Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ nội dung cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng của lênin về vấn đề thị trường góp PHẦN bảo vệ và PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.93 KB, 25 trang )

Mở đầu
Thị trường là một trong những vấn đề trung tâm của kinh tế hàng hóa.
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển cao thì thị trường càng có vai trò quan
trọng và càng mang tính phổ biến. Thị trường có quan hệ chặt chẽ và là cầu
nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Thị trường có vai trò rất quan trọng để thúc
đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa - dịch vụ; là điều kiện để khai thác và điều
chỉnh các nguồn lực như: lao động, đất đai, máy móc…, sao cho các nguồn
lực đó được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả để sản xuất ra các hàng hóa
- dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa
phát triển. Thị trường không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị
sâu sắc. Lịch sử hình thành và phát triển lý luận về thị trường đến nay đã
diễn ra nhiều quan niệm, nhiều cách tiếp cận khác nhau, thậm trí còn diễn ra
những cuộc đấu tranh rất gay gắt trên mặt trận tư tưởng lý luận.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, chúng ta đang đứng trước những thời cơ mới và thách thức mới…,
thì việc xây dựng và phát triển một hệ thống thị trường thống nhất, đồng bộ
để thúc đẩy sản xuất kinh doanh là yêu cầu hết sức cần thiết.
1. Nội dung chủ yếu trên trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận
của Lênin về vấn đề thị trường nhằm bảo vệ phát triển học thuyết kinh tế
Mác.
Khi bàn vấn đề thị trường đã được Lênin đề cập một cách sâu sắc trên
mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận chống lại bọn cơ hội, xuyên tạc chống
phá đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác nói chung và học thuyết kinh tế Mác-xít
nói riêng; đại diện là những tên đứng đầu trong các Đảng phái ở Nga như
phái dân túy, phái Mác-xít hợp pháp... Họ lập luận rằng: chủ nghĩa tư bản
không thể phát triển được ở Nga, do thị trường trong nước bị thu hẹp, bởi
phát triển công nghiệp lấn át kinh tế tự nhiên, và rằng thị trường trong nước
1


bị thu hẹp do sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân; theo họ, để thị


trường trong nước phát triển thì phải phát triển kinh tế tự nhiên, phải mở
rộng thị trường ngoài nước bằng việc đi xâm chiếm thuộc địa; họ máy móc
siêu hình khi cho rằng giữa hai khu vực trong nền sản xuất xã hội (khu vực
I-sản xuất ra tư liệu sản xuất và khu vực II- sản xuất ra tư liệu tiêu dùng)
không có quan hệ gì với nhau, hoạt động độc lập với nhau… Với mục đích
là nhằm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác và học thuyết kinh tế Mác-xít,
không cho chủ nghĩa Mác xâm nhập vào nước Nga.
Để chống lại những luận điệu xuyên tạc, phản động trên. Đồng thời,
để định hướng cho công tác nghiên cứu lý luận và thúc đẩy phong trào đấu
tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản; Lênin viết
hàng loạt các tác phẩm:
Tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”, được Lênin viết vào
mùa thu năm1893. Đây là một trong những tác phẩm đầu tay và cũng là tác
phẩm mẫu mực về sự vận dụng sáng tạo lý luận kinh tế của Mác vào việc
nghiên cứu chế độ kinh tế ở Nga.
Tác phẩm “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán
trong cuốn sách của ông Xtơ-ru-vê về nội dung đó (sự phản ánh chủ nghĩa
Mác trong sách báo tư sản)”, được Lênin viết vào cuối năm 1894 - đầu năm
1895; theo lời của Lênin, về nhiều mặt, tác phẩm này là bản tóm tắt của
những tác phẩm kinh tế sau này, nhất là tác phẩm “Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Nga”.
Tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”, được Lênin
viết từ năm 1896 đến năm1899 và xuất bản thành sách tháng 3 năm 1899.
Vào thời kỳ này, nhiệm vụ được đề ra trước các nhà Mác - xít Nga là phải
nghiên cứu sâu sắc nền kinh tế của nước Nga. Sự nghiên cứu đó là cần thiết
cho việc đánh bại hoàn toàn về mặt tư tưởng của chủ nghĩa dân túy và xác
2


định những triển vọng đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, những

nhiệm vụ của Đảng dân chủ - xã hội Nga.
Mục đích Lênin nghiên cứu công trình khoa học này là nhằm định
hướng công tác nghiên cứu lý luận ở Nga, làm rõ sự ra đời của chủ nghĩa tư
bản ở Nga. Nghiên cứu xem thị trường ở trong nước của chủ nghĩa tư bản
Nga hình thành như thế nào? Với mục đích đó, Lênin xác định đối tượng
nghiên cứu của tác phẩm là: “Xét vấn đề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
ở Nga chỉ riêng về mặt thị trường trong nước thôi, và gác lại vấn đề thị
trường ngoài nước và những tài liệu về ngoại thương…, chỉ nghiên cứu thời
kỳ sau cải cách,…chỉ xét những tài liệu về những tỉnh nội địa thuần túy Nga,
…chỉ xét phương diện kinh tế của quá trình thôi”1.
Như vậy, Đến tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” đã
thể hiện rõ: vấn đề thị trường là một dòng chảy liên tục (từ 1893 đến 1899)
trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận của Lênin chống lại bọn cơ hội, xét
lại. Những tác phẩm trên đã bao quát trên nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề thị
trường là một trong những vấn đề trung tâm được Lênin nghiên cứu hết sức
sâu sắc và tỉ mỉ. Nội dung của những tác phẩm, nhất là vấn đề thị trường
không những có ý nghĩa thời đại sâu sắc trong phong trào cách mạng vô sản
trên thế giới; mà còn có ý nghĩa vô giá trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý
luận cũng như vận dụng trong thực tiễn đề ra những chủ chương xây dựng,
phát triển thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam hiện nay.
Những sai lầm lý luận của các nhà kinh tế học dân túy về vấn đề thị
trường và sự phê phán đấu tranh của Lênin về vấn đó.
Vấn đề thị trường đã được phái dân túy và phái Mác-xít hợp pháp lập
luận: “Chủ nghĩa tư bản liệu có thể phát triển được ở Nga không và liệu có
1

Sđd, Lenin toan tập, t3, tr. 5,6.

