Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai xã Thanh Luông huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

VŨ NGỌC HIỂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TẠI XÃ THANH LUÔNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản Lí Tài Nguyên

Lớp

: K44 - QLĐĐ

Khóa học

: 2012 – 2016



Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

VŨ NGỌC HIỂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TẠI XÃ THANH LUÔNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản Lí Tài Nguyên

Lớp


: K44 - QLĐĐ

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài khóa
luận tốt nghiệp theo kế hoạch của trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tên đề
tài : ”Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai xã Thanh Luông,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 - 2015”.
Có đƣợc kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
NGUYỄN THẾ HÙNG. Giảng viên hƣớng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy
đã chỉ bảo và hƣớng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng
nhƣ các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình,
để em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên
và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là ngƣời truyền động lực cho em, giúp
em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ UBND xã Thanh
Luông đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho
để phục vụ cho bài khóa luận. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ
ích cho em sau này khi ra trƣờng. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực

tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn ngƣời dân xã Thanh Luông đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian ở địa phƣơng thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa
Quản lý Tài nguyên trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh
động viên em trong những lúc khó khăn.

Sinh viên
VŨ NGỌC HIỂN


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Luông năm 2015 .................................21
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2013– 2015 ...22
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản về lĩnh vực đất đai đƣợc UBND xã Thanh Luông
tiếp nhận trong giai đoạn 2013-2015 ........................................................................23
Bảng 4.4: Tổng hợp các văn bản UBND xã Thanh Luông đã ban hành trong giai
đoạn 2013- 2015 ........................................................................................................25
Bảng 4.5: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ..............................26
Bảng 4.6: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất .....................................................................................................................28
Bảng 4.7: Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Luông ..................................................29
Bảng 4.8: Tổng hợp các công trình đƣợc xây dựng tại xã theo Quy hoạch – Kế
hoạch sử dụng chi tiết từ năm 2013 đến năm 2015 .................................................31
Bảng 4.9 Kết quả thu hồi đất xã Thanh Luông giai đoạn 2013- 2015 ......................33
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Thanh Luông từ năm 2013 –
2015 ...........................................................................................................................34

Bảng 4.11: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ....................................................37
Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2013 - 2015. .................................38
Bảng 4.13: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai ...........................................39
Bảng 4.14: Kết quả thu ngân sách xã từ đất giai đoạn 2013 -2015 ..........................42
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất
năm 2013 – 2015 .......................................................................................................43
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra theo dõi việc quản lý và sử dụng
đất đai xã Thanh Luông giai đoạn 2013 – 2015 ........................................................44
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về
đất đai giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................46
Bảng 4.18: Kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ quản lý và ngƣời dân trong công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai của xã Thanh Luông ....................................................48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTC

Bộ Tài Chính

CP

Chính Phủ

CT

Chỉ Thị


CT - TTG

Chỉ Thị - Thủ Tƣớng Giao

CV

Công Văn

CV - TCĐC

Công Văn – Tổng Cục Địa Chính

GCNQSDD

Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

KHHGD

Kế Hoạch Hoá Gia Đình



Nghị Định

PNN

Phi Nông Nghiệp




Quyết Định

QĐ - BTNMT

Quyết Định – Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng

QĐ - UBND

Quyết Định – Uỷ Ban Nhân Dân

TT

Thông Tƣ

TT - BTNMT

Thông Tƣ – Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT .................................................................................. 2
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ ............................................................................................ 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 3
2.1.1. Khái niệm về đất đai ......................................................................................... 3
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất ....................................................... 3
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc ........................................................................ 4
2.1.4. Nội dung, phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai ....................................... 5
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ................................................................................................. 6
2.3 KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA
TỈNH ĐIỆN BIÊN ...................................................................................................... 9
2.3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................... 9
2.3.2Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh ..................................... 10
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 14
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 14
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 14
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ...................................................... 14
3.2.1. Địa điểm thực thiện ......................................................................................... 14
3.2.2. Thời gian tiến hành ......................................................................................... 14
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 14
3.3.1. Khát quát tình hình cơ bản trên địa bàn xã ..................................................... 14


v

3.3.2. Hiện trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai xã Thanh Luông ................ 15
3.3.3 Ý kiến của cán bộ quản lý và ngƣời dân về công tác quản lý nhà nƣớc về đất
đai tại địa phƣơng ...................................................................................................... 16
3.3.4. Khó khăn, giải pháp ........................................................................................ 16
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 16
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 17
4.1. KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ........................... 17

