Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gò công tây, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.28 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THANH MINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TRỒNG RAU
AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GÒ CÔNG TÂY, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng
rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn huyện Gò Công Tây tỉnh
Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Minh




ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô
Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết và thời gian
giảng dạy tôi trong suốt chương trình cao học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Ngãi, người
trực tiếp đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và
lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, phòng Nội vụ
và các anh/chị đồng nghiệp trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân huyện, phòng Nội vụ huyện Gò Công Tây đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời
gian và công tác để tôi hoàn thành chương trình cao học. Đồng thời, xin cảm ơn Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức và các cá
nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành khảo sát, thu thập và tổng
hợp số liệu thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Trân trọng!
Gò Công Tây, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Minh


iii


TÓM TẮT

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap trên địa huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện
trên các xã Đồng Thạnh, Thạnh Trị, Yên Luông.
Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài các báo cáo của ngành nông
nghiệp, niêm giác thống kê của tỉnh Tiền Giang, ngoài ra đề tài còn sử dụng số
liệu sơ cấp từ việc điều tra trực tiếp 120 hộ trồng rau cải thường và rau cải an
toàn. Mục tiêu chính của nghiên cứu là 1) Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế
mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và rau thường; 2) Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc chọn trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại vùng nghiên
cứu; 3) Đề xuất các giải pháp phát triển trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap trên địa bàn huyện Gò Công Tây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng rau an toàn trên địa bàn huyện Gò
Công Tây đã và đang phát triển đúng với định hướng của huyện và tỉnh, nhằm
góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, diện tích trồng rau
trên địa bàn huyện còn hạn chế năm 2016 chỉ mới phát triển được 25 ha rau an
toàn, trung bình mỗi hộ trồng 0,16 ha; Qua số liệu phân tích ta thấy giá bán trung
bình của rau an toàn cao hơn rau cải thường 1000đ/kg, lợi nhuận 01 ha rau cải an
toàn cao hơn rau cải thường là 13.794.000 đồng/vụ. Nhưng chi phí cho trồng rau
an toàn cao 94.304.000đ so với trong rau cải thường 68.415.000 đồng.
Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định 07 yếu tố ảnh hưởng quyết định trồng rau
an toàn theo tiêu chuẩn VietGap: 1) Tuổi của nông dân tham gia trồng rau, 2)
Trình độ học vấn, 3) Kinh nghiệm trồng rau, 4) Giá bán rau, 5) Tập huấn kỹ
thuật, 6)Tổng chi phí trồng rau, 7) Lợi nhuận trồng rau.


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................................... iv
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI......................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát ................................................................ 3
1.6. Kết cấu đề tài ..............................................................................................................3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở HUYỆN GÒ
CÔNG TÂY VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 5
2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở huyện Gò Công Tây .............................................5
2.1.1 Giới thiệu tổng quan và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gò
Công Tây.....................................................................................................................................5

2.1.2. Sản xuất rau an toàn ở Tiền Giang ............................................................... 7
2.1.3. Các nghiên cứu trước ................................................................................... 8
2.2. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................................10

2.2.1. Giới thiệu về rau an toàn ............................................................................ 10
2.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế ........................................................................................ 26
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU....................................... 30
3.1 Mô hình .....................................................................................................................30


v


3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................33
3.3. Phương pháp xử lý ...................................................................................................34
3.4. Mô tả khảo sát .......................................................................................................... 34
3.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................35

CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TRỒNG RAU
CẢI AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP ............................................................. 36
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ trồng rau .................................................................36

4.2 Nguồn lực sản xuất của hộ trồng rau cải ..................................................................... 38
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của trồng rau cải thường và rau cải an toàn .................... 47
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rau an toàn theo
tiêu chuẩn VietGap .................................................................................................................50
4.5 Phân tích động lực khuyến khích và yếu tố cản trở khi nông dân tham gia
trồng rau an toàn .......................................................................................................................54
4.6 Giải pháp phát triển trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn
huyện Gò Công Tây ..................................................................................................................57

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59
5.1 Kết luận.......................................................................................................................... 59
5.2 Hạn chế của đề tài: .................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 61
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................................. 65
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................................. 69
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................................. 76


vi


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Gò Công Tây ............................................ 6
Hình 2.2 Mô hình chấp nhận công nghệ .......................................................... 23
Hình 2.3 Phân loại các yếu tố khuyến khích .................................................... 24
Hình 2.4 Các yếu tố cản trở.............................................................................. 25
Hình 4.1 Cơ cấu định hướng sản xuất .............................................................. 47


