Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ bàn về vấn đề PHÂN PHỐI TRONG tác PHẨM PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GOTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.86 KB, 11 trang )

BÀN VỀ VẤN ĐỀ PHÂN PHỐI TRONG TÁC PHẨM
PHÊ PHÁN CƯƠNG LÍNH GO TA
Nhân kỷ niệm 195 năm ngày sinh của C. Mác (5/5/1818 –
5/5/2013), đây là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến vĩ lãnh tụ thiên
tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế
giới với những đóng góp vô cùng lớn lao, có tính chất vạch thời
đại. Trong bài tham luận này, tác giả chỉ xin đi sâu phân tích một
đóng góp của C. Mác khi bàn về vấn đề mang tính sống còn của
bất kỳ một quốc gia dân tộc – vấn đề phân phối thu nhập. Trong
giới hạn cho phép xin đi sâu phân tích đánh giá sở đồ phân phối
tổng sản phẩm xã hội của C. Mác được trình bày trong “phê
phán cương lĩnh Gôta”.
Năm 1875, vào thời điểm mà ở Đức có hai tổ chức của
công nhân. Một lấy tên là Tổng Hội liên hiệp công nhân Đức do
Látxan cùng đồ đệ lãnh đạo và Đảng xã hội dân chủ Đức còn
gọi là Đảng Aidơnach do Liếpnếch và Bêben lãnh đạo. Sau khi
nước Đức thống nhất, vấn đề thống nhất hai tổ chức giai cấp
công nhân Đức cũng được đặt ra. Mác và Ăngghen đã nhắc nhở
các nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách chớ có nóng vội liên hiệp hoặc
hợp nhất, bởi vì phái Látxan là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội khoa
học. Mác và Ăngghen chủ trương là nên thống nhất phong trào
công nhân Đức từ dưới, làm cho phái Látxan bị cô lập trong
quần chúng nhân dân, nếu hợp nhất với phái Látxan phải dựa
trên những nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nhưng
những nhà lãnh đạo Đảng Aidơnách đứng đầu Liếpnếch không
làm theo ý kiến mà Mác và Ăng ghen đã nhắc nhở, họ tiến hành
hợp nhất hoàn toàn vô điều kiện, và tới tháng 5-1875, Đại hội
đại biểu đảng liên hiệp đã được triệu tập ở Gôta. Người chủ chốt
thảo ra cương lĩnh hợp nhất là Liếpnếch. Khi Liếpnếch dự thảo
bản cương lĩnh, Mác không biết, sau khi viết xong rồi mới đưa
dự thảo cho Mác. Mác bất bình trước sự phản bội các nguyên


1


tắc của chủ nghĩa cộng sản khoa học được thể hiện trong cương
lĩnh và sự nhượng bộ của Đảng Aiđơnách trước phái Látxan một
cách nhục nhã. với tinh thần cách mạng mácxít, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã biên soạn tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh
Gôta”, giáng một đòn nặng nề vào bọn cơ hội chủ nghĩa.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc các ông phê phán
quan điểm về phân phối của Latxan, đồng thời đưa ra những
nguyên lý để tiến hành phân phối thu nhập. Trong tác phẩm
này, Mác đã phê phán yêu sách kinh tế của chủ nghĩa Látxan
ghi trong Cương lĩnh là thực hiện phân phối công bằng, là đòi
sản phẩm của lao động phải thuộc về mọi thành viên trong xã
hội.
Mác vạch rõ, cái gọi là “sản phẩm toàn vẹn của lao động”
phải thuộc về mọi thành viên của xã hội, lập luận đó, yêu sách
đó là bông lông, rỗng tuếch, đó là câu nói của những người dốt
đặc về khoa kinh tế học. Giả thuyết theo cách nói của họ, mọi
thành viên trong xã hội đều chiếu theo quyền lợi bình đẳng nhận
được sự thu nhập “toàn vẹn” thế thì kẻ không lao động cũng vẫn
được hưởng thu nhập, chỉ riêng điều đó cũng đã làm cho thu
nhập của người lao động bị khấu trừ rồi. Nếu bảo chỉ có những
người làm việc mới được hưởng thu nhập, thế thì làm sao có thể
nói được mọi thành viên trong xã hội đều có “quyền lợi bình
đẳng”. Cho nên, trong bản Cương lĩnh đã tự mâu thuẫn lôgic.
Hơn nữa, Mác nêu rõ là phương thức phân phối bao giờ cũng do
phương thức sản xuất, do trình độ sản xuất quyết định.
Mác cho rằng, ngay trong xã hội cộng sản chủ nghĩa
tương lai cũng không thể nào có cái thu nhập gọi là “toàn vẹn

