Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đánh giá công tác đào tạo nghiệp vụ tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.21 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC

Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định trong
hoạt động của mọi doanh nghiệp hay tổ chức. Một doanh nghiệp, công ty,
tổ chức chính trị xã hội nào dù có nguồn tài chính mạnh, máy móc kỹ thuật
hiện đại đến đâu cũng trở nên vô nghĩa nếu không biết dùng người vào
những vị trí phù hợp với trình độ, khả năng của người đó. Trong xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cạnh tranh nguồn nhân lực có trình độ cao,
không chỉ diễn ra ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh với các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp trong nước, mà khó
khăn hơn là phải cạnh tranh với nhiều với các công ty nước ngoài có nhiều
kinh nghiệm, môi trường làm việc, tiền công lao động cao hơn ( Năm 2008,
Kho bạc Nhà nước Thành phố HCM có hơn 100 cán bộ sau khi đã được
đào tạo chuyển đến làm việc ở các ngành có tiền công cao hơn như các
công ty nước ngoài, các Ngân hàng thương mại ). Vì vậy để có được thành
công trong sản xuất kinh doanh, cũng như quản lý tài chính công, giữ được
nhân tài làm việc lâu dài thì việc đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc thuận lợi, cơ hội để phát triển và
chế độ ưu đãi về tài chính đối với cán bộ là tất yếu.


Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước, các quỹ
tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định
của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước, cho
đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định
của pháp luật. Có các nhiệm vụ sau:
Tập trung các khoản các khoản thu ngân sách Nhà nước (bao gồm cả
thu viện trợ, vay nợ trong nước và nước ngoài); thực hiện hạch toán số thu
ngân sách Nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật.


Tổ chức thực hiện chi ngân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán,
chi trả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật
(bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản).
Kho bạc Nhà nước có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân
để nộp ngân sách nhà nưốc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để
thu cho ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật; có quyền từ chối
thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ điều kiện theo quy
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ thác của các đơn vị
Tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho ngân sách Nhà
nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu theo
đúng quy định của pháp luật; thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước
theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.


Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách Nhà nước; hạch toán các quỹ
và tài sản của Nhà nước được giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý.
Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà
nước và các quỹ khác của Nhà nước do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản
lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo
Quyết

định

của



quan


Nhà

nước.

Quản lý các tài sản quốc qia quý hiếm được giao theo quyết định
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: quản lý tiền, tài sản, các loại chứng
chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà
nước

.
Thực hiện nhiệm vụ hiện đại hoá hoạt động của hệ thống Kho bạc

Nhà nước trong tỉnh theo sự phân công của Kho bạc Nhà nước.
Theo chức năng, nhiệm vụ, để đáp ứng yêu cầu quản lý quĩ ngân
sách Nhà nước, KBNN Vĩnh Phúc có các phòng nghiệp vụ: Kế hoạch tổng
hợp, Kế toán, Thanh toán vốn đầu tư, Kiểm tra- kiểm soát, Kho quĩ, Tin
học, Tổ chức cán bộ, Hành chính tài vụ quản trị. Do nhiệm vụ được giao
ngày càng tăng, khối lượng công việc phát sinh nhiều; chính sách, chế độ
quản lý tài chính của Nhà nước liên tục thay đổi ( Được thành lập năm
1997 có 112 cán bộ với 6 phòng và 5 Kho bạc huyên, đến nay có 170 cán
bộ, 8 phòng và 9 Kho bạc huyện; số thu và chi ngân sách trong toàn tỉnh
không ngừng tăng lên, năm 1997 thu ngân sách đạt 110 tỷ đồng, đến năm
2008 số thu ngân sách đạt 9.146 tỷ; Chi ngân sách nhà nước năm 1997 là


339 tỷ, đến năm 2008 chi 4.865 tỷ….) Nhận thức được tầm quan trọng của
nhân tố con người đối với nhiệm vụ được giao, Kho bạc Nhà nước Vĩnh
Phúc luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được đi học tập
nâng cao trình độ, hoàn chỉnh kiến thức và kỹ năng làm việc, tạo cơ hội để
cán bộ trẻ có trình độ nắm giữ những vị trí quan trọng trong cơ quan.

