Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Giải quyết thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân xã tân trung, huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.67 KB, 44 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Với khoảng thời gian kiến tập gần 3 tuần nhưng cũng đủ để bản thân lĩnh
hội 1 số kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về ngành học quản lý nhà nước. Với
hoạt động này, tôi đã nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về quá trình kiến tập đặt
ra và xin cam đoan nội dung của bài báo cáo cũng như đối với các kết quả được
sử dụng trong quá trình hoàn thành bài viết là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn nếu có bất cứ sai lệch về thông tin đưa ra.


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành báo cáo kiến tập này cho phép em bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới Quý thầy cô Khoa Hành chính học, nhất là ThS. Nguyễn Văn Phong –
Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi cũng như các thành viên khác trong tập thể để hoàn
thành bài báo cáo này.
Bên cạnh đó, để hoàn thành bài báo cáo này là sự hướng dẫn tận tình, chu
đáo của Đ/c CC Văn phòng – Thống kê Nguyễn Văn Quảng; CC Địa chính,
nông nghiệp, xây dựng và môi trường Nguyễn Kim Thoa và đội ngũ CB lãnh
đạo, CC chuyên môn khác tại UBND xã Tân Trung đã chia sẻ kinh nghiệm quý
báu cũng như cung cấp những số liệu, tài liệu thiết thực và hướng dẫn 1 số
nghiệp vụ nghề nghiệp cụ thể tại đây để tôi hiểu và có cơ hội nắm bắt thực tiễn
cụ thể. Có thể nói tôi sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này nếu thiếu sự hợp
tác, nhiệt tình của họ.
Ngoài ra, nguồn cổ vũ lớn, động lực thúc đẩy tôi học tập và lao động miệt
mài đó chính là cha mẹ, người thân và bạn bè luôn bên cạnh khích lệ và động
viên và giúp đỡ tôi.
Bài viết khó có thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý tích
cực từ Quý Thầy/Cô và độc giả để tác giả tiếp thu và hoàn thiện thêm trong
những bài viết lần sau.

Xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do viết báo cáo kiến tập.......................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
6. Bố cục của báo cáo kiến tập......................................................................2
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN TRUNG........3
1.1. Khái quát chung về Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung................................3
1.1.1. Địa vị pháp lý........................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm tình hình địa phương.............................................................6
1.1.2.2. Tổng quan về xã Tân Trung...............................................................6
1.2. Hệ thống văn bản của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung............................8
1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung................................................................8
1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã
Tân Trung........................................................................................................9
1.2.3. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện
công việc tại Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung..................................................9
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung.................10
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung..................10
1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan và đội ngũ
công chức chuyên môn tại Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung..........................11
1.3.2.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan...........11
1.3.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của 7 chức danh công chức chuyên môn. .12

1.4. Đội ngũ nhân sự của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung............................12


1.4.1. Số lượng nhân sự.................................................................................12
1.4.2. Chất lượng nhân sự.............................................................................12
1.4.2.1. Về trình độ........................................................................................12
1.4.2.2. Về thâm niên công tác......................................................................12
1.4.2.3. Về kỹ năng chuyên môn...................................................................13
1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung................13
1.5.1. Công sở...............................................................................................13
1.5.2. Trang thiết bị làm việc........................................................................14
1.5.3. Tài chính xã.........................................................................................14
CHƯƠNG 2. GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI XÃ TÂN
TRUNG, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG.......................................15
2.1. Khái quát chung về giải quyết thủ tục hành chính.................................15
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................15
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của thủ tục hành chính........................................15
2.1.2.1. Đặc điểm của thủ tục hành chính.....................................................15
2.1.2.2. Về vai trò của thủ tục hành chính.....................................................16
2.1.3. Phân loại thủ tục hành chính...............................................................16
2.1.3.1. Theo đối tượng quản lý của Nhà nước.............................................16
2.1.3.2. Theo công việc của cơ quan Nhà nước............................................16
2.1.3.3.Theo chức năng chuyên môn............................................................17
2.1.3.4. Theo quan hệ công tác......................................................................17
2.1.4. Nguyên tắc xây dựng và các yêu cầu về thủ tục hành chính...............18
2.1.4.1. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính.........................................18
2.1.4.2. Các yêu cầu đối với thủ tục hành chính...........................................18
2.2. Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân Trung, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang...............................................................................18
2.2.1. Nội dung giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân

Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................................................18
2.2.1.1. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.................................................................................18


2.2.1.2. Về quy trình giải quyết thủ tục hành chính......................................19
2.2.1.3. Các yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính......................................21
2.2.1.4. Về cập nhật thủ tục hành chính........................................................22
2.2.2. Giải quyết một số thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân
Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................................................22
2.3. Nhận xét chung......................................................................................26
2.3.1. Ưu điểm...............................................................................................26
2.3.2. Hạn chế...............................................................................................27
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại..........................................................28
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO GIẢI
QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI XÃ TÂN TRUNG, HUYỆN TÂN
YÊN, TỈNH BẮC GIANG................................................................................30
3.1. Đối với Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.......................30
3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung.................................................30
3.3. Đối với Nhà trường................................................................................31
KẾT LUẬN........................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................33
PHỤ LỤC.............................................................................................................1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
UBND
HĐND
TTHC
GPTTHC

BPTNTKQ
CB
CC
NSNN
NSĐP
CCHC

Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Thủ tục hành chính
Giải quyết thủ tục hành chính
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ
Công chức
Ngân sách nhà nước
Ngân sách địa phương
Cải cách hành chính


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết báo cáo kiến tập
Kiến tập nghề nghiệp là nội dung quan trọng nằm trong chương trình giáo
dục Đại học và cũng là học phần mang tính thực tiễn cao nhất là đối với sinh
viên ngành quản lý nhà nước khi tiếp cận cơ quan công quyền – Nhà nước. Học
cách để biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và sáng tạo chính là điều mà
người học hết sức quan tâm và chú trọng vì tương lai sau này. Chính những điều
trên là nguồn cổ vũ to lớn để tác giả lựa chọn hướng tiếp cận kiến tập trong
phạm vi cấp xã – Cấp cơ sở, sâu sát với quần chúng để quan sát, học hỏi và tiếp
thu kiến thức được truyền thụ không chỉ từ người hướng dẫn mà còn là những
hiểu biết về đạo đức công vụ, nghi thức nhà nước hay là các công việc cụ thể mà

1 CC chuyên môn vẫn hằng làm. Hiện nay, hoạt động GQTTHC ngày càng được
các cấp chính quyền cũng như hệ thống chính trị quan tâm nhất là đặt trong tổng
thể mục tiêu chung về CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, gắn với hoạt
động tìm hiểu về UBND xã Tân Trung nhằm đánh giá hoạt động GQTTHC tại
địa phương nên tác giả lựa chọn tìm hiểu nội dung về “Giải quyết thủ tục hành
chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: GQTTHC tại UBND xã Tân Trung, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

 Về phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung:
Báo cáo tập trung nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, và các hoạt động của UBND xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang.
Tìm hiểu về đội ngũ nhân sự và các điều kiện đảm bảo thực thi hoạt động
công vụ cũng như trang thiết bị; cơ sở vật chất, tài chính của UBND xã Tân
Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đồng thời, khái quát hoạt động GQTTHC tại địa phương và đưa ra 1 số
1


kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GQTTHC của UBND xã
Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
 Về không gian: UBND Xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
 Thời gian: Từ đầu năm 2017 đến nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu và đánh giá hoạt động GQTTHC tại UBND xã Tân Trung, huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ đó đưa ra 1 số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao

hoạt động GQTTHC tại xã UBND Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những
vấn đề sau:
Tìm hiểu về UBND xã Tân Trung và hoạt động GQTTHC tại địa phương.
Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao hoạt động GQTTHC
tại UBND xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và
Nhà nước đối với lĩnh vực TTHC.
Phương pháp cụ thể:
Điều tra thực địa, so sánh, thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp số liệu.
6. Bố cục của báo cáo kiến tập
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục thì
kết cấu báo cáo kiến tập gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu về Ủy ban nhân dân xã Tân Trung.
Chương 2: Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân
Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao giải quyết thủ
tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang.

