Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn nhập khẩu và phân phối hoa lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.54 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................
Lời cảm ơn...........................................................................................................................
Mục lục................................................................................................................................
Danh mục viết tắt................................................................................................................
Danh mục bảng...................................................................................................................
Trích yếu luận văn...........................................................................................................
Thesis abtract.......................................................................................................................
Phần 1. Mở đầu.................................................................................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................

1.2.1.

Mục tiêu chung..................................................................................................

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể..................................................................................................

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn..................................................................................
2.1.



Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..................................

2.1.1.

Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....................

2.1.2.

Nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............................................

2.1.3.

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp................................................................................................................

2.2.

Cở sở thực tiễn..................................................................................................

2.2.1.

Phân tích, tình hình chất phụ gia thức ăn chăn nuôi ở quốc tế và trong
nước trong thời gian qua...................................................................................

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp
cung ứng chất phụ gia chăn nuôi......................................................................


2.2.3.

Bài học thực tiễn cho Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm
...........................................................................................................................

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu..............................................
3.1.

Đặc điểm Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm.........................

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...............................................

3.1.2.

Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và bộ máy của Công ty.........................................

i


3.1.3.

Tài sản và nguồn vốn của Công ty....................................................................

3.1.4.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoa Lâm........................

3.2.


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................................

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.....................................................................
4.1.

Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và
Phân phối Hoa Lâm..........................................................................................

4.1.1.

Năng lực tài chính.............................................................................................

4.1.2.

Nguồn nhân lực................................................................................................

4.1.3.


Cơ cấu tổ chức quản lý......................................................................................

4.1.4.

Trang thiết bị và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ của Công ty...........

4.1.5.

Khả năng mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm......................................

4.1.6.

Thương hiệu......................................................................................................

4.1.7.

Kết quả và hiệu quả kinh doanh........................................................................

4.2.

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm.......................................................

4.3.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân
phối Hoa Lâm....................................................................................................

4.4.


Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm...................................................................

4.4.1.

Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty...............

4.4.2.

Giải pháp xây dựng năng lực cạnh tranh của Công ty.....................................

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.........................................................................................
5.1.

Kết luận.............................................................................................................

5.2.

Kiến nghị đối với nhà nước...............................................................................

Tài liệu tham khảo............................................................................................................
Phụ lục .............................................................................................................................

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN

CC
CP
CSH
CT
DH
DN, DNTM
DT
KD
LN
NH
NLCT
SXKD
TĂCN
TC
TM
TNHH
TSCĐ
VN
WTO

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Nghĩa tiếng việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cơ cấu
Cổ phần
Chủ sở hữu
Cạnh tranh
Dài hạn
Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thương mại
Doanh thu
Kinh doanh
Lợi nhuận
Ngắn hạn
Năng lực cạnh tranh
Sản xuất kinh doanh
Thức ăn chăn nuôi
Tài chính
Thương mại
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định

Việt Nam
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tài sản và nguồn vốn của Công ty Hoa Lâm giai đoạn 2013-2015...........

Bảng 3.2.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoa Lâm giai
đoạn 2013 - 2015........................................................................................

Bảng 3.3.

Ma trận SWOT...........................................................................................

Bảng 4.1.

Cơ cấu vốn điều lệ Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm..........

Bảng 4.2.

Hệ số nợ của Công ty Hoa Lâm.................................................................

Bảng 4.3.


Hệ số nợ của Công ty Hoa Lâm, An Phú và Sinh Thái Xanh năm 2015..........

Bảng 4.4.

Tình hình lao động của Công ty Hoa Lâm.....................................................

Bảng 4.5.

Trình độ học vấn của CBCNV của Công ty Hoa Lâm, An Phú và
Sinh Thái Xanh năm 2015..........................................................................

Bảng 4.6.

Lao động hiện nay của Công ty và dự kiến lao động đến năm 2020.........

Bảng 4.7.

Điều kiện cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin của Công
ty Hoa Lâm.................................................................................................

Bảng 4.8.

