Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích vai trò của value chain ( chuỗi giá trị) trong việc đánh giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh ( competitive advantage) của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.73 KB, 9 trang )

1) Hãy phân tích vai trò của Value Chain ( chuỗi giá trị) trong việc đánh
giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh ( Competitive Advantage) của
doanh nghiệp.
2) Hãy phân tích giá trị và vai trò các Stakeholders trong một doanh
nghiệp do bạn chọn

1) Hãy phân tích vai trò của Value Chain ( chuỗi giá trị) trong việc đánh
giá năng lực tạo lợi thế cạnh tranh ( Competitive Advantage) của
doanh nghiệp
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp tất cả các nguồn
lực bên trong và cả bên ngoài của doanh đó phát triển bền vững. Nó bao
gồm các yếu tố từ năng lực sản xuất, năng lực cung ứng, các dịch vụ tài
chính, vận chuyển, lưu kho, marketing, đóng gói…Khi xác định rõ chuỗi giá
trị của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đó nhận ra được những điểm
mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh. Đồng thời qua việc xác định các chuỗi giá trị, doanh nghiệp
sẽ nhìn nhận được những lợi thế cạnh tranh của sản phầm hoặc dịch vụ của
mình, từ đó nâng cao hơn nữa giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chủ yếu đóng vai trò
trực tiếp trong việc ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
đó, & các hoạt động phụ trợ bổ sung cho các hoạt động chủ yếu đó, chúng ta
cùng phân tích vai trò của các hoạt động trên.
1


a) Các hoạt động thiết yếu: Gồm những hoạt động được gắn trực tiếp với các
sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, gồm: các hoạt động đầu vào, vận hành,
các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, và dịch vụ. Mỗi nhóm hoạt
động này có thể tiếp tục phân chia cho việc điều hành thông qua phân tích
nội bộ.
Các hoạt động đầu vào: bao gồm: giao nhận, tồn trữ, và các yếu tố đầu vào


như quản lý vật tư, lưu kho, kiểm soát tồn kho, kế hoạch vận chuyển, …Các
hoạt động đầu vào đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của
doanh nghiệp. Ví dụ: Đối với một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động đầu vào
là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bao bì…
Vận hành: Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tồ
đầu vào thành sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu của thị trường & khách
hàng một cách tối ưu nhất. Công tác vận hành suôn sẽ sẽ đảm bảo các yếu tố
đầu ra được tốt đẹp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc vận hành được
hiểu là các các yếu tố điều hành, quản lý các hoạt động như lên kế hoạch, sản
xuất sản phẩm, thí nghiệm,… Còn đối với các doanh nghiệp dịch vụ thì có
nghĩa là liên quan đến các khâu tổ chức thực hiện dịch vụ đó sao cho hoàn
thiện nhất…
Các hoạt động đầu ra, marketing, bán hàng: các hoạt động marketing, bán
hàng luôn giữ vai trò tối quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp
hiện nay. Maketing và bàn hàng là hai hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau trong các khâu: định hướng,nghiên cứu phát triển sản phẩm đáp ứng
nhu cầu khách hàng, định giá, thiết lập kênh phân phối, các hoạt động hỗ trợ
để công tác bán hàng được tốt đẹp, quản lý bán hàng, các hoạt động nhằm
đưa sản phẩm tiếp cận thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, … Để sản
2


phẩm và dịch vụ được tồn tại và phát triển liên tục trên thị trường, các hoạt
động marketing phải sáng tạo, đổi mới và linh hoạt trong các điều kiện khác
nhau.
Dịch vụ: Dịch vụ khách hàng bao gồm: các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa,
huấn luyện khách hàng, huấn luyện nhân viên, cung cấp các linh kiện, bộ
phận, và điều chỉnh sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng như chăm sóc khách
hàng, bảo trì, sửa chữa… thăm hỏi khách hàng, chăm sóc khách hàng…
Ngày nay, các hoạt động dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chăm sóc sau bán

hàng được quan tâm đặc biệt vì các hoạt động này không những giúp doanh
nghiệp giữ được khách hàng trung thành lâu hơn mà qua những hoạt động
này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những ưu khuyết điểm của mình, từ đó nâng
cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b) Các hoạt động hỗ trợ: Đây là các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến
hoạt động của các doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động này mà các hoạt động
chủ yếu được thực hiện một cách tốt hơn. Các hoạt hoạt động hỗ trợ bao
gồm: quản trị, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua, và
cấu trúc hạ tầng của công ty…
Quản trị nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong tất
cả các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm đảm bảo hoạt động hiện tại cũng
như phát triển các kế hoạch trong tương lai, và có ảnh hưởng đến tất cả các
hoạt động trong một dây chuyền chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Các hoạt
động quản trị nguồn nhân lực bao gồm: tuyển dụng nhân sự, huấn luyện,
phát triển, đào tạo nguồn nhân lực và lương và các chế độ phúc lợi liên quan
đến người lao động.

