Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thực trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.14 KB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN
Không một ai có thể thành cồng khi đơn độc, và tôi cũng vậy. Ngoài sự nỗ
lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô.
Lời đầu tiên em xin trân thành cảm ơn TS. Bùi Thị Ánh Vân đã tận tình
hướng dẫn và chỉ dạy cho em những kiến thức trong những giờ giảng dạy sôi nổi
trên lớp.
Em cũng xin chân thành cảm cơn các cô chú anh chị tại UBND phường
Phú Thượng đã giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 01/08/2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Tất cả
thông tin, tư liệu trong công trình là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm nếu có sự không trung thực về nội dung thông tin được sử dụng
trong đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.......................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................2


6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
7. Đóng góp của đề tài..................................................................................2
8. Bố cục của đề tài.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ VÀ TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG..............4
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và khái niệm CBCC cấp xã.................4
1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã...................5
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................6
1.3. Tổng quan về địa phương......................................................................6
1.3.1. Vị trí địa lý..........................................................................................6
1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND phường Phú
Thượng............................................................................................................8
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND
PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG – QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .10
2.1. Thực trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng..............10
2.1.1. Về số lượng và cơ cấu.........................................................................10
2.1.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn............................................................10
2.1.3. Trình độ chính trị.................................................................................11


2.1.4. Trình độ quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ...............................12
2.1.5. Các kỹ năng thực thi công vụ.............................................................13
2.1.6. Thái độ ý thức thực thi công vụ..........................................................14
2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng CBCC tại UBND phường Phú Thượng..15
2.2.1. Ưu điểm...............................................................................................15
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế........................................................16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CBCC TẠI UBND
PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG- QUẬN TÂY HỒ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI......20
3.1. Mục tiêu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CBCC tại UBND

phường Phú Thượng......................................................................................20
3.1.1. Mục tiêu.............................................................................................20
3.1.2. Đề xuất giải pháp................................................................................20
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND phường
Phú Thượng...................................................................................................22
3.2.1. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể lực đội ngũ CBCC.................22
3.2.2. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC.................................................23
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ
cán bộ, công chức..........................................................................................23
3.2.4. Đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức.24
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, thực hiện công việc...............24
3.2.6. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CBCC.......25
KẾT LUẬN........................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................28


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
UBND
HĐND
CBCC
KT-XH
BHXH
BHYT
CNH-HĐH
UBMTTQ
TW


TT

TNCSHCM
CCHC
THCS
THPT

Nội dung
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Cán bộ công chức
Kinh tế xã hội
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Ủy ban mặt trận Tổ quốc
Trung ương
Nghị đinh
Quyết định
Thông tư
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Cải cách hành chính
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi công
việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém’’. Thực
hiện lời dạy của Người và trước yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, cải
cách hành chính đất nước hiện nay đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức xã,

phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) đáp ứng được về năng
lực, trình độ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ đảm nhiệm, ngày càng phải đạt
tiêu chuẩn theo chức danh, chương trình.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là lực lượng tiếp xúc trực tiếp, gần
nhất với nhân dân, tiếp thu và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân tới các cấp có thẩm quyền, là cầu nối giữa nhân dân địa phương với Đảng,
Nhà nước. Chính vì vậy, những chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước có
đến được tay nhân dân hay không đều dựa vào kết quả thực hiện công việc của
đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở này. Việc lựa chọn đúng người thật sự có tâm,
có tài, có đủ tiêu chuẩn chính trị và việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Làm sao để cán bộ,
công chức không chỉ phát huy được năng lực, sở trườngcủa mình mà còn là tấm
gương để người khác noi theo.
Xuất phát từ những lý do trên việc giá chất lượng cán bộ công chức cấp
xã là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì thế nên tôi đã lựa chọn đề tài “Thực
trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội”.
2.Lịch sử nghiên cứu
Chất lượng cán bộ công chức là vấn đề được nhiều người quan tâm nên
trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài của các nhà thạc sỹ, tiến sĩ.
Sau đây tôi xin liệt kê một số tác phẩm:
PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm. Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ( năm 2003). Trong tác phẩm này hai tác giả
1


