Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN su dung KTLN va BTTT de phat trien nang luc hoc sinh qua bai mot so kim loai kiem tho 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.03 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---  -  -  ---

TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN,
BÀI TẬP THỰC TIỄN
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
QUA BÀI: “MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ”

Quảng Bình, tháng 4 năm 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---  -  -  ---

TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN,
BÀI TẬP THỰC TIỄN
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
QUA BÀI: “MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ”

Họ và tên: Trần Thái Sơn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Bố Trạch

Trang: 2



Quảng Bình, tháng 4 năm 2015

Trang: 3


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU............................................................................................................

4

1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 4
1.2. Phạm vi áp dụng.............................................................................................. 4
2. NỘI DUNG......................................................................................................... 5
2.1. Thực trạng của vấn đề.................................................................................... 5
2.2. Các giải pháp................................................................................................... 6
2.2.1. Sử dụng kiến thức thực tiễn liên quan............................................................ 6
2.2.2. Sử dụng kiến thức liên môn liên quan............................................................ 8
2.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn vào bài học........................... 9
2.2.4. Kiểm tra, so sánh đối chiếu kết quả............................................................... 10
3. KẾT LUẬN......................................................................................................... 11
3.1. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 11
3.2. Kiến nghị, đề xuất............................................................................................. 12
PHỤ LỤC 1: MẪU KHẢO SÁT........................................................................... 13
PHỤ LỤC 2: MẪU GIÁO ÁN............................................................................... 14
PHỤ LỤC 3: CÂU HỎI PISA – LĨNH VỰC KHOA HỌC................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 21

Trang: 4



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện những đổi mới căn bản
và toàn diện nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng của mỗi cá nhân để phục vụ đất nước. Bởi vậy việc đổi mới phương
pháp dạy học luôn được chú trọng, giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp
dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực, sử dụng kiến thức liên môn...nhằm
hướng tới mục tiêu đó.
Đối với môn Hóa học, đây là một môn học thực nghiệm và gắn liền với thực
tiễn. Việc vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức thực tiễn; sử dụng các câu hỏi, bài
tập thực tiễn liên quan đến các hoạt động sản xuất trên thực tế; khai thác, sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại một cách hợp lý cùng với việc áp dụng các phương
pháp dạy học mới sẽ mang lại hứng thú trong việc học của học sinh. Bởi vậy, tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn, bài tập thực tiễn để phát triển
năng lực học sinh qua bài: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ”.
1.2. Phạm vi áp dụng
Thông qua việc nghiên cứu các phương pháp dạy học, sưu tầm tài liệu áp dụng
vào bài học “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” thuộc chương trình
Hóa học 12 chuẩn và nâng cao.

Trang: 5


2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm.
Thực hiện dạy học tích hợp cùng với việc kết hợp các câu hỏi, bài tập thực tiễn sẽ
mang lại nhiều lợi ích trong việc định hướng phát triển năng lực hành động của học
sinh, năng lực giải quyết các vấn đề liên quan thực tiễn. Trong thực tế các trường hiện

nay giáo viên còn ngần ngại sử dụng kiến thức tích hợp do nó liên quan đến nhiều bộ
môn, do chưa chịu khó tìm hiểu kiến thức, sâu sát với thực tế. Mặt khác, các tài liệu
tích hợp, tài liệu liên quan thực tế của môn học chưa nhiều trong khi sách giáo khoa
chưa cung cấp đủ tài liệu cần thiết. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tích cực, chủ động
tìm hiểu thêm kiến thức, làm phong phú thêm bài học, biết đặt những câu hỏi định
hướng cho học sinh, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết.
Kết quả khảo sát đối với lớp 12A1 khi chưa tiến hành áp dụng đề tài vào giảng dạy:

Câu hỏi

Số HS chọn đúng đáp án

Tỉ lệ

1

35

83,33%

2

30

71,43%

3

10


23,81

Câu hỏi 4: 21/42 em (50,00 %) nêu được ý nghĩa theo văn học.
11/42 em (26,19%) nêu được ý nghĩa về hóa học.
Câu hỏi 5: 31/42 (73,81%) em chọn A có hứng thú với dạng câu hỏi này.
Kết quả cho thấy đối với bài “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
thổ” nếu chỉ dạy theo kiến thức sách giáo khoa và theo chuẩn kiến thức kỹ năng thì
khả năng gây hứng thú, việc phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết các
vấn đề thực tiễn chưa được cao.

