Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại sở văn hóa du lịch thể thao ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.79 KB, 16 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI SỞ VĂN HÓA DU LỊCH THỂ THAO NINH BÌNH

GIỚI THIỆU

Quản trị nguồn nhân lực là một hoạt động giúp cho các tổ chức khai thác
các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của tổ
chức đòng thời cũng thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao
động, đề cao vị thế và giá trị của người động, chú trọng giải quyết hài hòa mối
quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm
giảm bớt mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người lao động trong tổ
chức.
Ngày nay, quản trị nhân lực có một tầm quan trọng đặc biệt khi trình độ,
năng lực được nâng cao và mức độ trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, công
việc ngày càng phức tạp, đa dạng và yêu cầu của công việc ngày càng tăng. Hầu
hết các tổ chức sử dụng lao động đều phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt trên thị trường, phải đối mặt với suy thoái kinh tế trong khi nhu cầu của
con người ngày càng tăng.
Trong khu vực hành chính sự nghiệp, vấn đề quản trị nguồn nhân lực hiện
đang là một vấn đề tương đối nan giải khi cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đào tạo
cán bộ, công chức, viên chức vẫn đang vận hành tương tự như “cơ chế kế hoạch
hóa tập trung”. Trong khi đó, các cơ quan hành chính sự nghiệp đang đứng trước
áp lực của việc dịch chuyển lao động từ khu vực công sang khu vực tư trong cơ
chế thị trường. Áp lực này nếu không có chính sách phù hợp thì đội ngũ cán bộ,
công chức sẽ thiếu động lực; tâm huyết bị san sẻ. Hiện tại, việc đào tạo và tuyển
dụng nhân sự tại các đơn vị sử dụng lao động đã có nhiều chuyến biến, các tổ
chức, đơn vị sử dụng đã được chủ động hơn trong quá trình tuyển chọn, sử dụng
tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các đơn vị sử dụng lao động đều bị bó hẹp trong


“chỉ tiêu biên chế”, “kế hoạch đào tạo”… của cơ quan quản lý về nhân sự và


nguồn ngân sách nhà nước chi trả lương cho hoạt động này.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình được hình thành từ việc
sáp nhập của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, thông tin và Sở Thể dục, Thể thao. Là đơn
vị chuyên ngành trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình và sự quản lý về hoạt động
tuyển dụng, đào tạo, phát triển cán bộ công chức, viên chức của UBND tỉnh
Ninh Bình.
Công tác quản trị nguồn nhân lực của Ngành hiện nay chủ yếu là hoạt
động quản lý, sử dụng, lập kế hoạch đào tạo phát triển số lượng cán bộ, công
chức, viên chức được giao, trong đó hoạt động đào tạo và phát triển hệ thống
cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đang là hoạt động thường xuyên và
nổi bật nhất của công tác quản trị nhân sự.
Mục tiêu:
Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề xuất những giải pháp cần thiết trong hoạt
động đào tạo và phát triển nhân lực của Ngành trong cơ chế hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu:
- Giới thiệu chung về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của
ngành.
- Đề xuất những giải pháp cần thiết trong đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực
NỘI DUNG.
Giới thiệu về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình.
+ Giới thiệu chung:


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh Ninh Bình, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực
hiện quản lý Nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng
cáo trên địa bàn tỉnh (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và

xuất bản phẩm), các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định
của pháp luật;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Ban lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình gồm: 1 Giám
đốc và 07 phó giám đốc phụ trách các phòng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp
theo các lĩnh vực được phân công.
Các đơn vị: bao gồm 9 phòng ban chuyên môn và 10 đơn vị sự nghiệp.
(Có sơ đồ cơ cấu tổ chức ở phục lục kèm theo)
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và lao động trong ngành là 227
người, trong đó:
- Theo trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ được phân chia như sau:
Thạc sĩ: 08 người; Đại học: 134 người; Cao đẳng: 12 người; Trung cấp: 47; Sơ
cấp: 26 người.


- Chia theo trình độ đào tạo về lý luận chính trị: Cử nhân: 5, Cao cấp:
13, trung cấp: 19; Sơ cấp: 70, chưa qua đào tạo về lý luận chính trị: 120.

- Chia theo trình độ đào tạo về quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp: 1,
chuyên viên chính: 12, chuyên viên: 44, cán sự: 33, chưa qua đào tạo: 137.

