Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phong tục tang ma của dân tộc Tày tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.85 KB, 34 trang )

DANH SÁCH NHÓM
1.

Trần Ngọc Diện

2.

Nguyễn Thị Huyền

3.

Lăng Thị Lành

4.

Dương Thị Ngân

5.

Đình Thúy Ngân

6.

Phạm Trung Thực

7.

Đàm Thị Thúy

8.


Nguyễn Thị Trinh

9.

Nguyễn Thị Uyên

10. Nông Thị Xim (Nhóm Trưởng)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài Nghiên cứu khoa học ngoài sự nỗ lực của cả nhóm
đề tài, Chúng em cảm ơn trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Khoa Văn hóa thông tin
và Xã hội đã tạo điều kiện cho chúng em được học môn phương pháp nghiên cứu
khoa học để chúng em có cơ hội học tập và tham gia bài nghiên cứu này.
Đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Vũ
Ngọc Hoa , người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫn
giảng dậy chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Quang Bình – tỉnh
Hà Giang cùng người dân nơi đây đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

T/M NHÓM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm

Nông Thị Xim



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TỤC TANG MA VÀ KHÁI
QUÁT VỀ HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG...............................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................4
1.1.1. Khái niệm phong tục............................................................................4
1.1.2. Khái niệm tang ma................................................................................4
1.1.3. Khái niệm nghi lễ.................................................................................4
1.2 Một số nghi thức cơ bản trong phong tục tang ma...................................4
1.3 Khái quát chung về huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang...........................5
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên............................................................5
1.3.2. Lịch sử hình thành, dân cư và thành phần dân tộc...............................6
1.3.3. Đặc điểm văn hóa dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày tại huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang nói riêng.............................................................6
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM PHONG TỤC TANG MA CỦA DÂN TỘC TÀY
TẠI HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG..........................................8
2.1. Một số nghi thức trong phong tục tang ma của dân tộc Tày tại huyện
Quang Bình tỉnh Hà Giang.............................................................................8
2.1.1. Lễ tắm gội cho người chết (Mộc dục)..................................................8
2.1.2. Khâm liệm............................................................................................9
2.1.3. Nhập quan.............................................................................................9

2.1.4. Lễ phát tang........................................................................................11
2.1.5. Lễ phá ngục........................................................................................12
2.1.6. Hạ huyệt..............................................................................................12
2.2. So sánh phong tục tang ma giữa dân tộc Tày và dân tộc Kinh tại huyện
Quang Bình – tỉnh Hà Giang........................................................................13
2.3. Ý nghĩa của phong tục tang ma đối với dân tộc Tày tại huyện Quang
Bình – tỉnh Hà Giang....................................................................................17


Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ PHONG TỤC
TANG MA CỦA DÂN TỘC TÀY TẠI HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ
GIANG...............................................................................................................19
3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân tộc Tày tại huyện
Quang Bình – tỉnh Hà Giang........................................................................19
3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa
tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang........................................................21
3.3. Xây dựng ban hành chính sách về việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc tang tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang...............................21
KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
PHỤ LỤC...........................................................................................................25


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người sinh ra, lớn lên rồi già đi. Không ai tránh được vòng quy luật “
sinh- lão- bệnh - tử” và đến một lúc nào đó phải lìa cõi trần, đó là lẽ sinh tử, là
quy luật của tự nhiên và khi con người chết đi thì việc làm tang ma là một việc
hệ trọng trong chu kỳ đời người trên cõi trần gian. Mỗi quốc gia, mỗi tộc người
có cách thức tổ chức nghi lễ tang ma khác nhau như địa táng, thiên táng, hoả

táng, thuỷ táng….. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong
tục tập quán riêng góp phần hình thành nên tính đa dạng của văn hoá Việt Nam.
Việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hoá đa dạng đó là điều hết sức quan
trọng đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, chính vì thế, trong văn kiện Đại
hội XI của Đảng đã có những định hướng quan trọng về phát triển văn hoá “
Xây dựng nền văn hoá Việt |Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển.
Dân tộc tày tại huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giàng là một trong những dân
tộc có nền văn hoá đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta cụ thể đó là
những phong tục tập quán, sinh hoạt cộng đồng, từ ăn, mặc, ở, cho đến đời sống
tĩn ngưỡng, tâm linh mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mang ý nghĩa tâm linh,
là hoạt động tín ngưỡng biểu thị các quan niệm về thế giới trần gian và thế giới
bên kia thông qua các nghi lễ trong tang ma để biểu thị được tình cảm của người
sống đến người chết, gia đình với dòng họ thể hiện được long hiếu thảo của con
cháu đối với công ơn dưỡng dục của những người đã mất.
Hiện nay phong tục tang ma của huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang bên
cạnh những mặt tích cực còn nhiều hạn chế về các hủ tục, rườm già tốn kém tuy
nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này, nên nhóm đề tài quyết
định lựa chọn đề tài “Phong tục tang ma của dân tộc Tày tại huyện Quang Bình
– tỉnh Hà Giang” để góp phần hình thành lối sống văn văn minh cho dân tộc Tày
1


tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.
2. Lịch sử tình hình nghiên cứu
Phong tục tang ma là một trong những lĩnh vực đã có nhiều bài viết về
vấn đề tang ma như :

Đề tài “Nghiên cứu các nghi lễ tang ma của người Tày Bắc Cạn” [5]
Đề tài “ Tang ma của người Khemr An Giang” [4]
Đề tài “ Phong tục tang lễ của người thái đen” [6]
Và nhiều đề tài khác, bài viết có đề cập đến phong tục tang ma , tuy nhiên,
cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về phong tục tang ma tại huyện
Quang Bình – Tỉnh Hà Giang. Nhưng những tài liệu trên sẽ là cơ sở giúp chúng
em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phong tục tang ma tại huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Phong tục tang ma tại huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang từ
năm 2007 đến 2017
Về không gian: Tại huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang
4. Giả thiết nghiên cứu
- Phong tục tang ma của dấn tộc Tày tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà
Giang mang đậm những nét văn hóa của dân tộc này và của dân tộc Việt Nam
- Việc nghiên cứu sẽ nhằm góp phần hình thành lối sống văn văn minh
cho dân tộc Tày tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.
5 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần cải thiện văn minh cho phong tục tang ma của dân tộc tày tại
huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hệ thống hóa lý luận về phong tục tang ma
- Phân tích, mô tả đặc điểm phong tục tang ma của dân tộc tày tại huyện
2