của lao động”; không bị cắt xén. Mà trước khi phân phối số
sản phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu cá nhân cho mọi người,
thì xã hội cũng cần phải có khấu trừ một bộ phận để bù đắp
các khoản: hao mòn tư liệu sản xuất, dùng cho tái sản xuất,
2


dùng quỹ bảo hiểm đề phòng tai nạn, dùng chi tiêu cho trường
học, cho công cuộc bảo đảm sức khỏe, dùng làm quỹ nuôi
những người không có khả năng lao động chi tiêu, xây dựng
quê hương. Chỉ sau khi khấu trừ những khoản đó, phần còn lại
mới có thể đem phân phối cho mọi cá nhân.
Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm xã hội của C. Mác được cụ thể
hóa như sau:
Tổng sản phẩm xã hội
C+v+m

Quỹ
bù đắp
TLSX
đã hao
phí (c)

Quỹ
tích
lũy
TSX
mở
rộng


Quỹ
dự
phòng

Quỹ
tiêu
dùng

Quỹ cho QLNN và QP

Quỹ chi cho phát triển XH

Quỹ tiêu dùng cá nhân

Như vậy, phân phối tổng sản phẩm xã hội để hình thành
nên 3 bộ phận: bộ phận thứ nhất bao gồm quỹ bù đắp liệu sản
xuất hao phí, quỹ tích lũy để tái sản xuất mở rộng và quỹ dự
phòng; bộ phận thứ hai gồm quỹ chi về quản lý Nhà nước và
quốc phòng, quỹ chi cho phát triển xã hội (y tế, giáo dục, bảo trợ
xã hội); bộ phận thứ ba đem phân phối cho tiêu dùng của cá nhân
người lao động.
Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm của C.Mác phản ảnh tính
rộng lớn, toàn diện của lĩnh vực phân phối: vừa phải bảo đảm
các yếu tố cho quá trình sản xuất vừa bảo đảm những yếu tố tiêu
dùng của xã hội và đời sống của bản thân người lao động. Đồng
thời, sơ đồ phân phối này cũng thể hiện tính hợp lý và nhân đạo:
3