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ................7

Bảng 2.2 Diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn huyện Gò Công Tây.........8
Bảng 2.3 Giới hạn ô nhiễm rau cải.................................................................11
Bảng 2.4 Nhóm tiêu chí đánh giá rau cải an toàn ..........................................13
Bảng 4.1 Tuổi của người trồng rau ................................................................37
Bảng 4.2 Tỷ lệ nam nữ tham gia trồng rau ....................................................37
Bảng 4.3 Trình độ văn hóa của người trực tiếp tham gia trồng rau ...............38
Bảng 4.4 Diện tích canh tác của nông hộ .......................................................39
Bảng 4.5 Diện tích trồng rau cải của nông hộ ................................................40
Bảng 4.6 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ ...............................................41
Bảng 4.7 Kinh nghiệm trồng rau cải an toàn của nông hộ .............................42
Bảng 4.8 Giá bán, sản lượng, doanh thu trồng rau cải ..................................43
Bảng 4.9 Nguồn tiêu thụ của nông dân ..........................................................44

Bảng 4.10 Các yếu tố ảnh hưởng năng suất rau theo đánh giá các hộ điều tra
........................................................................................................................46
Bảng 4.11 Thông tin kỹ thuật trồng rau của nông hộ ....................................46
Bảng 4.12 So sánh chi phí và hiệu quả 2 mô hình trồng rau cải ....................49
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy Binary logistic ....................................................51
Bảng 4.14 Lý do chọn trồng rau an toàn ........................................................55
Bảng 4.15 Những khó khăn trồng rau an toàn ...............................................56


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về đời sống vật
chất, tinh thần của người dân ngày càng cao hơn. Con người không dừng lại ở
nhu cầu ăn no, mặc ấm mà còn phải ăn ngon, mặc đẹp; đặc biệt là họ rất chú
trọng đến vấn đề sức khỏe trong ăn uống. Do đó, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm an
toàn của người dân ngày càng nhiều.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp, ngành trồng trọt của cả
nước nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển về quy mô, năng suất, sản lượng, đó là việc
sử dụng ngày càng nhiều hóa chất như phân bón, thuốc hóa học vv… chính việc
lạm dụng các chất hóa chất này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe của con người.
Xác định được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm, trong những
năm qua tỉnh Tiền Giang đã tập trung chỉ đạo trồng theo hướng an toàn nhằm
đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản
tỉnh nhà; cụ thể, đã hình thành nhiều vùng trồng lúa an toàn, vùng rau an toàn,
vùng cây ăn trái an toàn, vùng lúa theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
Quốc tế (GlobalGAP).

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau xanh đang được xã hội đặc
biệt quan tâm. Vì rau là thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng
ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất xơ... cho cơ thể con
người không thể thay thế. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại
nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh
hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng.
Qua tìm hiểu, phần lớn nông dân trên địa bàn tỉnh đều đã biết ít nhiều biết
đến trồng rau an toàn; một số hộ nông dân cũng muốn chuyển đổi sang trồng rau
an toàn; những hộ đã tham gia trồng rau an toàn nhưng lại không thật sự muốn
gắn bó lâu dài với trồng rau an toàn; lý do năng lực và điều kiện của gia đình


2

chưa đáp ứng, việc cấp giấy chứng nhận còn khó khăn, chưa tin tưởng vào vấn đề
đầu ra của sản phẩm, lợi nhuận tăng không nhiều….. để nhân rộng trồng rau an
toàn trên địa bàn huyện trong thời gian tới ta phải xác định được các yếu tố có tác
dụng khích lệ và những khó khăn cản trở người dân tham gia trồng rau an toàn;
từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy người dân tự nguyện trồng rau an toàn.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap của nông dân trên địa bàn huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang”.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nông
dân chọn trồng rau an toàn trên địa bàn huyện Gò Công Tây, từ đó gợi ý, đề xuất
nhằm phát triển trồng rau an toàn trên địa bàn huyện Gò Công Tây.
Để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu này, sẽ được chi tiết hóa tại phần mục
tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1. Phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn

VietGap và trồng rau thường;
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap tại vùng nghiên cứu;
3. Đề xuất các giải pháp phát triển trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap trên địa bàn huyện Gò Công Tây.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Hiệu quả kinh tế của trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và trồng rau
thường như thế nào? Mô hình trồng rau nào hiệu quả kinh tế hơn?
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap là gì?
Các chính sách cần thiết góp phần phát triển trồng rau an theo tiêu chuẩn
VietGap như thế nào?


