Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đảng bộ huyện Kim Động lãnh đạo nhân dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1996 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.5 KB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này là sự nỗ
lực của cá nhân và sự giúp đỡ của nhiều người, tôi xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thầy Lê Văn Túc . Cảm ơn
tất cả các thầy (cô) giáo trong khoa Lịch Sử và các bạn đã có những
đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu khoa
học này.
Hà Nội, ngày ... tháng 05 năm 2013
Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là do tôi
tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự giúp đỡ thầy Lê Văn Túc , các
thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử và các bạn .
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày ... tháng 05 năm 2013

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
Chương 1: QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI
HOÁ CỦA ĐẢNG QUA CÁC KÌ ĐẠI HỘI VIII, IX...................................5
1.1. Những quan niệm

chung về công nghiệp hóa hiện đại hóa

trong lịch sử......................................................................................................5
1.2. Đường lối công nghiệp hoá hiện đại hóa của Đảng tại đại hội VIII. . . 13
1.3. Đường lối công nghiệp hoá hiện đại hóa của Đảng tại đại hội



IX.. .16

Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ1996 – 2005...................20
2.1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công nghiệp hóa
hiện đại hóa giai đoạn 1996 – 2005...............................................................20
2.1.1 Tại Đại hội đại biểu lần thứ XIVcủa tỉnh Hưng Yên(1996)...........20
2.1.2 Tại Đại hội đại biểu lần thứ XV(2000) của tỉnh Hưng Yên...........25
2.2. Đảng bộ huyện Kim Động lãnh đạo nhân dân thực hiện quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa 1996 - 2005..........................................34
2.2.1. Khái quát về huyện Kim Động........................................................ 34
2.2.2 Đảng bộ huyện Kim động lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa 1996 - 2005.......................................................................... 37
2.2.2.1 Tại Đại hội XVIII của Đảng bộ huyện Kim Động (1996).......37
2.2.2.2 Tại Đại hội XIX của Đảng bộ huyện Kim Động (2000)...........52
2.3. Hạn chế của quá trình thực hiện........................................................... 59
Chương 3. THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM........................62
3.1. Thành tựu................................................................................................ 62
3.2. Một số bài học kinh nghiệm................................................................... 64
KẾT LUẬN.................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 68



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các
mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người
của xã hội. Công nghiệp hóa chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra

cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một
quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, tuỳ từng nước
khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên không giống nhau cách thức tiến hành
xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại sẽ không giống
nhau.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản
xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là
một nền đại công nghiệp. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn với hiện
đại hoá. Công nghiệp hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Từ năm 1996, đất nước ta đã chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước
công nghiệp. Huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên cũng là một trong những
huyện đi đầu trông công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và đạt được
nhưng thành tựu to lớn trên tất cả các mặt.
Để người dân địa phương có thể hiểu rõ hơn được quan điểm công
nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Hưng Yên cũng như huyện Kim Động, nắm
bắt được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra ở huyện mình từ

5


đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho những chặng đường tiếp theo. Qua đó
luận cũng góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, động viên các tầng lớp
nhân dân trân trọng giá trị lịch sử , phát huy truyền thống cách mạng ra sức thi
đua lao động sản xuất, học tập và công tác, vượt qua khó khăn thử thách, thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân, xây dựng huyện Kim Động ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài “ Đảng Bộ huyện Kim
Động lãnh đạo nhân dân thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa 1996
đến năm 2005”.
Vì thời gian hoàn thành có hạn cũng như vốn hiểu biết còn nông cạn và
ít ỏi của mình, bài luận văn của em khó tránh khỏi những sai sót và khuyết
điểm còn phải sửa đổi và bổ sung. Vì vậy em rất mong và trân trọng mọi ý
kiến đóng góp của thầy để từ đó em có thể củng cố được vốn hiểu biết của
mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Đảng Bộ huyện Kim Động lãnh đạo nhân dân thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa 1996 đến năm 2005” là hoàn toàn mới mẻ,
chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống
Cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu và giải quyết một cách
có hệ thống về vấn đề Đảng Bộ huyện Kim Động lãnh đạo nhân dân thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa 1996 đến năm 2005 . Vì vậy tôi chọn đề tài trên
có ý nghĩa thực tiễn và lý luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ sự lãnh đạo nhân dân của Đảng huyện Kim Động - Hưng Yên trong
quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa 1996 đến năm 2005.


