Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông viettel tập đoàn viễn thông quân đội viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 15 trang )

QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG
VIETTEL - TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL,
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC CÒN TỒN TẠI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.

Nhân lực luôn được coi là một trong những nguồn lực quan trọng nhất mang
tính quyết định cho sự thành công của một tổ chức nói chung và của các doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói riêng. Quản trị nguồn nhân lực gồm 3 chức
năng chính đó là: Thu hút, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực.
Tuyển dụng là một khâu trong quá trình thu hút nguồn nhân lực đến với tổ
chức. Tuyển dụng bao gồm tuyển mộ và tuyển chọn. Tuyển mộ nhân viên là một tiến
trình thu hút những người có khả năng, có trình độ chuyên môn phù hợp từ nhiều
nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. Tuyển chọn nhân viên là quy
trình lựa chọn từ một nhóm ứng viên để chọn ra một cá nhân phù hợp nhất cho một vị
trí nhất định và cho cả tổ chức.
Quá trình tuyển dụng rất phức tạp và tốn kém, không phải lúc nào thiếu nhân sự
nhà quản trị lại tổ chức tuyển dụng, nhất là đối với trường hợp thiếu lao động tạm
thời. Do vậy nhà quản trị cũng đặc biệt quan tâm đến các phương pháp thay thế cho
việc tuyển dụng như: Thuê ngoài; Nhân viên ngoài biên chế; Các tổ chức tuyển dụng
chuyên nghiệp – cho thuê nhân viên; Làm việc ngoài giờ.
Quá trình tuyển dụng nhân sự của một tổ chức diễn ra hai công đoạn, tuyển mộ
và tuyển chọn. Tuyển mộ là tập trung các ứng viên lại, còn tuyển chọn là quyết định
xem trong số các ứng viên ấy ai là người hội đủ các tiêu chuẩn để làm việc cho công
ty.
Sau đây tôi xin nêu quy trình tuyển dụng nhân sự tại đơn vị tôi đang công
tác là Công ty Viễn thông Viettel - Tập đoàn Viễn thông Quân đội, một số vướng
mắc còn tồn tại và biện pháp khắc phục
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tập đoàn Viễn thông
Quân đội được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet
Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
1



Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam,
Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động.
Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý
kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mỗi một thành viên của
Viettel dều phải truyền tải và thực hiện những giá trị cốt lõi.
Nguồn nhân lực vững mạnh là nền tảng chắc chắn để mỗi doanh nghiệp có thể
phát triển nhanh và bền vững. Với Viettel, quan điểm lấy con người là yếu tố chủ
đạo để phát triển với khẩu hiệu hành động của năm 2010 là: Ổn định tổ chức –
Đánh thức tiềm năng – Tăng tốc phát triển, mỗi cán bộ nhân viên vừa là tài sản
vừa là nguồn vốn quý giá nhất vì chính họ mới là những người thực hiện các chiến
lược kinh doanh và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, đưa Viettel đến những
thành công tiếp nối trong những năm gần đây và trong tương lai. Với nhận thức đó,
trong suốt quá trình hoạt động, Viettel luôn chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ chế khuyến khích
nhân viên dám nghĩ dám làm, sáng kiến và ý tưởng mới đều được trân trọng và
khuyến khích đem lại hiệu quả đột phá trong nhiều lĩnh vực và hiệu quả thiết thực
cho mọi khách hàng.
Môi trường nhân lực ngành viễn thông có tính cạnh tranh rất cao, Viettel vẫn là
điểm thu hút đối với nhân lực trong lĩnh vực này. Đến nay Viettel có thể tự hào là đã
tạo dựng được một thương hiệu mạnh bên cạnh thương hiệu về sản phẩm dịch vụ
viễn thông, đó chính là thương hiệu về nguồn nhân lực. Tính đến hết năm 2009, tổng
số cán bộ nhân viên của Viettel Telecom đã lên đến 6500 người ( không tính cộng tác
viên), trong đó tỷ lệ cán bộ trình độ Đại học 43% và trên Đại học 12%, số còn lại là
Cao đẳng, Trung cấp.
Viettel là một doanh nghiệp trẻ mới tham gia vào kinh doanh dịch vụ viễn thông
so với nhà cung cấp dịch vụ khác như Mobiphone và Vinaphone. Là doanh nghiệp có
tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng chất lượng và quy mô, không nhưng trong
nước mà còn vươn ra các nước như Lào, Camphuchia, Haiti, Myanma. Do vậy để đáp
ứng được tốc độ tăng trưởng trên Viettel đặc biệt chú trọng tuyển dụng nhân tài là

