Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.1 KB, 118 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................................
Lời cảm ơn.......................................................................................................................
Mục lục ..........................................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................
Danh mục bảng.............................................................................................................
Trích yếu luận văn.........................................................................................................
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.................................................................................................

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................



1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước............................
2.1.

Cơ sở lý luận.....................................................................................................

2.1.1.

Ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân sách Nhà nước................................

2.1.2.

Ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận) trong hệ thống ngân
sách nhà nước................................................................................................

2.1.3.

Quản lý ngân sách Nhà nước huyện.............................................................

2.1.4.

Nội dung quản lý ngân sách cấp huyện (quận)...........................................

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

(quận)...............................................................................................................

2.2.

Cơ sở thực tiễn...............................................................................................

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước ở một số nước trên thế
giới...................................................................................................................

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa
phương ở Việt Nam ......................................................................................

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý ngân sách nhà nước tại
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................

i


2.2.4.

Các công trình nghiên cứu liên quan...........................................................

ii



Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................

3.1.1.

Vị trí địa lý huyện Bình Xuyên.....................................................................

3.1.2.

Địa hình, tình hình khí hậu...........................................................................

3.1.3.

Cơ sở hạ tầng..................................................................................................

3.1.4.

Tổ chức hành chính, dân số và lao động......................................................

3.1.5.

Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội.............................................

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................

3.2.2.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu...............................................................

3.2.3.

Hệ thống tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu....................................................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.....................................................................
4.1.

Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện bình xuyên, tỉnh
vĩnh phúc........................................................................................................

4.1.1.

Thực trạng thu-chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................................

4.1.2.

Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai
đoạn 2014-2016...............................................................................................

4.1.3.


Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách
huyện Bình Xuyên..........................................................................................

4.2.

Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bình xuyên
..........................................................................................................................

4.2.1.

Đánh giá công tác phân bổ, lập dự toán ngân sách Nhà nước.........................

4.2.2.

Đánh giá công tác chấp hành ngân sách Nhà nước..........................................

4.2.3.

Đánh giá công tác quyết toán ngân sách nhà nước..........................................

4.2.4.

Đánh giá công tác kiểm tra..............................................................................

4.3.

Đánh giá chung tình hình quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bình
xuyên giai đoạn 2014-2016..............................................................................

4.3.1.


Những kết quả đạt được................................................................................

4.3.2.

Những hạn chế, tồn tại...................................................................................

4.3.3.

Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại................................................................

iii


4.4.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước
huyện bình xuyên giai đoạn 2016-2020........................................................

4.4.1.

Định hướng phát triển kinh tế- xã hội và hoàn thiện quản lý ngân
sách nhà nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2016-2020.............................

4.4.2.

Mục tiêu..........................................................................................................

4.4.3.


Giải pháp quản lý ngân sách nhà nước huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020....................................................................

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................
5.1.

Kết luận...........................................................................................................

5.2.

Kiến nghị.........................................................................................................

5.2.1.

Đối với Nhà nước...........................................................................................

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc......................................................................

5.2.3.

Đối với UBND huyện Bình Xuyên................................................................

Tài liệu tham khảo........................................................................................................

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BQTH
DNNN ĐP

Nghĩa tiếng Việt
Bình quân thực hiện
Doanh nghiệp nhà nước địa phương

DNNN TƯ

Doanh nghiệp nhà nước Trung ương

DN

Doanh nghiệp

ĐP

Địa phương

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH


Kinh tế- Xã hội

KD

Kinh doanh

MT

Môi trường

NSNN

Ngân sách nhà nước

NS

Ngân sách

SX

Sản xuất

TW

Trung Ương

TP

Thành phố


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên 2014-2016...............................................
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên qua các
năm 2014-2016.............................................................................................
Bảng 4.1. Tổng hợp thu ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016................
Bảng 4.2. Tổng hợp điều tra về tình hình thu trên địa bàn huyện Bình Xuyên
năm 2016.......................................................................................................
Bảng 4.3. Tổng hợp chi ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016................
Bảng 4.4. Dự toán thu ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016...................
Bảng 4.5. Dự toán ngân sách huyện Bình Xuyên năm 2014- 2016................................
Bảng 4.6. Dự toán chi ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016...................