- Đưa ra các giải pháp để thúc đẩy việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp, xử lý các nguồn tài liệu.
- Trình bày, phân tích một cách khách quan về sự lãnh đạo nhân dân trong

quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá từ năm 1996 đến 2005
của đảng bộ huyện Kim Động- Hưng Yên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, đề tài tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ
Huyện Kim Động - Hưng Yên trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa 1996 đến năm 2005
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong Khóa luận chủ yếu là các văn kiện
Đại hội Đảng và chuyên khảo về lịch sử Đảng bộ, các báo cáo tổng kết kinh
tế hàng năm của huyện, tỉnh, các Nghị quyết của Huyện ủy và Tỉnh ủy …
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài lịch sử, phương pháp sử dụng trong khóa luận bao gồm
các phương pháp: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp
thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích…
5. Đóng góp của Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận làm sáng tỏ sự lãnh đạo nhân dân của Đảng bộ Huyện Kim
Động - Hưng Yên trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa
1996 đến năm 2005. Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học
kinh nghiệm trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1997
đến ănm 2005.


Khóa luận đã khai thác, xây dựng được một hệ thống tư liệu có giá trị
góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương.
6 Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Quan điểm về công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng qua

các kì Đại hội VIII, IX,
Chương 2: Đảng bộ huyện Kim Đông lãnh đạo quá trình công nghiệp
hóa 1996 đến 2005
Chương 3: Thành tựu và bài học kinh nghiệm
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


Chương 1
QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
CỦA ĐẢNG QUA CÁC KÌ ĐẠI HỘI VIII, IX
1.1 Những quan niệm chung về công nghiệp hóa hiện đại hóa trong lịch sử
Có thể khẳng định rằng, bất cứ một nước chậm phát triển nào, muốn
đạt được trình độ của một nước phát triển đều phải trải qua một nấc thang có
tính tất yếu lịch sử, đó là công nghiệp hoá. Trong thời đại ngày nay công
nghiệp hoá bao hàm trong đó có cả hiện đại hoá .
Không nên chỉ hiểu công nghiệp hoá theo nghĩa hẹp; theo nghĩa nó là
quá trình hình thành cách thức sản xuất dựa trên kỹ thuật và công nghệ hiện
đại riêng trong lĩnh vực tiểu công nghiệp và công nghiệp, mà nên hiểu theo
nghĩa rộng, theo nghĩa quá trình đó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, các
ngành của nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau
song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ
cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế
nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn
lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Ở thế kỷ XVII, XVIII khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây
Âu, công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng
lao động sử dụng máy móc. Những khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm

công nghiệp hoá nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng
với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Do đó,
việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của
nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.


Đầu thế kỉ XX các nước đế quốc lợi dụng sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, nhờ vào thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Họ đã biết áp
dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và sinh họat làm tăng năng suất lao động
nâng cao chất lượng đời sống. Từ đó đã tạo ra quá trình công nghiệp hóa. Lao
động thủ công được thay thế bằng máy móc làm giải phóng sức lao động.
Kế thừa và chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những
kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từ thực
tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị ban chấp
hành Trung ương lần thứ 7 khoá VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi
căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh
tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên
tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công
nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước
mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm
giải quyết những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số
nước đang phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định
chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ
giữa kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế phải xây dựng những mặt
thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và
công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân.

Như vậy công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên
những chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác
có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế


quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công
nghệ ngày càng hiện đại.
Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn
những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả
về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Như vậy công nghiệp hoá theo tư tưởng
mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần,
kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như
quan niệm trước đây.
Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá.
Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính
trị và văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình mà nhờ
đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội nhằm tiến tới
một hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát
triển. Hiện đại hoá cưỡng bức dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó
đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ.
Từ năm 1960 đến năm 1975 miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một
nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu lại phải vừa chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc vì vậy
xuất phát điểm của công nghiệp hoá miền Bắc rất thấp tỉ trọng ngành công
nghiệp chiếm 42.3% & thu nhập GDP/người/năm dưới 100USD vì vậy Đảng
đã xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây
dựng 1 nền kinh tế cân đối và hịên đại bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kĩ
thuật của chủ nghĩa xã hội đó là mục tiêu cơ bản, lâu Chỉ đạo chiến lược: xây
dựng và phát triển công nghiệp theo hướng:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lí.