đã chỉ ra và phân tích các luận cứ khoa học cho việc kiểm tra, giám sat và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.
TS.Nguyễn Văn Sáu và GS.Hồ Văn Thông. Thực hiện quy chế dân chủ

và xây dựng chính quyền ở cấp xã nước ta hiện nay (năm 2003) .
Thạc sỹ Nguyễn Huy Hoàng. Vai trò của đôin ngũ cán bộ chủ chốt xã,
phường, thị trấn trong thời kì mới. (Tạp chí Tổ chức nhà nước số 10/2011).
Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước đang mạnh mẽ như hiện
nay, vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được đặc biệt
quan tâm. Tính đến nay chưa có công trình nghiên cứu về chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức của UBND phường Phú Thượng-quận Tây Hồ-thành phố Hà
Nội. Chính vì vây, tôi chọn đề tài trên là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận và
thực tiễn.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá chất lượng làm việc cũng như cách thức quản lý của đội ngũ cán
bộ , công chức của UBND phường Phú Thượng. Đồng thời kiểm tra nhưng quy
định quy chế đối với cán bộ, công chức có phù hợp với hoàn cảnh thức tiễn xã
hội hiện nay, cụ thể là trên địa bàn của phường Phú Thượng. Từ đó có thể đưa ra
những giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
4.Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá chất lượng cán bộ, công chức tại UBND phường Phú Thượng,
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
5.Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: các phòng ban thuộc UBND phường Phú Thượng
- Thời gian: Tháng 06/2016 đến tháng 08/2016.
6.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp thu thập số liệu
7.Đóng góp của đề tài
- Luận văn góp phần về lý luận và thực tiến vấn đề chất lượng đội ngũ
2



cán bộ, công chức cấp xã nói chung dựa trên những phân tích, đánh giá thực
trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng như đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.
- Luận văn là tài liệu tham khảo, giúp tham mưu cho lãnh đạo UBND
phường Phú Thượng dựa vào đó đưa ra những chính sách, chế độ đảm bảo chất
lượng và hoạt động của đội ngũ CBCC cấp xã.
8. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung
bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
UBND phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

3


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÀ
TỔNG QUAN VỀ UBND PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và khái niệm CBCC cấp xã
Theo Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008 thì khái niệm cán bộ,
công chức được hiểu:
- Cán bộ: là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách

nhà nước.
- Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà 8
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được
bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
- Theo khoản 2,3,4 điều 61Luật cán bộ công chức 2008 quy định chức
danh, chức vụ cán bộ công chức cấp xã bao gồm:
 Cán bộ có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND
4


+ Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND
+ Chủ tịch Ủy ban MTTQ
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
 Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Trưởng công an
+ Chỉ huy trưởng Quân sự

+ Văn phòng – Thống kê
+ Tài chính – Kế toán
+ Tư pháp – Hộ tịch
+ Văn hóa – Xã hội
+ Địa chính – Xây dựng – Đô thị
1.1.2. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
- Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: “ Chất lượng là mức độ phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng”,.
- Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất , giá trị của một con người, một sự
vật, sự việc [1.Tr144].
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là: “tập hợp tất cả những
đặc điểm, thuộc tính của từng cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với cơ cấu, đáp
ứng được yêu cầu theo nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, đơn vị, đồng 10 thời
là tổng hợp những mối quan hệ giữa các cá nhân cán bộ, công chức cấp xã với
nhau; sự phối kết hợp hoạt động trong thực thi nhiệm vụ chung nhằm đáp ứng
yêu cầu, mục tiêu chung một thời điểm nhất định của địa phương”.
- Nói đến chất lượng từng cán bộ, công chức cấp xã được biểu hiện cụ thể
thông qua tình trạng sức khỏe để làm việc; tiếp đến là chất lượng lao động, khả
năng triển khai, hoàn thành nhiệm vụ được giao; thái độ, tinh thần phục vụ nhân
dân trong thực thi công việc; trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức,
chính trị; khả năng thích ứng với điều kiện cải cách hành chính đang diễn ra
5


ngày càng sâu rộng như hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn hội nhập quốc
tế...Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã còn được thể hiện ở
mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với nhau: sự phối kết hợp trong công tác,
triển khai nhằm hoàn thành nhiệm vụ; giúp đỡ, ủng hộ nhau trong cả quá trình
lao động.
1.2. Cơ sở thực tiễn

Chất lượng cán bộ công chức đang là vấn đề được báo chí đề cập nhiều,
đông thời cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Công chức đặc biệt là
công chức cán bộ cấp xã – là những người gần dân nhất, là nêu bày tỏ những ý
chí của nhân dân. Thế nên chất lượng công chức cán bộ cấp xã là vấn đề cần
được chú trọng.
Phường Phú Thượng là phường mới thế nên kinh nghiệm quản lý còn non
kém, có những cách xử lý tình huống còn chưa thỏa đáng. Trong thời gian đầu
thành lập một số cán bộ công chức đã lợi dụng để làm mập mờ giấy tờ dẫn đến
mất lòng tin của nhân dân. Thế nên việc đánh giá chất lượng cán bộ công chức
tại UBND là việc thiết yếu.
1.3. Tổng quan về địa phương
1.3.1. Vị trí địa lý
Phường Phú Thượng là một phường thuộc quận Tây hồ
- Phía Bắc giáp sông Hồng
- Phía Nam giáp Khu đô thi Nam Thăng Long (Ciputra)
- Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm
- Phía Tây giáp phường Nhật Tân
Trước khi được thành lập quận Tây hồ (1995) xã Phú Thượng được chia
làm 3 làng là: Thượng Thụy (làng Bạc), Phú Gia (làng Gạ), Phú Xá (làng Sù).
Trụ sợ của UBND phường nằm trên tại số 148 phố Phú Gia.
Phú Thượng là một ngôi làng truyền thống ven sông, với rất nhiều nghề
truyền thống khác nhau.
 Làng Thượng Thụy nổi tiếng với nghề trồng hoa lay ơn và buôn chuối.
Sau chuyển sang trồng đào và một số loại hoa màu khác.
6


