Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha (Giai đoạn 6Lô CN5) trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.42 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ THÙY

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY PHẦN DIỆN
TÍCH 180HA (GIAI ĐOẠN 6-LÔ CN5) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ THÙY

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY PHẦN DIỆN
TÍCH 180HA (GIAI ĐOẠN 6-LÔ CN5) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K44 - QLĐĐ - N01

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học


: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên em đã về thực tập tại Ban bồi thường GPMB huyện Phú
Bình. Đến nay em đã hoàn thành xong đợt thực tập tốt nghiệp và khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh
viên. Đây là thời gian để mỗi sinh viên chúng ta sau quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Trong trang đầu của khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên
đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Ban bồi
thường GPMB huyện Phú Bình đã tạo điiều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Sau cùng em xin kính chúc toàn thể thầy cô trong khoa quản lý tài

nguyên thật dồi dào sức khỏe,hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò
đến với những bến bờ tri thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Dƣơng Thị Thùy


ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1.

Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2010 – 2014 ......................30

Bảng 4.2 :

Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi tại dự án .........................................35

Bảng 4.3.

Giá đất nông nghiệp cho khu vực GPMB ............................................39

Bảng 4.4.

Giá đất ở tại nông thôn cho khu vực giải phóng mặt bằng .................40

Bảng 4.5.


Kết quả bồi thường đất nông nghiệp ....................................................40

.Bảng 4.6.

Kết quả bồi thường về đất ở ..................................................................41

Bảng 4.7:

Kết quả bồi thường về tài sản,cây cối gắn liền với đất ........................42

Bảng 4.8.

Kết quả hỗ trợ về đất..............................................................................43

Bảng 4.9:

Các chính sách của dự án ......................................................................44

Bảng 4.10: Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng ...........................................44
Bảng 4.11 : Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ ........46
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng tài chính của người dân khi được bồi thường.......47
Bảng 4.13. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất ..........................48
Bảng 4.14. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất ..........49


iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 :


Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích đất bị thu hồi tại dự án ...................35

Hình 4.2 :

Biểu đồ thể hiện cơ cấu bồi thường đất nông nghiệp tại dự án...........41

Hình 4.3.

Thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất ...................................48

Hình 4.4.

Sự thay đổi về ngành nghề của hộ ........................................................50


iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BT & GPMB
GPMB
GCNQSDĐ
GTNT
HĐND
KT-XH
NĐ – CP
QĐ-UBND
STT
TN-KT-XH
TT-BTNMT
BT & GPMB
GPMB


Bồi thường và giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giao thông nông thôn
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - Xã hội
Nghị định - Chính phủ
Quyết định - Ủy ban nhân dân
Số thứ tự
Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội
Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
Bồi thường và giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng


v
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của công tác bồi thường GPMB.................................................. 4
2.1.1.Cơ sở lí luận ........................................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 7

2.1.3 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 8
2.2. Khái quát về công tác bồi thường GPMB.............................................................. 9
2.2.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư................................................... 9
2.2.1.1. Bồi thường ......................................................................................................... 9
2.2.1.4. Đặc điểm của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ........................10
2.2.2. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng......... 11
2.2.3. Đối tượng và điều kiện được đền bù ..................................................... 12
2.2.3.1 Đối tượng được đền bù theo quy định của pháp luật .....................................12
2.2.3.2. Điều kiện được đền bù thiệt hại......................................................................13
2.3. Công tác bồi thường GPMB trên thế giới và Việt Nam .....................................15
2.3.1. Công tác bồi thường GPMB một số nước trên thế giới ........................ 15
2.3.2. Công tác bồi thường GPMB ở nước Việt Nam................................................18


vi
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................................21
3.2.1. Địa điểm ..............................................................................................................21
3.2.2. Thời gian .............................................................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình ...............................21
3.3.2. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng khu
công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha (Giai đoạn 6-Lô CN5) trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. ............................................................................21
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của
người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng ...........................................................22