những người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, đồng thời xắp xếp nhân viên vào
2


những bộ phận phù hợp với ngành nghề đào tạo, thâm niên công tác và kinh nghiệm
của họ.
Muốn thực hiện được những yêu cầu đó Viettel đã xây dựng một quy trình tuyển
dụng nhân sư mang tính thông nhất cao, đúng lộ trình và đúng bài bản, cụ thể là:
*. Quyết định số 1865/QĐ-TCT-TCLĐ của Tổng giám đốc Viettel ngày
13/10/2008 về việc ban hành Quy chế tuyển dụng Cán bộ, Công nhân viên Tập
đoàn ty Viễn thông Quân đội:
A. Mục đích:
Quy chế thống nhất trình tự thực hiện công tác tuyển dụng lao động cho Tập
đoàn Viễn thông Quân đội.
B. Phạm Viettel áp dụng:
Áp dụng trong công tác tuyển dụng lao động cho Khối Cơ quan Tập đoàn, các
Trung tâm, đơn vị sự nghiệp trực thuộc TĐ, Đại diện Vùng, các Chi nhánh kinh
doanh/ Kỹ thuật Tỉnh/Thành phố, các Công ty hạch toán phụ thuộc, các Công ty hạch
toán độc lập có 100% vốn của Tập đoàn.
C. Tài liệu tham khảo:
- Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Nội quy lao động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
- Quy chế tuyển dụng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
- Sổ tay chất lượng;
- Tiêu chuẩn ISO 9001;
I. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
Trách nhiệm
Các đơn vị

Đề nghị bổ sung lao

động

Lưu đồ

Biểu mẫu/Tài liệu
BM.01/QT.00.TCLĐ.07
BM.02/QT.00.TCLĐ.07

3


BM.01/QT.00.TCLĐ.07
Phòng TCLĐ TĐ

Xem xét
Không



Không

Người có thẩm quyềnPhê duyệt

BM.01/QT.00.TCLĐ.07

Kết thúc

Phòng TCLĐ TĐ

Khả năng nguồn

nội bộ



Không

Quy trình
thuyên
chuyển

QT.00.TCLĐ.08

BM.03/QT.00.TCLĐ.07

Lập kế hoạch tuyển dụng
Phòng
TCLĐ/Phòng
Chính trị Đơn vị
Điều
chỉnh

Người có thẩm quyềnPhê duyệt kế
hoạch tuyển dụng

Tuyển vị trí
chuyên môn
nghiệp
Phòngvụ
TCLĐ Đơn vị
Tuyển từ nguồn

dự trữ

Tuyển chức danh quản lý

Thực hiện
theo quy định

Không

Phòng Thông
TCLĐbáo
Đơn
vị
tuyển dụng
Tiếp nhận & Sơ
Phòng TCLĐtuyển
Đơn hồ
vị sơ

