Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tagore Và Trăng non trong văn học Ân Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.67 KB, 25 trang )

R.Tagore và Trăng non
1. Trăng non – lời tâm tình của người cha vĩ đại
1.1. Hoàn cảnh ra đời và vài nét sơ lược về tập thơ “Trăng non”
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời tập thơ
Trăng non ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đau thương đối với Tagore. Tập
thơ mang bao nhiêu nỗi nhớ, niềm thương với nỗi đau mất người thân của tác giả.
Trước đó, cái chết của vợ (1902), cái chết của người con gái thứ hai (1904) đã
gây ra nỗi đau đớn quá lớn cho R.Tagore. Thời gian sau, cái chết của cha (1905), và
người con trai (1907) để lại nỗi đau khôn nguôi ở nhà thơ. Biến cố gia đình tưởng như
sẽ làm suy sụp hoàn toàn tinh thần của R.Tagore, làm ông không đứng lên và nghĩ đến
cuộc sống như trước. Thế nhưng, thiên tài Rabindranath Tagore, một người mà ngay từ
nhỏ đã là cậu bé kiên cường đã gác lại nỗi đau để bước tiếp với cuộc đời. Dù số phận
bạc đãi ông, những mất mát liên tiếp đến với cuộc đời ông, thì ông vẫn đứng vững
không gục ngã. Tinh thần lạc quan vô bờ bến của mình. R.Tagore đã giúp ông vượt
qua khó khăn để giữ vững niềm tin vào cuộc đời.
R.Tagore đã sáng tác những bài thơ thật ý nghĩa cho lứa tuổi trẻ em. Ông xem
thơ ca, văn chương để làm nguồn cảm hứng bất diệt tiếp thêm sức mạnh và nghị lực
trong cuộc sống. Càng đau đớn càng tuyệt vọng, ông suy nghĩ sâu sắc hơn ý nghĩa của
cuộc đời và từ niềm tin đó ông có nhiều động lực hơn với mọi thứ xung quanh. “Trăng
non” với những vần thơ chân thật mà trong đó là cả một tình thương của tác giả dành
cho chính con mình. Qua tình thương của ông mọi người có thể cảm nhận hình ảnh
trong sáng và thánh thiện ở lứa tuổi đáng quý và cần được yêu thương. Tấm lòng yêu
thương trẻ em của R.Tagore được đặt hết trong tập thơ. Chính vì thế, ông đã dành hết
tâm huyết của mình trong thời gian này vào trẻ em và coi đây là lẽ sống của chính
mình. Bởi thế, “Trăng non” ra đời được xem là tiếng lòng từ nỗi đau thương cũng như
tình yêu dành cho con cái của ông nói riêng và toàn thể trẻ con nói chung.
1.1.2. Giá trị và ý nghĩa tập thơ
Nếu như ở tập thơ Thơ Dâng nhà thơ ca ngợi con người và cuộc sống, về đức
tin Chúa của đất trời, của thế giới xung quanh và tập thơ Người làm vườn R.Tagore lại
dành hết trang viết của mình để ca ngợi tình yêu, về những người chăm sóc khu vườn
tình ái và ca ngợi tình yêu muôn sắc thì đến với tập thơ Trăng non này độc giả còn biết


đến R.Tagore là nhà thơ của thiếu nhi - tuổi thần tiên. Ông trở thành một tác giả của
tuổi thơ để thấy được hình ảnh của những đứa con thân yêu qua vần thơ của mình.
Ban đầu, tập thơ ra đời vào năm 1909 viết bằng tiếng Bengal có tựa là SiSu (Trẻ
thơ). Sau đó, đến năm 1915 tập thơ được tác giả dịch từ tiếng Bengal sang tiếng Anh
và đặt tên là The Cressent Moon (Trăng non).
Về nội dung, tất cả bài thơ không nằm ngoài việc ca ngợi trẻ em, cũng như thể
hiện tấm lòng yêu thương qua sự quan tâm, chăm sóc của người lớn dành cho trẻ nhỏ.
Nhà thơ ca ngợi vẻ hồn nhiên, vô tư thông qua những suy nghĩ và hành động của các
em. Nhập vào trí tưởng tượng phong phú của trẻ, sự thấu hiểu tâm lí của nhà thơ đối
với thiếu nhi được bộc lộ rõ. Ngoài ra, lòng yêu thương trẻ em còn được thể hiện là sự

0


khoan dung, vị tha. Qua tấm lòng của ông, độc giả cảm nhận được sự che chở của
người lớn dành cho những đứa con bé bỏng của mình. Ở tập thơ này tác giả còn đặt
niềm tin vào thế hệ sau, hướng đến một nền giáo dục tốt đẹp của đất nước Ấn Độ. Bên
cạnh đó, tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả trong Trăng non của R.Tagore cũng khẳng
định một tình cảm cao đẹp và sáng mãi trong lòng mọi người.
Về nghệ thuật, trong tập thơ Trăng non R.Tagore mang đến cho độc giả với
nhiều phương diện khác nhau trong việc thể hiện giá trị của tập thơ. Những biện pháp
tu từ sử dụng trong Trăng non: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa một cách đầy sáng tạo mang
cái nhìn chân thật về trẻ em. Tác giả R.Tagore sử dụng ngôn ngữ gần gũi để làm nổi
bật tính cách, tâm lý đáng yêu của trẻ em... Ngoài các thủ pháp nghệ thuật đó, ông đã
làm nổi bật tâm hồn trong sáng của trẻ qua cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang
tính tượng trưng. Việc khám phá hình ảnh những đứa trẻ trong Trăng non đã khái quát
toàn diện và mang đến một cái nhìn đầy đủ của tập thơ này. Nhìn chung, Trăng non đã
thể hiện sâu sắc niềm tin vào cuộc sống và lòng yêu thương của tác giả với trẻ em.

1.2. Nghệ thuật tập thơ “Trăng non”

1.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ em
Trong Trăng non, Tagore như hóa thân vào trẻ em, thấu hiểu tâm lý trẻ em. Nhà
thơ nhìn rõ sự hồn nhiên trong sáng của các bé. Đó là nét vui tươi, hồn nhiên, trung
thực. Sự ngây thơ đúng với tâm hồn và lứa tuổi của một đứa trẻ chúng rất thích hòa
mình vào thiên nhiên, vui đùa với biển cả bao la. Có thể nói thiên nhiên chính là nơi
nuôi dưỡng tâm hồ trẻ thơ.
“Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên.
Bầu trời mênh mông trên đầu các em không động đậy.
Mà nước thì gào réo liên hồi.
Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên.
Cười reo nhảy múa.”
Sự hồn nhiên, ngây thơ đó biểu hiện qua những sự vui tươi, cười reo dù bất kì hoàn
cảnh hay những khó khăn nào.
“Những con sông đi gieo mầm chết chóc.
Hát những bài ca vô nghĩa cho các em.
Chẳng khác nào một người mẹ hát ru
Khi đưa đẩy chiếc nôi con nhỏ
Biển đùa chơi với bọn trẻ con
Và soi những nụ cười trên bãi cát xanh xao.”
(Trên bờ biển)
Hình ảnh đối lập giữa “cười reo nhảy múa” với “những con sông gieo mầm chết
chóc. Hát những bài ca vô nghĩa cho các em” đề cao và ca ngợi sự hồn nhiên vô tư của
trẻ nhỏ.
Trong mắt Tagore, trẻ em luôn yêu đời và lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào.
Dù là “những con sông đi gieo mầm chết chóc” thì bọn trẻ vẫn thấy được những “lời

1


hát ru” dịu dàng, hiền hòa như mẹ. Bởi chúng nhìn thế giới xung quanh bằng con mắt

hồn nhiên và vô tư, nên mọi bất hạnh hay đau khổ chúng cũng luôn vui chơi thỏa
thích.
Tuy nhiên, dù vô tư, hồn nhiên nhưng các em không quên tình cảm dành cho
mẹ mình.
“Con nói: “mẹ tôi đang ở nhà?
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế rồi họ cười rồi bay đi mất
Nhưng con biết có một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ
Và máy nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
Mặc dù cho những lời mời dù hấp dẫn đến đâu cũng không làm thay đổi ý định
của đứa với trẻ tình yêu dành cho mẹ. Tình yêu đó xuất phát từ tấm lòng chân thật vừa
ngây thơ, hồn nhiên như chính tâm hồn đứa trẻ.
Có thể nói đây là nét miêu tả tâm lý đầy sâu sắc của Tagore – tình mẫu tử. Nếu
không phải là một người yêu thương trẻ em và có tình yêu con vô bờ thì chắc chắn ông
sẽ không thể viết được những trang thơ đầy tình thương yêu như thế.
Ngoài ra, ông nhìn thấu thế giới nội tâm trí tưởng tượng phong phú của các em.
Đó là những cái nhìn, sự tưởng tượng non nớt.
“Nếu mọi người biết được cung điện của nhà vua ở đâu, nó sẽ biến mất khỏi không
trung
Những bức tường bằng bạc trắng và mái ngói lấp lánh vàng
Hoàng hậu sống trong cung điện có bảy cái sân, bà đeo đồ trang sức trị giá bằng của
cải bảy vương quốc.
Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, cung điện của nhà vua ở đâu.
Nó ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi.
Công chúa đang ngủ trên bờ biển xa của bảy biển không thể đến.”
(Xứ thần tiên)
Dưới ánh mắt của thẻ thơ, những điều cao xa lại bình dị, đơn giản ở những sự
vật nhỏ bé ngay bên cạnh mình. “Cung điện”, “hoàng hậu” hay “công chúa” không ở

đâu xa mà ở ngay trong tâm trí sự tưởng tượng của trẻ thơ đầy ngọt ngào, kì diệu và
bay bổng nhất. Điều này vốn trái hẳn với suy nghĩ của người lớn, những thứ đó thật xa
lạ, phức tạp và dường như không có thật trên đời.
Bên cạnh đó, sự tò mò về thế giới xung quanh là một nét tâm lý rất đáng yêu
của trẻ nhỏ.
“Tôi nói “Vào buổi tối, mặt trăng tròn bị vướng trên những cành cây Kadam, liệu có
ai vớt được nó không?”
Nhưng anh trai nhìn tôi cười và nói “Em bé, em là đứa trẻ ngốc nhất mà anh biết. Mặt
trăng rất xa chúng ta, làm sao có ai vớt được nó đây?”
Tôi nói “Anh mới dốt làm sao! Khi mẹ nhìn ra ngoài cửa sổ và mỉm cười khi thấy
chúng ta chơi, anh có bảo là mẹ ở xa không””

2


(Nhà thiên văn)
Đối với người anh những câu hỏi về “mặt trăng”, về vũ trụ của người em thật
ngốc nghếch xa vời. Nhưng người em lại nhìn nó qua những điều thật gần gũi: trăng
như mẹ khi nhìn ra ngoài cửa sổ. Qua đó ta thấy rằng Tagore đã đi sâu vào những suy
nghĩ của trẻ con, để ông hóa những điều tò mò tưởng chừng như xa lạ ấy thành những
điều thật thân thương. Chúng luôn tìm tòi, khám những điều chưa biết và trong mắt
chúng những điều chưa biết ấy dễ dàng nhận thấy mà người lớn không thể nào thấy
được.
Khắc họa thành công tâm lý trẻ em cũng bởi Tagore thấu hiểu những uớc mơ
của trẻ em.
“Ngày qua ngày, tôi thả những chiếc thuyền giấy của tôi.
Từng chiếc một bơi trên dòng nước chảy.
Tôi viết tên tôi và tên làng tôi ở trên thuyền bằng những chữ lớn màu đen.
Khi đêm xuống tôi úp mặt vào cánh tay và mơ thấy thuyền của tôi đang trôi, trôi mãi
dưới những vầng sao khuya.