3



thể phát triển hoàn toàn được không, một khi quần chúng nhân dân thì
nghèo khổ”2. (Tức là, chủ nghĩa tư bản không thể phát triển được ở Nga do
thị trường trong nước ngày càng thu hẹp). Sau đó họ lập luận: chủ nghĩa tư
bản muốn phát triển được thì phải có thị trường rộng lớn ở trong nước, do
không có thị trường ở trong nước nên chủ nghĩa tư bản ở Nga không phát
triển được. Họ còn cho rằng: nguyên nhân làm cho thị trường trong nước bị
thu hẹp là do quần chúng nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa. Tức là, thị
trường bị thu hẹp do công nghiệp phát triển, làm cho sản xuất nhỏ bị phá sản
(khu vực I-sản xuất ra tư liệu tiêu dùng bị phá vỡ); vì vậy, hàng hóa sản xuất
ra không thể bán được. Chủ nghĩa tư bản chỉ phát triển được ở Nga khi phát
triển sản xuất nhỏ để mở rộng thị trường trong nước và mở rộng thị trường
ngoài nước bằng cách đi xâm chiếm thuộc địa để thực hiện giá trị thặng dư.
Họ cho rằng: Trong nền sản xuất xã hội thì, giữa hai khu vực; khu vực I (sản
xuất ra tư liệu sản xuất) và khu vực II (sản xuất ra tư liệu tiêu dùng) hoạt
động độc lập, không có quan hệ gì với nhau…
Như vậy, phái dân túy và sau này là phái Mác-xít hợp pháp đã lấy vấn
đề thị trường bị thu hẹp để làm tiền đề cho những bao biện, xuyên tạc, phủ
nhận, chống phá chủ nghĩa Mác, cũng như các học thuyết kinh tế của chủ
nghĩa Mác, mục đích nhằm ngăn chặn không cho chủ nghĩa Mác xâm nhập
vào nước Nga.
Phê phán, đấu tranh chống lại những quan điểm xuyên tạc, phản động
trên - Lênin cho rằng:
Thứ nhất, phái dân túy hoàn toàn sai lầm khi cho rằng: chủ nghĩa tư
bản không phát triển được ở Nga do không có thị trường ở trong nước.
Trên cơ sở kế thừa lý luận của Mác về điều kiện và nguyên nhân ra
đời sản xuất hàng hóa giản đơn và nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa,
2


Sđd, Lenin toan tập, t1, tr. 89.

4


Lênin đã chỉ rõ: Nền sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở có sự phân công
lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể
sản xuất - kinh doanh. Sự phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất
hàng hóa. “Quá trình chủ yếu trong việc tạo ra thị trường (tức là trong sự
phát triển của sản xuất hàng hóa và của chủ nghĩa tư bản) là sự phân công
lao động xã hội”3, quan điểm của phái dân túy là hoàn toàn ngược lại với
quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Theo họ, thị trường lại là cơ sở cho sự ra đời sản xuất hàng hóa, chứ không
phải phân công lao động làm cho sản xuất hàng hóa và thị trường ra đời.
Phân công lao động là cơ sở của kinh tế hàng hóa, mà kinh tế hàng hóa phát
triển sẽ làm cho số lượng các ngành riêng biệt và độc lập tăng lên; vì vậy,
chính phân công lao động đã làm cho các chủ thể sản xuất – kinh doanh
càng có tính độc lập tương đối - cơ sở cho sự trao đổi hàng hóa (cơ sở để thị
trường) xuất hiện. Chính sự phát triển ngày càng cao đó của sự phân công
lao động xã hội là nhân tố chủ yếu quyết định quá trình hình thành thị trường
trong nước của chủ nghĩa tư bản.
Lênin khẳng định: Khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời
khái niệm phân công lao động xã hội được, sự phân công này - như Mác nói
là “cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa” do đó chúng tôi xin nói
thêm- là cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hễ ở đâu và khi nào có
phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy, có thị
trường. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa của
lao động xã hội”4. Do phân công lao động mới hình thành các khu vực sản
xuất riêng biệt và do đó sản phẩm của khu vực này là hàng hóa của khu vực
khác và ngược lại. Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và có sản

3
4

Sđd, Lenin Toan tập, T3, tr.64.
Sđd, Lenin Toan tập, t1, tr.114.

5


xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường; có phân công lao động xã hội thì mới
có thị trường và muốn có thị trường thì phải có sản xuất hàng hóa. Sự phân
công lao động xã hội là cơ sở của toàn bộ quá trình phát triển kinh tế hàng
hóa và của chủ nghĩa tư bản.
Nhưng phái dân túy lại cho rằng: “quá trình đó chỉ là kết quả nhân
tạo, của bước đi chệch ra ngoài con đường thẳng” và rằng “ở nước ta sự
phân công lao động xã hội không phải từ trong đời sống nhân dân mà ra,
mà là từ ngoài tìm cách lọt vào trong đời sống nhân dân”5.
Thực chất, họ đã phủ nhận sự phân công lao động xã hội ở Nga và
phủ nhận lý luận cơ sở ra đời kinh tế hàng hóa của Mác. Phân công lao động
xã hội càng phát triển, thì sự chuyên môn hóa sản xuất càng cao. Sự chuyên
môn hóa sản xuất, xét về bản chất là phụ thuộc vào kỹ thuật và sự tiến bộ
của kỹ thuật, hay đó chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất; mà sự
phát triển của lực lượng sản xuất là vô cùng tận. Suy cho cùng thì chính sự
phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy quá trình phân công lao động
xã hội diễn ra. Mặt khác trong xã hội tư bản, sự tiến bộ kỹ thuật là ở chỗ xã
hội hóa lao động ngày càng cao; mà sự xã hội hóa lao động đó tất nhiên đòi
hỏi phải chuyên môn hóa các chức năng cá thể, phân tán, riêng biệt trong
từng doanh nghiệp thành những chức năng xã hội hóa tập trung vào trong
một doanh nghiệp mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội. Do đó, phân
công lao động xã hội ở Nga không phải như phái dân túy nêu ra là do kết

quả nhân tạo, là bước đi chệch ra ngoài con đường thẳng, là ở nước ta sự
phân công lao động xã hội không phải từ trong đời sống nhân dân mà ra,
mà là từ ngoài tìm cách lọt vào trong đời sống nhân dân. Đây chính là
những sai lầm về nhận thức luận của họ.

5

Sđd, Lenin Toan tập, T3, tr.24.

