Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ bộ tư bản, tác PHẨM THIÊN tài của các mác với THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.11 KB, 20 trang )

1

BỘ TƯ BẢN
TÁC PHẨM THIÊN TÀI CỦA MÁC VỚI THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Bộ Tư bản là tác phẩm của Mác mà ông đã dành hơn bốn mươi năm cuộc
đời của mình để nghiên cứu và thể hiện. Đó là bộ sách mà người ta luôn luôn
ngạc nhiên về sự kỳ vĩ mà luôn luôn bộc lộ ra những điều mới. Bộ sách này cho
đến nay đã khẳng định được giá trị vô song mà nhân loại còn cần phải khám phá
rất lâu dài. Tác phẩm thiên tài Tư bản của Mác khó đọc đến mức mà để tránh
việc đọc và hiểu đến nơi đến chốn tác phẩm vĩ đại đó, nhiều kẻ hậu sinh mang
danh khoa học gia hiện đại phương Tây liều lĩnh gạt phăng đi, dùng những lời lẽ
đủ mọi màu sắc phủ nhận Mác mà không dám phê phán Mác như Mác đã làm
với các tác giả khác trong tác phẩm vĩ đại này.
Bộ Tư bản là bộ sách không thể đọc nhanh được và người ta phải đọc đi
đọc lại nhiều lần mới hy vọng hiểu được phần nào. Mỗi thế hệ luôn luôn thấy
được những điểm mới của bộ Tư bản. Khi các cái phi vật thể trở thành mối quan
tâm chung của xã hội hiện đại thì người ta thấy bộ Tư bản lại mở ra những chân
trời mới.
Mác viết bộ Tư bản trong cảnh khốn quẫn, nếu không có sự trợ giúp tài
chính của Ăngghen thì ông sẽ không còn tiền để thuê nhà, không còn phương
tiện để sinh sống.
Mỗi khi đạt được trình độ nhận thức mới về tự nhiên và xã hội, đọc lại bộ
Tư bản thì lại thấy được những điều mới mẻ. Đó là điều cần thiết nhất mà một
tác phẩm thiên tài luôn luôn đem lại sức sống mới cho sự phát triển của trí tuệ.
Tác phẩm thiên tài trang bị cho người ta vô số tri thức, hơn thế nữa, trang bị cho
người ta cách tạo ra được những tri thức mới.
Khái niệm vật thể trong thời của Mác đã hàm chứa rằng đó là loại vật thể
mà thiên nhiên chưa từng có, nên bản thân điều đó đã là một sự tổng kết thực
tiễn ở mức khái quát, thể hiện được sự tiến hoá của lịch sử, tiềm ẩn cả một quá
trình lịch sử lâu dài của văn minh nhân loại. Đó là lý do tại sao quyển I của Bộ
Tư bản hầu như hoàn toàn là lý luận mà người ta lại có cảm giác rằng những lý


luận đó rất thực tiễn đúng như nhận xét của Lênin:


2
"Hình thức trừu tượng của bản trình bày, tuy đôi lúc hình như có tính chất
thuần tuý suy diễn, nhưng thật ra là ghi lại những tài liệu vô cùng phong phú về
lịch sử phát triển của trao đổi và của sản xuất hàng hoá" 1
1. Phương pháp
Mác nói về nghiên cứu và trình bày: "Về mặt hình thức, phương pháp trình
bày phải khác với phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu thì phải nắm lấy vật
liệu với tất cả những chi tiết của nó, phải phân tích các hình thái phát triển khác
nhau của nó và phải tìm ra được mối liên hệ bên trong của những hình thái đó.
Chỉ sau khi hoàn thành công việc đó rồi mới có thể mô tả sự vận động thực tế
một cách thích đáng được. Một khi đã làm được như thế và khi đời sống của vật
liệu đã được phản ánh trong ý niệm rồi, thì người ta có thể tưởng đó là một kết
cấu tiên nghiệm"2
Trong thời của Mác, khi xã hội thừa nhận rằng cái bên trong có vai trò chi
phối các tiến trình thì người ta mới có khả năng phát hiện ra được những cái gì
là bên trong, mới có thể tìm kiếm những thứ mà thực chất là các cái phi vật thể,
và công nhận rằng đó là việc làm có ý nghĩa, có giá trị. Trình độ phát triển của
văn minh đã đưa đến những kết luận như vậy. Mác đã thể hiện các phát hiện của
ông trong những tác phẩm thiên tài bạt ngàn lý luận, ở đấy ông đã đưa ra cách
trình bày phi thường.
Mác đã cảnh báo rằng tính khó đọc của tác phẩm của mình và muốn đọc
được thì người đọc cần phải có mong muốn học hỏi một cái gì mới và só suy
nghĩ độc lập.
"Mọi bước khởi đầu đều khó. Chân lý ấy đúng đối với mọi khoa học"3
"Phương pháp phân tích mà tôi đã dùng và chưa bao giờ được áp dụng vào
các vấn đề kinh tế, sẽ làm cho việc đọc các chương đầu khá khó khăn và tôi sợ
rằng công chúng Pháp, bao giờ cũng nôn nóng muốn đi đến kết luận và khao

khát muốn biết mối liên hệ giữa những nguyên lý chung và các vấn đề trực tiếp
mà họ đang quan tâm, sẽ chán, vì họ sẽ không thể đọc tiếp được ngay. Đó là
1

V. I. Lê-nin, Toàn tập, Tập 26, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1981, trang 74
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 34-35.
3
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 16
2


3
điều bất lợi mà tôi không làm gì được, trừ phi báo trước và phòng ngừa cho các
bạn khao khát chân lý"4
"Trừ phần nói về hình thái giá trị, quyển sách này không có gì là khó hiểu
cả. Tất nhiên, ở đây tôi muốn nói đến những bạn đọc nào mong muốn học hỏi
một cái gì mới và do đó, mong muốn độc lập suy nghĩ"5.
Mác đã lưu ý vai trò của những cái thoạt tưởng là nhỏ nhặt nhưng lại đặt
nền tảng cơ sở cho toà nhà khoa học của lĩnh vực đó, chứ không phải là những
điều to tát.
"Vì nghiên cứu một cơ thể đã phát triển thì dễ hơn là nghiên cứu tế bào của
cơ thể đó. Ngoài ra khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể
dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hoá học được. Sức trừu tượng hoá
phải thay thế cho cả hai cái đó. Nhưng hình thái hàng hoá của sản phẩm hay
hình thái giá trị của hàng hoá lại là hình thái tế bào kinh tế của xã hội tư sản. Đối
với người không am hiểu thì việc phân tích hình thái đó hình như chỉ là một sự
suy luận hão xoay quanh những điều nhỏ nhặt. Và đó quả thật là những điều nhỏ
nhặt, nhưng lại là những điều nhỏ nhặt, thuộc loại mà khoa vi giải phẫu, chẳng
hạn, phải đụng đến"5
Hình thái đơn giản lại hàm chứa tất cả các bí mật của sự phát triển về sau.

"Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái đơn giản đó của
giá trị. Cho nên điều khó khăn chính là việc phân tích hình thái này"6
Mác làm hiện diện cái phi vật thể xã hội có tên là giá trị trong quyển I của
Bộ Tư bản. Mác chỉ ra phương pháp luận để nắm được cái phi vật thể, làm thế
nào để mò ra vết tích của cái phi vật thể ẩn nấp.
"Giá trị của các hàng hoá khác với mụ goá Quicly ở chỗ là người ta không
biết nắm lấy nó ở chỗ nào. Hoàn toàn trái ngược với tính vật chất thô kệch của
các vật thể hàng hoá đối với các giác quan, trong giá trị không có lấy một
nguyên tử vật chất nào của tự nhiên cả. Người ta có thể lấy từng hàng hoá riêng
ra để sờ nắn, lật đi lật lại đến tuỳ thích, nhưng với tư cách là một giá trị thì người
ta vẫn không thể nắm được nó. Nhưng nếu ta nhớ lại rằng các hàng hoá chỉ có
4

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 39
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 16
6
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 81
5


4
giá trị trong chừng mực chúng là những biểu hiện của cùng một thể thống nhất
có tính chất xã hội, tức là của lao động của con người, rằng do đó, giá trị của
hàng hoá chỉ có một tính chất thuần tuý xã hội, thì tự nhiên chúng ta sẽ hiểu
được rằng giá trị chỉ có thể thể hiện ra trong mối quan hệ xã hội giữa hàng hoá
này với hàng hoá khác mà thôi. Thật vậy, chúng ta xuất phát từ giá trị trao đổi,
hay từ quan hệ trao đổi của các hàng hoá, để lần mò ra vết tích của giá trị ẩn nấp
trong những hàng hoá đó"7
Mác đã chỉ ra rằng vì quyền lợi kinh tế của mình, giai cấp tư sản che đậy
thực chất một cách có chủ ý, và sử dụng những tay sai có bằng cấp để làm

những việc đó. Chỉ cần một số rất ít người hiểu được thực thể đó và không cần
phải công bố rộng rãi, thậm chí không cần nói đến để làm gì.
"Trong lĩnh vực khoa kinh tế chính trị, việc tự do nghiên cứu khoa học
không phải chỉ gặp những kẻ địch mà nó đã gặp trong các lĩnh vực khác. Tính
chất đặc thù của thứ tư liệu mà khoa kinh tế chính trị nghiên cứu làm cho những
sự say mê cuồng bạo nhất, hèn hạ nhất và đáng ghét nhất của lòng người, tức là
những nữ thần báo thù cho lợi ích riêng, xông lên vũ đài chống lại nó"8
Mác không nhượng bộ đối với những thiên kiến của công luận.
"Tôi sẽ hoan nghênh mọi nhận xét của một sự phê phán khoa học. Còn đối
với những thiên kiến của cái gọi là công luận, mà không bao giờ tôi nhượng bộ,
thì cũng như trước đây, tôi vẫn lấy những những lời sau đây của nhà thơ vĩ đại
của thành Phlo-ren-xơ là phương châm: Segui it tuo corso, e lascia dir le genti!
[Đường ta, ta cứ đi, ai nói gì cũng mặc]"9
"Chừng nào khoa kinh tế chính trị còn là khoa kinh tế chính trị tư sản,
nghĩa là chừng nào nó còn coi trật tự tư bản chủ nghĩa không phải là một nấc
phát triển nhất thời trong lịch sử, mà ngược lại là một hình thức tuyệt đối và cuối
cùng của nền sản xuất xã hội, thì nó có thể là một khoa học khi mà cuộc đấu
tranh giai cấp còn đang ở trong trạng thái tiềm tàng, hoặc mới chỉ bộc lộ ra
những biểu hiện đơn nhất mà thôi"10

7

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 80
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 21
9
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 22
10
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 25
8



5
"Tuy nhiên, có một điều khó khăn mà chúng tôi không thể tránh cho bạn
đọc: đó là việc dùng một số từ ngữ theo một nghĩa không những khác với nghĩa
vẫn thấy trong đời sống hàng ngày mà cả trong khoa kinh tế chính trị thông
thường nữa. Nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. Mỗi quan điểm mới của
một khoa học đều kéo theo một cuộc cách mạng trong những thuật ngữ chuyên
môn của khoa học đó"11
Mác đã mở ra tiến trình nghiên cứu cái phi vật thể. Vì thế phép biện chứng
của Mác khác hẳn phép biện chứng của Hêghen, thậm chí ngược hẳn với
Hêghen.
Khi nghiên cứu các tạo phẩm phi vật thể của thời hiện đại, người ta sẽ rất
thấm thía về điều Mác nói là phân tích hàng hoá là nội dung khó nhất của bộ Tư
bản của Người, và vì sao trong phần đó, Người lại dùng lối diễn đạt đặc biệt của
Hê-ghen.
"Trước đây gần ba mươi năm, trong thời kỳ mà phép biện chứng Hê-ghen
đang còn được ham chuộng, tôi đã phê bình mặt thần bí của nó. Nhưng chính
vào lúc tôi biên soạn tập thứ nhất của bộ "Tư bản" thì bọn hậu bối càu nhàu,
kiêu căng và tầm thường, ngày nay đang đóng vai trò lãnh đạo trong giới học
thức Đức, lại thích coi khinh Hê-ghen giống như gã Mô-de-xơ Men-đen-xôn
thời Lét-xinh có lúc coi khinh Xpi-nô-da là "đồ chó chết". Vì thế, tôi đã công
khai tự nhận là học trò của nhà tư tưởng vĩ đại ấy và thậm chí trong chương nói
về học thuyết giá trị, đôi khi tôi còn làm duyên làm dáng học đòi cái lối diễn đạt
đặc biệt của Hê-ghen nữa"12
Có những việc mà người ta chưa bao giờ thử làm cả, vì thế không thấy
được thực chất của nó là gì, mà cũng không dễ làm những công việc đó khi
người ta không có quan điểm và tầm nhìn đủ sâu xa để làm việc đó.
"Bây giờ, chúng ta cần phải làm một việc mà ngay cả khoa kinh tế chính trị
học tư sản cũng chưa bao giờ thử làm cả, cụ thể là chỉ rõ sự phát sinh của hình
thái tiền đó, nghĩa là theo dõi sự phát triển của biểu hiện giá trị nằm ở trong mối

quan hệ giá trị của các hàng hoá, từ hình thái đơn giản nhất và ít thấy rõ nhất của
nó cho đến hình thái tiền chói lọi. Làm được như thế thì cái tính chất bí ẩn của
tiền cũng sẽ mất đi"13
11

