Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hớp có phát hành thêm cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.61 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN NGUYỄN THUỲ UYÊN

CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN NGUYỄN THUỲ UYÊN

CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG


Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phan Nguyễn Thùy Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG
TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU 8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 31
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
CÓ PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50
CHƯƠNG 3 51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU 51
3.2.1.Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu 55
3.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 68
81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 4
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà 4
Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico 5
Công ty Cổ phần Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An 6
Công ty Cổ phần Licogi 166 6


Công ty cổ phần Điện nhẹ Viễn thông 6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Các chỉ tiêu đo lường nhân tố ảnh hưởng biến dồn tích
Bảng 2.1

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Bảng 3.5

có thể điều chỉnh của công ty niêm yết có phát hành
thêm cổ phiếu
Bảng thống kê các công ty niêm yết phát hành thêm cổ
phiếu giai đoạn 2011-2014 theo ngành
Bảng thống kê các công ty niêm yết phát hành thêm cổ
phiếu giai đoạn 2011-2014 theo quy mô
Kết quả mô tả thống kê mô hình
Bảng phân tích hệ số tương quan Pearson
Bảng hệ số xác định R-square
Bảng phân tích phương sai ANOVA
Bảng hệ số ước lượng

48

50
51
57
60
63
63
64

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang



Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung
Hình 3.1

bình ngành qua các năm của các công ty niêm yết có

53

phát hành thêm cổ phiếu
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ công ty niêm yết có phát hành
Hình 3.2

thêm cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vào

54

năm nghiên cứu cao hơn so với các năm trước
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua
Hình 3.3

các năm của một số công ty niêm yết có phát hành

55

thêm cổ phiếu
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung
Hình 3.4

bình ngành qua các năm của các công ty niêm yết


56

không phát hành thêm cổ phiếu
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các công ty không phát hành
Hình 3.5

Hình 3.6
Hình 3.7

thêm cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua
các năm nghiên cứu của
Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của biến
phụ thuộc (DA)
Biểu đồ tần số P-P Plot khảo sát phân phối của phần


57

69
70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán và các mã cổ phiếu đang dần trở nên quen thuộc
với đông đảo người dân Việt Nam. Đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trở
nên quan trọng đối với mọi người. Theo thời gian và sự phát triển của thị

trường dẫn đến yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh
chứng khoán đối với các mã cổ phiếu; và cùng với sự phát triển đó, thông tin
và công bố thông tin là một trong các nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự ổn
định và phát triển của thị trường chứng khoán. Thông tin là cơ sở giúp những
nhà quản lý điều hành doanh nghiệp, và là cơ sở giúp các nhà đầu tư đưa ra
các quyết định đúng đắn. Thông tin nội bộ hay thông tin được các doanh
nghiệp công bố trên các báo cáo tài chính đều rất nhạy cảm đối với thị giá của
các tài sản tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu là một trong những hình thức tài trợ
vốn cho các công ty niêm yết. Các nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào
các công ty có hiệu quả kinh tế và triển vọng tăng trưởng cao. Một trong
những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là chỉ tiêu lợi
nhuận, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của
công ty. Chính vì vậy, khi phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán, các công ty đặc biệt là các công ty niêm yết có khả năng thổi phồng lợi
nhuận trong những giai đoạn này là rất cao. Đó cũng chính là lý do vì sao các
nhà quản trị công ty luôn tìm mọi cách có thể để chuyển dịch lợi nhuận của
các kì sau hoặc lợi nhuận của kì trước về kỳ chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu
nhằm thu hút các nhà đầu tư. Việc điều chỉnh lợi nhuận làm sai lệch tình hình
tài chính của doanh nghiệp và dẫn đến hậu quả vô cùng lớn đối với nhà đầu tư
thông qua thông tin sai lệch được cung cấp bởi doanh nghiệp. Điều đó khiến