2.2. Các giải pháp
2.2.1. Sử dụng kiến thức thực tiễn liên quan
Trang: 6


- Đối với mỗi bài học, giáo viên chịu khó tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn
liên quan, tích cực cập nhập những thông tin khoa học mới có liên quan đến vấn đề
giảng dạy từ đó cung cấp thêm thông tin cho học sinh dưới dạng các hình ảnh, video
để tạo hứng thú cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi nói về hiện tượng hình thành thạch nhũ, giáo viên có thể sưu tầm
các hình ảnh về thạch nhũ trong hang động, thạch nhũ trên trên sàn nhà ...

Hình 2.1. Thạch nhũ ở Động Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình)

Trang: 7


hình 2.2. Nhũ đá dưới trần nhà (Nhà thư viện trường THPT số 1 Bố Trạch)
Ví dụ 2: Hình ảnh các núi đá vôi mà thành phần chính là CaCO3.


Hình 2.3. Dãy núi đá vôi ở Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng
- Ngoài việc cung cấp thông tin, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi, những bài
tập hay tình huống để giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động, năng lực giải
quyết vấn đề.
Trang: 8


Câu hỏi 1: Thạch nhũ được tạo thành trong các hang động hoặc trần nhà nơi
có nước thấm qua và chảy từ từ thành từng giọt. Phản ứng nào sau đây dùng để giải
thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động?
A. Ca(OH)2 + CO2 � CaCO3  + H2O.
B. CaCO3 + H2O + CO2 � Ca(HCO3)2.
��
� CaCO3  + H2O + CO2.
C. Ca(HCO3)2 ��

D. CaCO3 � CaO + CO2.
Câu hỏi 2: Sự tạo thành thạch nhũ có tác dụng hay hậu quả như thế nào? Hãy khoanh tròn
“có” hoặc “không” vào các trường hợp.

Tác dụng
Gây mất cần bằng sinh thái
Thạch nhũ trong các hang động tạo nên những kỳ quan thiên
nhiên
Làm mất mỹ quan trong những công trình xây dựng
Làm hư hại các công trình mỹ thuật

Có hay không
Có / không
Có / không

Có / không
Có / không

2.2.2. Sử dụng kiến thức liên môn liên quan
Giáo viên nên tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến bài học có sử dụng kiến
thức liên môn, qua đó tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có thể vận dụng kiến
thức tổng hợp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Ví dụ 1: Khi chọn những hình ảnh về núi đá vôi, giáo viên nên tích hợp kiến
thức về địa lý như chiếu hình ảnh về các hệ thống núi đá vôi ở Quảng Bình (Địa lý
địa phương); có thể giới thiệu về Động Phong Nha, Động Thiên Đường ... những
điểm du lịch hấp dẫn của Bố Trạch, Quảng Bình, nơi có hệ thống thạch nhũ tuyệt đẹp.
Ví dụ 2: Khi giới thiệu hiện tượng tạo thành thạch nhũ, giáo viên có thể sưu
tầm những video của nước ngoài, được làm công phu, chất lượng cao, với phụ đề
bằng tiếng Anh nên có thể tích hợp thêm kiến thức ngoại ngữ, tạo hứng thú cho học
sinh.