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1993, trang 47
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 35.
13
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 80,81
12


6
2. Những mục đích cơ bản
Khi Mác nhận xét: "Hàng hoá trước hết là vật dụng bên ngoài, là một vật
nhờ có những thuộc tính của nó mà thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của
con người"14 thì Mác đã tìm thấy được điểm chung của tất cả các loại hàng hoá
của thời đại ông. Một nhận xét thoạt nhìn rất bình thường đến mức người ta thấy
dường như là rất tự nhiên đến mức người ta thường bỏ qua không thấy tầm quan
trọng. Cho đến khi phải tìm ra cái chung của các loại hàng hoá thời hiện đại,
người ta tìm ra khái niệm tạo phẩm phi vật thể, mà tác giả cuốn sách này là
người đầu tiên đưa ra khái niệm "tạo phẩm phi vật thể", mà con đường tìm ra
khái niệm đó cực kỳ khó khăn, thì mới thấy được ý nghĩa vĩ đại của một điều
tưởng chừng vô cùng đơn giản như vậy. Từ cái chung của các loại hàng hoá đó
mà Mác phát triển được khái niệm chủ đạo trong học thuyết kinh tế của mình là
giá trị, và phát hiện ra giá trị thặng dư, một phát hiện thiên tài mà tầm ảnh hưởng
của nó đến bây giờ vẫn chưa được đánh giá hết. Khái niệm "giá trị thặng dư" có
một tầm lan toả đặc biệt khi xem xét những vấn đề phát triển của lịch sử.
"Bản thân vấn đề không phải là trình độ phát triển cao hơn hay thấp hơn
của những đối kháng xã hội bắt nguồn từ những quy luật tự nhiên của nền sản

xuất tư bản chủ nghĩa. Vấn đề chính là bản thân những quy luật ấy, những xu
hướng ấy, những xu hướng đang tác động và đang được thực hiện với một tất
yếu gang thép. Nước phát triển hơn về công nghiệp chỉ nêu lên cho nước kém
phát triển cái hình ảnh tương lai của bản thân nước này mà thôi"15
"Một nước phải học hỏi và có thể học hỏi ở các nước khác. Một xã hội,
ngay cả khi đã phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, mà mục
đích cuối cùng của tác phẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội
hiện đại, cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay
dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắn và làm
dịu bớt được những cơn đau đẻ"16
Theo Mác, cá nhân con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng lại nghĩ
rằng tác động được tới hoàn cảnh, và hoàn cảnh là sản phẩm của mình.
14

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 61
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 19
16
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 21
15


7
"Nhưng ở đây, tôi chỉ nói đến những con người trong chừng mực họ là hiện
thân của những phạm trù kinh tế, là kẻ đại biểu cho những quan hệ và những lợi
ích giai cấp nhất định. Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội
là một quá trình lịch sử - tự nhiên, cho nên so với mọi quan điểm khác, quan
điểm của tôi có thể ít quy trách nhiệm hơn cho các cá nhân về những điều kiện
mà xét theo ý nghĩa xã hội thì cá nhân đó trước sau vẫn là một sản phẩm của
những điều kiện đó, dù cho về mặt chủ quan, cá nhân đó có muốn vươn lên khỏi
những điều kiện ấy tới mức nào chăng nữa"17.

3. Thành quả
Việc tìm ra được một dạng phi vật thể là cơ sở chi phối sự vận động toàn xã
hội là thành tựu vĩ đại, vô song của Mác.
Lênin đã nhận xét: "Học thuyết giá trị thặng dư là viên đá tảng của học
thuyết kinh tế của Mác"18
Giá trị thặng dư là thực thể của các thặng dư kết hợp của nền kinh tế tư
bản, và nguồn tạo ra thực thể đó là lao động của con người. Nắm được thực thể
đó, Mác đã phát triển lên học thuyết kinh tế của ông. Thực thể của giá trị thặng
dư có sức mạnh xã hội. Phải đạt được cái gì đó xa hơn thì mới thể hiện được tầm
vóc thiên tài, nếu không thì cũng chỉ là nhân vật bình thường. Điều đó có nghĩa
là gì? Khái quát lên, phải đạt được thành quả gì thì mới thể hiện tầm vóc thiên
tài? Đó cũng là mục đích trong những nghiên cứu về sau của cuốn sách này, mà
ở đây chúng tôi có thể nói trước rằng đó là sự ảo hoá của các thực thể của thặng
dư kết hợp.
Nhưng đạt được thành quả đó thì Mác cũng chỉ là nhân vật bình thường. Có
nhà khoa học Phương Tây đã nhận xét: "Nếu như tư tưởng của Marx không đi
xa hơn lý thuyết giá trị sức lao động và khái niệm bóc lột thì Marx sẽ chỉ là một
nhân vật bình thường. Nhưng Marx đã đi xa hơn. Dựa trên các khái niệm đó,
Marx đã suy luận ra một cách khoa học sự quá độ tất yếu từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội"19.
17

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 21
V. I. Lê-nin, Toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, trang 55.
19
Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus. Kinh tế học. Viện Quan hệ Quốc tế, 1989, tập 2, trang 515-516
18


8

Có mấy người hiểu được tư bản, và khi người ta muốn phát triển tư bản thì
người ta cần phải hiểu được người có công lao phi thường làm cho nhân loại
hiểu được tư bản, vạch ra được bí mật của tư bản. Đó là C. Mác.
Phát hiện ra một hình thái của cái bên trong của xã hội là giá trị thặng dư,
Mác đã đóng góp phi thường cho sự phát triển tri thức của nhân loại, trong việc
tạo nên tri thức mới của nhân loại, có thể nói Mác đã thực hiện cuộc cách mạng
vĩ đại trong nhận thức của nhân loại. Từ phát hiện đó, Mác đã chỉ ra được một
xã hội mới thay thế xã hội cũ và lực lượng xã hội nào sẽ làm được việc chuyển
biến xã hội đó.
Tạo phẩm phi vật thể "giá trị" là công trình chung của xã hội. Giá trị là một
tạo phẩm phi vật thể xã hội là công trình chung của xã hội, do nhiều thế hệ thiết
tạo nên. Giá trị được cài đặt vào mỗi con người trong xã hội, biến mọi hàng hoá
thành cái mà biểu hiện cho nó.
Mác chỉ ra những sai lầm chí tử của các nhà khoa học đi trước ông, kế
thừa, sửa lại, nâng cao các luận điểm có giá trị.
Từ ý tưởng như vậy, ông đã phát triển thành công trình đồ sộ, bao quát
được mọi mặt của khoa kinh tế chính trị học và thực tiễn xã hội của thời đại, và
dự báo tương lai. Không ai làm được như vậy. Nhiều người có ý tưởng, nhưng
không phát triển được thành một công trình đồ sộ đạt tính bao quát, do đó những
ý tưởng đó chỉ có giá trị hạn hẹp. Điều khó khăn là phải thấy được vấn đề chủ
yếu nằm ở chỗ nào mà giải quyết được vấn đề đó thì mới giải quyết được những
vấn đề khác, mọi vấn đề khác muốn được giải quyết thì đều mắc phải vấn đề,
phải đụng chạm đến vấn đề đó.
Do tổng kết được thực tiễn, chỉ ra được cái chung nhất và chiều hướng vận
động của thực tiễn nên những gì được viết ra có vẻ là sự suy diễn thì lại là thể
hiện sự sinh động của thực tiễn, bao quát và lô gích.
Mác đã chỉ ra phương pháp luận, cách thức nắm bắt được dạng phi vật thể.
"Thoạt mới nhìn thì hàng hoá có vẻ là một vật rất đơn giản và tầm thường.
Sự phân tích hàng hoá lại cho thấy rằng nó là một vật rất rắc rối, đầy những sự tế
nhị siêu hình và những sự kỳ quái thần học. Là một giá trị sử dụng thì nó chẳng



