Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.09 KB, 33 trang )

Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
A. LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG I...........................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ.....................................................2
I.Khái niệm về văn hóa công sở....................................................................2
1.Văn hóa là gì?.............................................................................................2
2.Khái niệm văn hóa văn hóa công sở...........................................................2
1.1.Khái niệm công sở...................................................................................2
1.2.Khái niệm văn hóa công sở.....................................................................2
3. Đặc trưng của văn hóa công sở.................................................................3
4. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.......................................................5
5. Vai trò của văn hóa công sở.......................................................................6
1.3.Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hành
chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình..........................6
1.4. Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho con
người. ............................................................................................................7
1.5.Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người.......................7
1.6.Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người.
.......................................................................................................................7
6. Sự cần thiết của việc xây dựng và nâng cao văn hóa công sở...................8
II. Một số nội dung về văn hóa ứng xử nơi công sở:.....................................9
1. Chào hỏi:...................................................................................................9
Tuy nhiên, Trong môi trường làm việc hiện đại, cả phụ nữ và nam giới đều
phải bắt tay. Do đó, tư tưởng người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt
trước đã trở thành lỗi thời. Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ. 12


2. Trang phục:..............................................................................................12
3. Phát ngôn:...............................................................................................13
Tuy nhiên phải cẩn thận với tính hài hước: Sự hóm hỉnh, tính hài hước có
thể làm những người xoay quanh bạn vui vẻ. Nhưng nhiều người đã phải
chịu khốn đốn sau khi kể những chuyện cười với mục đích chỉ đùa vui. Họ
không để ý rằng những trò đùa gây cười vô hại với họ nhưng lại làm tổn
thương người khác, có thể người đó đang giữ một chức vụ cao hơn và cho
rằng bạn "nói kháy" họ. Những câu chuyện đùa bỡn có liên quan đến những
người thuộc cấp, phụ nữ, người mắc bệnh đồng tính luyến ái, người khuyết
tật, người cao tuổi, dân tộc, tôn giáo .v.v…không thích hợp trong môi
trường làm việc nơi công sở........................................................................14
4. Giao tiếp điện thọai nơi công sở:.............................................................15
5. Phong cách làm việc:...............................................................................16
CHƯƠNG II........................................................................................................18
THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM..............................................18
Lê Đình Duyệt

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

I.Một số thực trạng về văn hóa công sở hiện nay:.......................................18
1.Ứng xử nơi công sở:.................................................................................18
2. Thái độ và cách làm việc trong công sở:.................................................18
3. Thời gian đi làm chưa được cải thiện:.....................................................19
4. Trách nhiệm đối với công việc:...............................................................20

II. Những biểu hiện thiếu văn hóa trong công sở hiện nay..........................20
III. Suy nghĩ về thay đổi VHCS:.................................................................22
1. Nhận định về nguyên nhân:.....................................................................22
2. Thay đổi từ nhận thức đến hành động:....................................................23
IV. Một số nhiệm vụ, phương hướng đề ra..................................................24
1. Nâng cao ý thức của mỗi cá nhân:...........................................................24
2.Chấp hành tốt các quy định đã đặt ra:......................................................24
3.Thực hành dân chủ cơ sở:.........................................................................25
4.Gương mẫu, tận tụy phục vụ nhân dân:....................................................25
V.Các giải pháp xây dựng văn hóa công sở.................................................26
1. xây dựng hệ giá trị chuẩn........................................................................26
2.Xây dựng bầu không khi làm việc............................................................26
3.Xây dựng tác phong chuyên nghiệp.........................................................27
CHƯƠNG III.......................................................................................................30
KẾT LUẬN.........................................................................................................30
Ngoài ra, để tạo môi trường văn hóa tốt trong công sở, vấn đề quan trọng là
người đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều
kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có tính đoàn kết cao. Và
điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về quyền lợi của
mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc
và khả năng cống hiến của từng người................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................31

Lê Đình Duyệt

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

A. LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc
có thể hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng còn đọng lại đó chính là văn
hóa. Bất kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có
văn hóa riêng, văn hóa cơ quan, văn hóa công sở cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển
của cơ quan, doang nghiệp bởi đôi khi văn hóa sẽ trở thành một tập tục, một thói
quen của cơ quan, tổ chức.
Văn Hóa công sở không phải là một cở sở có đầy đủ những thiết bị, vật
dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xay dựng hoành tráng....
Mà văn hóa công sở chính là hành vi ứng xử của những cán bộ công chức, viên
chức trong các mối tương tác để công việc trôi chảy, thành công.
Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt Nam hiện nay, ta thấy còn
mang tính tình cảm nhiều, mặc dù đã có công văn của chính phủ ban hành quy
chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn chưa được thực
hiện bằng thể chế và diều luật sao cho phù hợp và linh hoạt. Trong điều kiện hội
nhập và cạnh tranh văn hóa công sở trở nên quan trọng, cần phải được chú trọng
nhiều hơn nữa ở các công sở, cơ quan hành chính nhà nước và doang nhiệp.

Lê Đình Duyệt

1

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
I. Khái niệm về văn hóa công sở.
1. Văn hóa là gì?
- Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội
- Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con
người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo,
nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thế hệ nối tiếp sau.
- Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo, giải trí của nhân dân một
nước, Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tọc này khác với một dân tộc khác.
2. Khái niệm văn hóa văn hóa công sở.
1.1. Khái niệm công sở.
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, có tư
cách pháp nhân, được pháp luật nhà nước điều chỉnh để tiến hành quản lý
các công việc có tính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công.Công sở được phân
biệt với các tổ chức xã hội khác xét trên nội dungcông việc, hình thức tổ chức.
1.2. Khái niệm văn hóa công sở.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại
học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: dân tộc học, dân gian
học, văn hóa học,xã hội học, kinh tế học, ... và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó
định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa, trong
tiếng Việt văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống;
theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn; trong khi
theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại,

Lê Đình Duyệt

2

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống ... Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung
tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa
-Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1]
Tổng Giám đốc UNESCO, Federio Mayor định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng
đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định
đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[2]
Với những ý nghĩa đó, văn hóa có mặt ở mọi nơi, ở mọi hoạt động sản
xuất vật chất, tinh thần của con người. Có thể nói văn hóa là tổng thể các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy, bảo tồn, duy trì và phát
triển theo dòng lịch sử phát triển của nhân loại.
Các tài liệu nghiên cứu về công sở đều cho thấy công sở là một thiết chế
xã hội. Công sở trong xã hội tồn tại như một hiện tượng văn hóa, đồng thời là
một chủ thể văn hóa gắn liền với các yếu tố tổ chức quyền lực và tâm lý, tình

cảm của con người. Có thể thấy văn hóa công sở xuất phát từ chính vai trò của
công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành
chính. Có thể dễ dàng nhận thấy văn hóa công sở là một dạng đặc thù của văn
hóa xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, cách hành xử trong hoạt
động công sở mà các thành viên trong công sở thừa nhận và tuân theo để ứng xử
với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ xã hội.
3. Đặc trưng của văn hóa công sở
Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần,
là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản
sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy văn hóa
công sở có những đặc trưng sau:
Lê Đình Duyệt