3

1.5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu lĩnh vực sản xuất rau cải trên
địa bàn huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang và chỉ dừng lại ở việc xác định
những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc nông dân chọn trồng rau an toàn, từ đó
gợi ý, đề xuất chính sách nhằm phát triển diện tích trồng rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap của bà con nông dân.
Hiệu quả sản xuất bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội nhưng do
hạn chế về số liệu và thời gian nghiên cứu về mặt xã hội nên trong phạm vi đề tài
này tác giả chỉ đơn cử hiệu quả kinh tế làm đại diện cho hiệu quả sản xuất và
xem như yếu tố xã hội (sức khỏe người lao động, độ tuổi, điều kiện đi lại, môi
trường sống) không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Địa bàn lấy mẫu khảo sát huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
1.5.2. Đối tượng khảo sát những nông dân trồng rau thường và trồng rau

an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.
1.6. Kết cấu đề tài
Chương 1 MỞ ĐẦU. Chương này trình bày tổng quan về tính cấp thiết của đề
tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối
tượng nghiên cứu, mặt khoa học và thực tiễn của đề tài, kết cấu của đề tài.
Chương 2 THỰC TRẠNG TRỒNG RAU AN TOÀN Ở GÒ CÔNG
TÂY- CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này giới thiệu tổng quan về huyện Gò Công
Tây, tỉnh Tiền Giang, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển
trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Thực trạng trồng rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap ở huyện Gò Công Tây; các nghiên cứu trước. Trình bày sơ lược
về các khái niệm liên quan đến đề tài như: Khái niệm về chi phí sản xuất, về
doanh thu, lợi nhuận, khái niệm về tỷ suất lợi nhuận, về hiệu quả sản xuất.
Chương 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, phương
pháp thu thập và xử lý số liệu, thiết kế khung phân tích, xây dựng mô hình hồi
qui và mô tả số mẫu khảo sát.


4

Chương 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TRỒNG
RAU AN TOÀN. Chương này mô tả, phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu,
trình bày kết quả của mô hình hồi qui để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vệc
nông dân chọn trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Chương này sẽ khẳng định lại các
yếu tố ảnh hưởng đến nông dân chọn trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và từ đó đưa kiến nghị để phát triển diện tích trồng
rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.



5

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở HUYỆN GÒ
CÔNG TÂY VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày điều kiện tự nhiên của địa phương thuận lợi cho việc
trồng rau và hiện trạng trồng rau an toàn hiện nay tại huyện Gò Công Tây, tỉnh
Tiền Giang. Trình bày cơ sở lý luận về việc trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap. Nêu lên những yếu tố khuyến khích và yếu tố cản trở khi tham gia
VietGap. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia Viet Gap của
các loại cây trồng và hiệu quả kinh tế khi tham gia VietGap thông qua các nghiên
cứu trước từ đó xây dựng nghiên cứu định lượng cho mô hình nghiên cứu.
2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở huyện Gò Công Tây
2.1.1 Giới thiệu tổng quan và tình hình pát triển kinh tế xã hội của
huyện Gò Công Tây
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý Huyện Gò Công Tây nằm về phía Đông của tỉnh Tiền Giang,
trung tâm của huyện cách thành phố Mỹ Tho 26km về hướng Đông và thị xã Gò
Công 12,2km về hướng Tây. Huyện có diện tích tự nhiên là 18.017,37ha; phía Đông
giáp huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công; phía Tây giáp huyện Chợ Gạo; phía
Nam giáp huyện Tân Phú Đông; phía Bắc giáp tỉnh Long An. Ngoài ra trung tâm
huyện cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 73km (theo Quốc lộ 50).


6

Hình 2.1 Bảng đồ hành chính huyện Gò Công Tây
Đặc điểm thời tiết - khí hậu

Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Gò Công Tây mang các đặc điểm
chung nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2
mùa (mùa mưa và mùa khô); Nhiệt độ trung bình 270C; lượng mưa thuộc vào
loại thấp so với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long;
Đất đai
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 184,4km2, Huyện Gò Công Tây nằm
trong khu vực hạ lưu tam giác vùng châu thổ, địa hình bằng phẳng nhiễm mặn lợ;
trong đó có các nhóm đất chính như sau Nhóm đất phù sa Chiếm 77,2% tổng
diện tích tự nhiên 14.182 ha. Nhóm đất mặn Chiếm 7,8% tổng diện tích tự nhiên
1.428,4ha. Nhóm đất cát giồng Chiếm 15% diện tích tự nhiên với 2.762,5ha.
Nhìn chung, đất đai trên địa bàn huyện Gò Công Tây phần lớn có độ phì khá,
thích nghi cho việc canh tác lúa, rau màu và nhiều kiểu canh tác trên vùng lợ đã
được ngọt hóa.