2
các nhà đầu tư luôn nghi ngờ chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ phát hành thêm cổ
phiếu trên báo cáo tài chính có trung thực hay không?
Trong khi đó, quản trị công ty được nhận thức là yếu tố quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng
cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, giảm chi phí
vốn cũng như tạo dựng lòng tin đối với cổ đông, nhà đầu tư, thực hiện quản trị

công ty tốt là con đường đi tất yếu của tất cả các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Một mô hình quản trị công ty tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho doanh nghiệp. Quản trị công ty tốt được cho là sẽ giảm xung đột và chi
phí đại diện giữa cổ đông với các đại diện là nhà quản lý, từ đó ngăn ngừa
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản
lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và
phát triển bền vững.
Theo nhận xét của các chuyên gia quốc tế trong hội nghị tham vấn sáng
kiến quản trị công ty khu vực Đông Nam Á khai mạc tại Hà Nội diễn ra vào
ngày 12 tháng 5 năm 2015, chất lượng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn còn
nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc tuân thủ các quy định cũng như việc
tham gia của cổ đông còn yếu. Tình hình quản trị công ty tại các doanh nghiệp
vẫn bị đánh giá là chưa tốt,còn thiếu rõ ràng so với các tiêu chuẩn của khu
vực và quốc tế. Hơn nữa , tình hình điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm
yết có phát hành thêm cổ phiếu ở Việt Nam còn khá phổ biến, ảnh hưởng đến
việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Câu hỏi cấp thiết được đặt ra là tình
hình quản trị công ty của các công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay như thế
nào và nó có tác động như thế nào đến việc điều chỉnh lợi nhuận của các công
ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu. Qua việc nghiên cứu đề tài: “Các
nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết trong trường hớp có phát hành thêm cổ phiếu”, tác giả


3
muốn đánh giá khách quan tình hình quản trị công ty của các công ty niêm yết
có phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam; từ đó rút ra
được các giải pháp trong quản trị công ty để ngăn ngừa và phát hiện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu sau:

- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty đến điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu.
- Từ kết quả nghiên cứu rút ra được hàm ý và các giải pháp tăng cường
quản trị công ty trong việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về các nhân tố thuộc quản trị
công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát
hành thêm cổ phiếu.
- Phạm vi nghiên cứu: Các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và
sàn UPCOM có phát hành thêm cổ phiếu từ trong giai đoạn 2011-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn hệ thống hoá và tổng hợp lý thuyết, phân tích lý thuyết để chỉ
ra các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận của công
ty; phán đoán và đặt giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic các
vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu; thu thập số liệu kiểm chứng giả
thuyết thông qua các mô hình đã lựa chọn. Sau đó, dựa trên kết quả kiểm
chứng bằng các kĩ thuật thống kê để đưa ra các nhận xét và kiến nghị về đề tài
đã nêu.


4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng của các
nhân tố quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có
phát hành thêm cổ phiếu, từ đó cho thấy ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cái nhìn chính xác hơn về
chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.

6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của quản trị công ty đến điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp có phát hành thêm
cổ phiếu.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng
đến điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ
phiếu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu, các hàm ý từ kết quả nghiên cứu.
7. Tổng quan tài liệu
Trong nghiên cứu của Yuyang Zhang, Konari Uchida, Hua Bu (2012)
với nguồn dữ liệu báo cáo tài chính tại Trung Quốc, tác giả đã thu thập và
phân tích một tập hợp chứa thông tin chi tiết các đặc điểm quản trị công ty
của 1.252 doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc có điều chỉnh lợi nhuận trong
giai đoạn 2003-2009, và đồng thời qua phân tích, tính toán đã đưa ra được
bằng chứng về sự ảnh hưởng của cấu trúc quản trị công ty đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết.
Nghiên cứu của Jesus Sáenz González, Emma García, Meca (2014) cho
thấy kết quả rằng môi trường doanh nghiệp tại các công ty Mỹ Latin có mức
độ sở hữu của cổ đông cao ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tính minh bạch


