Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa thái lan (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.79 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

TRẦN THỊ HỌA MY

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN
HĨA THÁI LAN

Chun ngành: Đơng Nam Á học
Mã số: 62.31.50.10


TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƠNG NAM Á HỌC

Hà Nội – 2017

Luận án được hồn thành tại: Khoa Đơng Phương học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tương Lai
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Phản biện 1:………………………………
Phản biện 2:………………………………
Phản biện 3:………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm Luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào hồi……giờ…..phút,
ngày……tháng……năm 2018



Có thể tìm hiểu Luận án tại:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam

-

Trung tâm Thông tin – thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm trong lịch sử và trở thành một trong những
tôn giáo lớn trên thế giới có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Phật giáo đã xây dựng một kho tàng
kinh điển phong phú được gọi là Tam Tạng Kinh (bao gồm Kinh - Luật – Luận) cùng nhiều nghiên cứu của
các vị luận sư với các trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật. Cho đến nay, Phật giáo đã có rất
nhiều học phái, tơng phái, chi phái,… sự đa dạng đó khơng phản ánh một sự bất đồng mang tính tách biệt mà
là một hình thức mở rộng. Điều này góp phần nói lên giáo lý mênh mơng và thâm sâu của đức Phật.
Được du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỷ 3 trước công nguyên, Phật giáo đã sớm dung hợp với các
giá trị văn hóa trùn thống, hình thành nên Phật giáo mang màu sắc bản địa. Đối với Thái Lan, từ khi xây
dựng quốc gia cho đến nay, Thái Lan ln lấy Phật giáo làm quốc giáo. Đó là Phật giáo Theravada với hai
tông phái: Mahanikai và Thămmagiútnikai. Phật giáo Theravada Thái Lan luôn là một trong những yếu tố
quan trọng hình thành nên tư tưởng quốc gia thống nhất. Phật giáo Thái Lan trong suốt chiều dài lịch sử đã
để lại nhiều đóng góp đáng kể cho dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau như đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, nếp
sống, nếp tư duy. Có thể nói Phật giáo Theravada Thái Lan đã đồng hành cùng dân tộc trong đời sống chính
trị, tơn giáo và văn hóa từ những ngày đầu và đến nay đã trở thành một tôn giáo truyền thống của dân tộc .
Ngày nay, Phật giáo ngày càng phát huy các giá trị tích cực của nó trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
bối cảnh hiện đại của nền kinh tế thị trường và tồn cầu hóa. Tư tưởng triết học và nhân sinh quan của Phật giáo
Theravada chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người Thái Lan và đang được tiếp tục phát
huy trong đời sống thực tiễn của đất nước. Chính vì những điều trên đây đã thúc đẩy tơi nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Thái Lan”. Đề tài sẽ cho ta cái nhìn



tồn diện hơn về ảnh hưởng cũng như vai trị của Phật giáo Theravada đối với xã hội Thái Lan từ quá khứ
cho đến hiện tại.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trên các lĩnh vực chính trị, xã hội
và văn hóa của Thái Lan.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài như sau:
- Một là, khái quát tổng quan nghiên cứu về Phật giáo, các nội dung chính của Phật giáo Theravada,
Phật giáo Theravada Thái Lan.
- Hai là, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến chính trị của Thái Lan, được thể hiện qua
các chính sách đối nội và đối ngoại của các vương triều và chính phủ.
- Ba là, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống xã hội của Thái Lan trên các mặt:
tính cách, lối sống của người Thái, giáo dục của người Thái và cách thức phát triển kinh tế của người Thái.
- Bốn là phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến các thành tố văn hóa của thái Lan: phong tục tập quán,
lễ hội, văn học, nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung tư tưởng của Phật giáo Theravada nói chung và Phật
giáo Theravada Thái Lan với những ảnh hưởng của nó trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và một số thành tố
văn hóa Thái Lan.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa trên các luận thuyết căn bản thuộc lĩnh vực triết lý nhân
sinh của Phật giáo hàm chứa trong Phật giáo Theravada như Tứ Diệu Đế, Thuyết Luân hồi và Luật Nhân Quả
để phân tích và đánh giá về ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trên một số lĩnh vực đời sống chính trị, văn
hóa, xã hội Thái Lan. Các lĩnh vực đời sống chính trị, văn hóa, xã hội được đề cập ở đây chỉ bao gồm những
khía cạnh chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Theravada được trải dài từ quá khứ đến hiện đại.
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở tư liệu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, luận án tập trung khai thác các nguồn tài liệu sau: Thứ nhất là một số
cơng trình nghiên cứu của người Thái Lan về Phật giáo Thái Lan. Thứ hai là một số cơng trình nghiên cứu của các
học giả nước ngoài nghiên cứu về Phật giáo Thái Lan. Thứ ba là các cơng trình nghiên cứu của các học giả người
Việt Nam về Phật giáo Thái Lan. Thứ tư là một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa, chính trị, ngoại giao và giáo
dục của Thái Lan do các nhà nghiên cứu người Thái Lan và người nước ngoài thực hiện. Những tư liệu này là cơ
sở khoa học rất quan trọng để tác giả đi sâu vào phân tích, đánh giá và phát hiện những ảnh hưởng của Phật giáo
Theravada tới xã hội Thái.
4.2 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương
pháp phân kỳ, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp đồng đại lịch đại. Với những phương pháp này,
ảnh hưởng của Phật giáo Theravada được phân tích trên các giai đoạn từ quá khứ đến hiện tại trên các lĩnh
vực chính trị, xã hội và văn hóa.
Ngồi ra với cơ sở là các tư liệu và kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận án còn sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu được thu thập tại các thư viện, các viện nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng phương pháp cấu trúc chức năng. Với phương pháp này địi hỏi phải nghiên cứu
Phật giáo Theravada trong tính chỉnh thể, tính hệ thống, từ đó mới thấy được ảnh hưởng của Phật giáo
Theravada vào các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa của Thái Lan như thế nào.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án góp phần làm rõ thêm nội dung của Phật giáo Theravada Thái Lan, một Phật giáo nhấn
mạnh vào triết lý nhân sinh và quy phạm đạo đức của Phật giáo, từ đó hiểu rõ thêm cốt cách tinh thần cũng
như các thành tựu văn hoá của người Thái Lan.
- Luận án sẽ là một cứ liệu khoa học làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Theravada Thái Lan
tới các mặt chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan từ khi lập nước cho đến ngày nay. Những ảnh hưởng đó
đã góp phần tạo nên những thành tựu thuộc các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội như thế nào.
- Cung cấp thêm tài liệu giảng dạy về văn hố Thái Lan nói chung và Phật giáo Thái Lan nói riêng cho
chun ngành Đơng Nam Á học tại các trường Đại học.
6. Bố cục của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4

chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những nội dung cơ bản về Phật giáo Theravada
Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáoTheravada đến đời sống chính trị của Thái Lan
Chương 3: Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống xã hội của Thái Lan
Chương 4: Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến một số thành tố văn hóa của Thái Lan
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ
PHẬT GIÁO THERAVADA
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Nhìn chung có thể tổng hợp các cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho đề tài thành các nhóm
như sau:
Nhóm thứ nhất: những nghiên cứu về Phật giáo Theravada, về các tông phái Phật giáo và những ảnh
hưởng nhất định của nó. Ở nhóm này, bên cạnh các cơng trình của các tác giả nước ngồi thì đáng kể là
những nghiên cứu về Phật giáo Theravada của Hoàng Phong; hay cuốn “Phật giáo ở Thái Lan” của Nguyễn
Thị Quế đã cho ta cái nhìn khá đầy đủ bức chân dung của mỗi tông phái Phật giáo, để từ đó thấy được nét
bản sắc riêng hịa quện trong giáo lý chung của Phật giáo Thái Lan.
Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về đời sống chính trị của Thái Lan. Đây là nhóm nghiên cứu có liên
quan đến nội dung của luận án nên sẽ trở thành nguồn tài liệu quan trọng bổ sung trực tiếp đến vấn đề mà
luận án theo đuổi.


Nhóm thứ ba: Các nghiên cứu liên quan đến đời sống văn hóa - xã hội của Thái Lan. Ở nhóm này,
bên cạnh những cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi cịn có rất nhiều những cơng trình của các
học giả trong nước, tiêu biểu như Ngơ Văn Doanh, Nguyễn Tương Lai, Minh Chi, và còn nhiều học giả khác
nữa.
Có thể cho rằng vấn đề nghiên cứu về Phật giáo, Phật giáo Theravada, nhân sinh quan Phật giáo trên
thế giới và ở Thái Lan tương đối nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo Theravada
đối với đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của Thái Lan ở Việt Nam là chưa có, cịn ở Thái Lan và các nước
khác thì vẫn cịn nhiều điều chưa đề cập hết. Bởi vậy, luận án có nhiệm vụ là góp phần tiếp tục làm sáng rõ
vấn đề này.
1.2. Phật giáo Theravada

Bàn về thuật ngữ thì chữ Theravada trong tiếng Pali có nghĩa là “Giáo lý của người xưa”. Vậy thì
Theravada có thực sự đại diện cho toàn bộ giáo lý của người xưa và trung thực với giáo huấn nguyên thủy
của Đức Phật hay không? Trên thực tế, Theravada chỉ xuất phát từ một trong số 18 học phái xưa. Học Phái
này được đưa vào Srilanka vào thế Kỷ III trước cơng ngun, sau đó cũng phát triển và biến dạng khơng ít
trước khi được gọi là Theravada vào thế kỷ VII. Như vậy Phật giáo Theravada dùng để chỉ định một học phái
có nguồn gốc xưa được hình thành sau này ở Srilanka trước khi được truyền bá sang các nước Đông Nam Á
khác trong đó có Thái Lan.
Nhìn vào giáo lý và cách tu tập của Phật giáo Theravada có thể nhận thấy một tinh thần bảo thủ, thấm
đượm hương vị cổ xưa, lý tưởng muốn bảo tồn giáo huấn và các truyền thống tu tập lâu đời mà Đức Phật đã
vạch ra từ hơn 2500 năm trước. Điều này được thể hiện trên 3 khía cạnh là: giáo lý tuyệt đối chỉ dựa vào Tam
Tạng Kinh, sự tuân thủ giới luật nghiêm túc và việc phát huy các mối tương giao chặt chẽ giữa tăng đồn và
người thế tục.
Tóm lại hai trong số những đặc điểm chủ yếu nhất của Phật giáo Theravada đó là cho rằng thế giới
này chỉ có một vị Phật duy nhất là Thích ca mâu ni và cũng chỉ có Tam Tạng Kinh bằng tiếng Pali mới đúng
là giáo huấn của Ngài. Tuy nhiên khơng chỉ có Phật giáo Theravada mà tất cả các tông phái và học phái Phật
giáo khác đều công nhận các kinh điển bằng tiếng Pali trong Tam Tạng Kinh là giáo huấn đích thật và chính
thống của Đức phật. Thế nhưng sự diễn đạt về các kinh điển ấy lại cho thấy có sự khác biệt giữa các học phái
và tơng phái, trong đó kể cả Phật giáo Theravada. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng của các học
phái và tông phái.
1.3. Sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Thái Lan
Theo Ðại Niên Sử của Srilanka (Mahavamsa) ghi rằng Phật giáo được truyền từ Ấn Ðộ vào Thái Lan
dưới thời vua Ashoka, do hai đại đức Sona và Uttara tức vào khoảng năm 304 TCN (theo Phật Lịch). Có giả
thuyết khác lại cho rằng đạo Phật du nhập Thái Lan do các thương gia và di dân Ấn Ðộ trước kia thường lui
tới các bờ biển Miến Ðiện, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, và Campuchia. Những di dân và thương gia đầu
tiên này mang truyền vào Thái cả Phật giáo lẫn Hindu giáo. Trong suốt tiến trình lịch sử Phật giáo Thái Lan.
Phật giáo ln được khẳng định và phát triển dưới sự bảo hộ của hồng qùn. Vai trị của các triều đại vua
đối với sự phát triển của Phật giáo là rất lớn. Có thể nói rằng, Phật giáo Thái Lan hình thành trên cơ sở: Phật
giáo Theravada nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa Mật tông, Phật giáo Theravada Miến Điện (Pagan), và Phật