Căn cứ nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ, sau khi nắm bắt trình
độ, năng lực, kết quả công việc, nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ qua
phòng Tổ chức cán bộ và các Trưởng phòng trực tiếp phụ trách, Giám đốc
Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc thường áp dụng hình thức đào tạo, bồi
dưỡng sau:
1. Cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn qua
hình thức thi tuyển tại các trường Đại học chuyên ngành. Năm 1997, cán
bộ có trình độ Đại học chiếm 42%, đến nay cán bộ có trình độ Đại học
chiếm 75%.
2. Tham dự các lớp học tập bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tài chính,
Kho bạc Nhà nước tổ chức với hai hình thức:
- Đối với cán bộ đang làm việc: cử đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ
mới để nắm bắt, cập nhật những thay đổi về cơ chế, chế độ quản lý tài
chính của Nhà nước.
- Đối với cán bộ mới được tuyển dụng cử đi học tập, bồi dưỡng để
nắm bắt và làm quen với các nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.


3. Để cán bộ có thể đảm nhận được nhiều vị trí công tác, duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan trong điều kiện biên chế cán bộ thiếu hụt,
chia tách và thành lập Kho bạc mới theo Quyết định của Bộ Tài chính ( do
chia tách huyện: từ năm 1997 đến nay tất cả các huyện trong tỉnh được
chia làm hai huyện mới ) Giám đốc Kho bạc tỉnh thường xuyên thực luân
chuyển cán bộ giữa các phòng với nhau, từ Kho bạc tỉnh xuống Kho bạc
huyện và từ Kho bạc huyện lên Kho bạc tỉnh và luân phiên công việc giữa
các cán bộ trong phạm vi một phòng nghiệp vụ:
Năm 2008 luân chuyển 10 cán bộ để phát triển là phó phòng nghiệp
vụ Kho bạc tỉnh; Phó giám đốc, kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước huyện.
Sau đó bổ nhiệm 8 đồng chí vào chức vụ là Trưởng phòng, Phó phòng vụ
Kho bạc tỉnh và Giám đốc Kho bạc huyện.

Để cán bộ nắm bắt được nhiều lĩnh vực chuyên môn, năm 2008 điều
động 25 cán bộ vào các vị trí công việc khác nhau từ Kho bạc huyện lên
Kho bạc tỉnh, từ Kho bạc tỉnh xuống Kho bạc huyên.
Ví dụ: Luân phiên công việc tại phòng nghiệp vụ do bản thân tôi
làm trưởng phòng ( được thực hiện thường xuyên hàng năm ).
Kế hoạch luân phiên công việc cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp
Năm 2009


St

Họ và tên

t

Năm

Chức

sinh

vụ

Na

Công việc đang làm

Công việc mới

nữ


m
01 Bùi thị Hảo

x

Phó

Phụ trách tổng hợp Phụ trách tổng hợp

phòn Văn phòng KB tỉnh, Văn phòng KB tỉnh,
g

các chương trình 134, các

chương

trình

y tế, giáo dục, văn hoá, 135; Xoá đói giảm
nước sạch, Dự án 661, nghèo;
vốn SN địa chất

sự

nghiệp

giao thông, thuỷ lợi;
địa chất.


02 Nguyễn
Hương

x

Cviê

Kiểm soát chi chương Kiểm

soát

chi

n

trình thuỷ sản, giáo chương

trình

văn

dục,134, các dự án hoá, y tế, 134, vốn sự
CTMT thuộc NSTW, nghiệp địa chất, giao
vốn SN địa chất, giao thông, 661 NSTƯ,
thông, thuỷ sản, tổng dự án xã nghèo, tổng
hợp báo cáo.
03

Nguyễn x
Vinh


hợp báo cáo.

Cviê

Kiểm soát chi chương Kiểm

soát

chi

n

trình văn hoá, y tế, chương trình 134,
135, nước sạch, các dự thuỷ sản, giáo dục,
án 661 trung ương, địa 661 NSĐP, các dự án


phương,
nghèo.