4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thanh Luông ............................................................... 17
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Thanh Luông năm 2015 ................. 19
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Luông năm 2015 ......................................... 21
4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI XÃ
THANH LUÔNG ...................................................................................................... 23
4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó .................................................................................. 23
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính ..................................................................................................... 26
4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạc sử dụng đất ....................................................... 27
4.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................................... 29
4.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất32
4.2.6. Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất. .......................... 35
4.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ..................................... 36
4.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ............................................................................... 38

4.2.9.Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ...................................................... 41
4.2.10. Quản lý tài chính về đất đai........................................................................... 42
4.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất 43
4.2.12. Thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ................................................ 44


vi

4.2.13.Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.......................................................... 45
4.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai ............................................................................... 46

4.2.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai ..................................................... 47
4.3 Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ NGƢỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI ................................................................... 48
4.3.1. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai qua phiếu điều tra................. 48
4.3.2. Về công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất
đai .............................................................................................................................. 54
4.4. KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP ................................................................................. 50
4.4.1 Khó khăn .......................................................................................................... 50

4.4.2 Giải pháp ................................................................................................ 51
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 52
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….54
PHỤ LỤC


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng... Theo Điều 4, Luật đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất theo quy định” [4].
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá
và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao,

trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và nhà
nƣớc ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá
trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng.
Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có
những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các
đối tƣợng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai có vai trò
rất quan trọng.
Để giải quyết đƣợc các vấn đề về đất đai ngoài việc triển khai thực hiện tích
cực các văn bản pháp luật của nhà nƣớc nói chung và của ngành địa chính nói riêng, thì
chúng ta phải tăng cƣờng điều tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất, đánh giá các
mặt làm đƣợc và chƣa làm đƣợc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm tìm ra những giải
pháp để việc quản lý và sử dụng đất đƣợc tiến hành hợp lý, xác thực và chính xác hơn.
Việc đánh giá đúng hiện trạng quản lý,sử dụng đất và tiềm năng đất đai là một vấn đề rất
quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế xã hội
của địa phƣơng.


2

Xuất phát từ thực tiễn đó, đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu Trƣờng Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Quản Lý Tài Nguyên, dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Thế Hùng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Thanh Luông, huyện
Điện Biên, Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 - 2015”.
1.2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai theo 15 nội
dung quản lý nhà nƣớc về đất đai theo Luật đất đai năm 2013 tại xã Thanh Luông.
1.3 MỤC TIÊU CỤ THỂ

Nắm đƣợc điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Nắm vững thực trạng quản lý Nhà nƣớc về đất đại tại địa phƣơng. Các số
liệu điều tra thu thập đƣợc phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.
Nêu ra đƣợc ý kiến của các bộ quản lý và ngƣời dân trong công tác quản lý
đất đai tại địa phƣơng.
Đƣa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Kết luận đƣợc những nội dung đã thực hiện hiệu quả và những nội dung
quản lý còn yếu kém.
Những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với thực tế của địa
phƣơng và phù hợp với luật pháp do Nhà nƣớc quy định.


3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Theo nguồn gốc phát sinh, Đôkutraiep định nghĩa:“ Đất là một vật thể tự nhiên
được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình,
sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vận động, biến đổi
và phát triển” [2].
Theo các nhà kinh tế, thổ nhƣỡng và quy hoạch việt Nam cho rằng: “Đất đai
là một phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.Nhƣ vậy, đã
có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhƣng khái niệm chung nhất
có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
gồm: lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nƣớc, mặt nƣớc ngầm
và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp
giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật, cùng với các thành phần quan

trọng khác) giữ vai trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất và
cuộc sống của xã hội loài ngƣời [1].
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng [3].
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
Con ngƣời: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối với
đất nông nghiệp thì con ngƣời có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm tăng độ
phì của đất.
Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
nhƣ: địa hình, thổ nhƣỡng, ánh sáng, lƣợng mƣa…Do đó chúng ta phải xem xét
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.


