Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………

47



4.1. Bàn luận về thực hiện các thủ tục hành chính trong kê đơn điều
trị nội trú………………………………………………………………

47

4.2. Bàn luận về thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú……

49

KẾT LUẬN…………………………………………………………..

55

KIẾN NGHỊ…………………………………………………………..

58


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Tiếng anh
Adverse Drug
Reaction

Tiếng việt
Phản ứng có hại của thuốc


1

ADR

2
3

BS
HSBA

Bác sỹ

6

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSCC-

Hồi sức cấp cứu - chăm sóc giảm

CSGN

nhẹ

7

Hồ sơ bệnh án


Internationnal
Classsification
Diseases

Phân loại bệnh của quốc tế

8

ICD

9

YHCT

Y học cổ truyền

10

KM

Khoản mục

11

KS

Kháng sinh

12


KSĐ

Kháng sinh đồ

13

NB

Người bệnh

14

NĐ/HL

Nồng độ/ hàm lượng

15

PL

Phụ lục

16

PT

Phẫu thuật

17


HTT

Hướng tâm thần

18
19

TB

Trung bình

TT

Thuốc tiêm

Tr.VNĐ

Triệu Việt Nam đồng

20

UT

Ung thư

21

WHO

World health

Organization

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu khám chữa bệnh tại bệnh việnUng bướu tỉnh Bắc
Giang 6 tháng đầu năm 2017………………………………………….
Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật tại bệnh việnUng bướu tỉnh Bắc
Giang 6 tháng đầu năm 2017……………………………………
Bảng 2.3. Các biến số phân tích việc thực hiện các thủ tục hành
chính trong kê đơn điều trị nội trú…………………….………….
Bảng 2.4. Các biến số phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong kê
đơn thuốc điều trị nội trú…………………………………………...…

13

14

21

24

Bảng 3.5. Ghi thông tin bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, bác sỹ ký……

33

Bảng 3.6. Ghi chỉ định thuốc…………………………………………

33


Bảng 3.7. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc………………………….…

34

Bảng 3.8. Đánh số thứ tự ngày dùng và đợt dùng thuốc…………….

34

Bảng 3.9. Phiếu theo dõi truyền dịch, biên bản hội chẩn, test kháng
sinh, thử kháng sinh đồ ………………………………………………

35

Bảng 3.10. Phân bố bệnh theo mã ICD……………………………….

36

Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý………….……

37

Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc ung thư theo cơ chế tác dụng ……….…….

38

Bảng 3.13. Mười hoạt chất ung thư sử dụng nhiều nhất ……………..

39


Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ………………..…

40

Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc ung thư theo nguồn gốc, xuất xứ…………

40

Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc theo đường dùng…………………..…….

41

Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc ung thư theo đường dùng………………….

41

Bảng 3.18. Sử dụng kháng sinh trong điều trị………………………..

42

Bảng 3.19. Phối hợp kháng sinh trong điều trị………………….…….

42

Bảng 3.20. Thay đổi kháng sinh trong điều trị………………..………

43

Bảng 3.21. Ngày điều trị trung bình, số thuốc trung bình, chi phí


44


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện……………………

3

Hình 1.2. Tổ chức khoa Dược bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang

16

Hình 2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu……………………………

19


thuốc trung bình cho một đợt điều trị…………..……………………
Bảng 3.22. Sử dụng kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau sau phẫu
thuật …………………………………………………………………
Bảng 3.23. Tình hình ADR tại bệnh viện ADR ……………………

45
46


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh từ lâu đã trở thành một nhu cầu tất yếu
của con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc
sức khoẻ. Việc kê đơn sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý là một vấn

đề có phạm vi ảnh hưởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế. Kê đơn thuốc
không đúng quy chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê đơn với nhiều tên
thương mại, lạm dụng kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm, kê đơn không phải
thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao đang có nguy cơ phát triển
và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị. Việc kê đơn không đúng dẫn đến việc
điều trị không hiệu quả và không an toàn, bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm
cho bệnh nhân lo lắng. Đồng thời là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí
điều trị cho người bệnh,tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.
Năm 2012, theo ước tính của Tổ chức y tế Thế giới WHO trên thê giới
có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mắc mới hàng năm và có khoảng 8,2 triệu
người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này. Ở Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm
có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư.
Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy
74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là
một trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu. Chi phí cho điều
trị bệnh ung thư rất cao so với các bệnh khác, không chỉ gây gánh nặng và
thảm họa về tài chính đối với hộ gia đình, người dân mà còn là thách thức với
cả khả năng chi trả của quỹ BHYT. Tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung
thư (ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng) ước
tính chiếm 0,22% tổng GDP của Việt Nam năm 2012... [21]. Theo báo cáo của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2015 cho thấy chi phí thuốc điều trị ung thư
năm 2015 là 1.783 tỷ đồng, chiếm 7,1% tổng chi phí thuốc bảo hiểm y tế [1].
Vì vậy, cần xem xét, sử dụng thuốc một cách hợp lý cho người bệnh ung thư,