3

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Tính hệ thống: Văn hóa công sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã
hội;
Tính giá trị: Văn hóa có giá trị thẩm mỹ, bởi nó giúp mỗi người luôn vươn
tới cái hay, cái đẹp. Với giá trị đạo đức, văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi của con
người. Đặc trưng này làm cho văn hóa công sở có tính điều chỉnh xã hội, cộng
đồng;
Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy nó mang tính nhân
sinh;

Tính lịch sử: Văn hóa công sở là sản phẩm của một quá trình, được tích
lũy trong một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Từ những đặc trưng trên, văn hóa công sở mang những bản chất cơ bản
như:
- Mức độ tự quản cá nhân là trách nhiệm, mức độ độc lập và cơ hội mà
các cá nhân trong công sở đó có được để thực hiện sự sáng tạo của mình;
- Tính chính quy là mức độ áp dụng quy chế, điều lệ, nội quy để kiểm soát
hành vi của các cá nhân trong công sở;
- Sự hỗ trợ của cấp trên, sự nhiệt tình quan tâm của người quản lý trong
việc giúp đỡ cấp dưới của mình;
- Sự hòa đồng là mức độ gắn bó giữa các thành viên với công sở, mức độ
gắn bó này phản ánh sự gắn bó và thống nhất về mục tiêu và lợi ích của cá nhân
với mục tiêu lợi ích của công sở;
- Hệ thống các chuẩn mực và giá trị, nội dung của các tiêu chuẩn đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật, hình thức và mức độ thực hiện;
- Khả năng chịu đựng các xung đột nội bộ và xung đột với bên ngoài, là
mức độ các xung đột tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân, các nhóm hoặc các
bộ phận cũng như thái độ, thiện ý, sự trung thực, cởi mở, …
- Khả năng chịu đựng rủi ro, là mức độ mà các thành viên được khuyến
khích sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận may rủi;
- Hình ảnh bên ngoài của công sở, là sự trang trọng, uy nghi, lịch sự, bề
thế hay thiếu trang trọng, không lịch sự...
Lê Đình Duyệt

4

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

4. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở
Văn hóa công sở được cấu thành từ các yếu tố sau:
Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở. Đó là
các yếu tố truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấu
trúc, giá trị chức năng và giá trị vật chất. Các giá trị này có thể được bộc lộ
chính thức hay không chính thức như: mọi thành viên trong công sở đều phải
biết cư xử với nhau, đi làm đúng giờ, tôn trọng nhân cách và đời tư của đồng
nghiệp, … đem lại hiệu quả giao tiếp hành chính cao. Có thể nói văn hóa là nền
tảng tinh thần của hoạt động công sở, nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bản
lĩnh của các thành viên trong công sở.
Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại. Tất cả những hoạt động lưu
truyền từ trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo
ra những giá trị văn hóa mang tính truyền thống. Tuy nhiên văn hóa công sở
không phải là bất biến, nó được phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môi
trường, vì vậy nó mang các giá trị hiện đại.
Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh. Trình độ học vấn là một
yếu tố cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở. Trình độ học vấn là chìa khóa
để con người bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn. Không ngừng nâng cao trình
độ học vấn giúp cho con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôi
dưỡng con người phát triển toàn diện hơn. Còn trình độ văn minh là sự đánh dấu
mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử. Thế giới đã trải qua ba giai đoạn lớn của nền
văn minh nhân loại: nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp và
nền văn minh trí tuệ. Nền văn minh nông nghiệp xuất hiện cùng với sự xuất hiện
của nền văn minh lúa nước; nền văn minh công nghiệp xuất hiện khi có sự ra đời
của máy hơi nước của James Watl; nền văn minh trí tuệ xuất hiện khi các “công
nhân cổ cồn” xuất hiện, lúc này các chú robot được thay cho sức lao động của
con người. Con người được giải phóng sức lao động chân tay, bước vào đỉnh cao

của khoa học và công nghệ, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, lấy tri thức cải
tạo điều kiện tự nhiên, xã hội và con người. Vai trò của văn hóa càng được phát
huy nếu như nó được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động của các công
Lê Đình Duyệt

5

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

sở.
Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.
Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thể
hiện là nền tảng mang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở
ba khía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạm
đạo đức, quy phạm pháp luật; giá trị của tri thức khoa học.
Vai trò của văn hóa còn thể hiện nền tảng mang tính nhân ái (cái Thiện),
giá trị của “Thiện” biểu hiện ở các khía cạnh: giá trị của lương tâm; giá trị của
đạo đức; giá trị của của cái tốt. Sự vô cảm, thiếu “cái tâm” trong hoạt động công
vụ sẽ mất đi giá trị “cái thiện” trong mỗi con người.
“Cái Mỹ” thường gắn với các giá trị vật chất và hành động cụ thể trong
thực tiễn hoạt động công sở. Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệu
lực và hiệu quả cao trong hoạt động công sở. Cái đẹp thể hiện qua phong thái,
cử chỉ, hành vi, sắc thái tình cảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cái
đẹp còn thể hiện văn hóa công sở minh bạch, lịch sự, trang trọng.
Chân - Thiện - Mỹ qua thời gian luôn sàng lọc, nâng niu những giá trị tốt

đẹp còn đọng lại ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, dân tộc và đặc
biệt ở mỗi con người, đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con người.
5. Vai trò của văn hóa công sở
1.3. Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ
hành chính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Văn hóa công sở thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông
qua quá trình giao tiếp hành chính góp phần hình thành nên những chuẩn mực,
giá trị văn hóa mà cả hai bên cùng tham gia vào. Mối quan hệ ứng xử giữa người
dân với cán bộ, công chức, viên chức và giữa các thành viên trong công sở với
nhau phải được cân bằng bằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa.
Văn hóa công sở giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân biết
phương hướng, cách thức giải quyết công việc, giúp họ hiểu rõ những công việc
cần làm, phải làm; đặc biệt giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách hiểu
biết, tự nguyện. Qua đó người cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc trao
Lê Đình Duyệt

