Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn của UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.72 KB, 41 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Công tác quản lí nhà nước về đất
đai trên địa bàn của UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” là nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Mọi số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm nếu không có sự trung thực về thông tin sử dụng trong
công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu đề tài tại UBND huyên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Yên Lập và anh Đỗ Văn
Hải đã cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi Thị Ánh Vân
– giảng viên bộ môn “ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học ” đã trang bị cho
tôi những kiến thức cơ bản cần có để hoàn thành nghiên cứu này.


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UBND: Uỷ ban nhân dân
CHDCNDL:Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
CNQSĐ: Công nhận quyền sử dụng đất
NXB: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
Chương 1...............................................................................................................3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ
KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA............................3


1.1. Lí luận chung về công tác quản lí nhà nước về đất đai..........................3
1.1.1. Khái niệm đất đai và quản lí nhà nước về đất đai...............................3
1.1.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của quản lí nhà nước về đất đai.....3
1.2. Tổng quan về địa bàn huyện Sốp Cộp....................................................5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường huyện Sốp Cộp...........5
1.2.2. Thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội................7
* Tiểu kết.......................................................................................................8
Chương 2...............................................................................................................9
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN CỦA UBND HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA.......................................9
2.1. Kế hoạch quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn của UBND huyện
Sốp Cộp, tỉnh Sơn La....................................................................................9
2.1.1. Về việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai........9
2.1.2. Triển khai thực hiện Luật Đất đai trong từng đơn vị...........................9
2.2. Xác định địa giới hành chính, đo đạc lập bản đồ hành chính...............10
2.2.1. Xác định địa giới hành chính.............................................................10
2.2.2. Đo đạc lập bản đồ hành chính...........................................................11
2.3. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.......................12
2.3.1. Công tác điều tra hiện trạng sử dụng đất...........................................12
2.3.2. Đánh giá công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...................19
2.4. Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển dụng mục
đích sử dụng đất...........................................................................................20
2.4.1. Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.................................20
2.4.2. Quản lí việc chuyển dụng mục đích sử dụng đất...............................22
2.5. Đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong công tác lập,
quản lí hồ sơ địa chính và thống kê, kiểm kê đất đai..................................23
2.5.1. Đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong công tác lập,
quản lí hồ sơ địa chính.................................................................................23
2.5.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai...................................................24
2.6. Quản lí, giám sát việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết các tranh chấp,

khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lí và sử dụng đất đai............28
2.6.1. Quản lí, giám sát việc thanh tra, kiểm tra..........................................28
2.6.2. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc
quản lí và sử dụng đất đai............................................................................29
* Tiểu kết.....................................................................................................29
Chương 3.............................................................................................................30
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN CỦA UBND HUYỆN SỐP CỘP,
TỈNH SƠN LA....................................................................................................30


3.1. Đánh giá về công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn của
huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La........................................................................30
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................30
3.1.2. Hạn chế..............................................................................................31
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về đất đai
tại huyện Sốp Cộp.......................................................................................32
3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân
.....................................................................................................................32
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành Luật Đất
đai từ hai phía..............................................................................................32
* Tiểu kết.....................................................................................................33
Trong chương 3, tôi đã rút ra những ưu điểm và hạn chế và đề xuất ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa
bàn của UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Nhằm đóng góp một số ý kiến nhỏ
để phát triển quê hương ngày càng tiến bộ và văn minh trong công tác quản lí. 33
KẾT LUẬN.........................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................35
PHỤ LỤC............................................................................................................36



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn lực to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh và quốc phòng.
Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội: Là tài nguyên thiên nhiên vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của 1 số ngành
sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn để phân bố dân cư, là nền tảng để xây dựng nền kinh tế quốc dân. Đất
đai là đối tượng của các cuộc tranh chấp, tham vọng của một lãnh thổ. Đất đai là
dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng không thể
có quan niệm một quốc gia không có đất đai. Dưới góc độ chính trị pháp lý, đất
đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ
quyền quốc gia.
Qua đó, tôi thấy đây là một vấn đề quan trọng cần được Nhà nước quan
tâm trong công tác quản lí nhà nước và ở huyện tôi chưa có ai xây dựng đề tài
này, nên tôi triển khai nhằm đóng góp ý kiến để phát triển quê hương. Tôi đã tìm
hiểu và đang học chuyên ngành quản lí nhà nước, thế nên sau này khi ra trường
tôi sẽ làm công việc này. Vì vậy,tôi chọn đề tài “Công tác quản lí nhà nước về
đất đai trên địa bàn của UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” để làm bài tiểu
luận kết thúc học phần môn Phương pháp nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu và
thông qua khảo sát tình trạng công tác quản lí nhà nước về đất đai ở huyện Sốp
Cộp nhằm đưa ra một số biện pháp.
-Nhiệm vụ nghiên cứu: củng cố kiến thức vững chắc về quản lí nhà nước
về đất đai; khảo sát thực tế và tìm hiểu thực trạng công tác quản lí nhà nước về
đất đai ở huyện Sốp Cộp; đưa ra các giải pháp để nâng cao công tác quản lí nhà

nước về đất đai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: huyện Sốp Cộp với công tác quản lí nhà nước về đất đai.
-Phạm vi nghiên cứu:
+Về không gian: Trên địa bàn UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
+Về thời gian: Từ năm 2011-2015
1


4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo trình “ Quản lí quản lí nhà nước về đất đai ” (TS. Nguyễn Khắc
Thái Sơn) đã cung cấp cho tôi nội dung để làm chương 2 về cơ sở lí thuyết.
Báo cáo “Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015
huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” đã giúp cho tôi có cơ sở thực tiễn để triển khai đề
tài “ Công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn của UBND huyện Sốp
Cộp, tỉnh Sơn La ”
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
-Phương pháp xử lí thông tin.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, logic.
6. Giả thuyết.
- Nếu đề tài làm thành công thì sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành quản lí nhà nước.
- Trong quá trình quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sốp Cộp
thì đây là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lí để thực hiện tốt công tác.
7. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài được
triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác quản lí nhà nước về đất đai và khái
quát về UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lí nhà nước về đất đai trên điạ bàn
của UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà
nước về đất đai trên địa bàn của UBND huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

2


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
VÀ KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA
1.1. Lí luận chung về công tác quản lí nhà nước về đất đai
1.1.1. Khái niệm đất đai và quản lí nhà nước về đất đai
“ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập,
bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!” ( trích Luật Đất đai 1993 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam )
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. [1; Tr. 33]
1.1.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của quản lí nhà nước về đất đai
* Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất.

- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia; Tăng cường hiệu quả
sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu của công tác quản lý đất đai
- Phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất
đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.
* Nguyên tắc của quản lí nhà nước về đất đai.
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước.
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy,
không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản
chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất
đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận
pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước
trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được
3


quy định tại Điều 18, Hiến pháp 1992 "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đất đai 2003 "Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", "Nhà nước thực hiện quyền định
đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất
thông qua các chính sách tài chính vềđất đai"
- Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng
đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng.
Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất
đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu
chuyển giao quyền sử dụng. Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai

ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà
nước, vừa có ở trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử
dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu
tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất
đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải
quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người
trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2003 "Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê
đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất"
- Tiết kiệm và hiệu quả.
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản
lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên
tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong
quản lý đất đai được thể hiện bằng việc: -Xây dựng tết các phương án quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao; Quản lý và giám sát tết việc
thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có như vậy, quản lý
nhà nước về đất đai mới phục vụ tết cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra. [1; Tr.
45]
4


1.2. Tổng quan về địa bàn huyện Sốp Cộp
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường huyện Sốp Cộp
* Điều kiện tự nhiên.
Sốp Cộp là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La với
tổng diện tích tự nhiên là 148.088,00 ha, bao gồm 8 xã. Là huyện đặc biệt khó
khăn, nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, xa tỉnh lỵ, với đường biên giới dài

gần 120 km giáp với giáp với huyện Phôn Thoong (tỉnh Luông Pha Păng) huyện
Mường Ét và huyện Viêng Thoong (tỉnh Hua Phăn) nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào, chiếm 48% chiều dài biên giới toàn tỉnh đã tạo cho Sốp Cộp có vị
trí đặc biệt về an ninh quốc phòng và đối ngoại.
Toạ độ địa lý:
20o39'33'' - 21o 7'15'' vĩ độ bắc.
103o14'56'' - 103o45'06'' kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp huyện Điện Biên Đông- tỉnh Điện Biên.
- Phía Đông giáp huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.
- Phía Tây giáp huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên.
- Phía Nam giáp nước CHDCND Lào.
Huyện Sốp Cộp có địa hình chia cắt mạnh, khá phức tạp. Các dãy núi dài
và đứt gãy chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam tạo ra các tiểu vùng có đặc
điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước tương đối đa dạng phù hợp để phát
triển kinh tế hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là phát triển rừng
và chăn nuôi đại gia súc.
Khí hậu mang đặc điểm chung của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10
lượng mưa các tháng này chiếm 85-90% lượng mưa cả năm tập trung nhiều nhất
vào tháng 6,7,8, mưa nhiều, cường độ lớn thường gây ra lũ lớn, xói mòn rửa trôi
đất. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong
các tháng này thời tiết lạnh, khô và ít mưa lượng bốc hơi nước lớn gây khô hạn
thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiệt độ không khí bình quân trong năm
22,70C; độ ẩm không khí bình quân 81%/năm; số giờ nắng trung bình 1.954
giờ/năm; lượng bốc hơi bình quân 880 mm/năm; lượng mưa trung bình 1.087
mm/năm và số ngày mưa trung bình 168 ngày/năm. Gió thịnh hành theo 2
hướng gió chính: Gió mùa Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10; gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Trên địa bàn huyện không có con sông nào chảy qua, song do địa hình
5



chia cắt mạnh đã tạo ra hệ thống suối chảy qua địa bàn các xã đảm bảo phục vụ
nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Hệ thông suối chính gồm: Suối Nậm
Ca, suối Nậm Lạnh và suối Nậm Ban. Do địa hình dốc các suối trên địa bàn có
nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ.
* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất có các nhóm đất chính sau:
- Đất phù sa sông suối (ký hiệu Py): Diện tích 2.377 ha, chiếm 1,6%
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 17.587 ha, chiếm 11,9%
- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs): Diện tích 84.351 ha, chiếm 57,2%
- Đất đỏ vàng trên đá cát (Fq): Diện tích 4.990 ha, chiếm 3,4%
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 2.099 ha chiếm
1,4%
- Đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích 459 ha, chiếm 0,3%
- Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Diện tích 35.580 ha, chiếm 24,1%
Nhìn chung đất đai huyện Sốp Cộp phù hợp với nhiều loại cây trồng khác
nhau song phần lớn là có độ dốc lớn phân bổ không tập trung. Hàm lượng các
chất dinh dưỡng như đạm, lân, Kali, Canxi, Manhê trong đất thấp và giảm nhanh
theo độ sâu, tỷ lệ không cân đối.
Tài nguyên nước gồm:
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất sinh hoạt
của nhân dân trong vùng. Được cung cấp bởi hệ thống suối chính như: suối Nậm
Ban, Nậm Lạnh, Nậm Ca. Tuy nhiên phần lớn mặt nước các suối đều thấp hơn
mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai
thác sử dụng vào sản xuất và đời sống.
- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có đủ tài liệu về kết quả điều tra thăm dò
nhưng qua thực tế cho thấy lượng nước ngầm của huyện khá phong phú. Một số
nơi dân đào giếng sâu 10 m trở lên đã có nước và đủ dùng trong mùa khô. Do
địa hình đồi núi, độ dốc lớn, nguồn nước ngầm sâu nên việc đầu tư khai thác

