Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nội dung và ý nghĩa tư tưởng hồ chí minh được hình thành và phát triển (thời kì 1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.94 KB, 45 trang )

Nội dung và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát
triển (thời kì 1945- 1954)

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
Xác định nội dung tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh trước 1945. Trên
cơ sở đó đề tài tậptrung làm rõ sự hình thành, phát triển về nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1945-1954) và những đóng góp của nội dung tư
tưởng vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài rút ra ý nghĩa của nội dung tư tưởng
đối với dân tộc - thời đại; Vận dụng những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
vào công cuộc đổi mới của Đảng ta hiện nay.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh qua một số tác phẩm tiêu biểu.
- Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoàn 1945 – 1954.
- Nêu rõ ý nghĩa của Tư tưởng trong giai đoạn này đối với dân tộc - thời đại
Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp mang tính chất liên ngành trong
đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Kết hợp các phương


pháp khác như: Phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích tổng
hợp, đối chiếu…
Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 –
1954 đã được nhiều tập thể khoa học, nhiều tác giả nghiên cứu ở các góc độ
khác nhau và lần lượt được công bố trên các loại sách báo, tạp chí…
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có nhiều công trình nghiên cứu đó


là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam
Các nhà khoa học cũng có nhiều công trình nghiên cứu đó là: Giáo sư Song
thành Chủ biên cuốn Hồ Chí Minh tiểu sử, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi
lạc….
Nhìn chung, các công trình, bài viết trên đều đã khẳng định giá trị to lớn của
Tư tưởng Hồ chí Minh giai đoạn 1945 - 1954. Một số công trình khác cũng đã
đề cập đến từng tư tưởng cụ thể song chua có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc về sự hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
giai đoạn 1945 - 1954. Vì vậy, đây là đề tài nghiên cứu một cách cơ bản, toàn
diện và có hệ thống về vấn đề này. Tuy nhiên do phạm vi và thời gian nghiên
cứu có hạn cho nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự
giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo, quý thầy, cô trong khoa Tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng các bạn đọc góp ý để đề tài lần sau đựơc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:


MỘT SÔ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TRƯỚC NĂM 1945
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm bản án chế dộ thực dân Pháp
Hoàn cảnh lịch sử:
Hoàn cảnh trong nước
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong
kiến, chịu sự cai trị của chế độ thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà
Nguyễn; là một chế độ phản động kìm hảm sự phát triển của đất nước, đi
ngược lại quy luật khách quan, nguyện vọng của dân tộc.
Các phong trào đấu tranh nhằm giải quyết yêu cầu khách quan ấy. nhưng do

nhận thức và thực hiện không đúng yêu cầu khách quan, đã dẫn đến thất bại
( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…) cho nên vấn đề lớn đặt ra lúc này đó
chính là con đường giải phóng dân tộc.
Hoàn cảnh thế giới
Lúc này, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Thực hiện chế
độ cai trị trên toàn thế giới( 70% dân số thế giới là người thuộc địa), dẫn đến
mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc bùng nổ gay gắt,
phong trào giải phóng dân tộc lên cao.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế
cộng sản (1919) đã mở đầu cho thời đại mới của xã hội loài người, thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Nội dung tác phẩm
Tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” là một trong những tác phẩm đầu
tay của chủ tịch Hồ Chí Minh, được tập hợp những bài viết từ năm 19211924, đăng trên báo “người cùng khổ”, “nhân đạo” và “đời sống công nhân”..
đồng thời lấy những tài liệu công khai ở Pháp lúc bấy giờ. Năm 1925, tác


phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản và giới thiệu trên báo
“người cùng khổ” với 12 chương và phần phụ lục gửi Thanh niên Việt Nam.
Quan điểm Hồ Chí Minh với chế độ thực dân Pháp
* Vạch trần bản chất của chế độ thực dân:
+

Thủ đoạn lừa bịp của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa và ngay cả

những người chính quốc
-

Khai hoá văn minh


Tự do, bình đẳng, Bác ái
Truyền bá chủ nghĩa Xô Vanh(nước lớn), chủ nghĩa chủng tộc
Bưng bít tội ác của chế độ thực dân ở thuộc địa, làm cho nhân dân ở chính
quốc hiểu sai, hiểu xấu về thuộc địa.
*

Vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân

+

Các loại tội ác
Về kinh tế: thực hiện khai thác, vơ vét tài nguyên đến cạn kiệt; chiếm

ruộng đất của nông dân; bóc lột sức lao động; đặt ra nhiều thứ thuế vô lý.
Về chính trị: giai cấp tư bản trực tiếp nắm quyền thống trị; thực hiện
chính sách chia để trị; đàn áp, khủng bố những phong trào yêu nước; cấm: hội
họp, đi lại, tự do báo chí.
Về văn hoá, giáo dục: thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc nhân dân ta
bằng rượi cồn và thuốc phiện, chà đạp lên phong tục tập quán, văn hoá sinh
hoạt của dân tộc. Trường học mở nhỏ giọt chỉ phục vụ cho giai cấp thống trị.
+ Nạn nhân
Các dân tộc thuộc địa đều chịu chung số phận như nhau
Các tầng lớp nhân dân trong trong các dân tộc thuộc địa, các thành phần xã
hội đều chung một nổi thống khổ bởi chính sách cai trị của chế dộ thực dân


Nhân dân lao động ở chính quốc cũng là nạn nhân của chế độ thực dân, sử
dụng binh lính thuộc địa đi đàn áp giai cấp công nhân ở chính quốc hoặc
ngược lại.
+ Thủ phạm:

Là những tên toàn quyền lớn, bé đến những nhân viên nhà đoan đều bị vạch
mặt, đều là những tên gây tội ác.
Bộ máy hành chính phình ra ngốn nhiều ngân sách của Nhà nước dẫn đến
việc tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
Những tội ác đủ loại, đủ cung bậc ấy với những chứng cứ rõ ràng làm cho
những người hoài nghi nhất cũng đồng tình với tác giả. Đây không chỉ là tội
ác của những tên thực dân cụ thể mà là tội ác của một chế độ xã hội, bản chất
của chế độ xã hội ấy là cơ sở tồn tại cho chế độ thực dân. Bởi vậy, tác giả đã
nhận thức vấn đề thuộc địa không chỉ là phạm vi của thuộc địa Pháp mà tính
quốc tế phổ biến.Cho nên mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân và dân tộc
thuộc địa là không thể điều hoà bởi vì lợi ích cơ bản và toàn diện là đối kháng
nhau, chỉ có thể giải quyết bằng con đường cách mạng. Chủ nghĩa thực dân
không những là kẻ thù của nhân dân thuộc địa mà còn là kẻ thù của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động chính quốc.
Quan điểm Hồ Chí Minh về con đường giải phóng khỏi ách thực dân.
+

Nêu rõ vai trò của cách mạng thuộc địa ngang bằng với cách mạng ở

chính quốc.
+ Vai trò của cách mạng tháng Mười Nga, giúp đỡ các dân tộc thuộc địa.
+ Đoàn kết dân tộc và quốc tế
Dân tộc: phải biết cách tổ chức, có người tổ chức chống chính sách chia rẽ
của thức dân.
Quốc tế: Đoàn kết các nước thuộc địa, thuộc địa với chính quốc
+ Về vấn đề Đông Dương và Việt Nam


Kêu gọi tinh thần yêu nước của nhân dân Đông Dương bằng cách phải nêu
gương thanh niên Trung quốc

Nêu những tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương và Việt Nam
Soi sáng con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, tạo bước khởi đầu cho việc
hình thànhđường lối của cách mạng Việt Nam theo con đường Chủ nghĩa
Mác- Lênin.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tác phẩm Đường Cách Mệnh
Đường Cách Mệnh là tác phẩmmà lần đầu tiên Nguyễn ái Quốc trình bày
những nét lớn về con đường cách mạng Việt Nam đó là:
Khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là cần thiết và phải
đi theo con đường cách mạng Nga, tức là phải đặt nó trong quỹ đạo cách
mạng vô sản.
Người từng bôn ba nhiều nước, nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản ở
Anh, Mỹ, Pháp và rút ra kết luận chung đó đều là các cuộc cách mạng “chưa
đến nơi” chỉ đến khi nghiên cứu cách mạng Nga Người khẳng định: “Cách
mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải hy sinh, phải thống
nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghía Mã Khắc Tư và Lênin.
Xác định rõ con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn
là dân tộc cách mạng (cách mạng giải phóng dân tộc) và thế giới cách mạng
(cách mạng xã hội chủ nghĩa). Hai giai đoạn này có quan hệ mật thiết với
nhau. Người khẳng định: “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: làm
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Nhấn mạnh đoàn kết dân tộc và chỉ ra tầm quan trọng của đoàn kết quốc
tế:
+ Người dùng nhiều trang trong tác phẩm để nói về các tổ chức quốc tế


+ Dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là: sĩ, nông, công, thương
đều nhất trí chống lại cường quyền.
+ Chúng ta làm cách mạng thì cũng phải liên lạc tất cả những Đảng cách
mạng trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa.