Bảng 4.7. Tình hình chấp hành thu ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn
2014-2016.....................................................................................................
Bảng 4.8. Cơ cấu thu ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016....................
Bảng 4.9. Tình hình chấp hành chi ngân sách huyện Bình Xuyên giai đoạn
2014 - 2016...................................................................................................
Bảng 4.10. Số lượng và tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi ngân sách Nhà
nước huyện Bình Xuyên giai đoạn 2014-2016.............................................
Bảng 4.11. Quyết toán ngân sách Nhà nước huyện Bình Xuyên 2014- 2016................
Bảng 4.12. Công tác thanh tra huyện Bình Xuyên 2014-2016.......................................
Bảng 4.13. Công tác lập dự toán và phân bổ dự toán tại huyện Bình Xuyên................
Bảng 4.14. Ngân sách Nhà nước tại huyện Bình Xuyên...............................................

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý NSNN.................................................8
Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước huyện Bình Xuyên.........18
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện bình Xuyên........................................38

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Thị Hiền.
Tên luận văn: Quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Mã số: 60340102.
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây và tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
NSNN tại huyện. Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách
tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đối với số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường và các
chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện thu thập từ
phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, chi cục thuế và thông qua các báo cáo, chuyên
đề, báo cáo khoa học, các loại sách báo, tạp chí,...Luật ngân sách Nhà nước 2002;
các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách Nhà nước 2002; báo cáo khảo
sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính ngân sách.
Đối với số liệu sơ cấp:
Đây là nguồn số liệu được điều tra trực tiếp qua hai mẫu phiếu điều tra đối
với thu ngân sách và chi ngân sách, được thu thập từ việc điều tra 66 phiếu qua
các cán bộ huyện, xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác
quản lý ngân sách theo địa bàn (hành chính) để đánh giá thực trạng công tác quản
lý ngân sách huyện.
Đây là số liệu được điều tra trực tiếp từ đơn vị thụ hưởng NSNN theo
mẫu câu hỏi chuẩn bị trước để quá trình điều tra được nhanh chóng và hiệu quả
nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả quản lý NSNN huyện
Bình Xuyên.
Phương pháp xử lý số liệu: Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa
vào máy tính (thông qua phần mềm Excel).
Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh,
đánh giá bình quân và phương pháp chuyên gia.

viii



3. Kết quả
Nêu lên thực trạng công tác thu- chi ngân sách huyện Bình Xuyên từ khâu
lập dự toán, chấp hành dự toán, công tác quyết toán, công tác kiểm tra và giám
sát việc chấp hành ngân sách huyện.
Tìm ra nguyên nhân, hạn chế của quản lý ngân sách huyện trong thời gian
qua và từ đây đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách
Nhà nước huyện trong thời gian tới. Để làm được điều đó cần thông qua hình
thức tuyên truyền, hoàn thiện công tác lập dự toán sát thực tế của địa phương, cải
cách thủ tục hành chính, nâng cao công tác thanh kiểm tra,…
4. Kết luận
Công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Bình Xuyên hiện nay là một
là yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế
trong quá trình thực hiện mà còn bởi đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến
mọi cấp, mọi ngành, lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Vì nó có ý
nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH trên địa
bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND
huyện cho đến các xã, phường và các cơ quan chức năng. Nên qua quá trình phân
tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ một số nét nổi bật.
- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng
cho việc thực hiện quản lý thu, chi ngân sách của huyện Bình Xuyên.
- Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh tra, kiểm
tra đã được tiến hành theo quy định không còn mang nặng tính hình thức như
hiện nay. Thanh tra, kiểm tra cần được làm thường xuyên hơn và xử lý nghiêm
khi có sai phạm để dăn đe nhằm tránh để xảy ra sai phạm.
- Đề ra phương án để công tác quản lý thu thuế ngày càng được nâng cao,
cũng như công tác quản lý chi ngân sách không bị lãng phí huyện cần làm tốt
công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách một cách cụ thể và thường xuyên,
kịp thời
- Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách có

hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự
lãnh đạo chỉ đạo của UBND huyện, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức
CT-XH từ huyện cho đến xã (thị trấn) cần phải quan tâm đúng mức, coi công tác
này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ
quan tài chính.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Truong Thi Hien
Thesis title: “The State Budget Management in Binh Xuyen District, Vinh Phuc
Province”.
Major: Business administration

Code: 60340102.

