Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quản lý nhà nước về vấn đề phát triển cây chè trên địa bàn TP.Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.68 KB, 25 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Văn Quân, sinh viên lớp Đại học quản lý nhà nước
15D, Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Tôi thực hiện đề tài “ Quản lý nhà nước
về vấn đề phát triển cây chè trên địa bàn TP.Thái Nguyên -Tỉnh Thái Nguyên”
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không chung thực với thông tin sử
dụng trong bài nghiên cứu này.
Hà Nội ngày 29 tháng 12 năm 2016.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến cô TS. Bùi Thị Ánh Vân – Giảng viên học phần phương pháp nghiên cứu
khoa học đã tận tình chỉ dạy, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến Hợp Tác Xã Tân Hương đã tạo điều kiện cho Tôi
được tìm hiểu, thu thập thông tin một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu Tôi còn gặp phải nhiều khó khăn,
mặt khác do trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên dù cố gắng song đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì thế Tôi mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của Tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2



DẠNG VIẾT TẮT
TP
QLNN

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Thành Phố
Quản lí nhà nước


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến Thái Nguyên trắc hẳn ai cũng hình dung ra được một sản phẩm
đặc sản đi kèm với tên vùng đó là chè, chè thái nguyên được biết đến với cái tên
“Đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên được trời phú cho khí hậu, thổ nhưỡng phù
hợp để phát triển cây chè, đặc biệt là vùng chè Tân Cương. Sản xuất chè trong
nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống cho nhân dân, đồng thời
còn xuất khẩu ra nước ngoài. Có nhứng thời điểm sản xuất chè gặp nhiều khó
khăn, nhưng cây chè vân giữ một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Thái
nguyên, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Vì vậy, phát triển cây chè
đang được coi trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Nguyên. Trước
những yêu cầu kinh tế hiện nay, để tồn tại và phát triển vững trắc ngành sản xuất
chè phải có những giải pháp phù hợp, cũng như đưa ra một số định hướng để
phát triển bền vững ngành sản xuất chè. Vì vậy Tôi đã chọn đề tài “ Quản lý nhà
nước về vấn đề phát triển cây chè trên địa bàn TP. Thái Nguyên – Tỉnh Thái
Nguyên’’ làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 MỤC ĐÍCH
Từ việc đánh giá đúng thực trạng của ngành sản xuất chè, đưa ra những
phương hướng phát triển và giải pháp phát triển ngành sản xuất chè ở TP.Thái

Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
 NHIỆM VỤ
- Làn rõ vai trò của cây chè đối với đời sống con người
- Phân tích thực trạng phát triển ngành sản xuất chè ở TP.Thái Nguyên – Tỉnh
Thái Nguyên
- Nêu ra phương hướng, giải pháp phát triển cây chè và ngành sản xuất chè
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất chè ở TP.Thái Nguyên – Tỉnh Thái
Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian thực hiện trên địa bàn TP.Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
• Về thời gian từ: 29/10/2016 –29/12/1016
5


4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
- Cho đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến hoạt
động sản xuất và phát triển cây chè, nhưng bài nghiên cứu này cung cấp cho
chúng ta những lí luận chung nhất.
- Đề tài này của tôi đã cố gắng nghiên cứu chung và sâu vào thực tế hoạt động sản
xuất chè, nhằm đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển cây chè.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu những tài liệu có sẵn đã được
công bố dưới dạng sách báo, các báo cáo. Đây là nguồn thông tin được sử dụng
trong đề tài. Nguồn thông tin này được lấy từ sách báo, báo cáo của các ban
ngành, các doanh nghiệp sản xuất chè tại TP.Thái Nguyên – tỉnh Thái nguyên.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: gặp trực tiếp người làm việc sản xuất chè để
nắm bắt thông tin cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin từ mạng internet

- Phương pháp xử lí số liệu: phân tích đánh giá các số liệu có sẵn, các số liệu phân
tích được tổng hợp, các số liệu đó để đưa ra nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ,
chính xác
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Kết quả của bài tiểu luận có thể là một bài tài liệu tham khảo cho các bạn ngành
QLNN đọc và tham khảo, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn
- Đồng thời tôi mong muốn các giải pháp đưa ra có ý nghĩa thích thực đối với vấn
đề phát triển cây chè và việc sản xuất chè, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của toàn Tỉnh Thái Nguyên.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được
triển khai thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn ảnh hưởng đến công tác sản xuất chè tại
TP.Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
- Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất chè tại TP.Thái Nguyên – Tỉnh Thái
Nguyên
- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại TP. Thái
6


Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC SẢN
XUẤT CHÈ TẠI TP.THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1 Một số vấn đề lí luận chung
1.1.1 Giới thiệu về cây chè và vai trò của cây chè đối với đời sống con
người.
- Chè là loại cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới, lá dùng để pha nước
uống gọi là trà, trong lá và búp chè có đường, pectin, tinh dầu, ancaloit, protein

và axit amin. Chè kích thích tiêu hóa và bài tiết tốt, lợi tim mạch và hô hấp, cung
7


cấp vitamin, phòng sâu răng, kích thích khả năng lao động và đã trở thành nước
uống phổ biến trên thế giới.
Cây chè thường được trồng thấp thành những luống dài, lá mọc cách, có
răng cưa, hoa có màu trắng, quả nang có ba ngăn, mỗi nang có một hạt. Cây chè
ưa nhiệt độ khoảng 13- 230C, độ ẩm không khí từ 85% - 90%, cây chè ưa bóng
mát nhẹ ở giai đoạn đầu, ưa loại đất hơi chua ( pH 4-6, tốt nhất 5-5,5).[ xem phụ
lục 1; Ảnh 1tr 19]
- Vai trò của cây chè đối với đời sống con người, Cây chè được coi như một người
bạn đối với người dân Thái Nguyên. Cây chè đã từng là cây xóa đói giảm nghèo
và hiện đang là cây làm giàu của nhiều hộ nông dân Thái Nguyên, góp phần giải
quyết việc làm cho một lượng lao động đáng kể, do vậy phát triển chè ngoài ý
nghĩa kinh tế còn ổn định đời sống và định cư cho người dân. Ngoài ra trồng chè
còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi đất.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
- Điều kiện tự nhiên: Cây chè chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khí hậu, đất.
Hoạt động trồng chè chủ yếu ở vùng miền núi cao, có khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều hoặc lạnh và khô. Đất trồng chè gồm 2 loại: đất bazan và đất feralit, hai
điều kiện này tác động đến năng xuất và sản lượng chè
- Điều kiện kinh tế – xã hội: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư ban đầu cho
trồng chè là rất lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chè đường xá giao
thông, hệ thống xí nghiệp thu mua, chế biến chè máy móc thiết bị…đang còn lạc
hậu chưa được đảm bảo và hỗ trợ cho ngành sản xuất chè phát triển
- Điều kiện khoa học – kĩ thuật: xã hội ngày càng phát triển nhu cầu chất lượng
chè ngày càng cao, vì vậy nhân tố khoa học kĩ thuật rất quan trọng để đảm bảo
được tính ổn định của các thành phần cũng như loại trừ các vi sinh vật, vi khuẩn
và nấm mốc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

1.2 Phát triển sản xuất chè trên cả nước và ở Thái nguyên
1.2.1 Phát triển sản xuất chè trên cả nước.
Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây chè
sinh trưởng và phát triển.Trải qua gần một thế kỉ tồn tại và phát triển, ngành sản
xuất chè đã trở thành một ngành công nghiệp rất quan trọng. Được chia thành
8


các vùng sản xuất chè chủ yếu sau đây:
- Vùng chè Tây Bắc: chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La (1900 ha ) và Lai
Châu (590 ha ) giống chè chủ yếu là chè Shan ( chiếm 80% diện tích ) còn lại là
chè trung du ( khoảng 10% diện tích ) và các giống chè khác
- Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: vùng này gồm tỉnh Hà Giang Tuyên
Quang, Tây Yên Bái, Hòa Bình và Lào Cai chè được trồng tập trung dưới các
hình thức công ty quốc doanh, hộ gia đình. Giống chè trung du ( chiếm 91,6%
diện tích chè Tuyên Quang, 65% diện tích công ty chè Trần Phú)
- Vùng chè Trung Du – Bắc Bộ: gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Cạn,
Phú Thọ, Nam Yên Bái và Bắc Hà Nội. Trong đó tỉnh Thái Nguyên có diện tích
trồng chè gần 18.000 ha đứng thứ 2 trong cả nước, năng suất chè búp tươi bình
quân đặt gần 100 tạ/ha, sản lượng 200.000 tấn.
- Vùng chè miền Trung: gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam
với tổng diện tích 5000 ha
- Vùng chè Tây Nguyên: gồm các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắk. Riêng Lâm
Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè khá lớn ở nước ta với khoảng 23,9 nghìn ha
chiếm gần 19% diện tích chè cả nước, sản lượng chè búp tươi đạt gần 172 nghìn
tấn, sản lượng cuất khẩu đạt gần 10 nghìn tấn. Thu nhập từ 1 ha của tình Lâm Đồng
cao nhất nước trên 280 triệu đồng/ha đứng đầu về giá xuất khẩu.
1.2.2 Phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên
- Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng
phát triển nông – lâm nghiệp, trong đó có trồng chè với diện tích trồng chè