Quang Bình – tỉnh Hà Giang

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phong tục tang ma của
dân tộc tày tại huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn (phỏng vấn người dân 10
người, trưởng thôn 1 người, chuyên viên phòng văn hóa 2 người, cán bộ văn hóa
xã Vĩ Thượng, Tiên Yên, Xuân Giang)
- Phương pháp quan sát (Quan sát lễ diễn ra một vài đám tang tại huyện
Quang Bình – tỉnh Hà Giang trong tháng 2 năm 2017)
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực trong
việc tang, báo cáo tháng, qúy, năm, các văn bản chính sách của huyện Quang
Binh về quản lý nếp sống văn minh về việc tang, nguồn tài liệu mở: internet,
sách, báo, tạp chí…
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung đề
tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong tục tang ma và khái quát về huyện
Quang Bình – tỉnh Hà Giang
Chương 2: Thực trạng thực hiện phong tục tang ma của dân tộc Tày tại
huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phong tục tang ma của
dân tộc Tày tại huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TỤC TANG MA VÀ KHÁI QUÁT VỀ
HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG
1.1 . Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm phong tục

Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được
đại đa số mọi người thùa nhận và làm theo (phong: gió, tục: thói quen; phong
tục; thói quen lan rộng ). Phong tục có trong mọi mặt đời sống, phong tục hôn
nhân, tang ma, lễ Tết và lễ hội.[3,Tr.143]
1.1.2. Khái niệm tang ma
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “cơ sở văn hóa Việt Nam”.
Tang là nghi lễ chôn cất ngươi chết để bày tỏ lòng thương tiếc đối với người qua
đời. Khi loài người còn ở thời sơ khai, lạc hậu, việc chôn cất không được đặt ra
và thường mang vất ở rừng sâu hoặc vực thẳm. Trải qua các thời đại, nền văn
hóa mỗi ngày được nâng cao và có lẽ trước tiên tang lễ được áp dụng cho các
bậc cha mẹ, tức những người gần gũi nhất và có công ơn dưỡng dục nhiều nhất,
sau đó mới phổ biến dần dần đến họ hang thân thuộc và trở thành môt nghi lê
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.[3,Tr146]
1.1.3. Khái niệm nghi lễ
Nghi lễ là một trong thập tam kinh của Nho giáo, nội dung ghi chép các
loại lễ nghi trước thời Tần, trong đó chủ yếu ghi chép lễ nghi của sĩ đại phu.
Trước thời Tần không rõ mục lục các thiên của Nghi lễ, đến đầu
thời Hán có Cao Đường Sinhtruyền thụ một bản Nghi lễ bao gồm 17 thiên.
Ngoài ra còn có một bản Cổ văn Nghi lễbao gồm 56 thiên, nay đã thất
truyền. Nghi lễ cùng với Lễ ký và Chu lễ được gọi chung là Tam lễ.[8]
1.2 Một số nghi thức cơ bản trong phong tục tang ma
a. Lễ mộc dục : tức là lễ tắm gội cho người chết. em trai, con trai hoặc
cháu trai tắm.
b. Lễ khâm liệm : là dùng vải để quán người chết, người thường thì người
4


nhà dùng vải trắng, với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa may làm đại liệm, tiểu
liệm.
c. Lễ nhập quan : việc nhập quan làm càng sớm càng tốt. Trước khi nhập

quan phải khâm liệm. Có hai cách nhập quan đó là đại liệm và tiểu liệm.
d. Lễ phát tang : tức là lễ bắt đầu chsinh thức đám tang. Kể từ lúc có lễ
này con cháu mặc tang phục. Lễ phát tang gồm có : thiết linh sàng và linh tọa
lập minh tinh, mặc tang phục.
e. Lễ phá ngục : tức là lễ chém vào áo quan ba nhát để xua đuổi ta mà vì
ta tin rằng trong chiếc áo quan, dù có hậu sự sắm trước, hay là cỗ áo quan mua ở
hàng về đều có quỷ tinh lần khuất đề án ảnh nguwòi chết, gieo tai họa cho tang
gia bởi vậy trước khi làm lễ nhập quan phải trừ khử lũ ma quỷ đó.
f. Đưa tang - Hạ huyệt : là nghi lễ cuối cùng và là nghi lễ quan trọng nhất
để xin phép Thổ thần để an táng người chết tại đây. Lễ gồm có trầu rượu, vàng,
hương, đĩa xôi, thủ lợn...bày trên một án đặt theo chiều hướng thuận lợi. Cúng
Thổ thần xong, đến giờ hoàng đạo, người ta mới đặt linh cữu xuống - đó là Hạ
huyệt.[2,Tr112]
1.3 Khái quát chung về huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đất Hà Giang
xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang
nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh
thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình
Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Khi
tách ra, tỉnh Hà Giang có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang(tỉnh lị) và 9
huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị
Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.
Quang Bình là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang, toàn huyện có 15 đơn vị
hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn Yên Bình (thành lập tháng 12/2010 trên
cơ sở xã Yên Bình) và 14 xã:Xuân Minh, Tiên Nguyên, Tân Nam, Bản Rịa, Yên
5