- Phát triển, kết hợp chặt chẽ công nghiệp với nông nghiệp.


Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển
công nghiệp nặngdài trải qua nhiều giai đoạn.
Cơ cấu kinh tế: Đảng xác định kết hợp công nghiệp với nông nghiệp
và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng giá trị công nghiệp tăng từ năm 1960
lên 28.7% năm 1975.
Trong 10 năm 1965 - 1975, Miền Bắc đã trải qua bốn lần chuyển hướng
kinh tế , mỗi lần chuyển hướng cũng là phải buộc cân nhắc cân nhắc từng nội
dung cụ thể để có thể đảm bảo các yêu cầu trước mắt và tính toán các mục
tiêu lâu dài của tiến trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, nhất là chuẩn bị
những điều kiện cần thiết để có thể chuyển sang đẩy mạnh công nghiệp hoá
trên phạm vi cả nước khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở Miền Nam,
tổ quốc thống nhất.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải
phóng, Tổ quốc thống nhất ,cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng vẫn tiếp tục khẳng định: “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”
nhưng sang Đại hội Đảng lần IV(1976) đường lối đó đã có sự thay đổi: “đẩy
mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa
xã hội đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát
triền nông nghiệp và công nghiệp nhẹ kết hợp xây dựng công nghiệp và nông
nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp vừa xây dựng
kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung
ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.
Đại hội dự kiến công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa khoảng 20 năm và
tới lúc đó Việt Nam sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học - kỹ thụât tiên tiến, quốc phòng
vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.



Đến Đại hội V của Đảng (1981) đã xác định trong chặng đường đầu
tiên của thời kì quá độ ở nước ta phải lấy nông nghịêp làm mặt trận hàng đầu,
ra sức phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng, việc xây dựng và phát triển
công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ vừa sức nhằm phục
vụ thiết thực có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Vì vậy, nền
kinh tế quốc dân thời kì này đã có sự tăng trưởng khá hơn, tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 1981 là 2.3%/năm đến năm 1985 là 5.7%/năm.Đại hội V cũng có
một số biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
phát triển như: thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong
một thời gian nhất định nhằm huy động nền kinh tế ngoài quốc doanh và tập
thể nhằm phát triển nông nghiệp và công nghiệp tiêu dùng, bước đầu chú ý
vai trò của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghịêp, thừa nhận nhiều
hình thức kinh tế quá độ trong sản xuất và phân phối. Nhờ vào những điều
chỉnh quan trọng về nội dung, bước đi và tốc độ công nghiệp hoá và bước đầu
tháo gỡ những rào cản của cơ chế quản lý kinh tế, cho nên nền kinh tế đã có
bước phát triển mới cả trong nông nghiệp và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế tiếp
tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với nền kinh tế của đất
nưởc trong những thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy chưa thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn gay gắt,
nhưng những thành phần đổi mới ấy đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân
nhất là giúp Đảng có thêm một cơ sở để tự tin khởi xướng công cuộc đổi mới
toàn diện tại những Đại hội tiếp theo.
Trong Đại hội Đảng lần thứ VI (12 - 1986). Đại hội đã khởi xướng
công cuộc đổi mới toàn diện, trọng tâm là đổi mới kinh tế, trong đó có đổi
mới về đường lối công nghiệp hóa với nội dung bao trùm là: chuyển trọng
tâm từ phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện ba chương trình kinh tế;
lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng sản xuất khẩu.