9
có gì là bí hiểm cả, dù cho ta có xét nó về mặt là nhờ các thuộc tính của nó, nó
thoả mãn được những nhu cầu của con người, hay là xét về mặt nó có được
những thuộc tính đó chỉ vì nó là sản phẩm lao động của con người. Dĩ nhiên ai
cũng hiểu rằng với hoạt động của mình, con người biến đổi hình thái của các
thực thể của tự nhiên theo cách có ích cho họ. Ví dụ, hình thức của gỗ thay đổi
nếu ta lấy gỗ làm một cái bàn. Nhưng tuy vậy, cái bàn vẫn là gỗ, một vật thông
thường mà người ta có thể biết được thông qua các giác quan. Nhưng một khi nó
trở thành hàng hoá, thì nó lại biến thành một vật vừa có thể biết được nhờ giác
quan, lại vừa không thể biết được qua giác quan. Không những nó đứng trên mặt
đất bằng chân, mà còn đứng lộn ngược đầu xuống đất trước mặt tất cả các hàng
hoá khác, và cái đầu gỗ đó của nó lại đẻ ra những ý kiến kỳ quái, còn lạ lùng
hơn là khi nó tự động đứng lên nhảy múa nữa"20
"Như vậy tính thần bí của hàng hoá không phải do giá trị sử dụng của nó
sinh ra. Tính thần bí đó cũng không phải do nội dung những tính quy định của
giá trị sinh ra"21
"Thế thì tính chất bí ẩn của sản phẩm lao động khi sản phẩm ấy bắt đầu
mang hình thái hàng hoá, do đâu mà có? Rõ ràng là do chính bản thân hình thái
ấy. Tính bình đẳng của các loại lao động khác nhau của con người lại mang hình
thái vật có tính vật thể giống nhau của giá trị của những sản phẩm lao động;
thước đo các chi phí về sức lao động của con người bằng độ dài của các chi phí
ấy lại mang hình thái đại lượng giá trị của các sản phẩm lao động; cuối cùng,
những mối quan hệ giữa những người sản xuất, trong đó những tính quy định xã
hội của lao động của họ được thực hiện, lại mang hình thái một quan hệ xã hội
giữa các sản phẩm lao động"22
Do đó, tính chất bí ẩn của hình thái hàng hoá chỉ là ở chỗ: hình thái đó
phản ánh cho người ta thấy tính chất xã hội của lao động của bản thân họ là như
là một tính chất vật thể của chính ngay những sản phẩm lao động, như là những

thuộc tính xã hội của các vật đó, do tự nhiên đem lại; vì vậy, cả mối quan hệ xã
hội của những người sản xuất đối với toàn bộ lao động cũng được họ hình dung
20

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 113
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 114
22
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 115
21


10
như là một mối quan hệ xã hội của các vật nằm ở bên ngoài họ. Nhờ quid pro
quo [việc lấy cái nọ thay cái kia] đó mà những sản phẩm lao động trở thành
hàng hoá, thành những vật mà người ta vừa có thể biết được lại vừa không thể
biết được nhờ các giác quan, hay là những vật xã hội. Tác động quang học mà
một vật gây ra cho thần kinh thị giác thì cũng vậy: người ta không cảm xúc thấy
đó là một sự kích thích chủ quan của bản thân thần kinh thị giác mà là một hình
thù khách quan của một vật ở ngoài con mắt. Nhưng trong thị giác, ánh sáng đã
thực sự được một vật, một vật thể bên ngoài, chiếu vào một vật khác tức là con
mắt. Đó là quan hệ vật lý giữa các vật thể. Nhưng hình thái hàng hoá và quan hệ
giá trị giữa các sản phẩm lao động trong đó nó được biểu hiện ra, thì tuyệt nhiên
không có gì giống với bản chất vật lý của các vật và những quan hệ của các vật
bắt nguồn từ bản chất vật lý đó cả. Đó là chỉ một quan hệ xã hội nhất định của
chính con người, nhưng dưới con mắt của họ thì quan hệ ấy lại mang cái hình
thái kỳ ảo của mối quan hệ giữa các vật. Muốn tìm được một thí dụ tương tự với
hiện tượng đó, chúng ta phải đi vào cõi mù mịt của thế giới tôn giáo.
"Trong cái cõi ấy, các sản phẩm của bộ óc con người thể hiện ra thành
những sinh vật độc lập, có cuộc sống riêng của chúng, có những mối quan hệ
nhất định với con người và giữa chúng với nhau. Trong thế giới hàng hoá, các

sản phẩm do bàn tay con người làm ra cũng thế. Tôi gọi cái đó là tính chất bái
vật giáo gắn liền với các sản phẩm của lao động khi những sản phẩm này được
sản xuất ra với tư cách là hàng hoá, và do đó, tính chất bái vật giáo ấy không thể
tách rời khỏi phương thức sản xuất hàng hoá được"23
"Chỉ có trong phạm vi trao đổi với nhau, các sản phẩm lao động mới có
được một tính vật thể của giá trị giống nhau về mặt xã hội, tách khỏi những tính
vật thể để sử dụng khác nhau mà người ta có thể nhận biết nhờ các giác quan" 24
Chính nhận xét của Mác về tính vật thể của hàng hoá là nguyên nhân khiến Mác
viết chương Máy móc và Đại công nghiệp, một chương mà có thể nói là chưa ai
viết được.
Giai cấp vô sản phải được vũ trang bằng lý luận thì mới có thể xây dựng
chủ nghĩa xã hội được. Việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn là để rút ra được
23

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 116
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 116

2424


11
cách thức hành động đúng trong các tình huống nhất định, kể cả thông qua
những sai lầm. Nhưng điều đáng nói rằng các kinh nghiệm này được đảng cách
mạng tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng, không sợ các thế lực đối địch
cũng nắm được và tận dụng để tiêu diệt phong trào cách mạng. Giai cấp tư sản
không học được, không hiểu được và không sử dụng được các phương tiện mà
giai cấp vô sản tự vũ trang cho mình. Địa vị khác nhau và quyền lợi đối địch
khiến cho giai cấp tư sản không thể dùng các vũ khí của giai cấp vô sản nhằm
chống lại giai cấp vô sản được. Vũ khí của giai cấp vô sản chính là sự đoàn kết
của họ.