6

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ở công ở một cách tốt đẹp
hơn.
1.4. Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách
cho con người.
Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình là

một nghệ thuật. Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vật
chất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ đó phát
triển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào
sự phát triển, cải cách nền hành chính công.
1.5. Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người.
Giá trị là cái tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở. Giá trị
của văn hóa công sở cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:
- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;
- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;
- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;
- Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chức
tránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chính
với người dân;
- Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy định nhưng
vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạt động
của công sở thuận lợi hơn.
1.6. Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con
người.
Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của
mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức
đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công
vụ và cung cấp dịch vụ công.
Trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị - hành
chính mang đậm mà sắc văn hóa nhân bản (cái chân), nhân ái (cái thiện) và nhân
văn (cái mỹ) là sự kết nối những giá trị truyền thống đến hiện đại. Con người
Lê Đình Duyệt

7

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

không ngừng học tập, sáng tạo để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại - đó
là những yếu tố cấu thành văn hóa công sở, đồng thời khẳng định vai trò của văn
hóa trong sự phát triển của mỗi cơ quan, công sở hiện nay.
6. Sự cần thiết của việc xây dựng và nâng cao văn hóa công sở
Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò của
công sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính mà nó
là một bộ phận cấu thành. Một công sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của
nó khi tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức trong công việc,
các chuẩn mực xử sự, các nghi thức tiếp xúc hành chính, các phương pháp giải
quyết các bất đồng trong cơ quan, cách lãnh đạo, quản lý và ý thức chấp hành kỷ
luật trong và ngoài công sở của cán bộ, công chức. Đây là vai trò của nếp sống
văn hóa trong công sở.
Văn hóa còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng nề nếp làm việc khoa
học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong công sở phải quan
tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, nó giúp cho mỗi cán bộ công
chức tự nhìn lại mình, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hóa
như tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội. Bên cạnh đó
yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn trọng ý thức
kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp
chung của cơ quan, đơn vị.
Vai trò của văn hóa còn được thể hiện trong sự định hướng giải quyết
đúng đắn các vấn đề trong từng thời kỳ và mối quan hệ giữa hiện đại hóa công
sở với việc thực hiện sự công bằng cho các thành viên trong công sở. Chỉ có như
vậy mới phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham nhũng, hối

lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi trong công sở.
Vai trò của văn hóa trong hoạt động công sở còn thể hiện trong quan niệm
về sự bình đẳng và thực hiện bình đẳng. Theo ý nghĩa văn hóa, bình đẳng là mọi
thành viên trong công sở đều có cơ hội như nhau trong học tập, đào tạo, việc
làm, chế độ, chính sách...

Lê Đình Duyệt

8

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

II. Một số nội dung về văn hóa ứng xử nơi công sở:
Phép ứng xử văn hóa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ngay từ khi
dựng nước, các vua Hùng đã cùng “tắm chung một dòng sông, uống chung một
nguồn nước” với người dân. Bác Hồ - là tấm gương lớn về ứng xử văn hóa rất
gần gũi với mọi người dân, không hề quan cách. Bác dạy thiếu nhi: chăm ngoan,
kính thầy, yêu bạn. Bác dạy bộ đội: trung với Đảng, hiếu với dân. Bác dạy công
an: kính trọng dân. Bác dạy cán bộ Nhà nước: đức độ với dân. Tất cả đều là lối
ứng xử có văn hóa.
Ứng xử văn hóa của người Việt thường biểu hiện sự tế nhị, khoan hòa,
nhường nhịn và thẳng thắn. Tùy mỗi hoàn cảnh và mối quan hệ để ứng xử sao
cho phù hợp. Trong phép ứng xử của người Việt Nam, bao giờ đối tượng ứng xử
cũng được trân trọng, trừ kẻ thù xâm lược và cái ác. “Có trước có sau” là thể
hiện lối ứng xử cao đẹp. Đối với thế giới tự nhiên cũng vậy, con người là một

thực thể vừa mang tính xã hội, vừa mang tính tự nhiên. Con người không thể
tách rời thiên nhiên. Việc bảo vệ giữ gìn môi trường sinh thái là cách ứng xử
khôn ngoan của con người với tự nhiên, cần phải được chú trọng thỏa đáng. Có
như vậy, con người mới tránh được “sự trả thù” của tự nhiên như bão, lũ, thiên
tai...
Thực hiện NQTW5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có việc xây dựng tư tưởng đạo đức
lối sống là nội dung căn bản bao trùm. Văn hóa ứng xử và ứng xử có văn hóa sẽ
góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và xây dựng lối sống văn hóa,
bất kỳ ai, bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần phải quan tâm và không ngừng hoàn
thiện.
1. Chào hỏi:
a) “Lời chào- gây thiện cảm”: Người nước nào cũng trọng lời chào. Vậy
mà không ít cán bộ, công chức không biết dùng lời chào để gây thiện cảm với
người khác ở công sở.
Khi gặp nhau thì nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào già
trước, người mới đến chào người đã đến trước, người từ ngoài vào chào người ở
Lê Đình Duyệt

9

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

trong phòng.
Buổi sáng gặp nhau ở công sở nhất thiết phải chào nhau. Sau ngày lễ, sau

chuyến đi công tác xa về, kèm theo lời chào còn cần bắt tay nhau, thăm hỏi
nhau.
Gặp nhau ở hành lang cũng cần hỏi nhau, thay vì cúi mặt hoặc nhìn đi chỗ
khác. Câu chào hỏi có thể muôn hình, muôn vẻ: "Anh khoẻ không ?"; "Đi đâu
vội thế, anh ?"; "Em vận chiếc áo này hợp lắm"; "Thời tiết hôm nay nóng quá"...
Nếu trong cơ quan có người không mấy thiện cảm với chúng ta thì chúng
ta phải chủ động chào trước nhằm gây thiện cảm với người đó, xua tan sự lạnh
nhạt.
Khi thủ trưởng bước vào phòng, chúng ta cần đứng dậy để chào hoặc
xoay hẳn người lại, nhìn thủ trưởng để chào. Khi thủ trường đi cùng khách thì
phải chào cả thủ trưởng và khách. Khi thủ trưởng đi ra nhân viên cũng phải
đứng dậy chào.
Kết thúc một ngày làm việc, công chức cùng phòng nên chào nhau hoặc
chào những người gặp ở nhà để xe. Kết thúc một tuần làm việc, bạn nên chào
thủ trưởng hay đồng nghiệp bằng một lời chúc "Chúc ngày nghỉ vui vẻ".
Lời chào là cách khẳng định rằng đến thời khắc đó tôi vẫn quý anh, và anh
vẫn quý tôi. Bỗng nhiên không chào nhau là thể hiện "tình trạng chiến tranh"
trong quan hệ giữa người với người. Khổng Tử dạy rằng: Người quân tử, lúc yên
không quên lúc nguy, lúc còn không quên lúc mất, lúc thịnh không quên lúc loạn
thế mới yên được thân.
Ghi nhớ: “Hãy chào mọi người bằng nụ cười !”
b) Thủ trưởng chào nhân viên
Có nhiều lý do khiến không ít nhân viên tránh mặt để không phải chào thủ
trưởng. Có người nghĩ rằng họ chào trước thủ trưởng là biểu hiện nịnh bợ. Tuy
nhiên, nếu được thủ trưởng chào họ thì họ coi đó là sự trân trọng.
Một điều tối kỵ là thủ trưởng không đáp lại lời chào hỏi của nhân viên. Dù
thủ trưởng vô tình không nghe thấy lời chào của nhân viên thì ông ta vẫn bị nhân
viên lan truyền nhận định rằng thủ trưởng là người coi thường cấp dưới.
Lê Đình Duyệt