Trang: 9


(Thạch nhũ)

(Măng đá)
Ví dụ 3: Giáo viên có thể tích hợp thêm kiến thức môn ngữ văn, vật lý thông
qua bài tập sau:
Em hiểu gì về câu tục ngữ: “Nước chảy đá mòn”?
...............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..............................................................................
Học sinh sẽ vận dụng kiến thức về Văn học để giải thích: Nếu có quyết tâm thì
việc khó mấy cũng làm được ví như việc nước chảy lâu ngày thì dù cứng như đá cũng

phải mòn.
Học sinh có thể dùng kiến thức về Vật lý: Nước chảy trên đá tạo ra sự ma sát,
với sự ma sát tuy nhỏ nhưng theo thời gian cũng sẽ làm đá mòn.
Học sinh có thể dựa vào kiến thức Hóa học: Nước có hòa lẫn CO 2 sẽ hòa tan đá
vôi (thành phần chính là CaCO3) theo cân bằng
��
� Ca(HCO3)2
CaCO3 rắn + H2O + CO2. ��


dd

2.2.3. Sử dụng kiến thức liên môn, câu hỏi thực tiễn vào bài học
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, sưu tầm các câu hỏi sử dụng kiến thức
thực tiễn, kiến thức liên môn, giáo viên lồng ghép vào giáo án một cách phù hợp để
dẫn dắt, lôi cuốn học sinh vào bài học. Nếu thời gian không cho phép, giáo viên có
thể cho bài tập về nhà.
Trang: 10


2.2.4. Kiểm tra, so sánh, đối chiếu kết quả
Tiến hành giảng dạy trên một số lớp (12B4, 12B10) và một số lớp không áp
dụng để làm đối chứng. Sau đó giáo viên tiến hành bài khảo sát, chấm bài và đánh giá
kết quả, rút kinh nghiệm.

Trang: 11


3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài

Chúng tôi đã tiến hành giảng dạy trên lớp 12B4, 12B10 và tiến hành khảo sát,
kết quả cụ thể như sau:
Câu hỏi

Lớp 12B4
Số HS chọn

Lớp 12B10
Tỉ lệ

đúng đáp án

Số HS chọn

Tỉ lệ

đúng đáp án

1

44

100%

40

100%

2


44

100%

40

100%

3

29

65,91%

24

60,00%

Câu hỏi 4:
- Lớp 12B4:

44/44 em (50,00 %) nêu được ý nghĩa theo văn học.
35/44 em (79,55%) nêu được ý nghĩa về hóa học.
32/44 em (72,73%) nêu được ý nghĩa về vật lý.

- Lớp 12B10:

40/40 em (50,00 %) nêu được ý nghĩa theo văn học.
27/40 em (67,50%) nêu được ý nghĩa về hóa học.
25/40 em (62,50%) nêu được ý nghĩa về vật lý.


Câu hỏi 5:
- Lớp 12B4:

44/44 (100%) em chọn A có hứng thú với dạng câu hỏi này.

- Lớp 12B10:

38/40 (95,00%) em chọn A có hứng thú với dạng câu hỏi

này.
Từ kết quả so sánh với lớp đối chứng là 12A1, chúng tôi thấy đối với bài “Một
số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” nếu dạy tích hợp kiến thức liên môn,
sử dụng các câu hỏi thực tiễn sẽ kích thích sự suy nghĩ tìm tòi, tạo sự hứng thú học
tập môn Hóa học và định hướng phát triển năng lực hoạt động, năng lực vận dụng
kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Trang: 12


Ngoài ra, bằng việc vận dụng kiến thức liên môn, bài tập thực tiễn, chúng ta có
thể sử dụng vào những bài học khác và hi vọng sẽ đạt được mục tiêu đổi mới trong
giáo dục hiện nay.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi thấy để đạt được hiệu quả cao hơn trong
việc dạy học chúng ta cần chú trọng những vấn đề sau:
- Tích cực nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn trong giáo viên.
- Tích cực tìm hiểu các kiến thức liên môn liên quan đến bài học.
- Tích cực sưu tầm các kiến thức thực tế liên quan đến bài học.
- Biên soạn các câu hỏi theo hướng của PISA để đánh giá, phát triển năng lực
học sinh.

- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như máy chiếu, tăng cường kênh hình (ảnh,
video).
- Biết sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến (google) để tìm kiếm thông tin.
- Tích cực sử dụng các kiến thức liên môn, kiến thức thực tiễn vào bài học để
tiết học thêm sinh động, thêm hứng thú cho học sinh. Biết cách đặt những câu hỏi với
định hướng phát triển năng lực trong đó hướng đến năng lực giải quyết các vấn đề
thực tiễn.