khoảng 17.660 ha (năm 2012), đứng thứ 2 cả nước ( sau Lâm Đồng ). Từ rất lâu
chè Thái Nguyên đã được tôn vinh “Đệ nhất danh trà” của đất nước. Đặc biệt là
chè Tân Cương sản phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Tính đến cuối 2012,
toàn tỉnh có hơn 130 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ phân bố đều khắp trên địa bàn
tỉnh. Các vùng chè nổi tiếng như: vùng chè Tân Cương ( TP.Thái Nguyên ),
vùng chè Trại Cài – Minh Lập ( huyện Đồng Hỷ ), vùng chè La Bằng ( huyện
Đại Từ ), vùng chè Tức Chanh, Vô Chanh, Phú Đô ( huyện Phú Lương)…
- Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị
trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm rất đa dạng bao gồm chè xanh, chè
vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa tan, thảo dược khác. Năm 2012 năng
9


suất chè búp tươi đạt 113 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 182,900 tấn. Từ đầu năm
2010 đến nay, trong tổng số 12 doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn đã có 7
đơn vị ký được hợp đồng xuất khẩu với lượng chè xuất khẩu đạt 3.165 tấn trị giá
4.9 triêu USD. Một số công ty đạt kết quả cao là công ty chè Yijin chiếm 42%
giá trị xuất khẩu chè trên toàn tỉnh, Công ty Nông sản chè Thái Nguyên 16,8% ,
Công tỷ cổ phần chè Hà Thái 13,3% . Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu là Đài
Loan 43% , Trung Quốc 27% , Pakistan 30% (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái
Nguyên).
* Tiểu kết
Ở chương 1 tôi đã trình bày hai vấn đề lớn đó là cơ sở lí luận và thực tiễn
ảnh hưởng tới công tác sản xuất chè tại TP. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
Trong đó có một số vấn đề lí luận chung: vài nét về cây chè và vai trò của cây
chè đối với đời sống con người, các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè. Phát
triển sản xuất chè trên cả nước và Thái Nguyên: phát triển sản xuất chè trên cả
nước, phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên. Để phần nào người đọc hiểu được
về nguồn gốc cây chè và sự phát triển ngành sản xuất chè tại TP.Thái Nguyên –
Tỉnh Thái Nguyên nơi mà tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI TP.THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
TP. Thái Nguyên được thành lập năm 1962, là một thành phố công nghiệp
nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 170,7 km2 và dân số 306.842 người (năm
2015). Cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú
Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam
giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. TP. Thái Nguyên bao gồm 19 phường
và 8 xã: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng,
Tân Cương, Thịnh Đức.
Địa hình chủ yếu là dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình từ 30m 10


100m so với mực nước biển, rải rác có một số đồi cao khoảng 150m.
Loại đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng. Đất phù xa được bồi hàng năm,
trung tính, ít chua, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp, đặc biệt là cây
chè, tuy nhiên về mùa khô không có mạch nước ngầm, do đó bị khô hạn, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cây chè.
Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, chia làm hai
mùa rõ rệt. Mùa mưa bão tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Nhiệt độ
trung bình hàng năm 23,20C, tháng lạnh nhất là tháng 1; Nhiệt độ cao nhất là
370C, nhiệt độ thấp nhất 70C. Tần xuất sương muối thường xảy ra vào cuối tháng
12 và tháng 1 hàng năm.
Về sông ngòi, con sông Công chảy qua theo hướng tây bắc – đông nam và
sông Cầu cùng nhiều suối khác.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nằm ở trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên là trung
tâm chính trị - văn hóa, y tế, du lịch của tỉnh, là trung tâm công nghiệp và giáo