Đánh giá tầm quan trọng của phương pháp cách mạng
+ Giảng giải các tổ chức quần chúng
+ Bạo lực cách mạng
Nhấn mạnh vai trò của Đảng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
+ Người chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mện, để trong trong thì vận
động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp mọi nơi”.
+ Lấy chủ nghĩa C. Mác – Lênin làm nền tảng.
+ Tổ chức công tác xây dựng Đảng.
III. Ch¸nh c¬ng v¾n t¾t, S¸ch lîc v¾n t¾t cña §¶ng
Cương lĩnh của Đảng: phát triển thành độc lập và phương pháp cách mạng
giải phóng dân tộc ở Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trong suốt quá trình cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta:
Nêu rõ hai giai đoạn phải trải qua của cách mạng Việt Nam và xác định
đối tượng nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền.
+ Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản.
+ Làm tư sản dân quyền cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và bọn
phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập.
+ Thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc Pháp để giao cho Chính phủ
công nông binh quản lý.


+ Thõu ht rung t ca quc ch ngha lm ca cụng chia cho dõn cy
nghốo.
t nhim v chng quc lờn hng u, tranh th on kt cỏc lc lng
trong mt trn chng k thự chung l quc Phỏp.
ra ng li tp hp rng rói cỏc tng lp dõn chỳng v phe giai cp vụ
sn
+ ng l i tiờn phong là của vụ sn giai cp, phải thu phục cho đợc đại bộ phận giai cấp mình. Phải làm cho giai cấp mình

lãnh đạo đợc dân chúng
+ Thu hút nhân dân vào các tổ chức của Đảng lập ra.
+ Đảng phải liên lạc với giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp
vô sản Pháp.

CHNG II : S HèNH THNH V PHT TRIN NI DUNG T
TNG H CH MINH THI Kè (1945-1954)
Hon cnh lch s
Tỡnh hỡnh th gii
Sau chin tranh th gii th hai, ngoi Liờn xụ ó cú thờm nhiu nc xó hi
ch ngha ra i, ch ngha xó hi ó m rng thnh mt h thng th gii;


nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc đã giành được độc lập dân tộc, bản đồ
chính trị trên thế giới đã biến đổi sâu sắc.
- Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới: Chiến thắng to lớn
của Hồng quân Liên Xô đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội và nhân dân
nhiều nước ở Châu Âu, Châu Á và các khu vực khác giành lấy chính quyền,
trong đó có những nước đã thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, tiến theo con
đường xã hội chủ nghĩa.
Ở Châu Âu có các nước: Cộng hoà nhân dân Ba Lan(22-7-1946), Cộng
hoà nhân dân Hungary(4-4-1945),Cộng hoà nhân dân Tiệp Khắc(9-5-1945),
Cộng hoà Liên Bang Nam Tư (29-11-1945), Cộng hòa nhân dân Anbani(1112-1945), Cộng hoà nhân dân Bungary(15-9-1946), Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa(7-10-1949). Các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt dược những thành tựu to
lớn trong nhiều lĩnh vực, làm thay đổi bộ mặt đất nước, trở thành chổ dựa cho
phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình thế
giới
- Tuy nhiên cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa thì các nước tư bản phương tây đã biến đổi thành những nước
đế quốc mạnh, với những chiến lược xâm lược thuộc địa kiểu mới tàn ác hơn,

nguy hiểm hơn nhiều mà đứng đầu là đế quốc Mỹ.
Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách
mạng Tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng hơn
bao giờ hết, lúc này Nhà nước non trẻ của ta phải đương đầu với nhiều khó
khăn thử thách “thù ngoài, giặc trong”. Nguy cơ thực dân pháp quay lại xâm
lược là rất lớn. Hơn 90% dân số là mù chữ “giặc dốt” Hơn hai triệu đồng bào
chết đói năm1945 “giặc đói”, thiên tai lũ lụt hoành hành đang đe doạ nghiêm


trọng đến nền kinh tế Việt Nam.. Đặt nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”. Vậy để lãnh đạo nhân dân ta vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách này
đưa đất nước đến thắng lợi, tiến lên xây dựng thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa
thì Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT
NAM
Đường lối cách mạng Việt nam sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà mở đường cho nhân dân ta bắt tay vào xây dựng
chế độ mới.
Mặc dù ngay sau đó, kẻ thù buộc nhân dân ta phải cầm súng đứng lên làm
cuộc kháng chiến lâu dài để bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành được, Đảng
ta và chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đề ra khẩu hiệu “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc” thực hiện nhiều chủ trương cải cách và xây dựng mới trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân,
chuẩn bị những tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng(2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Về mục đích trước mắt, Đảng
Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng

lợi hoàn toàn , tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân
thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Mục tiêu nhất quán đó cũng được khẳng định lại trong báo cáo luận
cương cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh trình bày trước Đại
hội. Về nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam, đồng chí nêu ra 3 nhiệm
vụ:


Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn được thống
nhất và độc lập(phản đế)
Xoá bỏ những di tích phong kiến và nữa phong kiến, làm cho người cày có
ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (phản phong kiến).
Gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đồng chíTrường Chinh chỉ
rõ: “...lúc này, phải tập trung mọi lực lượng để kháng chiến, đặng hoàn thành
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đó là trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn
hiện tại. Nhiệm vụ dân chủ cũng phải làm, nhưng chỉ có thể làm trong phạm
vi không có hại mà lại có lợi cho việc tập trung lực lượng, hoàn thành nhiệm
vụ giải phóng dân tộc”.
Về con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam đồng chí nói: “Cách mạng
Việt Nam sẽ đi đến đâu? Đi con đường tất yếu của nó tiến lên chủ nghĩa xã
hội, quyết không thể có con đường nào khác”. Về tính tất yếu của con đường
tến lên đó đồng chí đưa ra ba lý do: Một là cuộc cách mạng đó do Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo; hai là nó phản ánh xu hướng phát triển của thời
đại: chủ nghĩa tư bản suy đồi, chủ nghĩa xã hội nảy nở; ba là có sự giúp đỡ
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác.
Đển nhận thức trên được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, trong diễn văn bế
mạc Đại hội, đồng chí Tôn Đức Thắng một lần nữa lại nhấn mạnh: “Trong
giai đoạn hiện tại, nhiệm vụ trung tâm, nhiệm vụ chủ yếu là đánh bại đế quốc
xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc. Nhưng không phải chỉ đãnh bọn đế

quốc xâm lược thôi…. mà vẫn phải thu hẹp bóc lột phong kiến, là suy yếu thế
lực phong kiến và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tức là ít nhiều gây mầm
mống của chủ nghĩa xã hội, song những nhiệm vụ đó đều phải phục vụ nhiệm
vụ đánh bại đế quốc xâm lược.


Quan niệm cho rằng trong giai đoạn hiện tại, nhiệm vụ phản đế và phản
phong kiến ngang nhau, hay kháng chiến căn bản chưa thành công, hai nhiệm
vị đã ngang nhau, là sai.
Quan niệm cho rằng trong giai đoạn này, chỉ phản đế, cách mạng chỉ nhằm
một đối tượng là đế quốc xâm lược, khi nào chuyển sang giai đoạn sau mới
phản phong kiến, cũng sai.
Như vậy là tiếp tục kiên trì đường lối, quan điểm của Hồ Chí Minh được
đề ra từ trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt, các văn kiện Đại hội II của
Đảng đã có sự phát triển và cụ thế hoá thêm. Hai nhiệm vụ phản đế và phản
phong trong cách mạng dân tộc dân chủ tiến hành đồng thời nhưng không
ngang nhau; cũng như hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
cách mạng xã hội chủ nghĩa không hề tách rời nhau, một số mầm mống của
chủ nghĩa xã hội đã được chuẩn bị và hình thành từ trong chế độ dân chủ nhân
dân.
Đó là sự thể hiện tư duy biện chứng về con đường cách mạng Việt Nam
của Đảng ta và thực tiễn cách mạng nước ta đã diễn ra đúng như tư tưởng chỉ
đạo của Hồ Chí Minh và của Đảng ta: Độc lập dân tộc luôn luôn gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
Hồ Chí Minh viết: “dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một
người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân. Để
thực hành những công việc nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thể
giao cho”. Nhận thức được vấn đề trên khi lấy bút danh X.Y.Z đăng trên báo
sự thật số 120, ngày 15-10-1946 Hồ Chí Minh đưa ra một thông tin đầu tiên

rằng: “vấn đề dân vận đã nói nhiều, bàn đã kĩ nhưng vì nhiều địa phương,
nhiều cán bộ chưa hiểu thấu, làm chưa đúng cho nên cần phải nhắc lại.


Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng của giai đoạn Đảng cầm quyền, nó có tính
chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Đảng với tư cách là người
được nhân dân, dân tộc giao phó trách nhiệm thay mặt mình gánh vác trách
nhiệm lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm này rằng:
“lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc
gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
- Quan niệm về nền tảng của công tác dân vận
Một là, dân có vai trò cực kì to lớn trong đời sống chính trị-xã hội của
nước ta
Hai là, tất cả quyền lực đều được cấu tạo trên cơ sở quyền lực của nhân
dân và đều xuất phát từ vai trò của nhân dân
Ba là, Đảng do dân lập ra “Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở
trong xã hội mà ra”
Bốn là,dân có lợi ích và phải có trách nhiệm(tức là quyền lợi và nghĩa vụ)
- Xác định cán bộ phụ trách dân vận
Hồ Chí Minh viết rõ là, tất cả: Cán bộ chính quyền
Cán bộ Đảng
Các hội viên của tổ chức nhân dân
Trong công tác phụ trách dân vậ, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ này phải
phối hợp chặt chẽ với nhau, phân công trách nhiệm rõ ràng; có kế hoạch cụ
thể, chi tiết;đồng thời phải làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân.
- Yêu cầu của công tác dân vận
Một là, phải tránh quan liêu. Hồ Chí Minh viết: “Những người phụ trách
dân vận cần phải có óc nghĩ, mắt trong, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.
Chứ không chỉ là nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng

tay vào việc”.