Những nàng tiên giấc ngủ đang đi trên những chiếc thuyền đó.
Và hàng hóa trong thuyền là những cái rổ đựng đầy những giấc mơ.”
(Thuyền giấy)
Những kỉ niệm về trò chơi thuyền giấy như gợi nhớ về những kỉ niệm của của
chính mình và kỉ niệm của những đứa con khi chúng chơi trò thả thuyền giấy. Thuyền
giấy là nơi lưu giữ, chứa đựng giấc mơ, giấc mơ của kỉ niệm.
Như vậy, Tagore am hiểu sâu sắc tâm lí, tình cảm và cả những ước mơ của trẻ
em. Trong thơ ông luôn có những hình ảnh, những câu chuyện phù hợp với trẻ em.
Tình cảm yêu mến chân thành ông dành cho trẻ con khi miêu tả tâm lí chúng một cách
chân thật nhất đó chính là xuất phát từ tình cảm chân thành của một người cha dành
cho chính những đứa con của mình
1.2.2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
Thiên nhiên là một trong những món quà quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho
chúng ta, và chính vì thế trong tập thơ Trăng non Tagore đã chọn lọc những hình ảnh
của thiên nhiên để đưa vào trong tập thơ bởi vì nó rất gần gũi với trẻ em và cũng như
nó đã tô điểm cho tuổi thơ thêm sống động. Như ta đã biết thì tập thơ này gồm có bốn
mười bài thì trong đó đã có ba mươi tám bài xuất hiện hình ảnh của thiên nhiên. Điều
này đã thể hiện cho ta thấy được thiên nhiên vốn có một vai trò rất quan trọng trong
quá trình sáng tác của Tagore.
Hình ảnh thiên nhiên trở thành một không gian chủ đạo trong thơ ca Ấn Độ.
Chính vì thế, đến với Trăng non những hình ảnh thiên nhiên được tác giả xây dựng
mang nhiều hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn, tính cách và khát khao trong cuộc sống
của trẻ thơ. Mặc khác, Tagore được xuất thân trong một gia đình đầy truyền thống
được cha cho đi nhiều nơi, thế nên ngay từ khi còn nhỏ hình ảnh thiên nhiên về quê
hương đất nước đã luôn ở sâu trong tâm tưởng cũng như ý thức của Tagore.
Thế nên ông đã vận dụng những trải nghiệm mà bản thân ông đã trãi qua để
lồng ghép vào Trăng non như cả tâm huyết vào đó.Tác giả chọn lọc xây dựng những

3



hình ảnh thiên nhiên trong Trăng non nhằm khắc họa những tính cách nổi bật và đáng
yêu của trẻ thơ. Có thể dễ dàng nhận biết, đối với Trăng non hình ảnh thiên nhiên được
tác giả chọn lọc miêu tả là vô cùng phong phú và rất tự nhiên. Tagore chắt lọc hình
ảnh thiên nhiên gần gũi và quen thuộc với nhân dân Ấn Độ, mà còn mang tượng trưng
cho sự trân trọng nguồn gốc và cội nguồn mình sinh ra:
“Thuyền của người Mahu thả neo xuống bến Ragiơgu,
…biền biệt mười bốn năm trời như chàng Rama,
…Chúng con sẽ chèo thuyền qua con sông cạn Tirpurni
Và bỏ lại đằng sau sa mạc Topanta.
Khi thuyền trở về trời đã sẩm tối, và sẽ kể mẹ nghe những điều trông thấy.
Con đã vượt qua bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên.”
(Người lái thuyền)
Những hình ảnh mà ông đã miêu tả thật gần gũi, thật quen thuộc với con người,
thiên nhiên Ấn Độ. Tất cả hình ảnh thiên nhiên đất nước đều trở thành một hình tượng
nghệ thuật đặc sắc trong thơ Tagore. Tác giả không vay mượn bất cứ hình ảnh nào từ
bên ngoài, mọi hình ảnh thiên nhiên Ấn Độ đều được đưa vào trong thơ của ông và thể
hiện trong tập thơ này. Những địa danh về “bến sông Ragiơgu”, “con sông cạn
Tirpumi” hay “sa mạc Topanta”, những câu chuyện thần kì về chàng Rama (nhân vật
trong sử thi Ramayana của Ấn Độ) đều được Tagore khắc họa trong thơ mình một cách
chân thật nhất. Tất cả địa danh trên đều là hình ảnh đặc thù của đất nước Ấn Độ. Hình
ảnh quê hương với những ký ức tuổi thơ luôn ở sâu trái tim và nay được ông mang vào
tập thơ Trăng non một cách chân thật. Qua những hình ảnh thiên nhiên gần gũi ông
muốn nhắn nhủ với trẻ thơ phải luôn nhớ về cội nguồn dân tộc và luôn quý trọng
những gì mình đang có. Hơn thế nữa, những hình ảnh sinh hoạt và trò chơi bắt nguồn
từ thiên nhiên của trẻ con Ấn Độ cũng được ông đưa vào tập thơ mình. Chẳng hạn
như, những loài hoa, những thuyền giấy trôi trên sông, ngôi nhà bằng cát, bầu trời
mênh mông, cành cây gãy, vỏ sò… như một lẽ thường ngày về cuộc sống thì những
hình ảnh đó thêm phần đặc sắc hơn nhờ cách chọn lọc hình ảnh của tác giả.Ngoài việc
chọn lọc những hình ảnh thiên nhiên gần gũi với đời sống của trẻ,để mang đến cho trẻ

một nguồn cội vững chắc từ bao đời. Hơn nữa, trong tập thơ Trăng non tác giả còn xây
dựng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng. Có thể nói, thiên nhiên trong Trăng
non đa phần đều mang tính tượng trưng và thiên nhiên luôn gắn liền với những bước
trưởng thành của trẻ em.
Thông qua việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên mang tính tượng trưng làm cho
thơ của tác giả được thể hiện rõ nét hơn. Điển hình như: “mây và sóng”, “tia trăng
non”, “cánh đồng”, “ánh hồng”, “bình minh”…những hình ảnh thiên nhiên mà Tagore
đưa vào thơ đều gắn liền với trẻ em. Tác giả xây dựng những hình ảnh thiên nhiên gần
gũi và tươi đẹp trong cuộc sống để tượng trưng cho tính cách trong sáng vẻ đáng yêu
trong tâm hồn trẻ thơ. Hình ảnh những bông hoa ngoài những vẻ đẹp vốn có của nó,
thì các hình ảnh này còn chất chứa nhiều tầng ý nghĩa làm nên những câu chuyện về
trẻ em.Trong Trăng non nhiều loài hoa được tác giả lồng ghép vào câu chuyện của trẻ
thơ như: hoa Siuli, hoa Chăm-pa, hoa Nhài, hoa Bakula… mỗi loài hoa đều có sắc thái

4


riêng nhưng tất cả đều mang lại ý nghĩa tượng trưng mà nhà thơ đã xây dựng. Nếu như
“hoa Siuli” là loài hoa đẹp mà trẻ em Ấn Độ rất thích khi:
“Trên thuyền, tôi chở những nụ hoa Siuli hái ở vườn nhà và mong rằng những
nụ hoa thường nở vào buổi bình minh ấy sẽ yên ổn cập bờ lúc đang đêm.”
(Thuyền giấy)
Trong khổ thơ trên nụ hoa Siuli có màu trắng tinh khôi dường như tượng trưng
cho sự tinh khiết và trong sáng của trẻ em. Hoa tượng trưng cho những điều tốt lành,
chất chứa khát vọng về tương lai cho trẻ. Ở khổ thơ trên, tác giả cho thấy trẻ em đã gửi
gắm giấc mơ của mình trên con thuyền bằng “hoa Siuli” với hi vọng thuyền sẽ chở hoa
cập bờ yên ổn. Vì thế, hoa Siuli được xem là vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên, chất chứa
khát vọng tương lai của trẻ con Ấn Độ. Đến với loài “hoa Chăm-pa” loại hoa màu
vàng tỏa hương thơm cho đời nên là hiện thân cho tình mẫu tử cao cả và nhà thơ khắc
họa thật đậm nét:

“Khi tắm xong tóc ướt xỏa trên vai, mẹ đi qua bóng cây Chăm-pa
để vào trong sân nhỏ cầu kinh
Mẹ sẽ nhận thấy mùi hoa thơm ngát
nhưng mẹ có biết đâu rằng
hương thơm ấy là từ con bay đến.”
(Hoa Chăm-pa)
Trong khổ thơ này tác giả đã xây dựng lên những bông hoa Chăm-pa vớ ihương
thơm hòa quyện “giá như con hóa thành đóa hoa Chăm- pa” trong giấc mơ của trẻ. Trẻ
hóa thân thành đóa hoa để quấn quýt lặng lẽ dâng hương thơm cho mẹ.Mẹ không biết
hương thơm từ con mang đến nhưng con sẽ luôn ở cạnh mẹ và theodõi những hoạt
động mà mẹ đang làm. Trẻ ở gần mẹ và muốn hóa thành hoa Chăm-pa để cho mẹ cảm
nhận “mùi hoa thơm ngát” mà con mang đến. Tác giả Tagore xây dựng hình ảnh đóa
hoa Chăm-pa vào câu chuyện của trẻ nhằm đề cao tình thương yêu của con dành cho
mẹ. Thông qua việc khắc họa trẻ muốn hóa thành hoa Chăm-pa nhằm mang lại sự
tương trưng về tình mẫu tử, tình yêu thương mà trẻ dành cho mẹ. Thế nên, hình ảnh
hoa Chăm-pa mà nhà thơ xây dựng tượng trưng cho tình mẫu tử, vẻ trong sáng mang
nét đáng yêu từ trẻ thơ.
(thì) Đến hình ảnh loài hoa Nhài tác giả đã khắc họa thật hài hòa mang một biểu
tượng cao đẹp về tuổi thơ. Theo đó “hoa Nhài” là loài hoa được tác giả xây dựng
tượng trưng cho những kỉ niệm tuyệt vời và khó quên của thời thơ ấu:
“Thế mà kí ức của tôi vẫn còn ngào ngạt mùi hương những đóa nhài trắng đầu tiên
mà tôi đã ôm trong tay khi hãy còn thơ dại.
…Thế nhưng lòng tôi vẫn ngào ngạt mùi hương kỉ niệm của những đóa nhài tươi mát
đầu tiên.”
(Những đóa nhài đầu tiên)
Hình ảnh của “đóa nhài trắng” mang một kí ức nhưng nó vẫn ngào ngạt mùi
hương kỉ niệm. Ở khổ thơ trên, chúng ta thấy “đóa nhài trắng” được thể hiện gợi về
miền kí thức tuổi thơ của chính nhân vật “tôi”(tác giả). Nhà thơ xây dựng lên hình ảnh
những đóa nhài trắng phần nào thể hiện cái tôi trữ tình của mình khi nghĩ về tuổi thơ.