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
Assessing of the situation of state budget management in Binh Xuyen
District, Vinh Phuc Province in recent years and find out factors affecting
state budget management in the district. Orientation and proposal for
improvement of budget management in Binh Xuyen district, Vinh Phuc
province in the coming time.
2. Research Methods
For secondary data:
Secondary data on the economy, society, natural conditions, environment
and policies related to socio-economic development of the district are collected
from district finance and planning department, tax department and Through
reports, special topics, scientific reports, books, magazines, etc. State Budget

Law 2002; Decrees guiding the implementation of the 2002 State Budget Law;
Survey report, research experience, financial management budget.
For primary data:
This is the source of the data directly surveyed through the two survey
questionnaires for budget revenues and expenditures, collected from a 66question survey conducted by district, commune and township officials. The
district is involved in the management of budget by location (administrative) to
assess the situation of district budget management.
This is the data surveyed directly from the state budget beneficiaries in the
form of pre-prepared questionnaires for quick and effective investigation in order
to analyze and evaluate the factors influencing the efficiency of district state
budget management in Binh Xuyen district.

x


Data processing method: Import data has been calibrated and coded into
computer (Excel software).
Analytical methods: descriptive statistical methods, comparative statistics, mean
assess and expert evaluation methods.
3. Results
The propose of the situation of budget revenue and expenditure in Binh
Xuyen district from budget estimation, budget estimation, settlement, inspection
and supervision of district budget execution.Find out the causes and limitations
of district budget management in the past time and the orientation and solutions
to improve the management of district budget in the coming time. So it is
necessary to propagandize, improve the actual estimation of the local situation,
reform administrative procedures, improve inspection work, etc.
4. Conclusions
In the present, the state budget management of Binh Xuyen district is an
urgent requirement of objectivity. This is not just a limitation in the

implementation process, but also because it is a management activity that is
relevant to all levels and sectors, and therefore needs to be properly addressed.
Because it has many meanings, influences, influences, decisions in the socioeconomic development in the district and always associated with management
responsibility, leadership of the Party and District People's Committee to
communes and functional agencies. So through the analysis, thesis, thesis has
clarified and some highlights.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước
gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao
gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân (Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002).
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, việc giải quyết cân đối giữa thu- chi cũng
được xem là nhiệm vụ hàng đầu để quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Song việc
tăng trưởng kinh tế luôn luôn không đáp ứng kịp với yêu cầu chi tiêu của Chính
phủ cho đời sống xã hội, nên thường xảy ra tình trạng bội chi ngân sách ở nhiều
nước trên thế giới. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Việc lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán
ngân sách nhà nước hàng năm đã được thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
Tuy vậy, trên thực tế các khâu này vẫn mang tính hình thức, áp đặt, chưa phản
ánh đúng thực trạng khách quan của từng địa phương, do đó ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản lý NSNN. Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ (công chức,
viên chức) làm công tác tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng còn
nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, không đáp

ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh
Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội
Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa
hai trung tâm kinh tế- chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường
sắt Hà Nội- Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai chạy qua là
những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công
nghiệp- dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các
trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện. Bên
cạnh việc thu hút để phát triển các khu công nghiệp. Bình Xuyên còn có rất nhiều
lợi thế để phát triển đô thị gắn với các khu công nghiệp do còn có khả năng phát