 Làng Phú Gia với nghề truyền thống nổi tiếng là nấu xôi. Bên cạnh đó
làng cũng nổi tiếng với nghề nấu rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê. Những xôi vẫn
là món được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng nhất

Làng Gạ có gốc cây đề
Có sông tắm mát có nghề bán xôi
- Làng Phú Xá có nghề trồng đào với nghề làm bún. Hoa đào Phú Xá
cũng rất được nhiều khách ương chuộng và đẹp không kém gì đào Nhật Tân
Làng Gạ đi bán bánh trôi
Làng Sù bán bún dính môi lằng nhằng
Không chỉ có những làng nghề truyền thống Phú Thượng còn là một ngôi
làng cách mạng, ngôi làng văn hóa với nhiều di tích lịch sử. Hiện nay tại phường
Phú Thượng vẫn còn một số di tích lịch sử, văn hóa
Làng Phú Xá nay còn gìn giữ ngôi mộ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm vì đây là
quê chồng- là ông Tiến sĩ Nguyễn Kiều
Làng Phú Gia có nhiều điểm di tích cách mạng được hình thành từ thời
kỳ tiền khởi nghĩa như cơ sở in cờ giải phóng tại nhà bà Hai Vẽ. Nơi chủ tịch Hồ
Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất Hà Nội là cây gạo ven đê sông hồng rồi
đi theo bờ đê đến nhà ông Công Ngọc Kha (Trần Lộc) vào ngày 23 tháng 08
năm 1945 ở lại đó tới chiều 25 tháng 8 Bác được các ĐC.Nguyễn Lương
Bằng, Trần Đăng Ninh,Võ Nguyên Giáp về đón Bác vào nội thành Hà Nội trước
khi đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.
Chùa Bà Già là một ngôi chùa ở làng Phú Gia.Chùa có một lai lịch khá cổ.
Nguyên, Phú Gia (tên nôm là làng Gạ) là nơi các vua nhà Trần định cư. Một bộ
phận người Chăm được đưa từ phía nam ra đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn
thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường tới đây
đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì. Có thể cái tên Bà Già là từ Đada-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự".
Đình Phú Gia là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị nhiều mặt
trong kho tàng văn hóa Nhà nước nằm trong di tích quan trọng của văn hóa Hồ
Tây lịch sử. Cho đến nay, lai lịch về ngôi đình vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Theo sử
7


sách, làng Phú Gia từ lâu đã suy tôn thần Khai Nguyên, một tướng thời Hùng

Vương thứ 6 có công đánh giặc Ân giữ nước, làmthành hoàng làng. Tương
truyền ngài còn có công trị nạn hồng thủy, đem lại bình yên, hạnh phúc cho dân
lành và được vua ban 12 đạo sắc, phong làm Thành hoàng làng với 12 chữ "Cứu
nước, cứu dân, âm phù, dương trợ, dân tình yên ổn". Để tưởng nhớ công ơn của
thần Khai Nguyên, theo lệ hàng năm vào mùng 8/1 (âm lịch) đến 11/1 (âm lịch)
- chính hội là 10/1 (âm lịch), dân làng Phú Gia lại mở hội để tưởng nhớ tới ngài,
âu cũng là một nét văn hóa đẹp trong truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của
người Việt.
Làng Thượng Thuỵ có ngôi nhà thờ Kitô giáo khá lớn xây từ đầu thế kỷ
XX.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của UBND phường Phú
Thượng
- Cán bộ:
 Chủ tịch UBND – Ông Nguyễn Thanh Tịnh
 Phó chủ tịch UBND – Ông Nguyễn Văn Bình Lâm phụ trách Văn hóa –
Xã hội
 Phó chủ tịch UBND – Ông Kiều Văn Tâm phụ trách Địa chính - Xây
dựng
 Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND – Bà Mai Thị Hồng
 Phó chủ tịch HĐND - Ông Công Nghĩa Tiến
 Bí thư Đoàn TNCSHCM – Bà Chu Thị Minh Thảo
 Chủ tịch UBMTTQ – Ông Hy Minh Tuấn
 Chủ tịch Hội cựu chiến binh – Ông Mai Đức Khánh
- Công chức:
 Trưởng công an : Ông Nguyễn Đình Đức
 Trưởng ban chỉ huy quân sự: Nguyễn Văn Minh
 Văn phòng thống kê : bà Nguyễn Thùy Linh
 Địa chính xây dựng : Ông Hoàng Anh Tâm, Ông Nguyễn Thiện Anh
8



 Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả lời kết quả: Bà Lê Thùy Linh, Ông
Hoàng Việt Hà, Bà Nguyễn Phương Linh
 Lao động – thương binh xã hội : Ông Hoàng Anh Thiện, Bà Đỗ Thị Thu
 Tài chính – kế toán: Bà Nguyễn Thị Vân, Bà Đoàn Thu Hiền
 Văn hóa – thông tin : Ông Hoàng Gia Quốc, Ông Trần Anh Linh
 Tư pháp – hộ tịch : Bà Phạm Diệu Linh
 Cơ sở hạ tầng, môi trường: Ông Hoàng Bảo Anh, Ông Phạm Minh Tuấn
Tổng cộng UBND phường có 17 công chức có trình độ chuyên môn nghề
nghiệp, được đào tạo và thường xuyên được đi tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng
nghiệp vụ
 Tiểu kết
Chất lượng cán bộ công chức đặc biệt là cán bộ công chức cấp xã – nơi
gần nhân dân nhất. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới vấn đề này,
những cán bộ công chức cấp xã chính là cầu nối giữa nhưng cơ quan nhà nước
cấp trên, là nơi truyền đạt định hướng của Đảng và Nhà nước tới nhân dân.
CBCC cấp xã cũng nơi tiếp nhận tâm tư nguyên vọng, ý chí của người dân. Chất
lượng CBCC cũng là một phần quá trình CCHC của Nhà nước đang thực hiện.
Việc đánh giá chất lượng cán bộ công chức là điều thiết yếu không chỉ riêng
phường Phú Thượng mà còn ở mọi địa phương trên cả nước.

9


CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND PHƯỜNG PHÚ
THƯỢNG – QUẬN TÂY HỒ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng cán bộ công chức tại UBND phường Phú Thượng
2.1.1. Về số lượng và cơ cấu
- Về số lượng cán bộ công chức UBND phường Phú Thượng có tổng

cộng là 25 người (8 cán bộ và 17 công chức)[2.Tr8].
Bảng 2.1 cơ cấu cán bộ công chức của UBND phường Phú Thượng năm
2015.
Đvị: %
Cơ cấu
Giới tính
Độ tuổi

Cán bộ
Công chức
Nam
Nữ
18-35 tuổi
35-60 tuổi
Trên 60 tuổi

32%
68%
53%
47%
52%
40%
8%

- Số lượng cán bộ công chức nam và cán bộ công chức nữ ở tại UBND
phường Phú Thượng có sự cân bằng, phù hợp với bình đẳng giới.
- Cán bộ công chức tại UBND có sự hòa hợp về lứa tuổi. Chiếm đa số là
ở độ tuổi 18-35 độ tuổi của sự năng động, độ tuổi của thanh niên, độ tuổi khát
khao thể hiện bản thân. Bên cạnh đó UBND phường cũng có sự kết hợp với
những người có kinh nghiệm trong lam việc để tạo nên môi trường làm việc vui

vẻ, năng động, kích thích khả năng sang tạo.
2.1.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn
Trình độ văn hóa là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thức
phổ thông. 100% cán bộ công chức của UBND phường đều tốt nghiệp THPT,
đây là một điểm khá là tích cực của UBND phường. Trong số 25 cán bộ công
chức thì có 15 người trình độ đại học, 10 người trình độ cao đẳng; đây là một
điểm mạnh của UBND phường Phú Thượng khi có đội ngũ cán bộ công chức
được đào tạo có chuyên môn nghề nghiệp.
10


Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành
nghề nhất định, là kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của
cán bộ công chức. Và đặc biệt 17 công chức phường được làm đúng chuyên
môn nghề nghiệp với những gì mình được đào tạo các trường có chuyên môn.
[2.Tr10].
Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của cán bộ công chức
UBND phường Phú Thượng năm 2015
Đvị: người
Trình độ Văn hóa
THCS
0 (0%)

Trình độ chuyên môn
Đại học
Cao đẳng
15 (60%)
10 (40%)

THPT

25 (100%)

2.1.3. Trình độ chính trị
Bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ văn hóa; trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC UBND phường
Phú Thượng cũng ngày càng được nâng lên.
Bảng 2.3 Trình độ lý luận chính trị của CBCC UBND phường Phú
Thượng năm 2015
Đvị: người
S

