Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm bài phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 37 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do viết sáng kiến
Từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những đổi mới căn
bản về kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi THPT quốc
gia - thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Cấu trúc, yêu cầu, nguyên tắc,
kỹ năng, kiến thức của đề thi cũng có những điều chỉnh. Về cấu trúc đề có hai phần:
Phần đọc hiểu và phần làm văn.
Phần “Đọc hiểu” văn bản là một trong hai phần bắt buộc. Phần này
chiếm 30% tổng số điểm toàn bài, vì thế nó có vị trí rất quan trọng bởi nó quyết định
điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn
điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học
sinh làm tốt phần đọc hiểu với các em có học lực từ khá trở lên sẽ có nhiều cơ hội đạt
điểm văn 7,0 hoặc 8,0 và đối với những học sinh trung bình, yếu cũng có thể đạt từ
3,5 đến 6,5 điểm cũng không phải là khó. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không
nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tốt nghiệp
và xét tuyển Đại học.
Tuy nhiên đa số học sinh khi làm phần đọc hiểu, điểm số thường không cao. Có
thể thấy một số khó khăn như sau:
Thứ nhất, câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi
THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương
trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài
viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách
giáo khoa mà chỉ được định hình trong các bài kiểm tra thường xuyên (15 phút),
kiểm tra định kì.
Thứ hai, lượng kiến thức vận dụng để giải quyết câu hỏi đọc hiểu nằm rải rác
trong chương trình học môn Văn từ THCS đến THPT. Lượng kiến thức lớn cùng với
thời gian học xong đã lâu, nên nhiều học sinh thường quên hoặc nhớ không chính
xác.
Thứ ba, nhiều HS phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng
tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc
sống còn hạn chế.


1

1


Thứ tư, hoạt động kiểm tra đánh giá vẫn còn tái hiện kiến thức, đôi khi chưa
vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính
chủ quan của người dạy; Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng
các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả .
Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên tôi chọn sáng kiến “Một số
giải pháp nâng cao kỹ năng làm bài phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn
ngữ văn cho học sinh lớp 12b4, 12b5, 12b6 trường THPT Sốp Cộp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các giải pháp nâng cao kỹ năng làm bài giúp các em học sinh ôn
luyện kiến thức lý thuyết; nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm
vi kiến thức; hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi thông qua luyện
tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài; bổ sung thêm nguồn tài liệu để các
giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học.
Từ đó góp phần nâng cao nâng cao kết quả làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh
lớp 12b4,12b5,12b6 trường THPT Sốp Cộp, giúp các em chuẩn bị bước vào kì thi
THPT Quốc gia.
3. Giới hạn của sáng kiến
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết Làm văn, Tiếng Việt, Văn bản Văn học.
- Dạng câu hỏi, đề Đọc hiểu.
- Chương trình Ngữ văn lớp 12.
- Các Video, clip hướng dẫn; các kinh nghiệm làm bài phần đọc hiểu.
- Học sinh lớp 12B4, 12B5, 12B6.
3.2. Không gian nghiên cứu
- Trường THPT Sốp Cộp huyện Sốp Cộp

3.3. Thời gian:
- Từ tháng 9 năm 2016 đến 15 tháng 4 năm 2017

2

2


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở viết sáng kiến
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Quan niệm về Đọc hiểu .
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm
Đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ
gắn liền với lí luận dạy học Văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết
giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học …
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ
viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ
máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là phát hiện và
nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối
quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.
Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát,
biện luận đúng- sai về lôgic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục
đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được: Nội dung của văn bản;
mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; thấy được tư tưởng
của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; nghĩa
của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ
thuật…
Lâu nay trong dạy học Văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn,

phân tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản. Đây
không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi quan niệm về bản chất
của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi tiếp nhận tác
phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng
“Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc
hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy
tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản
như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu
bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước
3

3


tiên tiến”. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học,
khẳng định : “ Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói
đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành
vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình”
Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản
thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu
được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông
điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn
chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm
Trong chương trình Ngữ văn bản Đọc hiểu bao gồm: Văn bản văn học và văn
bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được sếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể
loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này
cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác.
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà
trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc

sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa là văn
bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp
cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Từ năm 2014 Bộ GD
& ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá
năng lực Đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn
khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em.
1.1.2. Phần Đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia năm 2017
Từ đề thi thử của Bộ GD&ĐT có thể thấy:
*Về cấu trúc đề thi phần đọc: Phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
năm 2017 yêu cầu thí sinh đọc hiểu một văn bản. Trong đó có thể là văn bản nghệ
thuật (thơ, truyện, kí, kịch, nhưng nhiều nhất là thơ); có thể là văn bản thuộc bất cứ
phong cách ngôn ngữ nào (nhưng thường là văn bản chính luận hoặc nghị luận nói
chung, văn bản khoa học hoặc báo chí) Đề thường yêu cầu thí sinh trả lời 4 câu hỏi
nhỏ (3 điểm). Mỗi câu hỏi có mức điểm thấp nhất là 0,25 và cao nhất là 1,0. Về yêu
cầu kiến thức và kĩ năng, câu 1 hướng đến mức độ nhận biết; câu 2, câu 3 hướng
đến mức độ thông hiểu; câu 4 hướng đến mức độ vận dụng thấp.
4