vừa bảo đảm cho sản xuất không chỉ trong điều kiện bình

thường mà cả khi có bất trắc xảy ra, bảo đảm đời sống cho
người lao động và những người không có điều kiện lao động, cả
hiện tại và tương lai.
Sơ đồ phân phối tổng sản phẩm xã hội được vận dụng cho
các xã hội khác nhau, trong đó, quỹ bù đắp tư liệu sản xuất bị hao
mòn, quỹ tích lũy tái mở rộng sản xuất, quỹ dự phòng và quỹ
dành cho thu nhập cá nhân lao động là tất yếu cần thiết. Còn quỹ
dành cho tiêu dùng của xã hội bao gồm chi cho hoạt động của bộ
máy Nhà nước, lĩnh vực quốc phòng và quỹ chi cho phát triển xã
hội thì không phải trong hình thái kinh tế xã hội nào cũng có và
cần thiết.
Tuy nhiên, nên hiểu rằng: Phân phối cho tiêu dùng cá nhân
không phải là đem phân phối hết mọi của cải mà xã hội sản xuất
ra cho tiêu dùng cá nhân. Vì: Nếu kết quả sản xuất được đưa ra
phân phối hết cho tiêu dùng cá nhân thì xã hội sẽ không còn tái
sản xuất mở rộng, có nghĩa là không còn những yếu tố bảo đảm
cho quá trình sản xuất tiếp theo, không thể bù đắp hao mòn máy
móc trang thiết bị và giải quyết các tình huống trong quá trình
sản xuất nảy sinh. Đồng thời, phải đối mặt với những nguy cơ
rất lớn từ nền kinh tế trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội,
không thể bảo đảm nền tảng cho một xã hội phát triển bền vững.
Đây là quan điểm hoàn toàn khác hẳn với quan điểm của Lát xan.
Như vậy, trong tác phẩm này, Mác đã phê phán yêu sách
kinh tế của chủ nghĩa Látxan mà Cương lĩnh Gôta đã đưa vào,
đã vạch ra rằng, yêu sách này là dựa trên cơ sở của kinh tế học
tư sản, nó cắt rời giữa phân phối với sản xuất.
Trong “Phê phán Cương lĩnh Gôta” trong khi phê phán sản
phẩm, “toàn vẹn của lao động” của chủ nghĩa Látxan, Mác đồng
thời cũng chỉ rõ cách đặt vấn đề phân phối như thế nào sau khi
4



chủ nghĩa tư bản bị tiêu diệt và chủ nghĩa cộng sản giành được
thắng lợi. Mác đã vứt bỏ những câu rỗng tuyếch trong Cương
lĩnh về “phân phối công bằng và đặt vấn đề này trên một cơ sở
khoa học”. Mác đặt vấn đề phân phối trong sự liên hệ với trình
độ phát triển của bước sản xuất xã hội. Mác cho rằng, trong giai
đoạn đầu của xã hội cộng sản cũng không thể bỏ được nhà nước
và pháp luật, và với sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội
phải thực hiện phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao
động”.
Theo Lênin, cách phân phối này là một “bước tiến vĩ đại”
vì nó nói lên bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy đều tham gia lao
động, mọi người đều có quyền làm việc và có quyền hưởng theo
lao động của mình. Nhưng sự bình đẳng như vậy vẫn chưa phải
là tuyệt đối. Ở đây mới chỉ xác lập quyền bình đẳng về quan hệ
đối với tư liệu sản xuất và lập nên chế độ công hữu xã hội chủ
nghĩa, đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Nhưng về mặt tiêu
dùng và phân phối, thực tế chưa hoàn toàn bình đẳng, vì tuy mọi
người bình đẳng hưởng theo lao động nhưng thực tế mỗi người
khác nhau: năng lực công tác có người giỏi người kém, nhân
khẩu có gia đình nhiều người có gia đình ít người cho nên về
tiêu dùng mọi người không hưởng như nhau. Mác viết rằng:
“Nhưng đó là những thiếu sót không thể trách khỏi trong giai
đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng
từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài. Quyền
không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự
phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”.
Nhưng khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, Mác nói
rõ thêm: cùng với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, sức

sản xuất xã hội được phát triển, trình độ văn hóa được nâng cao;
sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành
thị và nông thôn được xóa bỏ, lao động trở thành nhu cầu cần
5