Trang: 13


PHỤ LỤC 1: MẪU KHẢO SÁT
Câu 1. Thành phần chính trong đá vôi, thạch nhũ trong các hang động là gì?
A. Ca(OH)2.

B. CaCO3.

C. CaSO4.

D. CaO.

Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm như sau: Lấy một ít Ca(OH) 2 hòa tan vào nước,
gạn lấy phần dung dịch, dùng ống nhựa sạch rồi thổi khí vào. Hiện tượng quan sát
được ở dung dịch là
A. dung dịch vẫn trong suốt

B. dung dịch bị vẩn đục

C. dung dịch xuất hiện kết tủa đen


D. dung dịch xuất hiện kết tủa vàng

Câu 3: Người ta thường dùng Ca(OH)2 ở dạng sữa để quét tường. Để có hỗn hợp này
người ta lấy CaO cho vào xô nước rồi quấy đều. Tuy nhiên sau một thời gian nếu
không sử dụng thì trong xô sẽ có phần kết tủa màu trắng (A), phần dung dịch trong
suốt (B) và một lớp váng mỏng màu trắng (C) nổi lên trên mặt. Vậy chất rắn (A), (C)
lần lượt là
A. Ca(OH)2, CaO.

B. CaO, CaCO3.

C. Ca(OH)2, CaCO3.

D. CaCO3, CaO.

Câu 4: Em hiểu gì về câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”?
...............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...............................................................................................................................
Câu 5: Em có hứng thú với những dạng bài tập trên không?
A. có

B. Không

Trang: 14


PHỤ LỤC 2. MẪU GIÁO ÁN
Tiết PPCT:


44.
Bài 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ
VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được: Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.
2. Kĩ năng
 Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung
của một số hợp chất của canxi.
 Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá
học.
 Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
3. Thái độ
Nghiêm túc, tích cực trong học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hình ảnh về núi đá vôi, thạch nhũ trong các hang động, trên trần nhà; hình ảnh về ứng
dụng của CaSO4, video TN thể hiện sự hình thành thạch nhũ.
- Hóa chất: Ca(OH)2, CaSO4, nước cất.
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống thủy tinh.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Kim loại kiềm thổ gồm những nguyên tố nào ? Nêu đặc điểm electron ở lớp ngoài
cùng và tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm thổ. Viết PT phản ứng minh họa.

GV cho HS lên bảng trình bày, các HS sinh khác theo dõi, bổ sung.
3. Bài mới
Trang: 15


HOẠT ĐỘNG CỦA

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GV
Hoạt động 1. Tìm hiểu về canxi hiđroxit : Ca(OH)2
Giáo viên cho xem HS theo dõi.
đoạn video về phogn
nha kẻ bàng, dẫn dắt
học sinh vào bài học.
GV cho HS nghiên HS chú ý theo sự dẫn I. Canxi hiđroxit : Ca(OH)2 (Vôi tôi).
cứu SGK trình bày dắt của GV để trả lời câu 1. Tính chất
trạng thái điều kiện hỏi.

- Ca(OH)2 là chất rắn, màu trắng, ít tan

thường, tính tan trong

trong nước. Nước vôi trong là dd

nước, tính chất hóa

Ca(OH)2 có tính bazơ mạnh.


học đặc trưng của

Ca(OH)2 hấp thụ dễ dàng khí CO2.

Ca(OH)2.
GV cho HS làm TN HS làm TN, viết PTHH.
kiểm chứng tính tan và
tính chất hóa học của
Ca(OH)2, yêu cầu HS
hoàn thành phản ứng.
GV yêu cầu HS dựa HS nêu ƯD.

2. Ứng dụng : SGK

vào kiến thức thực tiễn
và SGK nêu ứng dụng


điều

chế

của

Ca(OH)2.
GV cho xem các hình
ảnh, chốt lại vấn đề.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về canxi cacbonat: CaCO3
GV cho HS nghiên HS chú ý theo sự dẫn II . Canxi cacbonat : CaCO3

cứu SGK trình bày dắt của GV để trả lời câu Tính chất
trạng thái điều kiện hỏi.