4


*Những dạng câu hỏi thường xuất hiện trong phần đọc hiểu và mức điểm
cho từng câu hỏi: Đề minh họa của Bộ GD&ĐT cho thấy nội dung kiểm tra chỉ còn
một văn bản và bốn câu hỏi thành phần được phân bố theo ba cấp độ: nhận biết
(nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt/phong cách ngôn ngữ của văn bản; chỉ ra
chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,... nổi bật trong văn bản), thông hiểu (xác định
được nội dung chính của văn bản; hiểu được quan điểm, tình cảm, thái độ của tác
giả; hiểu được hiệu quả biểu đạt, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,
biện pháp tu từ,... trong văn bản, một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của
văn bản) và vận dụng thấp (rút ra thông điệp, bài học nhận thức từ văn bản; đánh giá

được quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả cũng như nhận xét về đặc sắc nghệ
thuật và nội dung của văn bản)... Như vậy các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào
một số khía cạnh như: Các thông tin quan trọng của văn bản: Nhan đề văn bản;
phong cách ngôn ngữ văn bản, phương thức biểu đạt của văn bản, thao tác lập luận
trong văn bản. Nội dung chính của văn bản (tư tưởng tác giả gửi gắm trong văn
bản/thông điệp rút ra từ văn bản) hoặc ý nghĩa của văn bản. Những hiểu biết về từ
ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản và tác dụng của chúng.
* Các văn bản trong phần đọc: Ngữ liệu đọc hiểu có thể thuộc bất cứ loại
văn bản nào, từ văn bản khoa học, báo chí, nghị luận, đến văn bản nghệ thuật... Các
văn bản thường không nằm trong chương trình đã học hay trong SGK mà hoàn toàn
mới lạ. Các văn bản này được lấy từ nhiều nguồn, như các tài liệu tham khảo dành
cho học sinh, tác phẩm của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các công trình
nghiên cứu có ý nghĩa....
* Nội dung các văn bản: bảo vệ văn hóa dân tộc; thói sùng ngoại, bài ngoại,
thói tham ô lãng phí; biển đảo và trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo của đất
nước; thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân và lương tâm con người; sự vô tâm
của con người; ý thức con người về biến đổi khí hậu; vai trò của nguồn nước trong
cuộc sống; lòng tự trọng, lòng nhân ái khoan dung, lí tưởng, lẽ sống, phẩm chất, sự
thành đạt của tuổi trẻ, nghị lực sống của con người …
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị:
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;
5
5


nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác

phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh
giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và
cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá
trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với
tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của
xã hội”.
1.2.2. Cơ sở pháp lý:
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết
định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm
bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá
trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
Công văn số 1231/BGDĐT-VP ngày 25/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc tổ chức ôn thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 đã chỉ rõ: “Các trường
THPT, trung tâm GDTX yêu cầu tổ chuyên môn, giáo viên dạy các môn thi THPT
quốc gia cần đánh giá rút kinh nghiệm công tác tổ chức ôn tập, thi tốt nghiệp năm
2015 có thêm căn cứ xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập thi năm 2016”, “cần tiếp
tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bày tỏ chính kiến của mình

về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội gắn với thời sự quê hương, đất nước”
6

6


Tại Thông báo số: 74/TB-SGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Sơ Giáo
dục và Đào tạo Sơn La Kết luận tại Hội thảo tập huấn chuẩn bị cho Kỳ thi trung học
phổ thông Quốc gia năm 2017 xác định: “ Nhận thức đúng về kỳ thi (thuận lợi, khó
khăn) trên cơ sở đó chủ động, quyết tâm đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, ôn
tập để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục”
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Hiện trạng vấn đề cần giải quyết
Trường THPT Sốp Cộp được tái thành lập năm 1999 cho đến nay tình hình đội
ngũ CB QL, nhân viên, giáo viên, học sinh năm học 2016-2017 như sau:
Trường có 27 lớp đến hết học kỳ I tổng số học sinh 1092 HS. Trong đó hhối 10:
10 lớp 412 HS; khối 11có 9 lớp số học 368 HS; khối 12có 8 lớp lớp số học sinh 312
HS
Về đội ngũ giáo viên: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 72. Trong
đó Cán bộ quản lý: 04 người; Giáo viên đang giảng dạy: 59 người; Nhân viên thí
nghiệm, thư viện, hành chính: 09 người
Nhà trường có 8 tổ chuyên môn, 01 đoàn cơ sở với 29 chi đoàn học sinh; 01
công đoàn cơ sở. 01 Đảng bộ cơ sở với 04 chi bộ trực thuộc.
Chất lượng hạnh kiểm, học lực năm học 2015-2016
Số