Thành, Tân Trịnh, Tân Bắc, Bằng Lang, Yên Hà, Hương Sơn, Xuân Giang, Nà
Khương, Tiên Yên, Vĩ Thượng. Năm 2010, huyện Quang Bình có 77.463 ha
diện tích tự nhiên và dân số 56.834 người.
Thị trấn Yên Bình có diện tích 4.750 ha và dân số 6.665.
Huyện Quang Bình là đầu mối giao thông quan trọng phía Tây - Nam của
tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. ( Hình 1)
1.3.2. Lịch sử hình thành, dân cư và thành phần dân tộc
1.3.2.1. Lịch sử hình thành
Huyện được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2003 theo Nghị định
146/2003/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện Bắc Quang, huyện
Xín Mần, huyện Hoàng Su Phì bào gồm các xã: Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình,
Bằng Lang, Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân
Trịnh, Vĩ Thượng, Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang; 2 xã Tiên Nguyên, Xuân
Minh thuộc huyện Hoàng Su Phì và xã Tân Nam thuộc huyện Xín Mần.
1.3.2.2. Dân cư và thành phần dân tộc
Là một địa phương trẻ nhất trong tỉnh do mới được thành lập, huyện
Quang Bình có diện tích tự nhiên là 77.463 ha và dân số khoảng 50.886 người,
bao gồm 5 dân tộc chủ yếu là: Dân tộc Tày 5.276 người (chiếm 22,6%); Pà Thẻn
8.187 người (chiếm 35,1%); Mông 3.761 người (chiếm 16,1%); Dao 6.038
người (chiếm 25,9%); Kinh 50 người (chiếm 0,21%). Phần lớn các dân tộc thiểu
số trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, đời sống còn khó khăn.
1.3.3. Đặc điểm văn hóa dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày tại
huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang nói riêng
Người Tày thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng
trăm nóc nhà. Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước
từ lâu đời đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như
đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Ngoài lúa nước,
người Tày còn trồng lúa nương, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Chăn
nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách thả rông cho đến nay
vẫn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng nhất là làng

6


nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo.
Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm
chàm, hầu như không có thêu thùa trang trí.(Hình 2)
Tục lễ cưới xin, ma chay thường tổ chức linh đình, khá tốn kém. Người
Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên, ngoài ra còn thờ thổ công, vua bếp, bà Mụ.
Chữ Nôm Tày xây dựng trên mẫu tượng hình, gần giống chữ Nôm Việt ra
đời khoảng thế kỷ XV được dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng…
Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác,
phuối rọi,… Người ta thường lượn trong hội lồng tồng, đám cưới, mừng nhà
mới hay khi có khách đến bản., phuối pác, phuối rọi,… Người ta thường lượn
trong hội lồng tồng, đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản.[7]
Tiểu kết chương 1
Chương 1 nhóm tác giả đã nghiên cứu cơ sở luận lý và khái quát về huyện
Quang Bình tỉnh Hà Giang về phong tục tang ma của dân tộc Tày bao gồm một
số khái niệm, các nghi lễ tang ma cơ bản và khái quát về huyện Quang Bình tỉnh
Hà Giang. Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu về
đặc điểm phong tục tang ma của dân tộc Tày.

7


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM PHONG TỤC TANG MA CỦA DÂN TỘC TÀY TẠI HUYỆN
QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG
2.1. Một số nghi thức trong phong tục tang ma của dân tộc Tày tại
huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang
Xuất phát từ quan niệm cho rằng linh hồn cha mẹ sang bên kia vẫn sinh

hoạt và có nhu cầu như người sống. Nếu không lo cho cha mẹ được mồ yên mả
đẹp thì linh hồn người chết vẫn lẩn khuất xung quanh người sống , hơn nữa lo
ma chay chu đáo là một hình thức báo hiếu quan trọng nhất. Do vậy, người Tày
tổ chức ma chay rất chu đáo và cũng hết sức phức tạp.
2.1.1. Lễ tắm gội cho người chết (Mộc dục)
Khi có người tắc thở người nhà báo tin cho họ hàng biết và đồng thời tắm
rửa cho người chết. Tắm cho người chết phải là em trai, con trai, cháu trai của
người chết. Cần tiến hành nhanh, càng sớm càng tốt không nên để lâu. Để lâu
cứng các khớp sẽ khó khăn khi nhập quan.
Nấu nước lá thơm ( hương nhu,lá cối xay, lá tre...) dùng khăn mềm lau rửa
toàn thân sạch sẽ. Cắt móng tay, móng chân, chải đầu. Dùng tất nilon lồng vào
hai bàn tay và hai bàn chân, để thuận tiện cho sau này, khi cải táng gom đủ các
đốt tay và chân.
Sau đó thay quần áo mới cho người chết. Nữ giới thêm đồ trang sức giả
như vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai… cho đẹp. Hai bàn tay để úp trên bụng, cột
hai ngón tay cái và hai ngón chân cái lại. Có người cho rằng buộc như vậy là
“trói” trước khi chôn! Người chết là “nhắm mắt xuôi tay”, nên để hai tay xuôi
theo người. Với nam thì mặc 7 áo, nữ 9 áo. Sau đó người ta bỏ vào miệng người
chết một một hào bạc trắng để linh hồn người chết khỏi phát ngôn bừa bãi gây
tai họa cho con cháu. Sau đó người nhà để người chết nằm ở gian thờ trên chiếc
lật mặt trái, kê đầu gối quay về phía bàn thờ, buông man và đi đón thầy Tào về
làm lễ khâm niệm và phát tang. Đồng thời người nhà chuẩn bị nhà tang cho
người chết.