3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và
đề xuất phương án giải quyết .......................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................22
3.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp.......................................................................................22
3.4.2. Điều tra số liệu sơ cấp ........................................................................................23
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ...........................................23
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình ...................................24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình ................................................29
4.2. Đánh công tác giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng khu công nghiệp Điềm
Thụy phần diện tích 180 ha( giai đoạn 6-lô CN5) huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên. .........................................................................................................................34


vii
4.2.1 Khái quát dự án nghiên cứu ................................................................................34
4.2.2.Đánh giá công tác thống kê đất đai của dự án ...................................................34
4.2.3. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ............ 36
4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của GPMB đến đời sống của người dân tại khu
vực GPMB.. ..................................................................................................................45
4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công tác GPMB của dự án và đề xuất
những phương án giải quyết ........................................................................................50
4.4.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB........50
4.4.2. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm ...........................52
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................54
5.1 Kết luận ...................................................................................................................54
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................57



1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh- quốc
phòng, và có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong quá trình sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm gần đây thực hiện công tác đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng đề ra, đất nước ta có nhiều khởi sắc,
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trên đà phát triển với
các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, văn hóa… Sự thay đổi và phát triển
đòi hỏi phải có mặt bằng xây dựng. Vậy để thực hiện các dự án phát triển kinh tế
- xã hội Nhà nước phải thu hồi một phần đất của người dân đang sử dụng.
Trước thực trạng như vậy,công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là một
việc hết sức khó khăn,phức tạp và được xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng liên quan đến một loại tài sản có giá trị rất lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Thực tế,
qua nhiều dự án đã cho thấy công tác giải phóng mặt bằng vẫn tồn tại nhiều bất
cập. Khó khăn lớn nhất của công tác giải phóng mặt bằng là việc xác định giá bồi
thường nhưng giá bồi thường lại luôn thấp hơn so với giá thị trường, do vậy ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, họ luôn cảm thấy mức giá bồi thường là
chưa thỏa đáng. Đó cũng là lí do chính khiến cho người dân không tình nguyện
chuyển đi, không ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng.
Cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và huyện Phú Bình nói
riêng trong những năm gần đây đã có nhiều công trình, dự án được triển khai
nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống



2
của người dân và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của cả
nước. Nổi bật nhất là khi dự án khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích
180 ha được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Điềm Thụy, cuộc sống của
người dân bắt đầu có sự thay đổi. Tuy nhiều diện tích đất ruộng phải thu hồi
để nhường chỗ cho các công ty, nhà máy nhưng đổi lại bà con được đền bù
theo đúng quy định của Nhà nước, thanh niên trong độ tuổi lao động không
còn phải lo thất nghiệp như trước đây, hầu như ai cũng tìm được một công
việc phù hợp với mức thu nhập ổn định. Công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng của dự án được chia làm 6 giai đoạn theo từng lô khác nhau.Trong đó
giai đoạn 6 (Lô CN5) của dự án được thực hiện tại xóm Bình,xã Điềm Thụy
với tổng diện tích thu hồi 38642,0 m2. Quá trình thực hiện công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng của dự án còn còn gặp những trở ngại, khó
khăn dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công còn chưa kịp thời,
làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của
công tác giải phóng mặt bằng, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc
Nông em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá công tác bồi thƣờng
giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu công nghiệp Điềm Thụy phần
diện tích 180ha (Giai đoạn 6-Lô CN5) trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu
công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha (Giai đoạn 6-Lô CN5) trên địa
bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên



3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Phú Bình.
- Đánh giá thực trạng công tác BT & GPMB dự án xây dựng khu công
nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha (Giai đoạn 6-Lô CN5).
- Xác định được những thuận lợi ,khó khăn của công tác BT& GPMB
dự án xây dựng khu công nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha (Giai đoạn
6-Lô CN5) trên địa bàn huyện Phú Bình.
- Đề xuất phương án giải quyết có tính khả thi và rút ra bài học kinh
nghiệm cho công tác BT & GPMB cho địa phương trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học,
biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Nắm chắc các quyết định về bồi thường và giải phóng mặt bằng bằng
việc áp dụng trực tiếp vào thực tế.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác BT & GPMB
khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ
yếu trong công tác thực hiện BT&GPMB, nguyên nhân và giả pháp khắc
phục cho huyện Phú Bình trong việc thực hiện BT&GPMB đạt được hiệu
quả cao nhất.