5


Trẻ em với những ký ức tươi đẹp đều gắn liền với thiên nhiên và hình ảnh “đóa nhài
trắng” đã lưu giữ những giá trị về tuổi thơ của trẻ em. Trong khổ thơnày, Tagore dường
như hồi tưởng về miền ký ức xa xôi của mình:“tôi đã ôm trong tay khi hãy còn thơ
dại” nhưng dù thời gian qua đi thì “vẫn ngào ngạt mùi hương kỷ niệm”. Thế nên, tác
giả đặt mình vào vị trí của người từng trải nên thấuhiểu tâm lý nhớ về miền ký ức của
trẻ thơ. Do vậy, hình ảnh đóa nhài trắng đó nó vẫn dịu dàng, thơm ngát và theo mãi
bước trưởng thành của trẻ như những ngày đầu tiên. Vì thế, “hoa nhài” mà tác giả giả
khắc họa trong tập thơ nó tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, sự tinh khôi và tươi mát
bắt nguồn từ tâm hồn thơ ngây của trẻ.
Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên là các bông hoa tác giả còn sử dụng
hình ảnh của ánh trăng để khắc họa lên tính cách trong sáng, dễ thương của trẻ. Hơn
nữa, trong tập thơ Trăng non hình ảnh của vầng trăng hay tia trăng non cũng mang một
hình tượng về sự trong sáng của trẻ thơ. Hình ảnh “trăng” dường như biểu tượng của
sự trong sáng, hồn nhiên, khát khao về chân trời mới:
“Bằng những ánh trăng lạc loài,
con sẽ lẫn vào giường mẹ,
nằm trên ngực khi mẹ ngủ…”
(Chung cuộc)
Hay:
“Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng
Bé tự do không hề bị ràng buộc chút nào…”
(Cung cách của bé)
Hoặc:
“Con bôi lấm lem tay lẫn mặt khi viết – có phải vì thế mẹ bảo con dơ?
Oa xịt! Họ có dám trăng rằm dơ vì mặt cô Hằng đầy những mực?...”
(Vu oan)
Hình ảnh: “ánh trăng lạc loài”, “vầng trăng non bé bỏng”, “ánh trăng rằm”, sử

dụng trong các khổ thơ trên được Tagore xây dựng mang sự tự nhiên và chân thật từ
trẻ em. Ban đầu “ánh trăng lạc loài” của con sẽ đi tìm khắp mọi nơi để tìm nơi mẹ
nghỉ, nằm trên ngực khi mẹ ngủ chỉ vì muốn ở cạnh mẹ (Chung cuộc) muốn được che
chở từ mẹ. Hình ảnh “vầng trăng non bé bỏng” trước thế giới rộnglớn bao la con như
nhỏ bé cùng với ánh trăng. Trẻ cảm thấy mình như tự do và không có gì ràng buộc bởi
những thứ bên ngoài (Cung cách của bé). Đến với hình ảnh của “ánh trăng rằm” cho
thấy dù cho mọi người có vu oan cho trẻ thì tình thương của mẹ dành cho trẻ luôn mãi
mãi (Vu oan). Thế nên, hàng loạt hình ảnh về“trăng” được Tagore xây dựng, nó tượng
trưng cho vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ thật đậm nét. Bằng ngòi bút của
người từng trải Tagore đã mang đến cho độc giả những hình ảnh thiên nhiên từ “trăng”
qua đó cũng như khắc họa được tình thương mà ông mang đến cho trẻ. Ngoài ra hình
ảnh “trăng” sử dụng trong tập thơ là một sự gửi gắm về niềm tin và ca ngợi tâm hồn
trong sáng của các em. Điều đặc biệt, chúng ta thấy ở ngay tập thơ tác giả đã xây dựng
lên hình ảnh trăng nhưng là “trăng non” chứ không phải là trăng tròn hay một ánh
trăng nào khác. Có thể thấy tác giả là người từng trải và thấu hiểu cuộc sống nên ông

6


đã khắc họa tâm hồn trong sáng và thuần khiết của trẻ em. Tập thơ mang hình ảnh của
“trăng non”làm tiêu đề cho cả tập thơ là một thành công của tác giả.Trẻ em chúng luôn
có những tâm hồn thật sự ngây thơ, trong sáng như ánh sáng của Trăng non khi chiếu
sáng trên bầu trời.Thế giới trẻ em trong tập Trăng non luôn gắn liền với hình ảnh thiên
nhiênvà trong bước đường phát triển của trẻ. Thiên nhiên hiện lên trong mỗi hoạt động
,trong cuộc vui, cũng như trong suy nghĩ đã được tác giả khắc họa qua từng bài thơ.
Dưới ánh nhìn của trẻ, thiên nhiên hiện lên như là người mẹ thứ hai mang bao nhiêu
tâm sự cũng như thay lời thủ thỉ khi không có mẹ bên cạnh. Để chọn lọc và miêu tả
hình ảnh của thiên nhiên như thế thì tác giả là một người rất thấu hiểu hết tất cả những
gì sâu sắc nhất trong tâm hồn của trẻ và bới chính vì thấu hiểu như vậy ông đã mang
lại cho chúng ta những cảm xúc rất chân thật qua từng dòng thơ.

1.2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật khác
1.2.3.1. Sử dụng yếu tố huyền ảo
Trong Trăng Non ngoài kết hợp các nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ em, miêu tả
thiên nhiên, R.Tagore còn len lỏi một số thủ thuật khác, cụ thể ở đây là sử yếu tố
huyền ảo. Trong những bài thơ này ông kết hợp yếu tố giữa hiện thực và huyền ảo
nhằm khắc họa được sự mơ mộng của lứa tuổi trẻ thơ.
Dấu hiệu để nhận ra các chi tiết huyền ảo là nhờ các chi tiết nghệ thuật được kết
hợp từ huyền thoại, truyện cổ tích, truyện quỷ thần, truyện tôn giáo...Riêng trong
Trăng non R.Tagore sử dụng những huyền thoại, những hình ảnh thần bí, những hình
ảnh hư ảo nhằm chứa những thông điệp nào đó. Cảm xúc của ông không được bộ lộ
trực tiếp mà ẩn đằng sau những tình tiết của chuyện.
Trong tập thơ “Trăng non”, cái cốt lõi của lối hiện thực được R.Tagore biểu
hiện rõ ràng qua việc chọn truyện cổ tích, thần thoại. Bài thơ “Bản hợp đồng cuối
cùng” trong tập thơ, ông xây dựng những hình ảnh, những chi tiết, những chất liệu
mang âm hưởng của truyện cổ tích Ấn Độ. Câu chuyện kể về một anh chàng đi làm
thuê, buổi sáng anh ta rao lên để tìm người thuê mình: “Nào ai thuê tôi thì đến đây
thuê”. Nhà vua đến thuê anh bằng quyền lực ông ta: “Ta muốn thuê ngươi bằng quyền
lực của ta”; rồi sau đó một ông lão trọc phú giàu có, nhiều tiền đến thuê anh bằng tiền
bạc của ông ta: “Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta” và đến lượt cô gái xinh đẹp đến
thuê anh bằng nụ cười: “Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười”. Nhưng tất cả những thứ
đó anh đều không cần, mà anh lại chấp nhận lời của em bé khi em chỉ thuê anh bằng
hai tay trắng: “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng”. Anh đã ký bản hợp đồng chơi với
cậu bé: “Và từ khi bản hợp đồng được kí kết tôi đã thành người tự do”.
Qua câu chuyện thơ ở trên, có thể thấy rằng R.Tagore như muốn bộc lộ khi
người lớn tiếp cận được tâm hồn của em bé, thì người lớn cũng sẽ được tự do. Bởi vì
tâm hồn những em bé rất trong trắng, không chứa những tham vọng, những ham muốn
quyền uy, danh lợi, hay sắc đẹp... nơi đó không chứa đựng những ham muốn vị kỷ.
Tâm hồn em bé – nơi đó phủ đầy sự ngây thơ, sự hồn nhiên đáng yêu. Cũng thông qua
những chi tiết, những hình ảnh có tính chất hư ảo, sắc màu cổ tích, R.Tagore muốn
người đọc tiếp cận được cái thực bên trong của hình ảnh hay chi tiết đó. Điều đó là

hiện thực về tâm hồn trong sáng của lứa tuổi trẻ thơ, ông cảm nhận sâu sắc được nét

7


đẹp của tâm hồn các em bé, nên ông muốn truyền tải ý nghĩa đó thông qua những bài
thơ để giúp người đọc cảm nhận sâu sắc giống như ông.
Bên cạnh những chi tiết nhấn nhá sắc màu cổ tích, R.Tagore còn huyền thoại
hóa một số đề tài như tình mẹ và con, để nổi bật hơn những tình cảm trong trẻo của trẻ
con với người mẹ hay tình cảm nhẹ nhàng giản dị của người mẹ dành cho các em bé
(chẳng hạn như trong bài Mây và sóng).
Trong bài trò chuyện “Trường học của tôi”, R.Tagore từng có chia sẻ rằng:
“Một đứa bé sinh ra phải được nuôi bằng sữa mẹ, do đó nó vừa biết thứ sữa mình ăn,
vừa biết cả người mẹ mình nữa. Thứ đồ ăn của bé đó vừa nuôi được cơ thể vừa nuôi
được cả tâm hồn bé” hay là “Đứa trẻ được sinh ra đã được những người thân yêu nâng
đỡ, chăm chút, lớn lên mới biết bản thân mình”. Thế mới thấy được sợi dây kết nối
vững chắc giữa em bé và người mẹ, trong bài thơ “Mây và sóng” cũng đã nói rõ về
điều này. Đứa bé trong bài thơ rất thích khi được chơi với các bạn mây, bạn sóng. Trẻ
con rất dễ kết bạn, giao lưu và hay nói chuyện, đây là một đặc điểm hay có ở những
đứa trẻ. Trong bài trò chuyện “Trường học của tôi”, ông cũng từng nhắc: “Ta biết rằng
con trẻ hay thích lăn lộn với đất bụi, sở thích của chúng là muốn hít thở không khí, đón
chào ánh sáng; cũng như bông hoa cần đến khí trời và ánh sáng để nảy nở”. Em bé
trong thơ thì có cách ứng xử khác trước những cám dỗ trò chơi của bạn mây, bạn sóng:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Hay là:
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối,
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
mà không biết mình đã từng qua những nơi nào.”