5
của thông tin tài chính. Quyền sở hữu nội bộ mặc dù có sự khác biệt trong hệ
thống quản trị công ty nhưng nó là một cơ chế có thể hạn chế các hành vi điều
chỉnh lợi nhuận khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nội bộ không phải là rất
cao, chỉ ở mức vừa phải. Mặc dù có những hạn chế nhưng nghiên cứu này
phân tích rõ mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu, ban giám đốc và mở rộng các
hướng nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và quản trị doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu của Hanen BEN Ayed-KOUBAA (2010) về mối quan

hệ giữa quản trị công ty và quản trị lợi nhuận, tác giả đã tiến hành kiểm tra
hiệu quả của cơ chế quản trị công ty đối với khả năng điều chỉnh lợi nhuận
trên mẫu gồm 120 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Pháp trong
giai đoạn 2002-2007, các công ty tài chính và các công ty không đủ dữ liệu bị
loại khỏi mẫu. Dữ liệu có liên quan đến đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu
sở hữu được tự tác giả thu thập từ báo cáo hằng năm của công ty. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều của uỷ ban kiểm toán và tỉ
lệ quyền sở hữu cổ phần đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, nghiên
cứu này không cho thấy được mối liên quan giữa tính độc lập của hội đồng
quản trị và kích thước của nó đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu lý thuyết về điều chỉnh lợi nhuận
của PGS.TS Nguyễn Công Phương như: “Kế toán theo cơ sở dồn tích và hành
vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp” (2009), “Các mô hình quản trị lợi
nhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam: phân tích lý
thuyết” (2005) đã cung cấp cơ sở lý thuyết hữu ích cho các nghiên cứu về
hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị sau này.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những ưu, nhược điểm của từng mô hình
nghiên cứu quản trị lợi nhuận để cải tiến phương pháp nhận diện điều chỉnh
lợi nhuận của nhà quản trị.


6
Bài viết “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố
trên báo cáo tài chính” của TS. Đường Nguyễn Hưng (2013) đã làm rõ bản
chất của hành vi quản trị lợi nhuận, cơ sở và mục đích của hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của nhà quản trị. Tuy nhiên, bài viết này chỉ giới hạn nghiên cứu ở
mức lý thuyết chứ chưa đưa ra bằng chứng thực tế về hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của nhà quản trị.
Bên cạnh đó cũng đã có một số nghiên cứu như:
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) về đề tài “Nghiên cứu

hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Với thời gian nghiên cứu từ năm
2008-2010, tác giả sử dụng mô hình DeAnglo và Friedlan đã đưa ra kết luận
phần lớn các công ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nghiên mô hình nghiên cứu của tác
giả còn có hạn chế là đã giả định quy mô doanh nghiệp không thay đổi qua
hai năm và năm liền trước không có điều chỉnh lợi nhuận. Nếu vi phạm giả
thuyết thì kết quả nghiên cứu không còn chính xác nữa.
Cũng giống đề tài “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công
ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) và kế thừa những hạn chế của
nghiên cứu trên, nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thuỳ Dương (2015) về đề
tài “Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: Trường hợp
các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” đã vận dụng
mô hình Modified Jones được coi là mô hình ưu việt hiện nay để nhận diện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của
các công ty niêm yết. Với mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 24 công ty có phát
hành thêm cổ phiếu trong năm 2013, tác giả đã đưa ra kết luận phần lớn các
công ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận. Ngoài ra, với nghiên cứu này,


7
tác giả lựa chọn kỳ nghiên cứu là quý đã khắc phục được nhược điểm của các
nghiên cứu trước. Vì theo tác giả, quý này có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng
lên để phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị và đương nhiên lợi
nhuận của những quý sau sẽ giảm xuống và ngược lại, nhưng xét toàn bộ cả
năm thì không thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Oanh (2015) về đề tài “Các nhân tố
quản trị công ty ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính”. Với thời gian
nghiên cứu là năm 2011 đến năm 2013, tác giả đã có những đánh giá khách

quan về tình hình quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam thời gian qua, và đồng thời chỉ ra được sự ảnh hưởng
của từng nhân tố quản trị công ty đến sai phạm báo cáo tài chính.
Có thể thấy, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị công ty
và hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên,
Việt Nam đến nay vẫn là một quốc gia ít được nghiên cứu trong các công
trình quản trị công ty và các nghiên cứu trong nước về các nhân tố quản trị
công ty ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết
có phát hành thêm cổ phiếu còn rất hạn chế.