6


Thứ hai, phái dân túy hoàn toàn mắc sai lầm khi cho rằng: thị trường
trong nước không thể phát triển được do công nghiệp phát triển đã lấn át
kinh tế tự nhiên, phá vỡ sản xuất nhỏ làm cho quần chúng nhân dân bị bần
cùng hóa và vì vậy sản xuất không thể bán được hàng, thị trường trong nước
bị thu hẹp…
Thật là sai lầm khi cho rằng: “Trong xã hội tư bản, sự mở rộng thị
trường do việc chuyên môn hóa lao động xã hội mà có, tất phải chấm rứt
ngay một khi tất cả người sản xuất tự cung, tự cấp đã biến thành người sản
xuất hàng hóa”6. Không phải sự chuyên môn hóa cao của sản xuất (sự phát
triển của công nghiệp) sẽ phá vỡ nền sản xuất nhỏ và làm cho thị trường bị
thu hẹp, bị giới hạn. Ngược lại, giới hạn của thị trường trong xã hội tư bản
chính là do giới hạn của chuyên môn hóa lao động (giới hạn của phân công
lao động xã hội) quyết định.
Như chúng ta đã biết, dưới sự tác động của quy luật giá trị trong nền
sản xuất hàng hóa giản đơn đã phân hóa người sản xuất nhỏ thành hai cực,
một bên là nhà tư bản nắm giữ tư liệu sản xuất và đối lập là bên kia - người
công nhân bị mất hết tư liêu sản xuất, để tồn tại buộc họ phải bán sức lao
động - thứ tài sản duy nhất còn lại của anh ta cho nhà tư bản (tức là bị bần

cùng hóa), và cùng với quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản đã làm cho nền
sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa ra đời. Nhưng vấn đề là ở chỗ phái dân
túy cũng như phái Mác-xít hợp pháp lại cho rằng: sự phá sản này làm giảm
sức mua của nhân dân, thu hẹp thị trường trong nước của chủ nghĩa tư bản.
Lênin cho rằng quan niệm của họ như vậy là hoàn toàn sai lầm; theo Lênin
“trong một xã hội mà kinh tế hàng hóa và chủ nghĩa tư bản đang phát triển,
sự phá sản của những người sản xuất nhỏ dẫn đến điều trái hẳn với những
kết luận của các ông N.- ôn và V. V., tức là dẫn đến sự hình thành chứ không
6

Sđd, Lenin Toan tập, T1, tr.116.

7


phải là sự thu hẹp thị trường trong nước” 7. Lênin nhận xét: tác giả đó đã có
cái nhìn đặc biệt là tự mình đập lại mình bằng những lời trích dẫn trong bộ
tư bản. Sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân không những không làm
trở ngại chủ nghĩa tư bản phát triển, trái lại đó chính là sự biểu hiện của sự
phát triển đó và còn là điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh thêm.
Bởi vì:
Một là, việc người sản xuất nhỏ bị phá sản lại càng cung cấp ra thị
trường nhiều hàng hóa sức lao động hơn, do càng ngày càng có nhiều người
bị mất tư liệu sản xuất và để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động cho nhà
tư bản, làm cho cung hàng hóa sức lao động tăng lên, nhà tư bản càng có khả
năng bóc lột được nhiều hơn làm cho tích lũy tư bản càng cao hơn do giá cả
hàng hóa sức lao động có xu hướng ngày càng giảm. Mặt khác, chính quá
trình người sản xuất hàng hóa nhỏ bị phá sản là quá trình nhà tư bản tập
trung được nhiều tư bản cá biệt hơn và từ đó càng có điều kiện nâng cao
trình độ bóc lột do tăng thêm quy mô tích lũy tư bản. C.Mác đã chỉ ra rằng:

“…Những tư liệu sinh hoạt này giờ đây biến thành những yếu tố vật chất
của tư bản khả biến (tư bản dùng để mua sức lao động) sự tước đoạt và trục
xuất một bộ phận dân cư nông thôn không những đã giải phóng cả công
nhân lẫn những tư liệu sinh hoạt và tư liệu lao động của họ cho nhà tư bản
công nghiệp sử dụng, mà còn tạo nên thị trường trong nước”8.
Rõ dàng, sự bần cùng hóa của quần chúng nhân dân không những
không làm trở ngại cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà trái lại chính
là sự biểu hiện của sự phát triển đó, chính là điều kiện của chủ nghĩa tư bản
và làm cho chủ nghĩa tư bản đó mạnh thêm. Chủ nghĩa tư bản cần có thêm
công nhân tự do, mà sự bần cùng hóa đó lại biến quần chúng nhân dân thành
7
8

Sđd, Lenin Toan tập, T3. tr.28.
C.Mac. “tư bản”, tieng Nga, q1, 1995, tr749 và 750.

8


những công nhân tự do. Các xí nghiệp nhỏ bị phá sản và suy sụp, còn các xí
nghiệp lớn thì mạnh lên và phát triển; quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa,
còn một số ít bọn bóc lột lại giàu lên - hai hiện tượng đó đi đôi với nhau và
cả hai cùng thúc đẩy thị trường mở rộng. Bởi lẽ, một mặt người công nhân bị
bần cùng hóa trước kia sống bằng doanh nghiệp của mình, thì ngày nay sống
bằng đồng lương - bằng việc bán sức lao động của mình và họ phải mua
những vật phẩm tiêu dùng cần thiết; mặt khác, những tư liệu sản xuất trước
đây của người công nhân đã bị tước đoạt nay đều tập trung vào trong tay một
số ít người và đã biến thành tư bản và do đó, sản phẩm từ nay làm ra không
phải để đáp ứng nhu cầu người sản xuất mà là để đưa ra thị trường.
Hai là, chính quá trình phát triển công nghiệp không phải làm cho thị

trường bị thu hẹp mà ngược lại đã làm cho thị trường càng được mở rộng do
nhân khẩu công nghiệp tăng lên làm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm
xuống.
Sự phát triển kinh tế hàng hóa sẽ làm cho một bộ phận ngày càng
đông trong dân cư tách khỏi nông nghiệp làm cho nhân khẩu trong ngành
công nghiệp tăng lên và nhân khẩu trong nông nghiệp thì giảm xuống. Lênin
khẳng định: “Do bản chất của nó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
không ngừng giảm bớt nhân khẩu nông nghiệp so với nhân khẩu phi nông
nghiệp”9. Bởi vì, trong công nghiệp việc tư bản bất biến tăng lên sẽ làm
giảm tư bản khả biến thường liên quan với sự tăng thêm tuyệt đối (dù là
giảm bớt tương đối) của tư bản khả biến. Còn trong nông nghiệp thì ngược
lại, tư bản khả biến cần thiết để kinh doanh một khoảnh đất nhất định lại
giảm bớt một cách tuyệt đối; do đó tư bản khả biến chỉ có thể tăng thêm khi
có đất mới được canh tác, mà điều này lại đòi hỏi rằng nhân khẩu phi nông
nghiệp phải tăng lên nhiều hơn nữa. Cho nên, trong nền sản xuất hàng hóa tư
9

Sđd, Lenin Toan tập, T3. tr.25.