2


CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN TRUNG
Địa chỉ trụ sở: Dốc Đanh - Tân Trung - Tân Yên - Bắc Giang.
Điện thoại: 0240.3879.006, Email:

1.1. Khái quát chung về Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
1.1.1. Địa vị pháp lý
Địa vị pháp lý về UBND được quy định cụ thể tại Điều 114, Hiến pháp
năm 2013 như sau:
“ Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các
nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.
Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 quy định:
“Điều 30. Chính quyền địa phương ở xã.
Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
...
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã”.
Về cơ bản chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã được quy
định:
Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế:
 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND
cùng cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch
đó.
 Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phương
án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường
hợp cần thiết và lập quyết toán NSĐP trình HĐND cùng cấp quyết định và báo
cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
3


 Tổ chức thực hiện NSĐP, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên

trong việc quản lý NSNN trên địa bàn xã, và báo cáo về NSNN theo quy định
của pháp luật.
 Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các
nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,
đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy
định của pháp luật.
 Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của xã trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản
lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử
dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công
nghiệp:
 Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án
khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối
với cây trồng và vật nuôi.
 Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu
bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều,
bảo vệ rừng tại địa phương.
 Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
 Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát
triển các ngành, nghề mới.
Thứ ba, trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải:
 Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã
theo phân cấp.
4



 Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
 Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp
luật.
 Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp
với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các
lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi. Tổ
chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường
mầm non ở địa phương; phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường tiểu học,
trường trung học cơ sở trên địa bàn;
 Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia
đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh.
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia
đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa;
tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa
phương theo quy định của pháp luật;
 Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ và quy hoạch, quản lý nghĩa
địa ở địa phương.

Thứ năm, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây
5


dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
 Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;
đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng,
huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
 Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện
pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở địa phương;
 Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương.
Thứ sáu, trong lĩnh vực chính sách dân tộc và tôn giáo:
 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND
xã, có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc,
chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng, trong việc thi hành pháp luật:
 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
 Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân
theo thẩm quyền;

 Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử
lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm tình hình địa phương

1.1.2.2. Tổng quan về xã Tân Trung
Tân Trung là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Tân Yên. Phía
Tây giáp thị trấn Nhã Nam và xã An Dương, phía Đông giáp xã Tân Sỏi - Yên
Thế phía Nam giáp xã Liên Sơn, xã Phúc Hoà, phía Bắc giáp xã Phồn Xương,
Đồng Lạc (Yên Thế). Trụ sở UBND xã nằm cách trung tâm huyện 9 km về phía
Bắc, xã Tân Trung được sáp nhập với xã Tân Cầu từ năm 1987, nay là xã Tân
6


Trung. Thống kê năm 2015 toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 979,62 ha,
dân số 8.064 người với trên 2000 hộ nằm ở 18 thôn. Xã có đường tỉnh lộ 294
(Phú Bình đi Kép) chạy qua. Cơ cấu kinh tế thuần nông, các ngành nghề phát
triển còn chậm còn mang tính tự phát cần quy hoạch phát triển.
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
Là một xã miền núi, diện tích đồi núi chiếm trên 50% diện tích của toàn
xã, sự phân bố ấy lại không đồng đều. Lại có những vùng đồi nằm nối tiếp nhau
như bát úp vượt cao hẳn lên giữa các cánh đồng tạo nên cảnh tượng như cánh
đồng len lỏi vào tận sường đồi. Về địa hình của xã cao về phía Đông Bắc thoải
về phía Tây Nam. Độ nghiêng này đã tạo thành dòng chảy của các con suối,
dòng kênh chạy qua. Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đồng bằng
trung du Bắc bộ, có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-25 oC,
nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 39oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) là 8,2oC.
Vùng chủ yếu có thế mạnh về lâm nghiệp và nông nghiệp là chủ đạo. Khí
hậu nóng ẩm khá thuận lợi cho canh tác mùa màng bên cạnh đó, với địa thế
tương đối bằng phẳng rất thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi phát triển. Tài
nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