4

Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối
với việc sử dụng đất bởi vì phƣơng hƣớng sử dụng đất thƣờng đƣợc quyết định
bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trƣờng.
Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động
sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối
với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý,
hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững [5].
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi

hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích
đã đề ra và đúng ý chí của ngƣời quản lý.
Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc,
đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc là các công việc của nhà nƣớc, đƣợc thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nƣớc; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình thức
bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu đƣợc nhà
nƣớc giao quyền thực hiện chức năng nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc thực chất là sự
quản lý có tính chất nhà nƣớc, do nhà nƣớc thực hiện thông qua bộ máy nhà nƣớc
trên cơ sở quyền lực nhà nƣớc nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Chính
phủ là hệ thống cơ quan đƣợc thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà
nƣớc [6].


5

2.1.4. Nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
2.1.4.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại điều 22 Luật đất đai 2013 đã đƣợc bổ sung và sửa đổi đƣa ra công tác quản lý đất
đai gồm 15 nội dung:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [4].


6

2.1.4.2 Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
Các phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai đƣợc hình thành từ các
phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc nói chung. Vì vậy, về cơ bản nó bao gồm các
phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc nhƣng đƣợc cụ thể hoá trong lĩnh vực đất đai.
Trong quản lý nhà nƣớc có rất nhiều phƣơng pháp nên trong quản lý nhà nƣớc
về đất đai cũng sử dụng các phƣơng pháp cơ bản đó. Có thể chia thành 2 nhóm
phƣơng pháp sau:
- Các phƣơng pháp thu thập thông tin về đất đai: Phƣơng pháp thống kê,
Phƣơng pháp toán học, Phƣơng pháp điều tra xã hội học.
- Các phƣơng pháp tác động đến con ngƣời trong quản lý đất đai: Phƣơng
pháp hành chính, Phƣơng pháp kinh tế, Phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục [6].

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dƣới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật Đất Đai 2003 đƣợc quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hƣớng dẫn
thi hành Luật đất đai 2003.
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của chính phủ về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về bồi thƣờng
thiệt hại, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử
dụng đất.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong quản lý
đất đai.
- Quyết định 11/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về
việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đăng ký QSDĐ, lập hồ sơ địa chính,cấp


7

CGNQSDĐ thực hiện đồng thời cho nhiều ngƣời sử dụng đất ban hành ngày
22/9/2007.
- Chỉ thị 02/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc tiếp tục
triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 ban hành ngày 19/11/2007.
- Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về
việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất ban hành ngày 13/01/2008.
- Công văn số 12/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc

đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất ban hành ngày 03/01/2008.
- Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về
việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000,
1:2000, 1:5000, 1:10000 ban hành ngày 05/12/2008.
- Quyết định 10/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về
việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký
quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ ban hành ngày 03/02/2009.
- Luật đất đai 2013 đƣợc quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về
giá đất
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi
nhà nƣớc thu hồi đất
- Thông tƣ 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính
- Thông tƣ 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính


8

- Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
- Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất:
- Thông tƣ số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, thu hồi đất
- Thông tƣ 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hƣớng dẫn
Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tƣ 77/2014/TT- BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nƣớc
- Thông tƣ 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu
hồi đất .
- Căn cứ vào báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015 huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên.
- Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 xã Thanh Luông,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Căn cứ vào Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế qua
các năm 2013, 2014, 2015.


9

2.3 KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA
TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điện Biên là tỉnh miền núi cao phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự
nhiên 9.562,9 km2, độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nƣớc biển; có đƣờng
biên giới dài 400,861km tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Trung Quốc, trong đó:
Đƣờng biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km; tiếp giáp với Trung Quốc là 40,861

km. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố
trực thuộc tỉnh), với 130 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó 111 xã thuộc diện khó khăn
và biên giới. Dân số gần 53 vạn ngƣời; trong đó dân số thành thị chiến 15,06%,
nông thôn chiếm 84,94 %. Tỉnh có 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 38%,
dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,4%, dân tộc Khơ Mú chiếm
3,9%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số thấp, phân bố không đồng đều,
bình quân khoảng 54 ngƣời/km2, ở vùng cao biên giới, có nơi trung bình chỉ có 7
ngƣời/km2.
Tỉnh có 05 huyện, thị xã tiếp giáp với tỉnh Lai Châu (huyện Mường Nhé,
huyện Nậm Pồ, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa và thị xã Mường Lay); có 05
huyện giáp với tỉnh Sơn La (huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng,
huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên).
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2014 ƣớc đạt 9,08%; Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hƣớng tích cực. Một số ngành sản xuất công nghiệp nhƣ điện, vật liệu xây
dựng, dịch vụ du lịch có chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt khá,
các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục đƣợc quan
tâm triển khai thực hiện và cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; các dự án trọng
điểm đƣợc chỉ đạo quyết liệt. Các mặt văn hóa xã hội tiếp tục có sự chuyển biến tiến
bộ, một số vấn đề xã hội bức xúc đƣợc kiềm chế; Quốc Phòng - An Ninh đƣợc đảm
bảo, trật tự xã an toàn xã hội đƣợc giữ vững.


10

2.3.2Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh
 Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã ban hành
Kế hoạch số 651/KH-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2014 về tuyên truyề n , phổ biế n
và triể n khai thi hành Luâ ̣t đấ t đai , theo đó giao Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ
trì, phố i hơ ̣p với các sở , ngành liên quan tham mƣu cho UBND t ỉnh ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và
các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng. Tính đến nay UBND tỉnh đã ban hành các
văn bản: Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2014 về việc
ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 28/2014/QĐUBND ngày 14 tháng 10 năm 2014 về việc ban hành Quy đ ịnh hạn mức giao đất,
công nhận quyền sử dụng đất; diê ̣n tích tố i thiể u đƣơ ̣c phép tách thƣ̉a và m ức đất
xây dựng phần mộ, tƣợng đài, bia tƣởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa trên địa
bàn tỉnh Điện Biên.
 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đối với quy hoạch , kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t cấ p tỉnh : Quy hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t
đến năm 2020, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t 5 năm kỳ đầ u 2011-2015 của tỉnh Điện Biên
đã đƣơ ̣c Chiń h phủ xét duyê ̣t ta ̣i Nghi ̣quyế t số 71/NQ-CP ngày 07/6/2013.
Đối với quy hoạch , kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t cấ p huyê ̣n : Có 10/10 huyện, thị xã,
thành phố đã đƣ ợc UBND tỉnh phê duyệt Quy hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t đế n năm 2020; kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầ u (2011 - 2015)
Đối với quy hoạch, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t cấ p xã: Đã phê duyệt Quy hoa ̣ch sƣ̉
dụng đất đến năm 2020, kế hoa ̣ch sƣ̉ du ̣ng đấ t

5 năm kỳ đầ u 2011-2015 của 7

phƣờng của thành phố Điện Biên Phủ và 05 thị trấn của các huyện: Điện Biên
Đông, Tuần Giáo, Mƣờng Ảng, Tủa Chùa, Mƣờng Chà. Các xã còn lại thực hiện
theo Thông tƣ liên tịch số 13/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011,
gắn với quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh; đến nay đã xét duyệt cơ
bản xong.


