Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ NGỌC PHỤNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI CÁ TRA
THƯƠNG PHẨM TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ NGỌC PHỤNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI CÁ TRA
THƯƠNG PHẨM TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2016

Quyết định thành lập HĐ:

696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017

Ngày bảo vệ:

23/8/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch Hội đồng:
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi
cá tra thương phẩm tỉnh An Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, Ngày 24 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Phụng

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban Trường Đại học Nha Trang, quý Thầy/Cô giảng dạy và truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Trâm
Anh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự
giúp đỡ này.
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân còn có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn An Giang, Chi cục Thủy sản An Giang, Cục Thống kê An Giang… đã
tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập
thông tin dữ liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 24 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Phụng

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN...................................................................................................................6
1.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế ..........................................................................6
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế...............................................................................6
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế........................................................................7
1.2. Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế ............................................................8
1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh tế................................................................................8
1.2.2. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế ............................................................................9
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế....................................................................10
1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế .........................................................10
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế .......................................................13
1.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả...........................................................................14
1.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................15
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................17
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU NGHỀ NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM TỈNH AN
GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................18
2.1. Tình hình nuôi cá tra ở nước ta và An Giang .........................................................18
2.1.1. Tình hình nuôi cá tra ở nước ta ...........................................................................18
2.1.2. Tình hình chung về nuôi cá tra tại An Giang ......................................................20
2.2. Giới thiệu về đặc điểm kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm và địa bàn nghiên cứu tại
An Giang........................................................................................................................33
2.2.1. Giới thiệu về đặc điểm kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm tại An Giang ............33
v


2.2.2. Địa bàn nghiên cứu..............................................................................................36

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................36
2.3.2. Thu thập số liệu ...................................................................................................36
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39
3.1. Hiện trạng nghề nuôi cá tra thương phẩm ..............................................................39
3.1.1. Thông tin chung về hộ nuôi.................................................................................39
3.1.2. Thông tin tình hình nuôi cá tra ............................................................................43
3.2. Kết quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh An Giang..........................47
3.2.1. Vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị .....................................47
3.2.2. Các khoản chi phí cố định ...................................................................................48
3.2.3. Chi phí biến đổi ...................................................................................................55
3.2.4. Doanh thu từ hoạt động nuôi cá tra thương phẩm...............................................59
3.2.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................................................61
3.2.6. So sánh hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm giữa nuôi theo tiêu
chuẩn VietGAP và nuôi không theo tiêu chuẩn VietGAP ............................................64
3.2.7. Về thị trường tiêu thụ ..........................................................................................66
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh An Giang..67
3.3.1. Thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An Giang .........67
3.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của các hộ nuôi cá tra
thương phẩm tỉnh An Giang ..........................................................................................71
3.3.3. Một số nguyện vọng và ý kiến đánh giá để phát triển nghề nuôi cá tra thương
phẩm của các hộ nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An Giang ............................................73
3.4. Kết luận và một số khuyến nghị nhằm phát triển nghề nuôi cá tra thương phẩm tại
An Giang........................................................................................................................74
3.4.1. Kết luận................................................................................................................74
3.4.2. Một số khuyến nghị nhằm phát triển nghề nuôi cá tra thương phẩm tại An Giang ......78
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82
PHỤ LỤC

vi


KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

ACL

Công ty Cửu Long

AGF

Công ty Agifish

ANV

Công ty Nam Việt

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ATA

Công ty Tuấn Anh

AVF


Công ty Việt An

BỘ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DOC

Bộ Thương mại Mỹ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Liên minh châu Âu

FAO

Tổ chức Nông, lương thực Liên Hiệp Quốc

FCR

Hệ số tiêu hóa thức ăn


FARM BILL

Đạo luật nông nghiệp của Hoa Kỳ

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

FSIS

Cục Thanh tra An toàn vệ sinh thực phẩm Hoa Kỳ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