Số lượng các nhóm sản phẩm của Công ty Hoa Lâm, An Phú Và
Sinh Thái Xanh...........................................................................................

Bảng 4.9.

Giá trị hàng mua của Công ty Hoa Lâm giai đoạn 2014 – 2015................

Bảng 4.10.


Vòng quay hàng tồn kho của Công ty Hoa Lâm giai đoạn 2014 – 2015..........

Bảng 4.11.

Doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Công ty Hoa Lâm giai
đoạn 2013 – 2015.......................................................................................

Bảng 4.12 Đánh giá của khách hàng về chất lượng các nhóm sản phẩm của Công
ty Hoa Lâm, An Phú Và Sinh Thái Xanh...................................................
Bảng 4.13 Đánh giá của khách hàng về giá các nhóm sản phẩm của Công ty Hoa
Lâm, An Phú và Sinh Thái Xanh................................................................
Bảng 4.14. Cơ cấu doanh thu theo thị trường của Công ty Hoa Lâm giai đoạn
2013 - 2015................................................................................................
Bảng 4.15. Thị phần sản phẩm sản phẩm của Công ty Hoa Lâm, An Phú và Sinh
Thái Xanh năm 2015..................................................................................
Bảng 4.16. Mức chiết khấu áp dụng cho khách hàng khu vực miền Bắc của công
ty Hoa Lâm năm 2015................................................................................

iv


Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty Hoa Lâm
giai đoạn 2013 – 2015................................................................................
Bảng 4.18. So sánh kết quả kinh doanh của Công ty Hoa Lâm, An Phú và Sinh
Thái Xanh năm 2015..................................................................................
Bảng 4.19. So sánh hiệu quả kinh doanh của Công ty Hoa Lâm, An Phú và Sinh
Thái Xanh năm 2015..................................................................................

v



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thị Hồng
Tên Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thương mại và Nhập khẩu Hoa Lâm
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho đơn vị nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,
sơ cấp. Tác giả đã nghiên cứu một số tài liệu của Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân
phối Hoa Lâm cũng như các thông tin trên internet, các ấn phẩm, tạp chí có liên quan
đến đề tài. Thông tin sơ cấp được thu thập trong luận văn thông qua việc lựa chọn và
tiến hành điều tra về quy mô kinh doanh, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh
của Công ty và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, cũng điều tra về đánh giá của khách hàng
về chất lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm của Công ty Hoa Lâm và đối thủ cạnh
tranh.
Ngoài phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, các phương pháp như các
phương pháp thông kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT,
phương pháp chuyên gia, xây dựng khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
cũng được áp dụng trong luận văn.
Kết quả chính và kết luận:
Đề tài trước tiên góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh,

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã phân tích năng lực cạnh tranh
của DN, các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như các yếu
tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh chất phụ
gia TĂCN.
Bằng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin phù hợp tiến hành phân tích,
đánh giá thực tế và khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối

vi


Hoa Lâm được phân tích ở 6 nội dung chính: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ cấu
tổ chức quản lý, trang thiết bị và ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng cung cấp sản
phẩm và mở rộng thị trường, thương hiệu. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích những yếu
tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty (kinh tế, chính trị pháp lý, văn hóa xã hội, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, …). Trên cơ sở
phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã chỉ ra được những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thông qua việc đánh giá SWOT. Đây là cơ sở rất
quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp và có tính khả thi.
Từ đó, đưa ra 6 nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm. Các nhóm giải pháp đó là: (1) Giải
pháp nâng cao năng lực tài chính: nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời (2) Giải pháp phát triển nguồn
nhân lực (3) Giải pháp nâng cao trình độ quản lý và hoàn thiện cơ cấu tổ chức: hoàn
thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý về nhận sự và hiệu quả quản lý (4 )
Giải pháp đổi mới trang thiết bị và phát triển công nghệ (5) Giải pháp nâng cao năng lực
hoạt động và phát triển sản phẩm: nâng cao khả năng cung cấp sản phẩm, nâng cao chất
lượng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm (6) Xây dựng thương hiệu.