Hai l, phi sõu sỏt, t m, cú phng phỏp tt
Ba l, H Chớ Minh lu ý nhng iu cn trỏnh .
Nhng quan im ca H Chớ Minh trong tỏc phm ny l kim ch nam cho
hnh ng ca ng ta trong s nghip i mi.
Tỏc phm ny ca H Chớ Minh cựng vi rt nhiu tỏc phm, bi núi, bi
vit khỏc ca Ngi (c bit l tỏc phm Sa i li lm vic) gúp phn phỏt
trin ch ngha Mỏc- Lờnin.
III.T TNG H CH MINH V NG CNG SN
Một số tác phẩm tiêu biểu nói về Đảng
+ Năm 1946 bài viết Tự phê bình
+ Ngày 1- 3- 1947, Th gửi các đồng chí Bắc Bộ chỉ ra
khuyết điểm là: Lợi dụng địa vị công tác của mình mà
buôn bán phát tài... ( T5, tr 74)
+ Tháng 10-1947 sửa đổi lề lối làm việc
+ Tháng 2-1951, Báo cáo chính trị.
T tởng Hồ Chí Minh về Đảng thời gian, này đợc đề cập tiêu
biểu trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc và Báo cáo
chính trị. Qua đó t tởng của Ngời về Đảng cộng sản đợc
thể hiện:
+ Ngời nêu lên những yêu cầu đối với Đảng ta đó là:
Xác định rõ mục đích của Đảng: Phải làm tròn nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh,đồng bào
sung sớng.
Phải kết hợp lý luận với thực tiễn, tùy theo từng điều kiện cụ
thể mà đề ra đờng lối chủ trơng phù hợp. Ngời nói: Không
có lý luận thì nh ngời mù đi đêm nhng phải Kết hợp lý luận
với kinh nghiệm và thực hành có nghĩa là một mặt Đảng



phải nắm vững cơ sở lý luận Mác-Lênin, đồng thời khi ban
hành các chính sách Đảng phải nắm vững truyền thống,
điều kiện về vật chất, tinh thần để có biện pháp phù hợp,
hiệu quả.
Đảng phải luôn gắn với quần chúng nhân dân. Ngời chỉ rõ:
Mọi công tác của Đảng luôn luôn đứng về phía quần chúng;
gắn bó với quần chúng trên hai phơng diện:
Một là, để giáo dục lý luận đạo đức cách mạng cho quần
chúng nhân dân, để nhân dân giác ngộ cách mạng tạo
thành lực lợng to lớn.
Hai là, phải liên hệ với quần chúng nhân dân để nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng thông qua dân chúng để tiếp
thu ý kiến cùa dân chúng mà Đảng tự chỉnh đốn sửa đổi
cho phù hợp.
Đảng phải luôn trong sạch vững mạnh: Đảng phải luôn tự
chỉnh đốn, đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh nhng phải giữ
vững phẩm chất bản lĩnh cách mạng. Muốn vậy, một số công
tác cần kíp đó là: tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỹ
luật,...
Tính chất của Đảng: là Đảng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh mà Đảng tổ chức vận dụng
linh hoạt để giữ vững và phát triển Đảng: trên thực tế để
tránh mũi dùi tấn công từ phía kẻ thù năm 1946, Đảng tuyên bố
tự giải tán, nhng thực sự là Đảng rút vào hoạt động bí mật
tiếp tục lãnh đạo giữ vững chính quyền và cuộc chiến đấu



của nhân dân. Đây là sự vận dụng sáng tạo cuỉa T tởng Hồ
Chí Minh trong công tác bảo vệ và phát triển Đảng.
Đến tháng 2-1951, Ngời chỉ rõ: Chúng ta phải có một Đảng
công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và trong nớc để
lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi; Đảng đó lấy
tên là: Đảng Lao động Việt Nam
Đảng phải thực hiện Củng cố tình thân thiện giữa nớc ta
và các nớc bạn, giữa dân ta và nhân dân các nớc trên thế
giới.
+ T tởng Hồ Chí Minh về t cách ngời cán bộ Đảng viên: đây
là vấn đề đợc Ngời quan tâm hàng đầu để đảm bảo
Tính Đảng thể hiện:
Đặt lợi ích của Đảng lên trên hết Lợi ích cá nhân phải phục
tùng lợi ích của Đảng.
Phải có đạo đức cách mạng, Ngời chỉ rõ: Đạo đức là gốc
của ngời cách mạng và Ngời cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh
đạo đợc nhân dân. Muốn vậy, Ngời Đảng viên phải không
ngừng học tập nâng cao lý luận, tận tụy phục vụ nhân dân,
tu dỡng bản thân.
Phải giữ gìn kỷ luật: đòi hỏi tính tự giác của mỗi Đảng
viên: tự giác vào Đảng, tự giác chấp hành những quy định
của Đảng...
IV. T TNG H CH MINH V NH NC


Đây là giai đoạn mà Hồ Chí Minh phát triển tư tưởng về Nhà nước thông
qua thực tiễn cách mạng Việt Nam
Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Nhà nước của dân.