7

Từ những đặc điểm trên cho ta thấy huyện Gò Công Tây là một địa
phương có khí hậu và độ phì của đất thích hợp trồng rau màu.
2.1.2. Sản xuất rau an toàn ở Tiền Giang
Đến năm 2016 diện tích trồng rau trên địa bàn tỉnh Tiền giang là 4.300 ha
trong đó trồng rau an toàn 630 ha tập trung ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo,
Gò Công Tây, thị xã Gò Công; Gò Công Đông (Báo cáo 6 tháng 2015 của Sở
Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang); các loại rau nông dân trồng gồm bắp cải, cải
xanh, rau muống, sà lách, mùng tơi, rau ngót..... Mỗi năm tỉnh Tiền Giang đã
cung ứng cho thị trường mỗi năm trên 1.800 tấn rau thương phẩm gồm nhiều
chủng loại. Hiệu quả trồng rau theo quy trình an toàn tại Hợp tác xã lợi nhuận
cao hơn so với rau thường từ 1,2 – 1,7 lần.
Bảng 2.1 Diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh 2005-2015
Diện tích Năng suất


Sản lượng

Năm

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2005

40

160

640

2010

550

162

8.910

2012

570


165

9.075

2013

590

170

10.030

2014

610

17,6

10.407

2015

630

17,8

11.214

Chỉ tiêu


(Nguồn Báo cáo năm 2005, 2010 đến 2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền
Giang)
Qua bảng 2.1 ta thấy, sản lượng rau an toàn tăng dần từ năm 2005-2015. Với
diện tích rau toàn 40 ha từ năm 2005 đến năm 2015 tăng lên 630 ha. Năng suất cũng
như sản lượng tăng đều qua các năm, từ năm 2005 đến năm 2015 sản lượng gia tăng
tương đối đồng đều; diện tích và sản lượng rau an toàn tăng nhưng năng suất tăng
không đáng kể.


8

Bảng 2.2 Diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn huyện Gò Công Tây
Diện tích Năng suất

Sản lượng

Năm

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2014

17

170


10.030

2015

21

17,6

10.407

2016

25

17,8

11.214

Chỉ tiêu

(Nguồn Báo cáo năm 2014 đến 2016 của phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Gò Công Tây)
Diện tích trồng rau màu trên địa bàn huyện ngày càng tăng nhưng so với tổng
diện tích của tỉnh thì huyện Gò Công Tây có diện tích trồng rau an toàn theo tiêu
chuẩn VietGap còn thấp.
2.1.3. Các nghiên cứu trước
Vấn đề nông sản sạch là vấn đề cấp thiết xã hội, cũng như sự tăng trưởng của xã
hội. Con người không chỉ thích ăn ngon, mặc đẹp mà còn phải đảm bảo vệ sinh, tốt cho
sức khỏe của con người. Tuy nhiên trong khi nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu là từ

việc trồng thường và phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu thì việc đáp
ứng nhu cầu đang ngày càng tăng cao này dường như là bài toán nan giải. Việc đưa ra
giải pháp áp dụng công nghệ mới vào trồng nông sản sạch đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm
Tại Kenya, đã có những đánh giá về tính hiệu quả của EureoGAP trong hoạt
động xuất khẩu trái cây và rau quả cho các trang trại có quy mô khác nhau. Trên cơ
sở số liệu khảo sát tại 18 trang trại có quy mô lớn và vừa, 46 trang trại nhỏ và 8 nhà
xuất khẩu, nghiên cứu đưa đến kết luận Quy mô trang trại có ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả của trồng theo EureoGAP. Các trang trại sẽ có nhiều thuận lợi hơn các
trang trại nhỏ trong việc xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Châu Âu theo tiêu
chuẩn EureoGAP với các lý do trang trại nhỏ phải đối mặt với chi phí đầu tư trung
bình trên một đơn vị diện tích cao hơn. Các trang trại lớn, điển hình có các điều kiện
kỹ thuật tương đối phù hợp với tiêu chuẩn EureoGAP nên chi phí đầu tư ban đầu
thấp hơn trang trại nhỏ. Các trang trại lớn có nhiều cơ hội ký hợp đồng với nhà trồng
hơn do chi phí giám sát của doanh nghiệp xuất khẩu tính trên một đơn vị diện tích
thấp hơn (Kai, 2006).