dục đào tạo của cả nước.
Hệ thống giao thông cuả TP Thái Nguyên bao gồm: Đường Hoàng Văn
Thụ, Đường Đội Cấn, Đường Cách mạng tháng tám (là con đường dài nhất của
thành phố nối khu vực trung tâm với khu trung tâm công nghiệp Gang Thép),
Đường Lương Ngọc Quyến, Đường Nha Trang, Đường Hùng…Tổng diện tích
đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng
diện tích đất tự nhiên của thành phố.
Hệ thống giao thông liên vùng: Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút
giao thông với 3 đường quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam,
đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc
Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Có thể thấy hệ thống giao
thông cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như sản
xuất chè, thuận tiện cho công tác vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước, cũng như tỉnh Thái Nguyên có những chính sách thúc đẩy phát
triển sản xuất chè : Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình, chuyển giao kĩ
11


thuật tiến bộ cho người sản xuất, Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác
đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực cho ngành sản xuất chè…
2.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển
sản xuất chè tại TP. Thái Nguyên
* Những thuận lợi
- Nhờ những điều kiện thuận lợi của thời tiết nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng
khí hậu ôn hòa tạo điều kiên thuận lợi để cây chè thái nguyên sinh trưởng và
phát triển thuận lợi.
- Kỹ thuật trồng chè đã có từ rất lâu đời, được hun đúc và truyền lại qua nhiều thế
hệ tổ tiên, ông bà của những người dân nơi đây. Từ cách ươm hạt giống đến
cách làm tơi đất, bón phân làm luống đều được người dân cẩn thận từng bước
với tiêu chí tình yêu nghề nghiệp đặt lên trên hết.

* Những khó khăn
- Diện tích chè phân bố lẻ tẻ với rất nhiều hộ trồng và chế biến nên chất lượng chè
chưa đồng đều, chủ yếu là người trồng chè tự chế biến và tiêu thụ.
- Số doanh nghiệp liên kết với người trồng chè chưa nhiều, số hợp tác xã sản xuất,
chế biến tiêu thụ chè có hiệu quả chưa cao. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến, tiêu thụ chè chưa có vùng nguyên liệu riêng nên luôn bị động trong sản
xuất và quản lí chất lượng.
- Việc quản lí chất lượng chè chưa thật sự đồng bộ, chưa chặt chẽ từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ nên mặc dù chất lượng sản phẩm chè tốt nhưng chưa thực sự
bền vững.
- Chưa có chiến lược phát triển thị trường và thiết lập được các kênh phân phối ổn
định.
- Thương hiệu chè đã có nhưng chưa được đầu tư phát triển đầy đủ để tương xứng
với tiềm năng vốn có.
2.2 Tình hình phát triển sản xuất chè tại TP. Thái Nguyên
2.2.1 Diện tích và cơ cấu giống
* Về diện tích
Chè của TP. Thái Nguyên được trồng trên 13 xã, phường với tổng diện
tích trồng chè 7.060,6 ha, có 5874 hộ dân tham gia trồng chè, trong đó có 68,2%
hộ dân thu nhập từ trồng chè Thành phố đã hình thành vùng chuyên canh chè
12


với các xã trọng điểm như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức,
Quyết Thắng .
* Cơ cấu giống
Chè chủ yếu được trồng bằng hạt và dâm cành, diện tích chè trồng mới là
17,69 ha, diện tích chè trồng theo hình thức giâm cành là 168,27 ha, diện tích
chè cho thu hoạch là 857,01 ha.
TP.Thái Nguyên hiện nay đang phát triển mô hình trồng chè VietGAP đây

là quá trình sản xuất chè an toàn, có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu
chăm sóc chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

13


Bảng 2.1 Diện tích chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2013
Stt

Xã/Phường

Số hộ
trồng
chè(ha)

Tổng
diện
tích(ha)

1
2
3
4

Tổng cộng
Xã Phúc Hà
Xã Phúc Xuân
Xã Quyết Thắng
Xã Phúc Trìu


5874
240
1.046
584
1.175

7.060,6
24,9
279,72
73,84
227,87

Diện tích Diện tích Diện tích
trồng
trồng chè
trồng
chè
thu
chè
mới(ha) hoạch(ha cành(ha)
)
17,69
857,01
168,27
20,46
0,21
3,92
233,29
50,71
0,51