Đại hội chỉ rõ “nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát của những năm
còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội, tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Đại hội khẳng định dứt khoát quan điểm: “ không bố trí xây dựng công
nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả phục vụ nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ”... Từ quan điểm bao trùm đó, nội dung, bước đi,
phương hướng tiến hành công nghiệp hóa theo tinh thần Đại hội VI được đổi
mới như sau:
Quá trình công nghiệp hóa phải được tiến hành từng bước phù hợp với
trình độ sản xuất trong thời kì lên chủ nghĩa xã hội. Đó phải là một quá trình
lâu dài, đặc biệt với một số nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam, càng
phải trải qua những bước đi quá độ trung gian khác nhau. Từ cách nhìn đó,
Đại hội xác định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ, đó
là bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn nhằm thực hiện mục tiêu nhỏ trong
mục tiêu lớn.
Chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ chưa thể đẩy mạnh công
nghiệp hóa, mà là tạo tiền đề cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa ở chạng
đường tiếp theo.
Phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, coi trọng tính khả thi và tính hiệu
quả của những chương trình công nghiệp hóa
Cơ cấu kinh tế của chặng đường đầu tiên chưa phải là công - nông
nghiệp mà là nông - công nghiệp và dịch vụ.
Thừa nhận sự lâu dài nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh
tế trong quá trình công nghiệp hóa.
Bước đầu chuyển sang thực hiện nền kinh tế mở gắn với thực hiện
chính sách kinh tế nhiều thành phần.

14



Những quan điểm trên của Đại hội VI bước đầu đã định hướng cho việc
chuyển từ mô hình công nghiệp hóa theo quan điểm cũ sang xây dựng mô
hình công nghiệp hóa phù hợp với điều kiện đất nước và su thế phát triển của
thời đại.
Bước sang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII tháng 6 - 1991 đã
thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Để thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, Cương
lĩnh cũng khẳng định phải “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất
nước theo hướng hiện đại, gắn liền với một nền kinh tế phát triern toàn diện là
nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ
nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện
đời sống nhân dân”.
Nếu như Đại hội VI tập trung tháo gỡ những rào cản của cơ chế quản lý
kinh tế nhằm giải phóng sức sản xuất thì Đại hội VII chủ trương tập trung đầu
tư đầu tư tập trung cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tạo chuyển biến rõ nét về
cơ cấu kinh tế, trước hết đối với từng vùng và ngành trọng điểm.
Đại hội chủ trương đi đôi với việc tập trung phát triển ba chương trình
kinh tế, phải phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dụng nông thôn
mới; trong sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu phải chú trọng tính đa
dạng và chất lượng sản phẩm; phát triển du lịch, phát triển một số ngành công
nghiệp nặng phục vụ cho ba chương trình kinh tế lớn, coi trọng khai thác tài
nguyên đặc biệt là dầu khí; phát triển theo cơ cầu hạ tầng theo huớng vừa
chống xuống cấp, vừa hiệnđại hoá có trọng điểm, phát triển giao thông nông
thôn, miền xây dựng và thực hiện phát triển kinh tế vùng, mở rộng quan hệ
phân công, họp tác và liên kết giữa các vùng trong nước và bên ngoài.


Để thực hiện được mục tiêu đó Đại hội VII nhấn mạnh chủ truơng nhất

quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, xem thị trường vừa là căn cứ vừa là
kế hoạch hoá.
Để định hướng cho một nền kinh tế mở Đại hội chủ truơng cần đa dạng
hoá, đa phương hoávà nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh tế đối ngoại, huy
động mọi tiềm năng kinh tế, phát huy lợi thế tương đối, vừa đáp ứng tốt nhu
cấủan xuất và đời sống trong nước, vừa hứong mạnh vê xuất khẩu, gắn thị
trường trong nước với thị trường ngoài nước.
Trước thực tế đó, Hội Nghị Trung ương bảy khoá VII (7-1994) đã ra
nghị quyết chuyên đề “Về phát triển nông nghiệp, công nghiệp đến năm 2000
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc và xây dựng giai cấp công
nhân trong giai đoạn mới” . Nghị quyết Trung ương bảy khoá VII quan niệm
“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các quản lý xã hội, từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự nghiệp
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất
lao động xã hội cao”.
Quan niệm này phản ánh một bước phát triển trong tư duy lý luận của
Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện mấy khía cạnh sau:
- Phạm vi công nghiệp hoá hiện đại hoá không chỉ là sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tếtheo hướng gia tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong GDP mà là
sự chuyển đổi căn bản toàn diện mọi hoạt động kinh tế và hoạt động quản
lý; cả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển lực lượng sản xuất để
đạt đến trình độ tương đối hiện đại.


- Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá.Từ một nứơc có xuất phát
điểm thấp, kinh tế chưa phát triển nước ta vừa phải phát triển theo quy luật
tuần tự, vừa cần thiết phải đi thẳng hiện đại hoá để phát triển.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ thuần tuý là quá trình kinh tế - xã
hội, mà còn là quá trình văn hoá, sâu xa hơn là quá trình phát triển chất lượng
nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiêu chuẩn hoá, trí tuệ hoá,
có tác phong nông nghiệp, thích ứng với đòi hỏi của chính thực tiễn quá
trình công nghiệp hoá.
- Mục tiêu đơn giản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ đơn giản là
sức phát triển công nghiệp, không chỉ nhằm gia tăng giá trị sản xuất công
nghiệp và dịch vụ trong GDP mà phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội với các tiềm lực kinh tế - xã hội tiên tiến, hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, nhân dân có cuộc sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng
và an ninh vững chắc.
Nghị quyết Trung ương bảy khoá VII đã cụ thể hoá thành những
phương hướng và giải pháp cụ thể để phát triển công nghiệp đến năm 2000.
Vói nghị quyết Trung ương bảy khoá VII, nước ta đã chuyển dần sang thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đến năm 1996 đã đạt nhiều thành tựu to lớn,
đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đặt cho Đại hội VIII tầm
nhìn mới về khả nang đưa đất nước chính thức chuyển sang thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.2. Đường lối công nghiệp hoá hiện đại hóa của Đảng tại đại hội VIII (6 1996)
Từ thực tiễn công nghiệp hoá trên thế giới và ở nước ta, Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6 - 1996) được diễn ra. Đại hội VIII
đánh giá đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đan xen với


thời cơ đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Trên cơ sở các quan điểm của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm
kì khoá VII, Nghị quyết hội nghị trung ương bảy khoá VII, Đại hội VIII đã bổ
sung, phát triển thành sáu quan điểm lớn chỉ đạo quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá.
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính
đi đôi với tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội
nhập với khu vực và trên thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời
thay thề nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu qủa.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vị trí chủ đạo.
- Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước,
không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với
đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi
nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Lấy hiệu qủa kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương
án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư vào công nghệ. Đầu tư chiều sâu, khai
thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô
vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng
thời xây dựng một số công trình quy mô lớn cần thiết và có hiệu qủa.Tạo ra
những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng các ngừôn


lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó
khăn, tạo diều kiện cho các vùng để phát triển.
- Kết kợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
Tuy không định danh mô hình công nghiệp hoá nhưng quan điểm tổng
quát trên đây về mặt nào đó cho thấy đây là sự kết hợp giữa chiến lược công

nghiệp hoá thay thê nhập khẩu và hướng vào xuất khẩu, trong đó nhấn mạnh
nguyên tắc lấy xuất khẩu làm hướng chính thực hiện ngay ở giai đoạn đầu
công nghiệp hoá đất nước, đồng thời kết hợp sản xuất thay thế nhập khẩu ở
những lĩnh vực trong nước sản xuất có hiệu qủa. Mục tiêu 2020 cơ bản nước
ta trở thành một nước công nghiệp
Việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá mới, dựa trên nguyên tắc
thị trường và định hướng xuất khẩu, có nghĩa là coi thị truờng bên ngoài trở
thành một động lực quan trọng cho sự phát triển. Sự lựa chọn chiến lược đó
thể hiện rõ quan điểm mở cửa, thực hện phát triển mạnh nền kinh tế hướng
ngoại. Thực hiện chiến lược này đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế nước trong
mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như vậy so với đường lối
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa truớc đây thì quan điểm công nghiệp hoá
theo đường lối của Đại hội VIII đã có sự khác nhau căn bản về hình thức, nội
dung, bước đi và giải pháp tiến hành, đánh dấu bước phát triển mới trong tư
duy của Đảng về công nghiệp hoá đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm
cuối cùng của thế kỉ XX, theo đường lối của Đại hội VIII, là: Đặc biệt coi
trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn
diện nông, lâm nghiệp với chế biến nông , lâm, thuỷ sản; phát triển sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng


mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và
yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển.
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết
sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng
nhanh và có hiệu qủa cao. Mở rộng thương nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đẩy
mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần các nũi nhọn như chế
biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu - khí, một số ngành cơ khí

chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lich.Phát triển mạnh
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
Tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa nước tatừng bước rút ngắn
khởng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, không có
con đuờng nào khác ngoài đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII trên cơ sở đánh giá những thành tựu đã đạt
được trong chặng đường đầu tiên đã quyết định đưa đất nước chuyển sang
thời kì mới- thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.3. Đường lối công nghiệp hoá hiện đại hóa của Đảng tại đại hội IX.
Từ tổng kết những thành công và hạn chế của 15 năm đổi mới, 10 năm
thực hiện “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000” 5 năm thực
hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Đại hội VIII… Đại
hội IX đã đề ra đường lối kinh tế là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng nền kinh tế đọic lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp theo định huớng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực,
đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững tăng trưởng kinh tế đi liền với
phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân , thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường;
kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là: “Đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật
chấtvà tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng
lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an
ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
được hình thành đồng bộ về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế

được nâng cao.
Từ định hướng chiến lược đó, Đại hội xác định phải “phát triển kinh tế,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm”. Nhiều vấn đề do lịch
sử để lại và do thực tiễn cuộc sống thúc bách đòi hỏi phải được giải đáp cả về
mặt nhận thức và tổ chức thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ôrong các Nghị quyết Trung ương bảy khoá VII và Nghị quyết Đại hội VIII
chỉ mới nêu lên mục tiêu quan điểm, định hướng cơ bản về đẩy mạnh công
nghịêp hoá ở nước ta, còn nhiều vấn đề khác như mô hình công nghiệp hoá ở
Việt Nam, về tiếp cận kinh tế tri thức, về xã hội thông tin, văn minh trí tuệ…
phải trong quá trình vừa tiến hành công nghiệp hoá, vừa bổ sung dần nhận
thức để làm rõ dần. Trong đó Đại hội IX có nhận thức rõ hơn về vấn đề:
- Về mới quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa, Đại hội IX đã khẳng định ưu tiên phát triển sản xuất,
còn quan hệ sản xuất mới tuy được xây dựng đồng thời nhưng phải tính toán
đến sự phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Con đường công nhiệp hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời
gian,vừa có bước tuần tự. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng khả
năng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ
sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ


biến hơn những thành tựu mới về khoa học công nghệ, từng bước phát triển
nền kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của
người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là
nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta phải phát triển nhanh
và có hiệu qủa các sản phẩm, các ngành, các lĩnh ưưjc có lợi thế, đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng phải trên định hướng đó, mọi hoạt

động phải xuất phát từ hiệu qủa tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội,môi
truờng, quốc phòng và an ninh.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải đảm bảo xây dựng gắn liền
kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách
, đồng thời tiềm lực kinh tế đủ mạnh: có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ
nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày
càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội
sinh về khoa học công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế- tài chính vĩ mô; đảm
bảo an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với với chủ động hội kinh tế
quốc tế; kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển
đát nước. Muốn độc lập tự chủ đòi hỏi phải xây dựng một ssố ngànhcông
nghiệp then chốt đủ sức làm động lực cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và khi
thị trường thế giới có biến động, khủng hoảng thì có khả năng tự cân đối nhu
cầu trong nước.
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn với
việc nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm nông nghiệp đảm bảo thu
nhập của người nông dân xấp xỉ bằng thu nhập của xã hội và sản phẩm xã hội
thoả mãn được nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.