1


để vừa có hiệu quả điều trị nhưng cũng giảm gánh nặng về kinh tế cho người
bệnh, và đảm bảo khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế.
Cùng với số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu

về điều trị cũng tăng mạnh. Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang là bệnh viện
chuyên khoa hạng II mới được thành lập ngày 01/01/2017 với qui mô 100
giường bệnh. Bệnh viện có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ
bản chuyên khoa ung bướu như: Khám bệnh, chẩn đoán, quản lý điều trị ngoại
trú; Hóa trị, Phẫu thuật, Điều trị chăm sóc giảm nhẹ … Do mới được thành lập
nên các công việc về xây dựng, tổ chức, quản lý để bệnh viện đi vào hoạt động
có nề nếp và dần hoàn thiện luôn là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.Trong đó
công tác kê đơn, sử dụng thuốc là một trong những công tác chuyên môn luôn
được chấn chỉnh và uốn nắn. Để góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn và hiệu quả chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích thực
trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Ung bướu
tỉnh Bắc Giang năm 2017” với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích việc thực hiện các thủ tục hành chính trong kê đơn thuốc
cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang năm
2017.
2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú
tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang năm 2017.
Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động sử
dụng thuốc, kê đơn thuốc của bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, nhằm đưa
ra những đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp
lý tại bệnh viện.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

KÊ ĐƠN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN


1.1.1. Hoạt động kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc
Kê đơn thuốc là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng trong chu trình
cung ứng thuốc của bệnh viện. Sau khi thực hiện khám bệnh xong cho một
bệnh nhân, với những triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và kết quả cận lâm sàng,
người thầy thuốc đưa ra chẩn đoán và hướng xử trí thích hợp nhất bằng việc kê
đơn chỉ định dùng thuốc.
Hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện được thể hiện ở hình sau [2].

Chẩn đoán

Tuân thủ
điều trị

Kê đơn

Cấp phát
thuốc
Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện
Cả 4 hoạt động trên đều có vai trò quan trọng tác động qua lại, hoạt
động trước sẽ là tiền đề cho hoạt động sau. Đảm bảo hoạt động kê sử dụng
thuốc trong bệnh viện là triển khai thực hiện tốt bốn khâu trên của chu trình sử
dụng thuốc.
Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng
“Hướng dẫn kê đơn tốt”.Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần
phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân.

3



Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị.
Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị đã được chứng
minh hiệu quả an toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân.
Bước 4: Bắt đầu điều trị. Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo.
Bước 6: Giám sát (và dừng) điều trị.
Kê đơn thuốc không hợp lý dẫn đến hậu quả không mong muốn cả về
kinh tế lẫn sức khỏe. Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến kéo dài
thời gian điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong. Khó kiểm soát
các tác dụng không mong muốn, các phản ứng phụ và khả năng tương tác giữa
các thuốc dẫn đến mất an toàn trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến sức
khỏe và tính mạng của người bệnh. Sử dụng thuốc không hợp lý làm gia tăng
tình trạng kháng thuốc, nhất là đối với thuốc kháng sinh.
1.1.2. Các chỉ số về kê đơn thuốc điều trị nội trú
Theo thông tư 23/2011/TT- BYT có qui định về sử dụng thuốc trong
điều trị nội trú [7].
Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
- Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
- Phù hợp với tuổi và cân nặng;
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
- Không lạm dụng thuốc.
Cách ghi chỉ định thuốc
Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh
án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ
nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng

4



thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi
dùng thuốc.
Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và
các đường dùng khác.
Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm
thuốc cần thận trọng khi sử dụng
* Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm:
- Thuốc phóng xạ;
- Thuốc gây nghiện;
- Thuốc hướng tâm thần;
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc điều trị lao;
- Thuốc corticoid.
* Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày
thì đánh số thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều
trị cần ghi từ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc.
Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Thông tư số 21/TT- BYT ngày 08/08/2013 đưa ra các chỉ số liên quan
đến chỉ định thuốc điều trị nội trú [8]:
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