dự

án

xã xã nghèo, nước sạch;
tổng hợp

DA 661,


vốn SN kinh tế.
Giám đốc duyệt

Trưởng phòng

KHTH
4.Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển thông qua hình thức kiểm
tra nghiệp vụ: Hàng năm tiến hành kiểm tra nghiệp vụ đối với tất cả cán bộ
trong cơ quan để đánh giá năng lực, trình độ của từng cán bộ nghiệp vụ,
qua đó có phương hướng đào tạo, đào tạo lại để bố trí công việc khác cho
phù hợp, đồng thời cân nhắc bổ nhiệm những cán bộ có khả năng vào
những vị trí cao hơn, những cán bộ đạt kết quả yếu hai năm liền kề sẽ phải
chuyển sang vị trí công tác mới phù hợp với năng lực thực tế. Vì vậy,
khuyến khích cán bộ chịu khó học tập, tham khảo tài liệu mới để nâng cao
tầm hiểu biết và làm hơn nhiệm vụ được giao.
5.Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển thông qua hình thức thi đua
khen thưởng: Hàng tháng, quí, năm các phòng nghiệp vụ, Kho bạc Nhà
nước các huyện chấm điểm thi đua cho từng cán bộ thuộc đơn vị mình
quản lý gửi Hội đồng thi đua khen thưởng của tỉnh. Kết quả thi đua ( xếp
loại công chức ) là một trong những tiêu chí quan trọng để lãnh đạo phân
bổ thu nhập tăng thêm, nếu cán bộ thường xuyên bị xếp loại thi đua yếu, sẽ
được phân công những công việc có tính chất đơn giản hơn và bắt buộc


phải đào tạo lại thông qua hình thức tập huấn nghiệp vụ. Hình thức này
khuyến khích cán bộ tự học tập nghiên cứu.
Những hạn chế trong hoạt động đào tạo và phát triển tại Kho
bạc Nhà nước Vĩnh Phúc:
1. Một số cán bộ không có trình độ được tuyển dụng ( xét tuyển ) ở
những vị trí chuyên môn thấp như kiểm ngân, bảo vệ ( không qua thi tuyển

) qua thời gian công tác được cho đi đào tạo nâng cao trình độ ( Đại học ),
nhưng sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
2. Một số cán bộ qui hoạch sau khi cho đi đào tạo để phát triển đã
thoái thác khi được đề nghị bổ nhiệm ở vị trí khác cao hơn ( còn hạn chế
trong việc nắm bắt tư tưởng, sở thích của cán bộ ).
3. Thực hiện luân phiên công việc ở một số Kho bạc huyện chưa
diễn ra thường xuyên. Do vậy, khi sự thay đổi trong công tác tổ chức cán
bộ, các huyện rất khó khăn trong việc bố trí cán bộ thực hiện những nhiệm
vụ chuyên môn khác nhau.
4. Một số cán bộ thuộc diện qui hoạch nhưng quá lâu không được bổ
nhiệm, nên tạo ra tâm lý không muốn phấn đấu.
Một số giải pháp:
Do nhiệm vụ Nhà nước, Bộ Tài chính giao ngày càng nặng nề, nhất
là trong giai đoạn hiện nay hệ thống Kho bạc Nhà nước đang triển thực
hiện dự án TABMIS và hiện đại hoá qui trình thu NSNN. Căn cứ nhiệm vụ


và nhu cầu của từng phòng nghiệp vụ, công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Cử cán bộ trẻ có trình độ tham giam học tập bồi dưỡng về ngoại
ngữ, tin học.
- Tham gia học tập tại các đơn vị đã triển khai thực hiện dự án.
- Bố trí cán bộ ở những vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn;
không nên bố trí cán bộ có trình độ cao ở những vị trí chuyên môn thấp
gây lãng phí nguồn nhân lực, tạo tâm lý ức chế cho cán bộ.
- Đối với một số nhiệm vụ đòi hỏi cán bộ có năng lực, trình độ, kinh
nghiệm không nên luân chuyển, luân phiên cán bộ.
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi, có chính sách đào tạo, tiền công
hợp lý để giữ chân cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
- Không chỉ đào tạo cho cán bộ về chuyên môn, mà cần đào tạo cho

cán bộ đạo đức nghề nghiệp, văn hoá của ngành để cán bộ nhiệt huyết và
gắn bó với đơn vị.
- Giáng chức những cán bộ đương chức có trình độ chuyên môn kém
để bổ nhiệm cán bộ có năng lực trong diện qui hoạch nhằm tạo động lực
cho cán bộ trẻ có hướng phấn đấu.
- Căn cứ tính chất công việc, không nên cho đi đào tạo nâng cao
trình độ tràn lan tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.


Tài liệu tham khảo:
- Các Quyết định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành.
- Công tác Tổ chức cán bộ tại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc.



×