8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY (CORPORATE
GOVERNANCE)
1.1.1. Khái niệm quản trị công ty
Quản trị công ty (Corporate governance) là thuật ngữ thường được đề
cập đến trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ở nước ta thời gian gần đây.
Ngày càng có nhiều công ty cổ phần quan tâm đến khái niệm này, một phần,
do đòi hỏi của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, phần khác, do đòi hỏi của
chính các cổ đông và các bên liên quan khác của doanh nghiệp.
Mặc dù pháp luật doanh nghiệp nước ta đã có những quy định điều chỉnh
việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó rất
nhiều điều khoản ràng buộc doanh nghiệp phải hoạt động công khai, minh
bạch, tuân thủ pháp luật, đối xử công bằng giữa các cổ đông, đảm bảo quyền

lợi cổ đông... nhưng trong thực tiễn vận hành, vẫn còn rất nhiều vấn đề phát
sinh mà luật pháp không thể điều chỉnh hết. Đó là lý do nhiều cổ đông, nhất là
các cổ đông nhỏ trong các công ty cổ phần, cùng với một số bên liên quan khác
thường gây áp lực, buộc công ty phải xây dựng quy chế quản trị công ty riêng.
Quy chế quản trị công ty thường được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các
quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời bổ sung thêm những quy định
riêng cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và mong muốn của cổ đông cùng
các bên liên quan.


9
Không có một định nghĩa duy nhất về quản trị công ty (corporate
governance) có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định
nghĩa khác nhau về quản trị công ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các
tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý. Theo Quyết định
số 12/QĐ-BTC ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2007 thì định nghĩa của cụm
từ “quản trị công ty” trong quy chế quản trị công ty như sau: “Quản trị công
ty” là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều
hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và
những người liên quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty dựa trên
6 nguyên tắc sau:
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông;
- Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
- Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;
- Minh bạch trong hoạt động của công ty;
- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu
quả.
Năm 1999, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xuất bản
tài liệu “Các nguyên tắc quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate

Governance), trong đó đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn về quản trị công ty,
đây cũng là định nghĩa được sử dụng chính thức cho nghiên cứu này:
Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát
công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị
và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị
công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định
các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết
quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi


10
khích lệ được ban giám đốc và hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi
ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến
khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn.
Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng
và kiểm soát các công ty, liên quan đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội
đồng quản trị, các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi
liên quan; được đặt trên cơ cở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh
nghiệp. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải
thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các
nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu
tư, cổ đông…); nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của
hội đồng quản trị, sự điều hành của ban giám đốc và sự đóng góp của người
lao động; những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền
lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một cơ chế để nhà đầu tư, cổ đông có thể
kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Quản trị
công ty tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ ủy
quyền trong công ty, ngăn ngừa và hạn chế những người quản lý lạm dụng
quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản và cơ hội kinh doanh của công

ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác, hoặc làm thất
thoát nguồn lực do công ty kiểm soát.
Tóm lại, quản trị công ty là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực
giữa các bên liên quan của công ty, nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn và
bền vững của công ty.
1.1.2. Vai trò quản trị công ty
Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty,
hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định


11
hướng và sự kiểm soát công ty. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi
luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Đồng thời, quản
trị công ty cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong
công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu
những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên
có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn
rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh
bạch. Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế lành mạnh, thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khả năng
tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn. Với
việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt
góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững.
Quản trị công ty có hiệu quả đóng một vai trò quan trọng ở nhiều cấp độ.
Ở cấp độ công ty, những công ty thực hiện tốt việc quản trị công ty thường có
khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn giá rẻ, và thường đạt được
hiệu quả hoạt động cao hơn so với các công ty khác. Những công ty kiên trì
theo đuổi các tiêu chuẩn cao trong quản trị công ty sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro
liên quan tới các khoản đầu tư trong công ty. Công ty nào muốn tích cực thực
hiện các biện pháp quản trị công ty lành mạnh cần phải có một đội ngũ nhân