thiết bậc nhất cho sức sống của mọi người, và do đó, tất nhiên
phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc mới là
“làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đó là lúc xã hội có
thể sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần
dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa.
Trên cơ sở những nguyên lý mà C.Mác đã vạch ra, căn cứ
vào đặc điểm của tình hình đất nước, Đảng ta đã haochj địch
chính sách phân phối một cách hợp lý. Trong văn kiện Đại hội
XI khẳng định: “Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo
động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; thực
hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực
khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội”(1). Đồng thời, Đại hội XI đã đưa ra những định hướng
và giải pháp để thực hiện chính sách phân phối thu nhập hợp lý
trong những năm tiếp theo, cụ thể là.
Một là, thực hiện tốt chính sánh lao động, việc làm.
Đây là động lực thúc đẩy người lao động phát huy cao nhất
năng lực của bản thân, bảo đảm hài hoà các quan hệ trong lao
động. Do vậy, thời gian tới, cần tiếp tích cực cải thiện môi
trường và điều kiện lao động, đảm bảo cho người lao động trong
điều kiện bình thường được hưởng những quyền lợi được có và
kể cả khi có tai nạn lao động xảy ra; đẩy mạnh giáo dục đào tạo,

dạy nghề và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm
dần tỷ lệ thất nghiệp và hộ nghèo; chú trọng hơn nữa lao động đi
làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các
đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng
đô thị hoá; phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề
6


nghiệp; chăm lo phát triển y tế nâng cao chất lượng công tác
chăm sóc sức khoẻ nhân dân; khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình
bảo hiểm, có điều kiện tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực và
điều kiện làm việc; tập trung triển khai có hiệu quả các chương
trình xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn. Chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của
những người và gia đình có công với cách mạng, giải quyết dứt
điểm những tồn đọng trong công tác chính sách, tạo điều kiện để
họ tích cực tham gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền công, tiền
lương.
Chính sách tiền lương, tiền công chính là cụ thể hoá sự
quan tâm đến người lao động của Đảng và Nhà nước. Ở nước ta
hiện nay, chính sách về tiền công, tiền lương tuy đã được cải tiến
nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Tiền
lương vẫn mang tính chất bình quân, bao cấp, chưa thực sự là
thước đo và đảm bảo tái sản xuất sức lao động, chưa thực sự trở
thành đòn bẩy kích thích người lao động làm việc; nhà nước vẫn
chưa làm chủ hoàn toàn trong việc kiểm soát và quản lý tiền
lương, thu nhập của tất cả các cá nhân trong xã hội; phân phối thu

nhập cá nhân còn thiếu công bằng, chứa đựng những chênh lệch
bất hợp lý giữa các vùng, miền, ngành…. khác nhau; tiền lương
thực tế giảm do giá cả tăng cao (chỉ số CPI năm 2011 là 18%),
đời sống nhân dân khó khăn, đặc biệt là người nông dân, người
làm công ăn lương...
Do đó, phải tiếp tục hoàn chỉnh chính sách tiền lương, tiền
công, chống thu nhập bất hợp lý nhằm “giữ cho khoảng cách giàu,
nghèo trong giới hạn hợp lý, giới hạn an toàn” (2).
Từng bước thực hiện tiền tệ hoá tiền lương, tức là trong
cấu thành tiền lương, tiền công phải tính toán đến các yếu tố để
7


đảm bảo cho đời sống của người lao động tương ứng với một vị
trí công tác, cương vị đảm đương, trí tuệ, công sức và tài năng
đã cống hiến...để phân phối cho phù hợp. Trong lộ trình cải cách
tiền lương đến năm 2020 chúng ta cũng đã tính toán đến các yếu
tố như nhà ở, tiền điện thoại… Tuy nhiên, trong điều kiện hiện
nay những giải pháp đang được áp dụng chỉ mang tính chất tình
thế chứ chưa đưa vào thực hiện một cách rộng rãi đối với tất cả
các đối tượng. Chẳng hạn, đối với những người có học vị giáo
sư, phó giáo sư, tiến sĩ được trả thêm trong thang bậc lương
tương ứng với 2.0, 1.5, 1.0 tính theo lương cơ bản.
Quy định mức lương tối thiểu phù hợp với từng thời kỳ. Vì
thực tế, chỉ số giá tiêu dùng luôn có xu hướng tăng lên, điều này
làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động, cũng
đồng nghĩa với tiền công trên thực tế bị giảm xuống. Tăng lương
cơ bản phù hợp với từng đối tượng là giải pháp để khắc phục
những khó khăn về đời sống cho người dân. Đến nay, trong lộ
trình cải cách tiền lương, chúng ta đã tiến hành điều chỉnh theo