5



-Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh, điều trị ung thư,
điều hòa miễn dịch, giải độc, Hormon, tác dụng với máu, đường tiêu hóa (bổ
gan), dịch truyền, chế phẩm YHCT.
-Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc ung thư hóa trị, nội tiết,
sinh học.
-Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc nhập khẩu, sản xuất trong
nước.
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc ung thư nhập khẩu, sản
xuất trong nước.
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm, đường dùng khác
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc ung thư dành cho thuốc tiêm, thuốc uống
- Tỷ lệ phần trăm bệnh án có phối hợp kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm bệnh án có thay đổi kháng sinh.
Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện
- Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số thuốc ung thư, kháng sinh, thuốc tiêm trung bình cho người bệnh
trong một ngày
- Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Chi phí thuốc ung thư, kháng sinh, thuốc tiêm trung bình cho một
người bệnh trong một ngày
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự
phòng trước phẫu thuật hợp lý
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản
ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý.
- Số ngày nằm viện trung bình


6


1.2. THỰC TRẠNG VỀ BỆNH UNG THƯ VÀ KÊ ĐƠN THUỐC
TẠI CÁC BỆNH VIỆN UNG THƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.2.1. Bệnh Ung thư
Khái niệm
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo
các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể được đặc trưng bởi sự xâm lấn tại
chỗ và di căn tới các tổ chức khác [4].
Dịch tễ học ung thư
Dựa vào số liệu của các ghi nhận quần thể ung thư tại nhiều vùng khác
nhau, WHO ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 11 triệu trường hợp
mắc ung thư. Các bệnh ung thư hàng đầu trên thế giới ở nam giơí là ung thư
phổi, dạ dày - trực tràng, tiền liệt tuyến, gan; ở nữ giới là ung thư vú, đại - trực
tràng, cổ tử cung, dạ dày, phổi [12].
WHO cũng ước tính mỗi năm có khoảng trên 6 triệu người chết do ung
thư. Tỷ lệ chết do ung thư chiếm tới 12% trong tổng số các nguyên nhân gây
tử vong ở người [17].
Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế
giới. Hiện tại, qua thống kê cho thấy toàn cầu có khoảng 20 triệu người đang
sống chung với bệnh ung thư. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời
thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020. Ở các nước phát triển ung thư
là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau bệnh tim mạch. Ở các nước đang phát
triển ung thư đứng thứ 3 sau bệnh nhiễm trùng/ ký sinh trùng và tim mạch
[17].
Nhìn một cách tổng quát, tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở các
nước phát triển so với các nước đang phát triển. Nhận định này cũng phù hợp
với rất nhiều tác giả là xã hội càng phát triển thì các bệnh không lây nhiễm như

ung thư, tim mạch, rối loạn sức khỏe tâm thần ngày càng tăng.

7


Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ 2001 - 2004, các số liệu ghi nhận tại 5
tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế có
32.944 ca ung thư mới mắc. Trong đó, nam giới có 17.793 ca (54,01%), nữ
giới 15.151 ca (45,99%) [12].
Ung thư phế quản phổi đứng đầu tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên
đứng thứ 3 tại Thừa Thiên Huế, đứng thứ 4 tại Cần Thơ. Ung thư dạ dày đứng
thứ 2 ở hầu hết các vùng, riêng tại Thái Nguyên đứng thứ 3. Ung thư gan đứng
hàng đầu tại Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, đứng thứ 2 tại Thái Nguyên, đứng
thứ 3 tại Hà Nội và Hải Phòng. Riêng tại Thừa Thiên Huế, ở cả 2 giới, ung thư
miệng và ung thư phần mềm là 2 trong 10 ung thư phổ biến nhất [17].
Tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, ung thứ vú
đứng hàng thứ nhất và ung thư dạ dày đứng thứ 2. Riêng tại Cần Thơ, ung thư
vú đứng thứ 2 sau ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày đứng thứ 4.
Ung thư phế quản phổi đứng thứ 3 tại Hà Nội, Hải Phòng, đứng thứ 4 tại
Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và đứng thứ 6 tại Cần Thơ [17].
Các phương pháp điều trị ung thư
Ngoại khoa: Là phương pháp chủ yếu và cơ bản nhất trong điều trị ung
thư, chiếm khoảng 70 - 80% các trường hợp ung thư [4], [12].
Tia xạ: Sử dụng các bức xạ ion hóa có năng lượng cao để điều trị ung
thư. Là phương pháp chủ yếu có hiệu quả chiếm khoảng 30% các trường hợp
ung thư [4].
Các phương pháp điều trị toàn thân: Điều trị hóa chất, hormon, miễn
dịch… chiếm khoảng 30 - 60% các trường hợp điều trị ung thư [12].
Để điều trị ung thư có hiệu quả, ngày nay thường áp dụng điều trị đa
phương thức, kết hợp nhiều phương pháp.