1


triển về quỹ đất. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế như những năm vừa qua cho thấy
nền kinh tế Bình Xuyên chưa phát triển hài hòa do còn có biểu hiện mất cân đối
giữa khu vực sản xuất (công nghiệp- xây dựng; nông- lâm - nghiệp) và khu vực
dịch vụ vì tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất tăng nhanh hơn nhiều so với
tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Các khu công nghiệp mở ra đã thu hút
và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện cũng như các
vùng lân cận. Đi đôi với đó là tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội ở huyện có
những diễn biến phức tạp; có bất cập yếu kém trong công tác quản lý nhân lực,
quản lý đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện dự toán ở huyện chưa trọng tâm, trọng điểm, nhiều nhiệm vụ
không đảm bảo kịp thời trong khi đó chính sách, chế độ thay đổi và bổ sung
nhiều. Trước tình hình đó việc tìm giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà
nước ở huyện đang cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, ổn định kinh tế, thực hành tiết kiệm chống

lãng phí, chủ động dành nguồn để chi cho công tác an sinh xã hội, chi cho giáo
dục, y tế, quốc phòng, an ninh và chính sách xã hội, nhiệm vụ khác tại địa
phương. Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Quản lý ngân sách Nhà nước
tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN của huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây và phát hiện những yếu tố ảnh hưởng
đến ngân sách, đề xuất giải pháp hoàn thiện Quản lý ngân sách Nhà nước tại
huyện những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây và tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
NSNN tại huyện.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách tại huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý ngân sách
Nhà nước tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phạm vi thời gian số liệu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Số liệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016; số liệu điều tra 2016.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 3/2016 đến 4/2017.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân sách Nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước
Thuật ngữ “NSNN” có từ lâu và ngày nay đựợc dùng phổ biến trong đời
sống kinh tế- xã hội và đựơc diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau. Song quan
niệm NSNN được bao quát nhất cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay
là: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước.
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. (Luật Ngân sách
Nhà nước, 2002).
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (Luật
Ngân sách Nhà nước, 2015).
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau. Ngân sách là bảng liệt kê các
khoản thu chi bằng tiền trong giai đoạn nhất định của nhà nước; mọi kế hoạch
thu chi bằng tiền bất kỳ một cơ quan, cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định
(Cuốn từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô “cũ”). Chứng từ dự kiến cho phép
các khoản thu chi hàng năm của Nhà nước; toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình

bày các khoản chi phí của Nhà nước trong một năm; toàn bộ các khoản trình bày
tiền mà một Bộ được cấp trong một năm (Cuốn tư liệu xanh của Pháp được ấn
hành nhằm hướng dẫn một số luật định tài chính và thuế).
Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát
triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng
và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn
tại của kinh tế hàng hóa- tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát

4


triển của ngân sách nhà nước.`NSNN phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh
gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của NN
khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện
các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Thu NSNN là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động,
tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Chi ngân sách là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Việc
chi NSNN hợp lý chính là việc NSNN đang thực hiện được vai trò điều tiết vĩ
mô của mình.
2.1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước
Có nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về NSNN nhưng nó đều cho
thấy biểu hiện ra bên ngoài của NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước
và NSNN.
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử
dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên
là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân
dưới hình thức giá trị và một bên là nhà nước. Đó chính là bản chất kinh tế của

NSNN. Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và
các chủ thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác, ngân sách nhà nước phản ánh mối
quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã
hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, chuyển
dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà
nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2.1.1.3. Chức năng của Ngân sách Nhà nước
Chức năng đầu tiên của NSNN là chức năng phân phối. Bất kỳ Nhà nước
nào, muốn tồn tại và duy trì được các chức năng của mình, trước hết phải có
nguồn lực tài chính. Đó là các khoản chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, cho lực
lượng quân đội, cảnh sát, cho nhu cầu văn hóa, giáo dục, y tế,... Nhưng muốn tạo
lập được NSNN, trước hết phải tập hợp các khoản thu theo luật định, cân đối chi
tiêu theo tiêu chuẩn định mức đúng với chính sách hiện hành. Đó chính là sự huy