 Về kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 154, 9 tỷ đồng, trong

đó khu vực I đạt 93,1 tỷ đồng; khu vực II đạt 17,1 tỷ đồng và khu vực III đạt
44,7 tỷ đồng.
Giao thông, thủy lợi và xây dựng được triển khai đồng bộ. Đã thực hiện
nạo vét kênh mương nội đồng khoảng 62,9 km bên cạnh đó, cho phát quang
hành lang dài khoảng 4,2 km để thuận tiện cho hoạt động giao thống tuyến
huyện...
Công nghiệp, dịch vụ tiếp tục giữ vững ổn định. Giá trị sản xuất ước đạt
16,7 tỷ đồng hoàn thành 50,2% so với kế hoạch định ra.
Trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường đã GQTTHC cho 30/100 hộ bên
cạnh việc rà soát nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
7


 Về lịch sử - văn hóa:
Tân Trung là một xã có nhiều dích lịch sử mang bản sắc văn hoá dân tộc
Việt nam. Đặc biệt đó là khu quần thể Di tích lịch sử Đình Hả, nơi đây chính là
nơi Đề Nắm đã làm lễ tế cờ khởi nguồn cho cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám
năm 1884. Hàng năm cứ vào dịp 16 thánh giêng Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân trong xã lại tổ chức mở hội làm lễ dâng hương để tưởng nhớ tới đến tướng
Đề Nắm và các nghĩa quân của quê hương đã hy sinh trọn đời mình để bảo vệ
nền độc lập tự do của Tổ quốc, của quê hương.

 Về Nội chính:
Công tác xây dựng chính quyền, CCHC được triển khai nghiêm túc và
đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường chú trọng tính hiệu lực,
hiệu quả. CCHC thu được nhiều kết quả nổi bật, BPTNTKQ đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại: Trong 6
tháng đầu năm 2017 đã tổ chức 26 buổi tiếp dân. Tiếp nhận 3 đơn khiếu nại và
kịp thời tháo gỡ khúc mắc của nhân dân theo đúng thủ tục luật định.
An ninh – quốc phóng tiếp tục được củng cố và tăng cường. Công tác

tuyển quân thực hiện nghĩa vụ quân sự đầu năm 2017 đã hoàn thành tốt nhiệm
nhiệm vụ.

 Về Tài chính - tín dụng:
Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 3,5 tỷ đồng cân đối với
tổng chi ngân sách và đạt 53% so với dự toán năm.
Tổng huy động vốn tín dụng ước đạt 51,6 tỷ đồng.
1.2. Hệ thống văn bản của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
1.2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức CQĐP năm 2015.
Nghị định số: 159/2005/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn.
Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CB, CC ở xã,
8


phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính
phủ về CC xã, phường, thị trấn.
Thông tư liên tịch số: 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn
thực hiện Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với CB, CC ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Thông tư số: 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ
thể, nhiệm vụ và tuyển dụng CC xã, phường, thị trấn.
Và 1 số văn bản pháp quy khác.
1.2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của Uỷ ban nhân
dân xã Tân Trung

Quyết định số: 77/2006/QĐ-TTg ban hành quy chế làm việc mẫu của
UBND xã, phường, thị trấn.
Quyết định số: 04/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 ban hành quy chế làm việc
của UBND xã Tân Trung, nhiệm kỳ 2016 – 2020 (Phụ lục kèm theo).
1.2.3. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực
hiện công việc tại Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP về CC xã. phường, thị trấn.
Quyết định số: 77/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị
trấn.
Quyết định số: 313/2014/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý cán bộ
chuyên trách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Thông báo số: 02/TB-UBND ngày 10/10/2016 về giờ làm việc mùa đông
(Có phụ lục kèm theo).
Thông báo số: 04/TB-UBND ngày 14/4/2017 về giờ làm việc mùa hè (Có
phụ lục kèm theo).
Thông báo số: 25/TB-UBND về phân công nhiệm vụ cho CB, CC UBND
xã Tân Trung (Có phụ lục kèm theo).
9


1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
Cơ cấu tổ chức UBND xã Tân Trung được thực hiện theo Luật Tổ chức
CQĐP năm 2015 và thực hiện theo Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng
10 năm 2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối
với cán bộ, CC ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã và Nghị định số: 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011
của Chính phủ về CC xã, phường, thị trấn. Xã Tân Trung là cấp xã loại II nên tổ
chức không quá 23 người và hiện giữ đủ số lượng này. Hiện nay, 22 CB, CC và