+ Một số chức năng nhiệm vụ chính.



- Trình UBND tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn và hằng năm về các chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch, các chương trình nhiệm vụ cải cách hành chính, phân cấp và xã
hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch tại địa
phương; Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêu chuẩn hóa
chức danh các trưởng phó phòng, ban đơn vị trực thuộc và các trưởng, phó
phòng văn hóa thông tin thuộc UBND cấp huyện, thị.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước, công tác xã hội về di sản văn hóa,
nghệ thuật biểu diễn, về điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, về quyền tác
giả, quyền liên quan đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, về hoạt động thư
viện, hoạt động quảng cáo, văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc, tuyên truyền
cổ động; về công tác gia đình, thể dục, thể thao phong trào, thể thao thành tích
cao và về các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển của ngành.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một ngành mang tính xã hội cao.
Hiện nay, so với yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu, nguồn nhân lực của
ngành còn rất nhiều bất cập. Nguồn nhân lực hiện nay vẫn thiếu tính chuyên
nghiệp, thiếu lao động có kỹ năng nghề và trình độ chuyên môn cao, trình độ
quản lý còn yếu, sự bất hợp lý trong quản lý và sử dụng lao động, vấn đề đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực chưa gắn với yêu cầu thực tiễn.
Nhận thức là vậy, nhưng tổ chức thực hiện thì vô cùng khó khăn, trong
các năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có nhiều cố gắng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng nhiều giải pháp nhưng kết quả chưa
được như mong muốn. Để có được đội ngũ "biết việc" cần phải có cả một quá
trình công phu, kiên trì từ chủ quan, nỗ lực của cán bộ, công chức và của tổ chức
như về cơ chế chính sách về quản lý, phát triển hoặc dựa vào thực trạng đội ngũ
cán bộ, công chức... ở phạm vi ngành lâu nay cũng chỉ xoay quanh việc tìm các
giải pháp nhằm tạo các chuyển biến nằm trong khả năng, từng bước nâng cao



trình độ về mọi mặt, nhưng nếu chỉ nhìn vào thang trình độ cán bộ, công chức
thì cũng chưa đủ, năng lực thực tiễn còn yêu cầu cao hơn nhiều và đó cũng là
mục tiêu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đang tập trung hướng
tới. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng cũng như các cơ
quan hành chính sự nghiệp nói chung đang đối mặt với khó khăn từ việc dịch
chuyển nhân lực có trình độ cao và kỹ năng tốt sang khu vực kinh tế tư nhân và
một áp lực lớn từ chính sách tinh giản biên chế của nhà nước.
Ninh Bình là một tỉnh có thế mạnh về tiềm năng du lịch. Các công trình
hạ tầng du lịch, văn hóa và các tuyến điểm du lịch đang được đầu tư xây dựng
với quy mô lớn. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được thực
hiện thường xuyên và có hiệu quả. Những năm qua, hoạt động đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực đã không chỉ bó hẹp trong phạm vi cán bộ, công chức trong
ngành mà còn được thực hiện với mục tiêu xã hội hóa các hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch.
Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành văn hóa, thể thao nên việc đào tạo
lượng lao động đặc thù này được dựa trên những chính sách ưu đãi nhất định
của UBND tỉnh.
Về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay có 3 loại hình đào tạo chủ
yếu:
- Đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước.
- Tuyển chọn và đào tạo nhân lực trên cơ sở năng khiếu cho Nhà hát Chèo
Ninh Bình và đào tạo phục vụ cho hoạt động thể thao thành tích cao.
- Đào tạo và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch; Đào tạo ngoại ngữ,
nghiệp vụ du lịch cho lực lượng lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh.