9


bản chủ nghĩa thì tất yếu nhân khẩu trong các ngành công nghiệp và thương
nghiệp sẽ tăng lên, đồng thời làm cho nhân khẩu trong nông nghiệp giảm
xuống. Như vậy, chính hiện tượng này là sự tách rời lần lượt của các ngành
công nghiệp ra khỏi nông nghiệp. Điều đó, không những đã thúc đẩy phân
công lao động và chuyên môn hóa sản xuất sâu rộng hơn; mà còn làm cho
sản xuất hàng hóa cũng như thị trường trong nước phát triển mạnh hơn. Đây
là quy luật chi phối mọi nền kinh tế hàng hóa đang phát triển nhất là kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

Như vậy, sự tách rời người sản xuất trực tiếp ra khỏi tư liệu sản xuất,
đã đánh dấu bước chuyển từ sản xuất hàng hóa giản đơn sang sản xuất hàng
hóa tư bản chủ nghĩa và là điều kiện tất yếu của bước chuyển đó. Chính sự
tách rời đó đã tạo ra thị trường trong nước. quá trình tạo ra thị trường trong
nước ấy được tiến hành theo hai mặt là: những tư liệu sản xuất của người sản
xuất nhỏ biến thành tư bản của nhà tư bản được dùng vào sản xuất hàng hóa
và bản thân chúng cũng trở thành hàng hóa; điều đó đã mở ra một thị trường
cho tư liệu sản xuất, còn sản phẩm được tạo ra từ các tư liệu sản xuất đó
cũng biến thành hàng hóa. Mặt khác, những tư liệu sinh hoạt của người sản
xuất hàng hóa nhỏ đều trở thành yếu tố vật chất của tư bản khả biến, đó là số
tiền mà nhà tư bản bỏ ra để thuê công nhân. Do đó bản thân những tư liệu
sinh hoạt đó bây giờ cũng biến thành hàng hóa, nghĩa là tạo ra một thị
trường trong nước.
Thứ ba, Phái dân túy đã mắc sai lầm khi cho rằng mở rộng thị
trường ở nước ngoài để thực hiện giá trị ngoại ngạch (giá trị thặng dư).
Như đã biết, trong sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị của một đơn vị
sản phẩm được chia làm ba phần (c+v+m). Phái dân túy cho rằng sự thực
hiện (tức là sự thu được một vật ngang giá, tiêu thụ hàng hóa trên thị
trường), thì hai phần đầu không có gì khó khăn vì (c) dùng vào sản xuất và
10


(v) là tiêu dùng của người công nhân. Nhưng còn phần thứ ba (giá trị thặng
dư) họ cho rằng nhà tư bản không tiêu dùng hết sẽ làm cho hàng hóa quá
thừa trên thị trường thì sẽ được thực hiện như thế nào trong khi thị trường
trong nước bị thu hẹp do nông dân bị phá sản. Từ đó họ kết luận: “biện pháp
để khắc phục khó khăn trong việc thực hiện giá trị ngoại ngạch là tìm cho
được một thị trường ngoài nước” 10. Họ cho rằng: nếu không có thị trường
ngoài nước thì không thể thực hiện được giá trị ngoại ngạch; nhưng nước
Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa quá muộn thì khó mà tìm

được thị trường ngoài nước và do đó chủ nghĩa tư bản ở Nga sẽ không thể
tồn tại, sẽ chết yểu. Đây rõ dàng là một kết luận sai lầm mang tính giáo điều
chủ quan, sai lầm về mặt lý luận.
Trên cơ sở tiền đề lý luận của Mác về thực hiện gồm hai nguyên lý.
(1) cũng như một sản phẩm cá biệt, tổng sản phẩm của một nước tư bản gồm
ba bộ phận (c+v+m) và (2) khẳng định rằng phải phân biệt hai khu vực lớn
trong sản xuất tư bản chủ nghĩa: khu vực I-sản xuất tư liệu sản xuất và khu
vực II-sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Một mặt, Lênin nhấn mạnh: riêng cách phân chia đó đã có ý nghĩa lý
luận hơn tất cả mọi sự tranh luận trước kia về lý luận thị trường. Tiếp cận
nghiên cứu vấn đề thực hiện từ giác độ nguyên lý thứ hai của Mác; đồng thời
sau khi Lênin đặt ra các vấn đề và chứng minh làm rõ những quan điểm sai
lầm của phái dân túy như: Tại sao khi phân tích tái sản xuất của tư bản xã
hội lúc này thì cần phân chia sản phẩm theo hình thức tự nhiên (khu vực I và
khu vực II) mà trước kia khi phân tích tái sản xuất và tái sản xuất tư bản cá
biệt lại không làm như vậy và hoàn toàn không đả động gì đến hình thức tự
nhiên của sản phẩm, vấn đề ngoại thương… Từ đó Lênin kết luận về vấn đề
thị trường trong nước trong thực hiện giá trị ngoại ngạch là: Sản xuất tư bản
10

Sđd, Lenin Toan tap, T3 tr. 29.

11


chủ nghĩa tăng lên do đó thị trường trong nước cũng tăng lên, sự tăng lên đó
chủ yếu là tăng tư liệu sản xuất hơn là tăng tư liệu tiêu dùng. Vì vậy, khu vực
sản xuất chế tạo tư liệu sản xuất phát triển nhanh hơn khu vực chế tạo hàng
tiêu dùng. Do đó, sự mở rộng thị trường trong nước của chủ nghĩa tư bản
“độc lập” đến một mức độ nhất định nào đó với sự tăng thêm của tiêu dùng