Nói nhà nước là của dân, như điều 1 hiến pháp năm 1946 do người làm
trưởng ban soạn thảo đã khẳng định rõ: “tất cả quyền bính trong nước là của
toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của hiến pháp năm 1946 cũng quy định: “Những
việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Thực
chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra
khá sớm ở nước ta.
Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân
chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà phap luật không cấm, đồng thời
có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
Người đã từng phê phán: “cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ rồi ngang
tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân.
Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế
với dân.
Nhà nước do dân.
Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước
đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà
nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu: tất cả
các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”. “Nếu chính phủ
làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”. Nghĩa là khi các cơ quan đó
không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi
miễn nó.


Nhà nước vì dân.
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc
quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của tổ quốc
và hạnh phúc của Quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, ra vào

chốn tù tội, xông pha xứ hiểm nghèo là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân
đoàn kết tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc chính phủ, tôi
lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục, cố gắng, cũng vì mục đích đó”. Đó là một vị
Chủ tịch hoàn toàn vì dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống
đều là công bộc của dân. Vì vậy: “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh…”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân
với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
- Nhà nước là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị. Nó luôn mang bản
chất giai cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của hiến
pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai,
phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của hiến
pháp… Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ của nhân dân, dựa trên nền tảng
liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Như vậy, Người đã
khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước ta:
Do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn thể hiện ở tính định hướng
đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn được thể hiện ở nguyên tắc
tổ chức cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.


- Tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta không làm triệt tiêu tính nhân
dân, tính dân tộc của nhà nước, trái lại nó thống nhất, hài hoà trong nhà nước
đại đoàn kết dân tộc.
Nhà nước dân chủ mới của ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, giai
khổ, với sự hi sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng. Người nói, nó “là
hoa, là quả của bao nhiêu máu đã máu đã đổ và bao tính mạng đã hi sinh của

những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung,
trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường”.
Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân,
vừa có tính dân tộc vì nó bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc
làm nền tảng.
Nhà nước mới của ta vừa ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ
chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả
của cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ,
trước hết phải là một nhà nước hợp hiến.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Tiếp đó ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
công hòa (3-9-1945) chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiệm vụ: “Chúng ta
phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm
càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”, để có một chế
độ hợp hiến do nhân dân bầu ra. Ngày 17-9-1945, kí Sắc lệnh ấn định thể lệ


Tổng tuyển cử. Người nói: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân
tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”
Ngày 20-9-1945, Người kí sắc lệnh số 34 thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến
pháp của Nước Việt nam dân chủ cộng hoà.
Tiến hành tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946, ngày 2-3-1946, Quốc hội mới
họp phiên đầu tiên.
Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu
lực trong thực tế
Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, chủ tịch Hồ Chí

Minh đã thấy rõ phải nhanh chóng đạo tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một
đội ngũ cán bộ, viên chức có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo
nghiệp vụ hành chính và nhất là phảo có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân nảy mực chô công lý.
Mở trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, kí sắc lệnh 197 thành lập ban pháp lý
học tại trường Đại học Việt Nam, ngày 11-10-1946. Người nói: “Nhân tài
nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo dùng
thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều.
Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong vấn đề tuyển dụng cán bộ nhà nước,
Người ký sắc lệnh 76 ngày 20-5-1950 ban hành quy chế công chức, trong đó
xác định: “Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong
bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo tối cao của
chính phủ”.
- Nhưng trong vấn đề cán bộ điều quan trong thường xuyên của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn là phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc. Nói chuyện trước cuộc mít tinh của hơn 2 vạn cử tri Hà Nội ủng hộ
cuộc bầu cử Quốc hội 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “làm việc bây giờ
là hi sinh, phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm


quan cách mạng thì nhất định không bầu”. Sau khi trúng cử, Người hứa trước
đồng bào: “Trước sự nguy hiểm khó khăn của nước nhà, chúng tôi đi trước.
Với việc giữ nền độc lập, chúng tôi xin đi trước”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh và hiệu
quả.
Làm thế nào để xây dựng một nhà nước cách mạng trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu quả, đấu tranh khắc phục những căn bệnh cố hữu của các
nhà nước kiểu cũ, đó là mối quan tâm thường xuyên của chủ tịch Hồ Chí
Minh, ngay từ những ngày đầu mới có chính quyền.
Tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức. Trước hết, chính trị Hồ Chí