HALAL

Hợp pháp theo chuẩn của Qur’an

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh

HQKT


Hiệu quả kinh tế

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

vii


PTNT

Phát triển nông thôn

POR 11

Thuế chống phá giá lần thứ 11

ROAA

Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản bình quân

ROEA

Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bình quân

ROS


Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

SQF

An toàn chất lượng thực phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

USD

Đơn vị tiền tệ Mỹ

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VASEP

Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam

VietGAP

Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam


WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất cá tra thương phẩm tỉnh An Giang năm 2008-2016............28
Bảng 2.2: Số nhà máy và công suất chế biến cá tra tỉnh An Giang năm 2016 .............29
Bảng 2.3: Diễn biến sản lượng chế biến cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2016....30
Bảng 3.1: Thống kê tuổi của chủ hộ nuôi......................................................................39
Bảng 3.2: Cơ cấu về giới tính của chủ hộ......................................................................39
Bảng 3.3: Tình hình lao động của hộ nuôi và lao động thuê ngoài...............................40
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra ..........................................41
Bảng 3.5: Thông tin về kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ nuôi .................41
Bảng 3.6: Thông tin về hình thức nuôi..........................................................................43
Bảng 3.7: Nguồn cung cấp giống ..................................................................................44
Bảng 3.8: Mật độ thả giống ...........................................................................................45
Bảng 3.9: Thông tin về thời gian nuôi...........................................................................45
Bảng 3.10: Dịch bệnh trên cá tra ...................................................................................46
Bảng 3.11: Tỷ lệ hao hụt và mức độ rủi ro trong nuôi cá tra ........................................47
Bảng 3.12: Vốn đầu tư, mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ nuôi cá tra thương phẩm..... 47
Bảng 3.13: Phân bổ chi phí khấu hao qua các năm .......................................................49
Bảng 3.14: Chi phí tiền lương của hộ nuôi cá tra thương phẩm ...................................51
Bảng 3.15: Chi phí sửa chữa của hộ nuôi cá tra thương phẩm......................................53
Bảng 3.16: Chi phí lãi vay của hộ nuôi cá tra thương phẩm .........................................54
Bảng 3.17: Chi phí biến đổi của hộ nuôi cá tra thương phẩm.......................................56
Bảng 3.18: Tổng hợp chi phí, giá thành của hộ nuôi cá tra thương phẩm ....................57

Bảng 3.19: Doanh thu của hộ nuôi cá tra thương phẩm ................................................60
Bảng 3.20: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi cá tra thương phẩm................61
Bảng 3.21: So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 ao nuôi cá tra thương phẩm trong năm 2016... 64
Bảng 3.22: Thông tin về thị trường tiêu thụ ..................................................................66
Bảng 3.23: Một số nguyện vọng phát triển của hộ nuôi cá tra thương phẩm ...............73
Bảng 3.24: Một số ý kiến đánh giá của hộ nuôi cá tra thương phẩm............................74

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam ....................................................19
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .................................................................21
Hình 2.3: Diễn biến diện tích nuôi cá tra tỉnh An Giang 2008-2016 ............................25
Hình 2.4: Diễn biến sản lượng và năng suất nuôi cá tra An Giang năm 2008-2016.....26
Hình 2.5: Cơ cấu sản lượng nuôi cá tra tỉnh An Giang năm 2016 ................................27
Hình 2.6: Năng suất bình quân nuôi cá tra tại các địa phương trong tỉnh An Giang năm 2016...28
Hình 2.7: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu cá tra tỉnh An Giang năm 2008-2016.........31
Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra tỉnh An Giang năm 2008-2016 ..............32
Hình 2.9: Hình thái bên ngoài của cá tra .......................................................................33
Hình 2.10: Địa điểm thu mẫu ........................................................................................36
Hình 3.1: Sơ đồ thực hiện chuỗi liên kết dọc cá tra ......................................................42

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm
tỉnh An Giang” là phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi cá tra thương
phẩm tại tỉnh An Giang trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả kinh tế của hoạt động nuôi cá tra tại địa phương trong thời gian tới theo định
hướng phát triển ổn định và bền vững. Đồng thời, phân tích những mặt tích cực và
những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi cá tra thương phẩm,
những ý kiến, kiến nghị mong muốn của các hộ nuôi.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thống kê mô tả để so sánh số liệu
theo thời gian. Số liệu thu thập được từ điều tra 95 hộ nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh
An Giang, số liệu điều tra được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel để phân tích,
tính toán kết quả, tìm và phân tích số nhỏ nhất, số trung bình, số lớn nhất của các chỉ
tiêu: lợi nhuận, sản lượng, doanh thu, chi phí… Đồng thời phân tích những thông tin
để đánh giá tình hình kinh tế xã hội của các hộ nuôi cá tra thương phẩm như: diện tích
nuôi, vốn đầu tư, mật độ nuôi, số năm kinh nghiệm…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với 95 hộ nuôi cá tra thương phẩm tại tỉnh An
Giang qua 2 năm 2015 và 2016 như sau:
Về giới tính và độ tuổi: Nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất là 87% và nữ giới chiếm
13% do nghề nuôi cá tra là một công việc vất vả, nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe trong vụ
nuôi nên nam giới phù hợp hơn với công việc này. Đa số các hộ nuôi đều nằm trong độ
tuổi lao động nên dễ dàng tiếp nhận các thông tin khoa học kỹ thuật nuôi.
Về trình độ học vấn: Trình độ phổ thông chiếm 85,26%, trình độ trung cấp chiếm
2,11% và trình độ đại học là 12,63%. Phần lớn chủ hộ nuôi cá tra thương phẩm có
kinh nghiệm tự học hỏi lẫn nhau, tự mày mò và đút rút kinh nghiệm.
Về trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi: Phần lớn các chủ hộ nuôi đều mang
tính chất tự phát, tự học hỏi kinh nghiệm nuôi của nhau.
Về hình thức nuôi: Có đăng ký nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và không có đăng
ký nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy diện tích nuôi của cá tra thương phẩm năm
2015 là 90,55 ha và năm 2016 là 90,75 ha đa số các hộ nuôi cá tra thương phẩm có
xi