11

 Tình hình đăng ký sử dụng đất

Công tác lập và chỉnh lý biến động đất đai ở cấp xã chƣa đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên; việc cập nhật thông tin, tài liệu về đất đai tại cơ sở còn hạn chế. Các
tài liệu lƣu trữ nhƣ sổ mục kê, sổ địa chính phần lớn đƣợc lập từ những năm trƣớc
đây dƣới dạng giấy, dẫn đến nguồn số liệu bị lạc hậu, không đáp ứng đƣợc nhiều
cho công tác quản lý đất đai của các cấp;
Phần lớn trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh đều chƣa có bản đồ địa
chính chính quy phủ kín toàn bộ diện tích theo đơn vị hành chính tự nhiên; việc
trích đo còn nhỏ lẻ chƣa xây dựng đƣợc hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu
quản lý đất đai hoàn chỉnh;
Nhận thức của ngƣời dân về việc đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở các vùng nông thôn còn hạn chế, đặc biệt là vùng sâu vùng xa đồng bào
dân tộc tiểu số không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận hoặc không thực hiện đăng
ký để cấp Giấy và sử dụng nên công tác quản lý đất đai trên địa bàn gặp rất nhiều
rất khó khăn.
 Kết quả đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, sơ đồ các loại
Diện tích đã đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn toàn tỉnh là:
62.818,94 ha, thực hiện trên địa bàn 56 xã; chiếm 6,57% so với diện tích tự nhiên,
trong đó:
- Diện tích đo đạc thành lập bản đồ địa chính của 10 xã lòng chảo của huyện
Điện Biên là 9.287,72 ha;
- Diện tích đo đạc thành lập bản đồ địa chính khu vực trung tâm của 02 thị
trấn (Mƣờng Chà, Tuần Giáo và xã Búng Lao) là: 221.22 ha;
- Diện tích đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo Dự án xây dựng hồ sơ địa
chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Điện Biên là 44 xã, phƣờng, thị trấn, diện
tích 53.310 ha trên địa bàn của Thành Phố Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên
Đông, Mƣờng Ảng, Tủa Chùa và Mƣờng Nhé; cụ thể nhƣ sau:
+ Thành phố Điện Biên Phủ đo đạc thành lập bản đồ địa chính 9/9 xã,
phƣờng; diện tích 3.623 ha.



12

+ Huyện Điện Biên Đông đo đạc thành lập bản đồ địa chính 7/14 xã thị trấn;
diện tích 12.360 ha.
+ Huyện Mƣờng Nhé đo đạc thành lập bản đồ địa chính 8/11 xã; diện tích
9694 ha.
+ Huyện Tủa Chùa đo đạc thành lập bản đồ địa chính 12/12 xã, thị trấn; diện
tích 17.508 ha.
+ Huyện Mƣờng Ảng đo đạc thành lập bản đồ địa chính 8/10 xã, thị trấn;
diện tích 10.125 ha.
 Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Số Giấy chứng nhận đã cấp cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân là 231.162
Giấy với diện tích: 563.013,78 ha, đa ̣t 87,7% so với diê ̣n tić h cầ n cấ p ục thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp đƣợc 133.060,26 ha, với 78.575 Giấy
đa ̣t 86,4% so với d iê ̣n tích cầ n cấ p (trong đó cấ p giấ y chƣ́ng nhâ ̣n cả đấ t nuôi
trồ ng thủy sản ).
- Đất lâm nghiệp đã cấp đƣợc 423.061,11 ha, với 44.036 Giấy đa ̣t 88,1% so
với diê ̣n tić h cầ n cấ p

(Trong đó chủ yếu đƣợc cấp khi thực hiện Nghị định

163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ).
- Đất ở nông thôn đã cấp đƣợc 3.422,45 ha, với 68.175 Giấy đa ̣t 85,9% so
với diê ̣n tić h cầ n cấ p ;
- Đất ở đô thị đã cấp đƣợc 588,61ha, với 37.153 Giấy đa ̣t 86,1% so với diê ̣n
tích cần cấp;
- Đất chuyên dùng đã cấp đƣợc 2.881,35 ha, với 3.223 Giấy đa ̣t 87% so với
diê ̣n tích cầ n cấ p .
Nhìn chung công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Cấp uỷ và chính quyền các cấp đã quan tâm quản lý

nguồn tài nguyên đất. Hầu hết các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất đã
có ý thức quản lý, sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm và phát huy tiềm
năng đất đai. Việc quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân đã tuân thủ các
quy định của pháp luật về đất đai, cơ bản sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy


13

hoạch. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Còn có
trƣờng hợp ngƣời quản lý, ngƣời sử dụng đất không quản lý chặt chẽ quỹ đất đƣợc
giao, cho thuê để bị lấn chiếm, hoặc chiếm dụng đất; vẫn xảy ra tình trạng chuyển
nhƣợng, cho tặng đất sau khi có thông báo thu hồi đất. Còn có trƣờng hợp ngƣời sử
dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo đúng quy định [7].