8


2.1.2. Khâm liệm
Giờ liệm phải tránh trùng với giờ sinh của con cháu trong nhà vì sợ người
chết sẽ bắt đi theo. Lễ khâm liệm được thầy Tào đảm nhiệm. Khi người chết

được quấn 1-2 miếng vải trắng thì trải ít tro bếp sạch tượng trưng cho vật thiêng
bảo vệ thi hài.
Khâm liệm, nhập quan, phát tang và an táng là các việc đã được chọn giờ
kỹ lưỡng, đúng giờ là tiến hành các việc trên không được chậm trễ. Ba việc
Khâm liệm, Nhập quan, Phát tang làm kế tiếp nhau, không gián đoạn. Riêng
việc an táng chọn ngày giờ khác, vì còn quang quan tài tại nhà để thờ vong
thường là một ngày, một đêm nữa.
Để khâm liệm, trước hết trải chiếu xuống đất, bên cạnh chỗ quàn quan tài,
đặt ba chiếc dây vải tầm ngang vai, ngang mông và ngang bắp chân người chết;
rồi trải tấm vải trắng đã may, đủ diện tích bọc thi hài lên trên ba chiếc dây ấy.
Đặt người chết vào chính giữa, vắt vải thừa ở chân lên trước, kế đến vắt hai bên
vào và cuối cùng là vắt vải thừa ở trên đầu xuống. Cột ba dây đai phía ngoài
nhằm cố định vải liệm.
Thường để lộ mặt, cho người đi xa về muộn, cùng con cháu và người
viếng nhìn mặt lần cuối.
Ngày trước có đại liệm và tiểu liệm. Việc ấy là do chưa có vải khổ to như
ngày nay, khi liệm đều dùng vải khổ nhỏ chỉ độ 40 phân. Đại liệm có 6 tấm vải,
một tấm dọc theo thân người và năm tấm ngang. Tiểu liệm có 4 tấm vải, một
tấm dọc theo thân người và ba tấm ngang. Khâm liệm xong tiến hành nhập quan
luôn.
2.1.3. Nhập quan
Nhập quan là đưa thi hài vào quan tài. Trước khi nhập quan phải kiểm tra
quan tài và gắn kín những chỗ nứt nẻ. Bây giờ dùng keo dán gỗ rất tốt.
Thầy cúng thắp hương , khấn vái rồi làm thủ tục phạt mộc - dùng dao chặt vào
bốn góc phía trong quan tài nhằm “đuổi bọn ma quỷ và mộc tinh – cây thành
tinh, định lẻn vào!”. Rồi đưa quan tài vào vị trí để quàn.
Con cháu mặc đồ tang phục đứng hai bên, những người trong họ hàng
9



thân thuộc nâng thi hài nhẹ nhàng đặt vào quan tài. Trước đây thường lót dưới
đáy quan tài bằng chè khô hay gạo rang, rồi đến một tấm gỗ đục 7 lỗ tượng
trưng cho 7 ngôi sao Bắc đẩu. Bây giờ có thể dùng giấy vệ sinh lót đáy và chèn
hai bên, có tác dụng hút nước tốt và chèn cho êm, chú ý chèn chặt phía đầu khỏi
bị xê dịch khi đưa đi an táng. Rồi làm thủ tục gọi hồn. Theo Thọ Mai phải là con
trai trực tiếp gọi hồn, cầm áo người chết trèo lên mái nhà hoặc ra đường gọi hồn.
Bây giờ thầy cúng, hoặc một người trong họ làm thủ tục gọi hồn cũng
được, không nhất thiết phải là con trai. Quan niệm cho rằng người chết hồn lìa
khỏi xác, còn quanh quất cần được gọi về nhập xác. Người gọi hồn cầm áo của
người chết ra sân hoặc ngoài đường, quay bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và
gọi. Đàn ông thì gọi “ba hồn bảy vía ông…về nhập quan”. Đàn bà thì gọi “ba
hồn chín vía bà…về nhập quan”. Xong bỏ áo người chết vào quan tài, coi như
hồn người chết đã về nhập quan.
Thực ra theo quan niệm Phật giáo, khi chết hồn thoát xác và sang một thế
giới khác. Việc nhập xác chỉ là vía hay còn gọi là phách, sẽ tan cùng với thân
xác.
Việc làm phạt mộc và gọi hồn là một tục, mang tính tâm linh đã ăn sâu
vào tâm thức người Việt.
Lại có đám bỏ vào quan tài cỗ bài tam cúc hoặc cỗ bài chắn, con dao…
cho rằng để trừ tà ma! Chẳng qua cũng chỉ là phép giải tâm lý cho người sống an
lòng.
Sau khi gọi hồn nhập xác, đóng nắp quan tài và tiến hành làm Lễ phát
tang ngay. Có nơi dùng ba chiếc lạt tre buộc vòng qua quan tài.
Con cháu và người xung tuổi với người chết không được liệm và nhập
quan. Xét ra không nhất thiết phải như vậy, đây là việc “nghĩa tận” con cháu
làm, càng thể hiện tấm lòng báo hiếu ân sâu nghĩa nặng được tăng thêm!
Tang chủ lễ một lễ rồi đứng lên. Con trai một bên, con gái một bên đứng
ra hai phía, nhường chỗ cho những người bà con giúp việc xúm nhau nâng thi
hài lên, rồi rước người vào quan tài thật êm ái. Con cháu đều khóc cả lên
Trong quan tài chèn chặt bằng vải hoặc giấy…cho êm, phòng khi di

10


chuyển không bị xê dịch, bỏ các thứ cần thiết vào trong quan tài, theo yêu cầu
gia chủ và ý kiến thầy cúng.
Đóng nắp quan tài, quàn đặt trên hai cái gía cao khoảng 40 – 50cm. Hiện
nay nơi bán áo quan, có bán sẵn hai cái giá ấy. Có nơi đặt quan tài trên hai khúc
thân cây chuối.
Trên nắp quan tài có bát cơm úp, đôi đũa tre vót hoa man kẹp quả trứng
luộc, cắm vào bát cơm. Người chết là đàn ông, trên nắp quan tài để 7 khúc chuối
con để cắm hương, kèm theo 7 ngọn nến. Người chết là đàn bà, trên nắp quan tài
để 9 khúc chuối con để cắm hương, kèm theo 9 ngọn nến.
Phía trước quan tài là bàn thờ vong đã chuẩn bị. Đèn nến, hương trên bàn
thờ vong và nắp quan tài thắp liên tục đến khi đưa đi an táng. (Hình 3)
2.1.4. Lễ phát tang
Lễ Phát tang còn gọi là Lễ Thành phục - Mặc áo tang, chính thức chịu
tang từ giờ phút này.
Trước hết đánh ba hồi chín tiếng trống đại, hội nhạc tang tấu lên khúc
nhạc bi ai buồn thảm bằng bài “Lâm khốc”. Báo hiệu Lễ phát tang bắt đầu, cũng
là để báo cho cộng đồng dân cư biết: Sau phát tang đến phúng viếng và chia
buồn với tang chủ.
Con cháu chịu tang đứng trước bàn thờ vong, theo thế thứ trong gia tộc.
Tang chủ đứng giữa. Chủ Lễ bắt đầu cuộc lễ. Hiện nay phần lớn đều do thầy
cúng thực hiện việc này.
Nội dung Lễ phát tang chủ yếu nêu nỗi đau buồn, tiếc thương vô hạn của
người sống đối với người đã khuất. Nhớ lại công lao trời biển của Cha Mẹ, đã
vất vả nuôi con cháu trưởng thành. Kể tên đầy đủ người chịu tang gồm con,
cháu, dâu, rể anh em…
Thực hiện nghi thức thắp hương và dâng rượu, nước cho người đã khuất
thụ hưởng, cũng là thể hiện lòng thành báo hiếu của con cháu, dâu rể đối với