9

Kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Kiến thức nông nghiệp
của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng
ở vùng nông thôn. Với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân với
sự khác nhau về trình độ kiến thức nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau.
Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Để sản xuất,
người nông dân phải có đất; có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón,
thuốc trừ sâu,…Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến thức mới có thể phối hợp
các nguồn lực đó hiệu quả (Theo Đinh Phi Hổ, 2007).
Khi phân tích về lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP trong trồng lúa tại
Tiền Giang đã xác định - Việc áp dụng GlobalGAP có hiệu quả kinh tế cao hơn

cho người trồng. – Sức khỏe của người lao động được cải thiện do việc hạn chế
sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật. – Tiêu chuẩn GlobalGAP trên cây lúa
có thể tiếp tục mở rộng qui mô trong thời gian tới. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ kết
luận được sự thành công trong điều kiện người nông dân trồng lúa theo tiêu
chuẩn GlobalGAP có nguồn đầu ra ổn định, giá cao (ký kết hợp đồng bao tiêu
sản phẩm với doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông qua vai trò trung gian của hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn). Vì vậy, đối với sản phẩm chưa có được hợp
đồng tiêu thụ thì việc áp dụng tiêu chuẩn GAP có lợi hơn không chưa giải thích
được (Nguyễn Thị Kim Chi , 2010)
Đề tài đánh giá hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng quyết định của
nông dân trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGap ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang và
chỉ ra rằng, so với trồng thường thì trồng theo tiêu chuẩn GlobalGap có chi phí
cao hơn 3,7 triệu đồng/ha/năm, năng suất ít hơn 0,7 tấn/ha/năm nhưng có giá trị
bán cao hơn 1.645 đồng/kg (37,63%), đồng thời lợi nhuận thu được cao hơn 21,8
triệu đồng/ha/năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng lúa theo
GlobalGap gồm số lần tập huấn kỹ thuật, công lao động, lợi nhuận, chi phí trồng.
Để ngày càng mở rộng diện tích lúa trồng theo GlobalGap, nghiên cứu đã đưa ra
khuyến cáo Nhà nước cần hỗ trợ nông dân tìm doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm
GlobalGap, thực hiện mô hình liên kết trồng – tiêu thụ. (Bùi Minh Vũ , 2012)
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định trồng nho an toàn của nông dân tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên


10

cứu cho thấy các hộ nông dân trồng nho an toàn có năng suất thấp hơn so với
trồng nho theo cách thường nhưng lại có chất lượng và giá bán cao hơn, do đó
hiệu quả kinh tế cao hơn gấp đôi so với trồng nho theo cách thường. Đồng thời
nghiên cứu cũng xác định các yếu tố như diện tích trồng nho, khả năng nhận thức
về môi trường, số lần tham gia khuyến nông đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ

chấp nhận mô hình trồng nho an toàn (Nguyễn Ngọc Duy, 2012).
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của quy trình VietGap đến hiệu quả sản
xuất bắp cải tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các yếu tố tác động đến xu hướng VietGap của người nông dân gồm: diện tích,
tuổi, tổng chi phí, thu nhập, học vấn, tập huấn VietGap. Trong đó các yếu tố tác
động đến tăng khả năng quyết định áp dụng VietGap gồm thu nhập và tập huấn
VietGap.
2.2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Giới thiệu về rau an toàn
2.2.1.1 . Các khái niệm
Rau an toàn
Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được trồng, sơ chế, chế biến
phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật trồng, sơ chế rau, quả an toàn được Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên
quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành trồng nông
nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu
điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định. (Theo Thông tư
59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 về việc quy định về quản lý rau, quả và
chè an toàn)
Như vậy rau an toàn gồm Rau an toàn theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
thực phẩm; Rau an toàn theo tiểu chuẩn VietGap; Rau an toàn phù hợp với quy trình
kỹ thuật trồng, sơ chế rau, quả an toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt.