cá nhân (vì sự mở rộng đó chủ yếu dựa vào tiêu dùng cá nhân). Lênin nhấn
mạnh: hiểu độc lập theo nghĩa tiêu dùng sản xuất tách rời hẳn tiêu dùng cá
nhân là sai, phân tích đến cùng thì tiêu dùng sản xuất vẫn luôn luôn gắn liền
với tiêu dùng cá nhân.
Mặt khác, Lênin đã đi sâu phân tích làm rõ mâu thuẫn: sản xuất phát
triển và do đó cả thị trường trong nước cũng phát triển mà chủ yếu là trong
khu vực I (sản xuất ra tư liệu sản xuất). Điều này hình như chứa đựng mâu
thuẫn là: mở rộng sản xuất mà không mở rộng tiêu dùng một cách tương
ứng? Lênin chỉ rõ: “đấy không phải là mâu thuẫn của lý luận, mà là mâu
thuẫn trong đời sống thực tế; đấy chính là mâu thuẫn phù hợp với chính
ngay bản chất của chủ nghĩa tư bản và với những mâu thuẫn khác của chế
độ kinh tế xã hội đó” 11. Chính sự mở rộng sản xuất mà không mở rộng tiêu
dùng một cách tương ứng là phù hợp với sứ mệnh lịch sử và kết cấu xã hội
đặc thù của chủ nghĩa tư bản. Sứ mệnh lịch sử của nó là phát triển lực lượng
sản xuất của xã hội, còn kết cấu xã hội của nó lại ngăn cản không cho đông
đảo quần chúng nhân dân sử dụng những thành tựu kỹ thuật đó. Đây là mâu
thuẫn giữa xu hướng muốn mở rộng vô hạn độ sản xuất nhằm bóc lột công
nhân ngày càng nhiều và xu hướng cố hữu của chủ nghĩa tư bản với tiêu
dùng bị hạn chế của nhân dân, bởi địa vị vô sản của họ. “Mâu thuẫn trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: công nhân với tư cách là người
mua hàng hóa, thì rất quan trọng đối với thị trường; nhưng khi xem họ là
11

Sđd, Lenin Toan tập, T3. tr. 50.

12


người bán hàng hóa của họ, tức là bán sức lao động, thì xã hội tư bản chủ
nghĩa lại có xu hướng muốn bắt họ phải nhận một giá cả tối thiểu”12.

Tuy nhiên, giới hạn của những điều kiện thực hiện là những tỷ lệ giữa
các ngành sản xuất khác nhau và khả năng tiêu dùng của xã hội, sức sản xuất
càng phát triển thì nó càng xung đột với cơ sở chật hẹp trên đó những quan
hệ tiêu dùng được thiết lập. Những giới hạn mà chỉ trong đó tư bản mới có
thể duy trì và tăng thêm giá trị trên cơ sở tước đoạt, bần cùng hóa đông đảo
những người sản xuất thì luôn luôn mâu thuẫn với những phương pháp sản
xuất mà tư bản bắt buộc phải áp dụng để đạt được mục đích của nó và
nguyên nhân cuối cùng của tất cả các cuộc khủng hoảng thật sự thì bao giờ
cũng vẫn là sự nghèo khổ và sự tiêu dùng hạn chế của quần chúng nhân dân
mà thôi.
Như vây, vấn đề sai lầm của phái dân túy về thị trường ngoài nước là
ở chỗ dùng thị trường ngoài nước để giải thích việc thực hiện giá trị ngoại
ngạch. Làm như vậy không những không giải thích được gì mà còn phản ánh
tính chất cơ hội xét lại, che đậy những sai lầm về lý luận khi cho rằng thị
trường trong nước không thể phát triển được của họ mà thôi. Rõ dàng một
nước tư bản chủ nghĩa cần phải có thị trường ngoài nước quyết định đến việc
thực hiện giá trị ngoại ngạch, quyết định cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
là hoàn toàn sai lầm, và đó cũng càng không phải là quy luật thực hiện sản
phẩm xã hội.
Nhưng cũng cần phải thấy rằng: Thực tế, không một nước tư bản nào
mà lại không muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài, cũng như những phân
tích trên đây không hề phủ định luận điểm cho rằng: không có thị trường bên
ngoài thì một nước tư bản chủ nghĩa không thể tồn tại được. Bởi vì, trong
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu sản xuất càng lớn thì số người tiêu dùng
12

C.Mac. “tư ban”, tieng nga, q.II, 1955, tr. 34.

13



mà nền sản xuất đó hướng phục vụ đến càng nhiều và vì vậy sự biến động
càng mạnh; cho nên, khi nền sản xuất phát triển đến trình độ cao thì nó
không thể đóng khung trong phạm vi một quốc gia dân tộc được. Đồng thời,
do cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước bắt buộc các nhà tư bản muốn
mở rộng qui mô bóc lột thì ngày càng phải mở rộng sản xuất và đi tìm những
thị trường bên ngoài để tiêu thụ được thật nhiều sản phẩm của họ. Điều này
không hề mâu thuẫn và trái với quy luật là: trong nền kinh tế hàng hóa, thị
trường chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội, cho nên
thị trường cũng như lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội nó có
thể phát triển vô cùng vô tận – cũng như khủng hoảng kinh tế không hề trái
với quy luật giá trị.
Thứ tư, phái dân túy và phái Mác-xít hợp pháp đã mắc sai lầm khi
cho rằng: trong nền sản xuất xã hội giữa hai khu vực sản xuất lớn – khu vực
I (sản xuất ra tư liệu sản xuất) và khu vực II (sản xuất ra tư liệu tiêu dùng)
không có quan hệ gì với nhau. Rằng, trong khu vực I sự tích lũy được tiến
hành độc lập, không phụ thuộc vào sự vận động của sản xuất vật phẩm tiêu
dùng, cũng như không phụ thuộc vào bản thân sự tiêu dùng cá nhân của bất
cứ một người nào.
Phái dân túy đã dựa vào giả định của Mác trong học thuyết tái sản
xuất “…là một thị trường thống nhất, không có ngoại thương…”, để họ đưa
ra những quan điểm khô cứng, máy móc như trên; thực chất, họ muốn phủ
nhận sự xâm nhập chủ nghĩa Mác vào nước Nga. Họ cho rằng: “sự vân động
chủ yếu của tích lũy tư bản chủ nghĩa đang diễn ra và đã diễn ra (trừ thời kỳ
đầu tiên) không phụ thuộc vào bất cứ những nhà sản xuất trực tiếp nào,
không phụ thuộc vào sự tiêu dùng cá nhân của bất cứ tầng lớp dân cư nào” 13.
Họ chỉ công nhận trao đổi trong nội bộ của khu vực I mà thôi, còn không có
13

Sđd, Lenin Toan tập, T1. tr. 95 - 96.