người đã khuất. (Hình 4)
Sau khi lễ hoàn tất, tang chủ ra đứng bên bàn thờ vong, để đáp lễ khách
phúng viếng. Các con nên thay nhau đứng túc trực. Con cháu chịu tang vào ngồi
11


hai bên quan tài, nỉ non ai oán khóc
2.1.5. Lễ phá ngục
Đồng bào cho rằng linh hồn của người chết thường bị cấm tù dưới địa
ngục. Mục đích của lễ này là nhằm đưa linh hồn người chết thoát khỏi địa ngục
của Diêm Vương. Người ta thường lấy giấy hay mảnh vải thành một để quay
tròn, giữa để bài vị và một quả trúng sống, một ngọn nến tượng trưng cho ngục
giam.lễ vật có một con lợn nhỏ, gà trống và vịt. Bên cạnh ngục quay, ngươi ta
dựng một lều để kê bàn thờ phụ trên có một bát gạo, một quả trứng vịt sống và
một chậu lá bưởi nước đun sôi để nguội. Thầy Tào dứng trước ban thờ cầu hấn
chiêu gọi các hồn tập trung tại bát gạo sau đó thày cầm kiếm, cho giống trống
khua chiêng cùng đồ đệ nhảy mua như một đội quân hùng hồn vượt qua những
đoạn đường gian khổ, vượt qua bao nhiêu chứng ngại vật đẻ tìm xuống giải cứu
linh hồn người chết. Sau đó thầy cầm kiếm đâm một lần vào nhà ngục, tắt nến
đèn dầu bên trong, lấy bài vị ra rước về nhà.
Ngoài ra gia đình còn làm lễ cúng cơm Tế vào thời gian các bữa ăn hàng
ngày, một mân cơm gồm thịt rượu đặt trước linh cữu, chờ con cháu tự tập đông
đủ, thầy Tào xúc thịt, cơm tượng trưng mời vong linh cữu, hôm đưa tang sẽ
mang đi chôn theo.
2.1.6. Hạ huyệt
Trước khí đưa người chết đi chôn, Thày Tào phải chọn giờ tốt. Nếu con
cháu nào có giờ sinh trùng với giờ sinh của người chết phải lánh mặt và phải đi
bằng cửa phụ. Bởi họ sợ ma người chết sẽ đi theo. Thầy Tào yểm vào nắm gạo
rồi vãi qua trên nhà tang có ý báo linh hồn người chết chuẩn bị xuất hành. Sau
đó thầy ra cửa chính để mở cửa ải vong do một người cầm đuốc cháy to đi trước

“soi đường”. Các thứ đồ dung thừng ngày của người chết như chăn, gối, màn,
nón…. Cũng được con cháu mang đi theo cho người chết.
Tại huyệt thầy Tào làm lễ và thấp hương cho những mộ xung quanh để
báo cho họ biết có người mới và để họ không bắt nạt. Sau đó thày Tào làm lễ hạ
huyệt. Đồng bào tày có tục chia của cho người chết. Người ta để quần áo, chăn,
màn, xôi, gạo, gà vào các sọt để dưới huyệt cho người chết còn các công cụ lao
12


động đưa cho thầy Tào để làm phép và để trên mộ cho người chết. Con trai
trưởng xúc một xẻng đất đầu tiên lấp cho bố mẹ, con các cháu bốc một nắm đất
đỏ xuống huyệt. Người làng giúp chôn cất đắp mộ cho người chết xong người ta
đặt lên trên một bát hương, chén rượu rồi đặt một ngôi nhà bằng cây chuối có
mái. Sau đó con cháu cùng người đi đưa ma hôm đó trở về nhà tang chủ, khi ra
về họ kiêng không ngoái đâu lại vì sợ ma người chết sẽ theo về làm hại con
cháu. Khi quay trở về con cháu không được khóc. Thầy cúng ở lại sau cùng để
làm các thủ tục cúng yên mộ, không cho vong quay trở về theo con cháu. Sau
khi an tang người sống coi như đã làm xong bổn phận của mình đối với người đã
chết vì đã lo cho người chết mồ yên mả đẹp. Con cháu thay quần áo làm cỗ bàn
cúng gia tiên và thết họ hàng, bà con, bạn bè đến chia buồn. Khi đến 12 giờ đêm
hôm đó con cháu người chết mang ra mộ cơm, rượu cúng cho người chết. Con
cháu phải làm lễ chuộc hồn cho người chết 3 lần sau 30 ngày, 1 năm và 3 năm lễ
chuộc hồn cuối cùng là lễ mãn tang. Trong lễ chuộc hồn ma người chết sẽ nhập
vào bà Then để bảo về cuộc sống ở thế giới hồn ma cho người ở dương thế biết.
(Hình 5)
2.2. So sánh phong tục tang ma giữa dân tộc Tày và dân tộc Kinh tại
huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang
Khảo sát nghi thức tang ma của dân tộc tày và dân tộc kinh tại huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang, chúng tôi có một vài nhận xét như sau:
Về đại thể, người dân tộc tày và dân tộc kinh đều tổ chức tang lễ theo