nguồn nước ngầm rất phức tạp, tốn kém.
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của huyện năm 2010 có
63.935,78 ha chiếm 43,2% tổng diện tích tự nhiên, có tiềm năng phát triển lâm
nghiệp với hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế. Tài nguyên
rừng khá phong phú, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. Thực vật có
nhiều loài cây quý hiếm như: Chò, dổi, đinh hương, lát hoa, bách xanh và các
loại cây dược liệu như: Đẳng sâm, ba kích, ý dĩ, cốt bổ toái.... Động vật có các
6


loài như: Gấu, sơn dương, khỉ, sóc tạo nên một quần thể sinh học khá đa dạng.
[2; Tr.33]
1.2.2. Thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
* Thuận lợi
Huyện Sốp Cộp có gần 120 km đường biên giới đã tạo cho Sốp Cộp có vị
trí đặc biệt về an ninh quốc phòng và đối ngoại với huyện Vuông Khăm Hay
(tỉnh Luông Pha Păng) huyện Mường Ét và huyện Viêng Thoong (tỉnh Hủa
Phăn) nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Địa hình, khí hậu, đất đai, ... tương đối đa dạng phù hợp để phát triển kinh
tế, đặc biệt là phát triển rừng và chăn nuôi đại gia súc.
Là huyện mới thành lập nên nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư, giúp đỡ
của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, của tỉnh đã tạo điều kiện để huyện
tranh thủ nguồn vốn đầu tư kết hợp với nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế - xã
hội.
Nhân dân các dân tộc của huyện có truyền thống đoàn kết, vượt qua kho
khăn, tranh thủ thời cơ để phát triển kinh tế - xã hội.
* Hạn chế
- Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh giữa các tiểu vùng tạo ra sự khác
biệt khá rõ nét về đặc điểm khí hậu thời tiết, nguồn nước, tính chất đất đai theo
độ cao và địa hình. Cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung còn thiếu, chưa đồng

bộ, chất lượng chưa cao, nhất là hệ thống giao thông gây khó khăn cho việc phát
triển sản xuất, khai thác tiềm năng đất đai, bố trí công trình xây dựng và giao lưu
trao đổi hàng hoá.
- Phần lớn diện tích đất của huyện có độ dốc lớn dễ bị xói mòn nguy cơ
thoái hoá cao. Nguồn nước về mùa khô cạn kiệt ở nhiều nơi, gây khó khăn cho
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Độ che phủ của rừng đạt 43% nhưng phân
bố không đều, môi trường sinh thái đang diễn biến theo xu thế xấu đi là những
vấn đề cần được quan tâm, khắc phục đúng mức trong thời gian tới.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, mức độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm; Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, chất lượng nguồn lao
động có trình độ văn hoá và tay nghề còn ít; Tiềm năng đất đai, khí hậu chưa
được khai thác triệt để và có hiệu quả cao.
- Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp đã có nhiều
thay đổi về diện mạo nhưng còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông. [2; Tr. 40]
7


* Tiểu kết
Trong chương 1, tôi đã trình bày vấn đề “Cơ sở lí luận về công quản lí
nhà nước về đất đai và tổng quan về huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”. Đồng thời,
quyển Giáo trình quản lí nhà nước về đất đai và bản báo cáo Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 huyện
Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã tạo cho tôi cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn để làm rõ
thực trạng công tác quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sốp Cộp ở
chương 2.

8



Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN CỦA UBND HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA
2.1. Kế hoạch quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn của UBND
huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
2.1.1. Về việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai
Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm do vậy,
UBND huyện Sốp Cộp đã thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác triển khai
các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai như: Luật Đất đai năm 2003;
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
việc thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư
liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT; các văn bản thực hiện quyền của
người sử dụng đất và các văn bản pháp luật về đất đai mới có hiệu lực trong năm
2010.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp đã tổ chức các lớp tập
huấn cho các cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên
truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và
bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật
Đất đai. Qua đó uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản
lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để
người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện. [2; Tr. 50]
2.1.2. Triển khai thực hiện Luật Đất đai trong từng đơn vị.
Trong những năm qua, UBND đã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra
việc chấp hành pháp luật trong công tác sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đai đối
với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các công ty, hộ gia đình trên địa bàn
huyện như:

- Tuyên truyền nhận thức cho người dân về vấn đề bảo vệ, sử dụng đất đai
đúng mục đích như phát sóng qua kênh SCTV, đài truyền hình phát thanh huyện
Sốp Cộp,…
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo
9