BM.04/QT.00.TCLĐ.07

Không đạt
Loại

BM.05/QT.00.TCLĐ.07

Đạt
BM.06/QT.00.TCLĐ.07
BM.07/QT.00.TCLĐ.07


HĐTD/HĐPVThi viết

BM.08/QT.00.TCLĐ.07
BM.09/QT.00.TCLĐ.07

HĐTD

Không đạt
Tổng hợp kết quả
thi viết
Đạt

Loại(<50% tổng điểm

BM.10/QT.00.TCLĐ.07
BM.11/QT.00.TCLĐ.07

Nguồn dự trữ

BM.12/QT.00.TCLĐ.07

(>=50% tổng điểm

4


BM.11/QT.00.TCLĐ.07
HĐTD/HĐPV

Phỏng vấn

Không đạt

Tổng hợp
kếtvịquả
Phòng TCLĐ
Đơn

Loại(<50% tổng
điểm

thi tuyển

BM.12/QT.00.TCLĐ.07
BM.13/QT.00.TCLĐ.07

Nguồn dự trữ (>=50%
tổng điểm

Đạt

BM.14/QT.00.TCLĐ.07
ĐềTCLĐ
nghị gọiĐơn
vào vị
học việc
Phòng

Ký duyệt gọi học
Phòng TCLĐ Đơn
việc vị


Không

BM.14/QT.00.TCLĐ.07
Thực hiện
theo chỉ đạo

BM.15/QT.00.TCLĐ.07



BM.04/QT.00.TCLĐ.06
Phòng
TCLĐ
Đơntuyển
vị,&
Thông
báo trúng
Phòng banBốtiếp
nhận
trí học
việc

QT.00.TCLĐ.06

Lãnh đạo phòng ban
Duyệt
hồ sơ
Phòng
TCLĐ/Phòng

Không đạt
Chính trị Đơn vị

Loại

Đạt
Đánh giá kết quả
HĐĐG
học việc

Quy định Xét duyệt hồ sơ
– P.Chính trị TCT

BM.16/QT.00.TCLĐ.07
Không đạt

Người có thẩm quyền

Loại

BM.17/QT.00.TCLĐ.07
BM.18/QT.00.TCLĐ.07

Mẫu HĐLĐ

Ký HĐLĐ & Bố trí việc
Lãnh đạo Phòng
ban
chính thức


Phòng TCLĐ
Đơn
Lưu
hồ vị


II. MÔ TẢ LƯU ĐỒ
1.1.

Đề nghị bổ sung lao động
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động hàng năm hoặc nhu cầu sử dụng lao động

đột xuất ngoài kế hoạch, các đơn vị tiến hành xác định vị trí khuyết cần bổ sung; Lập
5


Tờ trình bổ sung lao động(BM.01/QT.00.TCLĐ.07) kèm bản mô tả tiêu chuẩn chức
danh công việc(BM.02/QT.00.TCLĐ.07) gửi Phòng Tổ chức lao động(TCLĐ) Tập
đoàn (TĐ)
1.2. Xem xét yêu cầu bổ sung lao động
- Phòng TCLĐ TĐ có trách nhiệm thẩm tra lại nhu cầu bổ sung lao động dựa
trên định mức biên chế và tình hình thực tế tại đơn vị có nhu cầu. Nếu thấy nhu cầu
không hợp lý đề nghị điều chỉnh lại.
- Nếu hợp lý, phòng TCLĐ TĐ trình TGĐ phê duyệt. Trong trường hợp có nhiều
đơn vị cùng có nhu cầu bổ sung lao động tại các vị trí tương tự nhau, phòng TCLĐ
TĐ sẽ tổng hợp nhu cầu và lập tờ trình theo biểu mẫu BM.01/QT.00.TCLĐ.07 để
trình TGĐ phê duyệt.
1.3. Phê duyệt
- TGĐ phê duyệt Tờ trình bổ sung lao động biểu mẫu BM.01/QT.00.TCLĐ.07,
nếu không đồng ý, kết thúc hoạt động.