10

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

* Thăm hỏi cấp dưới
Tập thể nhân viên là nước, chức vụ của thủ trưởng là thuyền. Những đợt
sóng ngầm bất mãn có thể tích tụ lại lật thuyền vào ngày mai.
Thăm hỏi, chúc tụng cấp trên là việc không lạ tuy nhiên thăm hỏi cấp dưới
là việc không phải thủ trưởng nào cũng quan tâm.
Khi được thủ trưởng thăm hỏi, cấp dưới rất cảm động vì sự quan tâm đó.
Đối với cấp dưới, lời thăm hỏi của cấp trên có tác dụng như một lời khen. Bạn
nên thật lòng quan tâm đến cấp dưới. Khi thăm hỏi, bạn nên nhìn thẳng vào mắt
người được thăm hỏi với cái nhìn ấm áp và thực tâm muốn biết tình cảm của họ.
Nếu bạn làm việc đó không thật lòng như đóng kịch thì tác dụng sẽ phản lại.
Nếu thủ trưởng thỉnh thoảng lại hỏi một nhân viên nào đó: "Anh tên là gì? Quê ở
đâu?" nghe câu hỏi đó, nhân viên sẽ coi thủ trưởng là người giả dối.
c) Chào khách đến liên hệ công việc
Khi tiếp khách (cấp trên, cấp dưới hoặc ngang cấp) hoặc khách (nhân
dân) đến liên hệ công việc, điều đầu tiên là chào bằng tiếng nói như; chào chú,
chào bác, chào anh, chào chị…Nếu đang bận rộn hoặc khách đông thì có thể gật
đầu chào chung hoặc chào bằng nụ cười thiện cảm (dù bất kỳ là người mà chúng
ta không ưa thich); sau đó chúng ta hỏi như là: Thưa chú (bác, cô, anh…) đến
liên hệ việc gì? Cần làm gì?.... Nếu trong phòng làm việc thì chúng ta có thể mời
khách ngồi ghế, rót nước mời xong chúng ta bắt đầu giải quyết công việc cho
khách.

d) Bắt tay như thế nào: Bắt tay nhau là một cử chỉ chào nhau thân
thiện. Tục bắt tay ở Việt Nam đã có hơn một thế kỷ, vậy mà đến nay, nhiều cán
bộ, công chức cũng chưa quen với phép xã giao này.
Đầu tiên và hơn hết là một cái bắt tay chắc chắn nếu thủ trưởng là đàn ông
chìa tay ra. Nếu thủ trưởng không chìa tay thì bạn chỉ nên chào rõ ràng và hơi
cúi đầu kính cẩn chứ đừng cố bắt tay thủ trưởng. Nếu là phụ nữ chìa tay ra bạn
cũng nên bắt tay chắc chắn, nhưng đừng bóp quá mạnh hoặc giữ tay phụ nữ quá
lâu. Kể cả người cùng giới, bạn cũng đừng nên giữ tay đối phương quá lâu, hoặc
giật tay lâu và mạnh thái quá
Lê Đình Duyệt

11

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Khi bắt tay nên dịu dàng, hồn nhiên, chân thành, còn nếu bóp mạnh là thô
bạo, hời hợt là vô lễ, vồ vập là sỗ sàng. Mùa đông giá lạnh khi bắt tay phải tháo
găng, phụ nữ có thể không cần tháo găng khi bắt tay nam giới. Không được đút
tay trong túi áo, túi quần còn một tay đưa ra bắt tay người khác. Người chưa
quen thì không chủ động bắt tay khách, nên chờ người giới thiệu hoặc chủ động
giới thiệu để làm quen rồi mới bắt tay. Tay đang ướt, đang bẩn có thể xin lỗi
không bắt tay người khác chìa ra nhưng phải nói lời xin lỗi: "Xin lỗi, tay đang
bẩn".
Không chủ động bắt tay người có cương vị cao hơn mình, nhất là đối với
khách phụ nữ. Cần đứng dậy, người hơi cúi bắt tay người có cương vị cao hơn

mình nhưng không khúm núm, cong gập người.
Khi có nhiều người cùng giơ tay cho mình bắt, phải bắt tay người có tuổi
tác, cương vị cao hơn trong xã hội. Không nên dùng hai tay nắm chặt tay phụ
nữ, nhưng để tỏ rõ sự tôn kính thì nên đưa cả hai tay ra đón lấy tay người hơn
mình về cương vị xã hội và tuổi tác. Không nên bắt tay người nọ chéo tay người
kia mà phải kiên nhẫn đợi đến lượt mình. Không được dùng đồng thời hai tay
phải, trái để bắt tay hai người. Không được vừa bắt tay vừa hút thuốc, hoặc tay
kia đút túi quần. Khi bắt tay không ngoảnh mặt sang hướng khác.
Chỉ người có cương vị hoặc tuổi tác cao hơn mới được vỗ vai cấp dưới
hoặc người trẻ tuổi hơn. Chỉ nên xoa đầu trẻ nhỏ. Bạn nên thận trọng khi đụng
chạm vào cơ thể người khác, nhất là người khác giới.
Tuy nhiên, Trong môi trường làm việc hiện đại, cả phụ nữ và nam giới
đều phải bắt tay. Do đó, tư tưởng người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt
trước đã trở thành lỗi thời. Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ.
2. Trang phục:
Trong những năm gần đây, đời sống người dân được cải thiện, miếng cơm
manh áo không còn là những gì quá xa xỉ, có nhiều chủng loại quần áo với giá
cả khác nhau để lựa chọn. Thế nhưng vẫn có những hiện tượng một số người
thiếu ý thức ăn mặc khi đến nơi công cộng. Không chỉ dừng lại tình trạng thiếu ý
thức trong ăn mặc, những vi phạm về thuần phong mỹ tục trong trang phục đối
Lê Đình Duyệt