57,88
10,87
4,75
173,03
48,85
[Xem phụ lục 3; tr 21]

2.2.2 Kỹ thuật thâm canh
Ngoài việc trồng, chăm sóc chè theo truyền thống kinh nghiệm của ông
cha thì TP. Thái Nguyên còn áp dụng các quy trình và các tài liệu kĩ thuật do Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thái Nguyên ban hành.
Hiện nay vẫn còn một số hộ trồng chè sử dụng phân bón không cân đối,
sử dụng quá nhiều chất bảo vệ thực vật trong việc chăm sóc chè.
2.2.3 Kỹ thuật chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
* Kỹ thuật chế biến chè
Chế biến chè theo hai phương pháp thủ công và công nghiệp:
Chế biến chè theo phương pháp thủ công: quy mô hộ gia đình sử dụng
phương pháp xao tay quay lăn kết hợp vò thủ công, hiện nay vẫn còn hơn 2000
hộ gia đình sử dụng phương pháp chế biến chè truyền thống này.[Xem phụ lục
2; Ảnh 2, tr 20]
Chế biến chè theo phương pháp công nghiệp: quy mô lớn sử dụng phương
pháp tôn xao quay lăn + máy vò có gắn công tơ điện[Xem phụ lục 2; Ảnh 3, tr
20]
* Bảo quản chè
Sau khi phân loại xong, chè thành phẩm đem đóng vào các thùng bằng gỗ
dán, trong có lót 3 lớp giấy, 2 lớp thường và 1 lớp kim loại ở giữa. Chè thành
phẩm, được đổ đầy chặt trong các thùng tránh tạo khoảnh trống chứa không khí
làm ẩm hỏng chè.
14



Có thể bảo quản chè bằng túi PP+PE nhưng phương pháp này bảo quản
không được lâu vì chè nhanh hỏng có mùi cũ, xuống màu nước. Bảo quản tốt
nhất là trong môi trường chân không, thời gian bảo quản lâu dài vẫn đảm bảo
chất lượng tốt.
* Tiêu thụ sản phẩm
Theo sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên địa
phương hiện có 34 doanh nghiệp chế biến tiêu thụ chè với tổng sản lượng hàng
năm đạt trên 39000 tấn, trong đó sản lượng chè chế biến công nghiệp chiếm
20% chủ yếu là chè đen, chè xanh để xuất khẩu thị trường chủ yêu Nga, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Sản lượng chè chế biến thủ công, chủ yếu được tư thương thu mua và
bán tại các chợ địa phương, một phần được bán cho các Hợp Tác Xã và các
doanh nghiệp trên địa bàn.
2.3 Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất chè tại TP. Thái
Nguyên
2.3.1 Những mặt đạt được
Năng xuất và sản lượng chè đã được cải thiện đáng kể, cây chè trở thành
cây sản xuất chính của người dân địa phương, giúp tăng thêm thu nhập cải thiện
đời sống.
Việc đưa vào trồng thêm giống chè mới đã góp phần làm tăng năng xuất
và giá trị thu nhập/ đơn vị diện tích, hàng năm.
Kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm được nâng cao ( người trồng
chè tiếp cận được với phương pháp dâm cành để nhân giống )
Việc đầu tư phát triển cây chè đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
2.3.2 Những mặt hạn chế
Công tác quy hoạch vùng trồng chè chưa cụ thể, chưa rõ ràng ảnh hưởng
tới công tác quản lí các vùng chè và các hộ trồng chè.
Công nghệ sản xuất, canh tác, chế biến, bao gói còn nhiều lạc hậu.