"Ở Pháp và Anh, giai cấp tư sản đã giành được quyền lực chính trị. Từ đó,
trong thực tiễn cũng như trong lý luận, cuộc đấu tranh giai cấp mang những hình
thái ngày càng rõ rệt và đáng sợ. Đồng thời giờ tận số của khoa kinh tế chính trị
tư sản khoa học cũng đã điểm. Bây giờ, vấn đề không còn là tìm xem định lý
này hay định lý kia là đúng hay không đúng nữa, mà là tìm xem nó có lợi hay có
hại cho tư bản, phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu của cảnh sát. Sự nghiên
cứu không vụ lợi nhường chỗ cho những cuộc bút chiến của những kẻ viết thuê,
những sự tìm tòi khoa học vô tư nhường chỗ cho lương tâm độc ác và ý đồ xấu
xa của bọn chuyên nghề ca tụng"25
"Trong chừng mực sự phê phán đó nói chung đại biểu cho một giai cấp
nhất định thì nó chỉ có thể đại biểu cho giai cấp mà sứ mệnh lịch sử là thực hiện
một cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và vĩnh viễn
xoá bỏ các giai cấp, tức là cho giai cấp vô sản, mà thôi"26.
Những thành quả lớn lao của các thế kỷ trước không đủ để tiến hành trong
thế giới hiện nay. Điều khiếm khuyết của các quan niệm cũ là nghiên cứu thế
giới theo những thiết tạo, có nghĩa là nghiên cứu thế giới từ các thành phần của
nó, chứ không phải là nghiên cứu với tư cách một tiến trình rộng lớn bao quát
hơn tác động mà tạo nên các thành quả. Mác đã sửa lại quan niệm cũ đó và đó là
một điều quý báu trong phương pháp luận nghiên cứu thế giới phi vật thể.
"Ri-các-đô chưa bao giờ đặt vấn đề nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng
dư. Ông coi giá trị thặng dư là cái gì đó nội tại thuộc về phương thức sản xuất tư
25
26

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 29
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 30,31


12
bản chủ nghĩa mà theo ông là hình thức tự nhiên của nền sản xuất xã hội. Ở nơi

nào ông ta nói đến năng suất lao động thì ông không coi nó là nguyên nhân tồn
tại của giá trị thặng dư, mà chỉ coi đó là nguyên nhân quyết định đại lượng của
giá trị thặng dư mà thôi. Trái lại, trường phái của ông ta lại lớn tiếng tuyên bố
rằng sức sản xuất của lao động là nguyên nhân sinh ra lợi nhuận (xin đọc là: giá
trị thặng dư). Dù sao, đó cũng là một bước tiến so với phái trọng thương là phái
cho rằng số dư trong giá cả của sản phẩm so với chi phí để sản xuất ra sản phẩm
đó là do trao đổi, do bán sản phẩm cao hơn giá trị của nó, đem lại. Tuy vậy,
trường phái Ri-các-đô cũng chỉ lẩn tránh vấn đề chứ không giải quyết vấn đề.
Thật ra, do bản năng, các nhà kinh tế học tư sản đó cũng cảm thấy rằng sẽ rất
nguy hiểm nếu nghiên cứu quá sâu vấn đề nóng hổi về nguồn gốc của giá trị
thặng dư"27
Nói về sự tầm thường hoá Ri-các-đô của Giôn Xtiu-ác Min
"Trên một miếng đất bằng phẳng thì một mô đất thường thôi cũng làm cho
người ta có cảm giác là một ngọn đồi; cho nên người ta có thể đo sự tầm thường
của giai cấp tư sản ngày nay của chúng ta bằng cách căn cứ vào kích thước của
những "nhà tư tưởng vĩ đại" của giai cấp ấy"28
Mác nói về công trình chung của xã hội có khi diễn sau lưng người ta,
khiến cho người ta có quan niệm sai lạc về điều gì đang thực sự diễn ra:
"Những tỷ lệ khác nhau theo đó các loại lao động khác nhau được quy
thành lao động giản đơn, coi đó là một đơn vị dùng để đo các loại lao động khác
nhau ấy, những tỷ lệ khác nhau ấy được xác định bởi một quá trình xã hội diễn
ra ở đằng sau lưng những người sản xuất, cho nên những người này vẫn tưởng
rằng những tỷ lệ đó do tập quán xác định nên"29
Không phải ai cũng nắm được, hiểu được cái thực thể đó. Khi một xã hội
mới phát triển thì phải vận động đến một trình độ nào đó thì mới bộc lộ ra thực
thể của các thặng dư kết hợp trong xã hội đó là gì.
Mác đã thấy vai trò phi thường của thời gian trong thời đại của Người một
khi nó mang tính xã hội. Thời gian lao động xã hội cần thiết có một sức mạnh
ghê gớm.
27


C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 728
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 731
29
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 75, 76
28


13
"Phải đợi đến khi có một nền sản xuất hàng hoá hoàn toàn phát triển thì
mới có thể từ bản thân kinh nghiệm mà rút ra được một nhận thức khoa học là:
các lao động tư nhân, được tiến hành một cách độc lập đối với nhau nhưng lại
gắn liền với nhau về mọi mặt với tư cách là những khâu của sự phân công lao
động xã hội tự phát luôn luôn được quy thành thước đo xã hội của chúng một
cách tỷ lệ. Cần phải có một nền sản xuất hàng hoá hoàn toàn phát triển để cho
nhận thức khoa học ấy xuất hiện, bởi vì trong những quan hệ trao đổi ngẫu nhiên
và thường xuyên biến động giữa các sản phẩm của những lao động ấy, thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm ấy chỉ dùng bạo lực để tự
mở đường cho mình với tư cách là một quy luật tự nhiên có tác dụng điều tiết,
cũng giống như quy luật trọng lực làm cho người ta biết đến nó khi chiếc nhà
sụp đổ xuống đầu mình. Vì thế, việc quy định đại lượng của giá trị bằng thời
gian lao động là một điều bí mật ẩn giấu đằng sau sự vận động có thể thấy được
của giá trị tương đối của các hàng hoá. Việc khám phá ra điều bí mật ấy xoá bỏ
được cái ảo ảnh cho rằng hình như đại lượng của giá trị của sản phẩm lao động
được quy định một cách thuần tuý ngẫu nhiên"30
"Nói chung, sự suy nghĩ về những hình thái của đời sống con người và do
đó, việc phân tích khoa học những hình thái đó, đi theo một con đường hoàn
toàn ngược lại với sự phát triển thực tế. Việc nghiên cứu đó bắt đầu post festum
[sau khi sự việc đã diễn ra] và vì vậy nó bắt đầu với những kết quả đã có sẵn của
quá trình phát triển. Những hình thái in con dấu hàng hoá lên trên các sản phẩm