14


sự trao đổi giữa hai khu vực với nhau, điều này là sai lầm. Bởi vì, muốn tái
sản xuất mở rộng ở khu vực I thì rõ dàng ngoài việc phải có (c) phụ thêm đòi
hỏi cũng phải có thêm(v) để sử dụng phần (c) phụ thêm đó, cho nên đòi hỏi
phải có thêm vật phẩm tiêu dùng, và như vậy là diễn ra sự trao đổi giữa hai
khu vực. Lênin chỉ rõ: quy mô tích lũy ở khu vực II phụ thuộc vào quy mô
tích lũy của khu vực I. Bởi vì, quy mô tích lũy khu vực I phụ thuộc vào quy
mô trao đổi tư liệu tiêu dùng.
Như vậy, Thị trường trong nước xuất hiện khi kinh tế hàng hóa trong
nước xuất hiện, nó do sự phát triển của kinh tế hàng hóa đó tạo ra và trình độ
phân công lao động xã hội quyết định mức phát triển của thị trường. Thị
trường được mở rộng khi kinh tế hàng hóa được chuyển từ sản phẩm sang
sức lao động, chỉ khi nào sức lao động biến thành hàng hóa thì chủ nghĩa tư
bản mới bao trùm được toàn bộ sản xuất trong nước và phát triển chủ yếu
nhờ vào việc sản xuất ra các tư liệu sản xuất. Thị trường trong nước tư bản
được tạo ra chính bởi bản thân chủ nghĩa tư bản đang phát triển, từ đó làm
cho sự phân công lao động xã hội càng thêm sâu sắc, theo đó sẽ phân hóa
người sản xuất trực tiếp thành nhà tư bản và công nhân. Trình độ phát triển
của thị trường trong nước là trình độ phát triển của chủ nghĩa tư bản trong
nước đó, phạm vi của thị trường trong nước không tách rời khỏi trình độ
phát triển của chủ nghĩa tư bản như các nhà kinh tế phi Mác-xít quan niệm.
2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra ở nước ta hiện nay.
Những luận điểm về thị trường của Lê-nin là vũ khi lý luận
sắc bén trên mặt trận đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay. Nhưng
cần phải tiếp tục bổ sung phát triển trên cơ sở những vấn đề thực
tiễn mới nảy sinh. Trong đó cần tập chung vào một số vấn đề như sau:
Một là, Cần khẳng định: phát triển nền kinh tế thị trường theo định

hướng XHCN ở nước ta hiện nay là đúng với quy luật khách quan, là sự vận
15


dng ỳng n nhng lun im ca ch ngha Mỏc-Lờnin vo thc tin tin
trỡnh xõy dng mt nc Vit Nam dõn giu, nc mnh, xó hi cụng bng,
dõn ch, vn minh. Kiờn quyt u tranh lm tht bi nhng lun iu xuyờn
tc cho rng: phỏt trin kinh t hng húa, kinh t th trng ú l s vay
mn ch ngha t bn; rng, kinh t hng húa ch phỏt trin trong ch ngha
t bn. hoc cho rng phỏt trin kinh t hng húa l trỏi vi lý lun ch ngha
Mỏc; rng, s lm cho nc ta phỏt trin chch hng theo con ng t bn
ch ngha
Việc phát triển kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN
ở nớc ta hiện nay là đúng với học thuyết Mác-Lênin về kinh
tế hàng hóa. Đến CNXH, giai đoạn thấp của phơng thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa, phân công lao động vẫn diễn ra
mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, vẫn còn tồn tại nhiều
hình thức sở hữu khác nhau về t liệu sản xuất. Cho nên,
sản xuất hàng hoá vẫn tồn tại và phát triển là khách quan.
Nhng đặc trng của sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa là
dựa trên chế độ công hữu về những t liệu sản xuất chủ
yếu, với mục đích thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật
chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy,
không thể cho rằng phát triển kinh tế hàng hóa là nguy cơ
làm chệch hớng xã hội chủ nghĩa; đó là sự vay mợn của chủ
nghĩa t bản đợc. Thực hiện đờng lối đổi mới kinh tế của
Đảng đề ra từ đại hội VI và tiếp tục đợc các đại hội VII, VIII,
IX, X, XI hoàn chỉnh đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh
tế ở nớc ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của nhà


16


nớc. Qua thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, Đảng ta khẳng
định những nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế mới, trong
đó xác định: Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ
nghĩa xã hội, mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại,
tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã đợc xây dựng.
Hai l, phi cú s nghiờn cu nghiờm tỳc b sung phỏt trin nhng
nguyờn lý, lý lun ca Lờnin v vn th trng trờn c s tng kt thc
tin xõy dng phỏt trin cỏc loi th trng nc ta hờn nay. Trong ú,
phi c bit quan tõm cỏc loi th trng nh: th trng hng húa sc lao
ng, th trng bt ng sn, th trng ti chớnh, nc ta hin nay. Bi
vỡ, ú khụng ch l nhng vn kinh t quan trng thỳc y phỏt trin
kinh t xó hi; hn th, cũn l nhng vn chớnh tr ht sc nhy cm m
hin nay cỏc th lc thự ch ang ra sc li dng xuyờn tc, chng phỏ d
gõy nờn nhng sung t xó hi.
Vic cụng nhn sc lao ng tr thnh hng húa v vic xõy dng
phỏt trin th trng sc lao ng nc ta hin nay l ỳng quy lut khỏch
quan nhm khai thỏc ti a cỏc ngun lc to ra ng lc thỳc y kinh t xó
hi phỏt trin. nhng bờn cnh ú cng ó v ang ny sinh nhiu quan
im cho rng chỳng ta ang phỏt trin chch hng theo con ng t bn
ch ngha, cựng vi ch chng cho phộp ng viờn lm kinh t t nhõn
theo ú, h cho rng chớnh chỳng ta ang t din bin.
- Trong thi k quỏ thi nn kinh t nc ta trong mt chng mc
no ú, quan h búc lt cha th b xoỏ b ngay, sch trn theo cỏch tip cn
giỏo iu v x cng c. Cng y mnh, phỏt trin kinh t nhiu thnh phn
chỳng ta cng thy rừ: chng mc no m quan h búc lt cũn cú tỏc dng