- Phòng TCLĐ TĐ căn cứ Tờ trình bổ sung lao động đã được TGĐ phê duyệt và
xem xét mức đáp ứng của các vị trí thừa(nếu có) cần thuyên chuyển trong nội bộ đối
với vị trí cần bổ sung. Nếu đáp ứng, sẽ tuân theo trình tự của Quy trình Thuyên
chuyển Cán bộ công nhân viên QT.00.TCLĐ.08
- Nếu không đáp ứng từ thuyên chuyển nội bộ, phòng TCLĐ TĐ hoặc các đơn vị
(theo phân cấp) sẽ tiến hành các bước tuyển dụng tiếp theo.
1.4. Lập kế hoạch tuyển dụng
- Căn cứ vào Tờ trình bổ sung đã được TGĐ phê duyệt , Phòng TCLĐ, phòng
Chính trị Đơn vị (theo phân cấp) lập Kế hoạch tuyển dụng theo Biểu mẫu
BM.03/QT.00.TCLĐ.07 và trình Người có thẩm quyền phê duyệt.
- Trong kế hoạch tuyển dụng cần nêu rõ thành phần HĐTD, trách nhiệm của các
cơ quan, đơn vị trong đợt tuyển dụng. Cơ cấu và barem chấm điểm sẽ được xây dựng
phù hợp từng đợt tuyển dụng cụ thể.
6


- Trong các trường hợp do tổ chức thi lại nhiều địa điểm, số lượng ƯV dự thi
tuyển đông, Hội đồng tuyển dụng có thể thành lập HĐTV, HĐPV hỗ trợ công tác thi
tuyển. Các Hội đồng này hoạt động dưới sự phân công trách nhiệm của Hội đồng
tuyển dụng.
1.5. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng
- Kế hoạch tuyển dụng do Người có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp Kế hoạch không được phê duỵệt, đơn vị lập kế hoạch chỉnh sửa,
bổ sung trình duyệt lại.
1.6. Thực hiện tuyển dụng
- Tuyển các chức danh quản lý từ nguồn nội bộ TĐ: Thực hiện tuyển dụng theo
Quy định hiện hành của TĐ.
- Tuyển các chức danh quản lý từ bên ngoài hoặc các vị trí chuyên môn nghiệp
vụ khác:
+ Thực hiện lựa chọn hồ sơ đáp ứng yêu cầu từ nguồn dự trữ để chuyển sang

bước phỏng vấn (Bước tổng hợp kết quả thi tuyển)
+ Trong trường hợp nguồn dự trữ không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, tiếp tục
chuyển sang thông báo tuyển dụng (Bước Thông báo tuyển dụng, tiếp nhận và sơ
tuyển hồ sơ)
1.7. Thông báo tuyển dụng, tiếp nhận và sơ tuyển hồ sơ
- Phòng TCLĐ Đơn vị (theo phân cấp) thông báo tuyển dụng ít nhất 10 ngày
trước ngày tổ chức thi tuyển.
- Nội dung thông báo Tuyển dụng cần có các thông tin sau:
+ Thông báo về TĐ;
+ Vị trí tuyển dụng, chức năng, nhiệm vụ chính trong công việc;

7


+ Tiêu chuẩn tuyển dụng: Yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, Yêu cầu về giới
tính, tuổi đời, sức khoẻ;
+ Điều kiện làm viêc, quyền lợi được hưởng nếu được tuyển dụng;
+ Các giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ đăng ký dự tuyển;
+ Địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ/ địa chỉ mạng;
+ Hướng dẫn về thủ tục hành chính, cách thức liên hệ với đơn vị thu nhận hồ
sơ;
+ Các điều kiện khác nếu có nhưng không được trái với quy định của pháp
luật.
1.8. Tiếp nhận và sơ tuyển hồ sơ
a. Tiếp nhận Hồ sơ:
- Phòng TCLĐ Đơn vị (theo phân cấp/ủy quyền) thay mặt HĐTD thường trực
nhận và xem xét tính hợp lệ của Hồ sơ.
- Người đại diện nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ ngay khi tiếp nhận, yêu cầu ứng
viên bổ sung thông tin hoặc hoàn tất các giấy tờ còn thiếu theo quy định. ( Các trường
hợp đặc biệt có thể hoàn thiện hồ sơ sau).