lao động và vì vậy là những tiền đề của lưu thông hàng hoá, đã có tính vững
chắc của những hình thái tự nhiên của đời sống xã hội trước khi con người tìm
hiểu, không phải tính chất lịch sử của những hình thái đó, vì đối với con người
thì các hình thái đó trái lại đã mang một tính chất bất di bất dịch rồi, mà chỉ tìm
hiểu nội dung của nó mà thôi. Như vậy là chỉ có sự phân tích giá cả các hàng
hoá mới dẫn đến việc xác định đại lượng của giá trị và chỉ có biểu hiện chung
bằng tiền của các hàng hoá mới dẫn đến chỗ cố định được tính chất giá trị của
các hàng hoá. Nhưng chính cái hình thái hoàn chỉnh ấy của thế giới hàng hoá hình thái tiền lại che giấu tính chất xã hội của các lao động tư nhân vào đằng sau
30

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 119, 120


14
lưng các vật, và do đó che giấu cả những quan hệ xã hội của những người lao
động tư nhân, trong lúc lẽ ra phải bóc trần những quan hệ ấy" 31 "Chính những
hình thái loại đó đã cấu thành các phạm trù của khoa kinh tế tư sản. Đó là những
hình thái có ý nghĩa xã hội, do đó là những hình thái tư duy khách quan đối với
những quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất xã hội lịch sử nhất định ấy,
tức là của nền sản xuất hàng hoá. Vì vậy, toàn bộ tính chất thần bí của thế giới
hàng hoá, tất cả những điều kỳ lạ và những bóng ma đang bao phủ các sản phẩm
lao động như một đám mây mù trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá, sẽ biến đi
ngay lập tức, một khi chúng ta chuyển sang những hình thái sản xuất khác"32
"Quá trình trao đổi các hàng hoá chứa đựng những mối quan hệ mâu thuẫn
và loại trừ lẫn nhau. Sự phát triển của hàng hoá không xoá bỏ được các mâu
thuẫn đó nhưng lại tạo ra một hình thái trong đó các mâu thuẫn ấy có thể vận
động được"33
Sự vận động của mâu thuẫn trong những điều kiện nhất định.
"Hình thái vận động một chiều của tiền phát sinh từ hình thái vận động hai
chiều của hàng hoá, sự kiện ấy vẫn bị che lấp. Chính bản chất của lưu thông

hàng hoá đã đẻ ra cái vẻ bên ngoài ngược lại"34
Cái bản chất bên trong lại tạo ra cái vẻ bên ngoài ngược lại.
"Hình thái lưu thông trong đó con nhộng tiền chuyển hoá thành tư bản, mâu
thuẫn với hết thảy các quy luật đã trình bày trước đây về bản chất của hàng hoá,
giá trị, tiền và bản thân lưu thông. Chỗ khác nhau giữa nó và lưu thông hàng hoá
giản đơn là cái trình tự ngược lại của cũng hai quá trình đối lập ấy, tức là bán và
mua. Nhưng do phép lạ nào mà một sự khác nhau có tính chất thuần tuý hình
thức như thế lại có thể cải biến ngay cả bản chất của quá trình ấy?"35
Sự phát triển giá trị thặng dư dẫn tới việc phân công lao động xã hội, tạo ra
các bộ phận có những chức năng xã hội mới.
Mác tiên đoán rằng cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến độc quyền và khi chủ nghĩa
tư bản đạt tới độc quyền thì nó sẽ có những động thái mới.
31

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 120
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 121
33
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 160
34
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 176
35
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 234, 235
32


15
"Trong mỗi ngành sản xuất nhất định, sự tập trung sẽ đạt đến giới hạn cuối
cùng của nó khi nào tất cả các tư bản bỏ vào ngành đó đều hợp lại thành một tư
bản duy nhất. Trong một xã hội nhất định thì giới hạn đó chỉ đạt được khi nào
toàn bộ Tư bản xã hội được hợp nhất lại trong tay một nhà tư bản duy nhất hay

là một công ty tư bản duy nhất"36
Mác đã làm một việc là nghiên cứu tư bản trong thời đại của ông một cách
cặn kẽ. Đó là một mẫu mực để các thế hệ sau nghiên cứu những điều kiện kinh
tế xã hội của mình, giúp cho thế hệ sau biết rằng một công trình khoa học xã hội
cần phải hoàn thành những gì, làm được những gì để bảo đảm được tính khoa
học và đạt được giá trị thực tiễn. Vì thế, một khi xã hội đã phát triển đến giai
đoạn mới thì người ta phải chỉ ra bằng được những hình thái mới trong các vấn
đề cơ bản của chủ nghĩa Mác.
"Lẽ tất nhiên, nếu tổ chim không tồn tại được lâu hơn số thời gian cần thiết
để xây tổ ấy thì chim sẽ không cần làm tổ nữa"37
Nếu sự sống không vươn tới tầm tương lai thì sự sống không cần thiết tạo
nên các chất liệu của sự sống nữa.
"Tín dụng nhà nước trở thành cái tín điều của tư bản. Và với sự xuất hiện
của quốc trái, thì thay cho tội xúc phạm thần linh, một tội không thể nào tha thứ
được, là tội vi phạm lòng tin đối với quốc trái"38
Phương thức sản xuất tư bản ra đời đầy máu và nước mắt. Con đường đầy
bạo lực đau khổ nhưng không thể tránh khỏi đối với việc ra đời một chế độ xã
hội mới.
"Bạo lực là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ xã
hội mới. Bản thân bạo lực là một tiềm lực kinh tế"39
4. Mác với thời đại ngày nay.
Trong Bộ Tư bản, Mác đã đưa ra hình mẫu để giải quyết vấn đề khoa học
xã hội dưới những điều kiện, hoàn cảnh nhất định một cách khoa học phải như
thế nào. Trong đó phải chỉ ra được xu hướng phát triển tương lai. Vì thế khi
36

