Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

GDCD 8 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Giáo dục công dân | Hướng dẫn ôn tập Học kỳ 2 năm học 20122013 môn GDCD DC HK2 GDCD 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.45 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

ĐỀ CƯƠNG GDCD 8 HKII-2013
Học và xem bài tập của 4 bài sau:
- Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
I.LÝ THUYẾT
1.Quyền tự do ngôn luận là gì? Nêu một việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận?
2.Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.
3.Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân?
4.Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân?
5.Em hiểu thế nào là tài sản nhà nước? Nêu hai tài sản của nhà nước.
6.Em hiểu thế nào là lợi ích công cộng? Nêu hai công trình lợi ích công cộng.
7.Em hãy cho biết công dân có nghĩa vụ như thế nào trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà
nước và lợi ích công cộng?
8. Em hãy cho biết Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng những biện pháp nào?
9. Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Nêu 2 tài sản thuộc quyền sở hữu của
công dân.
10. Em hiểu thế nào là nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác?
Nêu một việc làm cụ thể.
11. Hãy kể tên hai chất độc hại, hai loại vũ khí gây nguy hiểm cho con người? Tác hại của
những chất, loại này đối với con người là gì?
12. Công dân, học sinh cần làm gì để tham gia phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại.
13. Em hãy viết lại số điện thoại báo cháy, số điện thoại cấp cứu tai nạn và hãy ghi nhớ để
sử dụng khi cần thiết.
14. Hãy kể tên 2 chuyên mục thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân trên phương tiện
thông tin đại chúng.



II.THỰC HÀNH
A.Nhận xét hành vi và ý kiến sau :
1. Sợ gây cháy nổ nên không sử dụng gas để nấu ăn.
2. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở trong nhà và nơi công cộng.
3. Người nào là chủ sở hữu thì mới cần giữ gìn cẩn thận tài sản của mình.
4. Người mượn tài sản của người khác cần phải giữ gìn cẩn thận tài sản đó.
5. Đổ chất thải công nghiệp ra sông, hồ.
6. Đem gà, vịt có nghi ngờ bị dịch vứt xuống sông.
7. Ở vài con đường, đèn đường vẫn sáng cho đến 10 giờ sáng hôm sau.
8. Giờ ra chơi, đèn và quạt vẫn mở dù không có bạn học sinh nào trong lớp.
9. Bớt xén nguyên vật liệu khi xây dựng các công trình giao thông.
10. Phao tin đồn nhảm trong khu dân cư.
11. Kêu gọi mọi người đóng góp ủng hộ cho các học sinh trường khuyết tật.
12. Con cái bày tỏ ý kiến với cha mẹ.
13. Phát biểu trong các buổi họp ở lớp, ở trường.
14. Mọi người tự do đốt pháo trong các ngày lễ,Tết.

B. Nhận xét tình huống:
1. Trong cuộc lớp, Nga phê phán Trang. Trong những lời phê phán ấy, có một số chi tiết
không đúng sự thật. Thấy vậy, bạn lớp trưởng nhắc nhở:
- Chúng mình góp ý cho bạn thì không nên nói sai sự thật, chỉ mới nghe tin đồn thôi mà đã
vội quy kết bạn mình là sai đấy.
Thấy thế, Nga lập tức đứng dậy:
Tôi có quyền tự do ngôn luận, tôi có thể nói gì cũng được, phát huy tinh thần dân chủ
trong học sinh mà.
a.
Theo em, cách hiểu về quyền tự do ngôn luận của bạn Nga trong cuộc họp này có
đúng không? Vì sao?
b.


Em hiểu thế nào là tự do ngôn luận trong các buổi họp lớp?


2. Trường em tổ chức lấy ý kiến góp ý của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường
lớp. Cô Hiệu trưởng yêu cầu mọi người cần phát huy quyền tự do ngôn luận của công dân
để đóng góp ý kiến một cách có hiệu quả nhất. Nhiều học sinh băn khoăn: Liệu học sinh
Trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận hay không? Phải chăng chỉ những người từ đủ
18 tuổi trở lên mới có quyền này?
a. Theo em, học sinh Trung học cơ sở có quyền tự do ngôn luận hay không? Vì sao?
b. Hãy nêu cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh Trung học cơ sở nói chung
và của bản thân em nói riêng.

3. Lan và Nhung cùng dạo chơi trong công viên Lê Văn Tám. Thấy mấy bông hoa đẹp mắt,
Lan dừng lại định ngắt, nhưng Nhung ngăn lại: “Không nên ngắt hoa trong công viên Lan ạ.”.
Chần chừ một lúc, rồi Lan vẫn cứ ngắt một bông. Ngắt xong, Lan nói với Nhung: “Tại mình
thích quá Nhung ạ! Với lại ngắt một bông hoa thì cũng không ảnh hưởng gì, phải không?”
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Lan?
b. Nếu em là Nhung, em sẽ làm gì trước việc làm của Lan?

4. Khu vườn quốc gia là nơi có nhiều gỗ quý. Trong một lần đi tuần tra, 3 người kiểm lâm đã
phát hiện một nhóm người chặt gỗ quý. Những người này đã đưa tiền cho cán bộ kiểm lâm
để được tiếp tục chặt gỗ. Sau một hồi suy nghĩ, các cán bộ kiểm lâm đã đồng ý.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của các cán bộ kiểm lâm?
b. Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?
5. A và B đang đi trên đường bỗng nhìn thấy một chiếc ví của ai đó đánh rơi. Hai bạn nhặt
lên, mở ra xem thấy trong đó có tiền và một số giấy tờ.
- A bảo B: “Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất”.
- B nói: “Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết
số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ”.

a. Nhận xét việc làm của A và B.
b. Em sẽ xử sự thế nào nếu gặp trường hợp như vậy?
6. Linh mượn xe đạp của Liên. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại xe cho Liên sau 3 giờ. Khoảng
gần 3 giờ sau, trên đường đi trả xe cho Liên, Linh găp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe
này. Linh ngập ngừng, vì chiếc xe này không phải của mình, liệu mình có quyền cho mượn


lại không? Thấy Linh do dự, Hằng nói: “Cậu đã mượn xe của Liên thì cậu có toàn quyền
quyết định cho tớ mượn lại chứ”.
a. Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định cho Hằng mượn xe của Liên không? Vì
sao?
b. Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?
7. Gần ngày Tết, thấy có người bán pháo, Hùng nói với Hiếu:
- Tớ với cậu chung tiền để mua một dây pháo đốt cho vui đi.
- Hiếu: Nhà nước đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đây!
- Hùng: Sao cậu máy móc thế? Tết đến cũng phải có tiếng nổ cho vui làng xóm chứ.
- Hiếu: Không nên Hùng ạ!
a.Em tán thành ý kiến của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao?
b.Theo em đốt pháo có tác hại như thế nào?



×