Muốn vậy phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệpthành phần nền sản
xuất hàng hoá có chất lượng ngày càng cao, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học
và công nghệ , thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và sinh học
hoá. Công nghiệp và dịch vụ vùng nông thôn phải được tạo dựng và phát triển
vừa để phục vụ đầu vào và đầu ra của nông nghiệp, vừa để giải quyết việc làm
và nghề nghiệp mới cho số lao động nông thôn dôi du và mớ tăng thêm, nhất
la chế biến, bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cáu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vững

của tương lai. Yêu cầu quan trọng hàng đầu là sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên, bảo vệ và cải thiện môi truờng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, coi
đây là nội dung quan trọng của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lí
tất cả các lĩnh vực, các vùng; thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi truờng.
Bằng nhiều biện pháp đồng bộ, chủ truơng của Đại hội IX đã từng bước
đi cuộc sống. đem lại hiệu qủa cao thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội
nâng cao đời sống của nguời dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực
và trên trường quốc tế.


Chương 2
ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1996-2005
2.1. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công nghiệp hóa hiện đại
hóa giai đoạn 1996 - 2005
Ngay từ đại hội XIV (1997)của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã nêu ra
những mục tiêu phương hương và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện công nghiệp
hoá – hiện đại hoá trong tỉnh.
Để thực hiệ được qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh Hưng
Yên Đảng bộ tỉnh hưng Yên đã đưa ra nhưng phương hướng cụ thể nhằm phát
triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
2.1.1. Tại Đại hội đại biểu XIV của tỉnh Hưng Yên
2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoa, hiện đại hoá.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện:
Coi nông nghiệp có vai trò quan trọng để ổn định đời sống và tạo cơ sở
cho phát triển công nghiệp. Từng bước xây dựng vùng sản xuất chuyên canh
như lúa cao sản, đặc sản, nhãn, đậu đỗ, cà chua, dưa cư chuột… Đặc biệt quan
tâm đến công nghệ sinh học nhằm chọn được tập đoàn cây trồng và vật nuôi
có giá trị cao, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, đáp

ứng nhu cầu chế biến hiện đại. Triển khai nhanh chương trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hình thành cơ cấu lương thực 40%,
rau quả cây công nghiệp 28% và chăn nuôi 32%. Giá trị sản xuất trên đơn vị
diện tích 32 triệu/ha.
Năng suất lúa đạt trên 12 tấn/ha, bình quân lương thực 450kg/người.
Cải tạo vườn tạp, đất trũng, đất công ích, đưa diện tích nhãn lên 1 vạn ha.
Tăng nhanh tốc độ chăn nuôi theo hướng phát triển chăn nuôi công nghiệp,

24


tập trung “nạc hóa” đàn lợn, “Sind hoá” đàn bò, chăn nuôi gà công nghiệp, bò
sữa, thủy sản.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đổi mới các biện pháp thâm canh,
tăng vụ. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. . .
- Phát triển nhanh công nghiệp:
Tăng tích lũy, tranh thủ vốn đầu tư để phát triển công nghiệp.
Trước mắt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có vai trò
rất quan trọng: Chọn lọc công nghệ sinh học, tăng cường công nghiệp chế
biến, xây dựng nhanh kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng thủy lợi đưa
nhanh điện và thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống, hóa học hóa
theo hướng coi trọng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, khôi phục nghề
truyền thống, phát triển nghề mới.
Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phấn đấu đạt tỉ lệ cơ giới hóa khâu
làm đất khâu làm đất trên 70%, phòng trừ sâu bệnh 100%, xay xát gạo 100%
(30% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu), vận chuyển nông thôn trên 60%, cơ giới hóa
các khâu nặng nhọc trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như gạch, gốm,
thêu ren, dệt, se sợi đay, chạm khắc gỗ…
Đổi mới thiết bị, khai thác có hiệu quả các cơ sở chế biến nông sản hiện
có như nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu, mỳ ăn liền, xay xát đánh bóng

gạo, bánh kẹo. Khuyến khích sơ chế, chế biến nhỏ tại gia đình để tiêu dùng và
xuất 13 khẩu. Tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào
chế biến lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, chế biến thức ăn chăn nuôi công
nghiệp.
Công nghiệp tập trung hướng vào đầu tư mở rộng và khai thác những xí
nghiệp công nghiệp hiện có xây dựng thêm một số xí nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng cao cấp, giầy, may xuất khẩu... Tranh thủ hợp tác đầu tư, hình
thành nhanh 3 khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối, thị xã Hưng Yên.


×