Tổng
số

Lớp


HS

đánh giá,
XL

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

GIỎI

KH
Á

TB

YẾU

KÉM

10

10

397


397

308

65

20

4

3

147

235

11

1

11

10

334

334

247


48

33

6

4

151

169

9

1

12

9

283

283

213

52

18


0

1

91

181

10

0

Tổng 3
khối

29

1014

1014

768

165

71

10


8

389

585

30

2

KHỐI

Số HS dự

HẠNH KIỂM

HỌC LỰC

Để đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2016-2017, BGH đã
nắm vững chủ trương đổi mới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện
đổi mới PPDH, KTĐG, động viên GV tích cực đổi mới; đã chú trọng tăng cường cơ
sở vật chất phục vụ đổi mới PPDH, KTĐG: đầu tư xây dựng các phòng học bộ môn;
mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học, KTĐG; xây dựng nguồn học liệu;
7

7


trang bị máy tính và mạng internet phục vụ GV và HS; đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên
môn, sinh hoạt cụm chuyên môn, thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học; Cử CB,

GV tham gia tập huấn đổi mới PPDH, KTĐG theo chỉ đạo của Sở, và của Bộ
GD&ĐT tổ chức, triển khai; tổ chức tập huấn cấp trường các chuyên đề ứng dụng
CNTT; biên soạn đề kiểm tra; đổi mới đồng bộ PPDH và PPKTĐG; hướng dẫn học
sinh tự học tích cực…, các Hội thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học,…
nhân rộng các điển hình thực hiện tích cực sáng tạo có hiệu quả. Có thể khẳng định
sự quan tâm của BGH nhà trường là nhân tơ hết sức thuận lợi đề GV hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.
Đối với tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy Ngữ văn: Năm học 2016-2017
tổ Ngữ văn nhà trường có 12 đồng chí. Trong đó có 02 đồng chí là quản lý nhà
trường, GV giảng dạy 10 đồng chí: Nhìn chung các đồng chí trong tổ có trình chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, tâm huyết với nghề; luôn thực hiện tốt chương trình và kế
hoạch dạy học theo quy định Ngành; có ý thức đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, thiết kế bài giảng khoa học, hoạt động của thầy và trò, hệ thống
câu hỏi hợp lí, lôgic không làm phá vỡ tính chỉnh thể, thống nhất của bài học; đa số
giáo viên tích cực nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề, chủ
động tiếp cận với công nghệ thông tin, đã ứng dụng công nghệ thông tin trong ô học,
coi đó là công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học, đổi mới PPDH, đổi mới
KTĐG (Trong năm học mỗi GV trong tổ ngữ văn dạy ít nhất 2 tiết có ứng dụng
CNTT). Đối với GV giảng dạy lớp 12, nhà trường đã bố trí những đồng chí có
chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác đặc biệt là có kinh nghiệm trong
công tác ôn tập, ôn thi THPT quốc gia.
Tuy nhiên có thể nhận thấy một số khó khăn mà GV thường gặp trong công
tác ôn tập, ôn thi đối với HS lớp 12 nhất là ôn tập phần đọc hiểu như: lượng kiến
thức lý thuyết vận dụng cho phần đọc hiểu rộng, trải rộng từ THCS đến THPT nếu
không có phương pháp GV mất nhiều thời gian, HS khó nhớ, khó vận dụng vào làm
phần đọc hiểu. Mặt khác số lượng ngữ liệu minh họa cho từng đơn vị kiến thức lớn,
dung lượng các ngữ liệu lại dài. Ngữ liệu ngắn thì 4 đến 5 dòng, ngữ liệu dài thì 2
đến 4 đoạn văn từ 8 đến 12 dòng. Vì vậy GV khó có thể ghi chép lên bảng mà chỉ có
thể đọc cho HS chép ngữ liệu vào vở, hoạt động này cũng mất khá nhiều thời gian có
thể chiếm 10 đến 15 phút trong một tiết học 45 phút, các ngữ liệu này không có trong

sách giáo khoa, nếu không cung cấp cho HS thì các em không thể tìm hiểu được.
Chính vì thế lượng kiến thức ôn tập trong mỗi tiết thường rất hạn chế, GV không có
8
8