viên chủ chốt, nhiệt tình và có năng lực để xây dựng và thực thi các chính
sách quản trị công ty hiệu quả. Những công ty này thường đánh giá cao công
sức của những nhân viên đó và bù đắp xứng đáng cho họ; trái với nhiều công
ty khác, thường không nhận thức rõ hoặc phớt lờ lợi ích của các chính sách và
những biện pháp quản trị công ty. Các công ty thực hiện những biện pháp
quản trị công ty hiệu quả như vậy thường hấp dẫn hơn trong con mắt của các
nhà đầu tư, những người sẵn sàng cung cấp vốn cho công ty với chi phí thấp
hơn .
•Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh


12
Việc cải tiến các cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải
trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao
dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý. Nó cũng sẽ góp phần cải
thiện quá trình ra quyết định. Chẳng hạn các thành viên ban giám đốc, các
thành viên hội đồng quản trị và các cổ đông sẽ có thể đưa ra những quyết định
chính xác, kịp thời và có đầy đủ thông tin hơn khi cơ cấu quản trị công ty cho
phép họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, cũng như khi các quá trình
liên lạc được điều chỉnh một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp hiệu quả của các
hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty được nâng cao một cách đáng
kể ở mọi cấp độ. Quản trị công ty có hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn toàn bộ
các quy trình kinh doanh của công ty, và điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạt
động tăng cao hơn và chi phí vốn thấp hơn sẽ góp phần nâng cao doanh số và
lợi nhuận cùng với sự giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn. Hơn nữa,
nó còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những xung đột liên quan
tới công ty, ví dụ xung đột giữa các cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông nắm
quyền kiểm soát, giữa các cán bộ quản lý với các cổ đông, và giữa các cổ
đông với các bên có quyền lợi liên quan.
•Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn

Các cách thức quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng
tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường
gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin
lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm
phạm tới quyền lợi của các cổ đông. Một xu thế mới xuất hiện gần đây mà ta
có thể quan sát thấy ở các nhà đầu tư là họ đã xem các biện pháp quản trị
công ty như là một tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Cơ
cấu và các cách thức quản trị công ty càng hiệu quả thì ta càng có thể tin chắc
rằng các tài sản của công ty sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cổ
đông chứ không phải để phục vụ cho lợi ích riêng của các cán bộ quản lý.


13
•Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản
Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong quản trị
công ty thường huy động được những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài
chính cho các hoạt động của mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro
của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn
càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến việc quyền lợi
của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ một
cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm. Cần
phải lưu ý rằng những nhà đầu tư cung cấp các khoản vay, tức là các chủ nợ,
gần đây có xu hướng xem các cách thức quản trị công ty (ví dụ việc minh
bạch hóa cơ cấu chủ sở hữu và báo cáo tài chính đầy đủ) như là một tiêu chí
quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và
chính trị của mỗi quốc gia, khuôn khổ thể chế, và các cơ cấu thực thi pháp
luật. Việc quản trị ở mỗi một công ty có ảnh hưởng khá quan trọng đối với các
nhà đầu tư trong các thị trường mới nổi, bởi vì các thị trường này thường
không có được một hệ thống pháp lý đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư một

cách có hiệu quả như tại các quốc gia phát triển khác.
•Nâng cao uy tín
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, uy tín là một phần quan trọng
làm nên giá trị thương hiệu của một công ty. Uy tín và hình ảnh của một công
ty là một tài sản vô hình không thể tách rời của công ty. Những biện pháp
quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty.
Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và
đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một người phục vụ
nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả là những công ty
đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trị
thương hiệu.