vii



THESIS ABTRACT
Master candidate: Dao Thi Hong
Thesis tittle: Raising the competitiveness of Hoa Lam Import and Distribution
Company Limited
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To study the theoretical issues and competitiveness situation of Hoa Lam Import
and Distribution Company Limited, in order to propose some solutions to improve the
competitiveness of the company.
Materials and Methods
The thesis is studied through the primary and secondary data collection methods.
The author has studied some documents of Hoa Lam Import and Distribution Company
Limited as well as some information on internet, publications, magazines related to the
topic. Primary data are also collected in the thesis by selecting and investigating the
business scale, business situation and some business results of the company and its
competitors. Besides, they are also collected by investigating the evaluation of product
quality and price of Hoa Lam company and its competitors from clients.
In addition to the secondary and primary data collection methods, some methods
such as descriptive statistical method, comparative method, SWOT analysis method,
expert method, methods of developing an analytical framework and the system of
research indicators are also applied in the thesis.
Main findings and conclusions
Firstly, the thesis contributes to the systematization of theoretical and practical
issues on competition and competitiveness of enterprises. The thesis also analyzes the
competitiveness of enterprises, the criteria reflecting the competitiveness of enterprises
as well as some external factors affecting to the competitiveness of enterprises that sell

the animal feed.
By methods of collecting and evaluating the information suitable for analyzing,
realistic assessment, the competitiveness of Hoa Lam Import and Distribution Co., Ltd.
is analyzed in six main areas: Financial capacity, human resources, organizational

viii


structure and management, equipments and applications of science and technology,
ability to provide products, expand the market and brand. In addition, the author also
analyzes some external factors affecting the company’s competitiveness (economics,
political-legal, socio-cultural, suppliers, competitors, customers, etc.). ). Based on the
analysis of the situation and influencing factors, the thesis has identified the strengths,
weaknesses, opportunities and threats through the SWOT analysis. This is a very
important basis for the thesis to propose appropriate and feasible solutions and
recommendations.
On that basis, the thesis gives 6 basic solutions to improve the competitiveness
of Hoa Lam Import and Distribution Co., Ltd. They are: (1) Financial capacity
improvement: improving the efficiency of capital mobilization and utilization, raising
the efficiency of production and business and profitability. (2) Development of the
human resources (3) Solutions to improve the management level and organizational
structure: improve the organizational structure, the management quality in terms of
human resources and managing efficiency. (4) Solutions of equipment innovation and
technology development (5) Solutions to improve the capacity of product development
and operation: improving the ability to provide products, service quality and reducing
product costs. (6) Branding.

ix



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tất cả các doanh nghiệp đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường như hiện nay đều phải chịu sự tác động của những quy luật
kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh, bởi vì tất cả các doanh nghiệp
đều cùng tìm kiếm lợi nhuận. Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các ngành, các doanh nghiệp tự đào thải những
cá thể doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại. Vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi
doanh nghiệp đều cần ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, chính là sự thể hiện
về thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
khách hàng để thu lợi nhuận cao bằng việc khai thác, sử dụng những lợi thế bên
trong và những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
quá trình phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới như ASEAN, WTO,…
mở ra cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng những
cơ hội và thách thức. Và thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt từ những đối thủ mạnh khác. Để tận dụng được những cơ hội và ứng phó
với những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận động theo hướng tích
cực để khẳng định, nâng cao khả năng cạnh tranh để tạo vị thế của mình trên thị
trường.
Với quy mô là một nước nông nghiệp nên nhu cầu về thức ăn chăn nuôi
của người dân là tương đối lớn kéo theo nhu cầu về nguyên vật liệu trong chế
biến thức ăn chăn nuôi ngày càng cao song thực tế hiện nay nguồn nguyên vật
liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi đang thiếu trầm trọng. Nhận thấy được thực
trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi mà Công ty
Hoa Lâm đã xác định được hướng đi cho mình khi chuyên nhập khẩu và phân
phối các chất phụ gia, vi lượng phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Là một
doanh nghiệp quy mô đang còn nhỏ, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, Hoa
Lâm cũng đã thu được những thành tựu nhất định nhưng điều đó vẫn chưa thực
sự đảm bảo năng lực để cạnh tranh lâu dài. bên cạnh đó, ngày càng có nhiều

doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường này, dẫn đến nhiều thách thức mà
Công ty Hoa Lâm phải đối mặt. Những thách thức đó là là Hoa Lâm đó là phải