12

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


với một bộ phận thanh niên cũng đáng cảnh báo. Nhiều mốt được các nhà may
mặc, thiết kế thời trang và người tiêu dùng trẻ tuổi lựa chọn quá hở hang, không
phù hợp phong tục, vóc dáng người Á Đông. Hiện các nước phát triển trong khu
vực, nhân viên, công chức phần lớn mặc đồng phục phù hợp tính chất công việc
và tác phong công nghiệp của thời kỳ CNH, HĐH. Đây cũng là một trong những
nét đẹp làm nên bộ mặt của thành phố văn minh công nghiệp.
Hãy biết quan tâm đến vẻ bề ngoài của bản thân. Đừng nghĩ rằng đó chỉ là
công việc của phụ nữ hay do công việc bận tối mắt tối mũi, thời gian đâu mà
nghĩ đến chuyện đầu tóc, phấn son. Ấn tượng ban đầu để đánh giá về bạn chính
qua trang phục và cách trang điểm của bạn. Bạn sẽ không gây được thiện cảm
với sếp, với đồng nghiệp nếu bộ quần áo bạn vận đến công ty trông thật nhàu nát
hay quá sặc sỡ. Chúng ta cũng khó có thể thành công trong giao tiếp với đối tác
với bề ngoài bê bối như vậy. Dù là một doanh nhân thành đạt hay đơn giản chỉ là
một nhân viên, quần áo, đầu tóc sẽ tạo nên phong cách của bạn. "Quần áo không
tạo nên con người mà chỉ nói lên người mặc nó là người thế nào".
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa trang bị đồng phục làm việc nơi
công sở cho cán bộ, công chức thì chúng ta cần chú ý một só cách ăn mặc nơi
công sở như sau:
- Không mặc áo quần màu sắc hoa hòe sặc sỡ, may cầu kỳ, màu qúa chói
mắt như; đỏ, vàng chóe, xanh lá cây rực rỡ….Không nên đến công sở với bộ đồ
nhàu nát.
- Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát, vào người (nhất
là đối với nữ giới) như: áo pull, quần jean, váy quá ngắn, áo không cổ hoặc cổ
áo quá rộng, …..
- Tốt nhất nên dùng sơ mi, quần âu hay com-lê, màu sắc trang nhã phù
hợp. Khi dự lễ những nơi trang trọng nữ nên mặc áo dài hay com-lê, nam nên
thắc cà vạt hoặc mặc vét-ton thêm phần lịch sự hơn.
3. Phát ngôn:
Người xưa đã kết luận: “Ngôn là người”. Ngôn ở đây không chỉ hiểu là

giọng nói mà còn là cách nói, kiểu nói, cung cách trò chuyện. Đó còn là sự ứng
Lê Đình Duyệt

13

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

xử tình huống, nghệ thuật giải quyết xung đột. Thực tế cuộc sống cho thấy chính
văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của
một con người.
Lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày là những gì rất giản dị như
cơm ăn áo mặc hằng ngày. Nhưng nói làm sao cho đẹp, có nghi lễ là điều cần có
sự rèn luyện và tu dưỡng của mỗi cá nhân. Hiện nay có một vài trường hợp
CBCC nói tục, chửi thề, chính từ sự dễ dãi trong lời ăn tiếng nói, dẫn đến sự
buông thả trong lối sống là một trong những nguyên nhân làm con người phát
triển lệch lạc. Khi đất nước xây dựng kinh tế tri thức thì những câu nói theo kiểu
"xã hội đen" hay những lời lẽ thô tục là không thể chấp nhận được. Một xã hội
văn minh là một xã hội cần tránh những lời không hay.
Ông cha ta thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn", cho thấy lễ tiết là một
trong nghi thức được coi trọng mang sắc thái văn hoá của dân tộc. Trong các gia
đình xưa, lễ giáo được xem như một nghi thức truyền thống. Chính vì thế, nếp
sống của các gia đình xưa chuẩn mực, có quy tắc. Con cái phải biết vâng lời cha
mẹ, người ít tuổi phải lễ độ với người nhiều tuổi hơn. Cuộc sống hiện đại không
đòi hỏi con người phải giữ những nghi lễ quá khắt khe kiểu phong kiến. Lớp trẻ
có thể phát huy tính sáng tạo, tự do phát triển. Tuy nhiên, như vậy không có

nghĩa là phát triển tự do bừa bãi, không có lề thói, không có chuẩn mực đạo đức,
dẫn đến vi phạm những quy tắc cơ bản thông thường trong giao tiếp ứng xử như
việc cần phải biết cảm ơn, xin lỗi hay những quy tắc chào hỏi…, tôn trọng người
trên, nhường nhịn chỉ bảo kẻ dưới trong công sở.
Tuy nhiên phải cẩn thận với tính hài hước: Sự hóm hỉnh, tính hài hước có
thể làm những người xoay quanh bạn vui vẻ. Nhưng nhiều người đã phải chịu
khốn đốn sau khi kể những chuyện cười với mục đích chỉ đùa vui. Họ không để
ý rằng những trò đùa gây cười vô hại với họ nhưng lại làm tổn thương người
khác, có thể người đó đang giữ một chức vụ cao hơn và cho rằng bạn "nói kháy"
họ. Những câu chuyện đùa bỡn có liên quan đến những người thuộc cấp, phụ nữ,
người mắc bệnh đồng tính luyến ái, người khuyết tật, người cao tuổi, dân tộc,
tôn giáo .v.v…không thích hợp trong môi trường làm việc nơi công sở.
Lê Đình Duyệt