5


động các nguồn lực tài chính và đảm bảo nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch của Nhà
nước, thực hiện việc cân đối thu chi bằng tiền của Nhà nước.
Chức năng thứ hai là chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Quá trình huy
động và sử dụng NSNN phải được thể hiện bằng văn bản pháp luật, vì vậy phải
được theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các khoản thu, chi NSNN theo
những tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. Thông qua chức năng này,
NSNN kiểm tra, giám sát quá trình động viên.
2.1.1.4. Vai trò của Ngân sách Nhà nước
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT-XH, an ninh,
quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ
cũng gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Trong thời
kỳ kinh tế thị trường thì tất cả những khiếm khuyết của cơ chế thị trường đòi hỏi

có sự can thiệp của nhà nước là tất yếu, là nhu cầu khách quan nhằm khôi phục
lại những cân đối và mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Nguồn thu của NSNN được thu từ mọi lĩnh vực hoạt động, mọi chủ thể
KT-XH; chi của NSNN mang tính chất xã hội rộng lớn mà nhà nước phải đảm
bảo. Vì vậy NSNN có vai trò chi phối, phân bổ thu nhập, hướng dẫn, điều chỉnh
các hoạt động tài chính của các chủ thể KT-XH khác.
Huy động các nguồn lực tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước: Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn
kinh tế đòi hỏi phải hợp lý, nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy cần xác định mức huy động vào
ngân sách Nhà nước một cách phù hợp với khả năng tài chính của các chủ thể.
Trong cơ chế điều chỉnh của nhà nước, bên trong kết cấu của nó ngoài
việc tổ chức một cách khoa học thì những công cụ tài chính, tiền tệ, kế hoạch,
luật pháp được coi là những công cụ điều chỉnh cơ bản và quan trọng. NSNN là
một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã
hội. NSNN ngoài việc duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước còn xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động.
Nó được sử dụng như là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế nhằm đảm
bảo cân đối hợp lý cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinh doanh trước xu
thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Thông qua

6


quỹ ngân sách chính phủ có thể áp dụng các hình thức ưu đãi, đầu tư vào các lính
vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệu quả đầu tư thấp; hoặc qua các chính
sách thuế bằng việc đánh thuế vào những hàng hóa, dịch vụ của tư nhân có khả
năng thao túng trên thị trường; đồng thời áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với
những hàng hóa mà chính phủ khuyến dụng, nhờ đó mà có thể đảm bảo sự cân

đối, cân bằng trong nền kinh tế.
Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Là công cụ định hướng hình thành cơ
cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo
mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu nền kinh tế tối ưu, tạo điều
kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Về mặt thị trường: Giá cả trên thị trường biến động dựa vào quy luật cung
cầu của hàng hóa, dịch vụ và NSNN được sử dụng như là công cụ đảm bảo sự ổn
định giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt
hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết
thông qua trợ giá, thông qua thuế, dự trữ quốc gia. NSNN đảm bảo thực hiện vai
trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Cũng với
ngân hàng Trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết
thông qua chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ để kiềm chế lạm phát.
Giải quyết các vấn đề xã hội: những vấn đề công bằng xã hội, chống lại
sự bất công là cần thiết cho một xã hội văn minh và ổn định thì chính phủ
thường xử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập để thiết lập sự công bằng
xã hội. Điều chỉnh thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau bằng cách trợ cấp
thu nhập cho những người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập; hoặc
thông qua chính sách thuế thu nhập, sử dụng mức thuế suất cao đối với người
có thu nhập cao và ngược lại.
Về mặt kinh tế: Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát
triển kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp
phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài
ra Nhà nước còn dùng NSNN đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Vai trò của NSNN là rất lớn, vấn đề đặt ra là việc tổ chức quy mô, cơ cấu
và quản lý NSNN như thế nào để phát huy được vai trò của nó.

7



2.1.1.5. Hệ thống tổ chức ngân sách Nhà nước
- Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ với nhau
trong việc tập trung và phân phối, sử dụng nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ
chi. Cấp ngân sách được hiểu là một bộ phận của hệ thống, có quyền chủ động
khai thác các khoản thu, sử dụng các khoản thu đáp ứng nhu cầu chi và đảm bảo
cân đối được ngân sách. Hệ thống ngân sách và cơ cấu của hệ thống ngân sách
chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là chế độ xã hội của một Nhà
nước và việc phân chia lãnh thổ hành chính.
- Tổ chức hệ thống NSNN là việc xác lập các cấp NS, xác định nhiệm vụ
quyền hạn của các cấp chính quyền từ Trung ương (TƯ) đến Địa phương (ĐP)
trong điều hành ngân sách, tổ chức phân định thu, chi và xác định quan hệ giữa
các cấp ngân sách trong quá trình: lập- chấp hành- quyết toán ngân sách.