10


làm sao để tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh so với các doanh nghiệp khác? Làm
sao để có nét chuyên nghiệp độc đáo? Làm sao để có một vị trí đặc biệt cho Công
ty trên thị trường để thu hút và tạo lòng trung thành của khách hàng, đem đến sự
phát triển lâu dài?
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc nâng cao năng lực cạnh
tranh cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm là
một đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhập khẩu và Phân phối Hoa
Lâm” nhằm nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty và từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm từ đó đề xuất một số giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh cho đơn vị nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và những nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân
phối Hoa Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công
ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Phân phối Hoa Lâm và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại
Công ty TNHH Nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm.

11


- Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
+ Những thông tin, số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2012 đến
năm 2016.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017.

12


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường, được
hình thành và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường. Do đó, có rất nhiều học
giả nghiên cứu cạnh tranh và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái
niệm này.

Theo Các Mác (1978): “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt
giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.” Ở cách tiếp cận này mục tiêu
cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận siêu ngạch thông qua việc đấu tranh giành
lấy những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Theo Từ điển bách Khoa của Việt Nam (1995): "Cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung
cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các nghành, các quốc gia
cùng sản xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được
nhiều khách hàng nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất
tiêu thụ hàng hóa dịch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do vậy có thể thấy ở từ điển
thuật ngữ Kinh tế học (2001) thì định nghĩa: "Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập
giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai hay nhiều
bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được" và "chiến
lược cạnh tranh - một khía cạnh của chiến lược thương mại bao gồm việc doanh
nghiệp phát triển các chính sách để đối phó và đánh bại các đối thủ của mình
trong vấn đề cung cấp một sản phẩm nhất định". Hay theo nhà kinh tế học
P.Samuelson (2000) thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.

13


Nhìn nhận từ góc độ thị trường, tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm, trong tác
phẩm “Thị trường, chiến lược, cơ cấu” (2004) lại nhận định rằng: Cạnh tranh
trong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ mà chính là phải mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn
mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình. Trong cuộc tranh tài giữa các

doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh nghiệp nào hài
lòng với vị thế trên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải nhanh
với một vận tốc không thể ngờ trong một thị trường thế giới càng ngày càng
nhiều biến động.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu rằng: Cạnh tranh trong kinh tế thị
trường là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo
nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình.
2.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó
được coi là cơ sở và động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi
doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.
Đối với doanh nghiệp:
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh có những vai trò sau:
- Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải các doanh
nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ
to lớn.
- Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh
tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp
tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác Marketing bắt
đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường, từ đó ra
các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác
quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành...

14



- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng
cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao
trình độ tay nghề của công nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát
triển hơn.
Đối với người tiêu dùng:
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng bởi vì
người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp
hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao
hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy đối với người tiêu
dùng, cạnh tranh có vai trò:
- Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản
phẩm phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
- Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thỏa
mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan
tâm nhiều hơn.
Đối với nền kinh tế:
Cạnh tranh được coi là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh
đối với nền kinh tế được thể hiện ở những mặt sau:
- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất
hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân
công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
- Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp
phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.

- Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh
nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.