Thuốc điều trị ung thư
Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ mắc ung thư trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng có xu hướng gia tăng, nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh này

8


vẫn từng bước được giảm rõ rệt nhờ các tiến bộ trong phát hiện bệnh sớm,
chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là điều trị nội khoa ung thư bao gồm: hóa trị,
nội tiết và sinh học [11].
*Hóa trị:
Là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế
bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư.
Các phân nhóm thuốc hóa trị:
Nhóm Alkyl hóa: Cyclophosphamid, Ifosfamid, Melphalan, Busufan,
Carmustin, Cisplatin, Carboplatin, Oxaliplatin,...
Chống chuyển hóa: Methotrexat, Mercaptopurin, 5-fluorouracil,
Capecitabin, Cytarabin, Gemcitabin,...
Khángsinhchốngu: Bleomycin,

Doxorubicin, Pirubicin, Mitomycin,

Mitoxatron,...
Các Alkaloid dừa cạn: Vincristin, Vinblastin, Vinorelbin,...
Các Taxane: Paclitaxel, Docetaxel,...
Các chất ức chế topoisomerase I, II: Irinotecan, Topotecan, Etoposid,...
Men: Asparaginase [11]
*Điều trị nội tiết
Kháng andogen: Bicalutamid, ...
Kháng estrogen: Tamoxifen,...

Ức chế aromatase: Anastrozol, Letrozol, Exemestan,...
Chất đồng vận LHRH: Goserelin,...... [11]
*Điều trị sinh học
Các kháng thể đơn dòng: Trastuzumab, Rituximab, Etuximab,
Bevacizumab
Các chất ức chế Tyrosin kinase: Erlotinib, Gefitinib,... [11]
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại các bệnh viện ung thư ở Việt
Nam hiện nay

9


Thực trạng thực hiện các thủ tục hành chính
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ y tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi
thường gặp nhất ở thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc.
Khảo sát tại 24 bệnh viện trên cả nước cho thấy có 10/42 (42%) bệnh
viện sai sót về tên thuốc, 4/19 (21,1%) sai sót về liều dùng, 5/19 (26,3%) sai
sót về đường dùng, 8/19 (42,1%) sai về nồng độ, hàm lượng, 11/20 (55,1%) sai
về khoảng cách dùng thuốc, 6/20 (30%) sai thời gian dùng thuốc [3], [5].
Nghiên cứu tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho thấy: 100% tỷ lệ đơn
kê thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính về thông tin bệnh nhân, chẩn đoán
bệnh, bác sỹ ký. Tỷ lệ kê đơn ghi đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ đạt
91,7%. Tỷ lệ đơn ghi đường dùng và thời điểm dùng thuốc đạt lần lượt là
81,8%; 80,6% lỗi không ghi đường dùng, thời điểm dùng do thói quen bác sỹ
kê ngày 4 viên chia 2 lần. 100% đơn kê thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,
thực hiện đúng qui chế [13].
Tại bệnh viện Nhân dân 115 việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ
rệt những sai sót trong kê đơn: Số đơn kê thiếu thông tin bệnh nhân đã giảm từ
98% xuống còn 33,6%, trong đó số đơn ghi thiếu địa chỉ của bệnh nhân giảm

từ 98% xuống còn 33,6%. Các thông tin về họ tên, tuổi, giới tính giảm từ
96,2% đến không còn (0%). Tỷ lệ đơn ghi thiếu thông tin về thời điểm dùng
thuốc giảm từ 54% xuống còn 33,5% [20];
Thực trạng chỉ định thuốc
Tại Việt Nam, cùng với xu thế chung của thế giới, năm 2013, doanh số
thuốc ung thư đạt 3,32 triệu USD, tăng 17,1% so với năm 2012 (2,84 triệu
USD). Trong giai đoạn 2006 - 2010, xu hướng nhập khẩu thuốc điều trị ung
thư vào Việt Nam tập trung vào các tác nhân chống ung thư do được sử dụng
rộng rãi trong hóa trị liệu. Các hoạt chất điều trị ung thư như paclitaxel,