vệ môi trường đất trên địa bàn quận. Kế hoạch dự kiến triển khai trong quý IV
năm 2015.
- Phối hợp với các ban ngành có liên quan để kiểm tra các cá nhân, tổ
chức sử dụng đất trái phép hoặc dùng không đúng quy định như: lấn chiếm vỉa
hè, lòng đường; dùng đất công để trồng các loại rau, cây ăn quả; xây dựng các
công trình chưa được cấp giấy phép; chưa đăng kí quyền sử dụng đất… theo kế
hoạch định kì để có thể kịp thời xử lí các trường hợp vi phạm.
-Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh tra của tỉnh Sơn La về kiểm tra việc tự
giác thực hiện và chấp hành nghiêm ngặt về công tác bảo vệ môi trường và tài
nguyên đất khi có yêu cầu đối với huyện Sốp Cộp.
- Xây dựng các hòm thư khiếu nại, tố cáo cho người dân. Hiện nay đã có
16 hòm thư trên địa bàn huyện Sốp Sộp.
Nhìn chung ý thức chấp hành của người dân về các quy định của pháp
luật về bảo vệ tài nguyên đất ngày càng được nâng cao, dần dần đi vào ổn định.
[2; Tr. 55]
2.2. Xác định địa giới hành chính, đo đạc lập bản đồ hành chính
2.2.1. Xác định địa giới hành chính
Địa giới hành chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh
và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) đến nay huyện đã hoàn thành việc hoạch định ranh giới hành chính trên cơ
sở tài liệu bản đồ cũ, có chỉnh lý và bổ sung, xây dựng nên bản đồ hành chính
của huyện. Bản đồ nền có địa giới theo Chỉ thị 364/CT-HĐBT đã được xây

dựng, đồng thời công bố diện tích tự nhiên của các cấp hành chính. Riêng địa
giới quốc gia giữa Việt Nam và nước bạn Lào trên đại bàn huyện Sốp Cộp đã
thực hiện xong việc cắm mốc giới ổn định. Hồ sơ được lập, lưu trữ và quản lý
theo đúng quy định của pháp luật.
Sốp Cộp là một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Sơn La, được thành
lập theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở tách 8 xã phía nam thuộc
huyện Sông Mã.
Huyện Sốp Cộp có 146.841 ha diện tích tự nhiên và 31.467 người; có 9
đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Dồm Cang, Mường Lạn, Mường
Lèo, Mường Và, Nậm Lạnh, Nậm Sọi, Púng Bánh, Sam Kha, thị trấn Sốp Cộp.
Địa giới hành chính huyện Sốp Cộp: Đông và Nam giáp Cộng hòa Dân
10


chủ Nhân dân Lào; Tây giáp tỉnh Điện Biên (Lai Châu cũ); Bắc giáp huyện Sông
Mã. [2; Tr. 33]
2.2.2. Đo đạc lập bản đồ hành chính.
Theo Khoản 9 và Khoản 10, Điều 4, Luật Đất đai 2003 thì:
Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính
và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm
theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Theo Khoản 13, Điều 4, Luật Đất đai 2003 thì: "Bản đồ địa chính là bản
đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận. "
Công tác điều tra khảo sát, đánh giá, phân hạng đất được huyện quan tâm
nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp, các vùng chuyên canh, các
vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính hiện chưa được triển khai, chỉ

mới đo đạc giải thửa một phần diện tích đất lúa nước công tác này được thực
hiện từ năm 1987 theo chỉ thị 229 và được lưu ở các cấp để theo dõi, quản lý.
Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của toàn huyện đang được
tiến hành trên cơ sở số liệu thống kê - kiểm kê đất đai, sau khi chỉnh lý biến động
tình hình sử dụng đất huyện sẽ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Công tác thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện nay huyện đang
tiến hành điều tra lập dự án quy hoạch sử dụng đất trong toàn huyện do vậy
trong quá trình lập dự án quy hoạch này huyện sẽ xây dựng bản đồ quy hoạch sử
dụng đất.
Trích đo địa chính cho 06 hộ gia đình, cá nhân, diện tích 5.315,8m 2 để
làm thủ tục tách thửa chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hoàn thiện hồ sơ đo đạc dự án khu vực mốc D20-D20’-D81-D81B;
Mốc D28-D27-D26, để đấu giá giao đất có thu tiền sử dụng đất thuộc trung tâm
hành chính huyện, diện tích 2.220,5m2.
Hoàn thành công tác đo đạc địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lần đầu trên địa bàn 8 xã, đồng thời phối hợp với Trung tâm phát triển
quỹ đất Sơn La tiến hành nghiệm thu sản phẩm theo quy định.
Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay ở dạng giấy và dạng số
theo hệ tọa độ VN - 2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý Đất
đai và làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành.
11


Việc hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính tạo ra căn cứ pháp
lí cho việc quản lí, sử dụng đất; làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong huyện. Tuy vẫn có hạn chế, song cũng cần phải nói rằng công tác
đo đạc thành lập bản đồ đã được UBND huyện Sốp Cộp quan tâm và tổ chức
thực hiện chặt chẽ, xây dựng bản đồ với độ chính xác cao.Hầu hết, các bản đồ
được chuyển và lưu trữ ở dạng số nên tạo thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và
xử lí thông tin khi có biến động về đất đai. [2; Tr. 63]

2.3. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.3.1. Công tác điều tra hiện trạng sử dụng đất
Năm 2010 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Sốp Cộp có 148.088 ha
chiếm 10,45% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sơn La. Bình quân diện tích trên
một đơn vị hành chính cấp xã là 18.511 ha. Trong số 08 đơn vị hành chính của
huyện, xã Sốp Cộp là đơn vị có diện tích nhỏ nhất huyện với 4.463,0 ha, chiếm
3,01% tổng diện tích tự nhiên của huyện, xã Mường Lèo có diện tích lớn nhất là
38.022,0 ha, chiếm 25,68% tổng diện tích tự nhiên của huyện, gấp 2,05 lần diện
tích trung bình của các xã.
Cơ cấu các nhóm đất của huyện gồm có:
* Nhóm đất nông nghiệp.
- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa đến năm 2010 có 3.529,38 ha,
chiếm 5,35% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó:
+ Đất chuyên trồng lúa nước: Huyện Sốp Cộp có 773,59 ha, chiếm 1,17%
diện tích đất trồng lúa. Đây là diện tích trồng lúa nước 2 vụ/năm, tập trung ở các
xã: Mường Và 195,0 ha; Mường Lạn 153,00 ha; Púng Bánh 164,25 ha; Dồm
Cang 125,30 ha ... Đây là loại đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Những trường
hợp thu hồi đất này để sử dụng vào mục đích khác đều phải có kế hoạch sử dụng
đất cụ thể, không có tình trạng bỏ đất trống sau khi thu hồi.
+ Đất trồng lúa nước còn lại: Diện tích có 381,22 ha, chiếm 10,80% diện
tích đất trồng lúa. Đây là diện tích chỉ cấy được một vụ lúa mùa do thiếu nước
tưới. Ở những nơi có điều kiện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ
lợi thì cần khai thác chuyển đất một vụ thành đất chuyên trồng lúa. Các xã có
nhiều loại đất này là: Mường Lạn 111,44 ha; Mường Và 74,07 ha; Nậm Lạnh
65,66 ha ...
+ Đất trồng lúa nương: huyện Sốp Cộp vẫn còn 2.374,57 ha lúa nương,
chiếm 67,28% diện tích đất trồng lúa. Đây là diện tích canh tác lúa trên đất dốc,
hiệu quả không cao, có nguy cơ làm đất bị xói mòn. Trong những năm tới, trừ
12