15


- Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị
trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường
của nước ta.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng
thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích
hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác
dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm
hàng giả, buôn lậu, trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước và của người tiêu dùng. Phát huy những yếu tố tích
cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà
nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
2.1.1.3. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh
Theo Michael Porter (1985): Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá
trị mà doanh nghiệp có thể tạo cho khách hàng. Lợi thế có thể dưới dạng giá cả
thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương)
hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ như về chất lượng, độ
tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ,… khiến người mua chấp nhận thanh toán một
mức giá cao hơn hoặc việc tập trung vào một phân khúc thị trường hay nhiều thị
trường để phát triển.
Jack Welch (2005) đã từng nói “nếu không có lợi thế thì đừng cạnh
tranh”. Lợi thế là nền tảng cho sự cạnh tranh. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh của
một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp ấy khác biệt và chiếm ưu
thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có
khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh là

yếu tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài, hay khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh.
Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lượng, sự cải
tiến và sự đáp ứng khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh
tranh mà một doanh nghiệp có thể làm theo, bất kể doanh nghiệp đó ở trong
ngành nào, cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì. Mặc dù mỗi yếu tố đều có sự ảnh
hưởng đến việc tạo ra sự khác biệt, song cần lưu ý rằng, giữa chúng có sự tương
tác lẫn nhau rất mạnh. Bốn yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn
thông qua việc hạ thấp chi phí hay tạo sự khác biệt về sản phẩm so với các đối
thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ và có lợi thế cạnh tranh.

16


Hình 2.1: Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh
Nguồn: Lê Thế Giới và cộng sự 2009

2.1.1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cũng như cạnh tranh, có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh
tranh trên các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, hiện chưa có một lý
thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này do đó không có “lý
thuyết chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Các quan điểm về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt.
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những
năm 1990.
Theo Aldington Report (1985) thì doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội
và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh
tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả
năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp. Định nghĩa

này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương
quốc Anh” (Flanagan và cộng sự, 2007)
Theo M. Porter (1990), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận
thông qua một số chỉ tiêu như năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về

17


hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất; là khả năng
của doanh nghiệp thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục
tiêu quan trọng nhất: lợi nhuận.
Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa đối với
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định
đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách
hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác.
Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm, trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược,
cơ cấu” (2004) nêu lên tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại
sinh của doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố
gắng đạt được, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của
mình.
Từ những quan điểm khác nhau trên, ta có thể đưa ra một nhận định chung
nhất về năng lực cạnh tranh như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp
thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc khai thác sử
dụng lợi thế bên trong và bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Mặc dù còn có thể có nhiều quan điểm khác nữa về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, song xét về bản chất có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản
của nó như sau:
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong

(thực lực, lợi thế) và yếu tố bên ngoài (môi trường kinh doanh).
- Năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp không phải xác định biệt
lập, riêng lẻ mà là trong sự đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt
động trên cùng một lĩnh vực, một thị trường.
- Những thực lực và lợi thế quyết định năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phải hướng đến việc thỏa mãn khách hàng (mục tiêu trực tiếp) nhằm đạt
được các mục tiêu kinh doanh tốt nhất trong đó lợi nhuận (mục tiêu cuối cùng).
(M. Porter, 1985)
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phản ánh qua nhiều
chỉ tiêu khác nhau, gồm một số chỉ tiêu tổng hợp kết quả phản ánh kết quả/hiệu
quả kinh doanh (doanh số, lợi nhuận, thị phần) và các chỉ tiêu phản ánh thực lực,
lợi thế kinh doanh (tài chính, nhân lực, công nghệ, sản phẩm/dịch vụ…)

18


2.1.2. Nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của một doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định. Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu
và hệ số nợ.
Tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp được đánh giá cao hay thấp là
phụ thuộc vào quy mô vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn tài chính thể hiện thông
qua hệ số nợ (tỷ lệ giữa nợ phải trả trên tổng nguồn vốn). Hai chỉ tiêu này phản
ánh sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp và khả năng chống đỡ rủi ro.
Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành vốn chủ sở hữu rất đa dạng tùy theo
tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ doanh nghiệp, yêu cầu và sự phát
triển của thị trường.
- Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tùy theo tính chất của mỗi doanh nghiệp
mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là doanh nghiệp thuộc sở