11

Rau an toàn chưa phải là rau hữu cơ vì rau hữu cơ là rau không chứa hàm
lượng các chất độc hại, còn rau an toàn thì vẫn có chứa một hàm lượng chất nhất

định nhưng không gây hại theo tiêu chuẩn cho phép.
Các tiêu chuẩn của rau an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương & Lương
thực của Liên hợp quốc (FAO) thì rau an toàn phải đảm bảo các yếu tố sau Rau
đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và không ủ bằng
hóa chất độc hại. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat (NO3) và
kim loại nặng dưới mức cho phép. Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại
cho con người và gia súc.
Bảng 2.3 Giới hạn ô nhiểm trong rau cải
Giới hạn tối đa

Trích nguồn

Hàm lượng nitrat NO3

500mm/Kg

TCVN 5247 1990

Cadmi (Cd)

0,05mg/Kg

QCVN 8-2 2011/BYT

Chì (Pd)

0,3 mg/kg

E. coli


103 CFU/g

Salmonella

0/25g

Chỉ tiêu

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

QCVN 8-3 2011/BYT

68/2010/TT-BNN&PTNT

Cyromazine

10 mg/kg

Fludioxonil

10 mg/kg

Malathion

2 mg/kg

Methoxyfenozide

30 mg/kg


Piperonyl Butoxide

50 mg/kg

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở trồng trọt (Theo Điều
4 Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT)
Địa điểm trồng không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo
đảm trồng thực phẩm an toàn.
Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử
dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.


12

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng:
đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian
ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc
trước khi sử dụng.
Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng
cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc
hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân
hữu cơ đã được ủ hoai mục.
Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù
hợp để trồng, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại,
không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
Người trồng được phổ biến, hướng dẫn về thực hành trồng thực phẩm an
toàn.
Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong
các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô

nhiễm cho sản phẩm và khu vực trồng.
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được
thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
Rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap
VIETGAP
Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VIETGAP đã chính thức được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng.
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là Thực hành trồng nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4
tiêu chí như Tiêu chuẩn về kỹ thuật trồng. An toàn thực phẩm gồm các biện pháp
đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. Môi
trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông
dân. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu trồng đến tiêu thụ sản phẩm.
Đây là quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà
trồng nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn


13

ngừa hoặc giám tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý học
có thể xảy ra suốt quá trình trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển
mua bán rau.
Các tiêu chuẩn của VietGap
Quy trình trồng nông nghiệp tốt VietGap cho rau quả an toàn có tổng số
65 tiêu chí đánh giá, cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Các tiêu chuẩn của VietGap
STT

Nhóm tiêu chí


Mức độ

Tố số
tiêu chí

A

B

C

1

Đánh giá và lựa chọn vùng trồng

3

2

1

0

2

Giống và gốc ghép

2


0

2

0

3

Quản lý đất và giá thể

4

2

2

0

4

Phân bón và chất phụ gia

5

4

1

0


5

Nước tưới

2

2

0

0

6

Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

13

6

6

1

7

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

16


12

3

1

8

Quản lý và xử lý chất thải

1

1

0

0

9

An toàn lao động

7

1

4

2


10

Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc

6

6

0

0

và thu hồi sản phẩm
11

Kiểm tra nội bộ

4

1

2

1

12

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

2


0

2

0

Tổng cộng

65

37

23

5

(Nguồn Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT)
Ghi chú - A Chỉ tiêu bắt buộc thực hiện, B Chỉ tiêu cần thực hiện, C Chỉ tiêu
khuyến khích thực hiện
Yêu cầu của VietGap Cơ sở trồng được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi đạt
100% số chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% số chỉ tiêu mức độ B. Cơ sở trồng
nhiều thành viên được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi 100% số cơ sở thành
viên đại diện được lựa chọn để đánh giá đều đạt yêu cầu theo VietGAP (Nguồn


14

Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Rau thường là rau được trồng không theo qui trình an toàn vệ sinh thực
phẩm và qui trình trồng của VietGap ( Rau trồng theo cách thường), chưa được
cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
2.2.1. 2. Quản lý nhà nước về rau an toàn
Hiện nay, vì vấn đề sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhu cầu của
người tiêu dùng đối với rau an toàn khá lớn, họ chấp nhận bỏ ra chi phí cao để tiêu
dùng sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, có phải tất cả rau đưa ra thị trường dưới tên
gọi “Rau an toàn” đều là an toàn? Vì vậy quản lý nhà nước đối với rau an toàn là
việc quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Quản lý nhà nước đối với rau an toàn có thể hiểu là hoạt động quản lý của
cơ quan có thẩm quyền về quy trình trồng, tiêu chuẩn, chất lượng của rau an toàn.
Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT Ban hành qui định quản lý trồng, kinh doanh rau, quả và
chè an toàn; Để được công nhận là rau an toàn thì phải đáp ứng được hai điều kiện
sau Thứ nhất, được chứng nhận đủ điều kiện trồng rau an toàn; Thứ hai, rau trồng
ra phải được chứng nhận trồng theo quy trình trồng rau an toàn.
Thực tế, trồng theo quy trình trồng rau an toàn thường có năng suất không
cao, cho nên các tổ chức, cá nhân có khuynh hướng làm sai các điều kiện trồng đã
đăng ký. Vì vậy, trong khâu này nếu hoạt động kiểm tra, giám sát không được tiến
hành hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rau.
Bên cạnh đó, chưa có ràng buộc về mặt chế tài đối với tổ chức, cá nhân
công bố thông tin không chính xác về chất lượng sản phẩm, cho nên trên thực tế,
hoạt động vi phạm về chất lượng rau an toàn vẫn thường xuyên xảy ra.
Do vậy, thực tế rau an toàn bị đánh đồng với rau thông thường dẫn đến thiệt
hại cho người trồng rau an toàn và người tiêu dùng. Để đảm bảo quyền lợi cho nông
dân, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng, hoạt động quản lý nhà nước đối với rau
an toàn cần được chú trọng và nâng cao hơn nữa trong thời gian tới (Bùi Thị Hằng
Nga, năm 2008).