thời gian để liên hệ, củng cố, hệ thống hóa kiến thức. Những khó khăn này đặt ra đòi
hỏi phải giải quyết nếu muốn nâng cao kỹ năng cho HS khi làm phần đọc hiểu.
Về tài liệu chưa được biên tập thành hệ thống, chuẩn xác. GV chủ yếu dựa vào
các nguồn tài liệu từ năm học trước, hoặc xin của đồng nghiệp, sưu tầm trên mạng
internet để hướng dẫn, ôn tập cho HS. Các nguồn tài liệu này nếu sử dụng ngay đa
phần không đáp ứng được yêu cầu. Có thể chưa được sắp xếp trình tự, thống nhất, tài
liệu cũ chưa được chỉnh lý, biên tập lại theo yêu cầu của năm học 2016-2017. Một số
tài liệu thiếu chính xác về kiến thức, nội dung thì thừa, nội dung thì thiếu…Đây cũng
là khó khăn không nhỏ trong việc củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài cho
HS.
Đối với học sinh: Có thể thấy một số HS đã tích cực, chủ động trong học tập;
ngoài hoạt động học trên lớp, các em đã tìm kiếm tài liệu tham khảo để tự học, tự rèn
luyện; một số HS có kĩ năng trong việc sử dụng CNTT vào khai thác các nguồn tài
liệu trên mạng để học…Nhưng phần lớn các em vẫn còn thiếu tính chủ động, tích
cực trong chuẩn bị, học bài chưa cao; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong
học tập còn thấp; kĩ năng thực hành còn hạn chế; khả năng tự học chưa cao...
Trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn ôn tập tôi nhận thấy khi ôn lại kiến thức
THCS đa số các đã quên kiến thức, hoặc nhớ rất ít, kiến thức không theo chủ đề, hệ
thống. Tôi đã tiến hành khảo sát, kết quả như sau:
Bảng kết quả khảo sát về nắm kiến thức của HS
Nắm chắc lý
thuyết.

Tổng số HS tham

gia khảo sát

SL
115

0

%
0.00

Nắm được cơ
bản lý thuyết.
SL
32

Nắm được một phần
lý thuyết.

%
27.83

SL
83

%
72.17

Các em nắm chắc lý thuyết chiếm tỉ lệ rất thấp, đây chủ yếu là các em có học
lực khá trở lên. Tỉ lệ HS nắm được một phần kiến thức là cao nhất chiếm tới 72.17
%. Tỉ lệ học sinh nắm được cơ bản kiến thức khá thấp chiếm tới 27.83%. Có thể

thấy đa phần học sinh chưa nắm chắc kiến thức lý thuyết.
Một trong những vấn đề của HS là lài liệu tham khảo, tài liệu dùng để học tập.
(Bao gồm tài liệu ôn tập lý thuyết và tài liệu thực hành). Đa phần các em không có
hoặc có rất ít nguồn tài liệu để phục vụ cho học tấp, ôn thi. Các nguồn tài liệu tham
9
9


khảo chủ yếu là tài liệu thực hành ( các đề thi minh họa). Các tài liệu này tính chính
xác, khoa học cũng không cao. Một phần là tài liệu của các anh chị từ năm trước để
lại, một phần là các em tự sưu tầm trên mạng.
Bảng kết quả khảo sát về kỹ năng làm bài
Tổng số
HS tham
gia khảo
sát
115

Làm bài tốt

Biết làm bài

Lúng túng khi làm
bài

SL

%

SL


%

SL

%

4

3.48

35

30.43

76

66.09

Kỹ năng làm bài của các em con rất thấp: có tới 66.09% học sinh còn lúng
túng khi làm bài. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới kết quả làm bài của HS con thấp.
2.2. Một số hạn chế:
- Lượng kiến thức vận dụng để giải quyết câu hỏi đọc hiểu nằm rải rác trong
chương trình học môn Văn từ THCS đến THPT. Lượng kiến thức lớn cùng với thời
gian học xong đã lâu, nên nhiều HS thường quên hoặc nhớ không chính xác.
- Nhiều HS phổ thông còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và
năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống
còn yếu; kết quả học tập, kỹ năng làm bài của một số HS còn yếu.
- GV và HS còn thiếu tài liệu, ngữ liệu đề đọc hiểu để ôn tập phần lý thuyết,
thực hành rèn luyện kỹ năng; Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử

dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả.
2.3. Một số nguyên nhân của hạn chế:
Nhìn một cách tổng thể chương trình SGK Ngữ văn 12 (CTC) THPT có khối
lượng kiến thức ngôn ngữ rất “nặng”, đặc biệt là ở học kỳ II với phần văn xuôi.
Trong khí đó kiến thức vận dụng làm bài đọc hiểu lại trải rộng từ THCS đến THPT
đòi hỏi GV phải có kỹ năng khái quát, biên tập tổng hợp lại để ôn tập cho HS. Tuy
nhiên mặc dù đã có nhiều cố giắng nhưng nguồn tài liệu chưa được biên tập hệ
thống, khoa học, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động
dạy và học giáo viên còn gặp phải một số khó khăn nhất định cụ thể như sau: trình
độ giữa các học sinh không đồng đều; nhiều bài đọc dài trong khi thời gian giới hạn
nên giáo viên thường phải dạy lướt ở một số phần nên không có nhiều thời gian để
10
10