Trình độ đào tạo

Năm 2015

Tỷ lệ

1
2
3
4
5

Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
Cử nhân
Tổng


17
5
3
0
0
25

68%
20%
12%
0
0
100

TT

Dựa vào bảng số liệu nhân thấy chỉ có 8 cán bộ công chức được đào tạo
chuyên môn chính trị và đặc biệt 8 người này đều là cán bộ của UBND phường
Phú Thượng. Còn lại 17 công chức chưa được đào tạo chuyên môn chính trị thì
UBND phường cũng đang cố đăng sắp xếp để cử những công chức có phẩm chất
tốt nhất để đi học nâng cao trình độ chính trị của mình.
11


2.1.4. Trình độ quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ
- Trình độ quản lý nhà nước được chia thành các cấp: chuyên viên cao
cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự.
Bảng 2.5 Trình độ quản lý nhà nước của CBCC UBND phường Phú
Thượng
Đvị: người

STT
1
2
3
4

Trình độ quản lý nhà nước
Chuyên viên cao cấp
Chuyên viên chính
Chuyên viên
Cán sự
Tổng

Số lượng
0
0
13
4
17

Nhận thấy tại UBND phường Phú Thượng chưa có công chức nào đạt đến
trình độ chuyên viên chính. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của các công chức
tại phường.
- Trình độ tin học:
Bảng 2.6 Trình độ tin học của CBCC UBND phường Phú Thượng
Đvị: người
STT
1
2
3


Trình độ tin học
Cử nhân
Có chứng chỉ
Chưa có chứng chỉ
Tổng

Số lượng
2
23
0
25

Nhìn bảng số liệu ta thấy CBCC tại UBND phường Phú Thượng có trình
độ cơ bản về tin học, sử dụng máy tính tốt trong đó có 2 người là là cử nhân tin
học. Trong thời kì công nghệ thông tin nay thì CBCC sử dụng thành thạo tin học
cũng là điểm mạnh. Khi mà các công việc chính đều được làm trên máy vi tính
từ lưu giữ tài liệu, tiếp nhận hồ sơ… Đây là một điểm tốt của UBND phường
nhưng UBND cũng cần cố gắng phát huy và có nhiều trình độ cử nhân tin học.
- Trình độ ngoại ngữ;
Bảng 2.7 Trình độ ngoại ngữ CBCC UBND phường Phú Thượng
12


Đvị: người
STT
1
2
3


Trình độ ngoại ngữ
Cử nhân
Có chứng chỉ
Chưa có chứng chỉ
Tổng

Số lượng
1
22
2
25

Trong thời đại toàn cầu hóa thì ngoại ngữ là một yêu tố quan trọng để
giúp các quốc gia giao thương với nhau. Nhìn bảng số liệu nhận thấy trình độ
ngoại ngữ của CBCC UBND phường Phú Thượng mới chỉ ở mức trunng bình.
Đây là một hạn chế giúp CBCC có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý từ những
quốc gia phát triển tiên tiến.
2.1.5. Các kỹ năng thực thi công vụ
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chuyên ngành phục vụ cho công việc thì
đòi hỏi đội ngũ CBCC cấp xã nhất thiết phải có những kỹ năng cơ bản trong quá
trình thực thi công vụ.

Bảng 2.8 Kết quả tự đánh kỹ năng thực thi công vụ của CBCC UBND
phường Phú Thượng
STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Các kỹ năng
Số phiểu
Kỹ năng ra quyết định
25
Kỹ năng giao tiếp
25
Kỹ năng tổ chức cuộc họp
25
Kỹ năng lãnh đạo
25
Kỹ năng soạn thảo văn bản
25
Kỹ năng viết báo cáo
25
Kỹ năng thu thập xử lý thông
25

Mức độ
Tốt: 10, Khá: 7, TB: 8
Tốt: 17, Khá: 4, TB: 4
Tốt: 7, Khá: 12, TB: 6
Tốt: 7, Khá 17, TB: 1
Tốt: 20, Khá 5, TB: 0
Tốt: 18, Khá 7, TB: 0
Tốt: 15, Khá 10, TB: 0


tin
Kỹ năng vận động tập hợp quần

Tốt: 5, Khá 10, TB: 10

13

25


9

chúng nhân dân
Kỹ năng triển khai các chính

25

Tốt: 15, Khá 9, TB: 1

sách của Nhà nước
2.1.6. Thái độ ý thức thực thi công vụ
Bảng 2.9 Kết quả đánh giá của công dân địa phương về thái độ, ý thức
trong thực thi công vụ cua CBCC UBND phường Phú Thượng
STT
1
2
3
4