giáo Theravada Srilanka. Ở buổi đầu lập quốc Phật giáo Thái Lan là sự giao thoa có chọn lọc của các phái
Phật giáo khác nhau, nhưng tựu chung lại Phật giáo Thái Lan chọn Phật giáo Theravada dòng Srilanka làm
dòng chính thống cả về khn mẫu giáo đồn và giáo lý.
1.4. Phật giáo Theravada Thái Lan
Mặc dù chọn Phật giáo Theravada Srilanka làm dịng chính, nhưng Phật giáo Theravada Thái Lan
hồn tồn khơng cứng nhắc theo Srilanka, mà nó là sự dung hợp của tất cả những dòng Phật giáo có từ trước
đó kể cả những tín ngưỡng thờ thần linh của người Thái cổ và lấy học thuyết của Phật giáo để giải thích và
củng cố thêm những quan niệm của mình trong tín ngưỡng trùn thống. Như vậy ta có thể thấy Phật giáo
Theravada của Thái Lan đã có phần khác với Phật giáo nguyên thủy, mà điểm đặc biệt ở đây là luôn bám sát
các vấn đề về nhân sinh quan của Phật giáo mà đặc biệt là nhấn mạnh vào thuyết luân hồi và luật nhân quả
để hành động theo các quy phạm đạo đức của Phật giáo vốn đã được đề cao trong Phật giáo Theravada
Srilanka nhằm hướng tới một kiếp sống tốt đẹp hơn trong tương lai mà không quan tâm nhiều tới sự giải
thốt, nhập Niết bàn mà Phật giáo ngun thủy ln hướng đến.
Mặt khác, tuy chấp nhận dòng Phật giáo nguyên thủy của Srilanka làm khn mẫu chính cho tăng già
cả về giáo lý lẫn giáo đoàn nhưng Phật giáo Theravada Thái Lan vẫn giữ những đặc trưng riêng như không
thụ giới tỳ khiêu và sa di cho nữ giới mặc dù số lượng tỳ khiêu ni ở Thái Lan hiện nay khá đông.
Tiếp thu Phật giáo trong thời kỳ giới Phật giáo đang đề cao các quy phạm đạo đức nên các quan niệm
về luân hồi, nhân quả chiếm vị trí hàng đầu trong nhân sinh quan Phật giáo Theravada Thái Lan. Người Thái
quan tâm nhiều hơn tới cuộc sống hiện thực và kiếp sau. Bởi vậy họ luôn cố gắng kiếp này sống sao cho
thiện, cho tốt, tích được nhiều phúc đức để khi chuyển sang kiếp sau họ được giàu có, sung sướng và hạnh
phúc hơn kiếp này. Mọi hành động, cách suy nghĩ và hành xử của người Thái đều nhằm mục đích là tích Bun
bỏ Bạp, tích lũy điều thiện, từ bỏ điều ác. Bởi vậy có thể nói Phật giáo Theravada Thái Lan đã nhấn mạnh
vào thuyết luân hồi, luật nhân quả và lấy Đạo Đế (đặc biệt là Bát chính đạo) vốn là các quy phạm đạo đức
của Phật giáo và cũng là một Đế trong Tứ Diệu Đế để làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của
mình.
Tiểu kết
Từ khi ra đời cho đến nay Phật giáo đã phát triển qua một giai đoạn dài lịch sử. Dựa vào những giáo
lý, những lời dạy của Đức Phật được ghi chép trong Tam Tạng Kinh, mà Phật giáo đã hình thành nên nhiều
học phái, tông phái khác nhau do những cách hiểu, cách lý giải của người đời sau về những giáo lý và cách
thức tu tập khác nhau. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân khiến Phật giáo trở thành nguồn nghiên cứu vô

tận cho những vị sư tăng, những học giả quan tâm đến Phật pháp.
Đối với Thái Lan, ngay từ đầu đã tiếp nhận nhiều tông phái Phật giáo khác nhau. Tuy vậy, Phật giáo
Thái Lan đã chọn Phật giáo Theravada dịng Srilanka làm dịng chính thống cả về khn mẫu giáo đồn và
giáo lý, nhưng khơng phải tất cả mọi nội dung đều được chấp nhận một cách giáo điều, cứng nhắc. Đó là tinh
thần tiếp thu một cách có chọn lọc vì một mục đích xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh.
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CỦA
THÁI LAN


2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến chính sách cai trị của các vương triều và chính
phủ Thái Lan
Vốn là một quốc gia theo đạo Phật nên ngay từ đầu những tư tưởng về nhân sinh quan Phật giáo, về
quy phạm đạo đức của Phật giáo Theravada đã ảnh hướng trực tiếp đến nền chính trị của Thái Lan. Nhà nước
đầu tiên của Thái Lan là nhà nước Xụ-khổ-thay có thể được coi là nhà nước có nền chính trị theo khuôn mẫu
của đạo Phật. Trước hết các vị vua của Xụ-khổ-thay là những vị vua rất tôn sùng đạo Phật và thậm chí có
những vị vừa là vua lại vừa là sư sống một cuộc sống của người đệ tử Phật. Đức vua Ram-khăm-hẻng, Li
Thay là những vị vua nổi tiếng nhất của vương triều Xụ-khổ-thay đã điều hành mọi việc trong vương quốc
của mình theo tinh thần của Phật giáo mà cụ thể ở đây là các quy phạm đạo đức và nhân sinh quan của Phật
giáo Theravada
Đến thời kỳ của vương triều A-giút-tha-gia huy hoàng, Phật giáo vẫn được đề cao. Những chính sách
mới của vương triều A-giút-tha-gia do các vị vua ban ra hầu hết đều xuất phát từ ảnh hưởng của giáo lý Phật
giáo Theravada. Trong số các chính sách ấy chúng ta cần chú ý đến 3 chính sách rất quan trọng sau đây: ban
bố luật pháp trên tinh thần giống với 10 điều răn dạy của đức Phật; ban hành chính sách cấp ruộng đất theo
cấp bậc; và những chính sách nhằm chống lại sự đe dọa và sức mạnh của phương Tây nhằm bảo vệ chủ
quyền và phát triển đất nước.
Bước vào thời kỳ Rắt-ta-na-kô-xỉn từ cuối thế kỷ XVIII, nhân sinh quan Phật giáo cũng ảnh hưởng
sâu sắc tới tư tưởng trị vì của các vị vua. Tư tưởng này được thể hiện rõ với chính sách giải phóng nơ lệ và
những chính sách nhằm chuẩn bị cho việc hình thành một nền dân chủ ở Thái Lan trước khi cách mạng dân
chủ nổ ra như mở rộng quyền dân chủ bằng tự do ngơn luận, tự do báo chí.
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với chính trị Thái Lan còn thể hiện ở chỗ: mối quan hệ giữa Phật giáo và

hệ thống chính trị hết sức bền chặt. Hiến pháp đã quy định nhà vua là người bảo trợ cho Phật giáo và Tăng
già, còn Phật giáo và Tăng già được coi là báu vật của chính thể và biểu trưng của tính chính thống.
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến các chính sách ngoại giao của Thái Lan
Thái Lan là dân tộc đã có một q trình dài thực hiện các cuộc thiên di đi tìm miền đất mới để đạt
được khát vọng tự do, độc lập và thịnh vượng. Chính hồn cảnh lịch sử như vậy lại kết hợp với ảnh hưởng
của Phật giáo nên đã tạo cho người Thái một cách ứng xử khéo léo để yên ổn tồn tại. Trên cơ sở đó, họ đã
thực hiện sự nghiệp bảo tồn, phát triển quốc gia và dân tộc bằng những sách lược ngoại giao mềm dẻo, năng
động “Ngả theo chiều gió”, tận dụng đến cùng những điều kiện có lợi về mình. Chính sách này được các nhà
vua Thái Lan, sau này là các chính phủ Thái Lan triệt để áp dụng và cải biến cho phù hợp với những hồn
cảnh lịch sử mới. Có thể nói nhân sinh quan Phật giáo đã được các nhà vua và các chính phủ Thái Lan thấm
nhuần và áp dụng hiệu quả trong việc bảo vệ, quản lý, phát triển đất nước trước những đổi thay của thời cuộc
cốt làm sao người Thái Lan không phải dùng đến chiến tranh đổ máu mà vẫn bảo vệ được nền độc lập dân
tộc, vẫn phát triển được đất nước, vẫn nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế.
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến tư tưởng canh tân, chính sách phát triển và hội
nhập quốc tế của Thái Lan
Các vị vua Thái cũng nhận thấy rằng để nền độc lập của Thái Lan được đảm bảo thì phải đưa đất nước
Thái Lan phát triển và hội nhập với quốc tế. Do đó vua Mơng-kụt và Chụ-la-lơng-kon đã đi đến quyết định