tích hợp ôn tập phần đọc hiểu. Mặt khác việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy
đòi hỏi GV mất nhiều thời gian, công sức hơn trong việc chuẩn bị bài, giáo án,
nghiên cứu phần mềm dạy học, chuẩn bị phòng học có máy chiếu. Chính vì thế nhiều
GV ngại ứng dụng CNTT vào trong dạy học mà lựa chọn cách dạy truyền thống
phấn trắng bảng đen.
Đa số học sinh trường THPT Sốp Cộp là người dân tộc miền núi đời sống,
kinh tế xã hội còn thấp, không đồng đều. Nhiều em gia đình khó khăn không có tiền
mua tài liệu ôn tập. Nguồn tài liệu học tập ít hoặc không có. Nhiều em chỉ có phương
tiện học tập duy nhất là SGK, các loại sách tham khảo khác dường như không có.
Những khó khăn này tác động không nhỏ tới kết quả của học sinh, đặc biệt là kỹ
năng làm phần đọc hiểu. Về mặt nhận thức hầu hết các em còn hạn chế hiểu biết, ít
có khả năng khái quát hóa kiến thức do vậy thường gặp khó khăn trong việc xác định
nội dung chính của bài đọc, chỉ có khả năng hiểu được những vấn đề cụ thể còn
nhiều hạn chế trong tư duy trìu tượng, thường hay dập khuôn, máy móc, ít sáng tạo.
Các em thường có tâm lý ngại và thiếu tích cực khi vận dụng kiến thức. Hầu hết các

em đã quên, hoặc hổng các kiến thức bậc THCS, nên gặp gất nhiều khó khăn trong
quá trình ôn tập phần lý thuyết.
3. Một số giải pháp nâng cao năng lực làm phần đọc hiểu cho học sinh.
Để giải quyết những hạn chế, khó khăn nêu trên, tôi đề xuất năm giải pháp đó
là: 1) Sử dụng sơ đồ tư duy ôn tập phần lý thuyết, thực hành; 2) Biên soạn, biên tập
bộ đề đọc hiểu để ôn tập, thực hành, KTĐG HS; 3) Tích hợp ôn tập trong các bài học
chính khóa; 4) Sử dụng công nghệ thông tin (phần mềm Microsoft powerpoint) khi
dạy học, ôn tập; 5) Tìm hiểu một số kinh nghiệm hướng dẫn làm phần đọc hiểu qua
xem clip, video, các bài viết trên báo chí, mạng internet...
3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy ôn tập phần lý thuyết.
Khái quát kiến thức bằng sơ đồ tư duy là biện pháp đầu tiên làm cơ sở GV rèn
luyện, nâng cao kỹ năng làm phần đọc hiểu cho HS trong các tiết học chính khóa, tự
chọn và ôn tập theo PPCT, là tài liệu sử dụng trong giáo án điện tử.
* Mục đích, yêu câu:
- Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
- Rèn năng lực tư duy, năng lực tự học cho học sinh.
11

11


- Tổng hợp, hệ thống các kiến thức; ghi nhớ một cách có cơ sở vững chắc.
- Giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống lý thuyết, phần mềm vẽ sơ đồ tư
duy.
- Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lí thuyết phần Đọc hiểu.
* Các điều kiện thực hiện:
- Máy tính xách tay hoặc máy tính bàn có kết nối internet; phòng học có máy
chiếu.
- GV nghiên cứu, tìm hiểu phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Imindmap 9.0
- Tài liệu kiến thức vận dụng làm phần đọc hiểu;

* Các thức tiến hành:
1) GV hệ thống hóa kiến thức thuyết bằng vẽ sơ đồ tư duy (Thực hiện khi thiết
kế bài học)
- Các biện pháp tu từ từ vựng:

12

12


- Các phương thức biểu đạt:

13

13


-Các thao tác lập luận:

- Phong cách ngôn ngữ:
+ Các thể loại của loại phong cách ngôn ngữ ( dạng văn bản):

14

14


+ Các thể loại của loại phong cách ngôn ngữ ( Các đặc trưng):

- Các thể thơ:

15

15


- Cách xác định nội dung văn bản:

- Lưu ý: GV sau khi vẽ sơ đồ tư duy cần xuất ra theo định dạng powerpoint
để sử dụng trong bài giảng có ứng dụng CNTT; Lựa chọn những ví dụ minh họa
cho từng nội dung đã được khái quát bằng sơ đồ tư duy.
2) Cách khai thác, sử dụng Sơ đồ tư duy trong tiết học: Theo nội dung ôn tập,
nội dung các bài học chính khóa, tự chọn, ôn tập GV sử dụng một cách linh loạt
trong giảng dạy, hướng dẫn học sinh.