Những trò chơi đó rất cuốn hút em bé, nhưng em đã từ chối tất cả. Các trò chơi
của các bạn mây, bạn sóng có vẻ là rất vui, rất thu hút em bé, em bé biết chứ, nhưng
em vẫn chọn niềm vui giản dị, gần gũi bên cạnh người mẹ em. Có lẽ đối với em bé,
niềm vui thực sự chỉ cần người mẹ ở bên cạnh em, chỉ cần cuộn người trong tình yêu
thương của mẹ em bé mới thực sự thấy bình yên. Thế nên em bé đã nghĩ ra điều hay
ho hơn:
“Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ, cười vang.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.”
Em là mây, mẹ em là trăng, em là biển sóng chỉ muốn ào vào bờ ấm áp là mẹ.
Mây – trăng, biển – bờ là những hình ảnh mang tính chất gắn kết tượng trưng cho tình
cảm giữa hai mẹ con.
Ngoài khắc họa tình cảm trong trẻo của các em bé dành cho mẹ ra, thì người mẹ
được nhắc đến cũng có một tình yêu vô bờ luôn hướng về những em bé. Như trong bài
“Thế giới của bé”, mở đầu là ước mong giản dị của người mẹ:
“Mẹ ước mẹ có thể có một góc nhỏ yên lặng trong trung tâm thế giới của con...”

8


Mặc dù người mẹ biết rõ thế giới của em bé:
“Mẹ biết nơi ấy có những vì sao nói chuyện với con, và bầu trời sà xuống gần mặt con
để khiến con vui với những đám mây và cầu vồng dại dột.
Những người vẫn bị cho là dốt nát và không thể cử động, sẽ bò đến cửa sổ của con với
các câu chuyện và những chiếc khay chứa đầy các đồ chơi rực rỡ.”
Nhưng người mẹ vẫn ước được là một phần trong thế giới đươc nhuốm màu sắc kỳ ảo
đó của em bé:
“Mẹ ước mẹ có thể đi trên những con đường đến với tâm trí bé của mẹ, và vượt qua
tất cả mọi giới hạn”

Thế giới của bé lúc này là nơi mà “những vị vua không có trong lịch sử”, “luật
lệ” chỉ là diều, nơi “chân lý thả hiện thực ra khỏi gông cùm”, nơi có “đồ chơi rực rỡ”,
“các câu chuyện” cổ tích mà em muốn nghe. Một thế giới mà không có sự bất công,
nơi đó chỉ có những sự công bằng, nơi đó chỉ có những điều mà em bé nghĩ tới hay
mong muốn thật đơn thuần, nơi đó có một góc nhỏ lặng lẽ của của người mẹ. Người
mẹ luôn âm thầm quan sát ở nơi không gian không có thời gian nhất định, cũng không
có lịch sử, không có địa địa điểm rõ ràng và mong muốn sát cánh cùng con qua mọi
giới hạn của sự kỳ ảo.
Qua việc khắc họa những hình ảnh nói lên tình mẹ và con, R.Tagore muốn cho
chúng ta hiểu được quan niệm của ông rằng: hạnh phúc thật sự của bé chỉ có trong tình
thương yêu của người mẹ. Và người mẹ cũng thực sự hạnh phúc khi được che chở cho
em bé bỏng của mình.
Thông qua việc nhà thơ huyền thoại hóa tình mẹ và con bằng các hình ảnh mây
- trăng; biển - bờ, nói chuyện với sao, những vị vua không có thật, “luật lệ”- thứ mà
chỉ có trong thế giới người lớn – được gấp thành diều... đã làm cho người đọc cảm
nhận một cách sâu sắc tình cảm của trẻ thơ đối với mẹ và mẹ đối với em bé. Đó là tình
cảm thiêng liêng của bé và mẹ dành cho nhau, không gì có thể đánh đổi được.
Chính nhờ việc sử dụng những hình ảnh, những yếu tố mang đậm màu sắc của
truyện cổ tích, thần thoại như đã phân tích trên, thế giới của các bé qua lăng kính của
R.Tagore tràn đầy màu sắc của huyền thoại, kỳ ảo nhưng ông lại khéo léo lồng ghép
với yếu tố hiện thực khiến cho người đọc vừa đọc thơ ở hiện tại nhưng như đang đi lạc
vào một thế giới khác - thế giới của những đứa bé. Làm người đọc vỡ ra được ý nghĩa
hình tượng hiện thực là đầy đủ bản chất của những em bé: một tâm hồn ngây thơ trong
sáng, một ước mơ muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là một tình yêu mẹ
thắm thiết. Ngoài hiện thực về bản chất của những em bé, R.Tagore cũng không quên
nói đến hiện thực về tình yêu thiêng liêng âm thầm mà mạnh mẹ của người mẹ đối với
các em bé.
Nhà văn Cuba Carpentier khi viết lời tựa cho cuốn “Vương quốc của thế giới”
đã không dùng từ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” mà là “hiện thực thần kì”. Ông nói:
“Thần kì là sự đột biến của hiện thực, là sự biểu hiện đặc thù đối với hiện thực, là sự

thể hiện kì diệu khác biệt, phi thường đối với tính phong phú của hiện thực, là cường
điệu quy mô và trạng thái của hiện thực. Có thể nói, sự phát hiện hiện thực thần kì này
mang đến cho người đọc sự hưng phấn tinh thần đến cực điểm”. Đúng như vậy, tình

9


cảm mẫu tử là điều thiêng liêng mà ai cũng cũng cảm nhận được. Tuy nhiên tình cảm
đó được thể hiện qua yếu tố hiện thực huyền ảo của R.Tagore lại càng làm cho tình
mẫu tử giản dị ấy trở nên sâu sắc, hướng cho người đọc đi vào thế giới kì ảo và khiến
họ một niềm xúc cảm mãnh liệt ở hiện thực.
1.2.3.2. Phép ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
Trong tập thơ “Trăng non”, nhà thơ đã dùng hình ảnh, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
như một phương tiện tạo hình, tạo ra ấn tượng thẩm mỹ hết sức phong phú cho người
đọc, giúp người đọc có khả năng nhận thấy được những cảnh tượng, hình ảnh sống
động.
 Phép ẩn dụ:
Điều này, ta bắt gặp rõ trong bài thơ “Nhà thiên văn”. Tagore đã dùng hình ảnh
“trăng tròn” để tượng trưng cho người mẹ. Mặc dù trăng ở xa và rất to, ở dưới đất
chúng ta không thể nào với tới được. Thế nhưng trong trí tưởng tượng của trẻ thơ,
trăng lại hóa ra rất gần gũi, thân thiết giống như người mẹ đang tựa cửa trông con
mình chơi dưới sân:
“Khi mẹ nhìn qua cửa sổ,
Thấy chúng mình nghịch ngợm dưới sân chơi,
Lẽ nào anh cũng bảo mẹ ở xa vời!”
Và:
“Khi mẹ cúi đầu ôm hôn chúng mình,
Mặt mẹ to biết dường nào!”
Bài thơ thể hiện sự băn khoăn của trẻ thơ và Tagore đã giải tỏa bằng hình ảnh
tượng trưng để phá tan sự nhập nhòa chưa giải thích nổi của tâm hồn trẻ thơ. Hình ảnh

người mẹ trở nên cao vời và đẹp đẽ biết dường nào.
Nếu như ở bài thơ “Nhà thiên văn”, ta nói “trăng” là hình ảnh tượng trưng cho
người mẹ. Thì ở bài thơ “Từ đâu”, trăng còn là hình ảnh trẻ thơ, là sự chất lọc từ bầu
trời bao la bát ngát của những gì tinh túy. Trong bài thơ, Tagore đã ví “nụ cười khẽ
rung đôi môi em bé ngủ” giống như hình ảnh của “tia trăng non vàng viền quanh đám
mây thu tàn”.
Hay trong bài thơ: “Mây và sóng” người mẹ được ví như vầng trăng, mặt biển.
Đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng. Con là mây, là sóng bay cao và lan xa để
hát mãi những lời ca tụng về mẹ.
- “Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.”
- “Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là bờ biển lạ lùng.”
Ngoài các hình ảnh trên, ta còn bắt gặp hàng loạt những hình ảnh tượng trưng
khác. Hình ảnh “thuyền” và “biển” trong bài “Người lái thuyền” cũng là một hình ảnh
ẩn dụ tượng trưng. Hình ảnh “thuyền” và “biển” là tượng trưng cho niềm mơ ước,
khao khát của trẻ em về một thế giới thần tiên, huyền ảo. Con thuyền bồng bềnh ngao
du trong cõi xa khơi, trong nhịp thơ giàu cảm xúc:
“Chúng con sẽ vui sướng giong buồm vượt qua
bảy biển mười ba sông của xứ sở thần tiên…”

10


Hình ảnh “con đò” trong bài thơ “Bờ bên kia” là một hình ảnh ẩn dụ. Người lái
đò chính là em bé, con đò là sự hiện thân của chiếc cầu nối giữa bên này với bên kia
bờ sông. Điều này thể hiện khát vọng tìm hiểu, khám phá thế giới của tâm hồn em bé.
Em bé đã nghe người ta nói nhiều về nơi “bờ bên kia”:
“Người ta nói rằng bên kia bờ cao có nhiều ao đưa khách
Ở đó, từng đàn vịt trời bay tới khi mưa lạnh,
Và lau sậy rậm rịt quanh bờ chỗ le le đẻ trứng;
Ở đó, loài cuốc múa tít đuôi,

in dấu chân xinh trên nền đất sạch mềm;
Ở đó, ban đêm lau trổ cờ trắng xóa mời ánh trăng đong đưa.”
Qua những hình ảnh trên, ta thấy hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ… có khi chỉ là
một từ, một câu thơ, lại có khi là cả đoạn thơ. Nhà thơ đã sử dụng một cách linh hoạt
để làm nổi bật vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.
 Phép so sánh:
Bài thơ “Bài hát của mẹ” cũng đã ẩn chứa hàng loạt hình ảnh so sánh. Nhà thơ
đã ví “bài hát của mẹ” như “vòng tay ôm ấp tỏa hơi ấm tình thương”, như “ngôi sao
chiếu sáng trong đêm tối con đi”.
Hay đến với bài thơ “Buổi sơ khai”, nhà thơ cho rằng trẻ thơ trong “Trăng non”
từ xưa đã là hình ảnh tượng trưng cho những gì cao siêu thần bí. Các em là hình ảnh
của chúa Đời, là đóa hoa, là mây, trời, sóng biển…
“Con là đứa con cưng của Thượng đế
là anh em sinh đôi với ánh bình minh”
Và cuối cùng con là “kho vàng trên cõi thế.”
Tất cả các hình ảnh tượng trưng trên nhằm nói đến những nét đẹp trong tâm hồn
trẻ thơ. Trẻ thơ là tượng trưng của những cái thanh khiết, trong sạch.
Những từ ngữ so sánh “là”, “như”, “sẽ là”… tạo nên nhiều dáng vẻ trong thế
giới tâm hồn trẻ thơ. Đó là hình ảnh cảm động về tình mẹ con, những giấc mơ đẹp…
 Phép nhân hóa:
Các hình ảnh nhân hóa không gian vũ trụ cũng hết sức đa dạng:
- “Mặt trăng mệt nhọc trải áng xanh xao trên cửa sổ nơi anh đang ngồi”
- “Những đám mây trắng lười lĩnh không buồn bay”
- “Sao im lìm khép cánh”
- “Sao nín thở đếm thời gian”
- “Trăng ẻo lả bơi trong đêm chìm lặng”
- “Bầu trời nhói đau”
- …
Trong khi đó, hình ảnh mây xuất hiện khá dày đặc, mây được nhân hóa thành
người bạn tâm giao và biểu đạt hiệu quả tâm trạng của nhân vật trữ tình khi xao xuyến,

mơ hồ không giải thích được:
“Mây lang thang tụ tập ở riềm trời như kẻ bại vong”
Hay là sự trào dâng mảnh liệt :
“Mây đen trong ngực anh nổi bão táp trả lời”