phải tìm mọi cách học tập các kinh nghiệm hiện đại hóa đất nước của các cường quốc phương Tây. Vốn là
dân tộc có tính nhạy bén cao, người Thái tiếp thu rất nhanh những đổi mới của phương Tây, áp dụng ngay
vào mọi mặt và cách thức làm ăn của mình. Bởi vậy đã khiến xã hội Thái Lan vào những năm cuối thế kỷ
XIX đã có những chuyển biến mạnh mẽ, giai cấp tư sản dân tộc ra đời và lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất
lượng. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lớn mạnh vượt bậc sau này của Thái Lan trong sự nghiệp hiện đại hóa
đất nước, đưa Thái Lan phát triển và hội nhập quốc tế.
Tiểu kết
Tóm lại đạo đức Phật giáo nói riêng và nhân sinh quan Phật giáo Theravada nói chung đã tác động tới
mọi mặt của đời sống chính trị Thái Lan, từ chính sách cai trị của các vương triều Thái đến chính cách ngoại
giao và hội nhập quốc tế. Các vị vua Thái với chính sách trị quốc theo đúng tinh thần đạo đức nhà Phật đã
góp phần rất lớn trong việc ổn định và phát triển đất nước. Mặt khác, với chính sách ngoại giao khéo léo,

uyển chuyển, “ngả theo chiều gió”, tránh đối đầu thấm đượm tư tưởng của đạo Phật đã giúp Thái Lan tránh
được những cuộc chiến tranh đổ máu. Có thể nói, các vị vua và chính phủ Thái đã hồn thành xuất sắc vai trị
và nhiệm vụ của mình để đưa Thái Lan trải qua nhiều thế kỷ luôn ở trong tình trạng n bình, hịa nhập và
phát triển trên con đường hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA THÁI
LAN
3.1. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến tính cách và lối sống của người Thái Lan
Vốn là một quốc gia tôn sùng đạo Phật nên những luân lý đạo đức của Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc
đến người Thái, tạo nên một dân tộc Thái với những nét tính cách chân chất, thật thà, phong cách dịu dàng,
lịch thiệp. Chính tính cách hiền hòa trên cơ sở nhân sinh quan của Phật giáo đó đã tạo cho Thái Lan về cơ
bản là một xã hội ổn định, những tệ nạn trộm cắp, cướp giật, giết người ít xảy ra. Hàng ngày họ ln tự tu
thân, tích đức bằng những việc thiện, những hoạt động giả dối, tham lam, tội ác đều là những gì rất ghê sợ
đối với họ. Người Thái sống tốt với những người xung quanh, không gây thù chuốc ốn với những người
khác. Đồng thời họ cịn là những người rất nhiệt tình, mến khách, nhất là vị khách đó lại là vị sư hoặc một
nhân vật đáng tơn kính như thầy giáo, thầy thuốc, người cao tuổi,v.v… Tất cả những cái đó đều bắt nguồn và
tuân theo một cách nghiêm túc những quan niệm đạo đức của Phật giáo.
3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến giáo dục của người Thái Lan
Theo truyền thống, học tập, rèn luyện, nghiên cứu, và giáo dục hợp thành nòng cốt của Phật giáo.
Chính việc nỗ lực tìm hiểu Phật giáo là một hình thức giáo dục. Hơn nữa, thuật ngữ ‘Buddha’ khơng chỉ có
nghĩa là người có trí tuệ mà cịn có nghĩa là người đem trí tuệ của mình truyền trao cho người khác. Chính
bởi những điều trên mà giáo dục Phật giáo mà cụ thể ở đây là những nội dung của nhân sinh quan Phật giáo
trong đó vấn đề đạo đức là chính yếu nhất ln đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục của Thái Lan.
Hệ thống giáo dục xã hội mà phật giáo có tham gia vào đã trở thành chỗ dựa của chính phủ. Tuy
nhiên, do sự phát triển của kinh tế, do những sự đổi thay của xã hội, việc giáo dục đạo đức Phật giáo cũng
không tránh khỏi những thay đổi. Đó là sự giảm đi nhanh chóng số lượng chư tăng trong tăng đoàn Thái, thời
gian thọ giới xuất gia của các cư sĩ Phật tử ngắn hơn so với truyền thống. Những điều này sẽ ảnh hưởng


không nhỏ tới việc kế thừa giáo pháp của đức Phật. Ngày nay, tuy vai trị của Phật giáo khơng còn can thiệp
nhiều vào ngành giáo dục phổ cập, nhưng những di sản của Phật giáo để lại, vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn

đứng vững trong lòng của dân tộc Thái.
3.3. Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada tới đời sống và cách thức làm ăn của người Thái Lan thời kỳ
hiện đại
3.3.1. Phật giáo Theravada với đời sống của người Thái Lan thời hiện đại
Dưới tác động và ảnh hưởng của phương Tây đối với xã hội Thái Lan hiện đại khiến mọi khía cạnh
của cuộc sống Thái Lan đều bị thay đổi. Phật giáo Theravada Thái Lan đang phải đối mặt với một thách thức
mới đó là: bối cảnh văn hố đang thay đổi nhanh chóng trong xã hội Thái Lan đã tác động không nhỏ tới
người dân Thái. Theo hệ thống giáo dục được Tây Âu hóa, một phần lớn dân số Thái đã dần xa lánh văn hoá
Thái Lan truyền thống. Dần dần, Phật giáo Thái Lan ngày càng bị hạn chế trong vai trò của một lực lượng xã
hội và tôn giáo.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều người phương Tây đến đất nước Thái Lan và đã tìm thấy
trong giáo lý của Đức Phật một câu trả lời cho cuộc tìm kiếm tinh thần của họ. Chính bởi vậy nhiều Phật tử
Thái Lan đã bắt đầu xem xét lại bản sắc tôn giáo và văn hố của mình. Họ trở nên nghiêm túc hơn trong các
nghiên cứu và thực hành Phật giáo mà cho đến nay vẫn cịn bị bỏ qn. Chính những nghiên cứu này đã
khiến những giá trị văn hóa Phật giáo được phát triển hơn. Thông qua người phương Tây, một số người Thái
đã bắt đầu đánh giá cao di sản tinh thần của họ.
3.3.2. Phật giáo Theravada với cách thức làm ăn của người Thái Lan thời hiện đại
Người Thái Lan ban đầu chỉ biết đến nghề nông, cho đến thời kỳ A-giút-tha-gia phát triển thì mới có
một bộ phận người Thái chuyển sang làm ăn buôn bán nhỏ lẻ và các nghề thủ công mới bắt đầu phát triển.
Cách thức làm ăn buôn bán chỉ thực sự phát triển khi người Phương Tây và hoa Kiều có mặt tại Thái Lan và
Thái Lan thực hiện chính sách canh tân đất nước. Nhờ chính sách này đã có một lực lượng trí thức trẻ được
đào tạo ở phương Tây. Chính họ là lực lượng lãnh đạo nhân dân Thái Lan làm cuộc cách mạng dân chủ tư
sản, chuyển từ chính thể quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến. Từ đó trở đi Thái Lan mạnh mẽ bước
vào q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Kinh tế Thái Lan đã có những bước phát triển vượt bậc từ chỗ
là một quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài sang thành một quốc gia đi đầu tư tại nước ngồi. Nơng nghiệp từ
chỗ chủ yếu là tự túc tự cấp nay các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa xuất khẩu ra nước ngồi và
Thái Lan đã đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Có thể nói nền kinh tế Thái Lan tuy có những bước
thăng trầm nhất định nhưng nhìn chung vẫn là một nền kinh tế mạnh của khu vực và thế giới. Thái Lan đã trở
thành một nước công nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên vì quá chú trọng đến phát triển mà người Thái không quan tâm tới việc bảo vệ tài nguyên

rừng và môi trường. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là những vấn đề nhức nhối mà chính phủ Thái
Lan đang nỗ lực tìm cách khắc phục. Trong rất nhiều chương trình và dự án đề ra ta thấy nổi bật nhất là
“chương trình kinh tế vừa đủ” và sau đó được nâng lên thành “Học thuyết kinh tế vừa đủ” của đức vua Phumi-phôn A-đun-gia-đệt. Đây là một chương trình và học thuyết xuất phát từ triết lý về “Trung Đạo” và “Biết
đủ” của Phật giáo. Chính nhờ áp dụng các biện pháp cụ thể của Học thuyết kinh tế vừa đủ do quốc vương
Phu-mi-phôn A-đun-gia-đệt vạch ra mà bộ mặt nông thôn Thái Lan đã được cải thiện.


Tiểu kết
Vốn là một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước có tín ngưỡng vật linh triệt để tin theo Phật giáo và
cũng là một dân tộc có một quá trình dài thiên di đi tìm những miền đất mới, người Thái nói chung có tính
cách dịu dàng, chân thành, có tính cộng đồng và tính tập thể cao, ưa làm điều thiện, đề cao tính tơn ti trật tự,
có tính năng động uyển chuyển trong việc giải quyết các mối quan hệ dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Những tính
cách đó lại được thấm nhuần tư tưởng của luật nhân quả, luân hồi và Bát chính đạo đã khiến người Thái sống
thiện hơn và có trách nhiệm với đời hơn. Tuy nhiên muốn Thái Lan phát triển ổn định và bền vững thì vai trị
của giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức Phật giáo là rất quan trọng. Ý thức được điều này nên ở Thái
Lan, hệ thống giáo dục mà Phật giáo có tham gia đã trở thành chỗ dựa của chính phủ trên con đường phát
triển.
Ngày nay, trước những đổi thay của xã hội thì Phật giáo Theravada Thái Lan cũng có những thích ứng
để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Đó là sự gia tăng nhiều hơn vào những hoạt động thế tục của các vị
sư tăng, sự tham gia của Thái Lan trong các hoạt động truyền giáo quốc tế, nhằm nâng cao vai trò của Thái
Lan trong sứ mệnh thúc đẩy sự lan rộng của Phật giáo ở các nước.
Trong quá trình phát triển và hội nhập Thái Lan đang đương đầu với những mặt trái của sự phát triển.
Những mặt trái ấy đang làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, môi trường xã hội bị xuống cấp nghiêm
trọng, sự bất bình đẳng và tình trạng nghèo nàn, lạc hậu như bóng tối bao phủ xã hội Thái Lan. Trước tình
trạng ấy chính phủ Thái Lan đang ra sức khắc phục và may mắn thay chính sự chung tay góp sức của quốc
vương Phu-mi-phơn A-đun-gia-đệt với nhiều chương trình và dự án rất có hiệu lực mà đặc biệt là học thuyết
“Kinh tế vừa đủ” của quốc vương đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của nơng thơn Thái Lan. Những đóng góp của
quốc vương đều thấm đượm và xuất phát từ những triết lý của Phật giáo nói chung và Phật giáo Theravada
nói riêng.
CHƯƠNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THERAVADA ĐẾN MỘT SỐ THÀNH TỐ VĂN

HĨA CỦA THÁI LAN
4.1. Phong tục tập qn
Có thể nói chính những quan niệm về nhân sinh quan, những quy phạm đạo đức và triết lý luân hồi
nhân quả của Phật giáo Theravada đã ảnh hưởng rất sâu sắc tới các phong tục tập quán của người Thái Lan.
Những quy phạm đạo đức của Phật giáo lại kết hợp một cách chặt chẽ với tín ngưỡng truyền thống đã có từ
lâu đời cộng với lối làm ăn của một cư dân nông nghiệp lúa nước nên các phong tục tập quán của người Thái
Lan đã nhấn mạnh đến cuộc đời của con người, cách ứng xử của con người với cộng đồng, với tự nhiên và
đặc biệt là với Phật, với thần linh. Từ đây cuộc sống bình an hạnh phúc của con người đã được đề cao gắn
liền với những tập tục và những lời răn dạy của đức Phật theo tinh thần của luật nhân quả. Tất cả những tập
tục về đời sống, hay nói cách khác là một vòng đời của người Thái Lan đã được quy định một cách chặt chẽ
với ước muốn sao cho mỗi con người đều có được một cuộc sống tốt đẹp, bình an cho những người cịn sống
và sự ra đi thanh thản, toại nguyện cho những người đã mất. Những tục lệ này luôn bám sát với các quy
phạm đạo đức của Phật giáo Theravada để hướng tới một kiếp sống tốt đẹp hơn trong tương lai mà không
quan tâm nhiều tới sự giải thoát và nhập Niết bàn.