15

Quy trình trồng rau, quả an toàn
Nhà trồng xây dựng quy trình trồng phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ
thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm có trong VietGAP. Nhà trồng phải cam kết đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình trồng theo VietGAP.
2.2.1.4. Loại hình chủ yếu phát triển rau an toàn ở nước ta
Rau an toàn trong nhà lưới
Trồng rau an toàn trên diện tích hẹp với đầu tư cao, chủ yếu là đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật. Ðó là trồng rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới, trồng rau sạch
thủy canh... Ưu điểm của mô hình này là có thể trồng rau an toàn trái vụ, cho năng
suất cao, tránh được những bất lợi do thời tiết (mưa, gió lớn) phù hợp chủ yếu với
rau ăn lá và rau cao cấp phục vụ một số yêu cầu khắt khe, cao cấp của người tiêu
dùng. Khiếm khuyết lớn nhất của mô hình này là quy mô thường nhỏ do vậy số
người tham gia trồng ít sản lượng rau an toàn nhỏ, không đáp ứng được đông đảo
cộng đồng người tiêu dùng, tác động bảo vệ môi trường hạn chế, giá thành cao,
hơn nữa đầu tư khá cao (nếu dùng cọc tre làm thì chi phí la 35 triệu đồng/1000m2
thời gian sử dụng 3-4 năm; nếu dùng thép để làm giàn thì chi phí 50-60
triệu/1000m2 thời gian sử dụng vài chục năm) nên khó mở rộng.
Rau an toàn trồng không sử dụng nhà lưới
Mô hình phát triển rau an toàn đại trà ngoài đồng trên diện rộng, đầu tư
không cao chủ yếu là đầu tư kỹ thuật, huấn luyện nông dân, nhược điểm chủ yếu là
không trồng được rau trái vụ, hay bị tác động bất lợi của thời tiết nhưng ưu điểm
lớn là nhiều nông dân biết cách và tham gia trồng rau an toàn, diện tích và sản
lượng lớn nên đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng tiêu dùng, khai thác được các
ưu thế của thời tiết nhiệt đới, giá thành thấp (thường gần bằng giá rau thông
thường hoặc tăng không quá 10%) tác động tích cực nhanh và rộng đến nông
nghiệp, môi trường và cộng đồng xã hội, dễ mở rộng quy mô trồng.
Trồng an toàn theo quy trình giống quy trình tổng hợp IPM mỗi loại rau

khác nhau sẽ có qui trình trồng riêng, qui trình nào cũng dựa trên cơ sở những
nghiên cứu khá sâu về sinh thái học đề ra những phòng trừ bằng canh tác, vật lý,
sinh học cụ thể như cần xử lý cây con trước khi trồng, trồng cây xua đuổi côn