diện tích ao nuôi dưới 1 ha chiếm 67% và số hộ có diện tích ao nuôi trên 2 ha chỉ

chiếm tỉ lệ nhỏ là 11%. Sản lượng nuôi năm 2015 đạt 28.580 tấn và năm 2016 đạt
29.953 tấn. Nghề nuôi cá tra thương phẩm đã giải quyết công ăn việc làm cho 134 lao
động gia đình tham gia nuôi cá và 203 lao động thuê ngoài.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt khá lớn về hình thức nuôi, mức
độ đầu tư và năng suất nuôi giữa các hộ nuôi có đăng ký nuôi theo tiêu chuẩn
VietGAP và không đăng ký theo tiêu chuẩn VietGAP. Cụ thể là: Các hộ nuôi không
đăng ký nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP thì mức độ đầu tư thấp hơn, tổng chi phí (bao
gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định) thấp hơn, giá thành sản xuất cao, rủi ro cao
hơn do năng suất thấp hơn. Do đó lợi nhuận thấp hơn so với các hộ nuôi theo tiêu
chuẩn VietGAP, được thể hiện qua kết quả sau:
- Vụ nuôi năm 2015, có 7 hộ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tổng lợi nhuận đạt
4.891 triệu đồng, mức lãi cao nhất đạt 4.475 triệu đồng, mức lỗ thấp nhất -1.004 triệu
đồng; tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,1; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
trung bình là 0,07. Có 88 hộ nuôi không theo tiêu chuẩn VietGAP lỗ -10.842 triệu
đồng, mức lãi cao nhất đạt 5.950 triệu đồng, mức lỗ thấp nhất -3.330 triệu đồng; tỷ
suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là -0,04; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung
bình là -0,07.
- Vụ nuôi năm 2016, có 7 hộ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tổng lợi nhuận đạt
5.647 triệu đồng, mức lãi cao nhất đạt 3.750 triệu đồng, mức lỗ thấp nhất -805 triệu
đồng; tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,07; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
trung bình là 0,05. Có 88 hộ nuôi không theo tiêu chuẩn VietGAP tổng lợi nhuận lỗ 12.894 triệu đồng, mức lãi cao nhất đạt 7.920 triệu đồng, mức lỗ thấp nhất -3.297 triệu
đồng; tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là -0,05; tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu trung bình là -0,08.
Từ khóa: Cá tra, hiệu quả kinh tế, năng suất, nuôi thương phẩm, An Giang.