17


gii phúng sc sn xut thỳc y lc lng sn xut phỏt trin, thỡ chng ú
chỳng ta cũn phi chp nhn s hin din ca nú.
- Thực tế nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ
nghĩa ở nớc ta hiện nay, mọi phơng án tìm cách định lợng
rành mạch, máy móc xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc
hoạch định các chủ trơng chính sách cũng nh có thái độ
phân biệt đối sử với các tầng lớp doanh nhân đều xa rời
thực tế và không thể thực hiện đợc, điều có sức thuyết
phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải đợc thể
chế hoá bằng luật nhằm điều chỉnh không chỉ các hành vi
xã hội nói chung mà còn có cả hành vi bóc lột nói riêng. Trong
nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức
độ bóc lột đợc chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong
quản lý xã hội phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân,
thu nhập doanh nghiệp để một mặt chống thất thu thuế,
mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông
qua nhà nớc và các kênh phân phối lại nhằm điều tiết thu
nhập xã hội. Đây là một hớng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp
chúng ta tránh đợc những nhận thức giáo điều, phi biện
chứng về quan hệ bóc lột; cũng nh việc vận dụng nó trong
một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản
xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập
thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba l, cn phi kiờn quyt u tranh chng mi biu hin núng vi ch
quan, hoc duy ý trớ trong vic thỳc y phỏt trin th trng ngoi nc.
Mc dự th trng ngoai nc khụng phi l c s thc hin giỏ tr ngoi


18


ngạch và cũng không phải là điều kiện thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa ra đời
như phái dân túy quan niệm. Nhưng trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế
giới đang diễn ra thì việc mở rộng thị trường ngoài nước là rất quan trọng để
kết hợp và khai thác các nguồn nội lạc và ngoại lực cho phát triển kinh tế.
Hơn thế, việc phát triển thị trường ngoài nước nhằm bảo đảm gắn thị trường
trong nước với nước ngoài để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, góp phần
củng cố quốc phòng an ninh.
3. Sự vận dụng tư tưởng của Lê-nin về vấn đề thị trường để xây
dựng, phát triển đồng bộ các loại thị trường ở nước ta theo định hướng
XHCN.
Vận dụng tư tưởng của Lênin về phát triển thị trường trong nước, nhất
là mối quan hệ giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội, để phát triển bền
vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần có
điều kiện khác nhau, trong đó có việc hình thành và phát triển đồng bộ các
loại thị trường cơ bản. Đại hội IX của Đảng viết “Thúc đẩy sự hình thành,
phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng, nhưng hiện nay
chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán,
thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ…”14.
Các loại thị trường cơ bản trong nền kinh tế có quan hệ tương tác và
thúc đẩy lẫn nhau, tạo thành một hệ thống thị trường thống nhất. Nếu như
một loại thị trường nào đó không phát triển, hoặc phát triển ở trình độ thấp
thì sẽ tác động đến sự phát triển và chức năng của các loại thị trường khác,
làm méo mó hệ thống thị trường, dẫn đến hiệu quả tăng trưởng thấp. Chẳng
hạn, khi thị trường bất động sản chưa phát triển, doanh nghiệp không có mặt
14


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội 2001, tr. 100.

19


bằng để mở rộng, phát triển sản xuất, hay khi thị trường khoa học và công
nghệ chưa phát triển thì họ cũng không có khả năng thay đổi công nghệ để
nâng cao năng suất lao động.
Trong các loại thị trường cơ bản ở nước ta, thị trường hàng hoá và
dịch vụ có vai trò khởi đầu, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị
trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường
khoa học và công nghệ…Mặt khác, để phát triển thị trường hàng hoá và dịch
vụ đến trình độ cao, cần thiết phải phát triển và hoàn thiện các loại thị trường
này. Do đó việc phát triển đồng bộ các loại hình thị trường cơ bản ở nước ta
là một yêu cầu cấp thiết đặt ra để phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng bộ là có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo
nên một sự hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể. Để có thể ăn khớp với nhau,
các khâu, các bộ phận của một chỉnh thể phải được sắp xếp và hoạt động
theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Vì vậy, sự phát triển đồng bộ các loại
thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ phát triển,
quy mô.. nhằm tạo nên một sự hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường
và nền kinh tế quốc dân. Việc đánh giá sự đồng bộ giữa các thị trường dựa
trên các nội dung như. Đồng bộ về loại hình thị trường. Đồng bộ về trình độ
phát triển. Đồng bộ về môi trường thể chế. Đồng bộ về mục đích và xu thế
phát triển.
Sự ăn khớp, nhịp nhàng, cân đối và tạo hợp lực cho sự phát triển kinh
tế - xã hội.

Đối với Việt Nam, Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
tạo điều kiện, môi trường cho sự hình thành, phát triển các loại thị trường.
Một số loại thị trường như thị trường hàng hoá và dịch vụ đã phát triển
20


nhanh chóng và đạt đến trình độ cao, nhưng một số thị trường vẫn kém phát
triển hoặc chưa hình thành một cách đầy đủ và bị biến dạng như thị trường
khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản…Nhìn một cách tổng quát,
hệ thống thị trường ở nước ta còn đang ở tình trạng phát triển chưa ăn khớp
và đồng bộ xét trên các tiêu chí về loại hình, trình độ phát triển, môi trường
pháp lý...
Có nhiều vướng mắc và bất cập nhất là thị trường bất động sản. Các
giao dịch về bất động sản vẫn chưa được đặt một cách đầy đủ trong quan hệ
thị trường, không công khai, minh bạch, thiếu thống nhất. Thị trường phi
chính thức, “thị trường ngầm” về bất động sản vẫn còn tồn tại.
Thị trường vốn chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các thành
phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Trong nhiều trường hợp, tổ
chức tín dụng không được tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc cho vay,
còn bị can thiệp bởi mệnh lệnh hành chính của cơ quan nhà nước.
Thị trường lao động còn sơ khai, chưa tạo điều kiện thúc đẩy sự
chuyển dịch lao động, phân bố lại lao động, bảo đảm cho người lao động có
nhiều cơ hội lựa chọn chỗ làm việc và có thu nhập thoả đáng. Lao động chưa
thực sự được coi là hàng hoá, người lao động chưa có đủ điều kiện để tiếp
cận với các cơ hội làm việc phù hợp với nhu cầu và năng lực. Người sử dụng
lao động cũng chưa được quyền tự do lựa chọn, tuyển dụng và trả công
xứng đáng cho người lao động theo cơ chế thị trường, các hình thức đào tạo,
đào tạo lại nghề cho người lao động chưa được xã hội hoá.
Thị trường khoa học và công nghệ chưa gắn với hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp, nhất là chưa ứng dụng được công nghệ thích hợp, công
nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm, hàng hoá có sức cạnh
tranh cao, chiếm lĩnh thị trường. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp
chưa thấy sức ép phải ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất – kinh
21