11


Ta thấy, (nhìn chung) chính nhờ bút pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ , nhân hóa
mà hình, hình tượng trong “Trăng non” trở nên thật sinh động, thật đa dạng nhiều dáng
vẻ. Điều góp phần làm nên thành công chính là ở sự khéo léo vận dụng các thủ pháp
nghệ thuật vào trong thơ của thi hào Tagore.
1.3. Nội dung tập thơ “Trăng non”
1.3.1. Ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở trẻ em
1.3.1.1. Sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng
Trước khi tập “Trăng non” được ra đời thì nhà thơ Tagore đã phải gánh chịu
nhiều mất mát. Năm 1904, người con gái thứ hai của nhà thơ qua đời. Đến năm 1907
thì người con trai đầu lòng của ông cũng bỏ rơi ông để đi về cõi vĩnh hằng. Trong
hoàn cảnh đau buồn như thế, ông đã viết lên những bài thơ cho trẻ em. Xuất phát từ
tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy, Tagore yêu mến các em,
tin tưởng vào tương lai của các em, chính vì lẽ đó mà ông viết lên những bài thơ hay
để khuyên bảo, ca ngợi cũng như mong muốn các em phát huy và giữ gìn bản chất tốt
đẹp của riêng mình. Bên cạnh đó, thơ ông còn muốn giáo dục cho mọi người hãy giữ
chân – thiện – mĩ trong trẻ em. Chính vì vậy mà Tagore đến với trẻ em bằng việc khám
phá sự hồn nhiên, vô tư và trong sáng của trẻ. Cái hồn nhiên ấy được nhà thơ mô
phỏng qua các hoạt động, những trò chơi. Đứa trẻ nào cũng vậy, chúng đều thích hòa
mình cùng thiên nhiên, thích vui đùa giữa cái thế giới vô biên đó:
“Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên.
Bầu trời mênh mông trên đầu các em không động đậy.
Mà nước thì gào thét liên hồi.

Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên.
Cười reo nhảy múa.”
(Trên bờ biển)
Quả đúng là trẻ thơ, lúc nào cũng vô tư hồn nhiên, thoải mái mà vui chơi mặc
kệ những gì đang diễn ra xung quanh mình. Chúng thậm chí không cần biết tại sao mà
bầu trời lại đứng im không động đậy, hay tại sao những con nước hung dữ đang gào
thét liên hồi có thể nguy hiểm đến chúng. Chúng vẫn “cười reo nhảy múa” mặc cho:
“Những con sông đi gieo mầm chết chóc, hát những bài ca vô nghĩa cho các em”, có
lẽ đối với bọn trẻ, những con sông ấy không phải đang gào thét hung tợn, mà là đang
nhảy múa, nô đùa cùng chúng. Đó chính là cái bản chất ngây thơ, hồn nhiên mà chỉ
bắt gặp ở trẻ em. Đứa trẻ nào cũng vậy, cũng rất thích hòa mình cùng thiên nhiên,
chúng vui chơi với bất cứ thứ gì mà chúng tìm được, kể cả “vỏ sò rỗng không”, “lá
khô” cũng có thể trở thành một món đồ chơi thú vị của chúng:
“Các em xây những ngôi nhà bằng cát
Và chơi với những vỏ sò rỗng không
Các em dùng lá khô đan những chiếc thuyền
Và vui cười thả chúng trên biển sâu vô tận.”
(Trên bờ biển)
Trong mắt Tagore, trẻ em thực sự được sống trong thế giới dành cho những tâm
hồn thơ trẻ. Trên bờ biển, chúng vô tư xây những ngôi nhà bằng cát, để rồi mỗi khi

12


con sóng dội vào, ngôi nhà vừa xây bỗng tan ra và trở lại thành những hạt cát li ti.
Chúng còn chơi với những vỏ sò rỗng bị sóng cuốn lên mặt đất như những tặng vật
mà thiên nhiên trao tặng. Rồi từ nhửng chiếc lá khô, chúng đan thảnh những chiếc
thuyền, thả trôi theo dòng nước nhưng mao bao ước mơ đến nơi chân trời mới lạ. Đã
là trẻ con thì mang trong mình tâm hồn cũng trẻ thơ, trong sáng, chúng “không đi tìm
những kho vàng giấu kín”, cũng “không biết bủa lưới thế nào” mà chỉ đơn giản là

“nhặt những viên đá cuội, rồi lại ném đi”. Tuổi thơ là như thế, trẻ em là như thế, đơn
giản và hồn nhiên, chẳng lúc lo âu về cuộc đời. Hãy nhìn mà xem, thế giới của trẻ em
quả thật là một thế giới chỉ có niềm vui, sự hồn nhiên và trong sáng, dẫu có bão tố
phong ba thì lũ trẻ vẫn luôn ở trong cái tâm thế vô tư :
“Trên bến bờ những thế giới vô biên
Là một hội lớn của bầy con trè.”
(Trên bờ biển)
Cái hồn nhiên, vô tư của trẻ em không chỉ được thể hiện qua trò chơi mà còn
thể hiện qua những câu nói, những suy nghĩ của trẻ thơ trước cuộc đời, cụ thể là qua
những câu hỏi ngây ngô của bé:
“Bé hỏi mẹ
Mẹ ơi, con từ đâu đến vậy.
Mẹ đã nhặt con ở tận nơi nào?”
(Buổi sơ khai)
Bé ngây thơ trong chính sự tò mò về nguồn gốc của mình. “Bé từ đâu đến?” là
câu hỏi chung cho những tâm hồn ngây thơ khi nhận biết mình đang tồn tại trên cõi
đời này. Bé ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng mẹ nhặt bé ờ nơi nào, nghĩ rằng có lẽ bé đã
tồn tại ờ đâu đó, rồi mẹ đến đón bé về. Những dòng thơ có thể khiến người lớn chúng
ta chợt bật cười vì sự ngây thơ hồn nhiên của trẻ, và cũng chính ở trẻ mà người lớn
như được nhìn lại mình trong quá khứ. Trong bài thơ “Bản hợp đồng cuối cùng”,
nhân vật “tôi” như tìm thấy sự tự do ở hai bàn tay trắng của đứa trẻ vô tư. Ở khổ thơ
thứ nhất, nhân vật tôi – người lớn muốn tìm ai đó để thuê mình. Một ông vua muốn
thuê anh bằng quyền lực nhưng anh từ chối, một ông già thuê bằng tiền bạc nhưng
anh ta quay lưng và một thiếu nữ xinh đẹp thuê bằng nụ cười nhưng anh cũng từ chối
tất. Rồi đến khi anh gặp một đứa trẻ, anh đã đồng ý để đứa trẻ thuê anh bằng hai bàn
tay trắng. Vì sao ư? Vì khi ấy, anh không trở thành nô lệ của quyền lực, đầy tớ của
bạc vàng, mà chỉ đơn giản là trở thành bạn của đứa trẻ.
“Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ óc
Cậu ngẩng đầu lên, và dường như cậu nhận ra tôi
Rồi nói “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng”

Và từ khi bản hợp đồng được kí chơi với cậu bé
Tôi đã thành người tự do”
(Bản hợp đồng cuối cùng)
“Hai bàn tay trắng” biểu thị sự ngây thơ của đứa trẻ, sự hồn nhiên vô tư không
bị cuộc đời chi phối. Nhân vật tôi để cho một đứa trẻ có quyền thuê mình, mà lại thuê
chỉ với hai bàn tay trắng, thật là một chuyện lạ. Nhưng thế mới thấy được cái tài của

13


Tagore, ông đã để cho nhân vật tôi không bị chi phối bởi vật chất và quyền lực… mà
ngược lại vẫn giữ được tâm hồn thánh thiện trước trẻ nhỏ. Sau khi bản hợp đồng được
kí kết, cậu bé có bạn chơi cùng, nhân vật tôi cũng không bị lệ thuộc. Tagore ca ngợi
cái tâm hồn thuần khiết thánh thiện và cho rằng chính nó đã đem đến cho nhân vật tôi
cái nhìn trong trẻo về cuộc sống và những điều quý giá mà đôi khi người lớn không có
được: tự do, hạnh phúc và niềm vui hay nói tóm gọn là một cuộc đời bình bị.
Trong cái nhìn của Tagore về trẻ em, sự hồn nhiên, vui tươi còn được thể hiện
qua cách các bé tự trò chuyện cùng nhau, cùng tranh luận về một vấn đề nào đó:
Mẹ ơi, bé của mẹ ngu quá!
Nó không thể phân biệt nổi đèn đường với sao trên trời cao
Khi chúng con chơi ăn sỏi ăn cuội, nó tưởng đó là đồ ăn thực.
(Tài giỏi)
Cái ngây thơ, hồn nhiên có thể thấy rất rõ qua sự nhầm lẫn vô cùng đáng yêu
của trẻ. Sỡ dỉ trẻ không phân biệt nổi đèn đường và sao trên trời bởi vì cả hai đều
phát ra ánh sáng và cùng ở trên cao. Bé nghĩ ánh đèn cũng là một trong những ngôi
sao, chỉ là ngôi sao này thì gần bé hơn là những ngôi sao xa xa kia mà thôi. Còn khi
chơi “ăn sỏi, ăn cuội”, bé lại tưởng nhầm là thức ăn thật. Đơn giản vì bé tưởng đây
cũng giống như thức ăn mà mẹ nấu cho mình ăn mỗi ngày. Làm sao trách bé được, vì
bé đang trong độ tuổi ngây thơ hồn nhiên, chưa thể nhận thức được những gì diễn ra
xung quanh mình.