Các tiêu chí

Thái độ đón tiếp công dân
Tác phong làm việc
Cách giao tiếp ứng xử
Ý thức, tinh thần trách nhiêm

Số phiếu
30
30
30
30

Mức độ
Tốt: 20, Khá 5, TB: 5
Tốt: 15, Khá 10, TB: 5
Tốt: 19, Khá 5, TB: 6
Tốt: 17, Khá 5, TB: 8

trong công việc
Nhìn chung kết quả đánh giá của công dân về CBCC phường Phú
Thượng là tương đối tốt tuy nhiên vẫn con đôi lúc chưa tập trung công việc, vẫn
còn có CBCC gây khó dễ cho công dân. Qua đó cần đào tạo, bồi dưỡng về kiến
thức, năng lực và thái độ thực thi công vụ của CBCC, đồng thời tang cường sự
giám sát của các ban ngành, đoàn thể và cả nhân dân đối với CBCC.
2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng CBCC tại UBND phường Phú
Thượng
2.2.1. Ưu điểm
Nhìn chung đội ngũ CBCC tại UBND phường Phú Thượng đã có những
sự tiến bộ về chất lượng góp phần quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đúng đối
tượng nhân dân, góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,

xóa đói giảm nghèo, xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị,
quốc phòng tại địa phương.
Về cơ bản, đến nay đội ngũ CBCC tại UBND phường Phú Thượng ngày
càng được tiêu chuẩn hóa cả về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị,
trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ và dần thay đổi theo xu
hướng tích cực hơn, nâng cao hơn. Năng lực của đội ngũ CBCC, nhất là những
14


CBCC trẻ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ngày càng tăng, từng bước
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Đội ngũ CBCC không ngừng được củng cố, đa số được rèn luyện, thử
thách qua thực tiễn trong quá trình công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
phẩm chất đạo đức tốt bất chấp những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế
thị trường, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, gắn bó mật thiết
với nhân dân góp phần nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân
đến các cấp có thẩm quyền, tích cực tuyên truyền, vận động giải thích cho quần
chúng nhân dân hiểu và làm theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Nhiều CBCC cơ sở có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó
khăn về điều kiện làm việc, mức tiền lương và thu nhập còn hạn chế để nỗ lực
phấn đấu công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao và học tập, rèn luyện. Thái
độ giao tiếp của công chức thực thi nhiệm vụ ở cơ sở với công dân có chuyển
biến rõ rệt, có ý thức trách nhiệm, tận tình và chu đáo, ứng xử đúng mực, trực
tiếp chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Để có được thành công trên là nhờ sự quan tâm của các cấp ủy đảng,
chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho đội
ngũ CBCC cũng như làm tốt công tác cán bộ: tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch,
đào tạo, sử dụng, đánh giá, kiểm tra, quản lý CBCC. Mặt khác, cũng do sự nỗ
lực của đội ngũ CBCC đã phấn đấu học hỏi, vươn lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm

vụ với tính chất ngày một phức tạp của công việc.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ cán bộ, công chức UBND phường Phú
Thượng cũng vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất là trước yêu cầu đổi mới
trong cải cách hành chính và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Về cơ cấu, số lượng: một trong những vấn đề nan giải mà không chỉ
riêng UBND phường Phú Thượng mắc phải hiện nay là vừa thừa, lại vừa thiếu
CBCC, đặc biệt là những CBCC có trình độ, năng lực chuyên môn, khả năng
làm việc tốt. Đây thực sự là bài toán khó cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả
15


hoạt động của đội ngũ CBCC này.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học: số lượng CBCC sử dụng thành thạo cả tin
học và ngoại ngữ gần như không có, đây là một hạn chế khá quan trọng trong
quá trình hội nhập và học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển.
- Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị: CBCC tại UBND chỉ mới có
trung cấp về chính trị nhưng số lượng vẫn còn hạn chế, trình độ chuyên môn sau
đại học không có.
- Ý thức, thái độ, phẩm chất chính trị, đạo đức trong thực thi công vụ:
Bên cạnh những CBCC được đánh giá là có thái độ, phẩm chất đạo đức tốt, vẫn
còn tồn tại những CBCC có ý thức công vụ kém: thái độ tiếp đón công dân thiếu
nhiệt tình, thiếu lịch sự, chưa đúng mực. Nhiều CBCC có quan điểm chính trị
chưa vững vàng, dễ bị tiêu cực bên ngoài tác động, ngày càng có biểu hiện xa
dân, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, vi phạm quyền làm chủ của
nhân dân.
 Theo quy định giờ làm việc là: Sáng 8h-11h30, chiều 13h3016h30[4.Tr3]. Những vẫn có một số CBCC đôi lúc vẫn đi muộn về sớm chưa sử
dụng hiệu quả thời gian.



Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất là nguyên nhân do lịch sử để lại: Một số CBCC do chuyển từ cơ
chế cũ, lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, không cùng điểm xuất
phát: từ quân nhân, thanh niên xung phong hoàn thành nghĩa vụ trở về địa
phương; từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước nghỉ hưu tại quê hương; từ
học sinh, sinh viên và lực lượng đáng kể thanh niên ở cơ sở không thoát ly được,
tự phấn đấu trưởng thành nên cơ cấu chưa đồng bộ, tuy có nhiều kinh nghiệm
nhưng không được đào tạo bài bản, lại chịu ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông, sản
xuất nhỏ trong thực thi công vụ: tư tưởng bảo thủ, áp đặt, giải quyết công việc
theo cảm tính, thiếu chuyên nghiệp…
Thứ hai là do bản thân đội ngũ CBCC vẫn còn không ít người có tư tưởng
bảo thủ, trì trệ, thiếu sáng tạo, chưa chịu khó học tập, rèn luyện, phấn đấu khiến
cho việc chuyển biến, đổi mới tư duy còn chậm, còn chủ quan, làm việc chủ yếu
16


dựa trên kinh nghiệm, chưa kịp thời cập nhật nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ dẫn đến những bất cập trong xử lý công việc, nhất là từ những
bất ngờ phát sinh trong thực tiễn. Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa kịp thời, đầy đủ; việc triển
khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp cơ sở còn chậm; nhiều sai sót, dẫn đến
nhiều đơn thư, khiếu nại...
Thứ ba là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch CBCC chưa được
quan tâm đúng mức cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đội ngũ CBCC.
Các hình thức tuyển dụng tuy đã được đa dạng hóa nhưng vẫn chưa xóa bỏ hoàn
toàn cơ chế “xin- cho”, “chạy điểm”, chưa đảm bảo tính công khai, công bằng
khiến cho các thí sinh không dám đăng ký tham gia vì tâm lý cho rằng thi tuyển
chỉ là hình thức, mỗi chỉ tiêu đã có sắp xếp trước. Hơn nữa, trên địa bàn thị xã
có rất nhiều khu công nghiệp, thu hút một lượng lớn học sinh, sinh viên địa

phương sau khi tốt nghiệp vào làm việc nên khó khăn trong việc tạo nguồn, quy
hoạch đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ tư là các chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với CBCC còn
nhiều bất hợp lý, chưa đảm bảo yên tâm công tác, cống hiến, làm giảm chất
lượng đội ngũ CBCC cấp xã trong thực thi nhiệm vụ. Chính sách tiền lương
mang yếu tố bình quân, người làm ít cũng như người làm nhiều, miễn là cùng
bậc lương. Vì hưởng lương theo ngân sách nên hệ số lương còn thấp, khoảng
cách giữa các bậc lương ngắn, thời gian nâng bậc lương lâu (3 năm/ bậc), chưa
mang tính khuyến khích cao, chưa gắn nghĩa vụ với lợi ích, chưa tạo được động
lực thỏa đáng cho CBCC công tác tốt, không thu hút được nguồn CBCC có năng
lực tham gia công tác tại xã, đó chưa kể lượng CBCC được đào tạo, bồi dưỡng
xong lại xin công tác ở nơi khác, hiện tượng CBCC bỏ việc Nhà nước ra bên
ngoài làm cũng khá phổ biến hoặc kết hợp, vừa làm công việc của xã vừa tham
gia sản xuất tại địa phương, ảnh hưởng đến công việc. Tiền lương của CBCC
thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn tham nhũng.
Thứ năm là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC tuy đã được quan
tâm nhưng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn thấp do hạn chế về trang thiết bị,
17


phương pháp dạy học và trình độ của giảng viên, thiếu nguồn kinh phí dành cho
đào tạo, bồi dưỡng, nội dung và chương trình đào tạo chưa sát với thực tiễn đổi
mới liên tục, chưa tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng, nghiệp
vụ chuyên môn. CBCC nói chung chưa ý thức được mức độ quan trọng của các
lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, một số khác còn ngại học tập nâng cao trình độ
do tuổi cao mà chỉ tham gia vì hợp thức hóa bằng cấp, chứng chỉ vì mục đích
tăng lương, phụ cấp chứ không chú tâm đến kiến thức, kỹ năng thu được phục
vụ cho vị trí công việc.
Thứ sáu là công tác đánh giá, xếp loại CBCC chưa chặt chẽ, chính xác
nên chưa có cơ sở đúng đắn để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC. Các tiêu chí