16

16


Lưu ý: Để khai thác, sử dụng hiệu quả GV cần giới thiệu cho HS các yêu
cầu chung về cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD gồm các nội dung sau:
1). Dùng từ khóa và ý chính.
2). Viết cụm từ, không viết thành câu
3). Dùng các từ viết tắt.
4).Có tiêu đề.
5). Đánh số các ý
6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,…
7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng
8) Sử dụng màu sắc để ghi.
* Kết quả thực hiện:

Từ nghiên cứu các tài liệu liên quan tới kiến thức vận dụng làm bài đọc hiểu,
ứng dụng phần mềm vào vẽ sơ đồ tư duy. Tôi đã vẽ, tổng hợp Sơ đồ tư duy như
phần ôn tập lý thuyết vận dụng làm phần đọc hiểu. Với HS, các em vừa biết sử dụng
sơ đồ tư duy để ghi bài, tái hiện kiến thức mà biết sử dụng nó như một công cụ tư
duy sáng tạo
Một số kinh nhiệm từ cách khái quát kiến thức bằng sơ đồ tư duy: GV phải
nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng xây dựng về SĐTD, sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư
duy; cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế SĐTD tức là phải
biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết; kết hợp sử dụng CNTT
trong dạy học gắn với hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Một số hình ảnh chụp từ vở ghi của HS

17

17


3.2. Biên soạn, biên tập bộ đề đọc hiểu để ôn tập, thực hành, KTĐG HS:
Biên soạn, biên tập đề là giải pháp vô cùng quan trọng trong việc nâng cao
năng lực làm phần đọc hiểu cho HS. Đề đọc hiểu vừa là ngữ liệu để học sinh thực
hành, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được ôn tập củng cố vừa là thước đo
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề cụ thể. Chính vì
thế biên soạn đề phải đúng quy trình, đảm bảo theo cấu trúc, mức độ như đề thi minh
họa của Bộ GD&ĐT.
* Mục đích, yêu cầu
Để nâng cao kỹ năng làm bài cho HS, GV cần biên soạn, biên tập bộ đề thi
phần đọc hiểu để phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì, đưa vào tích
hợp các bài học chính khóa và hướng dẫn ôn tập.
Biên soạn, biên tập đề thi cần đảm bảo đúng quy trình, bám sát cấu trúc, mức
độ vận dụng kiến thức kỹ năng, các dạng văn bản theo đề minh họa của Bộ Giáo dục

và Đào tạo lần 1 và lần 2 năm 2017; nội dung cần đảm bảo sự đa dạng phong phú
như về các hiện tượng xã hội, tư tưởng, đạo lý làm người, có thể vận dụng để ra đề
nghị luận xã hội.
* Chuẩn bị, các điều kiện học tập, ôn tập
- Các đề kiểm tra minh họa của Bộ GD&ĐT; hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra;
máy tính có kết nối mạng internet…
- PPCT môn Ngữ văn 12
* Cách thức thực hiện
- Nghiên cứu cấu trúc; nội dung các văn bản; các văn bản trong phần đọc;
những dạng câu hỏi nào thường xuất hiện trong phần đọc hiểu và mức điểm cho từng
câu hỏi đề đọc hiểu.
18

18


- Biên soạn đề cần thực hiện theo 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra;
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra tự luận;
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra;
Bước 4: Chọn ngữ liệu và biên soạn câu hỏi theo ma trận;
Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm. Cần đảm bảo các yêu cầu sau
- Nội dung: khoa học và chính xác; Cách trình bày cụ thể, chi tiết ngắn gọn, dễ
hiểu; Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
- Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung
cũng như cách trình bày.
- Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng.
- Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung
chương trình và trình độ của học sinh.

Ví dụ: Thực hiện các bước biên soạn theo quy trình như sau:
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:
Xây dựng đề phần đọc hiểu để phục vụ cho mục đích kiểm tra trong bài viết số
4 ( Kiểm tra học kỳ).
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra tự luận.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ PHẦN ĐỌC HIỂU TRONG KIỂM TRA 90 PHÚT
Mức độ

Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu

Thấp

Chủ đề
I.
Đọc Hiểu

19

Nhận - Hiểu được
- Rút ra
diện được nội dung của được
thông
thể thơ
văn bản
điệp, ý nghĩa
Nhận - Hiểu tác của văn bản và
diện được dụng của một liên hệ với bản
phong

số biện pháp thân, viết thành
đoạn văn từ 5cách ngôn tu từ.
7 dòng.
ngữ
- Hiểu được
Nhận nội dung của
19

Cao

Tổng


diện được văn bản;
phương
thức biểu
đạt
Số câu: 4
Số điểm:3

Số
01

câu: Số câu: 02

Số câu: 01

Số câu: 4

Điểm: 1.5


Điểm: 1.0

Số điểm:3

Tỉ lệ:30%

Điểm: 0.5

Tỉ lệ:15%

Tỉ lệ:10%

Tỉ lệ: 30 %

Tỉ lệ:5%
Bước 4: Chọn ngữ liệu và biên soạn câu hỏi theo ma trận:
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc
sống trí tuệ... Không đọc sách tức là không có nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và
khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn
mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm
túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng thật nghiêm túc, lâu dài.
Tôi chỉ muốn thử nêu nên ở đây một đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta,
bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách
trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây
có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy
20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong
một năm đọc lấy một cuốn sác,. cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc
nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí điện tử Tiasang.com.vn, ngay 19-7-2007)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: " Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về
cuộc sống trí tuệ nữa"?
Câu 3: Theo anh/chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong
đoạn văn là gì?
Câu 4: Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
-Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm
Câu hỏi
1
20

Đáp án
- Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận
20

Điểm
0,5


2

3

4

- Lí do: Vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con
người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất
luôn nền tảng.