14

PHẦN III
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn xã Thanh
Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong giới hạn 15 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất
đai đƣợc quy định trong Luật Đất đai 2013.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
3.2.1. Địa điểm thực thiện
- UBND xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
3.2.2. Thời gian tiến hành

Thực hiện từ 07/09/2015 đến 27/11/2015.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Khát quát tình hình cơ bản trên địa bàn xã
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thanh Luông
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa mạo
- Khí hậu.
- Thủy văn.
- Các nguồn tài nguyên .
3.3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Thanh Luông
-. Thực trạng phát triển kinh tế
-. Văn hóa xã hội, TDTT
- Công tác Quốc phòng – An ninh trật tự


15

3.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai xã Thanh Luông
- Hiện trạng sử dụng đất xã Thanh Luông năm 2015.
- Biến động đất đai xã Thanh Luông giai đoạn 2013 - 2015.
3.3.2. Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Thanh Luông
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.


16

3.3.3 Ý kiến của các bộ và người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại
địa phương
- Số phiếu: 40
3.3.4. Khó khăn, giải pháp
3.3.4.1 Khó Khăn
3.3.4.2 Giải Pháp
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu số liệu thông tin
cần thiết thông qua việc tìm hiểu các nghiệp vụ, các văn bản, qua điều tra tìm hiểu
thực tế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phƣơng pháp lấy phiếu điều tra: Để điều tra lấy ý kiến của ngƣời dân xã

Thanh Luông, ta chọn ra 6 thôn bản làm điểm với cán bộ UBND xã, gồm các thôn:
Cộng Hoà, Bản Ló, Thanh Bình, Bản Pe, Bản Lé, Bản Căng Lá . Mỗi thôn, bản lấy
6 hộ, vậy tổng cộng sẽ có 36 phiếu phát ra.Cán bộ UBND xã 4 phiếu gồm 1 Phó
chủ tịch UBND xã, 2 địa chính, 1 văn phòng. Tổng là 40 phiếu.
- Phƣơng pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra: Qua các số
liệu, tài liệu đã thu thập đƣợc tiến hành tổng hợp, phân loại các số liệu về công tác
quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tƣợng điều
tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tƣơng quan giữa các yếu tố đó.
- Phƣơng pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê: từ những nguồn
thông tin thu thập đƣợc tiến hành phân tích, so sánh từ đó đƣa ra những nhận định
đánh giá chủ quan, những nhận định của các nhà quản lý về các vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dƣới Luật về quản lý đất đai, đặc
biệt nắm vững 15 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai theo Luật 2013.
.


17

PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Thanh Luông
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh luông là một xã biên giới Việt – Lào với 8,5 km đƣờng biên giới, nằm
phía tây của lòng chảo Điện Biên, cách trung tâm huyện Điện Biên khoảng 43,2 km
và có vị trí địa lý nhƣ sau:
- Phía Đông giáp thành phố Điện Biên Phủ;
- Phía Bắc giáp xã Thanh Nƣa;
- Phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
- Phía Nam giáp xã Thanh Hƣng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Thanh Luông là xã nằm trong khu vực lòng chảo bồn địa Điện Biên và có
địa hình đa dạng, đƣợc chia thành hai vùng chủ yếu:
- Vùng Đồng bằng: Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 463
– 503 m, thoải dần từ Tây sang Đông. Dạng địa hình này phù hợp với phát triển cây
lúa và cây hoa màu.
- Vùng đồi núi: Độ cao trung bình từ 680 – 1.245,5 n. Dạng địa hình này
chiếm khoảng diện tích là 2.563,73 ha; chiếm 70,85% tổng diện tích tự nhiên và
mặt phủ chủ yếu là rừng trồng và nguyên sinh.
4.1.1.3. Khí hậu
Thanh Luông là một xã thuộc vùng miền núi Tây Bắc nên xã chịu ảnh hƣởng
rõ rệt của khí hậu vùng này. Đƣợc hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến
và sự thay thế của các hoàn lƣu lớn theo mùa, kết hợp với các điều kiện địa hình
nên mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau: nhiệt độ thấp, trời
khô hanh có sƣơng muối; mùa mƣa từ tháng tƣ đến tháng 9 không khí nóng ẩm và
có mƣa nhiều.


×