doanh, đồng thời, các quy định về quyền tác giả, bảo hộ sở hữu công nghiệp,
chuyển giao công nghệ… vẫn chưa tạo điều kiện cho việc giao dịch về khoa
học, công nghệ tiến hành theo cơ chế thị trường.
Những yếu kém của các thị trường nói trên không chỉ kìm hãm sự
phát triển của sản xuất xã hội mà còn làm chậm tốc độ tăng trưởng của thị
trường hàng hoá và dịch vụ. Sự tụt hậu, kém phát triển của các thị trường
này so với thị trường hàng hoá và dịch vụ là biểu hiện rõ nét nhất của sự
thiếu đồng bộ của các loại thị trường trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Như vậy, sự phát triển không đồng bộ giữa các loại thị trường là một
đặc điểm quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều này gây ra nhiều bất cập cho các doanh
nghiệp và tổ chức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cản trở sự hình
thành và phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Vì vậy, để phát triển đồng bộ các loại thị trường, trước hết Đảng và
Nhà nước ta phải có chủ trương, định hướng để thúc đẩy nhanh sự phát triển
đồng bộ các loại thị trường. Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác
định phương hướng phát triển các loại thị trường ở nước ta như sau: “Phát
triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản
theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Cùng với việc phát triển mạnh thị trường
hàng hoá, dịch vụ và thị trường sức lao động, cần phát triển vững chắc thị
trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng
đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh; phát triển thị trường bất động sản, bao gồm

thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất,..phát triển

22


thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để
phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ trở thành hàng hoá”15
Trên cơ sở tư tưởng của Lênin về phát triển thị trường trong nước,
thực trạng phát triển các loại thị trường ở nước ta và quan điểm, phương
hướng của Đại hội X, XI để phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt
Nam, cần thực hiện những giải pháp cơ bản như sau :
Phải thấy được phân công lao động xã hội là cơ sở của việc hình
thành, phát triển thị trường. Muốn đẩy mạnh phân công lao động xã hội,
nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất cần phải tận dụng và khai thác
tối đa các nguồn nội và ngoại lực thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất,
khoa học kỹ thuật công nghệ…
Để làm được điều đó trước tiên phải đổi mới tư duy, tạo nhận thức
mới về phát triển các loại thị trường. Đó là sự nhất quán thực hiện việc kết
hợp các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường hiện đại với tính định
hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nước ta. Lối tư duy
và hành động níu kéo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bảo hộ, độc quyền, sự
can thiệp hành chính làm méo mó thị trường, về thực chất là đẩy lùi tiến
trình phát triển kinh tế ở nước ta. Hoàn thiện môi trường thể chế, nâng cao
hiệu lực quản lý của nhà nước, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Tạo
môi trường và điều kiện cho tự do sản xuất kinh doanh, tự do lưu thông hàng
hoá trên các thị trường. Tăng tính chủ động trong kinh doanh của các doanh
nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh. Thể chế hoá các chủ trương, đường lối
của Đảng thành luật pháp, chính sách phát triển các loại thị trường. Tăng
cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý các loại thị trường trên cơ sở
đổi mới phương thức quản lý từ chỗ can thiệp trực tiếp vào thị trường sang

15

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội 2006, tr.27

23


quản lý vĩ mô. Đầu tư tạo tiền đề, cơ sở cho sự hình thành và phát triển các
loại thị trường. Đối với những vùng kinh tế chậm phát triển, kinh tế tự cấp tự
túc còn phổ biến như vùng núi, vùng sâu, vùng xa phải đầu tư xây dựng hệ
thống giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các vùng, xây dựng
chợ hoặc trung tâm thương mại để có nơi trao đổi, mua bán hàng hóa. Ở
những nơi kinh tế và thị trường phát triển chủ yếu đầu tư theo chiều sâu (đầu
tư chất xám, phương tiện kỹ thuật hiện đại), phải phát triển dịch vụ hỗ trợ,
hình thành các trung tâm thông tin và định hướng thị trường (thị trường bán
buôn, trung tâm giao lưu kinh tế với nước ngoài, sở giao dịch hàng hóa, sở
giao dịch chứng khoán, trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực...).
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu, phát triển nền kinh
tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, vừa tạo ra sức cung, vừa tạo ra
sức cầu cho các loại thị trường. Để thực hiện được điều này cần phải tiếp tục
đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các hình thức
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác
xã kiểu mới, phát triển các làng nghề chuyền thống… Bảo đảm các thành
phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh
các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa rút ngắn, đặc biệt CNH,HĐH
nông nghiệp nông thôn, giải quyết tốt các vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hợp lý hiện đại (cả cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần

kinh tế, cơ cấu lao động). Đặc biệt chú trọng nghiên cứu ứng dụng và
chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức quản lý
sản xuất tiên tiến, kết hợp chiến lược công nghệ nhiều tầng… Nhằm gắn kết
chặt chẽ giữa các ngành, các khu vực, các lĩnh vực sản xuất để phát triển mở
rộng thị trường.
24


Phát triển đồng bộ các loại thị trường trên cơ sở gắn kết chặt chẽ các
loại thị trường ở mỗi địa phương, mỗi địa bàn, mỗi ngành…với thị trường
khu vực và thế giới. Mở rộng thị trường xuất khẩu mà ta có lợi thế cạnh
tranh, thực hiện lộ trình thực hiện khu vực mậu dịch tự do theo cam kết với
WTO, với ASEAN.
Như vậy, tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường là một yêu
cầu cấp thiết để nhanh chóng hình thành thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại ở nước ta trong những năm tới. Để phát
triển đồng bộ các loại thị trường, cần phải thực hiện đồng bộ, nhất quán một
hệ thống các giải pháp khác nhau, trong đó nhà nước có vai trò quan trọng
trong việc định hướng phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam.

Kết luận
Nội dung của Lênin về vấn đề thị trường trên mặt trận đấu tranh tư
tưởng lý luận không những có giá trị lịch sử và thực tiễn mang tính chất thời
đại, mà đối với Việt Nam còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trên mặt
trận đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay cũng như trong thực tiễn phát triển
hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong vận dụng phát triển thị trường ở nước ta hiện nay phải lấy
sự phân công lao động xã hội làm cơ sở để phát triển mở rộng thị trường.
Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một đòi hỏi cấp bách trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay. Việc phát triển đồng bộ các loại thị trường

phải kết hợp nhiều biện pháp, song các biện pháp đó phải trên cơ sở gắn kết
25


×