4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của công tác bồi thƣờng GPMB

2.1.1.Cơ sở lí luận
Thực chất của việc GPMB là chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước để phục vụ vào
mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Theo Luật Đất đai 2013 [5] quy định như sau:
Điều 61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường
hợp sau đây:
1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
2. Xây dựng căn cứ quân sự;
3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc
biệt về quốc phòng, an ninh;
4. Xây dựng ga, cảng quân sự;
5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa,
thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an
dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an quản lý.


5
Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia ,
công cộng
Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia ,
công cộng trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ

trương đầu tư mà phải thu hồi đất
2. Thực hiê ̣n các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận , quyết định
đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA);
b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp
hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự
nghiệp công cấp quốc gia;
c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao
thông, thủy lợi , cấp nước , thoát nước, điện lực , thông tin liên lạc ; hệ thống
dẫn, chứa xăng dầu , khí đốt; kho dự trữ quốc gia ; công trình thu gom, xử lý
chất thải;
3. Thực hiê ̣n cá c dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà
phải thu hồi đất bao gồm:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước , tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công
trình sự nghiệp công cấp địa phương;


6
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng
đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng
dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí

phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới , khu dân cư nông thôn mới; chỉnh
trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến
nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng;
đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép,
trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than
bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác
tận thu khoáng sản.
Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự
nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp
luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc
không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền
thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không
còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;


7
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính
mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai
khác đe dọa tính mạng con người.
2.1.2. Cơ sở pháp lý

2.1.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về bồi thường GPMB
- Hiến pháp năm 1992.
- Luật đất đai 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về thi
hành luật đất đai năm 2013.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy
định về giá đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 37/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hộ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất.
- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về phương pháp định giá đất, xây dựng, điều
chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
2.1.2.2. Các văn bản của địa phương
- Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


8
- Quyết định số 55/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc
gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 56/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng,vật nuôi là thủy
sản khi nhà nước thu đất trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.
2.1.3 Cơ sở thực tiễn
Thụy Điềm vốn là xã thuần nông của huyện Phú Bình, đời sống của bà
con chỉ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng kể từ năm 2012 trở lại
đây, khi các dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh được đầu tư, xây dựng tại
địa phương thì Điềm Thụy đã có những thay đổi mạnh mẽ. Xã thuần nông
trước đây dường như đã được “lột xác” với sự xuất hiện của những nhà máy,
khu công nghiệp hiện đại và nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát...cuộc
sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Có thể thấy, việc hình thành
các nhà máy, khu công nghiệp ở Điềm Thụy đã đem lại làn gió mới làm thức
dậy một vùng quê nghèo.
Ðể có mặt bằng triển khai đồng loạt các công trình, dự án lớn ở khu
công nghiệp Điềm Thụy và một số dự án công trình trọng điểm trên địa bàn
huyện như hiện nay thì công tác BT & GPMB, tái định cư là yếu tố quyết
định thực hiện đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu và phát triển
kinh tế, xã hội,thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng. .
Tuy nhiên đây là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan trực tiếp đến đại bộ
phận nhân dân, dễ gây mất ổn định trật tự xã hội. Cùng với xu thế phát triển
kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa, nhu cầu sử dụng đất cho việc phát


9
triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện cũng ngày một bức xúc. Công tác thu
hồi, bồi thường và tái định cư trong giải phóng mặt bằng không chỉ là sự quan
tâm của các cấp chính quyền địa phương mà nó còn đang là vấn đề “nóng”
trong cả nước.
2.2. Khái quát về công tác bồi thƣờng GPMB
Công tác BT&GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công
cộng, mục đích phát triển kinh tế.