3


Trình độ khoa học, công nghệ: Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động
giá trị trong một tổ chức. Nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động rộng lớn của
doanh nghiệp từ việc phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình, nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng
hiệu suất, hiệu quả cho hoạt động doanh nghiệp, gián tiếp giảm chi phí giá
thành tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các hoạt động cung ứng: hoạt động cung ứng liên quan đến các hoạt động
thu mua, đầu vào đầu ra cho doanh nghiệp, liên quan đến các đối tá, khách
hàng, các nhà cung cấp…. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra xuyên

suốt.
Các yếu tố tài chính, tiền tệ: đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc cung
ứng tài chính, thanh toán, thanh khoản của doanh nghiệp. giúp doanh nghiệp
di truỳ các hoạt động sản xuất – kinh doanh hằng ngày.
Những vấn đề về luật pháp và quan hệ chính quyền, văn hoá, thể chế
chính trị, quy định … Những yếu tố này là yếu tố khách quan mà bản thân
doanh nghiệp không thể can thiệp hay tác động được. Tuy nhiên những yếu
tố trên có ảnh hưởng không nhỏ đến các chính sách và chiến lược của mỗi
doanh nghiệp.
Nói tóm lại, cho dù các hoạt động thiết yếu hay bổ trợ cũng đều đóng
vai trò nhất định vào sự vận hành chung của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố
trên bổ sung cho nhau, tạo thành một khối liên kết chuỗi giá trị của doanh
nghiệp đó. Việc phân tích, xác định rõ vai trò của mối liên kết chuỗi giá trị
trong mỗi doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu rõ được các điểm mạnh,
điểm yếu để thành công hơn.
4


Câu 2: Hãy phân tích giá trị và vai trò các Stakeholders tại Công
ty Cổ phần dược phẩm TV.PHARM
“Quản lý stakeholder là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự thành bại
của bất kỳ một dự án nào, trong bất kỳ mô hình tổ chức hay doanh nghiệp
nào. Với việc tiếp cận đúng người, đúng cách, bạn có thể làm nên những
thay đổi và thành công lớn lao trong quá trình thực hiện dự án… và trong cả
sự nghiệp của bạn nói chung” – Rachel Thompson, Chuyên gia quản trị dự
án.
Stakeholders: ( các bên hữu quan) là bất cứ cá nhân hoặc nhóm người
nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hành động của một tổ chức được
gọi một bên hữu quan ví dụ như: người lao động, gia đình họ, chính quyền
địa phương, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, nhà cung cấp, khách hàng,

các tổ chức tín dụng…

5


Sơ đồ các bên hữu quan bên trong và bên ngoài
Trong bài tập này tôi sẽ đề cập đến 2 vấn đề chính: Xác định Stakeholder của
Công ty CP Dược phẩm TV.PHARM bao gồm những ai, vai trò & giá trị của
họ ảnh hưởng như thế nào trong sự hoạt động của Công ty TV.PHARM
Công ty CP Dược Phẩm TV.PHARM là Công ty chuyên về sản xuất và kinh
doanh thuốc tân dược, có trụ sở chính tại Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Sản phẩm chính bao gồm hơn 300 sản phẩm thuốc tân dược thông thường và
đặc trị. Sản phẩm được phân phổi rộng khắp các tỉnh thành tại Việt Nam với
8 chi nhánh trải dài từ Bắc tới Nam, cùng hàng ngàn khách hàng lớn nhỏ là
các nhà đại lý, nhà phân phối dược phẩm. Hiện nay Công ty có hơn 500 cán
bộ công nhân bao gồm khối sản xuất, khối gián tiếp (văn phòng, kế toán, kế
hoạch…) và khối kinh doanh.
Các thông tin cơ bản của Công ty CP Dược phẩm TV.PHARM:
 Địa chỉ: 27 Điện Biên Phủ, Phường 9, Thành Phố Trà Vinh, Tỉnh Trà
vinh
 Email: ; Web: www.tvpharm.com.vn;
 Điện thoại: 0743 740 234

Fax: 0743 740 239

Hotline:

1900599984;
Vậy stakeholder của Công ty CP Dược phẩm TV.PHARM bao gồm những
yếu tố nào?