10


docetaxel, oxaliplatin, capecitabin và epirubicin là những hoạt chất được nhập
khẩu vào Việt Nam có tỷ trọng giá trị kim ngạch nhập khẩu cao nhất [14].
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hằng tại bệnh viện ung bướu Nghệ
An,tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại chiếm 64% số khoản mục, 77,5% giá trị. Thuốc
nội có số khoản mục và giá trị là 35,5% và 22,5% [13]. Phân tích sâu hơn về
cơ cấu thuốc điều trị ung thư theo nguồn gốc xuất xứ theo nghiên cứu Lữ
Thanh Huyền tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An và Nguyễn Xuân Quang tại
bệnh viện Ung thư Đà Nẵng cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc nhập khẩu rất cao
chiếm 88,0%; 99,7%; còn thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 11,0%; 0,3%
giá trị sử dụng [15], [18].
Với các bệnh viện ung thư, các thuốc dùng đường tiêm là chủ yếu do
thuốc ung thư được bào chế dưới dạng thuốc tiêm. Tỷ lệ thuốc dùng đường
tiêm chiếm 71,5% số khoản mục và 86,3% giá trị, các đường dùng khác là
28,5% số khoản mục và 13,7% giá trị [13]. Để thấy rõ hơn vấn đề này nghiên
cứu về đường dùng của thuốc ung thư tại bệnh viên ung bướu Nghệ An và
bệnh viện ung thư Đà Nẵng cho kết quả: Thuốc ung thư dùng đường tiêm cao
chiếm tỷ lệ về số khoản mục và giá trị lần lượt là 81,3%; 75,92%. Và 85,9%;

90,4% . Thuốc dùng đường uống chiếm tỷ lệ 14,1%; 9,6% và 18,69%; 24,08%
về số khoản mục và giá trị [15], [18].
Nguyễn Xuân Quang đã mô tả cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng
dược lý tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng năm 2013 như sau: Tỷ lệ sử giá trị sử
dụng thuốc ung thư cao nhất chiếm 50,4% nhưng đứng thứ 2 về số khoản mục
13,3%. Sau đó là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đứng
thứ 2 về giá trị sử dụng 15,9% và đứng đầu về số khoản mục 15,4%. Tiếp đến
là các nhóm thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa và thuốc chống viêm không
steroid có tỷ lệ về số khoản mục và giá trị lần lượt là 12,5%; 9,0% và 7,2%;
2,3% [18].

11


Lữ Thanh Huyền đã nghiên cứu cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác
dụng dược lý tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2016: Nhóm thuốc điều trị
ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng 58,92% và đứng thứ 2 về số
khoản mục 27,51%. Thuốc điều hòa miễn dịch là nhóm thuốc được sử dụng để
tăng cường miễn dịch cho người bệnh ung thư, có tỷ lệ số khoản mục rất thấp
0,52% nhưng tỷ lệ giá trị sử dụng cao 9,29% [15].
Nghiên cứu của Lê Thị Hằng tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm
2015 cho thấy cơ cấu thuốc tác dụng đối với máu chiếm 5,8% về số khoản
mục và 10,6% về giá trị sử dụng. Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn có tỷ lệ số khoản mục và giá trị là 13,0%; 8,3%. Với các dung dịch tiêm
truyền là nhóm thuốc cũng được sử dụng nhiều để pha truyền hóa chất có tỷ lệ
sử dụng là 7,9% số khoản mục và 6,6% giá trị. Trong điều trị bệnh ung thư
thuốc giải độc cũng là nhóm thuốc được chỉ định cho bệnh nhân có điều trị hóa
chất với số khoản mục chiếm 2,7% và giá trị 0,8%[13].
Tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng và bệnh viện Ung bướu Nghệ An tỷ lệ
sử dụng các thuốc theo cơ chế tác dụng là tương đương nhau. Cụ thể, tỷ lệ giá

trị sử dụng các Ankaloid và taxan cao nhất tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An,
bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là 38,33% và 46,6%. Đứng thứ 2 là nhóm các tác
nhân chống ung thư chiếm tỷ lệ 29,94% và 25,3% và Đứng thứ 3 là nhóm các
chất kháng chuyển hóa với tỷ lệ lần lượt là 14,31% và 16,1% [15], [18].
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH BẮC
GIANG
1.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang
Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang được thành lập ngày 01/01/2017là
bệnh viện chuyên khoa hạng II. Bệnh viện được thành lậptrên cơ sở kết hợp
nhân lực của bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Giang và khoa Ung bướu của
bệnh viện đa khoa tỉnh. Bệnh viện có quy mô 100 giường bệnh và 116 cán bộ