1 lao động hợp đồng 68 tại UBND xã Tân Trung được tổ chức như sau:
Cán bộ xã gồm 10 người:
 Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND: Đ/c Trương Tiến Dũng.
 Phó Bí thư Đảng ủy: Đ/c Nguyễn Văn Khoa.
 Phó chủ tịch HĐND: Đ/c Bùi Văn Thu.
 Chủ tịch UBND: Đ/c Nguyễn Duy Long.
 Phó chủ tịch UBND: Đ/c Nguyễn Văn Nhưỡng.
 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc: Đ/c Nguyễn Văn Hùng.
 Chủ tịch Hội Phụ nữ: Đ/c Ngô Thị Nga.
 Chủ tịch Hội Nông dân: Đ/c Phạm Xuân Hoài.
 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Đ/c Đặng Công Quyền.

 Bí thư Đoàn Thanh niên: Đ/c Nguyễn Thị Huyền.
7 chức danh CC xã gồm 12 người và 1 lao động hợp đồng 68:
 Trưởng Công an xã: Đ/c Đặng Văn Vĩnh.
 Chỉ huy Trưởng Quân sự: Đ/c Nguyễn Hồng Quảng.
 Văn phòng – Thống kê: Đ/c Nguyễn Văn Quảng; Hà Thị Thúy Hằng.
 Tài chính – Kế toán: Đ/c Nguyễn Thị Hậu; Đ/c Nguyễn Xuân Hưởng.
 Văn hoá – Xã hội: Đ/c Dương Văn Hồng; Đ/c Nguyễn Thị Phương.
 Địa chính – Xây dựng: Đ/c Phạm Kim Thoa; Đ/c Nguyễn Thị Kim
Nhung.
10


 Tư pháp – Hộ tịch: Đ/c Nguyễn Văn Phương.

 Lao động hợp đồng 68: Đ/c Nguyễn Hồng Hạnh.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Tân Trung
UBND xã Tân Trung
(Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 2 Ủy viên)


7 chức danh CC

Trưởng

Chỉ huy

Văn phòng

Địa chính – nông

Tài chính

Tư pháp

Văn hóa

Công an

trưởng

– thống kê

nghiệp – xây

– kế toán

– hộ tịch

– xã hội


Quân sự

dựng và môi
trường

1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan và đội
ngũ công chức chuyên môn tại Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
1.3.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ
quan
Về vị trí:
Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu UBND xã - người sẽ chèo lái con
thuyền của tổ chức theo đúng định hướng đã đề ra.
Về nhiệm vụ, quyền hạn:
Theo Điều 36, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 về Chủ tịch UBND xã:
“1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành
viên Ủy ban nhân dân xã.
.....
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền”.
1.3.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của 7 chức danh công chức chuyên
11


môn
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của 7 chức danh CC chuyên môn tại UBND
xã Tân Trung được thực hiện theo Thông tư số: 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về
chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng CC xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, Thông báo số: 25/TB-UBND về phân công nhiệm vụ cho CB, CC
UBND xã Tân Trung (Có phụ lục kèm theo) quy định cụ thể chi tiết về vị trí,

nhiệm vụ và quyền hạn của 7 chức danh CC chuyên môn xã.
1.4. Đội ngũ nhân sự của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
1.4.1. Số lượng nhân sự
Hiện tại, nhân sự UBND xã Tân Trung gồm 22 CB, CC và 1 hợp đồng 68.
1.4.2. Chất lượng nhân sự
1.4.2.1. Về trình độ
Trong tổng số 22 CB, CC xã và 1 lao động hợp đồng:
 Sau Đại học: có 2 Đ/c CB là Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 8,7%.
 Đại học: 11 Đ/c gồm 2 CB & 8 CC, 1 lao động hợp đồng 68 (47.8%).
 Cao đẳng: 2 Đ/c gồm 1 CB & 1 CC chiếm tỷ lệ 8,7%.