A) Các Stakeholder bên trong công ty TV.PHARM bao gồm:

6


 Công nhân, người lao động sản xuất: họ có thể là công nhân trong nhà máy
sản xuất, cũng có thể là người bảo vệ, lao công và họ cũng có thể là thư ký
văn phòng, kế toán hoặc những trình dược viên bán hàng ở khắp mọi nơi. Họ
là những thành phần vừa tạo ra sản phẩm, giữ gìn sản phẩm và họ cũng là
những người bán hàng và mang lại doanh số và lợi nhuận cho công ty. Đôi
khi vai trò của họ được thừa nhận nhưng cũng có những con người đóng góp
thầm lặng cho sự phát triền chung của Công ty TV.PHARM. Lực lượng công
nhân, nhân viên bán hàng … chiếm số lượng đông nhất trong công ty, hơn
400 người.
 Cấp quản lý, của Công ty TV.PHARM: là Ban Giám đốc Công ty
TV.PHARM, và là các cấp quản lý cấp trung: Giám đốc kinh doanh, Giám
đốc nhân sự, Giám đốc các phòng chức năng. Đây là các cấp quản lý đóng
vai trò vô cùng quan trọng, vừa đưa ra chiến thuật, vùa là cấp trung gian quản
lý để thực thi chiển lược của Công ty để hoàn thành mục tieu chiến lược do
lãnh đạo đề ra.
 Cấp lãnh đạo công ty: Ở TV.PHARM cấp lãnh đạo được hiểu là Hội Đồng
Quản trị Công ty, là thành viên ban Tổng Giám đốc Công ty ( Tổng Giám
đốc, Phó Tổng Giám đốc) và các thành viên HĐQT. Cấp lãnh đạo
TV.PHARM là cấp đề ra chiến lược dài hạn cho công ty, giám sát, lãnh đạo
cấp quản lý trong việc thực hiện chiến lươc đó của cấp quản lý để đi đúng kế
hoạch.
B) Các Stakeholder bên ngoài của Công ty TV.PHARM
 Nhà cung cấp: có thể là những nhà cung cấp có thể là nguyên liệu từ các
nước Châu Âu, châu Á.. có thể là cung cấp bao bì, trang thiết bị máy
7



móc…, . Họ cũng có vai trò quan trọng trong việc di trì sự ảnh hưởng đến
hình ảnh, chất lượng, uy tín cũng như sự thành công của TV.PHARM.
 Các thành phần xã hội khác: bao gồm các yếu tố văn hoá, phong tục tập
quán, môi trường xã hội, tình hình kinh tế… những yếu tố này ảnh hưởng
không nhỏ đến việc định hình chính sách chung cho TV.PHARM, ảnh hưởng
đến sản phẩm, tính cách hoạt động của doanh nghiệp…
 Các yếu tố chính trị: Dược phẩm là một ngành đặc thù tại Việt nam chịu
nhiều tác động gián tiếp từ các chính sách của Nhà nước. Từ các chính sách
đăng ký, đấu thầu, nguyên liệu, sản phẩm… và các quy định khác đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp dược nói chung &
TV.PHARM nói riêng. Các yếu tố về chính trị như chính sách, quy định,
hướng dẫn kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và phù hợp
với luật pháp.
 Các tổ chức tín dụng, dịch vụ tài chính, nhà bảo trợ, nợ… ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động của TV.PHARM: đó là các ngân hàng, tổ chức tín dụng,
đối tác … họ là các tổ chức cung cấp các hoạt động tài chính, vốn vay, thu
đổi ngoại tệ, thanh toán tín dụng… giúp công ty TV.PHARM hoạt động ổn
định, đảm bảo tài chính cho sản xuất kinh doanh và duy trì các hoạt động
hàng ngày của TV.PHARM
 Cổ đông: TV.PHARM được cổ phần hoá vào 2003 hoạt động theo luật doanh
nghiệp, các cổ đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành doanh nghiệp
TV.PHARM thông qua việc đóng góp tài chính, quan điểm, đề cử nhân sự
trong ban lãnh đạo điều hành, thông qua các chính sách, chiến lược trung và
dài hạn…
8


 Khách hàng: khách hàng đóng vai trò tối quan trọng của bất kỳ doanh

nghiệp nào, TV.PHARM cũng không phải ngoại lệ. Khách hàng của
TV.PHARM phân ra thành nhiều thành phần: khách hàng là các bệnh viện,
trung tâm y tế, phòng khám, phòng mạch, công ty phân phối sản xuất dược
phẩm, khách hàng chợ sỉ, khách hàng là các nhà thuốc lẻ… trên khắp cả
nước. KHách hàng là nguồn tài sản quý báu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Trong bối cảnh hội nhập, việc sở hữu hơn 5000 khách hàng nói chung trên
toàn quốc là chìa khoá giúp TV.PHARM tự tin trong thời gian tới.
Như vậy, các Stakeholder dù là bên trong hay bên ngoài đều rất quan
trọng đối với doanh nghiệp nói chung & đối với TV.PHARM nói riêng. Mỗi
stakeholder có vai trò & giá trị nhất định trong việc di trì hoạt động hàng
ngày & thành công của doanh nghiệp. Việc kết hợp thành công tất cả
stakeholder & tận dụng tối đa vai trò & giá trị của các stakeholder là bài toán
không dễ dàng./.

9



×