C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 883
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 729
38
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 1048

39
C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội 1993, trang 1043
37


16
tương lai đã xuất hiện những điều kiện và hoàn cảnh mới, thì phải có sự phát
triển khoa học tương ứng.
Hiếm có thiên tài nào được nghiên cứu nhiều như Mác, được số lượng
người đông đảo khắp thế giới đọc các tác phẩm của mình như Mác. Song điều
làm người ta ngạc nhiên là không có những tác phẩm nào kế tục được Mác trong
thời đại ngày nay.
Mác phát hiện ra sự khách quan, sự ảo hoá. Chủ nghĩa Mác quan niệm thực
tại khách quan có sức mạnh vô song và sức mạnh đó được phản ánh vào con
người. Tạo phẩm phi vật thể tạo nên các sức mạnh cài đặt vào con người.
Mác là nhà chiến lược và sách lược của cách mạng. Mác vạch ra được cái
bí mật của xã hội trong những bài viết về tình hình, về nhân vật.
Sức sống của một thiên tài là trong thời đại mới, khi có những quan niệm
mới, những vấn đề mới thì người ta thấy rằng chúng có nguồn gốc từ thiên tài
đó, và sự phát triển hiện đại đã chứng minh rằng những nhận định, những phát
triển của thiên tài. Người ta thấy nhiều vấn đề mang tính phương pháp luận xuất
phát từ thiên tài.
Mác là người đề ra được những tư tưởng chủ đạo, tư tưởng chủ đạo đó
chính là một dạng phi vật thể mà cho phép thâm nhập được vào những bí ẩn của
xã hội. Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế và lịch
sử, và đặc biệt là việc trình bày những tư tưởng ấy thành những công thức chặt
chẽ cuối cùng, đều thuộc về Mác.
Các cái nhỏ nhặt có vai trò không nhỏ chút nào, có khi lại quyết định toàn
bộ một tiến trình nào đó. Từ trước, chẳng ai dám coi thường các con vi trùng,
các con vi rút. Ngày nay, chẳng ai coi thường các gien cả, thậm chí người ta thấy

rằng gien còn tiềm ẩn nhiều điều lớn lao chi phối đời sống con người, chi phối
sinh thể.
Bertrand Russell đã nói trong tác phẩm "Power" (Quyền lực): "Hiểu Mác là
điều vô cùng khó khăn"40
Lênin đã nói làm thế nào để hiểu được bộ "Tư bản" của Mác: "Cách ngôn:
không thể hoàn toàn hiểu được "Tư bản" của Mác và đặc biệt là chương I của
sách đó, nếu chưa nghiên cứu kỹ và chưa hiểu toàn bộ lôgíc của Hêghen. Vậy là
40

Bertrand Russell, Quyền lực, dịch: Nguyễn Vương Chấn, Đàm Xuân Cận, Nxb Hiện đại, SG 1972, trang 159.


17
sau Mác 1/2 thế kỷ, không một người Mácxít nào đã hiểu Mác !!" 41 Câu nói này
của Lênin có ý nghĩa to lớn. Những điều tiềm ẩn của lý luận.
Chủ nghĩa Mác có ba bộ phận hợp thành, đó là những tri thức chuyên sâu
cần thiết để từ đó thấy được sự ảo hoá thực thể của các thặng dư kết hợp xã hội
của nhiều thời đại khác nhau. Mác có những thành quả ở những lĩnh vực rất
khác nhau, và tầm quan tâm của Người rất rộng lớn, và thiên tài của Người cho
phép Người nắm được những gì chi phối thực thể chung của những thứ rất khác
nhau đó và sự tác động đến các thực thể chung đó.
Trong thời đại ngày nay, tầm ảnh hưởng của Mác không những không giảm
đi mà còn tăng lên chính vì Mác đã phát hiện ra một cái phi vật thể xã hội là
thực thể của các thặng dư kết hợp trong nền kinh tế tư bản, tác động phổ quát tới
xã hội tư bản và nghiên cứu cặn kẽ nó dưới thời của ông, chỉ ra các cách thức tác
động đến thực thể đó và tiến triển tương lai.
Khi đọc Mác dưới góc độ Mác đã nghiên cứu và trình bày cái phi vật thể
đóng vai trò thực thể của các thặng dư kết hợp của xã hội của xã hội tư bản thì
người ta thấy vô số điều quý giá, có những phát hiện mới về Mác. Mác vạch ra
con đường phát triển lên các trình độ cao hơn của dạng phi vật thể, sự lan toả

của dạng phi vật thể, sự tiềm ẩn của các quá trình.
Mác vạch ra sự hình thành mọi tạo phẩm phi vật thể là công trình chung
của xã hội, của nhiều thế hệ, hơn hết là chi phối đầu óc người.
Mác đã vạch ra rằng để đạt được cái phi vật thể đó trong các vật thể là như
thế nào, và cái phi vật thể để tác động tới toàn xã hội, làm động lực cho sự vận
động của xã hội, phá vỡ các thiết chế của xã hội cũ vì các mối quan hệ chính trị
tới việc phá vỡ gia đình, tạo nên những gắn kết vượt không gian và thời gian
theo tiêu chuẩn về trích dẫn của khoa học hiện nay, có thể nói dù ý thức hay vô
thức, mọi công trình khoa học kinh tế, triết học, xã hội học, chính trị đều "trích
dẫn" Mác. Nói như những nhận xét về Tôn Tử, Mác không quên một ai và về
sau Mác không ai quên được Mác.
Phương pháp của Mác nghiên cứu cái phi vật thể: sức trừu tượng hoá.
Thành quả này phải được ghi nhận là có giá trị cho tới ngày nay. Sức trừu tượng
hoá đó thực chất là sự ảo hoá.
41

Lênin, Toàn tập, Tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat-xcơ-va, năm 1981, trang 190.


18
Trừu tượng hoá không phải là điều tuỳ tiện mà trong tiến trình đó, luôn
luôn có sự kiểm định các sức mạnh mà được tạo ra có hiệu quả hay không, các
vấn đề có tiến triển hay không. Hoạt động trừu tượng hoá là hoạt động rất phức
tạp, trong đó thấy được các sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà đối tượng có thể
chi phối được phát triển như thế nào. Thực chất của trừu tượng hoá là sự ảo hoá.
Chỉ có điều sức mạnh xã hội có sự vận hành khác với sức mạnh tự nhiên.
Sức trừu tượng có hình thái mới là thí nghiệm tưởng tượng. Thí nghiệm
này được mở rộng ở chỗ kết nối tưởng tượng, đóng gói tưởng tượng, đóng gói
tưởng tượng, kích hoạt tưởng tượng, vận hành tưởng tượng, phát tán tưởng
tượng. Điều gì làm cho thí nghiệm tưởng tượng là việc làm đúng đắn, có giá trị?