- Việc nhận HS phải được tổng hợp vào Sổ tiếp nhận HS (BM.04/
QT.00.TCLĐ.07).
b. Sơ tuyển hồ sơ:
- Phòng TCLĐ Đơn vị (theo phân cấp, ủy quyền) tiến hành sơ tuyển hồ sơ của
các ƯV theo các yêu cầu đăng tuyển, tổng hợp các hồ sơ đạt yêu cầu, lập Danh sách
gọi thi viết (BM.05/QT.00.TCLĐ.07).
1.9. Thi viết
a. Yêu cầu đề thi:

8


- Phòng TCLĐ đơn vị (theo phân cấp) gửi yêu cầu cung cấp đề thi, đáp án,
Barem điểm theo Biểu mẫu BM.006/QT.00.TCLĐ.07 tới đơn vị chịu trách nhiệm ra
đề thi kèm theo Bản mô tả chức danh công việc chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ
ngày đăng tin tuyển dụng.
- Đơn vị ra đề thi căn cứ vào yêu cầu cung cấp đề thi. Bản mô tả chức danh công
việc chuẩn bị đề thi, đáp án và Barem điểm và có trách nhiệm gửi đề thi, đáp án,
barem điểm tới phòng TCLĐ Đơn vị chậm nhất 03 ngày trước ngày dự kiến thi viết.
Đề thi, đáp án được niêm phòng và ký xác nhận giữa đơn vị ra đề và Phòng TCLĐ
Đơn vị;
b. Tổ chức thi viết:
- Phòng TCLĐ Đơn vị (theo phân cấp) có trách nhiệm lựa chọn đề thi từ các đề
thi nhận được gửi HĐTV ( hoặc cơ quan, đơn vị được phân công tổ chức thi viết).
- HĐTV (hoặc cơ quan, đơn vị được phân công) tổ chức kiểm tra thi viết đối với
các ƯV theo danh sách do P.TCLĐ đơn vị lập. Duy trì buổi thi, điểm danh trước khi
thi và ký nộp bài thi theo biểu mẫu: BM07/QT.00.TCLĐ.07. Kết thúc kiểm tra thi
viết, bài thi của các ƯV được niêm phong, Biên bản niêm phong theo biểu mẫu:
BM.08/QT.00.TCLĐ.07.
c. Chấm điểm:

- Bài thi của các ƯV được HĐTV ( hoặc cơ quan, đơn vị được phân công) rọc
phách, bàn giao cho Đơn vị chấm thi kèm theo đáp án, Barem điểm chuẩn. Sau khi
hoàn tất việc chấm thi, các Đơn vị chấm thi chuyển trả bài thi đã được chấm điểm về
HĐTV (hoặc cơ quan, đơn vị được phân công). Việc bàn giao bài thi đều có biên bản
xác nhận theo biểu mẫu BM.09/QT.00.TCLĐ.07.
1.10. Tổng hợp kết quả thi viết
- HĐTV (hoặc cơ quan, đơn vị được phân công) tổng hợp kết quả thi viết theo
biểu mẫu BM.10/QT.00.TCLĐ.07 gửi HĐTD thông qua P.TCLĐ đơn vị.