hữu Nhà nước thì vốn là do ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhà nước). Nếu là
công ty cổ phần, vốn là do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần (cổ
phiếu). Doanh nghiệp liên doanh thì vốn là do các bên liên doanh góp, doanh
nghiệp tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân.
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động,
doanh nghiệp gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tùy
thuộc vào điều kiện có thể, bao gồm: nguồn từ lợi nhuận, nguồn bổ sung từ phát
hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm …
- Các quỹ: Doanh nghiệp có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng. Quỹ dự
phòng tổn thất được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những
tổn thất xảy ra. Quỹ khen thưởng phúc lợi dùng cho công tác khen thưởng,
khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng và cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Quỹ đầu tư phát triển
để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu cho doanh
nghiệp… Các quỹ của doanh nghiệp thuộc sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Nguồn hình thành các quỹ này là từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tuy
nhiên khả năng sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinh doanh tùy thuộc vào
mục đích sử dụng quỹ.

19


- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay nợ của
khách hàng và nhà cung cấp mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có
thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của doanh nghiệp (vốn bổ sung) do
nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa,
đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
Vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy
động kinh doanh của một doanh nghiệp nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Vốn
chủ là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp, đây là nguồn vốn khởi đầu

tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp năng lực tài
chính cho quá trình tăng trưởng như mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị,
phát triển các sản phẩm mới, là cơ sở để huy động các nguồn vốn khác, tạo lập
uy tín của Công ty với khách hàng và nhà đầu tư, tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn có chức năng bảo vệ doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về mặt tài chính.
Vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng có điều kiện để đa dạng hóa sản
phẩm, tăng lợi nhuận và tăng sức chịu đựng của doanh nghiệp khi tình hình kinh
tế khó khăn.
Hệ số nợ được tính bằng công thức:

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và tổng nguồn
vốn. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động
vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó
cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai
thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Để đánh giá mức độ rủi ro tài chính của
doanh nghiệp thông qua tỷ số này thì cần so sánh hệ số nợ của một doanh nghiệp
với tỷ số bình quân của toàn ngành.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực
Lao động là một yếu tố có tình quyết định của lực lượng sản xuất, có vai
trò rất quan trọng trong sản xuất xã hội và trong cạnh tranh kinh tế hiện nay. Các
nhà kinh tế học cho rằng vũ khí cạnh tranh quyết định trong thế kỷ XXI là giáo
dục và kỹ năng của người lao động. Con người là một nguồn lực đặc biệt quan

20


trọng, là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của tổ chức và là nền tảng cho
mọi cải tiến và phát triển, thể hiện ở các khía cạnh:
- Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của những người tham gia

công tác quản trị, kiểm soát, điều hành doanh nghiệp quyết định tới chất lượng và
tính khả thi của việc xây dựng và thực hiện chiến lược hoạt động kinh doanh.
- Trình độ chuyên môn cao, thao tác thành thạo, kinh nghiệm của đội ngũ
các nhân viên có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, có thể phục vụ
khách hàng chu đáo, chất lượng công tác quản lý tốt.
- Chính sách nhân sự, đào tạo và sử dụng, đãi ngộ hợp lý sẽ giữ được cán
bộ có trình độ, năng lực tận tâm phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp,
đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, thu hút những người
có trình độ cao.
Để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú trọng bảo đảm cả
chất lượng lẫn số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người lao động. Doanh
nghiệp cần đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề dưới nhiều hình thức,
đầu tư kinh phí thỏa đáng, khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình
quản lý, sáng chế và cải tiến…
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý
Trình độ quản lý có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng lực cạnh
tranh của mỗi doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý không tốt sẽ làm giảm hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp, bộ máy quản lý cồng kềnh gây lãng phí, chất
lượng nguồn nhân lực không cao… làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Các Công ty, trong nâng cao phải nâng cao trình độ quản lý, phải đặc biệt
quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực.
Trình độ quản lý phản ánh năng lực điều hành của Ban giám đốc của một
công ty. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của
Ban giám đốc; số lượng, chất lượng và hiệu lực thực hiện của các chiến lược,
chính sách và quy trình kinh doanh. Năng lực quản lý của Ban giám đốc cũng bị
chi phối bởi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là một chỉ tiêu quan
trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một doanh nghiệp có phù hợp
với quy mô, trình độ quản lý của doanh nghiệp; phù hợp với đặc trưng cạnh tranh
của ngành và yêu cầu của thị trường hay không. Cơ cấu tổ chức của một doanh
nghiệp thể hiện ở sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp,