4.2. Lễ hội
Người Thái Lan vốn là cư dân có nền văn minh nông nghiệp lúa nước, bởi vậy cũng giống như những
dân tộc khác, những phong tục lễ hội của người Thái cũng bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất của nền
văn minh nông nghiệp lúa nước như lễ Phra Wết, lễ hành hương về với dấu chân của đức Phật, lễ hội Bămrung, lễ hội Bun Băng Phay, lễ hội Loi Kra-thông, tết Xổng-kran,…
Các lễ hội này tuy có nguồn gốc từ các quan niệm truyền thống của cư dân nông nghiệp lúa nước
nhưng chúng lại được tổ chức trong một đất nước đã ảnh hưởng sâu sắc Phật giáo Theravada nên vai trò của
Phật giáo trong các lễ hội này là rất lớn. Trước hết người đứng ra tổ chức các lễ hội chính là các vị sư. Nghi
lễ đầu tiên của lễ hội chính là việc tụng đọc các bài kinh Phật với nội dung cầu mong đức Phật chứng giám
cho những hành động từ thiện của mọi người dân trong vùng đã làm theo đúng những lời đức Phật răn dạy
để đức Phật cùng với các vị thần linh vì những gì người dân đã làm được mà ban cho mưa thuận gió hòa, vụ
mùa bội thu đúng theo như luật nhân quả là gieo nhân lành sẽ được hưởng quả lành.
4.3. Văn học
Có thể nói văn học Thái Lan chịu ảnh hưởng rất sâu sắc các giáo lý của Phật giáo Theravada mà đặc
biệt là quan điểm về nhân sinh nói chung và vấn đề quy phạm đạo đức nói riêng. Chính vì chịu ảnh hưởng

của Phật giáo mà văn học Thái Lan mang nặng tính chất huyền thoại, mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc
với triết lý luân hồi nhân quả. Các nhân vật trong truyện thường có những phép thần thơng biến hóa, đi mây
về gió. Tuy văn học Thái chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Phật giáo Ấn Độ nhưng nó vẫn mang một dáng
vẻ riêng, được Thái Lan hóa, phù hợp với tính cách của người Thái theo Phật giáo. Về sau này khi bước vào
thời kỳ hiện đại văn học Thái Lan khơng cịn nhiều thể loại truyện thơ như trước mà thêm vào đó là các thể
loại văn xuôi tập trung vào các chủ đề về truyền thống và hiện đại, về cuộc sống lầm than của những người
dân lao động nghèo nàn. Các nhà văn nhà thơ Thái Lan thời kỳ này cũng vẫn chịu ảnh hưởng của Phật giáo
và vẫn đưa ra tiếng nói cần phải giữ gìn và bảo vệ trùn thống Phật giáo tốt đẹp của dân tộc.
4.4. Nghệ thuật
4.4.1 Kiến trúc và điêu khắc
Có thể nói Phật giáo Theravada đã hoàn toàn chế ngự những cảm xúc nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc của các nghệ nhân Thái Lan để tạo ra những cơng trình kiến trúc và điêu khắc Phật giáo rất đồ sộ, tinh
tế và rực rỡ vàng son. Tất cả những điều ấy đã thể hiện lịng tơn kính đức Phật và sự ngưỡng mộ những giáo
lý của đức Phật mà người dân Thái Lan bao đời nay đã và đang lưu giữ không bao giờ nhạt phai. Bởi vậy khi
nói đến nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Thái Lan thì tiêu biểu nhất và đặc sắc nhất vẫn là nghệ thuật kiến
trúc và điêu khắc Phật giáo, thậm chí nó cịn ảnh hướng rất sâu đến cả các cơng trình kiến trúc và điêu khắc
khác của người Thái Lan sau này
4.4.2 Hội họa
Hội họa truyền thống Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của Phật giáo Theravada. Các bức họa
chủ yếu được vẽ để phục vụ Phật giáo, nhằm minh họa các cảnh lấy từ kinh sách Phật, những mẩu chuyện về
cuộc đời đức Phật, về luật luân hồi nhân quả của nhà Phật. Họa sĩ thường là các nhà sư hay các tín đồ có ít
nhiều học thức về Phật học. Tuy nhiên do đề tài sáng tác chủ yếu lấy từ các kinh sách Phật cho nên các tác
phẩm hầu như khơng có sự biểu cảm mỹ thuật cá nhân và tên tuổi các họa sĩ rất ít được lưu danh. Nhưng một


điều khơng thể phủ nhận đó là các nội dung về nhân sinh quan Phật giáo, với thuyết luân hồi nhân quả luôn
là một chủ đề bất tận của nền hội họa truyền thống Thái Lan.
4.4.3 Múa và Kịch
Khi nói đến ảnh hưởng Phật giáo tới nghệ thuật múa truyền thống Thái Lan thì điều chủ yếu và những
nét chính của nó vẫn tập trung ở các điệu múa mang tính tơn giáo được biểu diễn trong cung đình. Sở dĩ như

vậy vì các điệu múa này minh họa cho các vở kịch chuyển tải những tác phẩm văn học nổi tiếng có nội dung
và chủ đề lấy ra từ Phật giáo. Tiêu biểu nhất là những điệu múa với những động tác mạnh mẽ, dũng mãnh thể
hiện trong các vở kịch Khổn như vở Ra-ma Kiên, hay những điệu múa uyển chuyển thướt tha trong các vở
kịch La-khon như câu chuyện về nàng tiên chim Ma-nơ-ra. Vì vậy múa và kịch đi liền với nhau như hình với
bóng. Có thể nói nội dung của các vở kịch truyền thống Thái Lan đều lấy từ các tác phẩm văn học nổi tiếng
mà các tác phẩm đó nếu khơng lấy chủ đề từ Phật giáo thì cũng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc các giáo lý Phật
giáo.
Tiểu kết
Là cư dân nông nghiệp lúa nước theo Phật giáo, người Thái đã có những phong tục truyền thống rất
đặc sắc. Đó là những phong tục trải dài suốt cuộc đời của một con người từ khi mới lọt lòng cho đến khi
nhắm mắt xi tay nhằm cầu mong một cuộc sống n bình, hạnh phúc và giàu sang, mang ảnh hưởng của
quan niệm nhân sinh nhà Phật. Cũng trên cơ sở của một cư dân nông nghiệp lúa nước theo Phật giáo mà
người Thái có những lễ hội xoay quanh những yếu tố đất và nước nhằm cầu cho mưa thuận gió hịa, cho mùa
màng bội thu. Đồng thời cũng là dịp để người Thái được vui chơi, gặp gỡ và tỏ tình cùng nhau. Lễ hội có
những nghi lễ mang tính chất tôn giáo mà Phật giáo là yếu tố không thể thiếu của một quốc gia lấy đạo Phật
là quốc giáo. Đồng thời các vị sư Phật giáo lại là người đóng vai trị chủ đạo trong các lễ hội cả về mặt tổ
chức cả về mặt nghi lễ.
Thái Lan có một truyền thống văn học rất đặc sắc và phong phú, phát triển liên tục từ văn học dân
gian đến văn học hiện đại. Hầu hết các tác phẩm văn học truyền thống của Thái Lan đều được viết bằng thơ
và chịu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo, phóng tác theo các kinh sách Phật. Văn học hiện đại tuy
chịu ảnh hưởng đậm nét của văn học phương Tây nhưng những tư tưởng, những chủ đề sáng tác của các nhà
văn nhà thơ lại tiếp tục mang những dấu ấn của tư tưởng Phật giáo hay nói cách khác họ là những nhà văn
nhà thơ của một đất nước Phật giáo, luôn tôn Phật giáo lên hàng quốc giáo.
Về nghệ nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, múa và kịch của Thái Lan đều chịu nhiều ảnh hưởng
của Phật giáo. Các cơng trình kiến trúc Phật giáo chủ yếu là các ngơi chùa, tháp. Cịn điêu khắc Phật giáo
chủ yếu được thể hiện ở việc khắc nặn tượng Phật. Chính Phật giáo đã đem lại cho nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc Thái Lan những phong cách nghệ thuật phong phú, đặc sắc rất đáng khâm phục.