vùng sâu, vùng cao bắt buộc phải duy trì lúa nương đảm bảo an ninh lương thực
còn các vùng khác cần chú ý chuyển sang canh tác bền vững bằng cách xây
dựng nương định canh, trồng xen cây lâu năm để tăng độ che phủ đất, hạn chế
xói mòn, rửa trôi. Các xã còn nhiều lúa nương là: Mường Và 477,58 ha; Mường
Lèo 456,50 ha; Mường Lạn 542,49 ha; Nậm Lạnh 294,30 ha, Sam Kha 190,46
ha…
- Đất trồng cây lâu năm:
Đến năm 2010 cả huyện có 369,01 ha đất trồng cây lâu năm, chiếm 0,56%
diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể các xã như sau:
+ Xã Sốp Cộp 77,23 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm
12,00 ha (cà phê); 65,23 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài, mận ...);
+ Xã Mường Và 56,06 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm
4,80 ha (cà phê) và 51,26 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài, mận ...);
+ Xã Mường Lạn 40,34 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm
3,60 ha (cà phê) và 31,04 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài, mận ...) và 5,70 ha
cây lâu năm khác;
+ Xã Púng Bánh 36,64 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm
6,00 ha (cà phê); 30,64 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài, mận ...);
+ Xã Sam Kha 35,93 ha, trong đó 31,73 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn,
xoài, mận ...) và 4,20 ha cây lâu năm khác;
+ Xã Dồm Cang 49,34 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm
5,00 ha (cà phê); 44,34 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài, mận ...);
+ Xã Nậm Lạnh có 50,53 ha đất trồng cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài,
mận ...);
+ Xã Mường Lèo 19,56 ha, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm
4,60 ha (cà phê); 12,71 ha cây ăn quả lâu năm (nhãn, xoài, mận ...) và 2,25 ha
cây lâu năm khác.
- Đất rừng sản xuất:
Tổng số có 22.297,97 ha, chiếm 33,79% diện tích đất nông nghiệp,

trong đó đất có rừng tự nhiên sản xuất 22.150,99 ha, chiếm 99,34% diện tích
đất rừng sản xuất; đất có rừng trồng sản xuất 75,61 ha, chiếm 0,34% diện tích
đất rừng sản xuất; đất trồng rừng sản xuất 71,37 ha, chiếm 0,32% diện tích
đất rừng sản xuất.
Xã có nhiều rừng sản xuất là Mường Lèo 8.700,40 ha, chiếm 39,02% đất
rừng sản xuất của huyện, ít nhất là xã Sốp Cộp 309,97 ha, chiếm 1,39% đất rừng
13


sản xuất của huyện.
- Đất rừng phòng hộ:
Tổng diện tích có 30.782,62 ha, chiếm 46,65% diện tích đất nông nghiệp,
trong đó: Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 30.296,67 ha chiếm 98,42% diện tích
đất rừng phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ 201,45 ha chiếm 0,65% diện tích
đất rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ 284,50 ha chiếm 0,92% diện tích
đất rừng phòng hộ.
Rừng phòng hộ nhiều nhất ở xã Mường Lạn 11.620,84 ha, chiếm 37,75%
diện tích đất rừng phòng hộ của huyện; ít nhất ở xã Sốp Cộp với 225,00 ha, chỉ
chiếm 0,37% diện tích đất rừng phòng hộ của huyện.
- Đất rừng đặc dụng:
Cả huyện có 5.440,68 ha (100% diện tích là đất có rừng tự nhiên đặc
dụng), chiếm 8,25% diện tích đất lâm nghiệp. Các khu rừng đặc dụng đều do các
BQL rừng đặc dụng quản lý Sốp Cộp quản lý. Những xã có rừng đặc dụng là:
Sốp Cộp 2.031,60 ha; Púng Bánh 2.192,18 ha; xã Dồm Cang 1.216,90 ha.
Như vậy diện tích đất phục vụ cho mục đích lâm nghiệp huyện Sốp Cộp
là 58.521,27 ha, trong đó đất có rừng 58.165,40 ha, chiếm 99,39% diện tích đất
lâm nghiệp; đất để trồng rừng 355,87 ha, chiếm 0,61% diện tích đất lâm nghiệp.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Hiện có 149,70 ha, chiếm 0,23% diện tích đất nông nghiệp của huyện.
Trong đó: xã Sốp Cộp 11,04 ha; Xã Mường Và 39,60 ha; xã Mường Lạn 38,19