14

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

4. Giao tiếp điện thọai nơi công sở:
Theo khảo sát của thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên "màn"
chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn... mà thường là thiếu chủ ngữ như "ai đấy", "có việc
gì", "gặp ai"...hoặc “Alô” thật to, nói oang oang làm người nghe và xung quanh
khó chịu. Đã đến lúc mọi người phải có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện
thoại;
Các chuyên gia đề nghị khi giao tiếp qua điện thoại, chúng ta nên bắt đầu

với câu: "Alô, phòng (tên đơn vị), (hoặc tên người) xin nghe. Xin lỗi, ông (bà)
muốn gặp ai ạ?"; khi gọi đi có thể xác nhận là mình gọi đúng đơn vị hoặc người
khách mà mình cần giao tiếp không, ví dụ như:”Xin lỗi, có phải (tên dơn vị hoặc
người cần gặp) không?”; nếu bị người khác gọi hoặc chúng ta gọi nhầm thì phải
xin lỗi, ví dụ: “Xin lỗi tôi bị nhầm, cám ơn….” Hay “Xin lỗi, anh (chị) đã gọi
nhầm”. Khi nói chuyện điện thọai điều chỉnh âm vực của giọng nói của mình
vừa đủ nghe, tránh nói to ảnh hưởng đến công việc của người xung quanh. Kết
thúc buổi nói chuyện nên chào, ví dụ như: "Xin cám ơn. Chúc ông (bà) khỏe.
Hẹn gặp lại!" hay “ chào(ông, bà, cô, chú)...” và gác máy nhẹ nhàng (tránh dập
máy mạnh làm đối phương hiểu nhầm là không vừa lòng họ, nhất là người bên
đầu dây kia là người lớn tuổi hoặc lãnh đạo của mình mà chúng ta như thế là sự
vô lễ và cũng không lịch sự). Một lời tạm biệt tử tế sẽ tạo cơ hội giao tiếp tốt
cho chúng ta trong công việc.
Giao tiếp điện thọai cần chú ý chuẩn bị.
- Hãy luôn biết rõ mình muốn nói về nội dung gì và chắc rằng bạn có đủ
tài liệu để diễn đạt điều bạn muốn nói. Làm như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời
gian cho bạn và cho cả người nghe.
- Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng: Những
người bận rộn thường thích cách tiếp cận trực tiếp, nói ngắn gọn và hạn chế nói
chuyện phiếm. Những người khác thì thích nói chuyện thân mật hơn. Cứ thế,
bạn điều chỉnh cho thích hợp (trừ phi họ quá đáng hay bất lịch sự).
- Hạn chế nói chuyện riêng: Nói chuyện phiếm thì vui đấy nhưng nó làm
Lê Đình Duyệt

15

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

mất thời gian. Và sẽ khó chịu khi bạn đang có nhiều việc phải làm tại công sở và
ảnh hưởng đến môi trường làm việc xung quanh.
- Hãy trả lời thẳng vào vấn đề: Những câu trả lời dài dòng thường gây
hiểu lầm và thể hiện tính không chuyên nghiệp. Nếu bạn không biết câu trả lời,
hãy nói bạn sẽ gọi cho họ sau khi đã có đáp án chính xác. Nếu bạn đưa ra một
phán đoán sai lầm cho người tin tưởng bạn, họ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.
- Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi; Như thế
cả hai có thể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để có thể đưa ra
cách giải quyết thích hợp.
- Đừng nói chuyện riêng khi đang dùng điện thoại: Như thế sẽ khiến bạn
không trao đổi được gì. Nếu có chuyện gấp, hãy nói người ta giữ máy để nói tiếp
sau đó.
*Ghi chú: một số điều cần tránh khi sử dụng điện thọai di dộng ở công sở:
- Tắt diện thọai, hoặc để chế dộ rung trong khi dự họp; nhất là những cuộc
họp quan trọng;
- Trong cuộc họp không được bấm máy chọc người khác để điện thọai
DĐ reo lên làm cho không khí trong cuộc họp không được nghiêm túc;
- Khi có điện gọi đến phải xin phép người chủ trì ra ngòai để trả lời, hoặc
trả lời khéo không làm ảnh hưởng dến người xung quanh và cuộc họp.
- Hạn chế điện thoại không đúng mục đích. Nếu gặp khách thích rông dài,
hãy thông báo sắp cúp máy.
- Trước khi gọi điện hãy ghi các chủ đề cần trao đổi, ghi rõ mục tiêu,
chuẩn bị các tài liệu nếu cần trả trả lời hay làm việc.
5. Phong cách làm việc:
Trong giai đọan Tác phong công nghiệp, đó chính là yêu cầu tối thiểu mà
bất cứ nhân viên nào cũng phải có. Để tạo cho mình một phong cách làm việc,
việc trước tiên nên làm là đừng để “nước đến chân mới nhảy”. Công việc cần

phải được lên kế hoạch cụ thể. Những việc cần làm phải được làm ngay để tránh
việc tự nhiên sao nhãng. Cần phải biết quý trọng thời gian. Hàng ngày chúng ta
có 8 giờ làm việc. 8 giờ tuy dài nhưng là rất ngắn ngủi đối với những người biết
Lê Đình Duyệt

16

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

việc. Vì nếu khi công việc có sự thay đổi đột ngột mới cuống cuồng làm thì mọi
kế họach trong cơ quan, đơn vị bị chậm trễ bởi một thành viên gây ra mà ảnh
hưởng chung đến cả tập thể. Làm việc có mục tiêu rõ ràng cũng là một tiêu chí
quan trọng tạo nên phong cách làm việc của chúng ta.
Khi mà các cơ quan, đơn vị ngày càng tiến tới phong cách làm việc
chuyên nghiệp thì họ cũng yêu cầu ở nhân viên mình một tác phong tương tự.
Tạo cho mình một tác phong công nghiệp chính là bạn đang thể hiện bạn là một
người chuyên nghiệp.

Lê Đình Duyệt

17

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
I. Một số thực trạng về văn hóa công sở hiện nay:
Nói đến thực trạng thì ai cũng biết trong cơ quan hành chính, thực
trạng về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay:
1. Ứng xử nơi công sở:
Công sở là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp
trong ngành… đến liên hệ, công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở
đây cần có những ứng xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay ở một số công sở, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử
thiếu thanh lịch.
Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hóa nơi công sở, nhưng
xung quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Là cơ quan công quyền
nhưng một số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân.
Vì thế, không ít nơi, chúng ta vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ,
kiểu như: “Cần gì?”, “Đi đâu?”, “Gặp ai?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt
cau có, thái độ hách dịch, lạnh lùng.
Xưng hô nơi công sở là biểu hiện văn hóa. Trong thời kỳ mở cửa,
cùng với hội nhập và phát triển kinh tế, các luồng văn hóa nước ngoài cũng
theo đó mà vào. Có nhiều luồng gió mát nhưng cũng không ít luồng gió
độc. Làm sao điều chỉnh những hành vi ứng xử để bảo tồn văn hóa mà vẫn
du nhập được văn minh, tiến bộ nhân loại? Điều này hết sức khó. Nó đòi
hỏi mọi thành viên trong xã hội phải biết tự mình điều chỉnh quan điểm
hành vi ứng xử sao cho phù hợp.
2. Thái độ và cách làm việc trong công sở:

Thực trạng văn hóa công sở trong thái độ làm việc, cách làm việc và
mọi cử chỉ của các cơ quan trong công việc vẫn còn thấp kém, không có sự
Lê Đình Duyệt

18

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

chủ động, nghiêm túc trong giờ làm và trong mọi công việc không được xử
lý tốt.
Môi trường công sở ở một số cơ quan Nhà nước hiện nay đã tạo cho
người ta nhiều khoảng thời gian ngồi chơi xơi nước dẫn đến tình trạng
"buôn chuyện”, dòm ngó chức vụ tạo bè, kéo cánh để tranh ghế, tranh chức
và cuốn hút người lao động vào vòng xoáy của quyền lực mà quên đi cả
nhiệm vụ chuyên môn của mình.
Ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ phải chờ đợi lâu, còn cán
bộ đang bận… trà nước, tán gẫu. Có cơ quan, còn nửa tiếng mới hết giờ làm
việc, nhưng khi có khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân đã trả lời là
hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm này
làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân.
Lại có những cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc mà cố
tình không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những thành viên khác.
Trong khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình, họ phải là người dẫn dắt
những người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ, trưởng thành hơn trong từng
công việc được giao.