1. Về công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bô, công chức, viên chức:

Hằng năm, Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch đào tạo
trình UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời Phòng Tổ chức cán bộ yêu cầu các
phòng, ban đơn vị trực thuộc đăng ký kế hoạch đào tạo trong năm đối với lực
lượng lao động thuộc đơn vị mình phụ trách. Căn cứ kế hoạch đào tạo và nội
dung đăng ký của các đơn vị, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ lập danh sách đào tạo
theo một số tiêu chí sau để trình lãnh đạo Sở phê duyệt:
+ Đối với các đối tượng đăng ký theo học chương trình Đại học: Các đối
tượng sẽ được vừa học vừa làm và được hưởng nguyên lương theo đúng thang
bảng lương đang được hưởng. Ngoài ra, sẽ không có hỗ trợ thêm kinh phí để
theo học các chương trình này.
+ Đối với các đối tượng đăng ký theo học chương trình quản lý nhà nước:
Căn cứ điều kiện công việc của từng đơn vị cụ thể để các đối tượng này được
vừa đi học vừa đi làm và được hưởng nguyên lương theo theo đúng thang bảng
lương đang được hưởng. Kinh phí đào tạo do UBND tỉnh chi trả.
+ Đối với các đối tượng đăng ký theo học chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ:
Các đối tượng này phải là cán bộ chủ chốt hoặc nằm trong quy hoạch cán bộ từ
Trưởng, Phó phòng ban trở lên. Các đối tượng này khi đi học sẽ được UBND
tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo (theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh) và được
hưởng nguyên lương theo đúng thang bảng lương đang hưởng.
+ Đối với các đối tượng đăng ký các lớp trung cấp lý luận chính trị: Các
đối tượng nằm trong cấp ủy của các đơn vị mà chưa có trình độ lý luận chính trị
tương đương. Các đối tượng tham gia hình thức đào tạo này trong thời gian đào
tạo được hưởng nguyên lương và kinh phí đào tạo do UBND tỉnh chi trả.
+ Đối với các đối tượng đăng ký các lớp cao cấp lý luận chính trị: Các đối
tượng này phải nằm trong đội ngũ lãnh đạo từ Phó trưởng phòng và có tuổi đời


từ 30 tuổi trở lên. Các đối tượng tham gia hình thức đào tạo này được hưởng
nguyên lương và kinh phí đào tạo do UBDN tỉnh chi trả.
Tỷ lệ đăng ký tham gia các chương trình đào tạo và phát triển của mỗi

đơn vị không quá 20% số lượng cán bộ, công chức, viên chức của từng đơn vị
tính đến thời điểm đăng ký.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện được Giám đốc sở
phê duyệt, tùy theo yêu cầu đào tạo, sẽ được gửi đi đào tạo phù hợp với nhu cầu
và kế hoạch đào tạo của Ngành.
Như vậy, nhìn chung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành xét về hình thức đã tương đối
hoàn chỉnh, đảm bảo được lực lượng kế cận cần thiết cho việc phát triển lâu dài
của sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch, một phần đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao chất lượng quản lý nhà nước, dịch vụ công, đồng thời đảm bảo tính ổn định
và khả năng thăng tiến đối với lực lượng cán bộ, công chức, viên chức trong
ngành.
Tuy nhiên, mô hình và cách thức tiến hành đào tạo như trên còn xuất hiện
nhiều bất cập: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu đào tạo tương
đối nhiều nhưng số lượng tham gia dự thi lại rất ít do phải đảm bảo quy định
80% số lượng cán bộ công chức phải làm việc trong mỗi đơn vị. Các ngành học
chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
ở từng vị trí công tác. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng có nhu cầu và
theo kế hoạch còn rất hạn chế, dẫn đến việc đào tạo nhiều khi không kịp thời,
không phát huy hết được hiệu quả làm việc của lực lượng lao động có trình độ
cao này.
2. Tuyển chọn và đào tạo nhân lực trên cơ sở năng khiếu cho Nhà hát
Chèo Ninh Bình và đào tạo phục vụ cho hoạt động thể thao thành tích cao.


Do đặc thù của ngành, lực lượng nghệ sĩ và vận động viên thành tích cao
luôn là nguồn nhân lực đặc biệt được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan
tâm đào tạo. Ngành luôn chú trọng tới việc lập kế hoạch tuyển chọn và đào tạo
lực lượng lao động đặc biệt này.
Hai đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tuyển chọn và xây dựng kế