9


- HĐTD căn cứ vào kết quả thi của các ƯV tiến hành lựa chọn, tổng hợp danh
sách các ƯV tiếp tục vào vòng thi phỏng vấn (bao gồm các ƯV đã được lựa chọn từ
nguồn dự trữ của đợt thi trước liền kề nếu có) theo biểu mẫu BM.11/QT.00.TCLĐ.07.
- Các ƯV không được lựa chọn chuyển sang vòng phỏng vấn, sẽ được chuyển
sang nguồn dự trữ, tổng hợp theo Biểu mẫu hồ sơ lưu BM.12/QT.00.TCLĐ.07 (nếu
có số điểm thi viết đạt từ 50% tổng điểm trở lên) hoặc loại bỏ hồ sơ.
1.11. Phỏng vấn
- Ứng viên tham gia phỏng vần bao gồm:
+ Ứng viên trúng tuyển thi viết Vòng 1;
+ Ứng viên được lựa chọn từ nguồn dự trữ;
- Chấm điểm phỏng vấn: Tổng điểm phỏng vấn được chấm theo Barem 100
điểm, điểm chi tiết từng lĩnh vực có thể thay đổi phù hợp từng đợt tuyển dụng.
1.12. Tổng hợp kết quả thi tuyển
- Kết thúc cuộc phỏng vấn, HĐTD tiến hành tổng hợp kết quả phỏng vấn theo
biểu mẫu BM.13/QT.TCLĐ.07.
- Các ƯV có số điểm phỏng vấn đạt trên 50% tổng số điểm trở lên nhưng không
được tuyển dụng vào làm việc do đã lấy hết chỉ tiêu tuyển dụng được chuyển sang
nguồn dự trữ, lập danh sách theo biểu mẫu BM.12/QT.00.TCLĐ.07.

1.13. Đề nghị gọi vào học việc
- Trên cơ sở Tổng hợp kết quả tuyển dụng, Phòng TCLĐ Đơn vị sẽ lập Danh sách
đề nghị gọi học việc theo BM.14/QT.00.TCLĐ.07, trình Người có thầm quyền phê
duyệt.
1.14. Ký duyệt Danh sách đề nghị gọi học việc và Giấy gọi học việc
- Người có thẩm quyền phê duyệt Danh sách đề nghị gọi học việc căn cứ vào báo
cáo tổng hợp kết quả tuyển dụng của HĐTD.

10


- Tổng Giám đốc/ Giám đốc (theo phân cấp, ủy quyền) ký duyệt Giấy gọi học việc
(biểu mẫu BM.15/QT.00.TCLĐ.07) theo Danh sách đề nghị gọi học việc đã được phê
duyệt.
1.15. Thông báo trúng tuyển, ký hợp đồng học việc và bố trí học việc
- Phòng TCLĐ Đơn vị gửi giấy gọi học việc với những ƯV trúng tuyển, chậm
nhất là 05 ngày (Theo dấu bưu điện) sau khi giấy gọi học việc được ký duyệt và gửi
01 bản tới Phòng ban nơi tiếp nhận nhân viên mới vào học việc.
- Nếu ƯV trúng tuyển không đến đúng hẹn như thông báo trong giấy gọi học việc
mà không có các lý do chính đáng, phòng ban tiếp nhận phải thông báo ngay cho
Phòng TCLĐ Đơn vị chậm nhất sau 02 ngày làm việc về việc này. Phòng TCLĐ căn
cứ vào số lượng ƯV đạt thi tuyển còn lại, xem xét có thể làm đề nghị gọi học viên bổ
sung trình người có thẩm quyền phê duyệt.
- Thủ trưởng các phòng ban tiếp nhận nhân viên mới tiến hành giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng nhân viên học việc và bố trí cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm công
tác tốt kèm cặp trực tiếp cá nhân đó (nếu thấy cần thiết) theo Biểu mẫu Phiếu giao
nhiệm vụ cho nhân viên học việc (tham chiếu BM.04/QT.00.TCLĐ.06 của Quy trình
Đào tạo).
- Nếu các nhân viên học việc mới được đào tạo tập trung sau tuyển dụng, tiến
hành đào tạo theo Quy trình Đào tạo QT.00.TCLĐ.06.

1.16. Xét duyệt hồ sơ
- Đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm đôn đốc nhân viên học việc hoàn thiện hồ sơ cá
nhân, tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch, xét duyệt hồ sơ theo trình tự, quy định
hiện hành của TĐ.
- Đối với các trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn về hồ sơ, lý lịch, Tổng Giám
đốc/ Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ra quyết định chấm dứt học việc.
1.17. Đánh giá kết quả học việc