NSNN VIỆT NAM

Ngân sách TW

Các bộ, ngành trực thuộc
Trung ương

Ngân sách ĐP

Ngân sách tỉnh,
Thành phố

Ngân sách quận,
huyện


Ngân sách cấp
huyện

Ngân sách cấp xã

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý NSNN
2.1.1.6. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước
Phân cấp quản lý NS là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn
của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán NS trong việc quản lý NS nhà nước

8


phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước
và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Việc phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù
hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn
thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính- ngân sách để quản lý tốt, có hiệu
quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp. Kết thúc mỗi kỳ ổn định
ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, theo
thẩm quyền quy định tại các Điều 15, 16 và 25 của Luật Ngân sách Nhà nước,
Quốc hội, Hội đồng nhân dân điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
giữa ngân sách các cấp.
Phân cấp quản lý NSNN không những tạo ra nguồn lực tài chính mang
tính độc lập tương đối để mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính

quyền và dân cư địa phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để
phát triển địa phương.
Nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tài chính Nhà nước nằm ở việc
phân định chức năng, nhiệm vụ giữa trung ương với địa phương, giữa cấp
trên và cấp dưới về quản lý tài chính nhà nước- với nội hàm chủ yếu là
NSNN. Về thực chất, đó là việc giải quyết vấn đề về nguồn lực tài chính để
thực hiện các nhu cầu và nhiệm vụ chi tài chính của các cấp chính quyền,
giải quyết mối quan hệ tài chính giữa trung ương và địa phương, giữa cấp
trên và cấp dưới, hoạc giữa các cấp chính quyền tại mỗi địa phương. Nội
dung phân cấp QLNN về tài chính, ngân sách được thể hiện trên các bình
diện chủ yếu sau: Xác định thẩm quyền quyết định tài chính, ngân sách; xác
định một số quyền quan trọng, chủ yếu, cụ thể về tài chính, ngân sách; xác
định thẩm quyền ban hành các chế độ tài chính; phân định nguồn thu và
nhiệm vụ chi; xác định cơ chế tài trợ giữa trung ương và địa phương, giữa
cấp trên và cấp dưới. (Nâng cao năng lực quản lý tài chính công ở địa
phương, Ban quản lý dự án, 2007).

9


2.1.2. Ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận) trong hệ
thống ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
Quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN thông qua
việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác
động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Ngân sách Nhà nước gồm NS trung ương và ngân sách địa phương, ngân
sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng
nhân dân (ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã). Ngân
sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện),

bao gồm ngân sách huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn. Theo Bộ Tài Chính
thì Ngân sách huyện (quận) là quỹ tiền tệ tập trung của huyện (quận) được hình
thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện (quận).
Ngân sách huyện là một cấp ngân sách của chính quyền huyện do UBND
huyện xây dựng, quản lý và sử dụng. Do HĐND cùng cấp quyết định và giám sát
quá trình tổ chức thực hiện.
2.1.2.2. Đặc điểm ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền là nội dung
cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nước và đang trở thành chủ đè được quan tâm
hiện nay trong cải cách hoạt động của khu vực công ở đa số các nước trên thế giới.
Luật ngân sách của các nước đều có quy định cách thức phân chia nhiệm vụ, quyền
hạn về ngân sách giữa các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước.
Nghiên cứu về vai trò của phân cấp tơi sự phát triển của địa phương
Stigler (1957) nhận xét: “Một Chính phủ hoạt động tốt nhất khi nó ở gần dân”.
Khi phân cấp ngân sách không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc
lập tương đối.
- Để chính quyền cấp huyện chủ động thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của mình, mà còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư ở địa
phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương.
- Ngân sách huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa
ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân
bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện.

10


- Các hoạt động thu- chi của ngân sách huyện luôn gắn với chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền huyện theo luật định, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan chính quyền lực nhà nước ở cấp huyện. Chính vì vậy, các
chỉ tiêu thu- chi của ngân sách huyện luôn mang tính pháp lý.