2.2.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.2.1.1. Bồi thường
- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng. (Khoản 12 Điều 3 Luật Đất
đai 2013) [5].
Khái niệm bồi thường này chỉ nói đến bồi thường đất,mà chúng ta còn
phải đề cập đến bồi thường về tài sản trên đất. Như vậy, theo nghĩa rộng thì
“Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất và tài sản trên đất đối với diện tích đất bị thu hồi và tài sản có
trên diện tích đất đó cho người bị thu hồi đất”(Nguyễn Khắc Thái Sơn,2015) [15].
2.2.1.2. Hỗ trợ
- Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người
có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. (Khoản 14 Điều 3
Luật Đất đai 2013) [5].
2.2.1.3. Tái định cư
Pháp luật đất đai chưa quy định khái niệm về tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.Tuy nhiên, qua những nội dung quy định về tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất thì chúng ta có thể hiểu: Tái định cư khi Nhà


10
nước thu hồi đất là việc Nhà nước bố trí đất ở mới cho các hộ gia đình,cá
nhân bị Nhà nước thu hồi đất đang ở để giao cho người khác sử dụng.
( Nguyễn Khắc Thái Sơn,2015) [15].
Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau
-Bồi thường bằng nhà ở.
-Bồi thường bằng giao đất ở mới.
-Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
2.2.1.4. Đặc điểm của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì
trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này
mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày
nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có
giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BT&GPMB liên quan đến lợi ích
của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì
công tác BT&GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công
tác BT&GPMB mang tính đa dạng và phức tạp.
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện TN-KT-XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội
thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành,... mật độ dân cư khác nhau,
ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng
đó. Do đó, công tác BT&GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm
riêng biệt.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống KT-XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu
sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng


11
chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là
phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng
đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công
tác định giá bồi thường. ( TS. Đỗ Thị Lan và TS.Đỗ Anh Tài, 2007) [4].
2.2.2. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
BT&GPMB là hoạt động hết sức nhạy cảm và phức tạp do tác động
tương hỗ qua lại với nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội... Chính vì vậy, tiến
độ cũng như kết quả của quá trình BT&GPMB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư của Nhà nước:

Chính sách của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư
quy định về trình tự tiến hành GPMB, quy định về quyền và nghĩa vụ của các
bên có liên quan, đồng thời cũng quy định cụ thể về mức bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Do đó, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt trong
quá trình BT&GPMB.
- Điều kiện TN-KT-XH của địa bàn
Quy mô, khối lượng GPMB, đặc điểm, tính chất, độ phức tạp trong
công tác BT&GPMB của từng dự án chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện TNKT-XH của địa bàn.
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư thì việc lập hồ
sơ pháp lý về đất đai và tài sản là một yêu cầu không thể thiếu. Việc xác
lập hồ sơ không chỉ dựa vào đo vẽ, khảo sát thực tế mà còn dựa vào các
loại hồ sơ lưu như: GCNQSDĐ, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, giấy
phép xây dựng, biên bản thống kê, kiểm kê đất đai... Do vậy, công tác quản
lý Nhà nước về đất đai được thực hiện đúng, đầy đủ, thường xuyên sẽ giúp
cho việc xác lập hồ sơ đơn giản, nhanh gọn, tránh sự tranh chấp giữa các
bên và ngược lại.