hướng tăng lương cơ bản đối với khối hành chính sự nghiệp từ
144.000 đồng/tháng năm 1997 lên 1.050.000 đồng/tháng 05/2011
và bắt đầu từ ngày 01/07/2013 mức lương tối thiểu sẽ tăng lên
con số là 1.150.000 đồng/tháng, được Quốc hội thông qua tại
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; đối với
khối các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng mức lượng mới từ ngày
01/10/2011 theo Nghị định 107 và 108/ 2010/NĐ-CP về quy định
mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam, làm việc
cho doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, mức lương của khối này được
chia thành 4 vùng I, II, III, IV.
Gắn chặt tiền công, tiền lương với năng suất, chất lượng và
hiệu quả sức lao động, coi hiệu quả kinh tế là tiêu chí cuối cùng
để phân phối cho tiêu dùng cá nhân. Đấu tranh loại bỏ những tư
8


tưởng chây lười, ỷ lại, không tính toán đến hiệu quả sản xuất...
đảm bảo sự hợp lý trong thu nhập giữa các ngành, các khu vực…
tránh tình trạng phân hóa và chênh lệch quá mức.
Ba là, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực
tiễn đất nước, tình trạng phân hoá giàu nghèo hiện nay càng có
xu hướng giãn rộng ra. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ, một mặt
phải thừa nhận mức chênh lệch trong thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư là khách quan; mặt khác, Nhà nước phải hạn chế sự
chênh lệch thu nhập đó nhằm thu hẹp khoảng cách, duy trì sự ổn
định của xã hội, tránh phân hoá thành hai cực đối lập thông qua
các công cụ và chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô.
Trước hết là điều tiết giảm thu nhập.

Đây là giải pháp được thực hiện thông qua hình thức thuế
(gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
tài sản...) và sự đóng góp tự nguyện của cá nhân có thu nhập cao
vào quỹ phúc lợi, từ thiện…trong đó thuế thu nhập cá nhân là
quan trọng nhất.
Đi đôi với đó là điều tiết tăng thu nhập thông qua tăng các
quỹ phúc lợi xã hội.
Tiếp tục xây dựng những chính sách, dự án nhằm giải
quyết các vấn đề xã hội như: Xây dựng nhà tái định cư, nhà
chung cư cho người có thu nhập thấp, có chương trình dạy nghề
cho nông dân những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng, cho vay
ưu đãi lãi suất thấp…; kêu gọi các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước đóng góp cho các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể
nhằm giải quyết các vấn đề chung như di chứng chất độc màu da
cam, trẻ em và người già có hoàn cảnh đặc biệt…

9


Bốn là, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí.
Đây là “nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu
dài”(3) nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực bảo đảm giải quyết
hài hoà các nhóm lợi ích trong xã hội. Do đó, cần phát huy vai
trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan
thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để
răn đe người khác và ổn định xã hội. Thực hiện tốt những định
hướng và giải pháp đó sẽ là cơ sở để tạo động lực thúc đẩy nền

kinh tế phát triển, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh,
bền vững gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Chú thích:
(1), Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, trang 74
(2) Đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
Trung tá, Phạm Xuân Hảo “Cơ chế thị trường sự phân hoá
giàu nghèo và những vấn đề đặt ra”, Nxb QĐND. H.1996
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, trang 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giới thiệu tác phẩm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I
Lênin, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà
nước”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999.
2. Đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Trung
tá, Phạm Xuân Hảo “Cơ chế thị trường sự phân hoá giàu
nghèo và những vấn đề đặt ra”, Nxb QĐND. H.1996.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011

10


11



×