- Ngân sách huyện vừa là một cấp trong hệ thống NSNN vừa là một đơn
vị dự toán. Bởi vì ngân sách huyện thực hiện thu- chi của một cấp ngân sách và
là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên, đồng thời cấp bổ sung cho ngân
sách cấp xã.
Có thể nói việc phân cấp quản lý ngân sách và ngân sách huyện trở thành
một cấp ngân sách là cơ sở để từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngân
sách. Nó đã làm cho bộ mặt NSNN mang một diện mạo mới, nền tài chính quốc
gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phát huy được vẫn còn những hạn
chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm của các ban, ngành, sự tâm huyết
của các cá nhân phối hợp cùng giải quyết.
2.1.2.3. Vai trò ngân sách Nhà nước huyện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
địa phương
Ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại
và hoạt động của chính quyền huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một
công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do Ngân sách huyện là một cấp
Ngân sách trung gian ở giữa Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách cấp xã nên đôi khi
Ngân sách huyện chưa thể hiện được vai trò của mình đối với kinh tế địa phương.
Do vậy để chính quyền huyện thực thi được hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã
hội mà nhà nước giao cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh
tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì
cần có một Ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là
một mục tiêu phấn đấu đối với cấp huyện.Vì thế cần làm tốt công tác phân cấp
quản lý Ngân sách huyện một cách hiệu quả để Ngân sách huyện thực sự là một
cấp Ngân sách mạnh tạo điều kiện chủ động cho chính quyền địa phương thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

11



- Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện vai trò nhà nước, bảo vệ an
ninh trật tự của huyện: Là một cấp chính quyền, huyện cũng tổ chức ra cho
mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các
chức năng của nhà nước. Để các cơ quan đó hoạt động được cần có một quỹ
tài chính tập trung cho nó, đó là ngân sách huyện. Với bộ máy công chức, viên
đang làm việc hiện nay hàng năm ngân sách nhà nước phải tốn một khoản
không nhỏ. Để tránh lãng phí và sai phạm thì đòi hỏi mỗi cấp ngân sách, từ
ngân sách cấp huyện với tư cách là ngân sách của các đơn vị cơ sở cần quản lý
chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm cho bộ máy nhà
nước hoạt động tốt nhất mà vẫn tiết kiệm và hiệu quả. Trong các chức năng
của nhà nước có chức năng đảm bảo an ninh quốc phòng- trật tự có một vai
trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của nhà nước, nó bảo vệ ý
chí của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện an toàn để huyện phát triển mọi mặt.
Để đảm bảo cho chức năng này hoạt động thì ngân sách huyện cần phải có kế
hoạch cụ thể và chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
- Nó là công cụ thức đẩy, phát triển và ổn định kinh tế: Để thực hiện tốt
chiến lược kinh tế- tài chính thì ngân sách cấp huyện cần sử dụng các công cụ
sẵn có của mình để điều tiết, định hướng. Ngân sách là công cụ đắc lực. Sẽ
không có một cơ cấu kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Từ thực
tế địa phương mà huyện căn cứ thế mạnh của mình để định hướng, hình thành cơ
cấu kinh tế, kích thích phát triển. Đồng thời huyện phải cung cấp kinh phí, vốn
đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động. Vì nguồn thu ngân sách chủ yếu từ các doanh nghiệp. Thuế là phương
tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, huyện có thể sử dụng công cụ này
để điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Ngân sách huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, bảo
đảm công bằng xã hội, gìn giữ môi trường:
+ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế chạy theo lợi nhuận do đó sẽ có

một lượt các vấn đề xảy ra: tình trạng thất nghiệp, sự phân chênh lệch giàu
nghèo tăng, ô nhiễm môi trường, chăm sóc người già và trẻ nhỏ,... là mặt trái
của nền kinh tế thị trường. Để làm tốt công tác an sinh xã hội thì ngay từ cấp
huyện đã phải theo dõi và nắm bắt từ cấp cơ sở (cấp xã) để có biện pháp kịp
thời, giải quyết.