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành Thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế đất nước. Quy mô của ngành ngày càng mở rộng và vai trò của ngành cũng tăng lên
không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
– FAO (2014) năm 2014 là năm đánh dấu sự tăng trưởng của thủy sản nuôi. Tốc độ
tăng của thủy sản nuôi vượt thủy sản đánh bắt. So với năm 2013, tổng sản lượng thủy
sản năm 2014 đạt 164,3 triệu tấn, tăng 1%; trong đó thủy sản nuôi đạt 74,3 triệu tấn,
tăng 5% và thủy sản đánh bắt đạt 90 triệu tấn, giảm 2%. Trong khi nhu cầu thủy sản
ngày càng tăng, thì nguồn cung từ nguồn lợi khai thác thủy sản ngày càng cạn kiệt, nên
nuôi trồng thủy sản (NTTS) có tiềm năng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của con người.
Ngành NTTS ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian
qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp
phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành
phần kinh tế trong và ngoài nước. Năm 2013, ĐBSCL đã đạt sản lượng 2,2 triệu tấn
thủy sản trên diện tích nuôi đạt 795.000 ha, chiếm 89% diện tích và 92,5% sản lượng
các tỉnh phía Nam (Báo Vĩnh Long, 2014).
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, nghề nuôi cá tra đã đạt nhiều thành tựu
to lớn về mặt kinh tế cũng như sự phát triển của công nghệ nuôi mới, đồng thời cũng
góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước cũng như đã giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của một bộ
phận người dân. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm kinh tế thủy sản của cả nước,
nghề nuôi cá tra đã trở thành một bộ phận kinh tế chủ lực của vùng vì thế nó có tác
động rất lớn đối với kinh tế xã hội của toàn vùng (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
II, 2011). Không chỉ mang về ngoại tệ mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc xóa
đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người dân (Võ Hồng Thanh Trúc, 2014).
An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng ĐBSCL, nằm giữa
hai dòng sông Tiền và sông Hậu nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ thống
kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hàng năm là điều kiện thuận
1



lợi cho nghề thủy sản phát triển mạnh. Do biết tận dụng ưu thế và tiềm năng nguồn
nước và điều kiện tự nhiên, ngư dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để
nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế
mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra là loại thủy sản thích
hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút
ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp
phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và
ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh (Võ Hồng Thanh Trúc, 2014).
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam
bộ và được xem là nghề nuôi truyền thống. Tài liệu của Ủy Hội sông Mê Kông cũng
đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt Nam những thập niên 50-70. Từ
trước những năm 1970, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất
đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, các đối tượng khác rất ít. Hiện nay, nuôi
cá tra đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền
Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi đối tượng này. Nghề nuôi thương
phẩm cho năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá tra nuôi
trong bè có thể đạt tới 100 - 300kg/m3 bè. Sông Cửu Long rất đa dạng về giống loài
nuôi nhưng loài nuôi chiếm sản lượng nhiều nhất chủ yếu là cá tra (Tổng cục Thủy
sản, 2012).
Tại An Giang, nghề nuôi cá tra có từ trước năm 1975 nhưng chỉ mang tính tự
phát, nhỏ lẻ, theo kiểu tăng gia sản xuất. Đến năm 1997, người dân chuyển qua phát
triển nghề nuôi cá tra trên bè cho đến năm 2004. Sự phát triển của hệ thống nuôi bè
và nuôi đăng quầng đã giảm dần theo thời gian dựa trên sự kém hiệu quả kinh tế của
mô hình này như cá nuôi chậm lớn, tỉ lệ sống thấp, sự bùng phát dịch bệnh thường
xuyên và sự ô nhiễm nước. Vì vậy, nuôi cá tra trong bè và đăng quầng phát triển chỉ
trong khoảng thời gian ngắn từ năm 1997 đến năm 2004 khi so với nuôi trong ao ngày
nay. Vào năm 2003, Chi cục Thủy sản An Giang nghiên cứu nuôi thử nghiệm cá tra

trong ao, vừa tiết kiệm chi phí vừa cho năng suất cao (bình quân 2,7 kg cá nguyên liệu
nuôi ao cho 1 kg thịt phi lê, trong khi nuôi bè cần 3,3 kg cá nguyên liệu) (Chi cục
Thủy sản An Giang, 2004). Vì vậy, nghề nuôi cá tra thương phẩm trong ao được xem
là thành công trong hệ thống nuôi thủy sản ở An Giang.
2