hoạch đào tạo nguồn nhân lực này là Nhà hát Chèo Ninh Bình và Trung tâm Thể
dục, Thể thao tỉnh Ninh Bình.
Đối với lực lượng nghệ sĩ, diễn viên: Hằng năm, Nhà hát Chèo Ninh Bình
sẽ căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của đơn vị mình để lập kế hoạch tuyển dụng và
đào tạo trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi được phê duyệt và cấp kinh phí,
Nhà hát Chèo sẽ tiến hành tuyển chọn học sinh năng khiếu về thanh nhạc, nhạc
công, vũ công… và thành lập một lớp từ 20 đến 25 học sinh (tương đương với
khoảng 15 chỉ tiêu biên chế của đơn vị). Trong quá trình đạo tạo sẽ lựa chọn
những cá nhân xuất sắc để tiếp tục đào tạo và là nguồn diễn viên kế cận cho Nhà
hát Chèo sau này. Những học viên không đủ điều kiện hoặc đủ điều kiện nhưng
quá số lượng định biên sẽ được trả về địa phương.
Đối với lực lượng vận động viên: Hằng năm, Trung tâm Thể dục, Thể
thao sẽ căn cứ vào kế hoạch đào tạo được duyệt để tuyển chọn các vận động
viên năng khiếu thông qua các hội khỏe phù đổng, các hội thao của các địa
phương trong tỉnh… từ đó lựa chọn những vận động viên có đủ điều kiện tham
gia và các môn thể thao thế mạnh của tỉnh như: Vật, Võ, Điền kinh, Bóng
chuyền, Bóng đá, Cờ vua… để thành lập các lớp năng khiếu thể thao. Trong quá
trình đào tạo sẽ tiến hành lựa chọn và loại bỏ những vận động viên không đáp
ứng được yêu cầu và tiếp tục tuyển chọn để bù đắp vào lượng học viên thiếu hụt.
Những học viên đạt yêu cầu là nguồn vận động viên cho các câu lạc bộ, các đội
thể thao tỉnh, của quốc gia, là nguồn nhân lực thể thao quý báu cho xã hội, cho
cộng đồng.


Hiện nay, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang từng bước tiếp cận
với lĩnh vực đào tạo tương đối đặc thù này nhưng bước đầu đã có những kết quả
đáng kể. Trong hội diễn nghệ thuật toàn quốc năm 2010, vở chèo “Linh khí Hoa
Lư” đã đoạt Huy chương vàng và gây được tiếng vang trong làng nghệ thuật
truyền thống trên cả nước. Đội ngũ vận động viên ngày càng lớn mạnh của tỉnh
ngoài chính sách thu hút nhân tài cũng phải nói đến việc đầu tư mạnh tay cho

đào tạo và huấn luyện. Việc thuê cầu thủ ngoại và nhập tịch các thầu thủ ngoại
đã làm cho việc đào tạo “cầm tay chỉ việc” tương đối thành công. Cách đây 5
năm đội bóng chuyền “Tràng An Ninh Bình” hay đội bóng đá “The Vissai” chỉ ít
người biết tên nhưng năm 2010, đội bóng chuyền đã đạt giải vô địch quốc gia.
Đội bóng đá đã đứng trong hàng ngũ các đội mạnh của giải vô địch quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình đào tạo, Ngành cũng gặp không
ít khó khăn. Việc tuyển dụng và đào tạo diễn viên, nhạc công cho Nhà hát Chèo
bị khống chế bởi chỉ tiêu biên chế từ đó dẫn đến việc nguồn kinh phí đào tạo rất
hạn hẹp. Các học viên năng khiếu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao phải đi xa
gia đình nhưng không được hỗ trợ hoặc hỗ trợ rất ít cho việc đào tạo chương
trình phổ thông trong khi rủi ro tương đối cao khi không đủ năng khiếu để tiếp
tục theo học chương trình đào tạo sẽ phải trở lại địa phương việc học hành sẽ dở
dang và việc quản lý học viên cũng tương đối khó khăn. Đây là những vấn đề
khó khăn khi thuyết phục gia đình đồng ý cho con em mình tham gia chương
trình đào tạo. Ngoài ra, việc đào tạo này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho người
tuyển dụng khi năng khiếu của các em không đủ để tiếp tục theo học sẽ dẫn đến
việc nguồn kinh phí đào tạo chi cho hoạt động này bị lãng phí.
3. Đào tạo và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch
Trong một thời gian rất dài, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực không có
định hướng và quy hoạch rõ ràng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt
động hầu hết mang tính tự phát nhiều hơn so với việc hoạt động trên cơ sở kế
hoạch, chương trình. Một số đơn vị nguồn nhân lực được đào tạo tương đối bài


bản nhưng khi sử dụng lại hầu hết không đúng với chuyên môn được đào tạo.
Một số vị lãnh đạo và nhân dân địa phương nơi có các điểm tham quan, du lịch
chưa nhận thức rõ về tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế du lịch bên vững,
dẫn tới việc hoạt động du lịch nhiều nơi mang tính tự phát, “chộp giựt”, để lại
tiếng xấu cho hoạt động du lịch của ngành, của địa phương.
Với mục tiêu đa dạng hóa hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhân lực

ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch. Trong những năm qua, Ngành đã phối hợp
với các ban ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh, các trường đại học, cao
đẳng nghề tổ chức nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn về
các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Chú trọng đến việc mở các lớp bồi
dưỡng nâng cao kiến thức cộng đồng về phát triển kinh tế du lịch bền vững
nhằm mang lại nhận thức đúng đắn cho bộ phận dân cư, từ đó từng bước tiêu
chuẩn hóa giá trình đào tạo các cấp, gắn lý thuyết với thực hành và phù hợp với
tình hình phát triển của đơn vị, địa phương và doanh nghiệp.
Trung tâm Xúc tiến Du lịch là đơn vị sự nghiệp trực thuộc được giao
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo về bồi dưỡng kiến thức du
lịch cộng đồng, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ cho các đơn vị kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo được
duyệt, đơn vị sẽ tiến hành phối hợp với các địa phương có điểm tham quan du
lịch, trường Đại học Hoa Lư xây dựng nội dung chương trình đào tạo được Sở
Giáo dục đào tạo thẩm định. Sau khi nội dung đào tạo được UBND tỉnh phê
duyệt, Trung tâm Xúc tiến du lịch sẽ tiến hành mời các giáo viên giảng dạy với
các lớp học mà đối tượng là các cán bộ quản lý tại thôn xã, nhân dân địa phương
nơi có điểm tham quan du lịch, các đối tượng tham gia kinh doanh du lịch và
nhân viên của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Các khóa đào tạo về
du lịch cộng đồng sẽ gói gọn trong thời gian khoảng từ 3 đến 5 ngày; Các lớp
ngoại ngữ và nghiệp vụ du lịch trong thời gian 60 ngày, các lớp kỹ thuật nhiếp


ảnh và thuyết minh viên từ 10 đến 15 ngày. Tùy theo nhu cầu và nguồn kinh phí
được cấp, mỗi năm Ngành tổ chức từ 2 đến 3 lớp học cho mỗi loại hình đào tạo.
Mô hình đào tạo này hiện đang được nhân dân địa phương đánh giá cao.
Nhận thức của cộng đồng dân cư nơi có điểm tham quan du lịch như chùa Bái
Đính, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long… về
phát triển du lịch bền vững đã được tăng lên rõ rệt, phần nào xây dựng được
hình ảnh đẹp về đất nước và con người Ninh Bình đồng thời tạo thêm công ăn

việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương. Lực lượng lao
động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã được đào tạo bài bản và quan
trọng hơn nữa là ý thức được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương từ
đó sẽ có ý thức hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch bền vững, kinh doanh
hiệu quả hơn và gia tăng đóng góp vào ngân sách tỉnh.
Loại hình đào tạo giáo dục cộng đồng đã thu được những hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng nảy sinh những vấn đề cần được giải
quyết. Mô hình đào tạo hiệu quả nhưng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước
cấp cho loại hình đào tạo này còn quá khiêm tốn trong khi việc đào tạo giáo dục
cộng đồng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục vì số lượng dân cư tại các
địa phương rất lớn, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch thay đổi
theo mùa vụ nên việc gián đoạn quá trình đào tạo sẽ làm giảm hiệu quả của công
tác đào tạo giáo dục cộng đồng.
Một số đề xuất, kiến nghị về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực trong thời gian tới.
- Cần đổi mới phân công, phân cấp và xã hội hóa công tác đào tạo phát
triển nguồn nhân lực trong Ngành. Đề nghị được bổ sung nguồn kinh phí cho
hoạt động đào tạo và trao quyền chủ động hơn về chỉ tiêu biên chế, từ đó sẽ lập
xây dựng chương trình đào tạo và phát triển một cách khoa học từ việc xác định
nhu cầu đào tạo, xác lập mục tiêu, lựa chọn phương pháp đào tạo, thực hiện
chương trình đào tạo và tổ chức tổng kết đánh giá các chương trình đào tạo.