Công tác kiểm tra chất lượng, đặc biệt là chè sạch chưa thật sự hiệu quả.
15


Chính sách của nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên trong việc hỗ trợ sản
xuất chè chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất.
2.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển cây chè
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, các doanh nghiệp, và hộ gia
đình trong việc trồng chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Đầu tư cho công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm còn yếu.
Cơ quan kiểm định kiểm tra chất lượng chè chưa được phân định rõ ràng.
Việc thu mua thành phẩm chè còn mang tính tự phát, chưa quy hoạch
thành điểm thu mua tập chung.
Áp dụng khoa học kĩ thuật – công nghệ tiên tiến vào trồng chế biến chè
còn gặp nhiều khó khăn, khoa học công nghệ mới chỉ được áp dụng ở các vùng
trồng chè với quy mô lớn.
Chính sách quản lí đối với ngành chè còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả,
chưa được đồng bộ và triển khai thực hiện còn chậm chạp.
* Tiểu kết
Ở chương 2 của bài nghiên cứu tôi đã trình bày 3 vấn đề lớn đó là:
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, phần này tôi đã khái quát những điều
kiện tự nhiên , những đặc điểm về kinh tế xã hội của TP. Thái Nguyên nơi mà cả
nước biết đến với danh hiệu “ Đệ Nhất Danh Trà ”. tiếp đó là tình hình phát triển
sản xuất chè và những đánh giá chung về tình hình sản xuất chè tại thành phố
Thái Nguyên với những số liệu thống kê về diện tích trồng chè, cơ cấu chè,
Những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động sản xuất ,chế biến chè .Phần
nào để mọi người hiểu được về ngành sản xuất chè đặc sản của thành phố Thái
Nguyên giúp cho thương hiệu chè của vùng bay xa đến các tỉnh trong nước và
các nước trên thế giới.


16


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TẠI
TP.THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1 Quy hoạch vùng sản xuất
Với mục tiêu mở rộng và ổn định diện tích chè, phấn đấu tăng năng suất,
nâng cao chất lượng sản phẩm trà, thành phố Thái Nguyên đã tiến hành quy
hoạch các vùng sản xuất chè. Để phát triển sản xuất chè, các cơ quan chức năng
cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè. Từ đó có
những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lí sản xuất cũng như các chính sách về
hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Phải xác định rõ
chiến lược phát triển sản xuất chè có chất lượng cao theo quy hoạch của thành
phố Thái Nguyên. Tăng giá trị sản phẩm chè bằng cách tăng nhanh về chất
lượng và từ đó tăng giá bán chứ không chỉ chú trọng đến tăng năng suất.
TP. Thái Nguyên đã tiến hành quy hoạch vùng chè đăc sản Tân Cương
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 theo đó có 6 xã gồm: Tân Cương, Phúc
Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Thịnh Đức và Phúc Hà được quy hoạch vùng
chè.
Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thành phố
Thái Nguyên tiếp tục giữ gìn, phát huy những tinh hoa của chè đặc sản Tân
Cương, một thương hiệu từ lâu đã rất nổi tiếng không chỉ trong mà còn ngoài
nước.
3.2 Mở rộng diện tích trồng chè và cơ cấu giống
Theo quy hoạch của vùng chè của thành phố Thái Nguyên diện tích chè
được mở rộng và phát triển ổn định.
* Cơ cấu giống chè Trung du: năm 2013 có 5.875 ha chiếm 75,9% tổng
diện tích chè, năm 2015 có 5.925 ha chiếm 65.43% tổng diện tích chè
* Cơ cấu giống mới có năng suất, chất lượng cao: năm 2013 có 17,69 ha,

năm 2015 cơ cấu giống mới là 34,22% . Năm 2013 cả tỉnh trồng mới và trồng
thay thế 1000 ha chè bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao đến
năm 2015 cơ cấu giống mới đạt 60%, giống chè Trung du còn 40%
17


3.3 Ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Đẩy mạnh phát triển các mô hình trồng chè tiên tiến tạo sản phẩm chè
sạch, an toàn, chất lượng cao gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển
bền vững ngành sản xuất chè.
Nâng cao năng lực sản xuất. Chế biến theo hướng năng suất, chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Đổi mới các công cụ chế biến nhằm tạo sản phẩm chè an toàn thay thế các
dụng cụ sắt bằng tôn INOX để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh và các loại phân phức hợp, áp
dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ giá
thành hạ, kết hợp các biện pháp tưới nước giữ ẩm, giảm sử dụng các loại phân
hóa học.
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.
Thực hiện tốt công tác dự báo sâu bệnh để hướng dẫn và cảnh báo trước cho
người trồng chè kịp thời xử lý, giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng những loại thuốc được cho phép sử dụng vào hoạt
động trồng và chế biến chè.
Khuyến khích người trồng chè sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh
học, để đảm bảo chất lượng chè sạch.
Thiết kế bao bì mẫu mã sản phẩm đảm bảo hình thức đẹp.
Áp dụng đồng bộ công nghệ cao từ khâu sản xuất – chế biến – bao bì
đóng gói tạo lô gô và thương hiệu cho sản phẩm chè thành phố. Nâng cao hiểu
biết và kĩ năng sản xuất cho người làm chè thông qua các chương trình đào tạo –

ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại địa phương.
3.4 xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm
Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chè được công bố bao gồm: tiêu
chuẩn do cơ sở sản xuất kinh doanh chè tự xây dựng, tiêu chuẩn ngành chè, các
quy định kỹ thuật của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tiêu chuẩn
Việt Nam, tiêu chuẩ Quốc tế được cơ sở sản xuất kinh doanh chấp nhận để áp
18


dụng đối với sản phẩm chè của mình và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban hành để áp dụng.
Các cơ sở sản xuất chế biến cần thực hiện các tiêu chuẩn và chu trình hình
thành chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng chè ở thành phố Thái
Nguyên.
Cần thực hiện một số giải pháp như: hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, đánh
giá quản lí chất lượng chè; lựa chọn cơ cấu, tỷ lệ các giống chè hợp lí đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ đảm bảo cung cấp nguyên liệu, vật liệu đồng bộ và tăng cường
kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất. Quản lí việc sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu, việc thực hiện kỹ thuật sản xuất và quy trình công nghệ. Đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo bồi dường người sản xuất chè có kỹ thuật,
tay nghề và trình độ chuyên môn
Phối hợp với các công ty quản lí, kiểm tra chất lượng chè áp dujgn quản lí
nhà nước về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, GMP, xây dựng phương thức phối
hợp hoạt động có hiệu quả giữa công tác kiểm tra giám sát và thủ tục cấp giấy
chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng cao.
Từng bước xây dựng hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm chè đặc sản ở
thành phố Thái Nguyên. Xây dựng thương hiệu cho chè đặc sản, chè xanh chất
lượng cao thành phố Thái Nguyên.
3.5 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Thành phố Thái Nguyên có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt. Tuy

nhiên, với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, thời kỳ Công Nghiệp Hóa - Hiện
Đại Hóa thì cơ sở hạ tầng của thành phố cần phải được tập trung đầu tư, nâng
cấp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là cần thiết.
Phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng vùng chè sinh thái ứng dụng
tiên tiến tạo vùng chè an toàn bảo vệ môi trường kết hợp đầu tư môi trường hồ
đập nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống bán hàng tại gia đình, tại
các chợ địa phương từng bước hình thành vùng chè đặc sản, quảng bá sản phẩm
cho vùng chè đặc sản của thành phố.
Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc: nâng cấp các bưu điện xã,
19


phường củng cố các trạm bưu điện xã phường để các trạm này chuyển đến người
dân kịp thời mọi thông tin cần thiết để phát triển sản xuất chè.
3.6 Các giải pháp về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Những giải pháp về chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho phát triển sản xuất chè:
Hỗ trợ vốn để trồng mới, hỗ trợ trông chè giống mới bằng phương pháp
giâm cành 30% giá giống.Hỗ trợ phục hồi chè trung du truyền thống 100% giá
giống.
Người trồng chè tùy theo nhu cầu vay vốn để có thế vay vốn dài hơn với
lãi xuất ưu đãi. Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài
nước để tạo vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh phát triển sản xuất chè.
Khuyến khích người dân phát triển sản xuất chè nhằm huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ theo quy hoạch.
Khuyến khích các hộ trồng chè áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn
bằng đầu tư công nghệ sinh học mức hỗ trợ 50% ( cho 100 sản phẩm đầu tiên ).
Đào tạo nâng cao kiến thức cho người trồng chè về kỹ thuật sản xuất, chế
biến chè.
Xây dựng các mô hình trồng chè sạch, chè an toàn chất lượng cao, mô
hình cải tạo chè xuống cấp.

Xây dựng mô hình quản lí chất lượng từ khâu sản xuất – chế biến – tiêu
thụ, đảm bảo uy tín chất lượng trà Thái Nguyên.
* Tiểu kết
Chè Thái Nguyên đã khẳng định được thương hiệu của mình ở cả trong và
ngoài nước, nhưng để phát triển lâu dài và bền vững cần phải có các giải pháp
cùng với chính sách phát triển phù hợp. Ở chương 3 này tôi đã nêu lên những
chính sách của nhà nước đối với phát triển cây chè và các giải pháp để phát triển
có hiệu quả ngành sản xuất chè đó là: Quy hoạch vùng sản xuất; Mở rộng diện
tích trồng chè và cơ cấu giống; Ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật;
Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm; Đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật và các giải phá về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước. Những giải pháp này sẽ làm tăng sản lượng và chất lượng chè Thái
Nguyên, để chè Thái Nguyên có thể phát triển bền vững mãi về sau.