14
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi, việc tăng
cường quản trị công ty có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách
công quan trọng. Quản trị công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước
các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và
chi phí vốn, và dẫn đến việc phát triển thị trường vốn. Một khuôn khổ quản trị
công ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không
khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các quỹ hưu trí tiếp tục đầu
tư vào các thị trường chứng khoán, quản trị công ty tốt đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ các khoản tiết kiệm hưu trí. Trong vòng vài năm qua,
tầm quan trọng của quản trị công ty đã được nhấn mạnh thể hiện ở số lượng
các nghiên cứu ngày càng tăng lên.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
1.2.1. Khái niệm
Một số nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về việc điều chỉnh lợi nhuận.
Mỗi nghiên cứu xem xét hành vi điều chỉnh lợi nhuận dưới các góc độ, lĩnh
vực khác nhau. Theo Scott (1997) 1, Điều chỉnh lợi nhuận phản ánh hành động

của nhà quản trị trong việc lựa chọn các chính sách kế toán nhằm đạt được
mục tiêu cá nhân hoặc tăng lên giá trị thị trường của công ty.
Theo Schipper (1989)2, Điều chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp có cân
nhắc trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt được những mục
đích cá nhân.
Theo PGS.TS Nguyễn Công Phương (2009), Điều chỉnh lợi nhuận là
hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp nhằm
đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.
Theo Đường Nguyễn Hưng (2013), Điều chỉnh lợi nhuận là việc nhà
quản lý sử dụng các đánh giá chủ quan của mình trong quá trình lập và công
bố báo cáo tài chính và quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi
1

Được trích dẫn trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Phương (Năm 2005)

2

Được trích dẫn trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Phương (Năm 2005)


15
BCTC nhằm đánh lừa các bên có liên quan nhất định, hoặc nhằm thay đổi các
kết quả của các hợp đồng mà dựa trên số liệu kế toán.
Nhà quản lý được quyền vận dụng các xét đoán chủ quan của mình trong
việc lựa chọn chính sách và thực hiện các ước tính để phản ánh một cách
đúng đắn hơn bản chất kinh tế của thực trạng tài chính và kết quả hoạt động
của doanh nghiệp. Còn hành vi điều chỉnh lợi nhuận được hiểu như là việc
vận dụng không phù hợp các chính sách và thực hiện các ước tính kế toán dẫn
đến việc phản ánh không trung thực bản chất của thực thể kinh tế của doanh
nghiệp. Như vậy, khi lựa chọn một phương pháp kế toán cho phép, nhưng ảnh

hưởng của lựa chọn đó làm sai lệch lợi nhuận công bố thì cũng thuộc hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. Việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm thu
được những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp hoặc cho nhà quản lý; và nó
có tác động tiêu cực đến nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan đến doanh
nghiệp.
Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng điều chỉnh lợi nhuận
chính là hành động làm thay đổi lợi nhuận kế toán của nhà quản trị công ty
bằng cách vận dụng các chính sách kế toán để tác động tới doanh thu và chi
phí.
1.2.2. Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận chính là kế toán theo cơ sở dồn
tích. Điểm khác nhau mấu chốt giữa kế toán theo cơ sở dồn tích và kế toán
theo cơ sở tiền là cách thức doanh thu và chi phí được ghi nhận. Kế toán theo
cơ sở dồn tích có nghĩa là mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm
phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền
(VAS 01). Trong khi đó, kế toán theo cơ sở tiền có nghĩa là doanh thu và chi
phí được ghi nhận chỉ trên cơ sở tiền thực sự đã thu được hoặc chi phí đã thực
sự chi ra bằng tiền. Điểm khác nhau quan trọng nữa là kế toán theo cơ sở dồn


16
tích áp dụng theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp trong
khi kế toán theo cơ sở tiền thì không áp dụng các nguyên tắc này. Việc thực
hiện kế toán theo cơ sở dồn tích dẫn đến thời điểm các khoản doanh thu và chi
phí được ghi nhận khác với kế toán theo cơ sở tiền như sau:
- Doanh thu chưa thu tiền: Doanh thu phát sinh được ghi nhận trước khi
tiền được thu được.
- Chi phí chưa chi tiền: Chi phí phát sinh được ghi nhận trước khi tiền
được chi ra.