ha; xã Púng Bánh 19,43 ha; xã Sam Kha 6,84 ha; xã Dồm Cang 18,17 ha; xã
Nậm Lạnh 8,84 ha và xã Mường Lèo 7,59 ha. Đây là diện tích chuyên nuôi, thả
thuỷ sản.
- Các loại đất nông nghiệp còn lại
Diện tích 3.409,74 ha chiếm 5,17% diện tích đất nông nghiệp bao gồm 2
loại đất là đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi và Đất trồng cây hàng năm khác. Cụ
thể như sau:
+ Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi: Để phục vụ cho chương trình phát
triển chăn nuôi đại gia súc toàn huyện hiện có 35,00 ha chiếm 1,03% diện tích
các loại đất nông nghiệp còn lại, tập trung ở 05 xã: Mường Và 10 ha; Púng Bánh
10 ha; Dồm Cang 10 ha; Nậm Lạnh 5 ha.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Đất này chủ yếu trồng ngô, sắn và các
loại hoa màu. Cả huyện hiện có 3.374,74 ha (100% là đất nương rẫy trồng cây
hàng năm khác), chiếm 98,97% diện tích đất trồng cây hàng năm. Trong đó: xã
14


Sốp Cộp có 384,40 ha; xã Mường Và 431,36 ha; xã Mường Lạn 491,55 ha; xã
Púng Bánh 615,78 ha; xã Sam Kha 367,55 ha; xã Dồm Cang 351,56 ha; xã Nậm
Lạnh 266,27 ha; xã Mường Lèo 466,27 ha.
* Nhóm đất phi nông nghiệp.
Toàn huyện hiện có 1.750,47 ha, chiếm 1,18% DTTN của huyện. Cơ cấu
các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp cụ thể như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
Tổng số có 12,39 ha chiếm 0,71% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó
nhiều nhất xã Sốp Cộp 8,84 ha, chiếm 71,35% của huyện; xã Mường Lạn 1,1 ha,
chiếm 8,88% của huyện. Ít nhất là xã Sam Kha với 0,21 ha chiếm 1,69% của
huyện.
- Đất quốc phòng:
Tổng số có 206,73 ha, chiếm 11,81% diện tích đất phi nông nghiệp,

trong đó xã Sốp Cộp có 73,28 ha; Mường Lạn 38,68 ha; Nậm Lạnh 37,83 ha;
Púng Bánh 30 ha; Mường Lèo 19,7 ha và Mường Và 7,24 ha.
- Đất an ninh:
Tổng số có 0,63 ha (ở xã Sốp Cộp), chiếm 0,04% diện tích đất phi nông
nghiệp đây là diện tích đất công an huyện Sốp Cộp.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Diện tích 0,49 chiếm 0,03% đất phi nông nghiệp, tập trung ở 2 xã Sốp Cộp
0,44 ha; Púng Bánh 0,05 ha, được sử dụng để xây dựng các cơ sở chế biến nông
lâm sản, cơ sở dịch vụ thương mại.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
Diện tích 18,01 ha chiếm 1,03% đất phi nông nghiệp, là đất khai thác đá,
cát, sỏi và đất làm gạch ngói, diện tích tập trung ở các xã: Sốp Cộp 4,86 ha,
Mường Và 5,03 ha, Mường Lạn 3,62 ha, Dồm Cang 1,50 ha, Mường Lèo 3,00.
- Đất di tích, danh lam thắng cảnh:
Diện tích có 0,50 ha, chiếm 0,03% diện tích đất phi nông nghiệp đây là
đất di tích tháp cổ Mường Và.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải
Diện tích năm 2010 có 1,30 ha chiếm 0,07% diện tích đất phi nông
nghiệp, tập trung ở xã Sốp Cộp. Trong thời gian tới để đảm bảo phát triển bền
vững cần quy hoạch đất cho bãi xử lý rác thải ở tất cả các trung tâm xã, đặc
biệt là khi quy hoạch thị trấn Sốp Cộp.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
15


Huyện có 88,29 ha, chiếm 5,04% diện tích đất phi nông nghiệp; nhiều
nhất là xã Púng Bánh 41,99 ha, chiếm 47,56%; tiếp đến là xã Mường Lạn
15,26 ha, chiếm 17,28%; xã Dồm Cang 11,54 ha, chiếm 13,07% ... Một số xã
có rất ít đất nghĩa trang, nghĩa địa như Sam Kha 2,4 ha; Mường Lèo 2,6 ha. Sở
dĩ có sự chênh lệch rất lớn về diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các xã là

do một số xã đã giao “đất rừng ma” vốn là đất nghĩa trang, nghĩa địa cho cộng
đồng dân bản và thống kê vào đất rừng.
- Đất phát triển cơ sở hạ tầng
Huyện có 805,67 ha (xã Sốp Cộp 51,40 ha; xã Mường Và 79,65 ha; xã
Mường Lạn 123,03 ha; xã Púng Bánh 129,45 ha; xã Sam Kha 53,79 ha; xã
Dồm Cang 37,37 ha; xã Nậm Lạnh 51,14 ha và xã Mường Lèo 279,84 ha),
chiếm 46,03% diện tích đất phi nông nghiệp, cụ thể từng loại đất sau:
+ Đất giao thông:
Diện tích 709,72 ha, chiếm 88,09% diện tích đất phát triển hạ tầng;
nhiều nhất là xã Mường Lèo 279,84 ha, chiếm 34,73% diện tích của huyện, xã
Dồm Cang là xã có ít nhất với 37,37 ha, chiếm 4,64% diện tích đất loại này của
huyện. Diện tích và cả chất lượng hệ thống giao thông của huyện tuy đã được
cải thiện đáng kể nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất tới cần mở mới và nâng cấp nhiều tuyến đường đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
+ Đất thuỷ lợi:
Diện tích 45,16 ha, chiếm 5,61% diện tích đất phát triển hạ tầng, tập
trung nhiều nhất là xã Dồm Cang 13,13 ha, chiếm 29,07%; tiếp theo là xã Sốp
Cộp 7,88 ha, chiếm 17,45%; xã Mường Và 7,82 ha, chiếm 17,32%; xã Púng
Bánh 6,50 ha, chiếm 14,39%; xã Nậm Lạnh 4,1 ha, chiếm 9,08%; xã Mường
Lạn 4,88 ha, chiếm 10,81%; xã Mường Lèo 0,60 ha chiếm 1,33% và xã Sam
Kha 0,08 ha, chiếm 0,18% diện tích loại đất này của huyện. Diện tích và cả
chất lượng hệ thống thuỷ lợi của huyện đã được đầu tư đồng bộ đem lại hiệu
quả cao trong sản xuất. Trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tới cần xây dựng mới
và nâng cấp thường xuyên đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất
nông nghiệp của huyện.
+ Đất công trình năng lượng:
Diện tích 1,07 ha (xã Sốp Cộp 0,35 ha; xã Mường Và 0,27 ha; xã Mường
Lạn 0,31 ha; xã Dồm Cang 0,09 ha; xã Nậm Lạnh 0,05 ha; 3 xã là Púng Bánh,

