Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

soạn giáo án Tiết85 NGỮ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.49 KB, 3 trang )

Tiết : 85

THUYẾT MINH
VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
1 Kiến thức :
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng
cảnh .
2 Kỹ năng :
- Quan sát danh lam thắng cảnh .
- Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để
sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu, có độ dài 300 chữ .
3 Thái độ :
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC :
- Giao tiếp : trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập bài văn
thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
- Suy nghĩ sáng tạo : thu thập xử lý thông tin phục vụ cho việc tạo lập bài văn
thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
- Phân tích tình huống để phân biệt sự khác biệt của văn bản thuyết minh với các loại
văn bản đã học .
- Thực hành viết tích cực : viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh
theo yêu cầu cụ thể .
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1 GV : Bài soạn, sưu tầm một số văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh để giới
thiệu cho học sinh, bảng phụ ( đèn chiếu )
2 HS : Đọc và tóm tắt nội dung văn bản mục I sgk / 33 – 34, SGK
V TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :


1 Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Khi cần thuyết minh một phương pháp ( cách làm ) người viết thường nêu những nội
dung gì ? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào ?
3 Bài mới :
*Giới thiệu bài mới: ở tiết trước cô và các em đã tìm hiểu thuyết minh về một
phương pháp .Và trong tiết học ngày hôm nay cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu thuyết
minh về một danh lam thắng cảnh. Chúng ta vào bài học mới.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 ;
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh I Giới thiệu một
Giới thiệu một danh lam thắng .
danh lam thắng
cảnh .
- HS quan sát ví dụ mục I sgk / 33 Văn cảnh :
- Hướng dẫn HS quan sát ví dụ
bản “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc
Để viết được bài


mục I sgk / 33 - văn bản “ Hồ
Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ”
- Hướng dẫn thảo luận
CH : Bài giới thiệu đã giúp em
hiểu biết gì về hồ Hoàn Kiếm và
đền Ngọc Sơn ?
CH : Muốn viết bài giới thiệu về

danh lam thắng cảnh cần có
những kiến thức gì ?
CH : Làm thế nào để có kiến
thức về danh lam thắng cảnh ?

CH : Nêu nhận xét của em về bố
cục, nội dung, phương pháp
thuyết minh trong bài viết ?

Hệ thống kiến thức :
CH : Nêu các yêu cầu cần thiết
để làm bài văn thuyết minh về
danh lam thắng cảnh
Hướng dẫn phần ghi nhớ sgk

Sơn ”
Thảo luận - Khái quát nội dung :
- Bài viết cung cấp những kiến thức về
quá trình hình thành, sự thay đổi tên
gọi, những nét kiến trúc cơ bản của hồ
Hoàn Kiếm và đền
Ngọc Sơn .
- Muốn viết bài giới thiệu về danh lam
thắng cảnh cần có những kiến thức về
địa lý, lịch sử, kiến trúc, hội hoạ, mỹ
thuật, xã hội, nhân văn …
- Muốn có kiến thức về danh lam
thắng cảnh người viết cần đến tận nơi
để thăm quan hoặc tra cứu sách vở,
thu thập tư liệu …

- Về bố cục : Bài viết thiếu phần mở
bài ( giới thiệu chung về hồ Hoàn
Kiếm và đền Ngọc Sơn )
- Về nội dung : Bài viết chỉ sử dụng
những kiến thức lịch sử, kiến trúc,
thiếu kiến thức về địa lý ( vị trí, diện
tích, cảnh quang chung quanh hồ ),
chưa làm nổi bật giá trị văn hoá, lịch
sử của di tích đó .
- Phương pháp thuyết minh : Nêu định
nghĩa và giải thích .

Hệ thống kiến thức :
Cách làm bài văn thuyết minh về danh
lam thắng cảnh .
HS đọc ghi nhớ sgk .

văn thuyết minh về
danh lam thắng cảnh
cần phải quan sát
thực tế, đọc sách
báo, thu thập tài
liệu, trang bị những
kiến thức về lịch sử,
văn hoá, khoa học ...

- Bài viết có bố cục 3
phần, các ý sắp xếp
theo một trình tự hợp
lý, cung cấp thông tin

chính xác, đáng
tin cậy .
- Lời giới thiệu chính
xác, biểu cảm, có kết
hợp miêu tả, bình luận
làm cho bài viết sinh
động, hấp dẫn
Các biện pháp tu từ,
hình thức biểu cảm
phải phục vụ cho
mục đích thuyết
minh .
Ghi nhớ : sgk / 34

II Luyện tập :
Bài tập : 1, 2, 3 sgk
trang 35

Hoạt động 2 ;
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1 : Sắp xếp lại bố cục của văn bản giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc
Sơn .


a Mở bài : Giới thiệu khái quát về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ( di sản văn hoá
được các tổ chức quốc tế công nhận, “ chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội ” )
b Thân bài : Giới thiệu về nguồn gốc của hồ, tên gọi ; vị trí địa lý của hồ, tháp Rùa,
đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, miêu tả cảnh quan chung quanh hồ .
c Kết bài : Vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đối với nền văn hoá dân tộc và
tình cảm của nhân dân Hà Nội .

Bài tập 2 : Trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn .
- Từ xa thấy hồ rộng, có tháp Rùa, giữa hồ có đền Ngọc Sơn .
- Đến gần : Cổng đền có tháp Bút, cầu Thê Húc dần vào đền Ngọc Sơn, hồ Gươm bao
bọc xung quanh đền, xung quanh hồ có nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát .
Bài tập 3 : Viết lại bài văn theo bố cục ba phần :
a Mở bài : Giới thiệu khái quát về hồ Gươm và đền Ngọc Sơn
b Thân bài :
- Giới thiệu về vị trí địa lý, lịch sử của hồ Gươm và đền Ngọc Sơn
- Giới thiệu cảnh quang hồ Gươm và đền Ngọc Sơn trong hiện tại
- Vị trí của hồ Gươm, đền Ngọc Sơn đối với môi trường sinh thái, tiềm năng du lịch
của
thủ đô
c Kết bài : Khẳng định lại giá trị của hồ Gươm .
Bài tập 4 : Viết một đoạn văn thuyết minh .
4 Củng cố : Dựa vào phần mức độ cần đạt và trọng tâm kiến thức của bài .
5 Dặn dò :
Hướng dẫn tự học :
- Đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh .
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép, thu thập tài liệu về danh lam thắng cảnh ở địa phương
- Tập viết đoạn mở bài và kết bài .
-Chuẩn bị bài : Ôn tập văn bản thuyết minh .
VI RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..



×