12
- Tổ chức thực hiện
Đây là yếu tố quyết định đối với công tác BT&GPMB. Trên cơ sở các
chính sách của Nhà nước, điều kiện thực tế của địa bàn và dự án, việc tổ chức
thực hiện (Trình tự, thủ tục, cơ cấu nhân sự, phương pháp làm việc...) được
tiến hành một cách hợp lý và khoa học sẽ mang lại kết quả cao, đảm bảo lợi
ích các bên.
- Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp
hoặc dán tiếp đến công tác BT&GPMB như:
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý

và sử dụng đất tác động đến công tác BT&GPMB.
+ Thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý và sử dụng đất.
+ Nhận thức và thái độ của người dân bị thu hồi đất, công tác tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện theo chính sách pháp luật Nhà nước
2.2.3. Đối tượng và điều kiện được đền bù
2.2.3.1 Đối tượng được đền bù theo quy định của pháp luật
Theo khoản 2 điều 2 nghị định 47 [8] quy định: người sử dụng đất quy
định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.Bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự
(sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình,
cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư
tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;


13
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật

về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của
pháp luật về đầu tư.
2.2.3.2. Điều kiện được đền bù thiệt hại.
Theo điều 75 luật đất đai 2013[5] quy định: điều kiện được bồi
thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền
thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là
Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng
được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy


14
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của
Luật này mà chưa được cấp.
2. Cộng đồng dân cư , cơ sở tôn giáo , tín ngưỡng đang sử dụng đất mà
không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có
đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa
được cấp.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có

thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng
nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật
này mà chưa được cấp.
4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử
dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp,
tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước,
có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chưa được cấp.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho
thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận
hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa
được cấp.


15
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho
thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản.
Theo điều 88,Luật đất đai 2013 [5] quy định:Nguyên tắc bồi thường
thiệt hại về tài sản,ngừng sản xuất,kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền

với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải
ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
2.3. Công tác bồi thƣờng GPMB trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Công tác bồi thường GPMB một số nước trên thế giới
2.3.1.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái lan
Hiến pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các
mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng,phát triển tài nguyên cho đất
nước ,phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải
thực hiện theo thời giá thị trường cho những hợp pháp cho tất cả các thiệt hại
do việc trưng dụng gây ra và quy định việc đền bù phải khách quan cho người
chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó.Dựa trên các quy định
này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của
ngành mình.
Năm 1987, Thái Lan ban hành luật về trưng dụng bất động sản áp dụng
cho việc trưng dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc
phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát


16
triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công
cộng.Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá
trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại.Căn cứ vào đó,từng ngành đưa ra các
quy định cụ thể về trình tự tiến hành đền bù tái định cư, nguyên tắc cụ thể xác
định giá trị đền bù, các bước lập và phê duyệt dự án đền bù, thủ tục thành lập
các cơ quan, các ủy ban tính toán đền bù tái định cư, trình tự đàm phán, nhận
tiền đền bù, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa.Ví dụ:trong ngành
điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án đền bù tái định
cư lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu:” Đảm bảo

cho những người bị ảnh hưởng có mức sống tốt hơn”thông qua việc cung cấp
cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa có nhu cầu, đảm bảo cho những
người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá
trình phát triển xã hội, vì vậy thực tế đã tỏ ra hiệu quả thu hồi đất trong nhiều
dự án.(PGS.TS. Lương văn Hinh, 2013) [3].
2.3.1.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước nông nghiệp.Sau cách mạng giải phóng
dân tốc (năm 1949),Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất ,đưa ruộng đất
cho nông dân,Trung Quốc tiến hành phong trào tập thể hóa nông nghiệp.Đất
đai và những tư liệu sản xuất chủ yếu ở nông thôn được tập thể hóa.
Trong nông ngiệp,Trung Quốc khôi phục và thừa nhận hộ nông dân như
là đơn vị sản xuất chủ lực trong nông nghiệp.Những hộ nông dân ở nông thôn
được nhà nước giao đất và các quyền rộng rãi như quyền chuyển nhượng,
chuyển đổi để chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế ở nông
thôn.Nhờ giao dịch rộng rãi về quản lí và sử dụng đất đai cho hộ nông dân,
hàng loạt các chính sách khác về nông nghiệp,nông thôn Trung Quốc phát
triển nhanh chóng.


×