Vậy mới thấy, qua ngòi bút của Tagore, trẻ em hiện lên với đầy đủ những nét vô
tư, hồn nhiên và vô cùng trong sáng. Chính tình yêu trẻ thơ tha thiết đã khiến ông dễ
dàng thâm nhập và khám phá nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu của trẻ.
1.3.1.2. Trí tưởng tượng phong phú
Tagore không những cho trẻ nhìn nhận thế giới bên ngoài qua sự ngây thơ, hồn
nhiên vốn có của chúng mà ông còn tiếp tục đi sâu khám phá để phát hiện ra một điều
rằng: trẻ em cũng có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Tuy non nớt nhưng lại mở ra
một thế giới vô cùng tuyệt diệu trong tâm hồn trẻ con mà ta có thể bắt gặp trong bài
“Xứ thần tiên”:
“Nếu mọi người biết được cung điện của nhà vua ở đâu, nó sẽ biến mất khỏi
không trung
Những bức tường bằng bạc trắng và mái ngói lấp lánh vàng
Hoàng hậu sống trong cung điện có bảy cái sân
Bà đeo đồ trang sức trị giá bằng của cải bảy vương quốc
Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, cung điện của nhà vua ở đâu
Nó ở góc ban công nhà mình
Nơi đặt chậu cây Tunsi
Công chúa đang ngủ trên bờ biển xa của bảy biển không thể đến
Không có ai trên thế giới có thể tìm ra nàng ngoài con.”
(Xứ thần tiên)
Xứ sở ấy là một thế giới chứa đựng những cái gì đó xa vời nhưng dưới ánh mắt
của trẻ thơ, tất cả đều trở nên vô cùng đơn giản và gần gũi với chúng. Có thể thấy

14


“cung điện”, “hoàng hậu”, “nhà vua” hay “công chúa” là những điều cao xa, mà
tâm trí trẻ thì làm sao biết được điều đó. Thế nên chúng đặt những sự vật, đối tượng
ấy vào trong tâm trí của mình bằng trí tưởng tượng ngọt ngào và bay bổng nhất.
“Cung điện” có ở đâu xa, nó nằm ngay “góc ban công nhà mình”, tưởng xa nhưng

hóa ra thật gần có phải không? Điều này trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của người
lớn, họ nghĩ những thứ ấy là xa vời, là huyền ảo, là không có thật ở trên đời. Nhờ cái
đối lập trong suy nghĩ của trẻ thơ và người lớn mới biết, thế giới trong trẻ thơ thật thú
vị biết bao, thật nhiều màu sắc biết bao. Cái thế giới ấy dường như không có một điều
gì phức tạp, rối ren, lo âu, sầu muộn mà bao giờ cũng bình yên như tâm hồn của chính
các em vậy.
Trẻ em không chỉ phát huy trí tưởng tượng của mình bằng sự nhìn nhận ngây
ngô mà còn bằng những câu hỏi với ham muốn tò mò về thế giới xung quanh:
“Em hỏi: Buổi tối khi trăng tròn
Treo lơ lửng giữa cành cây
Có ai ôm được nó không?”
Thế là anh cười chế nhạo
“Nhóc ơi, mày là đứa bé
Ngốc nghếch nhất trần gian,
Mặt trăng xa vời vợi
Làm sao mà với tới!”
Em nói: “Anh mới là ngốc nghếch,
Khi mẹ nhìn qua cửa sổ
Thấy chúng nghịch ngợm dưới sân chơi,
Lẽ nào anh cũng bảo mẹ ở xa vời?”
(Nhà thiên văn)
Có thể thấy dù người anh cho rằng những câu hỏi của người em là ngốc
nghếch nhưng người em vẫn nhìn vũ trụ qua trí tưởng tượng phong phú mà gần gũi:
trăng như mẹ khi nhìn qua cửa sổ. Tagore bằng tình cảm của mình đã đi sâu vào
những suy nghĩ của trẻ con để biến cái vầng trăng xa lạ mà mình vẫn luôn tò mò trở
thành người mẹ thân thương. Qủa thật là trẻ con, qua tưởng tượng mà tạo nên một thế
giới mới, chúng luôn mang trong mình nguồn năng lượng dồi dào để tìm tòi, khám phá
những điều mình chưa biết. Trong mắt chúng, những điều chưa biết ấy luôn dễ dàng
nhận thấy mà người lớn thì lại không thể thấy được, đó chính là sự thú vị trong trí
tưởng tượng phong phú và sự tò mò ngây ngô của trẻ.

Trong bài thơ “Mây và sóng”, Tagore cũng cho trẻ phát huy trí tưởng tượng
của mình:
“Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất”,

15


Và đưa tay lên trời,
Em sẽ được nhất bổng lên mây.”
(Mây và sóng)
Mở đầu bài thơ, bé đã kể cho mẹ nghe về cuộc đối thoại giữa mình và những
người sống trên mây: “Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con”. Có lẽ ngay
lúc này, bé đang ngước mắt nhìn bầu trời trong xanh, nhìn làn mây trắng xóa trôi
chầm chậm trên tầng cao kia. Bé tưởng tượng mình sẽ lên đó, cùng mây chơi đùa với
bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khám phá ra bao điều kì diệu trên vũ trụ bao
la. Bé còn tưởng tượng ra lời mời gọi ngọt ngào từ thế giới trên mây: đi “đến bên bờ
trái đất” và chỉ việc“đưa tay lên trời”, rồi bé sẽ được “nhất bổng lên mây”. Qua trí
tưởng tượng phong phú của bé, cuộc sống trên mây hiện lên thật hấp dẫn biết bao,
một cuộc sống mà người lớn dường như chẳng bao giờ nghĩ đến.
1.3.1.3. Ước mơ chân thành và giản dị
Trong tập thơ này, hình tượng trẻ em được tác giả khắc họa rõ nét nhất, hình
ảnh trẻ em hiện lên với nhiều vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng cùng những ước mơ giản dị
mà chân thành sâu lắng. Như chúng ta đã biết, trẻ em nào cũng vậy cũng đều ưa
thích, tìm tòi, phát hiện ra những cái mới lạ về thế giới xung quanh trong chính tâm
hồn các em. Hiểu được điều này ta càng thấy được lòng yêu thương và sự am hiểu

tường tận tâm lí trẻ thơ của thi hào Tagore. Ông luôn nâng niu và trân trọng bản chất
tâm hồn trẻ thơ .
Tagore hiểu rõ trẻ thơ luôn luôn mong muốn được hòa mình vào những việc mà
đối với các em thật sự còn rất lạ lẫm, đồng thời ông cũng gợi cho chúng ta biết được
sự tò mò cũng như là những ước mơ trong tâm trí trẻ. Và với bài thơ “Trên bờ biển”
Tagore đã vẽ nên một bức tranh có những khung cảnh đẹp nhưng không kém phần
nguy hiểm đối với trẻ thơ, đối lập hoàn toàn với sự vui đùa khám phá những cái mới
mẻ của trẻ thơ. Đó là khung cảnh trên bãi biển, bến bờ của thế giới vô biên bao la bất
tận, với bầu trời xanh mênh mông, nước gào réo liên hồi. Nhưng các em không hề biết
rằng sự nguy hiểm ấy đang dần đe dọa tính mạng của các em nên các em vẫn cứ hồn
nhiên vui chơi thỏa thích “cười reo nhảy múa”. Các em luôn cho rằng thế giới vô biên
ấy là một khung trời đẹp đẽ, đầy màu sắc. Ở nơi đó các em cùng nhau xây những ngôi
nhà bằng cát, chơi với những vỏ sò trống không mà hơn thế nữa các em còn dùng
những chiếc lá khô đan thành những chiếc thuyền rồi cười đùa thả chúng trên mặt
nước biển sâu vô tận :
“Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên
Bầu trời mênh mông trên đầu các em không động đậy
Mà nước thì gào réo liên hồi
Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên
Cười reo nhảy múa
Các em xây những ngôi nhà bằng cát
Và chơi với những vỏ sò rỗng không
Các em dùng lá khô đan những chiếc thuyền
Và vui cười thả chúng trên biển sâu vô tận.”

16


(Trên bờ biển)
Với cặp mắt ngây thơ của bọn trẻ, sóng biển gào thét chính là những trận cười

giòn giả. Tiếng gầm thét của sóng tựa như bài ca vô nghĩa, các em dường như đơn
giản hóa những nguy hiểm, trong các em dường như chẳng có chút lo lắng hay sợ sệt
vì điều gì. Và có lẽ đối với các em, biển như một người bạn thân thiết, gần gũi vô
ngần:
“Biển đùa chơi với bọn trẻ con
Và soi những nụ cười trên bãi cát xanh xao.”
(Trên bờ biển)
Mặc kệ cho thế giới vô biên ấy, có chứa đựng bao mầm móng của sự chết chóc,
hiểm nguy: Bầu trời mây đen xám xịt, thuyền bè đắm chìm trong biển nước mênh
mông, gió trời lồng lộng vây quanh thế nhưng các em vẫn vô tư hồn nhiên đùa vui và
xem như là một ngày hội lớn của mình:
“Bọn trẻ gặp nhau trên bến bờ những thế giới vô biên
Dông tố gầm lên trên bầu trời không có một lối đi
Thuyền bè đắm trên nước không dấu vết
Cái chết ngoài kia ,
Nhưng lũ trẻ vẫn đùa chơi
Trên bến bờ những thế giới vô biên
Là một hội lớn của bầy con trẻ.”
(Trên bờ biển)
Cũng vì tò mò nên các em luôn khát khao và ước mơ được khám phá thế giới.
Và trong bài “Bờ bên kia”, Tagore đã viết về một đứa trẻ được nghe người lớn nói
nhiều về thế giới bên kia, một nơi hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với các em. Em ước ao
được đi đến nơi đó để khám phá ra những điều mà em đã được nghe kể. Vì thế mà em
mong muốn trở thành “bác lái đò đưa khách” để có thể sang được bờ bên kia .
“Con ước ao được di sang bên kia bờ sông,
Nơi thuyền neo cọc tre làm thành hàng
Nơi sáng sáng , người ta vượt thuyền,
Cày đeo trên vai để đi xới những ruộng đất xa
Nơi bọn mục đồng bắt trâu bò bơi qua sông ăn cỏ;
Chiều tối họ từ đó về nhà,

Bỏ mặc chó tru trên đồng hoang, cỏ dại…”
(Bờ bên kia)
Hay đến với bài thơ “Mây và sóng” ta cũng bắt gặp được hình tượng bọn trẻ
con đang ước mơ, khát khao cháy bỏng để được vào khám phá những trò chơi của các
bạn mây và sóng. Khi được các bạn mây và sóng rủ đi chơi và nghe các bạn kể ở đó
có những trò chơi vui , hấp dẫn và lạ như :
_ Các bạn mây : “Chơi với buổi mai vàng” và “chơi với vầng trăng bạc”
_ Các bạn sóng: “ ngao du khắp nơi này nơi nọ”