11


- Phòng TCLĐ Đơn vị (theo phân cấp) có trách nhiệm lập Kế hoạch đánh giá kết
quả học việc cho nhân viên khi hết hạn học việc (biểu mẫu BM.16/QT.00.TCLĐ.07).
HĐĐG tiến hành kiểm tra đánh giá nhân viên học việc theo Quy định hiện hành liên
quan của TĐ.
- HĐĐG thống nhất cho điểm và kết luận, tổng hợp kết quả theo biểu mẫu
BM.17./QT.00.TCLĐ.07. Căn cứ kết quả đánh giá học việc do HĐĐG cung cấp,
phòng TCLĐ Đơn vị (theo phân cấp) lập Danh sách đề nghị ký HĐLĐ trình Người có
thẩm quyền phê duyệt theo biểu mẫu BM.18/QT.00.TCLĐ.07.
- Trường hợp kết quả đánh giá học việc không đạt yêu cầu, HĐĐG sẽ đề nghị kết
thúc hoặc có thể xem xét kéo dài thêm thời gian học việc (nêu rõ lý do) nhưng không
quá 01 tháng.
- Trường hợp đạt kết quả, nhân viên học việc được thông báo và làm Đơn đề nghị
ký HĐLĐ (BM.19/QT.00.TCLĐ.07) gửi Phòng TCLĐ Đơn vị.
1.18. Ký Hợp đồng lao động và bố trí việc chính thức
- Căn cứ vào Danh sách đề nghị ký HĐLĐ, đơn xin ký hợp đồng lao động của
nhân viên học việc, phòng TCLĐ Đơn vị soạn thảo HĐLĐ, tổng hợp trình Người có
thẩm quyền phê duyệt ký hợp đồng lao động.
- Thủ trưởng các Phòng ban Đơn vị nơi nhân viên mới được ký hợp đồng lao động
tiếp nhận nhân viên mới, bố trí phân công công việc chính thức cho từng cá nhân và

theo dõi, đánh giá kết quả hoàn thành công việc.
1.19. Lưu Hồ sơ
- Phòng TCLĐ Đơn vị tiến hành hoàn tất hồ sơ và lưu trữ theo quy định.
- Kết thúc tuyển dụng.
III. Một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình tuyển
dụng nhân sự của Viettel
Quy định về quy trình tuyển dụng được thống nhất trong Tập đoàn và đã mang
lại hiệu quả qua các đợt tuyển dụng tìm kiếm và lựa chọn được các ứng viên phù hợp
12


nhất đáp ứng được các yêu cầu của các vị trí công việc tại các Đơn vị của Tập đoàn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướng mắc, dẫn đến tình trạng
vừa thừa vừa thiếu nhân viên, có nhân viên lại không đáp ứng được yêu cầu công
việc, có nhân viên không chấp nhận một số điều kiện trong quá trình làm việc như
làm thêm giờ, đi công tác xa (kể cả công tác nước ngoài)..., cụ thể:
- Khi lập kế hoạch tuyển dụng, việc phối hợp giữa Phòng TCLĐ và Trưởng các
đơn vị liên quan chưa được chặt chẽ và thống nhất trong việc xác định nhiệm vụ kinh
doanh hoặc những nhiệm vụ đột xuất của đơn vị và tình hình nhân sự hiện tại cũng
như nhu cầu nhân sự trong thời gian tới. Dẫn đến tình trạng tại một số đơn vị, có
những vị trí tuyển dụng chưa cần thiết có thể thay thế bằng cách mở rộng công việc
(giao thêm nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên hiện tại và đào tạo lại để họ thực hiện tốt
công việc được giao). Có những vị trí tuyển dụng cần thiết thì giao cho nhân viên
kiêm nhiệm, dẫn đến một số nhân viên làm việc quá tải và nhiệm vụ chồng chéo.
- Để tiết kiệm chi phí nhân sự, đào tạo và chi phí tuyển dụng, khi có sự thay đổi
về chế độ chính sách, hay triển khai công nghệ, tăng cường nhiệm vụ, một số đơn vị
không áp dụng biện pháp đề xuất tuyển lao động bên ngoài hay tổ chức chuyên
nghiệp cho một số vị trí (phát tờ rơi, thu thập thông tin khách hàng, chăm sóc khách
hàng, gửi quà tặng cho khách hàng...), mà tận dụng nguồn nhân lực hiện tại dẫn đến
một số cán bộ công nhân viên phải làm việc ngoài giờ thường xuyên làm gia tăng chi