12


+ Song song với việc quan tâm đến đến đời sống vật chất thì luôn phải
quan tâm đến đời sống tinh thần, văn hóa của người dân thông qua các sân chơi
văn nghệ, giải trí lành mạnh và tiến bộ; các dịch vụ y tế, giáo dục được nâng cao
nhưng đồng thời giảm được chi phí cho người dân đểmọi người dân đều được
học hành và chăm sóc sức khỏe.
2.1.2.4. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách huyện (quận)
- Ngân sách huyện (quận) sau đây goi là NSNN cấp huyện hoặc quận, thu
ngân sách huyện là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, đóng vai trò
quan trọng, quyết định đến việc chi ngân sách huyện. Thu ngân sách huyện gồm
các loại chính: Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách; các khoản thu
ngân sách huyện hưởng 100% (các khoản thuế theo quy định, phí, lệ phí, thu thanh
lý,...); thu bổ sung; thu kết dư ngân sách và thu chuyển nguồn ngân sách huyện.
- Chi của ngân sách huyện (quận) là việc Nhà nước cấp huyện phân phối
và sử dụng quỹ ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước,
đáp ứng nhu cầu đời sống KT-XH theo các nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách
huyện gồm các khoản chủ yếu sau: Chi đầu tư phát triển theo phân cấp; chi
thường xuyên đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý cấp huyện; chi bổ sung cho
ngân sách cấp dưới; chi chuyển nguồn của huyện.
2.1.3. Quản lý ngân sách Nhà nước huyện
2.1.3.1. Quản lý ngân sách Nhà nước huyện
Quản lý NSNN huyện là quản lý toàn bộ các khoản thu, chi NSNN cấp

huyện hàng năm qua các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và
kiểm tra, thanh tra NSNN huyện.
Quản lý ngân sách huyện là quá trình áp dụng các công cụ và phương
pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp
huyện nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước.
Chủ thể quản lý NS huyện chính là HĐND huyện, cụ thể là những người
có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động quản lý ngân
sách. Trách nhiệm quản lý ngân sách trước hết thuộc về Chủ tịch UBND huyện.
Vì quản lý tài chính là một nội dung quản lý chuyên ngành nên phòng Tài chính
– Kế hoạch huyện và cá nhân Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch cũng thuộc
nhóm chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động của ngân sách huyện. Bên cạnh đó mỗi

13


cá nhân và trưởng các bộ phận, phòng ban cũng góp phần đóng góp quan trọng
tạo nên công tác quản lý ngân sách huyện có hiệu quả.
Đối tượng quản lý ngân sách huyện đó là hoạt động của ngân sách huyện.
Đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành
và sử dụng các quỹ tiền tệ. Cụ thể là việc quản lý các nguồn thu cũng như các
khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của huyện.
2.1.3.2. Sự cần thiết của quản lý ngân sách cấp huyện
Việc quản lý ngân sách huyện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính
của quốc gia do vậy công tác QLNS huyện là rất quan trọng, chứa đựng cả mục
tiêu chung của quản lý NSNN nói chung và mục tiêu của huyện nói riêng. Quản
lý ngân sách huyện hướng tới việc đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngân sách
Trung ương, đảm bảo cân đối thu-chi ngân sách trên địa bàn huyện, nâng cao
năng lực điều hành của chính quyền huyện trong việc thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế- xã hội.
2.1.3.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách cấp huyện

- Chấp hành luật ngân sách nhà nước: Tất cả các khoản thu-chi đều phải
có chứng từ xuất- nhập tiền. Nó phản ánh tính chính xác, công minh, rõ ràng. Các
khoản thu-chi đều phải có trong kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách đã được
HĐND, UBND các cấp thông qua. Các khâu trong chu trình NSNN khi triển khai
thực hiện phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của HĐND các cấp.
- Cân đối thu- chi ngân sách huyện: Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi
chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. HĐND, UBND luôn
cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa ra các quyết định liên
quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chưa thực sự
cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả
năng đáp ứng.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý NSNN: Các khoản thuchi đều được xác định bằng số liệu chứng từ ghi sổ, quyết định, văn bản chỉ đạo
của các cấp có thẩm quyền. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo
điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu- chi tài
chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả.

14


×