21


cac đơn vị trực thuộc… Hiệu quả của cơ chế quản lý không chỉ phản ánh ở số lượng
các phòng ban, sự phân công, phân cấp giữa các phòng ban mà còn phụ thuộc vào
mức độ phối hợp giữa các phòng ban, các đơn vị trong việc triển khai chiến lược
kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi của
cơ cấu trước những biến động của ngành hay biến động môi trường vĩ mô.
2.1.2.4. Trang thiết bị và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng,
ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thể hiện quy mô
của doanh nghiệp, mang tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu ngày càng
được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên
gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất
lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm
chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với cơ sở hạ tầng cũng như
việc đánh giá thấp tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng dễ đem lại những khó khăn
sau cho doanh nghiệp:
Trang thiết bị, công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất,
giảm tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế quan trọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Công nghệ còn tác động tới tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ
cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. Năng lực công nghệ không chỉ thể
hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng mở
rộng (khả năng đổi mới) của các công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như
kinh tế. Để có công nghệ phù hợp, doanh nghiệp cần có thông tin về công nghệ,
chuyển giao công nghệ, tăng cường nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý hóa
sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ.

Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có
hiệu quả công nghệ hiện đại.
2.1.2.5. Khả năng mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm, dịch vụ
* Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Nền kinh tế càng phát triển, các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin
cũng phát triển theo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng,
đặc biệt là các phần mềm, dự án, dịch vụ tư vấn công nghệ. Hoạt động này mang
lại thu nhập khá quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này

22


và chứa đựng ít rủi ro hơn so với hoạt động kinh doanh các sản phẩm linh kiện
máy tính. Các tiêu chí đánh giá năng lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của
của doanh nghiệp thể hiện ở:
- Doanh nghiệp có thể cung ứng nhiều loại mặt hàng, nhiều gói dịch vụ tư
vấn, hỗ trợ, do đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán trực tuyến, trên cơ
sở tham gia thanh toán qua hệ thống ngân hàng và thiết lập các quan hệ thanh
toán với khách hàng và nhà cung cấp.
- Doanh nghiệp đảm bảo việc giao hàng, hoàn thành dự án nhanh chóng,
chính xác theo nhu cầu của khách hàng.
- Doanh nghiệp có khả năng cung cấp và giải đáp thắc mắc cũng như bảo trì
hệ thống phần mềm sau khi đã giao sản phẩm cho khách hàng.
- Doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn, doanh thu bán hàng cao.
Sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội cùng với sự tiến bộ về khoa học
– công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
ngoài việc cạnh tranh về giá còn phải không ngừng tìm tòi, phát triển những hình
thức dịch vụ mới, đa dạng hóa danh mục, chủng loại sản phẩm dịch vụ để đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng thêm thị phần và lợi nhuận

cho doanh nghiệp.
* Chiến lược phân phối sản phẩm, dịch vụ
Có 4 loại kênh phân phối thường dùng là kênh trực tiếp, kênh 1 cấp, kênh
2 cấp và kênh 3 cấp:
- Kênh trực tiếp không có trung gian, nhà sản xuất bán hàng thẳng cho
người tiêu dùng. Có ba cách bán hàng trực tiếp là: bán đến từng nhà, bán tại cửa
hàng giới thiệu sản phẩm và bán theo thư hoặc điện thoại đặt hàng.
- Kênh 1 cấp chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường hàng tiêu
dùng, đó là người bán lẻ. Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi
giới hay đại diện bán hàng.
- Kênh 2 cấp có 2 trung gian phân phối. Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó
thường là nhà bán sỉ và bán lẻ. Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân
phối của công ty và các nhà buôn.