16


Mường Lèo, Sam Kha chưa có), chiếm 0,13% diện tích đất phát triển hạ tầng.
Trong thời kỳ quy hoạch xây dựng mới hệ thống đường dây tải điện đến các
xã, bản chưa có điện, vì thế loại đất này sẽ tăng lên.
+ Đất công trình bưu chính viễn thông:
Diện tích 0,48 ha chiếm 0,06% diện tích đất phát triển hạ tầng. Trong
thời gian qua trên địa bàn huyện đã xây dựng các trạm viễn thông và bưu điện
văn hóa xã. Loại đất này có nhiều nhất ở xã Sốp Cộp 0,3 ha; Púng Bánh 0,11
ha, Nậm Lạnh 0,02 ha, các xã Mường Và, Sam Kha, Mường Lèo chỉ có 0,01
ha. Trong thời gian quy hoạch diện tích đất này sẽ tăng lên để xây dựng bưu
điện văn hóa xã, các trạm phát sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc
trên địa bàn huyện và đảm bảo tiêu chí phát triển nông thôn mới đến năm 2020.
+ Đất cơ sở văn hoá:
Diện tích 1,99 ha, chiếm 0,25% diện tích đất phát triển hạ tầng. Các cơ
sở văn hoá tập trung nhiều ở xã Sốp Cộp 0,63 ha; Mường Và 0,5 ha; còn các xã
khác chỉ có từ 0,08 – 0,29 ha. Với diện tích hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu
về đất để xây dựng các cơ sở văn hoá. Theo tinh thần Nghị quyết TW 5 để bảo
vệ, phát huy bản sắc các dân tộc, xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ, nếp
sống văn minh lành mạnh, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá cho nhân dân,
xã phải xây dựng nhà văn hoá xã, thư viện, trạm truyền thanh. Vì vậy những
năm tới cần chú trọng bố trí đất cho các cơ sở văn hoá.
+ Đất cơ sở y tế:
Diện tích 5,65 ha, chiếm 0,70% diện tích đất phát triển hạ tầng. Diện tích
trên cơ bản đáp ứng yêu cầu đất để xây dựng các cơ sở y tế ở cấp cơ sở. Trong
thời gian tới sẽ hoàn thành việc xây dựng bệnh viện tuyến huyện, phòng khám
đa khoa tại trung tâm xã Púng Bánh và hệ thống các trạm xá xã, y tế bản, do
vậy diện tích loại đất này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.
+ Đất giáo dục đào tạo:

Diện tích 33,21 ha, chiếm 4,12% diện tích đất phát triển cơ sở hạ tầng.
Diện tích loại đất này có nhiều nhất là xã Sốp Cộp 6,52 ha; Mường Và 5,02 ha;
Mường Lạn 4,61 ha; Mường Lèo 4,50 ha; Púng Bánh 4,15 ha; Sam Kha 3,98
ha;... Xã có ít nhất là Nậm Lạnh 1,70 ha. Hiện tại vẫn còn thiếu đất bố trí cho
giáo dục đào tạo để đảm bảo đạt chuẩn trong thời gian tới 10m 2/học sinh. Do
đó, ngoài việc phải cân đối đất đai cho bậc học phổ thông còn phải bố trí đất
trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện.
+ Đất cơ sở thể dục, thể thao:
17


Diện tích 4,76 ha, chiếm 0,59% diện tích đất phát triển hạ tầng. Với diện
tích hiện có thì chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai. Những
năm tới cần bố trí tăng thêm loại đất này để đảm bảo đủ đất xây dựng các cơ sở
thể dục, thể thao nhất là ở trung tâm xã, bản.
+ Đất cơ sở dịch vụ về xã hội:
Diện tích 2,78 ha chiếm 0,35% diện tích đất phát triển cơ sở hạ tầng của
huyện. Bao gồm đất xây dựng các trung tâm giáo dục lao động. Trong thời gian
tới cần quy hoạch đất xây dựng Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trẻ tàn tật
tại Thị trấn Sốp Cộp.
+ Đất chợ:
Diện tích 0,85 ha, chiếm 0,11% diện tích đất phát triển hạ tầng. Diện tích
sử dụng để xây dựng chợ trung tâm huyện và xã Púng Bánh. Trong thời gian
tới quy hoạch để xây dựng chợ cửa khẩu tại xã Nậm Lạnh, chợ trung tâm các
xã hiện nay chưa có.
- Các loại đất phi nông nghiệp khác
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Là huyện miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh tạo cho Sốp Cộp có hệ
thống suối phân bổ tương đối rộng. Năm 2010 huyện có 348,49 ha đất sông
suối chiếm 19,91% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích lớn nhất thuộc về