0,5

- Việc nhỏ: là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong
mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi
ngày đến một cuốn sách trong một năm

0,5

- Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu
của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa
việc đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc

0,5

- Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của
con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều
tác hại tác giả đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách ở
mọi người. Đọc sánh nét đẹp trong đời sống

0.5

- Bản thân thay đổi nhận thức, hình thành thới quen tốt đẹp

0.5

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
- Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng: Đã phù
hợp
- Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương
trình và trình độ của học sinh: Phù hợp

* Kết quả đạt được.
Tôi đã biên soạn, biên tập được hơn 40 đề đọc hiểu.
Giới thiệu một số đề minh họa:
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Pablo là một nhạc công chơi violon điêu luyện, ở quê nhà, ai cũng biết tới anh
vì Pablo được mời tới chơi ở hầu hết các sự kiện trong vùng. Pablo cũng muốn được
vào học một trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để phát triển sự nghiệp của
mình, vì thế nên khi biết Học viện âm nhạc Paris nổi tiếng tuyển sinh, Pablo đã ghi
danh thi và ngày đêm luyện tập mong sẽ thi đỗ.
Trong buổi thi tuyển, mặc dù Pablo đã cố gắng hết sức thể hiện tài năng của
mình với những cảm xúc rất thật nhưng anh vẫn không được trong danh sách trúng
tuyển. Thất vọng và buồn bã, Pablo đi lang thang giữa Paris hoa lệ và đến một
21

21


quảng trường rộng, Pablo đứng kéo cây vĩ cầm thể hiện những bản nhạc kinh điển
với tâm trạng buồn. Anh quên mất xung quanh, chìm đắm vào những bản nhạc, hết
bản này nối tiếp bản khác. Khi dừng lại thì quanh anh là một đám đông đứng nghe
và họ vỗ tay rào rào đề nghị anh chơi tiếp, hộp đàn của anh đầy các đồng xu do
những người nghe đặt vào.
Pablo nâng đàn lên chuẩn bị chơi tiếp theo yêu cầu của khán giả thì một
người khách chen vào và ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với vẻ rất ngạo
mạn. Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả
nọ, rồi bảo: “Thưa ông, tiền của ông bị rơi này”. Người đàn ông cầm mấy đồng xu
và lại ném xuống, nói: “Tiền của anh đấy, nhận lấy đi”.
Pablo cúi đầu và nói: “Xin cảm ơn tấm lòng của ông, vừa rồi tiền của ông

rơi, tôi đã nhặt giúp ông lên, bây giờ tiền của tôi rơi, xin phiền ông cũng nhặt giúp
nó lên cho tôi”. Khán giả đứng xung quanh xì xào nhận xét, người đàn ông thoáng
mỉm cười, cúi xuống nhặt những đồng xu để vào hộp đàn rồi bỏ đi.
Người đàn ông ấy là một trong những vị giám khảo của Học viện âm nhạc
Paris đã bất ngờ đi qua quảng trường, nghe Pablo chơi đàn và quyết định thử anh.
Ông nói: “Một người nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”. Và ông
đã quyết định thêm Pablo vào danh sách học viên mới. Đúng như ông suy nghĩ,
Pablo sau này đã trở thành một nghệ sỹ đàn vĩ cầm nổi tiếng về tài danh và nhân
đức.
(Theo An ninh Thủ đô)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết
những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã
quyết định thêm Pablo vào danh sách học viên mới?
Câu 4. Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp gì đối với anh/chị?
II. Hướng dẫn chấm
Câu

Nội dung

Điểm

1

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

0,5

2


Hiểu về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu
ấy và đưa lại cho người khán giả nọ:
- Pablo không tức giận trước thái độ quá đáng của người khách 0,5

22

22


khi ông ta cố tình ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với
thái độ không thiện chí;
- Pablo cúi xuống là thể hiện sự nhún nhường, nhẫn nhịn trong
ứng xử, thể hiện hành vi rất văn hoá của người nghệ sĩ chân
chính.
3

Vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã quyết định thêm
Pablo vào danh sách học viên mới:
-Vì ông đã nhận ra ở Pablo những đức tính tốt đẹp mà người nghệ 0.5
sĩ khác không có;
- Vì ông đã tìm được người có tài năng và đức độ để cống hiến
0.5
cho nghệ thuật.