23


- Kênh 3 cấp có 3 trung gian phân phối, như trong ngành thực phẩm, có thể
có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn, người bán sỉ và người bán lẻ.
Các thành viên của kênh phân phối giúp nhà sản xuất (doanh nghiệp) thực
hiện các chức năng sau đây:
- Thu thập thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược và tạo thuận lợi cho
sự trao đổi.
- Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết phục cao về những
sản phẩm đang kinh doanh và các sản phẩm mới.
- Tìm ra và thông tin được với khách hàng tương lai.
- Phân chia, đóng gói, phân loại sản phẩm, dịch vụ.
- Thương lượng đi tới thoả thuận về giá cả và các vấn đề khác xung quanh
sản phẩm.
- Huy động và phân chia dòng tiền để thanh toán chi phí của kênh, cấp tín

dụng cho khách hàng.
- Chia sẻ các rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh.
Các chức năng trên có thể thay đổi được giữa các thành viên trong kênh.
Nếu doanh nghiệp tự thực hiện các chức năng này thì chi phí sẽ tăng và giá cả sẽ
cao hơn. Khi một số chức năng được chuyển sang cho các trung gian phân phối
thì chi phí và giá cả của nhà sản xuất sẽ thấp hơn, nhưng phải tính thêm chi phí
cho nhà trung gian. Vấn đề ai thực hiện chức năng nào của kênh là do năng suất
và hiệu quả quyết định.
* Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của sản
phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong những điều kiện và chi phí nhất
định. Mỗi sản phẩm khác nhau có những loại thuộc tính khác nhau nhưng có thể
được chia thành 5 nhóm thuộc tính chủ yếu để đánh giá chất lượng sản phẩm, là:
- Chức năng và công dụng.
- Các thông số kỹ thuật: độ tin cậy, tính tiện dụng, độ an toàn, tuổi thọ, kích
thước, kiểu dáng, mức tiêu hao năng lượng, mức độ gây ô nhiễm...
- Khả năng dịch vụ kèm theo: thông tin về sản phẩm, dịch vụ đi kèm sản phẩm,
dịch vụ sau bán hàng, mức độ sẵn sàng của các dịch vụ kèm theo sản phẩm.

24


- Các thuộc tính kinh tế - xã hội: chi phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra
sản phẩm...
- Các thuộc tính theo cảm nhận: cảm giác thích thú, sang trọng, hợp thời
trang, tính thẩm mỹ...
Đối với lĩnh vực dịch vụ, chất lượng dịch vụ lại là sự thỏa mãn của khách
hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi (kỳ vọng) và thực tế đạt
được. Nếu chất lượng mong đợi thấp hơn chất lượng đạt được thì chất lượng dịch
vụ là tuyệt vời. Nếu chất lượng mong đợi lớn hơn chất lượng đạt được thì chất

lượng dịch vụ được đánh giá là không đảm bảo. Nếu chất lượng mong đợi bằng
chất lượng đạt được thì chất lượng được coi là bảo đảm.
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, và của doanh nghiệp.
Xuất phát từ sự tác động mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển của
nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực quản trị
chất lượng sản phẩm, dịch vụ đang ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm
và không ngừng phát triển. Cam kết bảo đảm và cải tiến chất lượng đang được
thực hiện và đổi mới ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
2.1.2.6. Thương hiệu
Thương hiệu là tài sản vô hình mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào
cũng có được. Thương hiệu của doanh nghiệp phải được xây dựng và củng cố
trên cơ sở mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho khách hàng. Nó là yếu tố quan
trọng, là cơ sở để doanh nghiệp có thể dễ dàng vươn lên trong cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác. Thương hiệu được hình thành sau một thời gian dài hoạt
động trên thị trường và là tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phát huy và sử
dụng như một thứ vũ khí chủ lực trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
2.1.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài là các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Chúng tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp. Môi
trường bên ngoài gồm: Môi trường vĩ mô; Môi trường vi mô (môi trường ngành).

25


×