- Cần gắn kết việc đào tạo chặt chẽ hơn với các mục tiêu và nhu cầu cụ
thể của từng đơn vị, đặc biệt đối với mô hình đào tạo học viên năng khiếu, phải
hướng dẫn, thuyết phục các gia đình, cá nhân trong việc lên kế hoạch quản lý sự
nghiệp của họ.
- Cần đa dạng hóa các phương pháp đào tạo và hệ thống giảng dạy để phù
hợp với điều kiện công việc và khả năng nhận thức của lực lượng lao động trong
ngành. Nhất là chương trình đào tạo giáo dục cộng đồng cần có phương pháp

giảng dạy trực quan gắn với thực tế môi trường, đồng ruộng, tránh đưa vào
chương trình đào tạo nhiều lý thuyết gây tâm lý nhàm chán cho người học. Các
chương trình đào tạo cho các lớp năng khiếu nên tập trung nhiều hơn vào
phương pháp cố vấn và huấn luyện.
- Đối với chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ, công
chức, viên chức trong ngành, cần kiến nghị với UBND tỉnh có thêm những
chính sách ưu đãi, những cơ hội thăng tiến cho những cán bộ, công chức tham
gia chương trình đào tạo. Điều này vừa động viên, kích thích lực lượng lao động
có trình độ cao này tham gia vào quá trình đào tạo vừa tạo nên các ràng buộc
nhất định để giữ gìn lực lượng lao động này tại khu vực công, góp phần nâng
cao năng lực quản lý nhà nước tại các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói riêng.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch theo yêu cầu của kinh tế thị trường, chấp nhận cơ chế
cạnh tranh, tuy nhiên phải đảm bảo bao cấp phần đào tạo nhân tài, năng khiếu
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thế thao thành tích cao.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có bước tiến đáng kể và thu được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên, để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
thực sự thành công, thực sự hiệu quả cần phải chú trọng các mục tiêu sau:


- Cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng
phát triển nhân lực phải xuất phát từ nhu cầu phát triển văn hóa nghệ thuật, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch, gắn bó với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; Nguồn nhân lực phải đa tầng, đa cấp độ để đáp ứng nhu cầu
rất đa dạng trong đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư trong
phạm vi cả nước, trong từng địa phương;
- Phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải đảm bảo

giữ được tính dân tộc, đại chúng và hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển trong
nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Phát triển nhân lực với cơ cấu hợp lý và năng động về ngành nghề, có
năng lực, thích ứng nhanh chóng với nhu cầu thực tế không ngừng thay đổi, chú
trọng phát hiện và đào tạo nhân tài.
- Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu vùng miền, dân tộc, độ
tuổi, giới tính và lĩnh vực.
Trong phạm vi bài viết của mình, với lượng kiến thức có hạn hơn nữa,
việc thu thập và tiếp cận số liệu của các phòng, ban, đơn vị còn nhiều hạn chế,
do đó, bài viết chắc sẽ có nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp
đỡ của các thày cô giáo./.
_____________________________________________________


CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NINH BÌNH

Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc


Phó giám đốc

P. Nghiệp vụ du
lịch

BQL Khu du
lịch TC-BĐ

BQL Dự án
CSHT Du lịch

P. Quản lý NV
Gia đình

P. Quản lý NV
Văn hóa

P. Quản lý NV
Thể thao

Trung tâm Thể
dục, thể thao

Trung tâm Văn
hóa, Thông tin

P. Quản lý Di
sản văn hóa

Trung tâm Phát

hành phim

BQL Dự án
mục tiêu VH

Trung tâm
Nhiếp ảnh

Nhà hát Chèo

Thư viện tỉnh
Ninh Bình

P. Kế hoạch Tài
chính

Trung tâm Xúc
tiến du lịch

Văn phòng

P. Tổ chức
cán bộ
Thanh tra


Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Quản trị Nguồn nhân lực – Chương trình đào tạo thạc sĩ quản
trị kinh doanh quốc tế.
- Quản trị Nguồn nhân lực – PGS. TS Trần Kim Dung, nhà Xuất bản tổng

hợp thành phố Hồ Chí Minh.
-

Các

;

website:

/>


×