3. Thời gian đi làm chưa được cải thiện:
Nói người đi làm trễ giờ là người “lười” cũng không hoàn toàn đúng,
bởi có người rất chăm chỉ đôi khi vì một lý do đột xuất nào đó mà đi làm trễ
giờ, tất nhiên không phải thường xuyên. Nhưng hiện tượng đi muộn về sớm
trong đội ngũ cán bộ công chức của ta hiện nay cũng không hiếm với nhiều
lý do khác nhau, chẳng hạn như bận việc riêng, hư xe hay rẽ vào đâu đó để
bàn “công chuyện" chẳng ai kiểm soát được lý do ấy chính đáng hay không
mà hoàn toàn dựa vào sự tự giác.
Ở một số nước người ta dùng máy quét để quản lý giờ làm việc của
công chức. Còn khi không có máy quét thì ta quản lý bằng các biện pháp
giáo dục nâng cao ý thức tự giác của mỗi người. Tấm gương về tư tưởng và
đạo đức Hồ Chí Minh đã học rồi, bây giờ đến giai đoạn mỗi cơ quan, mỗi
đơn vị, mỗi cá nhân tổ chức chương trình hành động làm theo gương Bác.
Lê Đình Duyệt

19

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Thiết nghĩ xây dựng một quy chế làm việc trong công sở, từ giờ giấc đến
thái độ lao động, từ trang phục đến lời ăn tiếng nói, sao cho văn minh và
hiện đại, lịch sự và hiệu quả, cũng là một việc làm thiết thực và giàu ý
nghĩa.
4. Trách nhiệm đối với công việc:
Tình trạng nhiều cán bộ, công chức còn chưa nghiêm túc trong giờ

làm việc, thiếu trách nhiệm vào việc mình làm. Nhiều cán bộ, công chức
vẫn uống rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa tại những cơ quan làm việc.
Nhưng điều cần phải chống và chống một cách quyết liệt là thái độ
thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc mà mình được giao. Có
cơ quan cán bộ, nhân viên đến sở rồi mới rủ nhau đi ăn sáng, ngồi trước
máy vi tính nhưng là để chơi games hay facebook, đến cơ quan không để
làm việc mà để tán gẫu, bàn tán việc riêng.
II. Những biểu hiện thiếu văn hóa trong công sở hiện nay.
Đầu tiên là những biểu hiện thiếu văn hóa trong việc thiết lập hệ thống
mục tiêu cá nhân trong công sở. Nếu mục tiêu chung của công sở là hoàn thành
một cách tốt nhất chức năng, nhiệm vụ được giao, thì mục tiêu của từng cán bộ,
công chức rất phong phú và đa dạng. Để đánh giá một tổ chức đó có lớn mạnh
hay không, điều đầu tiên phải xem xét sự dung hòa của 2 nhánh mục tiêu này.
Thực tế trong nhiều công sở ở ta hiện nay không có sự giao thoa giữa mục tiêu
chung của công sở và mục tiêu riêng của từng cán bộ, công chức, mà biểu hiện
thường thấy nhất đó là nhiều nhà quản lý chỉ xem công sở là một đòn bẩy, một
phương tiện để tiến thân, còn công chức đi làm là để có thu nhập. Cán bộ, công
chức không quan tâm đến sứ mệnh của tổ chức mình đang phục vụ.
Trong công sở còn có sự “đối đầu” giữa nhà quản lý với công chức, viên
chức dưới quyền, tuy không phổ biến. Sự đối đầu này có 2 nguyên nhân cơ bản
đó là mối quan hệ về quyền lực và uy tín trong công sở; phát sinh mâu thuẫn và
giải quyết mẫu thuẫn chưa thoả đáng về lợi ích giữa các cá nhân. Nếu chúng ta
ví công sở là một con thuyền đang ngược dòng nước, nhà quản lý là người cầm
Lê Đình Duyệt

20

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A



Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

lái và cán bộ, công chức trong công sở là các tay chèo, thì lúc đó chúng ta mới
nhận thức hết sự nguy hiểm của tình trạng mất đoàn kết trong công sở!
Thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước nguyện vọng của công dân. Đây là một biểu
hiện kém văn hóa của những người thực thi pháp luật. Đành rằng pháp luật là là
chuẩn mực, nghiêm túc, “bất vị thân” nhưng áp dụng pháp luật luôn là một nghệ
thuật. Bản thân pháp luật không biến con người thành gỗ đá mà chỉ có những
người vô cảm mới biến pháp luật thành vô hiệu. Bên cạnh đó, trong điều kiện
dân trí và sự hiểu biết pháp luật của đại bộ phận người dân còn hạn chế; hệ
thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, thì cán bộ,
công chức, viên chức Nhà nước ngoài việc áp dụng pháp luật còn có trách nhiệm
tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hiểu về chính sách, pháp luật. Cán bộ,
công chức là người thay mặt Nhà nước để thực thi chính sách và đồng thời cũng
là người phản ánh với Nhà nước những bất cập, thiếu sót của chính sách do nhà
nước ban hành để có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế, nhưng cán bộ, công
chức nhiều lúc giải quyết công việc chưa thấu tình, đạt lý hay hợp lý mà chưa
hợp tình thì khó có thể làm hài lòng người dân.
Không tôn trọng hoặc xem nhẹ kết quả làm việc của đồng sự là một trong
những thực tế tồn tại trong một số công sở hiện nay. Thông thường thì người ta
rất trọng dụng người có tài, nhưng người có tài thực sự thì hay có chứng tật mà
đã là có chứng tật thì người ta cứ chiếu vào tật để mà đánh giá, nhận xét. Nhiều
khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, tuy có tiêu chí mức độ
hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nhưng lắm lúc kết quả đánh giá lại thiên về
những điều không ăn nhập gì với chuyên môn. Vì vậy, mới có chuyện người tài
bị cô lập, họ rơi vào trạng thái “cô đơn trong công sở”, họ không phát huy được
năng lực của mình và kết cục tất yếu là “chảy máu chất xám”.