 Trung cấp: 8 Đ/c chiếm tỷ lệ 34,8%.
Có thể thấy, về mặt trình độ hầu hết CB, CC xã đều đáp ứng yêu cầu về
mặt chuyên môn và được đào tạo từ hệ trung cấp trở lên. So với thời gian trước,
trình độ Cao đẳng; Đại học và Sau Đại học đã tăng lên đáng kể chiếm tỷ lệ đáng
kể khoảng hơn 65%. Thực tế, Đảng bộ và Chính quyền xã đã và đang tiếp tục
đẩy mạnh hoạt động đào tạo – bồi dưỡng hệ vừa làm vừa học để đáp ứng yêu
cầu hiện đại hóa hành chính nhà nước trong đó có cải cách TTHC để ứng dụng
hiệu quả cơ chế một cửa tại BPTNTKQ tại UBND xã.
1.4.2.2. Về thâm niên công tác
Thực hiện chủ trương “trẻ hóa”, nên hầu hết nhân sự tại UBND xã Tân
Trung rất năng động trong các vị trí được bố trí phân công công tác. Theo đó:
 Từ 1 đến 3 năm: 12 Đ/c chiếm tỷ lệ 52,2%.
 Từ 3 đến 5 năm: 3 Đ/c chiếm tỷ lệ 13%.
12


 Từ 5 đến 10 năm: 7 Đ/c chiếm tỷ lệ 30,5%.
 Từ 10 đến 12 năm: 1 Đ/c chiếm tỷ lệ 4,3%.
Có thể thấy mặc dù thâm niên công tác của đội ngũ CB, CC xã còn khá

khiêm tốn. Thâm niên công tác từ 5 năm trở lên chỉ chiếm khoảng gần 35% song
đây cũng là những kết quả đáng khích lệ đối với sự “trẻ hóa” nhân sự trong tổ
chức. Điều đó có thể thấy được sự quan tâm thu hút nhân lực chất lượng cao của
chính quyền cấp trên đối với địa phương không chỉ chú trọng vào kinh nghiệm
công tác mà còn chú trọng tới năng lực, phẩm chất và học vấn của nhân sự trong
tổ chức. Nhờ đó, họ an tâm trong công việc và đóng góp sức mình xây dựng địa
phương ngày 1 tốt đẹp, giàu mạnh vì mục tiêu phát triển bền vững.
1.4.2.3. Về kỹ năng chuyên môn
Hầu hết đội ngũ CB, CC đều có năng lực công tác tốt và có các kỹ năng
chuyên môn cần thiết để đảm nhận công tác như: Soạn thảo và ban hành văn
bản; quản lý và giải quyết văn bản; lập, lưu hồ sơ; tổ chức và quản lý con dấu
cùng với các kỹ năng như làm việc nhóm; quản lý thời gian; lãnh đạo; tổ chức
và điều hành hội họp... Hơn nữa, nhiều CB, CC trong cơ quan đang trong quá
trình thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ
CB, CC theo Nghị quyết 30c của Chính phủ. Nhờ hoạt động này mà họ có cơ
hội được học tập và bồi dưỡng thêm kiến thức nghiệp vụ quản lý nhà nước về
lĩnh vực bản thân đang công tác và giải quyết công việc được tốt hơn theo
hướng hiệu lực, hiệu quả và đồng bộ.
1.5. Cơ sở vật chất, tài chính của Uỷ ban nhân dân xã Tân Trung
1.5.1. Công sở
Công sở được hiểu là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ quan.
Công sở UBND xã Tân Trung còn khá đơn giản với thiết kế 2 tầng làm
việc chia làm 16 phòng gồm cả tầng 1 và 2 với 1 cầu thang chính kết nối các
tầng với nhau bao gồm các phòng làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ
tịch, Phó Chủ tịch UBND, HĐND; phòng chuyên môn của 7 chức danh CC và
phòng họp.
1.5.2. Trang thiết bị làm việc
13



Tính đến tháng 6 năm 2017, UBND xã có 15 máy tính. Số máy hoạt động
tốt là 11, còn lại 4 máy cần được nâng cấp.
 Máy photo: 1 chiếc tại Văn phòng – Thống kê xã.
 Máy in: 16 chiếc tướng ứng với 16 phòng của UBND xã Tân Trung.
 Quạt điện: 16 chiếc.
 Máy điều hòa: 4 chiếc.
 Điện thoại cố định: 4 chiếc dành cho Lãnh đạo và Văn phòng UBND.
 Bàn làm việc: 32 chiếc.
 Ghế ngồi: gồm 8 ghế xoay và 32 ghế đẩu bên cạnh 6 bộ bàn ghế tiếp
khách.
 Dãy ghế ngồi chờ cho công dân: 1 chiếc.