KẾT LUẬN
Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Thái Lan từ những năm đầu trước công nguyên, đồng hành và phát triển

cùng với các triều đại của đất nước này. Có thể thấy, ngay sau khi du nhập vào Thái Lan, Phật giáo được
chấp nhận rộng rãi bởi giáo lý Phật giáo nhấn mạnh lòng khoan dung, từ - bi - hỉ - xả sớm ăn sâu vào tiềm


thức và lối sống của người Thái Lan. Về cơ bản, Phật giáo là một cách thực nghiệm của cuộc sống, khơng có
tín điều, là khn khổ đạo đức, triết học mà mỗi người có thể tìm thấy một phần nhận thức về nhân sinh của
cá nhân mình trong đó. Ngày nay theo thống kê, tổng số 95% dân chúng Thái Lan được ghi nhận là tín đồ
Phật giáo, hầu hết là theo truyền thống Phật giáo Theravada. Cùng với sự hiện diện của Phật giáo trên đất
nước Thái Lan là hàng vạn ngôi Chùa trên khắp đất nước và số lượng tăng sĩ Thái Lan đông đảo. Điều này
đã ảnh hưởng sâu xa đến mọi sinh hoạt của người dân đất Thái. Một điều không thể thay đổi được đối với
người Thái Lan chính là tinh thần Phật giáo trong con người của họ hay nói cách khác Phật giáo là linh hồn
của dân tộc họ. Như nhiều học giả Phương Tây đã nhận xét: nếu khơng có Phật giáo, Thái Lan khơng cịn là
Thái Lan nữa. Chính vì vậy chúng ta mới có thể dễ dàng nhận thấy và khẳng định được sự ảnh hưởng của
Phật giáo đối với các lĩnh vực trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Thái Lan. Trước hết phải kể
đến là ảnh hưởng của các quy phạm đạo đức Phật giáo đến tính cách của người Thái. Thuyết luân hồi, nhân
quả của giáo lý nhà Phật đã khiến người Thái sống có tâm thiện, giản dị, từ bi, tình cảm, khoan dung độ
lượng. Đó là những chất keo để bảo vệ sự hòa thuận, cố kết cộng đồng trong xã hội Thái Lan.
Đối với chính trị thì quan điểm nhân sinh và đạo đức Phật giáo đã tác động không nhỏ đến đường lối
trị quốc an dân của các vị vua Thái, đó là tư tưởng lấy đức để trị. Một điều rất đặc biệt là ngay từ thời kỳ đầu
dựng nước người Thái đã chọn Phật giáo làm quốc giáo và cho đến nay Phật giáo vẫn đang là quốc giáo. Các
vị vua của Thái Lan hầu như vị vua nào cũng đều rất thấm nhuần và làm theo những quy phạm đạo đức của
Phật giáo trong đó có những vị vua vừa là vua vừa là sư. Chính vì vậy mà Phật giáo đã ăn sâu bén rễ vào
từng tâm hồn của người dân Thái làm kim chỉ nam cho mọi hành động và suy nghĩ của họ. Sau này khi Thái
Lan bước vào thời kỳ hiện đại người Thái rất đễ tiếp nhận và ủng hộ tư tưởng dân chủ bởi vì nó cũng là tư
tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và cơng bằng giống với tư tưởng của đạo Phật mà người Thái đã ngưỡng mộ
tin theo hàng bao thế kỷ nay. Điều này giải thích nền chính trị Thái Lan thời kỳ hiện đại luôn không ổn định
là bởi Thái Lan chưa đi đúng với con đường dân chủ thực sự, xã hội Thái Lan hiện nay vẫn chưa là một xã
hội dân chủ vì sự bất cơng trong xã hội cịn nhiều, vì các thế lực phi dân chủ cịn đang có cơ lộng hành nền
chính trị Thái Lan.
Mặt khác, có thể nói mối quan hệ giữa chính trị và Phật giáo Thái Lan là hết sức bền chặt. Nhà vua là

người bảo trợ cho Phật giáo và Phật giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới chính sách đối nội và đối ngoại của
Thái Lan.
Đối với chính sách ngoại giao thì các vị vua và chính phủ Thái thực hiện sách lược ngoại giao mềm
dẻo, “Ngả theo chiều gió”, tận dụng đến cùng những điều kiện có lợi về mình. Đường hướng này là làm theo
tư tưởng trung đạo và tránh bạo lực của Phật giáo. Chính điều này đã giúp người Thái về cơ bản tránh được
những cuộc chiến tranh đổ máu trong suốt hơn 700 năm qua tạo điều kiện đưa đất nước Thái Lan có thể phát
triển và hội nhập quốc tế một cách nhanh chóng.
Trong truyền thống giáo dục thì Phật giáo có tác động tích cực đến giáo dục và phát triển nhân cách
con người theo đúng tinh thần hướng thiện của nhà Phật. Tuy nhiên trong cơn lốc của sự phát triển xã hội
dưới ảnh hưởng của văn hóa và lối sống Phương Tây thì Phật giáo cũng như việc giáo dục đạo đức, giáo lý
nhà Phật đã gặp phải khơng ít thách thức. Đây chính là một vấn đề đặt ra cho chính phủ Thái Lan trên con
đường phát triển bền vững của mình trong tiến trình hội nhập sâu rộng với quốc tế. Tuy có phải đối mặt với