Đã có nhiều văn bản cấm hút thuốc, sử dụng chất có cồn trong giờ làm
việc, nhưng xem ra việc thực thi hẳn còn nhiều điều phải xem lại. Có cán bộ,
công chức từng tuyên bố: “Thà bỏ việc chứ không bỏ thuốc lá!” … Sử dụng chất
có cồn trong giờ làm việc là một vấn đề phổ biển hiện nay ở các công sở. Thật ra
Lê Đình Duyệt

21

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

ra không nhiều người muốn như vậy, nhưng việc trao đổi thông tin, quan hệ
công tác giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, đi
liền với đó là quan hệ giao tiếp thông qua tách trà, ly rượu, đã tiếp khách thì
thường là phải có rượu, bia, vì “phi tửu bất thành lễ”, nếu không thì e không
phải đạo, không hiếu khách, mà đã tiếp khách thì cả chủ và khách đều phải vui
vẻ, nhiệt thành, tạo nên không gian văn hoá ẩm thực rất đa dạng và chứa đựng
nhiều cảm xúc. Nếu việc giao lưu ẩm thực ở mức độ vừa phải thì không sao,
song thực tế thường hay quá đà, đây đã làm mất thời gian, tổn hại sức khoẻ và
gây lãng phí tiền bạc của tập thể, cá nhân.
Lãng phí là một biểu hiện thiếu văn hóa hiện nay ở một số công sở. Lãng
phí thời gian làm việc: Buôn chuyện tại công sở, làm việc riêng trong giờ hành
chính hoặc trong thời gian đi công tác. Lãng phí nguồn lực công như: Tiền điện
thoại, tiền điện, vật tư văn phòng… Đỉnh điểm của sự lãng phí đó là lãng phí cơ
hội. Xét trên góc độ tổ chức, nếu công sở không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có
hoàn thành nhưng chậm tiến độ, hiệu quả không cao thì chắc chắn sẽ lãng phí

(giảm đi) sự kỳ vọng, tin tưởng từ bên ngoài đối với công sở. Ở khía cạnh cá
nhân, nếu anh không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc chậm trễ tiến độ
thì anh sẽ mất cơ hội cho những lần giao nhiệm vụ tiếp theo.
III.

Suy nghĩ về thay đổi VHCS:

Sau hàng loạt những dẫn chứng từ góc nhìn thực tế nêu trên người viết tự
đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó tập trung vào “Nguyên nhân gốc rễ là gì?” và mục
tiêu “Có thể thay đổi được không? Có xây dựng được VHCS với những giá trị
chuẩn mực nâng cao được hình ảnh của người công chức hay không?...”.
1. Nhận định về nguyên nhân:
Văn hoá và hành xử văn hoá của mỗi người là hội tụ của nhiều yếu tố,
gổm từ lịch sử, nền tảng học vấn, truyền thống gia đình, dân tộc, văn hoá vùng
miền, những giá trị tiếp nhận và chuyển hoá từ hội nhập… Chính vì vậy, chúng
ta – những công chức đã xây dựng được những truyền thống văn hoá, những giá
trị hình ảnh hiện hữu đáng trân trọng và cần tiếp tục, thường xuyên bổ sung,
điều chỉnh và phát triển trở nên tốt đẹp hơn nữa. Nguyên nhân của những hành
Lê Đình Duyệt

22

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

vi, hiện tượng không phù hợp với các giá trị văn hoá vốn có đã nêu ở phần trên

một phần lớn bắt nguồn từ việc thả lỏng (thiếu khắt khe) với bản thân, trong các
đơn vị, tổ chức đôi khi những giá trị khuôn mẫu về văn hoá cũng chưa được
quan tâm đầy đủ từ lãnh đạo đến nhân viên… Những thay đổi (sự thiếu quan
tâm) tiêu cực đó đều xảy ra nhiều tập trung vào thời điểm có những đột phá về
sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, khi nhu cầu khối lượng công việc tăng
đột biến và bắt buộc cá nhân, gia đình, tổ chức đơn vị….đều dành ưu tiên vào
việc “bắt kịp tốc độ”. Cá nhân người viết cho rằng không ai muốn bản thân mình
là người hành xử “thiếu văn hoá” mà việc để xảy ra những hiện tượng này phần
lớn do đã được chấp nhận như một thói quen, tập quán sau một quãng thời gian
thiếu sự quan tâm, ưu tiên (như đã phân tích ở trên).
Nguyên nhân là vậy thì việc thay đổi cũng phải từ gốc rễ căn bản. Chúng
ta không thể chỉ thay đổi đơn thuần VHCS chỉ trong môi trường công sở mà nó
phải được xây dựng và thay đổi từ cả cá nhân, nhà trường, gia đình, xã hội…
2. Thay đổi từ nhận thức đến hành động:
Như vậy, điểm mấu chốt để thay đổi, xây dựng một VHCS tốt đẹp đó là
nhận thức cá nhân. Nếu hôm nay chúng ta đã nhận thức được những tiếng
chuông cảnh báo, chúng ta đã nhìn nhận được những hành vi, hiện tượng cần
thay đổi thì tự thân trước hết cần luôn có ý thức cải tạo, đề cao tinh thần xây
dựng một văn hoá đẹp ở mọi nơi, tuyên truyền cho con cái, gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè những giá trị cần gìn giữ phát huy, từng bước loại trừ những thói
quen, tật xấu.
Khi nhận thức đã thực sự được kích hoạt rằng luôn phải có động thái thay
đổi cho một VHCS tốt đẹp hơn nữa chúng ta sẽ thực sự thay đổi được hành vi và
các chuẩn mực sẽ được thiết lập. Điều này sẽ mạnh mẽ hơn việc điều chỉnh hành
vi, thái độ, xây dựng VHCS bằng những quy định bắt buộc. Với tư duy đó,
những người lãnh đạo trước tiên cần nêu cao tấm gương, gương mẫu trong ý
thức, hành động của cá nhân. Luôn đề cao hiệu quả của công tác tuyên truyền và
thông qua nhiều kênh và hình thức đa dạng, tăng cường gợi ý, lắng nghe, trao
đổi và hoà mình nhiều hơn việc chỉ đạo thông qua mệnh lệnh. Bên cạnh đó, một
Lê Đình Duyệt


23

Lớp: Quản trị Văn phòng K1A


×