 Bảng công khai quy định các thủ tục hành chính, phí và lệ phí ở các
lĩnh vực gồm 15 chiếc và các trang thiết bị cần thiết khác để đáp ứng nhu cầu
làm việc và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà
nước.
1.5.3. Tài chính xã
Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 3,5 tỷ đồng cân đối với
tổng chi đề ra và đạt 53% so với dự toán năm.
Tổng huy động vốn tín dụng ước đạt 51,6 tỷ đồng. Tài chính xã chủ yếu
dựa vào nguồn thu từ các loại thuế như: Thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp; tiền thuê đất; phí, lệ phí; phí trước bạ và thu phạt giao thông...
Thực hiện chi ngân sách chủ yếu là chi sự nghiệp văn xã; chi sự nghiệp
môi trường; chi quản lý hành chính; chi quốc phòng và chi khác ngân sách.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 đi vào thực tiễn đời sống
nên Tài chính xã đã thực hiện dự toán và đạt được nhiều kết quả khả quan trong
thu và chi ngân sách vì mục đích phục vụ chi tiêu công và được đội ngũ CB, CC
địa phương nhiệt liệt hưởng ứng.
CHƯƠNG 2
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI XÃ TÂN TRUNG,

14


HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
2.1. Khái quát chung về giải quyết thủ tục hành chính
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
“Thủ tục” là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải
tuân theo khi thực hiện 1 công việc nhất định.
“TTHC” được hiểu là là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu,
điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một
công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức công dân.
“GQTTHC” là hoạt động để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện các
hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các công sở; trình tự bổ
nhiệm, bãi nhiệm, điều động CB, CC; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm pháp
luật để đảm bảo các quyền chủ thể, trình tự điều hành, tổ chức các tác nghiệp
hành chính.
“BPTNTKQ” là đầu mối tập trung hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ của
cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm
quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của thủ tục hành chính
2.1.2.1. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, TTHC được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục – là cơ sở pháp
lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.
Thứ hai, TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan
hành chính nhà, nước thì TTHC là cách thức, trình tự mà các cơ quan hành
chính nhà nước áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, TTHC rất đa dạng và phức tạp, bởi do nhiều cơ quan và CC nhà
nước thực hiện.
Cuối cùng, TTHC có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung

của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp
với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội.
2.1.2.2. Về vai trò của thủ tục hành chính
15


TTHC vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần
thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặc biệt là
trong tiến trình cải cách nền hành chính.
TTHC được quy định nhằm tạo ra trật tự trong hoạt động quản lý của các
cơ quan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình. Có thể nói
TTHC là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cách thức tiến hành
các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết
để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các công việc của người dân theo
luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
TTHC có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu
không có TTHC thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành
sẽ khó được thực thi. Có thể nói TTHC là công cụ và phương tiện để đưa pháp
luật vào đời sống.
Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có
thể kiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông
qua TTHC.
Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành
chính cũng là cơ sở pháp lý cần tuân thủ để giải quyết những vụ việc phát sinh
về quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể liên quan.
2.1.3. Phân loại thủ tục hành chính
2.1.3.1. Theo đối tượng quản lý của Nhà nước
- Thủ tục cấp giấy phép xây dựng.
- Thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thủ tục hộ tịch, hộ khẩu…
2.1.3.2. Theo công việc của cơ quan Nhà nước
- Thủ tục tuyển dụng CB, CC.
- Thủ tục khen thưởng cán bộ, công chức.
- Thủ tục đánh giá, kỷ luật CB, CC...
2.1.3.3.Theo chức năng chuyên môn
16