Minh là một nền chính trị đạo đức; và đạo đức cao nhất, theo Người là “hết
lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình,
gương mẫu trong mọi công việc”. Người thường xuyên nhắc nhở: “Nước lấy
dân làm gốc. Trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, lực lượng chính là ở
dân, vậy tất cả anh chị em, các bộ đội, cơ quan, chính phủ và các đoàn thể,
trong khi tiếp xúc hoặc sống chung với nhân dân, ai cũng phải nhớ và thực
hành 12 điều sau đây…”. Người chỉ ra 6 điều nên và 6 điều không nên, rất cụ
thể và thiết thực, thể hiện trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa đạo đức và pháp
luật.
Ngày 27-1-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa
và nhận hối lộ.
Ngày 26-1-1946, Người ký “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trộm cắp của công
vào tội tử hình.
-Kiên quyết chống ba thứ: “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí, quan liêu.
Người nói: “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là
bạn đồng minh của thực dân, phong kiến,… nó là làm hỏng tinh thần trong


sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là
cần kiệm liêm chính,…Tội lỗi ấy cũng nặng như Việt gian, mật thám.
V. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGOẠI GIAO
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung được hình thành, phát triển trong gần 60 năm hoạt động
cách mạng, hoạt động quốc tế của Người. Ba mươi năm đầu(1911-1945) là
hoạt động ngoại giao nhân dân, hoạt động ngoại giao Đảng và đoàn thể, 24
năm sau là hoạt động ngoại giao Nhà nước với tư cách là nguyên thủ quốc gia
và người đứng đầu một đảng cầm quyền. Nhưng có thể nói thời kì mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta gặp nhiều khó khăn nhất, đương đầu với nhiều kẻ
thù nhất đó là giai đoạn 1945-1954, tình thế dân tộc ta đựơc ví như: “ngàn cân
treo sợi tóc”, để đưa đất nước vượt qua những hiểm nguy đem đến thắng lợi

cho dân tộc Việt Nam đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là
vấn đề có ý nghĩa chính trị, ý nghĩa khoa học to lớn.
Cách mạng tháng Tám thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Chính quyền cách mạng vừa được thành lập, lực lượng cách mạng rất yếu, bị
bao vây cô lập tứ phía mà lại phải chống chọi với thù ngoài giặc trong, chính
quyền ta chưa được quốc gia nào công nhận. Chính ở thời kì cực kỳ quyết
định và đầy thử thách này, nghị lực cách mạng phi thường và thiên tài của Hồ
Chí Minh đã được bộc lộ và phát huy rực rỡ; tư tưởng, đường lối chiến lược,
sách lược cũng như năng lực tổ chức thực tiễn và chỉ đạo sáng suốt của, tài
tình của Hồ Chí Minh về đối nội, đối ngoại thể hiện sáng tạo sâu sắc:
+ Chủ động tấn công phân hoá hàng ngũ địch, thêm bạn bớt thù, lấy đấu
tranh chính trị, hổ trợ kết hợp ngoại giao song phương với ngoại giao đa
phương. Nó đã được thể hiện ngay từ Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, đến chủ
động hoà với tưởng, lôi kéo Tiêu Văn, Lư Hán, Hà Ứng Khâm, đàm phán với


Pháp, tranh thủ Mỹ, Liên hợp quốc, chủ động phá thế cô lập, tình trạng đàm
phán bế tắc..
+ Tuyên truyền đối ngoại , đề cao vị thế của ta, Người nói về ngoại giao:
“Phải trông vào thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là
cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”
+ Ngày 28-9-1945, tại cuộc họp của Hội đồng Chính phủ với tư cách là Bộ
trưởng Ngoại giao, người đã tuyên bố chính sách ngoại giao của Nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà dựa trên những nguyên tắc tự do, bình đẳng và quyền
dân tộc tự quyết.
+ Xem ngoại giao là một mặt trận quan trọng, mang tầm chiến lược. Đấu
tranh ngoại giao với tinh thần tôn trọng lẫn nhau, nhân nhượng trên nguyên
tắc độc lập dân tộc không thể tách rời với thống nhất Tổ quốc. Nay để chống
mưu đồ tách Nam bộ khỏi nước Việt Nam, Người khẳng định: “ Đồng bào
Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn sông chân lý