Theo số liệu của Cục Thống kê An Giang, diện tích nuôi cá tra năm 2015 đạt
1.233 ha, sản lượng đạt 245.133 tấn và năm 2016 đạt 1.153 ha, sản lượng đạt 259.323
cá nuôi của toàn tỉnh. Qua đó cho thấy, diện tích và sản lượng năm 2016 cao hơn rất
nhiều so với năm 2015. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá tra thương phẩm tại
tỉnh An Giang đã đặt ra một đòi hỏi rất cao về sản lượng, cả về lợi nhuận cũng như thị
trường tiêu thụ. Do vậy, nghề nuôi cá tra thương phẩm có tiềm năng rất lớn và sự
thành công của nghề này gần như đặt trọng tâm vào năng suất để có thị trường xuất
khẩu ổn định. Tuy nhiên, hiện nay do chất lượng cá tra giống quá thấp, kỹ thuật nuôi
còn hạn chế, nên tỷ lệ cá bị hao hụt rất lớn. Điều này có thể nhìn thấy những nguyên
nhân gây khó khăn cho người nuôi như: Chất lượng giống cá tra ngày một giảm; người
nuôi thiếu thông tin nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; chưa liên kết hợp tác
sản xuất; chưa hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khi nuôi nên giá bán sản phẩm luôn bấp
bênh và bất ổn đầu ra; gặp khó khăn trong việc vay vốn tái sản xuất…Từ đó, nhiều
nông dân đã treo ao, không sản xuất vụ 2, hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác. Bên
cạnh đó, ngành cá tra thật sự là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang mang
lại lợi ích kinh tế lớn, hằng năm đem lại ngoại tệ cho đất nước.
Xuất phát từ những vấn đề ở trên, nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An Giang” là cần thiết.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững nghề này cho
địa phương một cách có hiệu quả kinh tế.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Hiệu quả kinh tế mà nghề nuôi cá tra thương phẩm năm 2015 và 2016 mang lại.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm
tại tỉnh An Giang trong năm 2015 và 2016.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn nghề nuôi cá tra thương phẩm.
- Đề xuất một số khuyến nghị cho các bên có liên quan nhằm phát triển nghề
nuôi cá tra bền vững.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá tra thương
phẩm tỉnh An Giang.
Đối tượng khảo sát là các hộ nuôi cá tra thương phẩm.
Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm của các hộ nuôi trong 2
năm 2015 và 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: thu thập và tổng hợp các số liệu về nghề nuôi cá tra thương
phẩm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang,
Cục Thống kê, Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang….
Số liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp nhằm điều tra về năng lực chủ hộ, hiện
trạng của nghề nuôi cá tra thương phẩm, mức độ đầu tư, doanh thu, chi phí, trình độ
sản xuất, những khó khăn và phương hướng phát triển cũng như ý kiến đóng góp của
các hộ nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An Giang.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng
cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, xuống địa bàn khảo sát thực tế các hộ nuôi sau đó
chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
chủ hộ.
Phương pháp xử lý số liệu: Tác giả thống kê, xử lý số liệu điều tra bằng cách sử

dụng phần mềm máy tính (Microsoft Office Excel) để tổng hợp, phân tích và xử lý số
liệu thu thập được.
Từ kết quả phân tích số liệu sơ cấp và tổng hợp các tài liệu thứ cấp tác giả dùng
làm căn cứ phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá tra thương phẩm
trên địa bàn tỉnh An Giang.
5. Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn
Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An
Giang thông qua việc khảo sát các hộ nuôi trong 2 năm 2015 và 2016. Trên cơ sở đó
rút ra được những thuận lợi, khó khăn giúp cho người nuôi cá tra thương phẩm có
4


những định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển nghề nuôi đạt hiệu quả kinh
tế. Ngoài ra, những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho các cơ quan chức
năng trong việc lập kế hoạch và quy hoạch để nghề nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An
Giang có hiệu quả và bền vững. Tiếp theo, luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích
cho những nghiên cứu về sau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, ... luận văn
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế, bản chất và tiêu chuẩn
hiệu quả kinh tế; các quan điểm đánh giá hiệu quả và phân tích các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu
trong nước.
Chương 2: Đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương này nêu thực trạng nuôi cá tra tại Việt Nam và An Giang. Bên cạnh đó,
giới thiệu về đặc điểm cá tra, địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu – Thảo luận
Vận dụng lý thuyết về hiệu quả kinh tế và kết quả đánh giá hiệu quả của nghề

nuôi, xác định thuận lợi và khó khăn của các hộ nuôi để từ đó làm cơ sở cho kiến nghị
giải pháp để nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá tra thương phẩm trong thời gian tới.

5


CHƯƠNG 1. CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
1.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để đánh
giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là mục
tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao hiệu quả
kinh tế là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.
"Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ
hàng hóa” (Hoàng Thu Thủy, 2008). Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng
của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận. Như vậy hiệu quả
được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các chỉ tiêu ấy. Quan
điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết quả sản xuất có thể
tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình
sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản xuất tuy có hai mức chi phí
khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chúng là như
nhau.
Để xem xét hiệu quả của một lĩnh vực nào đó, người ta thường xem xét vấn đề
hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội.
Hiệu quả kinh tế: Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành
thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu, hiệu quả kinh tế là hệ số giữa
kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập trong khái
niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp… Hiệu quả kinh tế
thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả chính trị, xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế
quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này
phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những
yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả này có
vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững. Hiệu
quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ
tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân.
6


Sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị xã hội, là một nguyên tắc
để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách ổn định và theo hướng bền
vững. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn tới một hậu quả nghiêm trọng như ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên
của đất nước, đời sống nhân dân gặp khó khăn và môi trường bị ô nhiễm.
1.1.2. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Các quan điểm hiệu quả kinh tế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiện nay, có hai quan điểm về
hiệu quả kinh tế.
* Quan điểm truyền thống:
Khi nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi
chi phí. Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại
là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Sự
thiếu toàn diện được thể hiện:
- Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh
trong trạng thái tĩnh, hiệu quả kinh tế chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản
xuất. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế không những cho chúng ta biết được kết quả của
quá trình sản xuất mà còn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư
hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan

điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ.
- Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi tính toán
các khoản thu và chi cho một hoạt động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán
hiệu quả kinh doanh chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ
sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian trong phân tích hiệu quả kinh tế có ý
nghĩa quan trọng.
- Thứ ba, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường
hợp không phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế.
7


* Quan điểm hiện đại: Theo quan điểm hiện đại khi tính hiệu quả kinh tế phải
căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này,
hiệu quả kinh tế được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ
và hiệu quả kinh tế của từng hoạt động sản xuất.
- Yếu tố thời gian: Được coi là một yếu tố quan trọng trong tính toán hiệu quả
kinh tế. Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau
nhưng có thể hiệu quả kinh tế khác nhau trong những thời điểm khác nhau.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: hiệu quả về tài chính phải phù hợp
với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững của các
quốc gia (Hoàng Hùng, 2001).
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi
luận văn, khái niệm hiệu quả kinh tế được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù
phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được
kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất.
1.2. Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
1.2.1. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế đã chỉ rõ trình độ sử dụng các nguồn lực

trong sản xuất. Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, hiệu quả kinh tế đóng vai trò
quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm đưa ra giải pháp tối ưu
nhất, phương pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề ra. Việc đánh
giá hiệu quả kinh tế phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và
không gian, trong mối quan hệ giữa hiệu quả chung của toàn vùng và hiệu quả của
từng đơn vị sản xuất. Xét trong từng đơn vị sản xuất, hiệu quả kinh tế không chỉ được
sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng của từng yếu tố nguồn lực, mà còn sử dụng để
đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp của các yếu tố nguồn lực. Nâng cao hiệu quả kinh
tế tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được
mục tiêu đề ra. Trong điều kiện các yếu tố nguồn lực có hạn, nâng cao hiệu quả kinh tế
là không thể không đặt ra đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, bất kỳ một người
sản xuất nào. Hiệu quả kinh tế có hai mặt định lượng và định tính:
8


- Về mặt định lượng: Biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được so với
chi phí bỏ ra, chênh lệch giữa kết quả thu về và chi phí đã bỏ ra càng lớn thì hiệu quả
kinh tế càng cao và ngược lại.
- Về mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng,
nỗ lực, trình độ và năng lực quản lý ở các khâu, các cấp quản lý và sự gắn bó của
việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu
chính trị xã hội.
Khi xem xét bản chất hiệu quả kinh tế, không được phép đồng nhất giữa kết quả
và hiệu quả. Vì kết quả chỉ mới làm cơ sở để tính toán hiệu quả.
1.2.2. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế
Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung của tất cả các chủ thể sản xuất, còn
tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế lại có sự khác nhau. Tùy theo phạm vi đánh giá hiệu quả
kinh tế mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với toàn xã hội hay đối với từng
cơ sở sản xuất. Việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề
phức tạp và còn nhiều yếu tố chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế cho

rằng tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội
và sự tiết kiệm lớn về chi phí và tiêu hao tài nguyên.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đối với mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, việc tạo ra và không ngừng
làm tăng lợi nhuận là hết sức cần thiết. Nhưng không được đơn giản coi lợi nhuận như
là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hiệu quả kinh tế. Điều quan trọng là phải xem xét lợi
nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng như thế nào. Mọi tổ chức,
cá nhân sản xuất kinh doanh là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, sự vận động
của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả hệ
thống. Do đó, lợi nhuận mà mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thu được phải
thể hiện sự gắn bó của họ đối với sự vận động của thị trường, vừa phải thể hiện sự tuân
thủ pháp luật Nhà nước, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, lợi nhuận cũng phải được phân phối theo hướng
kết hợp hài hòa các loại lợi ích khác nhau: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích
người chủ sở hữu, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội (Nguyễn Đình Phan & Nguyễn
Kế Tuấn, 2007).
9


1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc
các mô hình kinh tế (gọi tắt là các mô hình)… được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Các
chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với những cường lực không
giống nhau. Thậm chí cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳ này tác động mạnh, thời kỳ
khác lại có thể yếu hơn. Mặt khác, có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (được gọi là
chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch).
Trong đánh giá HQKT không thể sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống
chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này lại không trực tiếp cộng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu
biểu hiện HQKT ở một khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ
tiêu làm đại diện để so sánh.