những nghi thức truyền thống đã được ghi lại trong Thọ Mai gia lễ như lễ mộc
dục, phạn hàm, khâm liệm, tế vong, rước tang, cúng 49 ngày, 100 ngày, giỗ chạp
và tục cải táng...[2,Tr46]
Tuy nhiên, việc áp dụng những nghi thức này, ở mỗi dân tộc lại có những
khác biệt nhỏ. Đôi khi, cùng một nghi thức nhưng cách thức thực hiện lại khác
nhau và theo đó quan niệm, cách lí giải của người dân cũng khác nhau. Chẳng
hạn, đối sánh với nghi thức tang lễ ở dân tộc kinh sinh sống tại huyện Quang
Bình, tỉnh Hà Giang, chúng tôi thấy: Dân tộc tày và dân tộc kinh đều có quan
niệm con người sinh ra có linh hồn. Song để linh hồn người chết được siêu
13


thoát, trở về đoàn tụ với tổ tiên ở bên kia thế giới thì làm ma chay càng có ý
nghĩa quan trọng. Tục ma chay của người Tày đã có từ xa xưa, đây là nghi lễ
mang đậm tính tín ngưỡng tôn giáo. Làm ma chay cho người chết là sự báo hiếu
của người sống đối với người chết, hay tỏ rõ công ơn sinh thành dưỡng dục với
đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã có từ lâu đời. Tập tục ma chay là
lĩnh vực thuộc cõi tâm linh nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm con người với con
người, là sự thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với người quá cố. Người Tày
có hai nghi lễ làm ma cho người đã khuất, đó là đưa tang (làm ma tươi) và dâng
nhà xe (làm ma khô). Trước đây do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên đồng bào
thường làm ma khô (nhang phi héo) khi có điều kiện nhưng ở người kinh người
chỉ có một nghi lễ làm ma đó là người chết sau khi tắt thở để trong nhà ngày
rưỡi sau đó mang đi chôn cất hoặc ngày nay do đất trật người đông, thời đại
công nghiệp hóa hiện đại hóa, do trình độ dân trí của người kinh cao, tiếp xúc
với nèn văn minh tiến bộ của thế họ đã nhận thức được việc chôn cất người chết
dưới đất có tác hại ảnh hưởng đến môi trường, thu hẹp diện tích đất ở và nhiều
thủ tục rườm rà sau đám tang theo phong tục tang ma truyền thống của người
Việt ta nên họ dần chuyển từ hình thức chôn cất người đã chết sang hình thức
hỏa thiêu, chôn cất hay hỏa thiêu là do ý nguyện, di ngôn của người mất muốn.

Ở người Tày có tục khi gia đình có người chết con cháu phải nhịn ăn đến
khi khâm liệm xong nhưng ở người kinh thì con cháu ăn uống bình thường, thay
phiên nhau đổi ca trông linh cữu tranh thủ đi ăn nếu đói để có sức khỏe làm tang
cho người mất và ở dân tộc Tày khi liệm, người chết được quấn vào một đến hai
tấm vải trắng tự dệt trải ít tro bếp sạch tượng trưng cho phân, một ít lúa nếp đốt
cháy tượng trưng cho lúa giống chia cho người chết bên dưới, đầu kê gối, đặt
nằm trên chiếc chiếu đã được cắt một góc để lên bàn thờ còn ở người kinh khi
liệm Thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu dưới nền nhà. Khăn phủ mặt
và đũa ngáng miệng được bỏ ra, người ta dùng vải trắng gói người chết lại và
đặt vào trong quan tài, gáy được gối lên hai chiếc bát ăn cơm úp. Phong tục ở
đây không thể thiếu một bộ tam cúc bỏ vào trong ván, để trừ trùng. Quan tài
được đặt ở gian chính giữa, theo chiều dọc của ngôi nhà, song song với bàn thờ
14


và được kê bằng hai đoạn cây chuối. Lúc khâm liệm phải có thầy cúng làm lễ.
Kể từ lúc đó đến lúc đưa tang trên quan tài luôn được thắp nến (cha thì thắp bảy
ngọn, mẹ thì thắp chín ngọn). Giữa mặt ván có đặt một bát cơm bông, trên có
một quả trứng gà luộc đã bóc vỏ và được kẹp bằng đôi đũa bông. Bát cơm này
sẽ được đặt trên mộ sau khi chôn. Nắp quan tài được đặt hờ trên các mộng, lúc
đưa tang mới đóng khít lại.
Đặc biệt hơn, ở dân tộc Tày khi đưa tang (pây vậy) các con thay nhau 3
lần chạy lên phía trước để nằm xuống cho quan tài đi qua với ý nghĩa trải đường
cho cha mẹ đi. Khi quay trở về con cháu không được khóc. Thầy cúng ở lại sau
cùng để làm các thủ tục cúng yên mộ, không cho vong quay trở về theo con
cháu. Một năm sau làm lễ tháo tang (phiết khăn). Trong lễ tháo tang gia chủ mời
thầy, mời con cháu mổ lợn, cúng ở nhà và làm xe bé để đốt ở mộ. Trong một
năm đó, ngày nào cũng làm cơm, đặt lên bàn thờ mời người đã khuất. Sau lễ
tháo tang, chuyển bài vị người đã khuất lên nhập vào bát hương tổ tiên. Nhưng ở
người kinh khi đưa tang họ đi theo thứ tự trước sau đã được quy định sẵn là:

Phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều, linh sa, cờ tang, phường kèn, xe tang,
con cháu và cuối cùng là những người làng xóm... Đối với người không quy
Phật thì đám tang không có phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều. Thường
con trai trưởng đi song song với quan tài, các anh em con cháu khác theo thứ tự
đi sau xe tang. Trên suốt chặng đường đi người ta thổi kèn, đánh trống, đánh
phèng để xua đuổi ma tà, ác quỷ; 3 năm sau khi người chết được chôn cất mới
làm cải tang. Xưa kia, người dân tộc kinh cũng có tục lệ khi đưa tang con trai
trưởng phải chống gậy tre và đi xuôi (nếu là tang cha); chống gậy vông, đi giật
lùi (nếu là tang mẹ). Con gái lớn thì phải lăn trước xe tang trên suốt chặng
đường đưa đám. Ngày nay tục lệ này của dân tộc kinh không còn nữa.
Đáng chú ý hơn dân tộc Tày ngoài nghi lễ làm ma tươi đã nói ở trên còn
có Nghi lễ làm ma khô (nhang phi héo): Diễn ra trong 3 ngày, các nghi lễ chính
trong cúng ma khô của người Tày không có quan tài và tử thi mà chỉ mang tính
tượng trưng. Với các thủ tục như:
Lễ thỉnh pò tào (mời tổ sư) thầy cà (pèng) làm lễ để mời các tổ sư về nhập
15


đàn cúng và xin âm binh làm lễ cúng ma khô.
Lễ thự nặm (lễ mua tước): Mua tước để rửa bài vị cả người chết.
Lễ đọc thò (đọc thư): Là lễ đọc tên con cháu (đọc tiệp) để thông báo với
người đã khuất có bao nhiêu con cháu trong gia đình đã về để dự lễ.
Lễ khâm liệm và lễ chổng xe (nhập nhà táng): Là nghi thức rất quan trọng
thể hiện sự tôn kính, xót thương của những người còn sống đối với người đã
chết
Lễ chằm tiệp (mời vong về ký lá thư): Đây là nghi lễ thể hiện lòng hiếu
thảo của con cháu đã làm nhà xe mới gửi xuống cho vong hồn người chết nơi
chín suối.
Lễ phá ngục chuộc vong (phú nhục): Cứu vong ra khỏi địa ngục giúp cho
vong có thể hồi sinh lại

Lễ tràn dầu (đàn dầu): Con cháu chịu những hình phạt thay cho vong dưới
âm phủ
Lễ đại tế: Là nghi lễ thể hiện lòng báo hiếu của con cháu đối với cha mẹ
Lễ tè phi (xua đuổi tà ma): Thầy tào đi vòng quanh chung nhà để xua đuổi
tà ma
Lễ pông xe (đốt nhà xe): Để cho linh hồn người chết được trở về với tổ
tiên
Nhưng ở người kinh hiện nay nhiều phong tục tang ma cũng đã thay đổi
theo hướng giản lược như tang phục đơn giản hơn trước. Con trai đội khăn tang,
không mặc áo tang và không nhất thiết phải có dây rơm mũ bạc ; con gái, con
dâu không trùm khăn như trước; cháu chỉ đội khăn; con trai không còn đi lùi
trước quan tài của cha hay mẹ. Ngày trước để tang cha mẹ đến 3 năm, nay thì rút
gọn còn 1 năm, thậm chí có thể xả tang ngay khi vừa chôn xong hoặc lúc mở
cửa mả, do phải đi làm ăn xa hoặc cho bớt nặng nề trong tang chế. Vẫn giữ
những nghi thức cần thiết trong tang ma cho tròn chữ hiếu với người đã mất,
nhưng cách thức tiến hành trong tập tục này đã theo hướng giản lược, biến hóa
một cách linh hoạt, sao cho không nặng nề cho cả người chết lẫn người ở lại. Đó
cũng là đặc trưng mang tính nhân văn của cư dân tộc kinh, thích nghi với nhịp
16


sống thời đại.[1,Tr112]
2.3. Ý nghĩa của phong tục tang ma đối với dân tộc Tày tại huyện
Quang Bình – tỉnh Hà Giang
Tang ma là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong chu kì con người, mở ra
cuộc sống mới cho người chết ở thế giới bên kia, được coi là nghi lễ quan trọng
nhất trong đời sống văn hóa tinh thần không chỉ đối với dân tộc Tày ở huyện
Quang Bình tỉnh Hà Giang mà có ở hầu hết các tộc người Việt Nam. Do đó, đám
tang không phải chỉ mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng mà điều nổi bật vẫn là
quan niệm về đạo hiếu, việc đền công báo đức vẫn là điểm chủ yếu, xuyên suốt

từ đầu đến cuối của một đám tang
Quan niệm về hồn, cái chết và thế giới sau khi chết chiếm một phần đáng
kể trong tổng thể tín ngưỡng dân gian của người Tày ở huyện Quang Bình. Tín
ngưỡng này có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến cách ứng xử giữa con người
với con người và giữa con người với tự nhiên. Trong nhiều nguyên nhân ốm đau
hoặc chết chóc của con người, theo người Tày đều liên quan đến hồn.
Trong tiến trình của một đám ma, suốt từ đầu chí cuối được điều khiển bởi
một nhóm thầy Tào, thầy Then. Họ là những nhân vật không thể vắng mặt trong
các nghi thức để dẫn độ linh hồn người chết sang thế giới bên kia, từ nghi lễ
khậm liệm, nhập quan, phá ngục, đưa ma… cho đến khi làm lễ mãn tang ba năm
đều được thực hiện dưới sự dẫn dắt của đội ngũ thầy Tào. Gắn với mỗi nghi lễ là
sự diễn tả sự trưởng thành của linh hồn ở thế giới bên kia theo tưởng tượng của
người Tày giống như cuộc sống trần gian, để cho linh hồn người quá cố được
yên ổn và phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Bởi vậy, khi trong
nhà có tang, người ta tuân thủ một cách nghiêm ngặt những kiêng kị, có khi thái
quá, nhiều hủ tục lạc hậu. Tất cả những hành động đó đều nhằm góp phần giải
tỏa về mặt tâm linh, trước quy luật sinh tử của cuộc đời. Vì vậy tang ma của
người Tày ngoài ý nghĩa tâm linh, nó còn mang tính chất an ủi người sống.
Tang ma không chỉ thể hiện vai trò, vị trí của người đã khuất đối với cộng
đồng mà còn thể hiện tình cảm, yêu thương, kính trọng của người sống đối với
người chết. Qua nghi lễ tang ma, chúng ta có thể cảm nhận được những nét đặc
17