đó không bao giờ thay đổi”
Ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp
Ngày 19-4-1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt khai mạc
Thăm chính thức nước Pháp, Ký bản Tạm ước 14-9-1946, kéo dài thời gian
hoà hoãn, chuẩn bị kháng chiến.
+ Về đối ngoại, Người kiên trì gắn cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
với cách mạng thế giới, tranh thủ mọi sự giúp đỡ của quốc tế.
Khi kháng chiến bắt đầu, Hồ Chí Minh chủ trương lấy mặt trận ngoại giao để
phục vụ kháng chiến, bên cạnh làm sâu sắc thêm các luận điểm thời kì trước
còn đưa ra những quan điểm, tư tưởng mới.
Khẳng định tư tưởng chủ động tấn công trong đấu tranh ngoại giao, lấy nó
làm mũi nhọn cùng với đấu tranh quân sự và chính trị, nổi bật ở đầu thời kì


này là chiến tranh dư luận, tuyên truyền đối ngoại, tập trung khẳng định địa vị
hợp pháp duy nhất của Chính phủ ta.
Ngày 18-1-1950, Chính phủ Trung Quốc công nhận chính phủ ta
Ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô, rồi chính phủ các nước Đông Âu lần
lượt công nhận và xác lập quan hệ ngoại giao với ta Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đi thăm và hội đàm với các lãnh đạo cấp cao của hai chính
phủ Liên Xô và Trung Quốc năm 1950. Với thắng lợi ngoại giao này của ta,
vòng vây của chủ nghĩa đế quốc đã bị phá vỡ. Từ đây, cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh của cách mạng thế giới, sẽ từng
bước chuyển sang giai đoạn phản công và tiến công.
Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh luôn coi ngoại giao là một
mặt trận đắc lực phục vụ kháng chiến và thắng lợi ngoại giao tạo điều kiện
cho thắng lợi quân sự.Người đánh giá: Việc Liên Xô, Trung Quốc và các
nước dân chủ công nhận chính phủ ta đã làm nhân dân ta phấn khởi “đến mức
cao nhất”. “Đối với Việt Nam, đó là một thắng lợi lớn về chính trị” và Người
chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho thắng lợi quân sự sau

này.Khi ta đang thắng lớn ở Điện Biên Phủ , lại có đàm phấn ở Giơnevơ,
Người đã kịp thời chống tả khuynh, phê phán tư tưởng thiên về tác chiến, xem
khinh ngoại giao và chỉ ra: để kéo địch vào đàm phán và có được thắng lợi ở
bàn đàm phán ở Giơnevơ, Người vạch ra: “ Triều tiên cho ta thấy kinh nghiệm
là phải bao giờ đánh cho đế quốc quỵ , nó biết không thể đánh được nữa , nó
mới chịu đàm phán. Đừng có ảo tưởng mình muốn đàm phán là nó đàm
phán” và “Ta cũng phải đánh cho Pháp quỵ , lúc ấy có đàm phán mới đàm
phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đàm phán ngay đâu.Đừng có ảo
tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 90% còn hy vọng 1% nó vẫn
đánh. Phải đánh cho nó quỵ nó mới chịu”.


Hồ Chí Minh đã làm sâu sắc thêm luận điểm về nhân nhượng có nguyên tắc.
Người nêu những tư tưởng chỉ đạo:
Phải phân biệt lợi ích trước mắt và tương lai, bộ phận cục bộ; “Mục đích bất
di bất dịch của ta vẫn là hoà bình, thống nhất, độc lâp,dân chủ. Nguyên tắc
của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”; “đề ra những
những điều kiên quá cao, địch không nhận được”
Công khai nêu quan điểm với báo chí: “ Việc thương lượng đình chiến chủ
yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà với Chính phủ
Pháp”. Trước đó, người đã từ chối khéo việc bằng cách tuyên bố rằng Việt
Nam sẽ mang vấn đề Việt Nam ra Liên hiệp quốc khi cần. Điều này cho thấy
tư tưởng đàm phán trực tiếp của Hồ Chí Minh đã được xuất hiện và trở thành
tư tưởng chỉ đạo cho ta khi đi đàm phán Pari sau này.
Sự kiên định lập trường, luôn đấu tranh cho độc lập dân tộc và thống nhất Tổ
quốc cùng với sách lược khôn khéo, mềm mỏng có nguyên tắc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã buộc đế quốc Pháp phải đặt bút ký Hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương 21-7-1954, có đủ chữ kí của 5 nước lớn công nhận và cam kết tôn
trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân ta.
VI. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUÂN SỰ

Sự phát triển của đường lối quân sự Hồ Chí Minh
Những bài viết và bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quân sự thể hiện sâu
sắc đường lối quân sự và tư tưởng về quân sự của Người. Nó bao gồm toàn
bộ những vấn đề lý luận về quân sự của cách mạng Việt nam:cách mạng bạo
lực và bạo lực cách mạng; khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng;
chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Là sự vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng, khoa học quân sự của


×