20


KẾT LUẬN
Chè là một loại cây công nghiệp lâu năm được trồng ở nhiều nơi. Ở Thái
Nguyên nói chung và TP. Thái Nguyên nói riêng được thiên nhiên ưu đãi cho
khí hậu, thổ nhưỡng hết sức phù hợp với sản xuất cây chè. Vốn là vùng đất giàu
tiềm năng phát triển cây chè thành phố Thái Nguyên trong những năm vừa qua
thực sự đã làm rất tốt công tác phát triển sản xuất chè, đem lại hiệu quả kinh tế
rất ổn định và đang từng bước cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sông nhân dân
trồng chè nơi đây. Tuy nhiên nhìn lại những năm vừa qua thì tình hình sản xuất
chè tại thành phố Thái Nguyên vẫn còn chậm chưa tương xứng với thế mạnh của
vùng, mức đầu tư cho sản xuất chè còn thấp, người dân trồng chè chưa nhận
thức rõ vai trò của yếu tố chất lượng chưa đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu,
quan tâm nhiều đến yếu tố sản lượng hơn do đó nên hiệu quả kinh tế là chưa
cao. Đời sống vật chất tinh thần của người dân trồng chè đã được nâng lên đáng

kể tuy nhiên vẫn gặp phải không ít khó khăn.Vì vậy cần phải có những giải pháp
cụ thể để có thể giải quyết trong những năm tới, để tạo cơ sở vật chất kĩ -thuật,
tinh thần vững trắc thúc đẩy sản xuất phát triển, để vùng chè Thái Nguyên phát
triển bền vững và xứng đáng với danh hiệu “ Đệ Nhất Danh Trà”.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TSKH – Trần Ngọc Thêm “ Chè Và Văn Hóa Uống Trà “
2. “ Chè Thái Nguyên “, Báo Thái Nguyên, xuất bản lần 2, năm 2013
3. T.S Võ Thái Dân “CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO CÂY CHÈ NGUỒN
GỐC, PHÂN BỐ, CÔNG DỤNG VAD VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ”
4. Nguyễn Thị Huyền, Luận văn thạc sỹ, Phát triển ngành chè ở tỉnh Thái
Nguyên
5. Nguyễn Huy Thái, Luận văn Thạc sỹ, Những biện pháp chủ yếu nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên

22


PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Ảnh 1: Hình ảnh giới thiệu về cây chè
( Ảnh do tác giả tiểu luận chụp )

23



Phụ lục 2

Ảnh 2: Chế biến chè theo phương pháp thủ công
( Ảnh do tác giả tiểu luận chụp )

Ảnh 3: Chế biến chè theo phương pháp công nghiệp
( Ảnh do tác giả tiểu luận chụp )

24


Phụ lục 3
ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Xã/phường


Tổng cộng
Xã Phúc Hà
Xã Phúc Xuân
Xã Quyết Thắng
Xã Phúc Trìu
Xã Thịnh Đức
Xã Tân Cương
Xã Tích Lương
Xã Lương Sơn
Phường Trung Thành
Phường Phú Xá
Phường Tân Lập
Phường Tân Long
Phường Thịnh Đán

Số hộ
trồng
chè(h
ộ)
5.874
240
1.046
584
1.175
1.170
1.173
87
113
9

10
45
120
102

Tổng
Diện
Diện tích
Diện
diện
tích chè
chè thu
tích chè
tích
trồng
hoạch(ha
trồng
(ha)
mới(ha)
)
cành(ha)
7.060,6
17,69
857,01
168,27
24,9
20,46
0,21
279,72
3,92

233,29
50,71
73,84
0,51
57,88
10,87
227,87
4,75
173,03
48,85
154,76
0,57
121,73
6,96
256,58
7,94
218,25
48,83
22,76
6,06
0,37
37,31
7,87
1,404
8,23
0,05
11,54
0,07
18,67
2.34

0,07
43,26
8,93
27,23
7,05
(Phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên)

25


×