4

Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp
- Trong cuộc đời, có những lúc bạn sẽ gặp phải sự khinh thường
và hạ nhục đến từ những người xung quanh, đó thật sự là những

giây phút khó khăn vì khi ấy nhân phẩm của chúng ta bị chà
đạp. Phản kháng lại gay gắt là bản năng của con người khi gặp
phải những điều này nhưng có thể lại làm cho tình hình tệ hại
hơn.
- Bạn đừng dùng lý trí mà hãy dùng một tâm thái khoan dung,
độ lượng để đối lại, bạn sẽ bảo vệ được danh dự của mình. Bởi
vì, khi đứng trước chính nghĩa, không dã tâm nào có thể đứng
vững. Hãy biết cúi xuống để thể hiện phẩm chất sáng ngời của
bạn.
ĐỀ SỐ 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
23

23

0.5

0.5



Thương Hòn Mê bão tố phía âm u...”
(Nguyễn Việt Chiến - Tổ quốc nhìn từ biển)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “sóng” trong 2 câu thơ sau:
“Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không”
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong khổ thơ?
“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u...”
Câu 4. Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ: “Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”, và suy nghĩ của mình về trách nhiệm của
thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt Nam?
II. Hướng dẫn chấm
Câu

Nội dung

Điểm

1

Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật .

0,5

2


- Sóng ở câu thơ thứ nhất là con sóng thực, con sóng ngoài
biển khơi; nguy cơ hiểm họa đang bủa vây quanh biển.
- Sóng ở câu thơ thứ hai có ý nghĩa biểu tượng đó là con
sóng của lòng người, con sóng của lòng yêu nước, ý thức về
chủ quyền đất nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc.

0,25
0.25

3

- Biện pháp tu từ ẩn dụ : mưa nguồn chớp bể, mây mù, sóng 0.5
dữ, bão tố.
- Hiệu quả : Thể hiện một cách kín đáo những hiểm họa đang
đe dọa cuộc sống trên biển, nguy cơ cao về mất an toàn lãnh
thổ của dân tộc ta. Bộc lộ suy nghĩ, trăn trở, lo lắng suy tư
0.5
của nhà thơ.

4

+ Thanh niên phải nhận thức được biển đảo Việt Nam hiện
nay đang phải đối mặt với sự nguy hiểm, sự phức tạp và các
hoạt động từ phía Trung Quốc.
+ Điều đó đòi hỏi thanh niên phải sáng suốt, mưu trí, cảnh
giác trước âm mưu của các thế lực phản động trong và ngoài
nước; dũng cảm, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn
sàng hi sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập
chủ quyền dân tộc, thống nhất và toàn vẹn bảo vệ an


24

24

0.5

0.5


ninh của mình.
3.3. Tích hợp ôn tập trong các bài học chính khóa.
Nâng cao kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu cho HS, GV cần tiến hành rà soát
PPCT chính khóa để xác định mức độ, nội dung, hình thức ôn tập từ đó tích hợp
cho phù hợp thời gian, nội dung tiết học tránh hiện tượng trùng lặp, chỗ thừa, chỗ
thiếu. Đây là giải pháp hết sức quan trọng. Khi thực hiện giải pháp GV cần:
* Mục đích, yêu cầu
- GV cần nghiên cứu kỹ PPCT cả năm ngữ văn lớp 12, xác định những bài
học, tiết học tích hợp nội dung ôn tập về lý thuyết, thực hành, KTĐG phần đọc hiểu.
- Hình thức ôn tập phải đa dạng, linh hoạt phù hợp giữa nội dung và hình
thức, thời gian, ôn tập.
* Chuẩn bị, các điều kiện học tập, ôn tập
- PPCT ngữ văn 12 đã được phê duyệt; SGK và hướng dẫn thực hiện chuẩn
kỹ năng ngữ văn lớp 12.
- Máy tính xách tay, phòng học có máy chiếu.
* Cách thức thực hiện
- Bước 1: Tiến hành rà soát, phân tích chương trình, PPCT chính khóa, tự
chọn, ôn tập, KTĐG ngữ Văn 12 nhằm xác định bài học, nội dung tích hợp, hình
thức tích hợp.
Tôi tiến hành rà soát PPCT lớp 12. Kết quả phân tích rà soát như sau:
Tên bài học

6

Nội dung tích hợp vào bài học

Viết bài làm văn số Phần đọc hiểu (3 điểm)
1 – Nghị luận xã hội Đánh giá năng lực, kiến thức.

Hình thức
Thực hành, vận
dụng.

7 – Tuyên ngôn Độc lập Nhận diện phong cách ngôn ngữ, Thực hành
8
(tiếp theo – phÇn nội dung văn bản;
t¸c phÈm )
10,
11
12
25

Nguyễn
Đình Nhận diện phong cách ngôn ngữ, Thực hành
Chiểu, ngôi sao nội dung văn bản;
sáng trong vãn
nghệ dân tộc.
Đọc thêm: Mấy ý Nhận diện phong cách ngôn ngữ, Thực hành
nghĩ về thơ; Đô25



×