xã Mường Lèo với 109,51 ha, chiếm 31,42%, nhỏ nhất là xã Dồm Cang với
21,60 ha, chiếm 6,20% diện tích đất sông suối.
+ Đất ở nông thôn
Huyện Sốp Cộp hiện có 267,97 ha, chiếm 15,31% Các loại đất phi nông
nghiệp khác, 0,18% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: xã Mường Và 59,15 ha;
xã Mường Lạn 46,24 ha; xã Púng Bánh 43,56 ha; xã Sốp Cộp 34,31 ha; xã
Dồm Cang 38,64 ha; xã Nậm Lanh 19,26 ha;xã Mường Lèo 16,27 ha và xã
Sam Kha 10,75 ha.
[xem phụ lục 1; Tr. 36]
* Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Diện tích năm 2010 có 5.440,68 ha (đây là diện tích đất rừng đặc dụng do
ban quản lý dự án rừng đặc dụng Sốp Cộp quản lý), chiếm 3,67% tổng diện tích
tự nhiên.
* Đất khu dân cư nông thôn
Đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các
công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác
18


thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn. Năm 2010 diện tích có 682,82
ha, chiếm 0,46% tổng diện tích tự nhiên.
* Nhóm đất chưa sử dụng
Hiện tại huyện Sốp Cộp có 80.358,43 ha đất chưa sử dụng, chiếm
54,26% tổng diện tích tự nhiên của huyện, 100% là đất đồi núi chưa sử dụng.
Cụ thể: xã Sốp Cộp 1.075,22 ha; xã Mường Và 17.599,62 ha; xã Mường Lạn
9.429,27 ha; xã Púng Bánh 9.720,82 ha; xã Sam Kha 7.281,63 ha; xã Dồm
Cang 4.477,87 ha; xã Nậm Lạnh 8.853,90 ha; xã Mường Lèo 21.920,10 ha.
Tuy phần lớn là đất dốc trên 25 0 nhưng đây vẫn là quỹ đất có tiềm năng lớn cần
được khai thác đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch sử dụng đất tới, trong đó
đặc biệt quan tâm phát triển lâm nghiệp. [2; Tr. 74]

2.3.2. Đánh giá công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho các huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp trên toàn huyện đã
đạt được những kết quả sau:
- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện đến năm
2010 đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã đến năm 2010
đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Đến nay trên tổng số 08 đơn vị hành chính cấp xã đã có quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 đã được huyện phê duyệt. Hàng năm, dựa vào kết quả
điều tra hiện trạng của năm trước, phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện đã
lập kế hoạch sử dụng đất cho năm sau và thông qua Hội đồng nhân dân huyện
phê duyệt, làm căn cứ để các ngành, các xã thực hiện việc bố trí và sử dụng đất.
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2016, đã
được phê duyệt và thực hiện công bố, công khai theo quy định.
- Hoàn chỉnh phần số liệu kế hoạch sử dụng đất năm 2017 gửi Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định. Tổng hợp diện tích “đất lúa, đất rừng phòng
hộ” của các dự án thu hồi đất trình Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận cho phép
thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất trước khi triển khai xây dựng dự án
trên địa bàn huyện theo quy định.
19


Việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đụng đất được thực
hiện đúng trình tự, quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn, kế
hoạch sử dụng đất cơ bản phù hợp với thực tế góp phần cho việc sử dụng thuận

lợi, đúng quy định và hiệu quả, việc công khai, công bố quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất thực hiện theo quy định. Tuy nhiên việc quản lý quy hoạch vẫn còn
một số hạn chế nhất định, tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
vẫn còn xảy ra.
- Chủ trì phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Lâm trường, UBND các xã tổ
chức rà soát diện tích đất lâm nghiệp không có rừng đề nghị cấp có thẩm
quyền cho phép chuyển mục đích đất sản xuất nông nghiệp.
- Tham mưu cho UBND huyện xây dựng Phương án, hoàn thiện hồ sơ
trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với Trung tâm bán đấu giá tài sản thuộc
Sở Tư pháp tố chức bán đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực D26-D27D28; D20-D20’-D81-D81B thuộc khu trung tâm hành chính huyện. Tổng số
thửa đấu giá 09 thửa, diện tích 1.110,1m 2, tổng số tiền trúng đấu giá là
8.145.146.300 đồng (tám tỷ một trăm bốn mươi năm triệu một trăm bốn mươi
sáu nghìn ba trăm đồng). [2; Tr.33]
2.4. Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển dụng
mục đích sử dụng đất
2.4.1. Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai. Sau
khi có quyết định giao đất, cho thuê đất các dự án được triển khai khá nhanh.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sử dụng quá diện tích được giao, được
thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc mới chỉ san lấp mặt bằng chưa tiến
hành xây dựng.
- Đến năm 2010, toàn huyện đã giao cho các đối tượng sử dụng 11.633,98
ha với 9.329 giấy CNQSD đất. Gồm:
+ Hộ gia đình và cá nhân sử dụng 4.337,91 ha chiếm 37,28% diện tích đã
giao cho các đối tượng sử dụng.
+ Các tổ chức 7.295,98 ha, chiếm 62,72% diện tích đã giao cho đối tượng
sử dụng.
+ Giao đất cho 09 hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá QSD tại khu vực
D26-D27-D28; D20-D20’-D81-D81B thuộc khu trung tâm hành chính huyện.
Tổng số thửa đấu giá 09 thửa, diện tích 1.110,1 m 2 thuộc khu trung tâm hành

chính huyện để xây dựng nhà ở.
20


×