- Doanh thu chưa thực hiện: Doanh thu được ghi nhận sau khi tiền đã thu
vào.
- Chi phí trả trước: Chi phí được ghi nhận sau khi tiền đã chi trả.
Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hình thành nên biến kế
toán mà các nhà nghiên cứu gọi là biến kế toán dồn tích. Hay nói cách khác,
biến kế toán dồn tích là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình
bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Biến kế toán dồn tích được
đo lường như sau:
Biến kế toán dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền hoạt động kinh doanh
Trong biến kế toán dồn tích bao gồm 2 biến: một biến gọi là biến dồn
tích không thể điều chỉnh (nondiscretionary accruals), biến còn lại gọi là biến
dồn tích có thể được điều chỉnh nếu có hành động điều chỉnh lợi nhuận của
nhà quản trị (discretionary accruals ).
+ Biến dồn tích không thể điều chỉnh: là biến gắn liền chặt chẽ với hoạt
động kinh doanh, với quy mô của doanh nghiệp; phù hợp với đặc điểm hoạt
động kinh doanh và ngành nghề của doanh nghiệp. Dù muốn hay không thì
nhà quản lý cũng không hoặc khó có thể thay đổi được các biến này. Ví dụ:
Chi phí khấu hao, phương pháp tính giá hàng tồn kho,..
+ Biến dồn tích có thể điều chỉnh: được sinh ra bởi ý muốn chủ quan, cố
tình thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý. Ví dụ: nhà quản


17
lý có thể thay đổi chính sách tín dụng để ghi nhận doanh thu kỳ này khi nó
chưa đủ điều kiện ghi nhận.
Do phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách xác thực, kế
toán theo cơ sở dồn tích chính là cơ sở quan trọng chi phối phương pháp ghi
nhận các đối tượng kế toán trong doanh nghiệp (trừ một số loại hình doanh
nghiệp áp dụng kế toán theo cơ sở tiền). Tuy nhiên, do doanh thu và chi phí

có thể được ghi nhận khi tiền chưa được thu hay chi, dẫn đến vấn đề quan
trọng luôn cần phải xem xét đó là doanh thu và chi phí đã thực sự phát sinh
chưa và nếu đã phát sinh rồi thì đã được ghi nhận chưa. Việc ghi nhận doanh
thu và chi phí trong trường hợp này có thể chịu ảnh hưởng bởi quyết định chủ
quan của nhà quản lý. Nếu nhà quản lý có động lực muốn thay đổi kết quả lợi
nhuận, việc điều chỉnh thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí có thể dẫn đến
lợi nhuận công bố thay đổi. Đây chính là hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Theo đó, hành vi điều chỉnh lợi nhuận được thực hiện dựa trên việc điều
chỉnh thời điểm và mức độ ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí và từ đó tác
động đến lợi nhuận.


18
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HÀNH VI ĐIỀU
CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU
1.3.1. Lý thuyết đại diện về quản trị công ty
Sự phát triển của các công ty hiện đại và sự phân tách giữa sở hữu và
quản lý ở các nước tư bản phương Tây đã là tiền đề vật chất cho việc xuất
hiện các lý thuyết về mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty.
Trong nửa cuối của thế kỷ 20, nhiều học thuyết về mối quan hệ giữa cổ đông
và người quản lý công ty đã xuất hiện chẳng hạn như lý thuyết đại diện
(agency theory) và lý thuyết quản lý (stewardship theory), song, đáng chú ý
nhất là lý thuyết đại diện.
Quản trị công ty (QTCT) được xây dựng và phát triển trên lý thuyết
được cho là gốc và phổ biến nhất là lý thuyết đại diện. Lý thuyết đại diện có
nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm
1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Theo lý
thuyết đại diện, QTCT được định nghĩa là “mối quan hệ giữa những người
đứng đầu, chẳng hạn như các cổ đông và các đại diện như các giám đốc điều

hành công ty hay quản lý công ty”. Các cổ đông là các chủ sở hữu hoặc người
đứng đầu, thuê những người khác thực hiện công việc. Những người đứng
đầu uỷ quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc hoặc những người
quản lý, họ là các đại diện cho cổ đông. Lý thuyết về đại diện cho rằng nếu cả
hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn
tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ
không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông
và công ty. Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là luôn có xu
hướng tư lợi, không đủ siêng năng, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho
mình hay người thứ ba của mình chứ không phải cho công ty (lương, thưởng,
phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác), không nhất thiết phải ra


×