trưng văn hóa tộc người cũng như về thế giới quan, quan niệm sống, sở thích,
thẩm mỹ, tình cảm, điều kiện kinh tế của từng gia đình …Thông qua các hoạt
động nghi lễ của các thầy Tào mà nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian của
người Tày như: nghệ thuật cắt giấy, trang trí, hội hoa,… đã được bảo lưu với đầy
đủ ý nghĩa và sắc thái văn hóa độc đáo của tộc người.
Tang ma chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa cả về mặt tâm linh cũng như mặt

văn hóa. Tuy có nhiều ưu điểm về giá trị văn hóa xã hội cũng như giá trị khoa
học nhưng ít nhiều nghi lễ tang ma cũng có những hạn chế của nó. Do đó cần
tìm ra những biện pháp thích hợp đấu tranh với những phong tục, tập quán,
những “tàn dư” không phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập.
Từ những dẫn giải nêu trên, có thể khẳng định rằng nghi lễ tang ma của
người Tày không thể bị quy chụp là mê tín, bởi vì trong một đám ma người ta
thực hiện rất nhiều nghi lễ là vì: trước hết, để cung cấp cho người ra đi được đầy
đủ, sau là để người chết được hả lòng hả dạ khi nhìn thấy con cháu đau khổ, xấu
xí trong các bộ tang phục,… hơn nữa các nghi lễ trong tang ma còn có ý nghĩa
sâu xa là để an ủi những người sống trước sự mất mát quá lớn của gia đình, dòng
họ.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 nhóm đề tài đã nghiên cứu, mô tả rõ ràng các nghi lễ trong
phong tục tang ma của dân tộc Tày tại huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, so
sánh được những nét văn hóa đặc sắc giữa phong tục tang ma của dân tộc Tày và
dân tộc Kinh tại huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, đồng thời đưa ra ý nghĩa của
phong tục Tang ma đối với dân tộc Tày tại huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.

18


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ PHONG TỤC TANG MA
CỦA DÂN TỘC TÀY TẠI HUYỆN QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG
3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân tộc Tày tại
huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang
Phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức
tự giác của nhân dân, xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn về nếp sống văn
minh trong việc tang.

Cùng với phong trào chung của cả nước, huyện Quang Bình cần tăng
cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh
trong việc tang trên địa bàn huyện.
Từ xưa đến nay việc tổ chức việc tang ngoài việc kế thừa truyền thống,
phong tục tập quán, còn phải mang bản sắc riêng của dân tộc và phải được điều
chỉnh phù hợp với nếp sống văn minh của thời đại. Trước thực trạng trên, Huyện
ủy – HĐND – UBND huyện Quang Bình cần ban hành nhiều văn bản chỉ đạo,
nêu rõ Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang theo đúng tinh
thần chỉ thị số 27/CT-TW ngày12/11/1998 cuả Bộ chính trị khóa VIII và quyết
định số 308/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng chính phủ về quy định
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Để các văn bản chỉ đạo đi vào cuộc sống, đến mọi người dân, cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp cần tổ chức quán triệt nội dung, ý nghĩa, quan điểm,
các giải pháp và yêu cầu đã nêu trong các chỉ thị, quyết định, quy định, xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã,
thôn, bản thông qua các hội nghị, buổi tọa đàm bàn việc xây dựng đời sống văn
hóa tại cơ sở; từ đó làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của người dân trong việc
tang, nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa bỏ các hủ tục
lạc hậu đang tồn tại trong nhận thức và hành động của đại bộ phận người dân
trong huyện nói chung và người dân tộc Tày và các dân tộc thiểu số khác trong
huyện nói riêng.
19


Các ban, ngành, ngành đoàn thể của huyện cần cụ thể hóa các nội dung
của Chỉ thị, kết luận, quyết định, quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong
việc tang của các cấp vào Bản tin thông báo nội bộ, bản tin chuyên ngành để
tuyên truyền và vận động cán bộ, đảng viên, hội đoàn thể và mọi tầng lớp nhân
dân. Cơ quan báo chí trong huyện xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên

truyền trên báo, cổng thông tin điện tử của huyện, hệ thống đài truyền thanh từ
huyện đến cơ sở.
Các xã, thôn, bản cần tích cực tuyên truyền lồng ghép vào các cuộc vận
động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưa việc thực hiện nếp sống văn minh
trong việc tang vào hương ước, quy ước và trở thành một trong những tiêu chí
để bình xét gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa góp phần nâng cao nhận thức
của người dân từng bước loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, hủ tục mê tín dị đoan.
Thường xuyên tuyên truyền về cuộc vận động, xây dưng mô hình điển
hình tiên tiến và nêu gương điển hình tiên tiến, những mô hình làm tốt về thực
hiện nếp sống văn minh trong việc tang, giữ gìn thuần phong mỹ tục; hình thành
những tập quán mới tiến bộ, khắc phục các tập quán lạc hậu, xóa bỏ các hủ tục
để các xã, thôn bản khác học tập.
Hình thức tuyên truyền: Thường xuyên tổ chức các chương trình, các hội
nghị tọa đàm bàn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang: Tuyên
truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân về những quy định về việc thực hiện nếp
sống văn minh trong việc tang với nội dung cô đọng, ngắn gon, xúc tích dễ hiểu,
dễ nhớ; tuyên truyền bằng hình thức trực quan như: văn hóa văn nghệ, tuyên
tuyền trên hệ thống đài phát thanh và băng rôn, khẩu hiệu tại các khu vực đông
dân cư như chợ, cơ quan, trường học, trên các bảng tin tại thôn, xóm…
Nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động tang ma trong phạm vi gia
đình, dòng họ. Tổ chức đám tang phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, không
tổ chức ăn cỗ linh đình, kéo dài nhiều ngày, tổ chức nghi lễ tang ma trang trọng, tiết
kiệm, giản dị và đúng theo quy định, tránh tốn kém, gây lãng phí tiền của.
Tự nâng cao, bổ sung kiến thức cho bản thân về thực hiện việc tang qua
sách báo, tivi, mạng internet,…
20


×