Có rất nhiều dạng phi vật thể đóng vai trò chuyển hoá. Cầu nối giữa các
thao tác của những dạng phi vật thể của tự nhiên và con người được con người
mô phỏng lại trong trí tuệ.
Bằng việc nghiên cứu một cái phi vật thể cụ thể một cách hoàn bị, Mác đã
có đóng góp vô song cho sự phát triển văn minh nhân loại, và tầm vóc của
Người còn lớn hơn nữa trong tương lai.
Sự vĩ đại của Mác lại được bộc lộ rõ trong ngày nay, khi tư bản trong xã
hội hiện đại có những hình thái mới.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác sâu rộng với sự phát triển của lịch sử. Khi đấu
tranh giai cấp, sau Mác, đã trở thành một tín niệm phổ biến trong xã hội thì các thế
lực tư bản phải tìm cách che giấu chúng, phải làm cho tính chất giai cấp thay đổi, che
giấu những thứ đó. Điều cần thiết là phải đánh loãng các loại tư bản truyền thống và
tạo nên những loại tư bản hoàn toàn mới. Trong thời đại của mình, Lênin nhận xét
chỉ có ba hay năm nhóm tư bản thống trị kinh tế của một nước. Vậy trong thời đại
ngày nay, có còn tiến trình tập trung tư bản nữa không? Và số nhóm tư bản thống trị
kinh tế của một nước tăng lên tới 10, 20 hay 100 nhóm, hay chỉ còn một nhóm duy
nhất. Nếu chỉ còn một nhóm tư bản duy nhất thống trị kinh tế của một nước thì sao,
nó có những hoạt động gì để thực hiện địa vị thống trị của mình? Đó là chủ thể điều
hành kinh tế siêu vĩ mô mà một trong những hoạt động chính của nó là sản xuất ra
tiền ảo và biến tiền ảo thành tư bản. Hình thái hiện đại của kinh tế chính trị học MácLênin là kinh tế học siêu vĩ mô.


19
Cách hiểu mới về Mác khiến cho có thể nhận thức được những gì đang diễn
ra trong hiện tại và dự đoán được tương lai, khiến cho rất nhiều người nghiên
cứu Mác lâu năm vụt thấy rằng mình chẳng hiểu Mác là bao nhiêu.
Thời đại ngày nay có những vấn đề nghiên cứu rộng hơn thời của Mác.
Thời của Mác, người ta không có khái niệm cài đặt các dạng phi vật thể tự nhiên
vào các vật thể. Trong quan hệ giữa người với người, người ta cài đặt được các
cái phi vật thể vào người khác.

Hiện nay, về mặt nhận thức luận, xuất hiện những điều mà thời Mác chưa
có là các dạng phi vật thể có thể được cài đặt vào các cái gì đó, từ vật thể cho tới
phi vật thể và sẽ được kích hoạt, đưa vào vận hành ở một lúc nào đó, một
phương diện nào đó. Vì thế cách xem xét của Mác yêu cầu phải bổ sung thêm
những khía cạnh đó để phù hợp với thời đại mới.
Hiện nay là sự cá biệt hoá các dạng phi vật thể, tính tác động theo một tiến
trình thời gian của một dạng phi vật thể đơn lẻ có những điểm khác biệt, tự bản
thân nó có những trạng thái khác nhau và có tầm tác động khác nhau trong
những trạng thái khác nhau.
Hình thái hiện đại của chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra rằng trong xã hội
hiện đại, lực lượng nào có khả năng thiết tạo xã hội mới. Hiện nay, giai cấp vô
sản hậu công nghiệp là giai cấp sẽ thiết tạo nên xã hội mới, nhưng người ta chưa
biết cách đoàn kết giai cấp vô sản hậu công nghiệp lại. Một khi người ta biết
cách đoàn kết giai cấp đó lại thì người ta có những hình dung về sự xây dựng
một xã hội mới.
Phê bình văn học trước đây mang tính phê phán vì trong xã hội đó có nhiều
trào lưu tư tưởng đấu tranh với nhau, mà những trào lưu đó có thể phát triển
thành những hệ thống độc lập mà rất khó bác bỏ chỉ bằng ngôn từ. Ngày nay
thực tiễn xã hội làm cho tất cả mọi trào lưu đều bộc lộ những hạn chế của mình
bởi vì sự thường xuyên xuất hiện những cái hoàn toàn mới, chưa từng được biết
đến làm cho suy nghĩ của xã hội thay đổi. Vì thế nó đòi hỏi một tình cảnh chưa
từng được biết đến là người ta không còn cơ sở để phê phán, chỉ còn khả năng
diễn giải và nhận định ở góc độ cá nhân mà thôi, mà những thứ này luôn luôn
hụt hơi trước thực tiễn sống động. Chỉ có một học phái duy nhất có thể bao quát


20
được sự tiến triển mới đó khi học phái đó cho rằng vấn đề là cải tạo thế giới,
nhưng học phái đó đòi hỏi người ta chỉ ra đặc tính chung nhất của thời đại mới
thì mới có khả năng đó, đem lại hình thái mới cho nó để đáp ứng được những

yêu cầu về mặt hệ thống mà bao quát, chứa đựng tất cả những yếu tố mới, những
cái mới mà thực tế sống động đem lại. Đặc điểm chung nhất đó là thời đại ngày
nay con người đạt được thành quả mới trong sự cải tạo thế giới là sản xuất ra
được các tạo phẩm phi vật thể và các tạo phẩm phi vật thể tạo nên được các kết
hợp mới về nguyên tắc vượt qua các giới hạn không gian và thời gian.
Sự sụp đổ của Liên Xô cũ và Đông Âu là cơ hội để nghiên cứu ba bộ phận
hợp thành của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay một cách khoa học, không
phải e dè, lo ngại về điều gọi là đã ngược lại quan điểm đang thống trị, chi phối
ở Liên Xô cũ, mà thường là tuỳ tiện, theo ý chí chủ quan của những người lãnh
đạo ủng hộ chủ nghĩa Mác-Lênin trên đầu môi chót lưỡi, nhưng lại đi ngược lại
chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn và đến nay đã bộc lộ sự phản bội chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Nếu như John Maynar Keynes được coi là một trong những nhà kinh tế học
lỗi lạc nhất thế kỷ 20 và ý nghĩa công trình của ông còn chưa được đánh giá hết,
và các nhà kinh tế tư sản luôn luôn nhấn mạnh về sự khác biệt của Keynes với
Mác thì có thể nói là họ không thấy được rằng công trình của Keynes xuất phát
từ Mác, khi xã hội xuất hiện tạo phẩm vĩ mô.



×