Xác định kết quả kinh tế của nghề nuôi cá tra thương phẩm là xác định những chi
phí bỏ ra cho các yếu tố đầu vào, như chi phí cố định: Chi phí khấu hao của giá trị đầu
tư xây dựng lồng bè, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay và thuế. Các khoản chi
phí biến đổi, gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức ăn; chi phí thuốc phòng trừ
dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương công nhân; chi phí
sửa chữa nhỏ; các khoản chi phí giao dịch khác. Và đồng thời xác định doanh thu từ
nghề nuôi cá tra thương phẩm. Cuối cùng là việc xác định lợi nhuận, lợi nhuận được
tính bằng Tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí, và sử dụng chỉ tiêu này để xác định tỷ
suất sinh lợi của nghề nuôi cá tra thương phẩm mang lại cao hay thấp (Hoàng Thu
Thủy, 2008).
1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế
Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào xác định hiệu quả
kinh tế của hoạt động nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An Giang, nên tác giả chủ yếu tập
trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế. Từ cơ sở trên các chỉ tiêu được sử
dụng để đánh giá kết quả kinh tế nghề nuôi cá tra thương phẩm tỉnh An Giang được
trình bày trong luận văn này bao gồm:
- Doanh thu
- Chi phí
- Lợi nhuận
10


1.3.1.1. Doanh thu
Doanh thu = Sản lượng x Giá bán
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế hộ nông dân thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của hộ nông dân,
góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.
Doanh thu từ hoạt động nuôi cá tra thương phẩm là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
mà các hộ nuôi thu được từ việc nuôi cá tra thương phẩm và tiêu thụ nó. Doanh thu
của các cơ sở nuôi được thay đổi theo sản lượng cá tra thương phẩm mà các cơ sở nuôi

đạt được. Sản lượng cá tra thương phẩm càng lớn thì mức doanh thu càng cao (giả sử
cố định giá). Tuy nhiên, sản lượng cá tra thương phẩm phải đạt được mức độ đồng đều
và cỡ (size) phải đạt chuẩn thì mức doanh thu mới càng cao, và phải đảm bảo khi thu
hoạch để bán trọng lượng trên mỗi con cá tra thương phẩm (Nguyễn Thị Thu, 1989).
1.3.1.2. Chi phí
Chi phí của hộ nông dân là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, hao
phí lao động vật hoá và chi phí cần thiết khác mà hộ nông dân đã bỏ ra để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”. Như vậy chi phí gồm rất
nhiều hoạt động chi tiêu khác nhau, chi mua nguyên vật liệu, thuê lao động... Các
khoản chi phí có thể phân thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản
xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi
vay.
Chi phí bất biến không thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động. Xét
cho 1 sản phẩm (đơn vị sản phẩm) chi phí bất biến có quan hệ tỉ lệ nghịch với khối
lượng hoạt động. Chi phí bất biến của các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm chủ yếu bao
gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí sửa chữa lớn, chi phí tiền
lương, chi phí trả lãi vay và thuế.
Chi phí khấu hao là khoản chi phí bù đắp sự giảm dần giá trị của tài sản cố định
do quá trình sử dụng, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật… Chi phí khấu
hao là giá trị phân bổ của nguyên giá tài sản cố định qua thời gian sử dụng. Khấu hao
TSCĐ đối với nghề nuôi cá tra thương phẩm bao gồm khấu hao của tất cả các máy
11


móc, nhà xưởng phục vụ cho việc nuôi cá tra thương phẩm. Để khấu hao chính xác cần
xác định giá trị (theo nguyên giá - giá lúc mua, xây dựng), số năm sử dụng tài sản, số
vụ nuôi trong năm. Số năm sử dụng của từng loại tài sản cố định khác nhau. Trong đề
tài nghiên cứu này, qui ước TSCĐ dùng cho nuôi cá tra thương phẩm của các hộ nuôi
là tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 01 năm.