12


nhân viên, trong đó 02 bác sỹ chuyên khoa II, 12 thạc sỹ/ bác sỹ chuyên khoa
I, 04 dược sỹ đại học.
Bệnh viện có chức năng tham mưu cho Sở Y tế Bắc Giang tổ chức triển
khai thực hiện các hoạt động khám, phát hiện, sàng lọc quản lý bệnh nhân ung
bướu; cấp cứu và điều trị bệnh nhân ung bướu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và
các tỉnh lân cận; phát triển chuyên ngành ung bướu, nâng cao năng lực chẩn
đoán, điều trị bệnh ung bướu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chỉ đạo tuyến y tế cơ sở về chuyên môn kỹ thuật phòng chống các bệnh
về ung bướu, đào tạo phát triển mạng lưới chuyên khoa tại y tế cơ sở và là cơ
sở đào tạo thực hành chuyên khoa ung bướu cho các trường Y - Dược.
1.3.2. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc
Giang
Hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang 6
tháng đầu năm 2017 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Số liệu khám chữa bệnh tại bệnh việnUng bướu

tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2017
TT

Nội dung

1

Số giường kế hoạch
Công suất sử dụng giường
bệnh
Tổng số lượt khám bệnh
Trong đó:
Khám cho người trên 60 tuổi
Khám cho trẻ em dưới 6 tuổi
Tổng bệnh nhân nội trú
Trong đó:
Khám cho người trên 60 tuổi
Khám cho trẻ em dưới 6 tuổi
Tổng số ngày điều trị nội trú
Số ngày điều trị trung bình
Số bệnh nhân quản lý điều trị
ngoại trú ung thư

2

3

4
5
6

7

Chỉ tiêu
KH năm
2017

ĐV tính

Thực
hiện

So sánh
KH năm
(%)

100

Giường

130

130

95.5

%

83.4

85.3


10.000

Lượt

6.345

63.5

2.500

Lượt
Lượt
Lượt

1.606
27
1.700

68

Lượt
Lượt
Ngày
Ngày

684
7
15.008
8.6


Người

157

100

13

157


Mô hình bệnh tật 6 tháng đầu năm 2017 của bệnh viện được phân loại
theo ICD 10 của WHO như sau:
Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang
6 tháng đầu năm 2017

1

U ác vú

C50

Số lượt
bệnh
nhân
1.613

2


U ác dạ dày

C16

676

8,4

3

U ác khí quản, phế quản và phổi

C33-C34

514

6,4

4

U ác đại tràng

C18

500

6,2

C19-C21


381

4,7

C00-C14

339

4,2

C22

229

2,8

Nhóm bệnh

STT

5

Mã ICD
10

U ác chỗ nối trực tràng sigma, trực
tràng, hậu môn và ống hậu môn

Tỷ lệ
%

20,0

6

U ác môi, khoang miệng, họng

7

U ác gan và đường mật trong gan

8

U ác khác cơ quan sinh dục nữ

C51-C52

186

2,3

9

U bạch huyết không phải Hodgkin

C82-C85

145

1,8


10

U ác thực quản

C15

142

1,7

11

U ác cổ tử cung

C53

109

1,4

12

U ác thanh quản

C32

34

0,42


13

U ác tuỵ

C25

32

0,4

14

U ác khác

911

11,3

15

U khác insitu, lành tính

1.982

24,6

16

Một số nhóm bệnh khác


252

3,1

8.045

100

Tổng số

14


Như vậy trong nhóm bệnh ung thư tại bệnh viện U ác vú chiếm tỷ lệ
cao nhất 20% tiếp đến là các bệnh U ác dạ dày, U ác khí quản, phế quản và
phổi, U ác đại tràng chiếm tỷ lệ lần lượt là 8,4%; 6,4%; 6,2%.
1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
Vị trí, chức năng
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giámđốc
bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh
viện về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy
đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý.
Nhiệm vụ của khoa Dược
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán,
điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc dùng ngoài sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác Dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến
tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa và nhà thuốc trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc [6].

15


×