phí quản lý chung và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý nhân viên.
- Viettel chú trọng tuyển dụng những người được đào tạo bài bản và có nghiệm
làm việc trong môi trường quốc tế, nhưng nguồn lao động bên trong và bên ngoài của
Viettel chưa thực sự phong phú và da dạng, gây khó khăn cho việc lựa chọn người
phù hợp và hội đủ đầy đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu công việc.
*. Đề xuất biện pháp khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực
hiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Viettel
Năm 2009, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước phải cắt
giảm nhân lực do tác động của suy thoái kinh tế, Viettel vươn lên trở thành điểm sáng
về tạo công ăn việc làm, thu hút nhân tài. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của
13


Viettel không ngừng tăng cùng sự phát triển chung. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động tuyển dụng nhân sự, nhà quản trị cần có biện pháp khắc phục một số
vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình tuyển dụng nhân sự, cụ thể như sau:
- Khi lập kế hoạch tuyển dụng, Phòng TCLĐ và thủ trưởng các đơn vị liên quan
cần phối hợp chặt chẽ và thống nhất trong việc xác định nhiệm vụ kinh doanh hoặc
những nhiệm vụ đột xuất của đơn vị và tình hình nhân sự hiện tại cũng như nhu cầu
nhân sự trong thời gian tới, những vị trí tuyển dụng nào cần thiết và chưa cần thiết, vị
trí nào có thể kiêm nghiệm, những công việc nào có thể thuê ngoài tạm thời hoặc bố
trí nhân viên làm thêm giờ...
- Cần mở rộng tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng cao, là những người được
đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. Phòng TCLĐ cần
tăng cường công tác liên hệ với các trường đại học danh tiếng trong nước cũng như
quốc tế có đào tạo các chuyên nghành phù hợp, liên kết với một số tổ chức ngành
nghề Việt Nam như VNBA, VACC, VAFI...., đa dạng hóa các phương pháp tuyển mộ
thông qua sự kiện; các cuộc thi công nghệ cao; tuyển người do nhân viên giới thiệu.
- Cần nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp cho những người tham gia quá trình
tuyển chọn nhân sự. Có kế hoạch tổ chức đào tạo định kỳ, Viettel tự tổ chức đào tạo

hoặc liên hệ tổ chức đào tạo chuyên nghiệp về quản trị nguồn nhân sự đào tạo cho các
cán bộ quản lý, trưởng các đơn vị, trưởng bộ phận chuyên môn những kỹ năng cơ bản
và nâng cao về nghiệp vụ tuyển dụng nhân sự. Vì đó là những người trực tiếp tham
gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự cho Viettel.
Kết luận: Nhân tài là tài sản của quốc gia nói chung và của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội nói riêng. Vì vậy, Viettel đặc biệt chú trọng xây dựng nguồn nhân lực
chất lượng cao, không ngừng hoàn thiện quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự phù
hợp từng thời kỳ. Mục tiêu xây dựng thương thương hiệu mạnh về nguồn nhân lực,
thương hiệu về một nơi làm việc được cán bộ nhân viên yêu thích và gắn bó, nơi họ
thấy được quan tâm, hỗ trợ để học hỏi, để phát triển năng lực và đóng góp cho sự
thành công chung của Tâp đoàn Viễn thông Quân đội, cùng nhau xây dựng một mái
nhà chung VIETTEL./.
Tài liệu tham khảo:
14


1. Giáo trình giảng dạy Griggs
2. Sách quản trị nhân lực của Nguyễn Hữu Thân
3. Tài liệu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
4. Tham khảo trên các Websites.

15



×