17


Các em nghe được các bạn kể về những trò chơi như vậy, mà trò nào cũng hấp
dẫn, mới lạ nên ngay lập tức các em hỏi ngay các bạn cách đi đến đó để cùng tham
gia trò chơi.
Qua đây, Tagore giúp cho người đọc nhận thấy và hiểu được ở trong lòng các
em luôn có những ước mơ, những khát khao cháy bỏng về sự khám phá những trò chơi
mới lạ và đầy hấp dẫn. Mặt khác, ta còn dễ dàng nhận thấy những ước mơ hết sức
chân thực và giản dị cùng những bản chất tốt đẹp đáng quý ở trẻ em, từ đó giáo dục
lòng yêu thương của người lớn dành cho trẻ con.
1.3.2. Bộc lộ tình yêu sâu sắc đối với trẻ em
Gắn với lòng yêu thương trẻ em là lòng bao dung bao la rộng lớn, sự rộng
lượng và tinh thần giáo dục vô cùng cao cả. Đây cũng là tiếng nói của bao con tim
người lớn dành cho trẻ nhỏ mà Tagore vĩ đại đã viết thành lời. Với những tình cảm ấy,
Tagore xứng đáng được coi là người vẽ tâm hồn, người nâng tâm hồn cho những trái
tim bé bỏng.
1.3.2.1. Lòng vị tha và khoan dung
Trẻ em vốn hay đùa nghịch. Các em không biết đến sự nguy hiểm có thể cướp
đi tính tính mạng mình. Các em đùa vui với biển mặc cho bão tố ập về (trong Trên bờ
biển). Đây là vẻ đẹp ngây thơ trong tâm hồn các bé. Nhà thơ không cấm đoán nhưng

mong muốn chúng ta bảo vệ trẻ em khỏi những trò chơi nguy hiểm ấy.
Không những thế, Tagore yêu cầu người lớn chăm sóc cho trẻ em từ miếng ăn
đến giấc ngủ. Người mẹ trong bài “Người ăn cắp giấc ngủ” đã rất tức giận khi có kẻ
đến quấy rầy giấc ngủ của bé:
“Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên đôi mắt bé ?
Ta phải biết mới được.
Mẹ ôm vò đi lấy nước ở làng bên,
Đang lúc giữa trưa.
Giờ chơi của các em đã vãn,
và bọn vịt cũng yên lặng ở trong ao.
Chú mục đồng nằm ngủ dưới bóng đa
Con sếu đứng trang nghiêm, yên tĩnh trong đầm
bên rừng muỗm.
Trong lúc đó thì tên ăn cắp giấc ngủ đã đến
và cuỗm luôn giấc ngủ trên đôi mắt bé bay đi.
Khi mẹ về, mẹ thấy bé đã ngao du bằng cả bốn chân tay trong khắp gian
phòng.
Ai đã ăn cắp giấc ngủ trên mắt bé của ta ?
Ta phải biết mới được,
Ta phải tìm cho ra và trói hắn lại.”
Khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành, trẻ muốn tách ra khỏi ba mẹ để có
những trò chơi riêng, những bạn bè riêng. Các em muốn khám phá cuộc sống xung
quanh và ít gần gũi với ba mẹ hơn còn ba mẹ của các em thì ngược lại. Mọi người con
trên đời, dù khôn lớn đến đâu thì vẫn rất nhỏ bé trong lòng ba mẹ mình. Tagore tinh tế

18


khi nhận ra điều này, ông khuyên các bậc cha mẹ không nên ích kỷ, giữ con lại riêng
cho mình. Hãy để chúng có được tự do của riêng mình. Trong “Hai món quà” ông đã

thể hiện rõ thông điệp đầy tình yêu thương này. Người cha, người mẹ trong bài thơ
luôn dành cho con những tình cảm tốt đẹp nhất. Họ muốn gần gũi bên đứa con nhưng
không muốn dùng những món quà, những cám dỗ bên ngoài để mua chuộc trái tim
con. Cha mẹ hiểu rằng, khi con lớn lên con sẽ lìa xa họ và tìm kiếm những trò chơi
mới, những người bạn mới. Hiểu được như vậy, nên tấm lòng của bậc làm cha, làm mẹ
luôn khoan dung đối với con mình. Họ lặng lẽ như ngọn núi, âm thầm như dòng dông
che chở con mình.
Tagore muốn khẳng định rằng bất cứ người cha người mẹ nào cũng muốn dành
tình cảm tốt đẹp cho con. Khi con lớn, cha mẹ muốn “cho con một thứ gì”, bởi họ dự
đoán được điều tất yếu rằng khi con cái họ lớn lên thì sẽ tách ra khỏi họ. Lúc bấy giờ
cha mẹ luôn nghĩ rằng mình không còn chỗ trong trái tim con, và rồi con mình sẽ quên
mất đi tình cảm của mình. Như thế, họ cố gắng níu kéo:
“Con ơi, ta muốn cho con một thứ gì
Bởi rồi đây chúng ta sẽ bị cuốn đi theo dòng sông trần thế cuộc đời chúng ta
rồi sẽ bị tách ra và tình ta sẽ rơi vào quên lãng”
Mặc dù luôn muốn con cái ở gần bên mình, nhưng cha mẹ không ích kỉ, không
“điên rồ” mà dùng những món quà để mua chuộc trái tim con, họ nói:
“Nhưng ta không điên rồ đến nỗi hi vọng có thể dùng những món quà để mua
trái tim con”
Nhà thơ trong vai trò là cha mẹ hiểu rằng, khi đứa con lớn lên sẽ chịu sự chi
phối bởi hàng trăm mối quan hệ xã hội. Và đường đời của chúng còn rất dài, còn biết
bao điều cần phát hiện. Hiểu được điều đó, vậy nên cho dù con cái có mải mê với
những thú vui và bạn bè của chúng mà tách rời cha mẹ thì cũng không có gì là đáng
trách. Ta hãy nghe lời nói chân thành của những người làm cha, làm mẹ:
“Đời của con còn trẻ
Đường của con còn dài
Và mối tình ta mang đến cho con
Con uống luôn một ngụm
Rồi con bỏ chúng ta mà quay lưng đi thẳng
Con có những trò chơi và bè bạn của con Nếu con không có thì giờ tưởng nhớ

đến ta thì cũng chẳng có gì đáng trách.”
Và cho dù không được con cái tưởng nhớ đến, nhưng cha mẹ vẫn dành cho con
mình những tình cảm tốt đẹp nhất. Khi tuổi đã về già, có thời gian nhàn rỗi, cha mẹ
chỉ nghĩ về con:
“Còn chúng ta, tất nhiên trong tuổi già
Chúng ta có đủ thời giờ nhàn rỗi
Để đếm những ngày đã trôi qua và để ôm ấp trong lòng ta
Những thứ mà tay ta đã mất đi mãi mãi.”
Cha mẹ luôn muốn con cái gần gũi bên mình lúc tuổi già. Tuy nhiên họ vẫn
dành tấm lòng trìu mến cho những đứa con. Họ lặng lẽ trong sự thương yêu đến im

19


lặng. Những đứa con như những dòng sông chảy xiết, vui đùa, vùng vẫy chạy theo
dòng đời. Còn tình của cha mẹ cao vời như ngọn núi đứng nhìn trìu mến dòng sông:
“Dòng sông vừa chảy xiết vừa ca và đập tan hết những thứ gì ngăn cản
Nhưng núi thì ở lại, nhớ mong
Và nhìn theo dòng sông
Với tấm lòng trìu mến.”
Thật đáng trân trọng và kính yêu biết bao tình cảm của cha mẹ dành cho con.
Họ đã không quản gian khó để sinh ra rồi nuôi dạy đứa trẻ. Và khi con trưởng thành,
họ lại một lần nữa là người hiểu và thông cảm cho những ước mơ và khát vọng của
con. Họ lặng lẽ hi sinh niềm vui của mình để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con.
Những vần thơ của Tagore cho người đọc nhận ra những tình cảm cao quí của
cha mẹ dành cho con. Đồng thời, thông qua đó, nhà thơ như nhắc nhở những người là
cha, là mẹ hãy hiểu và có lòng khoan dung độ lượng đối với con mình. Người lớn cần
có tấm lòng khoan dung cho những hành động và nghĩ suy thoát ly khỏi gia đình của
các em.
1.3.2.2. Tinh thần giáo dục

Bên cạnh sự thương yêu, phản ánh cách giáo dục trẻ đúng đắn. Chúng ta
không nên dành cho trẻ một tình thương mù quáng. Bên cạnh sự thương yêu, chăm sóc
chi ly từng miếng ăn, giấc ngủ cho đến trò vui của trẻ, chúng ta cần nghiêm khắc với
trẻ mỗi khi chúng có lỗi. Mặc dù vậy, ta không nên xét nét quá kĩ những lỗi lầm của
trẻ mà đánh mất đi niềm tin và tình yêu thương dành cho chúng. Thật ra, nếu chúng ta
dành tình yêu thương thì khi nhận ra lỗi lầm và trừng phạt trẻ thì ta như trừng phạt
chính bản thân ta. Điều này được Tagore thể hiện khá rõ trong bài “Người phán xử”.
Bài thơ làm người đọc cảm động biết bao trước tình yêu thương của người lớn dành
cho trẻ. Tagore cho chúng ta rằng hiểu những người không thật sự thương yêu trẻ, sẽ
không bắt gặp ở trẻ những nét đẹp tâm hồn. Đồng thời cũng không hiểu được những
chỗ yếu của các em. Chỉ có những người thật sự yêu thương các em, nhất là ba mẹ
mới hiểu được chỗ yếu của con mình. Họ yêu các em không phải vì các em ngoan, giỏi
mà vì các em chính là đứa con nhỏ mà họ đã tạo ra bằng dòng máu ấm nóng của bản
thân họ:
“Anh muốn nói gì về nó tùy anh
Nhưng tôi hiểu những chỗ yếu của con tôi
Tôi yêu nó không phải vì nó ngoan nó giỏi mà vì là đứa con nhỏ của tôi.”
Chỉ có cha mẹ của trẻ mới thấy được những điểm đáng quý ở trẻ. Vì vậy, họ đã
rất đau lòng khi trừng phạt con mình khi chúng có lỗi. Còn những người khác, họ cứ
cố tìm ra lỗi lầm của các em mà để khinh bỏ các em:
“Anh làm sao hiểu được nó đáng quí đến chừng nào, khi anh muốn đặt lên bàn
cân những nết hay và tật xấu của nó.
Khi tôi phải trừng phạt nó thì nó lại càng trở nên một phần của bản thân tôi.”
Thật cảm động và đáng quí biết bao trước tình thương của những bậc làm cha,
làm mẹ. Họ phải đau xót biết bao khi chính mình phải trừng phạt chính đứa con mà
mình đã sinh ra. Trừng phạt chúng, cha mẹ cũng như trừng phạt chính bản thân