Theo cách phân loại này, có các loại TTHC như sau:
- Thủ tục cung cấp các dịch vụ thông tin.
- Thủ tục kiểm tra mức độ an toàn trong lao động.
- Thủ tục hải quan…
2.1.3.4. Theo quan hệ công tác
Theo cách phân loại này, có ba nhóm thủ tục sau đây:
- TTHC nội bộ:
TTHC nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong
cơ quan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước
nói chung. Chúng bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh đạo, kiểm tra của các cơ
quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới; quan hệ hợp tác, phối
hợp giữa các cơ quan cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền; quan hệ công tác
giữa chính quyền cấp tỉnh với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn
của UBND cấp trên.
TTHC nội bộ thường là thủ tục ban hành những quyết định chủ đạo, thủ
tục ban hành quyết định quy phạm, thủ tục ban hành các quyết đinh cá biệt nội
bộ, thủ tục khen thưởng kỷ luật, thủ tục lập các tổ chức và thi tuyển, bổ nhiệm
CB, CC.
- TTHC thực hiện thẩm quyền:
Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi

phạm hành chính; trưng thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ
chức và công dân khi nhà nước có yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi
ích cộng đồng. Thủ tục này nói lên mối quan hệ pháp lý giữa quyền hạn và
nhiệm vụ của cơ quan nhà nước và của công dân. Khi thực hiện các thủ tục
này, cơ quan hành chính nhà nước và các công chức nhà nước có thẩm quyền
thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật
để giải quyết các công việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện các quyền chủ thể
và nghĩa vụ pháp lý của công dân và tổ chức công dân.
- TTHC văn thư:
Đây là những thủ tục liên quan đến toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý,
cung cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để
17


phục vụ cho việc giải quyết một công việc nhất định. Loại thủ tục này có liên
quan chặt chẽ với hoạt động văn thư và thường xuyên xảy ra trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước.
2.1.4. Nguyên tắc xây dựng và các yêu cầu về thủ tục hành chính
2.1.4.1. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính
Thứ nhất, phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật hiện hành.
Thứ hai, đảm bảo tính hệ thống, không chồng chéo lẫn nhau.
Thứ ba, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Cuối cùng, đơn giản, thuận lợi cho quá trình thực hiện.
2.1.4.2. Các yêu cầu đối với thủ tục hành chính
Thứ nhất, chính xác và công minh khi thực hiện TTHC.
Thứ hai, bảo lợi ích hợp pháp cho công dân khi thực hiện GQTTHC.
Cuối cùng, thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của tổ chức và công dân
trong các quan hệ về TTHC.
2.2. Giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã Tân
Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Nội dung giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã
Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
2.2.1.1. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
Hoạt động này được thực hiện bởi CC tại BPTNTKQ được niêm yết trên
Bảng cố định tại Văn phòng – Thống kê dễ nhận biết nhằm thuận tiện cho người
dân và các đối tượng chưa tiếp cận tốt công nghệ thông tin. Trong đó, đã niêm
yết công khai các TTHC trên 9 lĩnh vực:
 Tư pháp;
 Tài nguyên – môi trường;
 Xây dựng;
 Thương binh – Xã hội;
 Lệ phí;
 Kế hoạch – Đầu tư;
 Nội vụ;
18


 Văn hóa;
 Dân tộc.
Trong đó, đã cụ thể tên TTHC thuộc từng lĩnh vực và quy định chi tiết về
trình tự và cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết...
2.2.1.2. Về quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
Quy trình GQTTHC tại UBND xã Tân Trung được thực hiện bởi
BPTNTKQ cùng với chức năng của Văn phòng – Thống kê xã. Quy trình thực
hiện cơ chế một cửa thực hiện tại BPTNTKQ như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ.
a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại BPTNTKQ.
b) CC tiếp nhận hồ sơ tại BPTNTKQ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ
sơ:

Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá
nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 (đính
kèm phần phụ lục).
c) CC tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02; lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 (đính kèm tại Phụ lục).
d) Trường hợp CC tiếp nhận hồ sơ tại BPTNTKQ được phân công giải
quyết hồ sơ thì nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử.
Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì CC thẩm định, trình cấp có thẩm
quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết thì CC lập Giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả
kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
Bước 2: Chuyển hồ sơ.
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại mục c ở bước này, CC lập
Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 (đính kèm tại Phụ
lục).
b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ
quan, tổ chức liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
19


×