* CaCO3 là chất rắn, màu trắng, không

thường, tính tan trong

tan trong nước. Bị phân huỷ ở khoảng

nước, tính chất hóa

10000C.

học đặc trưng của
CaCO3.

CaCO3  CaO + CO2 .
* Tan dần trong nước có hoà tan khí
Trang: 16


GV đặt câu hỏi: Em HS dựa vào kiến thức, CO2 :
hiểu gì về câu tục ngữ trả lời.

CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

“nước chảy đá mòn?”
GV cho HS xem TN
về thạch nhũ ở động HS xem TN và trả lời
Phong Nha, nhũ đá ở câu hỏi.

trên trần nhà (nahf thư
viện), sự hình thành
thạch nhũ trong các
hang động, trần nhà.
GV yêu cầu HS cho
biết thành phần thạch
nhũ và giải thích sự
hình thành thạch nhũ
trong các hang động.
GV cho HS dựa vào

Ứng dụng : SGK

kiến thức thực tiễn và
SGK để nêu ứng dụng


điều

chế

của

CaCO3.
GV chốt lại vấn đề.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về canxi sunfat : CaSO4
GV cho HS xem mẫu HS nêu dự đoán về tính III . Canxi sunfat : CaSO4
thạch cao, liên hệ thực chất hoá học :

HS chú ý theo sự dẫn dắt của GV để


tế và nghiên cứu SGK

nắm được:

trình bày trạng thái

Các dạng tồn tại :

điều kiện thường, tính HS xem TN, viết PTHH.

CaSO4.2H2O : Thạch cao sống.

tan trong nước, ứng

CaSO4 khan : Thạch cao khan.

dụng và điều chế của
CaSO4.

CaSO4.2H2O
CaSO4.H2O + H2O
Thạch cao sống

GV chốt lại vấn đề.


Thạch cao

nung


4. Củng cố
Trang: 17


GV chốt lại các kiến thức quan trọng của một số hợp chất của canxi và ứng dụng của
chúng trong đời sống.
GV cho HS luyện tập các bài tập 2, 3, 5, 6, 7 SGK. Ngoài các bài tập trên, GV yêu
cầu HS tìm hiểu kiến thức để giải thích sự hình thành thạch nhũ trên các trần nhà.
5. Dặn dò
GV yêu cầu HS chuẩn bị các nội dung còn lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Trang: 18


PHỤ LỤC 3: CÂU HỎI PISA – LĨNH VỰC KHOA HỌC
HIỆN TƯỢNG BÀO MÒN ĐÁ VÔI, HÌNH THÀNH THẠCH NHŨ, MĂNG ĐÁ
ĐỐI TƯỢNG HS LỚP 12 THPT
Mọi thạch hay nhũ nhũ đá đều bắt đầu từ một giọt nước chứa đầy Ca(HCO 3)2.
Thạch nhũ và nhũ đá có thể tạo thành ở các trần nhà hay hang động nơi có nước thấm
qua và chảy từ từ thành từng giọt.

(Thạch nhũ)

(Măng đá)

Câu hỏi 1. HIỆN TƯỢNG BÀO MÒN ĐÁ VÔI, HÌNH THÀNH THẠCH NHŨ,

MĂNG ĐÁ
S01- 0 1 9
Thạch nhũ được tạo thành trong các hang động hoặc trần nhà nơi có nước thấm
qua và chảy từ từ thành từng giọt. Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích sự tạo
thành thạch nhũ trong hang động?
A. Ca(OH)2 + CO2 � CaCO3  + H2O.
B. CaCO3 + H2O + CO2 � Ca(HCO3)2.
��
� CaCO3  + H2O + CO2.
C. Ca(HCO3)2 ��

D. CaCO3 � CaO + CO2.
Câu hỏi 2. HIỆN TƯỢNG BÀO MÒN ĐÁ VÔI, HÌNH THÀNH THẠCH NHŨ,
MĂNG ĐÁ
S02- 0 1 9
Sự tạo thành thạch nhũ có tác dụng hay hậu quả như thế nào? Hãy khoanh tròn “có” hoặc
“không” vào các trường hợp.