đánh giá còn chung chung, chưa sát, chưa có tiêu chuẩn đối với từng chức danh
CBCC. Vì vậy chưa thể đánh giá đúng năng lực và mức độ hoàn thành công việc
thực tế của đội ngũ CBCC. Đây là công tác khó, nhận xét, đánh giá có lúc, có
nơi còn nể nang, không thực chất. Kết quả đánh giá vì vậy chưa có tính kích
thích, tạo sự thi đua về thực lực trong CBCC trong việc nâng cao trình độ
chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, phẩm chất, tinh thần trách niệm trong công việc
đảm nhận mà thay vào đó làm tăng thói xu nịnh, xây dựng các mối quan hệ với
cấp trên để phát triển.
Cuối cùng là công tác quản lý, kiểm tra cán bộ, công chức chưa được chú
trọng và còn nhiều lệch lạc. Công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở tính hình thức
chưa kiểm tra sâu sắc, triệt để CBCC về chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế làm
việc và nhất là hiệu quả thực tế của nhiệm vụ được giao. Việc thanh kiểm tra
công vụ diễn ra chưa thường xuyên và chưa hiệu quả, chưa thực sự coi trọng vai
trò của các tổ chức chính trị - xã hội và của quần chúng nhân dân trong việc
tham gia quản lý, giám sát đội ngũ CBCC. Các hình thức xử lý CBCC vi phạm
còn nhẹ, chưa có tính răn đe, làm gương.
 Tiểu kết
Chất lượng đội ngũ CBCC luôn đi đôi với chất lượng công việc. CBCC
tại UBND phường Phú Thượng có những ưu điểm như là năng động, cầu tiến
chất lượng về trình độ tin học, chuyên môn nghề nghiệp cũng đang dần được
18


nâng cao. Phẩm chất CBCC cũng đang dần dần cải thiện, dần dân lấy lại được
niềm tin của nhân dân đối với UBND phường sau nhưng bê bối trước đây
UBND phường gây ra. Bên cạnh nhưng tiến bộ thì CBCC tại UBND phường
Phú Thượng vẫn mắc phải một số hạn chế như trình độ ngoại ngữ còn hạn chế,
một số CBCC vẫn còn tác phong làm việc của cơ chế cũ, đến muộn về sớm dẫn
đến chất lượng công việc không được cao nhất, khả năng hoàn thành công việc
chưa được tốt. Những ưu điểm, hạn chế của CBCC tại UBND phường Phú

Thượng sẽ giúp cơ quản lý cấp trên sẽ đưa ra các quyết định, hay điều chỉnh các
quy chế sao cho phù hợp giúp phát huy hiểu quả làm việc cao nhất cho CBCC.

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CBCC TẠI UBND PHƯỜNG
PHÚ THƯỢNG- QUẬN TÂY HỒ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Mục tiêu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng CBCC tại
UBND phường Phú Thượng.
3.1.1. Mục tiêu
- Xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có đủ về số lượng và chất lượng, đồng
bộ về cơ cấu, từng bước trẻ hóa đội ngũ và tăng cường CBCC nữ về công tác tại
xã, phường.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn về chất lượng, có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, đầy đủ các kỹ năng thực thi
nhiệm vụ, có năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ hiện nay và trong những năm tiếp theo.
- phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về văn hóa, chuyên
19


môn và chính trị, chú trọng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị, Đại học chuyên
môn. 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND được đào tạo, bồi dưỡng
trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, phương pháp, kỹ năng
quản lý điều hành; 100% công chức cấp xã được đào tạo, biết sử dụng và sử
dụng thành thạo tin học văn phòng.
- Như vậy, việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở trong
sạch, vững mạnh; có số lượng hợp lý, chuyên nghiệp hiện đại, đủ phẩm chất và
năng lực thi hành công vụ; thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước, tận tụy phục
vụ sự nghiệp cách mạng và nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là một yêu cầu quan trọng, là mục tiêu xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức hành chính nhà nước nói chung và cán bộ công chức cấp cơ
sở nói riêng của UBND phường Phú Thượng cũng như của cả nước.
3.1.2. Đề xuất giải pháp
1.Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC phải phù hợp với quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn.
Sự lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng là nhân tố quyết định sự
thành công của công tác cán bộ. Từ quan điểm đến phương pháp đánh giá, đào
tạo, bồi dưỡng, công tác bầu cử, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ phụ thuộc
vào vai trò cấp ủy và các tổ chức Đảng. Đảng thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, các địa phương, coi đó là một trong
những công việc quan trọng bậc nhất của Đảng. Điều này đã tạo động lực cho
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học
tập, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện trình độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa đời sống người dân
nông thôn phát triển từng bước.
2.Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn, nhằm đáp ứng quá trình CNH - HĐH
Trong bối cảnh đất nước tiếp tục đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thực
hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020,
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đặt ra yêu cầu ngày càng cao
20


×