Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sinh học 8 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Sinh | Hướng dẫn ôn tập Học kỳ 2 năm học 20122013 môn Sinh học DC HK2 Sinh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.17 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
ĐỀ CƯƠNG SINH 8 HKII
1 /Cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não:
Trụ não
Cấu tạo

Chức
năng

Não trung gian

Tiểu não

- Gồm: Hành não, cầu não
và não giữa
- Chất trắng bao ngoài
- Chất xám bên trong là
các nhân xám

- Gồm đồi thị và vùng
dưới đồi
- Đồi thị và các nhân
xám vùng dưới đồi là
chất xám.

- Chất xám nằm ngoài
- Chất trắng ở trong là các
đường dẫn truyền nối tiểu
não với các phần khác
của hệ thần kinh.


- Điều khiển hoạt động
của các cơ quan sinh
dưỡng: tuần hoàn, tiêu
hóa, hô hấp….

- Điều khiển quá trình
trao đổi chất và điều
hòa thân nhiệt

- Điều hòa và phối hợp
các cử động phức tạp.
- Giữ thăng bằng cơ thể.

2/ Sự tạo ảnh ở màng lưới:
Sự tạo ảnh ở màng lưới:Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt,
đi qua thể thủy tinh tới màng lưới, sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về
trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật.
3/ Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục:
Các tật của mắt

CẬN THỊ

VIỄN THỊ

Nguyên nhân

- Bẩm sinh: cầu mắt dài.
- Do không giữ đúng khoảng
cách khi đọc sách (đọc quá gần)


-Bẩm sinh cầu mắt ngắn.
- Do thủy tinh thể bị lão hóa
(già) mất khả năng điều tiết.

Cách khắc phục

- Đeo kính mặt lõm (kính cận)

- Đeo kính mặt lồi ( kính
viễn)

4/ Nêu chức năng thu nhận sóng âm của tai:
Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự
chuyển động trong ốc tai và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan
Coocti chuyển thành xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác truyền về vùng thính
giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh phát ra.
5/ Vệ sinh tai:
-Vệ sinh tai bằng tăm bông, không dùng vật nhọn ráy tai  tránh thủng màng nhĩ.
-Tránh viêm họng  tránh viêm tai giữa.
-Tránh nơi ồn hoặc tiếng động mạnh  tránh giảm đàn hồi màng nhĩ làm nghe không rõ.
-Cần có những biện pháp làm giảm hoặc chống tiếng ồn.


6/ Phân biệt tính chất của PXCĐK và PXKĐK:
Tính chất của PXKĐK

Tính chất của phản xạ CĐK

- Trả lời các kích thích tương ứng hay - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích
kích thích không điều kiện

có điều kiện
- Kết quả của học tập, rèn luyện, rút kinh
- Bẩm sinh
nghiệm
- Bền vững
- Dễ mất khi không được củng cố
- Có di truyền, mang tính chất chủng loại

- Không di truyền, mang tính cá thể.

- Số lượng hạn chế
- Cung phản xạ đơn giản

- Số lượng không hạn định
- Hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

- Trung ương thần kinh nằm ở vỏ đại não

7/ Giấc ngủ có ý nghĩa gì đối với sức khỏe? Nêu những điều kiện để có giấc ngủ
tốt? Biện pháp giữ vệ sinh hệ thần kinh?
* Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ:
Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế tự nhiên
nhằm bảo vệ, phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao
động.
* Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
-Tạo phản xạ cho giấc ngủ.
-Không khí yên tĩnh, tránh các kích thích ảnh hưởng lên giấc ngủ như tiếng động, ánh
sáng…

-Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá…
* Biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?
- Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày đầy đủ.
- Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh lo âu, phiền muộn
- Không dùng chất kích thích có hại cho hệ thần kinh.
8/ Nêu đặc điểm của hệ nội tiết:
- Điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể.
- Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là các hoócmôn
- Tuyến vừa giữ chức năng nội tiết, vừa giữ chức năng ngoại tiết là tuyến pha.Ví dụ:
tuyến tụy, tuyến sinh dục ..
9/ Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến nội tiết

Tuyến NỘI TIẾT

Tuyến NGOẠI TIẾT

-Không có ống dẫn chất tiết
-Chất tiết là hoócmôn ngấm thẳng
vào máu đến cơ quan xác định.
- Lượng chất tiết ra ít, nhưng hoạt tính
cao.
- Ví dụ: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến
trên thận…

- Có ống dẫn chất tiết
- Chất tiết là chất dịch theo ống dẫn
đến cơ quan.
- Lượng chất tiết ra nhiều nhưng

không gây ảnh hưởng lớn
- ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi,
tuyến nhờn…


10/ Tính chất của hoocmôn
- Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định ( tính đặc hiệu)
Vd: hoocmôn Insulin chỉ có tác dụng hạ đường huyết.
- Hoócmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
Vd: Lượng nhỏ vài miligam hoocmôn ađrênalin cũng làm tăng nhịp tim.
- Hoómôn không mang tính đặc trưng cho loài
Vd: Hoocmôn Insulin của bò chữa bệnh tiểu đường ở người.
Vai trò của hoócmôn:
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến các bệnh lí.

11/ Chú thích hình :



×