16

trùng và vệ sinh đồng ruộng,. Có thể dùng bẫy đèn bắt côn trùng có cánh, tưới
nước vào chiều tối, giết nhộng bằng tay. Khi sử dụng thuốc hóa học thì chỉ có thể
sử dụng thuốc vi sinh để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng đồng thời cũng cần
phun thuốc đúng lúc và đúng cách, cần bảo đảm thời gian cách li cần thiết trước
khi thu hoạch.
Hiện tại loại hình trồng thứ hai “trồng an toàn không sử dụng nhà lưới”
đang được áp dụng rộng rãi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2.2.1.5. Các nguyên nhân gây ô nhiểm rau trồng
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là việc hết sức cần thiết để đảm bảo
sức khỏe cộng đồng. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt
không an toàn có thể do một trong các nguyên nhân sau Dư lượng thuốc BVTV
vượt mức giới hạn cho phép (MRL Maximum residue limit). Hàm lượng Nitrate
(NO3) vượt mức giới hạn cho phép. Tồn dư kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cu, Cd,
Zn,…) vượt mức giới hạn cho phép. Có sự hiện diện của vi sinh vật, ký sinh trùng
gây hại (E.coli, Salmonella, Shigella,…). Có chứa độc tố sinh học (Acid
cyanhydric, độc tố vi nấm Aflatoxin,…)
Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu trên rau
Rau là loại nông sản rất dễ bị ô nhiễm lượng thuốc trừ sâu so với các loại
nông sản khác (cây ăn trái, lúa) do có thời gian sinh trưởng ngắn, phần sử dụng
thường nằm sát mặt đất nên rau xanh luôn có nguy cơ ô nhiễm cao. Trình độ hiểu
biết về sử dụng thuốc BVTV an toàn của nông dân còn hạn chế, theo kinh nghiệm
và cảm tính nên tạo dư lượng thuốc trừ sâu trên rau cao, nhất là các loại thuốc
thuộc nhóm lân hữu cơ và carbamate (độc tính cao và chậm phân hủy).

Rau được tiêu thụ sau khi thu hoạch trong vòng 1-2 ngày mà không qua giai
đoạn tồn trữ, chế biến như các loại nông sản khác, nhiều khi còn được ăn sống
không qua nấu chính nên dư lượng thuốc trừ sâu chưa có điều kiện phân hủy do đó
còn tồn tại trong rau rất cao (nhóm lân hữu cơ, carbamate thời gian cách ly trước
khi thu hoạch từ 10 đến 15 ngày; nhóm cúc tổng hợp thời gian cách ly từ 3 đến 7
ngày). Một số nguyên nhân cụ thể như: tự quyết định phun thuốc không theo quy
trình. Phun thuốc quá nhiều lần trên vụ. Sử dụng thuốc quá nồng độ và liều lượng


17

khuyến cáo. Tự ý pha trộn các loại thuốc khi sử dụng. Dùng thuốc quá gần ngày
thu hoạch. Dùng thuốc không đúng cách, không trang bị bảo hộ lao động.
Thực trạng ô nhiễm trên rau
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại….. thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng
(chất lắng) trên bề mặt lá, trái, thân cây, mặt đất, mặt nước…. gọi là dư lượng
ban đầu của thuốc. Sau một thời gian dưới tác động của những hệ thống và
những yếu tố vật lý như ánh sáng, nhiệt độ, nước, lớp chất lắng của thuốc có
những biến đổi gọi là dư lượng của thuốc. Lượng thuốc tồn dư này ở mức độ cao
sẽ có thể gây ngộ độc cho người nếu ăn phải.
Theo Cục Bảo vệ thực vật ở Việt Nam đã và đang sử dụng khoảng 270 loại
thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột
và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng lớn ngày càng tăng.
Căn cứ vào thực tế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trồng rau
đồng thời căn cứ trên các kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất
là thuốc trừ sâu thì dư lượng thuốc trừ sâu trên rau rất cao, có nhiều trường hợp
cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Theo kết quả phân tích của Trung tâm Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật
phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) thì có 57% số mẫu rau phân tích (256 mẫu) có

dư lượng thuốc trừ sâu hơn 1 ppm, đáng lưu ý là có nhiều mẫu rau phân tích có
dư lượng thuốc trừ sâu vượt trên 100 lần mức cho phép như cải bẹ xanh 48,4%,
cải ngọt 20,3%, cải bắp 10,9%. Phần lớn các mẫu rau phân tích có dư lượng
thuốc trừ sâu cao chủ yếu thuộc các nhóm lân hữu cơ và carbonate.
Hàm lượng Nitrat và kim loại nặng
Nguyên nhân làm cho dư lượng nitrat (NO3) trên rau chủ yếu do sử dụng
nhiều phân đạm hoá học và dùng quá gần ngày thu hoạch. Nguyên nhân làm cho
hàm lượng các kim loại nặng trên rau chủ yếu do thuốc bảo vệ thực vật và các
loại phân NPK trong đó có chứa cả một số kim loại nặng sử dụng trên đồng
ruộng bị rửa trôi xuống ao hồ, sông rạch thâm nhập sâu vào mạch nước ngầm gây
ô nhiễm nguồn nước tưới rau.


×