Tác dụng
Gây mất cần bằng sinh thái
Thạch nhũ trong các hang động tạo nên những kỳ quan thiên
nhiên
Làm mất mỹ quan trong những công trình xây dựng
Làm hư hại các công trình mỹ thuật

Có hay không
Có / không
Có / không
Có / không
Có / không

Trang: 19


Câu hỏi 3. HIỆN TƯỢNG BÀO MÒN ĐÁ VÔI, HÌNH THÀNH THẠCH NHŨ,
MĂNG ĐÁ
S03 – 0 1 2 9
Tục ngữ có câu: “Nước chảy đá mòn”. Câu trên có ý nghĩa khoa học như thế
nào?
...............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..............................................................................
Câu hỏi 4. HIỆN TƯỢNG BÀO MÒN ĐÁ VÔI, HÌNH THÀNH THẠCH NHŨ,
MĂNG ĐÁ
S03 – 0 1 2 9
Cách thức mà nhũ đá hình thành trên bê tông là do bản chất hóa học khác so
với sự hình thành của các nhũ đá trong các hang động đá vôi và là kết quả của sự hiện
diện của canxi oxit trong bê tông. Oxit này phản ứng với bất kỳ lượng nước mưa nào
thẩm thấu vào bê tông và tạo thành dung dịch chứa canxi hiđroxit. Phản ứng hóa
học của nó là:
CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(dd)
Theo thời gian dung dịch canxi hiđroxit này thoát ra tới rìa của khối bê tông và
nếu bê tông là treo lơ lửng trong không khí, chẳng hạn trên trần nhà hay các xà dầm
thì nó sẽ nhỏ giọt xuống từ các rìa này. Khi điều đó xảy ra thì dung dịch tiếp xúc
với không khí và một phản ứng hóa học khác sẽ xảy ra đó là:
Ca(OH)2(dd) + CO2(kh) → CaCO3(r) + H2O(l)
Khi các giọt dung dịch này nhỏ xuống nó sẽ để lại phía sau các hạt canxi
cacbonat và theo thời gian chúng sẽ tạo thành nhũ đá. Thông thường các nhũ đá này
chỉ dài vài centimet với đường kính chỉ khoảng nửa centimet, chúng thường rỗng và
hình thành nhanh hơn nhiều so với trong môi trường hang động tự nhiên.
Theo các em các thạch nhũ này bền hay không? Vì sao?

.........................................................................................................................................
....

Trang: 20


Câu 1:
ĐÁP ÁN
Đáp án: C,
Mức độ nhận thức 1 (Nhận dạng vấn đề khoa học)
Câu 2:
Đáp án: không – có – có – không
Mức độ nhận thức 2 (Áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đặt ra).
Câu 3:
Đáp án:
- Về Hóa học: Nước trong tự nhiên luôn hòa tan một lượng CO 2 nhất định. Khi nước
chảy qua đá vôi (có thành phần chính là CaCO3) luôn xảy ra cân bằng:
��
� Ca(HCO3)2
CaCO3  + H2O + CO2 ��

Quá trình nước chảy sẽ cuốn trôi Ca(HCO 3)2 làm cân bằng chuyển dịch sang phải
(Hòa tan đá vôi).
- Về Vật lý: Quá trình chảy của nước có thể tạo ra ma sát để làm mòn đá vôi,
Mức độ nhận thức 2 (Áp dụng kiến thức khoa học để giải thích tình huống đặt ra).
Câu 4:
Đáp án: không bền vì hình thành nhanh và cấu trúc thường rỗng.
Mức độ nhận thức 2 (Áp dụng kiến thức khoa học để dự đoán hiện tượng).

Trang: 21



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Hóa học 12 nâng cao – NXB Giáo Dục.
2. Sách giáo khoa Hóa học 12 chuẩn – NXB Giáo Dục.
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – Ts. Ngô Văn Tứ.
4. Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực
khoa học – Bộ Giáo dục & Đào tạo.
5. Một số tài liệu trực tuyến:
- />- />
Trang: 22



×