nhiều thách thức như vậy, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tư tưởng và tình
cảm của người dân Thái Lan. Nếu như trước đây ảnh hưởng đó là bao trùm, là thấy rõ, là hàng ngày hàng giờ
thì ngày nay nó lắng sâu trong từng cách ứng xử, từng nếp sống nếp làm ăn của người Thái Lan. Đã có biết
bao đóng góp của Phật giáo Thái Lan vào công cuộc giáo dục đạo đức Phật giáo gắn liền với cuộc sống hiện
đại đã giúp cho nhiều người Thái Lan tuy sống trong nhiều cám dỗ của đời sống hiện đại mà vẫn giữ được
mình. Đã có biết bao những trung tâm Phật giáo giúp con người giải tỏa được tinh thần của mình, sức lực
của mình trong cuộc sống căng thẳng của thời hiện đại bằng những lớp học thiền định. Đã có biết bao những
cá nhân các vị sư tăng và các tổ chức khác nhau của Phật giáo đang ngày đêm nỗ lực vì sự trong sạch của
mơi trường sống, vì mầu xanh của cây rừng che phủ lại những vùng rừng bị tán phá. Và vẫn còn rất nhiều
những trường học Phật giáo được mở ra đề thuyết giảng những giáo lý Phật giáo phù hợp với trình độ của
những người dân hiện đại. Hơn nữa, Phật giáo Thái Lan bên cạnh phải chống đỡ lại những mặt tiêu cực của
sự phát triển theo Phương Tây thì ngược lại lại bắt đầu tỏa lan ảnh hưởng của mình đến những người Phương
Tây và các nước Phương Tây. Đã có khơng ít các vị sư tăng tu hành tại Thái Lan lại chính là những người
Phương Tây có học thức sau khi nghiên cứu và thấm nhuần đạo Phật họ đã xuống tóc đi tu để rồi sau đó họ
trở về nước phổ biến đạo Phật.
Thái Lan bước vào hiện đại hóa đất nước có nghĩa là người Thái Lan đã bắt đầu làm quen với cách

thức làm ăn mới. Thế nhưng bên cạnh những thành công cách làm ăn mới này đã để lại cho xã hội Thái Lan
không ít những mặt tiêu cực mới hình thành. Tuy đã rất cố gắng nhưng chính phủ Thái Lan chưa thể khắc
phục được hết những tiêu cực này. Người dân Thái Lan rất may mắn có được một vị quốc vương vĩ đại là
đức vua Phu-mi-phôn A-đun-gia-đệt, một vị quốc vương thấm nhuần rất sâu sắc các tư tưởng và triết lý của
đạo Phật. Quốc vương đã chỉ ra nguyên nhân của những mặt tiêu cực mà quá trình phát triển đã đem lại cho
người Thái Lan. Học theo đức Phật, quốc vương khơng chỉ dừng lại ở đó mà Ngài còn trên cơ sở giáo lý Phật
giáo đã vạch ra rất nhiều chương trình và dự án nhằm khắc phục những tiêu cực còn đang tồn tại ở Thái Lan.
Đặc biệt nhất là “Học thuyết kinh tế vừa đủ” của Ngài đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh
tế và thu được nhiều kết quả lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nơng thơn, xóa đói giảm nghèo.
Có thể nói văn hóa truyền thống Thái Lan là văn hóa Phật giáo bởi vì tất cả các thành tố văn hóa đều
ảnh hưởng rất sâu sắc Phật giáo mà ở đây là nhân sinh quan và các quy phạm đạo đức của Phật giáo
Theravada. Người Thái Lan thấm nhuần Phật giáo và trên cơ sở Phật giáo đã tạo dựng cho mình một nền văn
hóa mang bản sắc Phật giáo rất đặc sắc. Khi chúng ta tiếp xúc với người Thái Lan ngồi việc dễ có thiện cảm
và gần gũi bởi ta thấy ở họ tính tình hiền hịa, tấm lịng rộng mở khoan dung mà chúng ta cịn nể phục họ khi
thấy họ ln bình tĩnh thản nhiên giải quyết êm thấm mọi sự cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày một cách
lặng lẽ khơng ồn ào, khơng đao to búa lớn, khơng nóng nảy giận dữ. Đó là tính cách của người Thái Lan.
Những con người ấy từng ngày từng giờ tích Bun tích đức, kính tín đức Phật, tơn trọng sư tăng, chăm chỉ
làm ăn để cuộc sống của mình ln no đủ, thanh bình, để bản thân mình ln trong sạch và hơn nữa để mong
ước một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai của mình sẽ trở thành hiện thực. Những con người ấy lại là
chủ nhân của những áng văn chương làm lay động lòng người với sự kết hợp tài hoa giữa các chủ đề Phật
giáo với cảm xúc văn học dồi dào sẵn có trong tâm hồn của họ. Những áng văn chương ấy đã góp phần
không nhỏ vào việc xây dựng một xã hội Phật giáo, những con người Phật giáo theo đúng với chính pháp.


Những con người ấy lại chính là chủ nhân của những cơng trình kiến trúc và điêu khắc Phật giáo nguy nga,
tráng lệ, vươn cao bay bổng, đầy cá tính nhưng lại rất linh thiêng, siêu thoát. Những con người ấy cũng lại là
chủ nhân của một nền nghệ thuật sân khấu rất phong phú về mặt thể loại và rất hấp dẫn về hình thức thể hiện
với những nội dung Phật giáo gần gũi và sâu sắc.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Thị Họa My (2016), "Phật giáo - chính trị và vấn đề hịa hợp dân tộc ở Thái Lan thế kỷ XIX-XX",
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, 2, ISSN 2354-1172, tr. 287-298
2. Trần Thị Họa My (2017), “Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến chính sách cai trị của các vương triều
Thái Lan (Từ thế kỷ XIII đến 1932), Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, 11, ISSN: 0866-7314
3. Trần Thị Họa My (2016), “Xu hướng hiện đại trong nghiên cứu Phật giáo của vua Mongkut (1804-1868)
và ý nghĩa của nó đối với Phật giáo Thái Lan hiện nay", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Việt Nam-Thái
Lan: Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vững chắc thời kỳ hội nhập quốc tế và liên kết khu vực . ISBN: 978
6047353972, tr. 211-219
4. Trần Thị Họa My (2016), "Phật giáo ở Thái Lan và ở Hàn Quốc" (sự du nhập, vai trò và đặc điểm)", Kỷ
yếu Hội thảo Quốc tế: Nghiên cứu, giảng dạy ngữ pháp tiếng Hàn và văn hóa-xã hội Hàn Quốc, (16,17,18),
ISSN: 2354-0621, tr. 60-77
5. Trần Thị Họa My (2016), “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần
của các tộc người Đơng Nam Á", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: Văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc
trong sự giao thoa giữa các quốc gia Đông Nam Á, ISBN: 978-604-915-412-8, tr. 182-187



×