Phân bổ khấu hao được tính toán dựa trên khung thời gian sử dụng tài sản theo
quyết định Bộ tài chính, được phân bổ mức khấu hao theo từng năm và từng vụ nuôi.
Chi phí sửa chữa lớn là những khoản chi phí có kế hoạch sửa chữa, đại tu ban
đầu nhằm phục hồi những bộ phận bị hao mòn, hư hỏng trong quá trình sử dụng
TSCĐ. Trong quá trình dừng nuôi, cơ sở sẽ có kế hoạch sửa chữa…
Chi phí trả lãi vay là khoản chi trả cho chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn phục vụ cho việc nuôi cá tra thương phẩm.
Thuế là các khoản đóng góp của người nuôi vào ngân sách nhà nước.
Chi phí tiền lương công nhân các khoản tiền lương nhân viên trả theo lương thời
gian, thông thường tính trả lương theo tháng làm việc.
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc
doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi
phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng
với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi cùng với thay đổi của khối lượng hoạt động
theo một tỉ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt động tăng, làm tăng chi phí khả biến tăng
theo và ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm, làm giảm chi phí khả biến. Khi khối
lượng hoạt động bằng 0, chi phí khả biến cũng bằng 0. Chi phí khả biến của các cơ sở
nuôi cá tra thương phẩm chủ yếu bao gồm: Chi phí mua con giống; chi phí thức ăn; chi
phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng; chi phí năng lượng; chi phí tiền lương
công nhân trực tiếp; các khoản chi phí giao dịch khác.
Chi phí mua con giống bao gồm tiền mua con giống từ các cá nhân, đơn vị cung
cấp giống và tiền vận chuyển từ nơi nhà cung cấp đến cơ sở nuôi.
Chi phí thức ăn bao gồm toàn bộ tiền mua thức ăn cho cá tra ăn từ lúc thả giống
đến khi thu hoạch.
12


Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh, vi sinh, vi lượng: bao gồm các khoản chi phí
mua các loại thuốc phòng trị bệnh cá tra, các vi sinh vi lượng xử lý trong nước hoặc

trộn vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng của cá tra.
Chi phí năng lượng bao gồm chi phí điện năng, xăng dầu chạy máy phục vụ nuôi
cá tra thương phẩm.
Chi phí tiền lương công nhân là các khoản tiền lương nhân viên trả theo sản
phẩm, trả lương theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận.
Các khoản chi phí khác là các khoản đóng góp địa phương, chi phí thuê thu
hoạch, lưới chắn, thuê thiết bị…(Nguyễn Thị Thu, 1989).
Chi phí cơ hội (Opportunity costs)
Là lợi ích bị bỏ qua khi quyết định lựa chọn giữa các phương án. Lợi ích cao nhất
của một trong các dự án bị bỏ qua trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Khái
niệm chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng và chủ yếu khi tính toán hiệu quả của dự án,
nhất là về mặt giá trị kinh tế, mặc dù chúng không được (hoặc chưa từng được) phản
ánh trong sổ sách của kế toán tài chính.
Chi phí cơ hội được sử dụng để tính toán cho các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm
được tính toán dựa trên mức lãi suất bình quân từ nhiều nguồn khác nhau như ngân
hàng, dự án nhỏ, quỹ xóa đói giảm nghèo,…tại thời điểm các cơ sở nuôi cá tra thương
phẩm bỏ ra vốn để đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào nuôi cá tra thương phẩm
dàn trãi trên các tháng nuôi và không đều nhau; các tháng đầu chủ yếu đầu tư vào
TSCĐ, máy móc, thiết bị phục vụ nuôi, thuốc hóa chất xử lý, chuẩn bị nuôi, con
giống… chi phí đầu tư cho nuôi cá tra thương phẩm. Vì vậy, chi phí cơ hội tác giả
không tính toán để hạch toán lợi nhuận kinh tế.
1.3.1.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá tra thương phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động nuôi cá tra thương phẩm của các cơ sở nuôi; là phần còn lại của
doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí nuôi cá tra thương phẩm để có được sản
lượng cá tra thương phẩm để bán (Nguyễn Thị Thu, 1989).
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh tế. Trong nghiên cứu này,
để đơn giản, tác giả tham khảo nghiên cứu của (Hoàng Thu Thủy, 2008), (Nguyễn
Xuân Bảo Sơn, 2009), (Phan Thị Hoa, 2012), (Hồ Thị Thúy Thanh, 2014).

13


×