20



mình. Và hơn nữa, khi trẻ có lỗi lầm, buộc lòng cha mẹ phải răn dạy chúng, làm cho
chúng khóc thì lòng họ cũng khóc cùng với con mình:
“Và khi tôi làm cho nó khóc thì lòng tôi cũng khóc cùng với nó”
Đọc những dòng thơ trên, ta như cảm nhận được sự thiêng liêng trong tình cảm
của cha mẹ đối với con cái thông qua cách giáo dục, răn dạy. Tấm lòng cao cả của
cha mẹ là khởi nguồn của mọi yêu thương trên thế giới.
“Chỉ tôi mới có quyền rầy la và trừng phạt
Bởi vì chỉ có ai thương
Thì người đó mới có quyền trừng phạt.”
Thật vậy, chỉ có tình thương mới có quyền rầy la và trừng phạt. Còn những
người dửng dưng, có thái độ lạnh lùng đối với trẻ thì họ có bao giờ hiểu được trẻ. Cái
gọi là lỗi của một đứa trẻ, phải chăng xuất phát từ chính những con người như vậy?
Vì thế, họ không có tư cách để rầy la và trừng phạt các em. Chỉ có những bậc làm
cha, làm mẹ yêu thương con mình thật sự, họ mới đau khổ khi buộc phải trừng phạt
đối với những lỗi lầm của đứa trẻ.
1.3.3. Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử vốn là chủ đề, cảm hứng thường trực trong thơ ca,
đặc biệt là thơ về thiếu nhi. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng sâu đậm nhất có từ đầu
đến cuối trong nhân cách con người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã nói được cái vô biên
của tình mẹ thương con một cách giản dị mà thấm thía.
“Dẫu con đi đến suốt đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”
(Lời ru)
Còn SaitoMokichi, một nhà thơ Nhật Bản, lại thể hiện được tình cảm
của con dành cho mẹ một cách chân thành và sâu sắc:
“Tôi nằm bên mẹ
Cạnh hơi thở tàn
Từ cánh đồng hoang
Vọng về tiếng ếch
Âm vang thiên đường”

Đến với Tagore thì ông đã khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ
có tình mẹ là mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Tình mẫu tử ở đây không
chỉ đơn thuần là mối quan hệ mẹ - con sâu nặng mà còn là “niềm hạnh phúc tràn
đầy” và “sự dịu dàng hơn tất thảy tự do” - nó mang đậm triết lí nhân sinh của ông về
con người và cuộc sống.
Trong tập thơ “Trăng non” thì thiên đường của đứa trẻ được hình thành
từ tình yêu của mẹ. Đi với con đến xuất cuộc đời, mẹ là biểu tưởng của sự vĩnh hằng.
Trong bài thơ “Mây và sóng” người đọc có thể cảm nhận được sự thiêng liêng bất tử
của người mẹ. Bài thơ là câu chuyện tâm tình giữa bé và mẹ. Những phút giao cảm
thần tiên của bé với thiên nhiên, với mây và sóng đã được em kể lại cho mẹ bằng sự
tưởng tượng kì diệu.
“Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được?

21


Thế là họ cười nhảy múa rồi đi xa
Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò chơi ấy
Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng
Con sẽ lăn lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ cười vang
Và không ai trên cõi đời biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.”
(Mây và sóng)
Mở đầu bài thơ là lời mời gọi hấp dẫn của mây và sóng. Đó là những cuộc vui
chơi triền miên từ tinh mơ đến hết ngày. Mây thì: “chơi với buổi sáng mai vàng”,
“chơi với vầng trăng bạc”, sóng thì: “hát từ sớm mai đến tối”. Sự mời gọi của thiên
nhiên từ chốn cao xa đầy sức hút vì nó chạm đến đúng niềm mơ ước của trẻ thơ. Đứa
bé khao khát được tự do trong trí tưởng tưởng của mình, được vui đùa thỏa thích
nhưng trong tâm hồn bé vẫn băn khoăn: “làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được?”. Về
với mẹ, bé tìm được trò chơi thú vị với hơn nhiều trò chơi mây và sóng đó là trò chơi

tình mẫu tử. Sợi dây liên kết yêu thương giữa bé và mẹ đã mở ra khỏi cõi đời trần thế
này một thiên đường thật sự. Hình tượng của người mẹ là biểu tưởng của cuộc đời với
tư cách là đấng sáng tạo và con là kết tinh từ tình yêu của mẹ. Vì thế, khi con hòa
nhập vào mẹ con sẽ tìm thấy được thiên đường.
Là thiên đường trần gian của tình mẫu tử, trong Trăng non, ranh giới
giữa cái thiêng liêng và bình dị có thể hoán đổi với nhau. Người mẹ có thể lý giải vì
sao đứa bé có mặt trên cõi đời này như một “chúa trời”: “con là đứa con cưng của
thượng đế, là anh em sinh đôi với ánh bình minh” (Buổi sơ khai), thì cũng có thể ôm
bé vào lòng để nâng niu, bênh vực:
“Anh muốn nói gì về nó tùy anh
Nhưng tôi hiểu chỗ yếu của con tôi
Tôi yêu nó không phải vì nó ngoan nó giỏi
Mà là vì đứa con nhỏ của tôi”
(Người phán xử)
Chính tình yêu thương con vô bờ bến của mẹ và ý thức đáp đền hiếu thảo của
con đã đem đến cho Trăng non một vẻ đẹp dụi dàng. Tình cảm đó thật ngây thơ và
chân thật. Nó như dòng nước mát lành xoa dịu những lo âu, cô đơn về sau của mẹ:
“Cuộc đời của chúng ta rồi sẽ bị tách ra
Và tình ta sẽ rơi vào quên lãng
Nhưng ta không điên rồ đến nỗi
Hy vọng có thể dùng những món quà để mua trái tim con
Đời của con còn trẻ, đường của con còn dài
Và mối tình ta mang đến cho con
Con uống luôn một ngụm
Rồi con bỏ chúng ta quay lưng mà đi thẳng...”
(Món quà)

22



Trong dòng sông trần thế, mẹ biết rằng mọi thứ sẽ cuốn con đi, con sẽ lớn khôn
và rời bỏ mẹ, thế nhưng tình mẹ cho con vẫn không bao giờ thay đổi, cho đến tận tuổi
già vẫn là đứa con bé bỏng:
“Dòng sông vừa chảy xiết vừa ca
Và đập tan hết những thứ gì ngăn cản
Nhưng núi thì ở lại nhớ mong
Với tấm lòng trìu mến.”
Nhà thơ Nga Exenin, trong bài Thư gửi mẹ cũng có những dòng thơ cảm động
như thế về tấm lòng mẹ thương con. Đó là người mẹ của Exenin mà cũng là người mẹ
của muôn đời. Người mẹ luôn mỏi mòn vì thương con, bất cứ nó nhỏ hay trưởng
thành, không cần biết nó là anh hùng hay thi sĩ:
“Người ta viết cho con rằng mẹ
Phiền muộn lo âu quá nỗi con về
Trong bóng tối buổi chiều hôn xanh ngát
Mẹ mãi hình dung một cảnh tượng hãi hùng
Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữa quán rượu ồn ào, loạn đả
Mẹ chỉ là niềm vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.”
(Thư Gửi mẹ)
Trong lòng mẹ đứa con bao giờ cũng nhỏ nhoi, yếu đuối. Dù còn thơ ấu hay đã
trưởng thành, dù thành công hay thất bại mẹ vẫn luôn là điểm tựa bình yên cho con
tìm đến, mẹ là ánh sáng kì diệu soi bước con đi. Giữa cõi đời này mẹ là người duy
nhất yêu con bằng tình yêu vô điều kiện. Issa, một nhà thơ Nhật Bản đã nhận thấy ở
mẹ một tình yêu bao la sánh tựa biển trời: “Ôi biển khơi / khi tôi nhìn thấy biển / mẹ
tôi ơi”. Vì thế khi băn khoăn “chọn mẹ trong muôn người, tới cửa mẹ, nắm tay mẹ và
hỏi đường”, “vừa cười vừa nói lòng không chút hồ nghi” thì Tagore đã lý giải vì “mẹ
giữ lòng tin của nó, dẫn nó đi thẳng và cầu chúc cho nó”, “đặt tay lên đầu nó khấn
rằng dù sóng gió ngầm có đe dọa đến đâu, linh khí từ trên cao cũng sẽ thổi căng buồm
đưa nó đi tới cõi bình yên” (Ban phước). Trong vòng tay mẹ đứa con luôn cảm thấy

bình yên. Mẹ là trốn yên bình, là nguồn vui bất tận mà cuộc đời đã ban tặng cho con.
Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, “còn dịu dàng hơn tất thảy tự do”:
“Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng
Bé tự do không hề ràng buộc chút nào
Nhưng không phải tự nhiên mà bé không cần đến tự do
Bé biết rằng trong góc nhỏ trái tim của mẹ
Có chứa một niềm vui vô tận vô cùng
Và được ghì, được ôm chặt trong cành tay thân yêu của mẹ
Còn dịu dàng hơn tất thảy tự do.”
(Cung cách của bé)

23


Vì thế, khi còn mẹ đứa con luôn nghĩ về những điều thân thương và thiêng liêng
nhất. Giọng hát, mùi hương và tình yêu của mẹ là những kí ức tươi đẹp nhất trong trái
tim con, linh thiêng và bất tử:
“Tôi không thể nhớ rõ mẹ tôi
Chỉ đôi khi đang giữa cuộc nô đùa
Tôi nghe một giọng nào như bay lượn trên đồ chơi của tôi
Giọng của một bài hát nào xưa kia mẹ tôi vẫn thường khe khẽ ru tôi
Tôi không thể nào nhớ rõ mẹ tôi
Nhưng khi trong buổi sáng một mùa thu sớm
Hương hoa siuli ngào ngạt khắp bầu trời
Mùi hương trong đền của buổi lễ ban mai
Đến với tôi như mùi hương của mẹ
Tôi không thể nào nhớ rõ mẹ tôi chỉ khi từ của sổ phòng tôi
Tôi đưa mắt nhìn lên khoảng trong xanh của bầu trời xa thẳm
Tôi cảm thấy cái nhìn yên tĩnh của mẹ tôi đã tỏa khắp bầu trời.”
Tóm lại, bằng những lời ngọt ngào, sâu lắng, Tagore đã xây dựng một thiên

đường trần gian tràn ngập tình mẫu tử thiêng liêng. Chính ở nơi đó, cõi chân phúc
của con người sẽ thật sự mở ra và niềm vui bất tận sẽ chào đón con người. Với Tagore
thì tâm hồn thánh thiện của trẻ thơ, tình yêu thương vô biên của con và mẹ là nguồn
ánh sáng diệu kì hướng con người đến giá trị của Chân – Thiện – Mĩ.

24


×